Bạn đang xem bài viết Gợi Ý Cách Viết Một Bài Báo Khoa Học – Cổng Đào Tạo Sau Đại Học – Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Gợi ý cách viết một bài báo khoa học
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động có tổ chức và logic, do vậy viết báo cáo cũng phải có tổ chức và logic.
Bài viết nầy cung cấp các tiến trình và kỹ thuật cơ bản để thực hiện một bài báo về kết quả nghiên cứu. Hy vọng rằng các nội dung được giải thích trong bài viết có thể giúp bạn cải thiện kỹ năng trong việc viết một bài báo khoa học.
1 Viết bài báo khoa học
2 Các câu hỏi đầu tiên
Trước khi viết bài báo khoa học bạn cần tự hỏi mình các câu hỏi sau:
– Nghiên cứu của bạn đã đủ sâu chưa để viết bài báo?
– Đây là bài báo cần xuất bản để thông tin kết quả nghiên cứu cho mọi người?
3 Các đặc điểm của một bài báo khoa học tốt
– Trình bày chính xác về kết quả nghiên cứu.
– Viết rõ ràng và dễ hiểu.
– Tuân theo kiểu trình bày chuyên biệt về kiến thức khoa học.
– Không sử dụng từ ngữ khó hiểu hay thông tục.
– Không sử dụng kết quả nghiên cứu (chưa xuất bản) của người khác khi chưa được sự đồng ý (đây là một lỗi lầm rất nghiêm trọng).
4 Các phần của một bài báo
Một bài báo khoa học mẫu bao gồm các thành phần sau đây, được liệt kê theo thứ tự xuất hiện trong bài viết:
– Tựa đề (Title): Đây là tên của bài báo, cần ngắn gọn và phù hợp để chú dẫn (indexing).
– Tác giả (Authors): Liệt kê tên người thực hiện nghiên cứu và viết bài báo.
– Địa chỉ thư tín (Postal address): Địa chỉ đầy đủ của tác giả để người đọc có thể liên hệ được.
– Tóm lược (Abstract): Mô tả vắn tắt vấn đề và kết quả.
– Giới thiệu (Introduction): Cho biết vấn đề nghiên cứu là vấn đề gì và giới thiệu các thông số nghiên cứu.
– Vật liệu và phương pháp (Materials and methods): Bạn đã nghiên cứu vấn đề như thế nào, phải trình bày như thế nào để người khác có khả năng lập lại nghiên cứu của bạn.
– Kết quả (Results): Bạn đã tìm được kết quả gì, trình bày số liệu.
– Tài liệu tham khảo (References): Liệt kê các tác giả, năm xuất bản và tên tài liệu,… mà bạn đã tham khảo để phát biểu trong bài báo.
5 Các hướng dẫn cho các phần của một bài báo
5.1 Tên đề tài (Title)
Tên đề tài là phần được đọc nhiều nhất vì các lý do: các nhà nghiên cứu khác đọc nó khi lướt qua nội dung của một tạp chí và thông qua việc tìm kiếm tài liệu từ các nguồn thông tin thứ cấp thường ghi tên đề tài và tên tác giả. Tên đề tài có thể được lưu trữ trong thư mục về cơ sở dữ liệu, chú dẫn và được trích dẫn trong các bài báo khác. Tên đề tài có thể giúp các nhà nghiên cứu tìm kiếm các thông tin quan trọng. Một tên đề tài tốt cần:
– Chứa ít từ ngữ nếu có thể được. Bỏ các từ không cần thiết, thí dụ: Một số chú ý trên…., Các quan sát trên…. để làm tên đề tài được cô đọng. Nhiều tạp chí yêu cầu tối đa 25 từ.
– Tên đề tài phản ánh chính xác về nội dung bài viết và dễ hiểu, tránh dùng chữ viết tắt, công thức và từ ngữ khó hiểu. Sử dụng những từ ngữ quan trọng nhất, đặt chúng trước tiên trong tên đề tài.
– Hạn chế sử dụng động từ (verb).
– Bao gồm các từ khóa (keywords) quan trọng nếu có thể được vì chúng sẽ được sử dụng cho chú dẫn và tìm kiếm qua mạng.
