Xu Hướng 9/2023 # Hàn Quốc Quyết Định Kéo Dài Thời Gian “Giãn Cách Xã Hội” Thêm 2 Tuần 2023 # Top 13 Xem Nhiều | Bac.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Hàn Quốc Quyết Định Kéo Dài Thời Gian “Giãn Cách Xã Hội” Thêm 2 Tuần 2023 # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hàn Quốc Quyết Định Kéo Dài Thời Gian “Giãn Cách Xã Hội” Thêm 2 Tuần 2023 được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

“Giãn cách xã hội” hiện đang là giải pháp được nhiều quốc gia trên toàn thế giới trong đó có áp dụng để phòng ngừa sự lây lan của COVID-19.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu chững lại, chính phủ Hàn Quốc đã quyết định tăng cường biện pháp giãn cách xã hội và kéo dài thêm 2 tuần nữa đến ngày 19/4, vốn dĩ dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 05/4.

Trước đó việc thực hiện giãn cách xã hội đã đạt được những hiệu quả nhất định trong phòng chống lây nhiễm COVID -19.

Chính phủ Hàn Quốc đã yêu cầu tiếp tục thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội cho đến khi Hệ thống y tế toàn toàn quốc có thể kiểm soát được các ca lây nhiễm COVID-19.

Phó giám đốc Trụ sở Ứng phó An toàn Tai nạn Trung Ương (중앙재난안전대책본부) – Thứ trưởng Bộ Y tế Phúc lợi (보건복지부) – ông Park Nung Ho, cho biết “Văn phòng Chính phủ Seoul đã ra thông báo quyết định tăng cường biện pháp giãn cách xã hội thêm 2 tuần nữa”.

Bộ trưởng Park cũng đã giải thích về các hiệu quả đạt được trong quá trình thực hiện giãn cách xã hội trong 2 tuần qua. Điển hình như số ca nhiễm khó xác định được lộ trình di chuyển đã giảm thiểu rõ rệt.

Theo Trụ sở Ứng phó An toàn Tai nạn Trung Ương, vào tuần đầu tiên của tháng 3 trong số các ca bệnh nhiễm mới, số trường hợp không xác định rõ lộ trình di chuyển trung bình 1 ngày là 53 ca, chiếm 17% tổng số ca nhiễm.

Vào tuần cuối cùng của tháng 3, con số này đã giảm rõ rệt khi số ca không xác định rõ lộ trình di chuyển trung bình 1 ngày chỉ còn 5 ca, chiếm 5% tổng số ca nhiễm.

Sau khi áp dụng biện pháp giãn cách xã hội, số trường hợp lây nhiễm chéo cũng đã giảm từ 13 ca xuống còn 4 ca, giảm khoảng 70%.

Ông Park cho biết:

Đồng thời ông Park cũng cho biết Chính phủ sẽ nghiêm khắc xử phạt các trường hợp tự ý rời khỏi khu cách ly theo nguyên tắc không khoan nhượng, đồng thời sẽ áp dụng “quyền đòi bồi thường” (구상권) nếu có người bị nhiễm do tiếp xúc với đối tượng đó.

Đặc biệt ở những nơi tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cao như bệnh viện dưỡng lão, bệnh viện tâm thần, chính phủ sẽ chỉ định một người chịu trách nhiệm phòng dịch để ngăn chặn sớm sự lây nhiễm từ nhóm người có nguy cơ lây nhiễm cao (고위험군 환자).

Ngoài ra, để phòng ngừa lây nhiễm từ nhóm người nước ngoài nhập cảnh vào Hàn Quốc, chính phủ sẽ lắp đặt các bảng theo dõi tình hình tổng hợp (통합상황판) và thực hiện chặt chẽ các quy định tự cách ly.

Vào ngày này, Thủ tướng Chung Sye Kyun cũng cho biết “Nhờ thực hiện giãn cách xã hội, hàn quốc của chúng ta đang duy trì được môi trường tương đối an toàn so với Mỹ và Châu Âu”.

Trước bối cảnh dịch COVID – 19 đang lan rộng ra trên khắp thế giới, Chính phủ Hàn Quốc cũng kêu gọi mọi người tuân thủ tốt các biện pháp giãn cách xã hội.

Người Việt Nam ở Hàn Quốc có thể sử dụng Bản đồ Virus Corona để theo dõi tình hình lây lan của dịch viêm phổi cấp ở Hàn Quốc cũng như các địa điểm bệnh nhân đã đến để tránh không bị lây nhiễm.

🚒 BẠN CẦN BIẾT: Hướng dẫn cách phát hiện triệu chứng nhiễm virus COVID-19 & Cách phòng tránh lây nhiễm hiệu quả từ các chuyên gia y tế.