– Tuân theo kiểu định dạng bài báo của nơi bạn định xuất bản.
5.2 Tác giả (Authors)
– Tên tác giả cần ghi đầy đủ, không sử dụng tên viết tắt.
– Chỉ ghi tên người thật sự là tác giả có tham gia viết bài.
– Ghi theo thứ tự tên tác giả đóng góp quan trọng trong bài báo.
– Ghi chú địa chỉ của tác giả theo định dạng của nhà xuất bản.
– Tên tác giả ghi đầu tiên là tác giả chính (senior author), thứ tự các tên tác giả tiếp theo được ghi tùy theo mức độ đóng góp quan trọng cho nghiên cứu. Người hướng dẫn, cố vấn cho nghiên cứu, và đôi khi một trưởng phòng thí nghiệm hay trưởng cơ quan nghiên cứu muốn được ghi vào nhóm tên tác giả thì vị trí thích hợp nhất là tên tác giả cuối cùng.
– Những người chỉ tiếp thu thập số liệu hoặc giúp đỡ thực hiện thí nghiệm thì ghi trong phần cảm tạ.
5.3 Tóm tắt (Abstract)
Tóm tắt cần được viết theo kiểu khẳng định hơn là kiểu mô tả, do vậy nó trình bày sự thật hơn là viết chung chung. Một tóm lược tốt cần phải:
– Ngắn gọn, khoảng 200-250 từ (tiếng Anh), khoảng 350-400 từ (tiếng Việt, khoảng 1/2 trang A4), thông thường là một đoạn văn (paragraph).
– Tóm tắt mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp sử dụng, các kết quả chính bao gồm bất kỳ phát hiện mới nào, các kết luận chủ yếu và ý nghĩa của chúng.
– Không ghi lược khảo theo tên bảng, hình vì bảng và hình chỉ xuất hiện trong nội dung bài viết mà thôi.
– Không sử dụng các chữ viết tắt ngoại trừ chúng là những thuật ngữ tiêu chuẩn hoặc đã được giải thích.
– Không ghi tên tác giả và tài liệu tham khảo.
– Không ghi bất kỳ thông tin hoặc kết luận nào nằm ngoài nội dung bài viết.
– Không ghi các phát biểu tổng quát hoặc tóm tắt, phải ghi các kết quả tìm được một cách rõ ràng.
– Từ khóa (keywords): Các từ khóa được liệt kê độc lập bên dưới tóm tắt, khoảng 3-5 từ. Tất cả các từ khóa phải hiện diện trong phần tóm tắt.
5.4 Giới thiệu (Introduction)
Một giới thiệu tốt cần tương đối ngắn gọn, để nói tại sao người đọc cần chú ý đến bài báo, tại sao tác giả thực hiện nghiên cứu và cung cấp kiến thức cần thiết cho người đọc để hiểu và nhận xét bài báo.
– Trình bày các tính chất và phạm vi của các vấn đề đã được nghiên cứu.
– Giải thích các mục tiêu và các phương pháp nghiên cứu, khảo sát được bao gồm.
– Định nghĩa bất kỳ các thuật ngữ chuyên biệt hoặc chữ viết tắt sẽ được sử dụng sau đó trong bài viết.
– Cần phát biểu một cách logic và rõ ràng về giả thiết hoặc nguyên lý nghiên cứu.
– Phần giới thiệu không nên viết quá hai trang đánh máy.
5.5 Vật liệu và phương pháp (Materials and Methods)
Cách đơn giản nhất để viết phần nầy là trình bày theo trình tự. Bạn cần cung cấp tất cả thông tin cần thiết để những người nghiên cứu khác nhận xét được nghiên cứu của bạn hoặc có thể lập lại thí nghiệm của bạn. Các nội dung gồm có:
– Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu.
– Mô tả đầy đủ chi tiết bố trí thí nghiệm (kiểu bố trí, nghiệm thức, lập lại,…).
– Mô tả chính xác các đối tượng đã được sử dụng trong nghiên cứu (thí dụ: giống, dòng, tuổi cây,…).
– Nêu chi tiết kỹ thuật, khối lượng, nguồn gốc và phương pháp chuẩn bị các vật liệu đã được sử dụng. Nên sử dụng tên Latin, tên hóa học, khô;.
Chú ý:
– Không được mơ hồ về tên, chữ viết tắt.
– Tất cả khối lượng sử dụng phải ghi theo đơn vị tiêu chuẩn.
– Tất cả hóa chất phải được nhận biết rõ ràng để những người nghiên cứu khác có thể sử dụng lập lại thí nghiệm của bạn.
– Mỗi bước thí nghiệm phải được nêu rõ, cho biết số lần lập lại.
– Không được đưa vào bất kỳ điều gì không liên hệ đến kết quả nghiên cứu.
– Không trình bày các chi tiết không cần thiết vì có thể làm người đọc nhầm lẫn.
5.6 Kết quả (Results)
Đây là phần cốt lỏi của bài báo. Cách dễ nhất là trình bày các kết quả tương ứng theo trình tự của các mục tiêu đã được nêu trong phần giới thiệu (Introduction).
– Phát biểu đơn giản và rõ ràng.
– Báo cáo số liệu trung bình cùng với sai số chuẩn (standard error) hoặc độ lệch chuẩn (standard deviation) hay kết quả từ phân tích thống kê.
– Trình bày số liệu trong bảng hoặc hình, không trình bày lập lại số liệu trong phần viết. Chỉ nhắc lại số liệu đã được trình bày trong bảng hoặc hình đối với các số liệu quan trọng nhất. Cùng một nội dung số liệu thì chọn trình bày bằng hình hoặc bảng, không trình bày cả hai.
– Có thể trình bày số liệu không có ý nghĩa thống kê nếu như chúng có ảnh hưởng đến việc giải thích kết quả.
– Đánh số tất cả bảng và hình theo thứ tự.
– Chỉ nên trình bày những bảng và hình cần thiết, rõ ràng và có giá trị.
– Cần tránh: Số liệu lập đi lập lại; số liệu không có ý nghĩa thống kê không cần thiết; các bảng và hình không cần thiết; các từ ngữ không cần thiết.
– Không lập lại những gì đã đề cập trong phần lược khảo tài liệu.
– Liên hệ các kết quả với các câu hỏi được đặt ra trong phần giới thiệu.
– Cho thấy kết quả và giải thích phù hợp với nhau như thế nào hoặc không đồng ý như thế nào với kết quả trong các tài liệu đã công bố trước đó.
– Chỉ ra ý nghĩa của kết quả nghiên cứu.
Chú ý:
– Bám sát các mục tiêu nghiên cứu.
– Tuân theo trình tự của các mục tiêu nghiên cứu.
– Tránh các chi tiết không cần thiết hoặc lập lại thông tin từ những phần trước đó.
– Giải thích kết quả và đề nghị hàm ý hoặc ý nghĩa của chúng.
5.8 Kết luận và đề nghị (Conclusions and recommendation)
– Chọn phát biểu các kết luận quan trọng nhất với các luận cứ rõ ràng cho từng kết luận.
– Không trình bày lập lại các số liệu của kết quả.
– Đề xuất nghiên cứu trong tương lai tiếp theo kết quả đã đạt được hoặc đề nghị áp dụng kết quả nếu nghiên cứu có kết quả thật thuyết phục.
5.9 Cảm tạ (Acknowledgements)
Trong bài báo có thể có hay không có phần cảm tạ. Nếu có, trong phần nầy bạn có thể ghi lời cám ơn cơ quan hoặc cá nhân đã giúp bạn một cách có ý nghĩa trong việc thực hiện thí nghiệm. Đó có thể là nơi cung cấp kinh phí, phòng thí nghiệm cung cấp vật liệu, phương tiện nghiên cứu; có thể là người cho các lời khuyên khi thực hiện thí nghiệm, người giúp đọc và góp ý cho bài báo.
5.10 Tài liệu tham khảo (References)
Liệt kê đầy đủ các tài liệu tham khảo mà các nội dung của chúng đã được trích dẫn trong bài viết. Không ghi dư các tài liệu không được trích dẫn.
Nguồn: www.agu.edu.vn
Các Viết Báo Cáo Một Báo Cáo Khoa Học
Published on
1. CÁCH VIẾT BÁO CÁO MỘT BÁO CÁO KHOA HỌC Ths Nguyễn Thị Minh Lý Bộ môn Tim mạch -Trường Đại học Y Hà Nội
2. THẾ NÀO LÀ: MỘT BÁO CÁO KHOA HỌC? * Trình bày sự hiểu biết của bạn về một lĩnh vực học thuật nhất định * Là một công trình ghi lại công việc nghiên cứu bạn đã tiến hành * Là sự đóng góp vào kho cơ sở dữ liệu * Cần được đánh giá một cách hệ thống
3. XÂY DỰNG MỘT CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU
4. VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC: Bức tranh chung * Bạn định nghiên cứu gì (câu hỏi nghiên cứu) * Bạn dự định thực hiện nghiên cứu của mình bằng phương pháp gì? * Tại sao cần phải nghiên cứu vấn đề này? * Khi nào cần phải hoàn thành nghiên cứu * Bạn sẽ tiến hành nghiên cứu này ở đâu
6. VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC Mục tiêu * Lập kế hoạch cho công trình nghiên cứu của bạn. * Chỉ ra công trình của bạn có đóng góp gì cho nghiên cứu hiện tại. * Chứng tỏ bạn hiểu cách thực hiện một công trình nghiên cứu trong một khoảng thời gian cho phép. Khán giả: * Người phê bình, đồng nghiệp và những người quan tâm đến lĩnh vực bạn nghiên cứu
7. VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC * Bắt đầu càng sớm càng tốt * Đừng đợi tới khi bạn đã đọc “tất cả mọi thứ”. * Công việc viết sẽ mất nhiều thời gian hơn bạn nghĩ. * Báo cáo nghiên cứu ≠ Luận văn: * Cần phải nêu tất cả các kết quả thu được, kể cả kết quả không như mong muốn, hạn chế * Không phải tất cả các vấn đề đúng đều phù hợp (người đọc sẽ đặt câu hỏi: liệu vấn đề sẽ đi đến đâu?) * Lựa chọn thông tin để trình bày chứng tỏ bạn đã rất am hiểu vấn đề nghiên cứu
8. VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC * Sử dụng từ ngữ của riêng bạn: * Không trích dẫn quá nhiều * Khi trích dẫn, cần chỉ ra nguồn trích dẫn, phần trích dẫn cần để trong dấu ” ” * Cấu trúc rõ ràng * Không phân đề mục quá nhỏ (1.6.3.7.a) * Sự cân đối về độ dài của các phần trong báo cáo
9. VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC * Định dạng * Thống nhất * Cần viết lại nhiều lần: * Bổ sung các kết quả nghiên cứu mới thu được. * Chỉnh sửa các phần chưa hợp lí.
10. Lời khuyên chung * Nhắm vào một vấn đề hẹp * Đặt vào bối cảnh lớn hơn để thấy thành quả đó ra sao, phải làm gì tiếp trong tương lai * Nhất quán về dữ liệu, chú thích * Ngôn ngữ dễ hiểu, không tối nghĩa * Không hấp tấp khi viết
11. CẤU TRÚC MỘT BÁO CÁO KHOA HỌC * Tên Báo cáo khoa học * Tóm tắt * Dẫn nhập * Phương pháp * Kết quả * Bàn luận * Tài liệu tham khảo
14. VIẾT PHẦN TÓM TẮT * Nêu lên bức tranh chung về vấn đề nghiên cứu trong thực tế và trong nghiên cứu. * Câu hỏi nghiên cứu: mô tả những nền tảng của nghiên cứu, mô tả mục đích nghiên cứu một cách ngắn gọn, cho người đọc một cơ sở khoa học đầy đủ. * Mô tả phương pháp nghiên cứu * Kết quả chính của nghiên cứu, kể cả số liệu, trả lời câu hỏi nghiên cứu ban đầu. * Kết luận nói về ý nghĩa của kết quả nghiên cứu. Người đọc chú tâm phần này trước nên cần viết sao cho thuyết phục.
15. VIẾT PHẦN DẪN NHẬP * Định nghĩa vấn đề: Nêu lên vấn đề tồn tại, những gì đã được nghiên cứu * Tóm lược những kết quả trước đã được công bố trong y văn * Mục đích nghiên cứu này là gì?
16. NÊU LÊN VẤN ĐỀ TỒN TẠI * Trả lời câu hỏi: “Đâu là chỗ trống cần lấp đầy?” và “Vấn đề cần giải quyết là gì?” * Nêu lên tầm quan trọng của vấn đề một cách rõ ràng, cụ thể. * Giới hạn những biến số mà bạn cần đánh giá khi nêu ra câu hỏi nghiên cứu.
18. MỤC TIÊU/ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU * Chỉ ra mục tiêu nghiên cứu. * Chỉ ra đóng góp mà nghiên cứu của bạn sẽ đem lại. * Cần chỉ rõ những phạm vi mà nghiên cứu của bạn không đề cập tới.
20. VIẾT PHẦN PHƯƠNG PHÁP * Giới thiệu về phương pháp tiếp cận chung. * Sự phù hợp của cách tiếp cận này với thiết kế nghiên cứu. * Mô tả phương pháp cụ thể để thu thập số liệu. * Giải thích cách mà bạn sẽ phân tích và phiên giải kết quả. * Với các phương pháp ít quen thuộc, cần giải thích về phương pháp và lí do lựa chọn phương pháp. * Nêu ra những hạn chế có thể của nghiên cứu.
21. VIẾT PHẦN PHƯƠNG PHÁP § Quần thể mẫu nghiên cứu của công trình. Cách chọn mẫu như thế nào? Mô tả chi tiết. * Những điều tác giả dự định đánh giá: Hoạt động của một loại thuốc, kết quả của một thủ thuật, giá trị của một xét nghiệm. * Các tiêu chuẩn đánh giá được sử dụng trong nghiên cứu: Biến chứng, thời gian theo dõi, các chỉ tiêu sinh học Các kết quả được phân tích và chuẩn hoá như thế nào: các thuật toán thống kê sử dụng.
24. LƯU Ý VIẾT PHẦN KẾT QUẢ * Thì động từ * Các kết quả được quan sát trong quá khứ. * Sự chính xác * Tương thích của các số liệu trong bài viết, trong các bảng số liệu và biểu đồ. * Sự sáng sủa * Theo một trật tự hợp lý
25. VIẾT PHẦN BÀN LUẬN MỤC TIÊU 1: Mục đích nghiên cứu có đạt được hay không. * Không nhắc lại tất cả các kết quả trong phần kết quả nghiên cứu * Không đưa thêm một kết quả mới vào chương Bàn luận. * Không thay đổi số liệu đã đưa ở phần kết quả: * Kết quả là 48% không được biến thành “gần 50%” hay “khoảng một nửa”.
26. VIẾT PHẦN BÀN LUẬN MỤC TIÊU: Đánh giá chất lượng và giá trị của kết quả nghiên cứu (2) * Số lượng cá thể nghiên cứu có đủ lớn để rút ra kết luận? * Liệu có sự chệch hướng trong việc chọn đối tượng? * Phương pháp nghiên cứu đã đáp ứng tốt nhất cho vấn đề đặt ra? * Nhận định các kết quả như thế nào căn cứ theo các phương pháp được sử dụng và độ mạnh của các phép suy diễn thống kê được sử dụng.
27. VIẾT PHẦN BÀN LUẬN MỤC TIÊU: So sánh kết quả thu được với kết quả của các tác giả khác. * Tìm cách giải thích sự khác biệt * Thông báo sự đóng góp cá nhân của mình * Tính chất đại diện của mẫu thử tốt hơn, * Phương pháp thống kê phù hợp hơn. * Tránh sự công kích cá nhân.
29. VIẾT PHẦN BÀN LUẬN * Giải thích ý nghĩa những dữ liệu trình bày trong phần Kết quả * Giải thích nhưng không lặp lại số liệu trong phần Kết quả * Cho người đọc thấy công trình nghiên cứu là quan trọng và có tác động hay có đóng góp tới tri thức hiện nay, giải đáp được câu hỏi lớn của nghiên cứu. * Thể hiện một đóng góp cho khoa học.
30. CÁCH VIẾT PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO * Các quy định về cách viết tài liệu tham khảo * Hệ thống Havard * Hệ thống Vancouver * Nên tuân theo quy định của nơi bạn nộp báo cáo khoa học * Cần có sự thống nhất * Tham khảo các tài liệu trước đây
31. VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC: Lỗi thường gặp * Viết văn nói * Ý kiến cá nhân * Đây là một công trình khoa học!
32. VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC: Lỗi thường gặp * Câu phức với nhiều từ dài * Báo cáo khoa học là một công trình khoa học đơn giản, thuyết phục! * Hài hước * Cần được chú thích
33. VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC: Lỗi thường gặp * Không bao giờ bao quát được mọi khía cạnh * Bạn sẽ không bao giờ kết thúc? * Đôi khi chỉ ra được vấn đề là đủ * Người bình duyệt sẽ rất vui khi bạn chỉ ra được những giới hạn
34. VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC: Vấn đề thường gặp * Ở vài thời điểm, não bạn sẽ trở nên giống chiếc bánh mì nướng * Nghỉ giải lao * Ăn đủ ngủ khỏe, tập thể dục… * Đây chỉ là tình trạng tạm thời
36. NHỮNG ĐIỀU HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRÔNG ĐỢI * Bàn luận * Những hạn chế của nghiên cứu có được chỉ ra * Có phát hiện ra những điểm mới từ nghiên cứu? * Có tạo được mối liên kết với y văn? * Có những phát triển gì về mặt lý thuyết? * Có những dự đoán mới được thiết lập không?
37. Good Luck & Thank You!
Dịch Thuật Văn Bản Khoa Học Kỹ Thuật Chuyên Ngành
Published on
1. Dịch thuật văn bản khoa học kỹ thuật chuyên ngành – Dịch tài liệu y học – y khoa tốt giá rẻDịch thuật văn bản khoa học kỹ thuật chuyên ngành – Dịch tài liệu y học – y khoa tốt giá rẻDịch Vụ Dịch Thuật Tài Liệu Anh-Việt , Việt Anh http://idichthuat.com/Chính xác – Nhanh – Giá rẻ nhấtPhải chăng bạn đang cần?Bạn cần dịch một số tài liệu chuyên ngành, hợp đồng, chứng từ từ tiếng Việt sangtiếng Anh một cách chính xác để gửi cho đối tác nước ngoài?Bạn cần bản dịch của một bài báo, một cuốn sách, một bộ tiêu chuẩn, hay bất kỳtài liệu nào khác để phục vụ cho việc kinh doanh, học tập?Nhóm dịch thuật chuyên nghiệp: http://idichthuat.com/
2. Dịch thuật văn bản khoa học kỹ thuật chuyên ngành – Dịch tài liệu y học – y khoa tốt giá rẻTuy nhiên bạn lo lắng!Giá dịch vụ dịch thuật hiện tại quá cao!Tôi cần dịch nhanh và chắc chắn thời gian hoàn thành.Tài liệu chuyên ngành mà giao cho người khác dịch liệu có trọn ý?Dịch thuật văn bản khoa học kỹ thuật chuyên ngành – Dịch tài liệu y học – y khoa tốt giá rẻ http://idichthuat.com/ ra đời để giải quyết các vấnđề trên của bạnDịch vụ dịch thuật các loại tài liệu, văn bản, sáchbáo, tạp chí, đề án, báo cáo, luận văn… từ tiếng Anhsang tiếng Việt (và ngược lại) một cách chuyênnghiệp nhấtChuẩn dịch thuật viên tại idichthuat.com:Nhóm dịch thuật chuyên nghiệp: http://idichthuat.com/
4. Dịch thuật văn bản khoa học kỹ thuật chuyên ngành – Dịch tài liệu y học – y khoa tốt giá rẻMức giá dịch tài liệu duy nhất và tốt nhấtGiá thị trường: 50.000 VNĐ/trang (300 từ/trang)Giá tại chúng tôi 35.000 VNĐ/trang (400 từ/trang)+ Giá trên chưa bao gồm VAT (10%) nếu quý khách lấy hóa đơn.Quy trình đơn giản, nhanh chóng:Bước 1: Gửi yêu cầu: Khách hàng gửi file cần dịch (qua email) kèm theo yêu cầuvề thời gian hoàn thành.Bước 2: Đặt cọc:+ Đối với các loại tài liệu có độ khó cao và số lượng nhiều, khách hàng cần đặt cọc50% phí dịch vụ, chúng tôi sẽ tiền hành thực hiện và gửi kết quả thành từng phầncho khách hàng qua email. Khách hàng thanh toán phần chi phí còn lại trước khi nhậnphần kết quả cuối cùng.+ Có thể chia nhỏ gói công việc và thanh toán trước theo từng gói, tùy theo thỏathuận.+ Đối với các loại tài liệu ngắn, nhỏ (chi phí dưới 100,000đ), khách hàng cần thanhtoán trước 100% giá trị dịch vụ.Bước 3: Nhận bản dịch: Khách hàng kiểm tra bản dịch đã hoàn chỉnh và trongvòng 30 ngày, chúng tôi sẽ hỗ trợ miễn phí về các yêu cầu chỉnh sửa củabản dịch.Dịch thuật văn bản khoa học kỹ thuật chuyên ngành – Dịch tài liệu y học – y khoa tốt giá rẻNhóm dịch thuật chuyên nghiệp: http://idichthuat.com/
Cử Đi Học Sau Đại Học
Thông tin thủ tục hành chính Cử đi học sau đại học – Bắc Ninh
Cách thực hiện thủ tục hành chính Cử đi học sau đại học – Bắc Ninh
Trình tự thực hiện
Bước 1:
Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định
Bước 2:
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận “Một cửa” của Sở Nội vụ Công chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ (nếu hợp lệ thì nhận, chưa hợp lệ thì hướng dẫn bằng phiếu để hoàn thiện hồ sơ)
Bước 3:
Bộ phận “Một cửa” chuyển hồ sơ đến Phòng Cán bộ công chức thẩm định hồ sơ, trình Giám đốc Sở ra quyết định. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý, có ý kiến đồng ý của Thường trực Tỉnh uỷ, Sở Nội vụ trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định
Điều kiện thực hiện
Nội dung Văn bản quy định+ Có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong 2 năm liên tục trước khi đi học; + Tốt nghiệp đại học công lập hệ chính quy (không bao gồm hệ liên thông); + Chuyên ngành đào tạo sau đại học phải phù hợp với chuyên ngành đào tạo ở bậc đại học và phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đang đảm nhiệm hoặc chức danh được quy hoạch; + Đi học tại cơ sở đào tạo công lập có chức năng đào tạo sau đại học (không học các lớp liên kết tại các địa phương). + Công chức, viên chức có cam kết công tác lâu dài (10 năm trở lên) tại tỉnh Bắc Ninh.
Chưa có văn bản!
Thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính Cử đi học sau đại học – Bắc Ninh
Công văn đề nghị của Thủ trưởng cơ quan cấp Sở hoặc tương đương
Đơn đề nghị cử đi học của cán bộ, công chức, viên chức có cam kết sau khi tốt nghiệp sẽ trở về công tác lâu dài tại tỉnh Bắc Ninh (10 năm trở lên). Trường hợp không còn đủ 10 năm công tác thì phải cam kết công tác tại tỉnh Bắc Ninh cho đến khi nghỉ hưu
Bản sao có chứng thực Giấy báo trúng tuyển (hoặc Giấy triệu tập học viên) của cơ sở đào tạo sau đại học
Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm
Bản sao có chứng thực quyết định phê duyệt quy hoạch cán bộ (đối với trường hợp đi học sau đại học chuyên ngành không phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đang đảm nhiệm nhưng phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh được quy hoạch)
Các biểu mẫu của thủ tục hành chính Cử đi học sau đại học – Bắc Ninh Phí và lệ phí của thủ tục hành chính Cử đi học sau đại học – Bắc Ninh Cơ sở pháp lý của thủ tục hành chính Cử đi học sau đại học – Bắc NinhLược đồ Cử đi học sau đại học – Bắc Ninh
Cập nhật thông tin chi tiết về Gợi Ý Cách Viết Một Bài Báo Khoa Học – Cổng Đào Tạo Sau Đại Học – Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!