⁉️ ĐỪNG HOANG MANG: 6 Tin đồn về virus COVID-19 & Lời giải thích hợp lý.

Hàn Quốc Kéo Dài Thời Gian Giãn Cách Xã Hội

Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 25/8/2023. Ảnh: THX/TTXVN

Theo hướng dẫn việc siết chặt các biện pháp giãn cách, từ 21h đến 5h sáng hôm sau, các nhà hàng chỉ được phép bán đồ mang về hoặc giao đồ ăn, và hoạt động bình thường trong các khung giờ còn lại. Các cửa hàng cà phê và tiệm bánh mỳ chỉ được phép bán đồ mang về hoặc giao hàng, trong khi các phòng tập trong nhà bị cấm hoạt động. Các trường luyện thi có ít nhất 10 học sinh tại thủ đô Seoul và tại tỉnh Gyeonggi lân cận bị cấm tổ chức các lớp học theo hình thức truyền thống. Việc tới thăm các viện dưỡng lão cũng sẽ bị cấm.

Cũng theo quyết định mới, Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho biết các trường học tại thủ đô Seoul và các thành phố xung quanh sẽ duy trì học trực tuyến cho đến ngày 20/9. Biện pháp này sẽ áp dụng đối với tất cả các trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học tại Seoul, Incheon và tỉnh Gyeonggi. Tuy nhiên các trường phổ thông không phải áp dụng chính sách này để chuẩn bị cho kì thi vào đại học hàng năm dự kiến diễn ra ngày 3/12 tới.

Cùng ngày, Quốc hội Hàn Quốc đã quyết định kéo dài thời gian đóng cửa đến ngày 5/9 để phòng tránh lây lan dịch bệnh. Quyết định này được đưa ra sau khi thư ký của nghị sĩ Lee Jong-bae, người đứng đầu ủy ban chính sách của đảng đối lập Sức mạnh Quốc dân (PPP), dương tính với virus SARS-CoV-2 gây COVID-19.

Trước đó, Quốc hội Hàn Quốc đã phải tạm đình chỉ các hoạt động trong ngày 27/8 và các tòa nhà chính của Quốc hội đóng cửa để khử trùng, sau khi ghi nhận một ca mắc COVID-19 trong Quốc hội. Một phóng viên ảnh chuyên trách các hoạt động của Quốc hội Hàn Quốc đã có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 sau khi đưa tin về một cuộc họp của lãnh đạo đảng Dân chủ Đồng hành cầm quyền. Đây là ca mắc COVID-19 đầu tiên ghi nhận trong Quốc hội Hàn Quốc.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) trong 24 giờ qua, Hàn Quốc đã ghi nhận thêm 198 ca, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 20.842 ca. Đây là ngày thứ hai liên tiếp Hàn Quốc có số ca nhiễm dưới 200 ca.

* Cũng trong ngày 4/9, theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) quyết định kéo dài chương trình xét nghiệm COVID-19 cho toàn dân thêm 4 ngày, đến ngày 11/9.

Tính đến chiều 3/9, trong số 128.000 mẫu được xét nghiệm đã phát hiện 6 ca mắc COVID-19, trong đó có 2 ca nhiễm mới, 4 ca còn lại là tái nhiễm sau khi từng mắc COVID-19. Trung tâm bảo vệ sức khỏe Hong Kong (CHP) cho rằng có thể trong cơ thể họ vẫn còn mang virus một thời gian, nhưng dự đoán sẽ không có khả năng truyền nhiễm.

Hàn Quốc Kéo Dài Thời Gian Giãn Cách Xã Hội Đến 5/5 2023

Lệnh giãn cách xã hội được ban hành trước đó có thời hạn đến ngày 19/4. Tuy nhiên, chính phủ đã quyết định gia hạn thêm 2 tuần, kéo dài đến hết “kỳ nghỉ hoàng kim” (kỳ nghỉ dài) sắp tới.

Một quan chức chính phủ cho biết, nhằm ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại, việc thực hiện giãn cách xã hội sẽ được kéo dài đến ngày thiếu nhi (5/5). Tuy nhiên, mấu chốt của đợt giãn cách lần này là giảm nhẹ hơn về mặt cường độ so với sự căng thẳng được đề cao trước đó.

Hành động này nhằm giảm bớt tối đa khả năng lây lan virus trong những ngày nghỉ tập trung tới gồm có ngày Phật Đản (30/4), Quốc tế lao động (1/5) cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ vào ngày Thiếu nhi (5/5).

Cụ thể hơn, Thủ tướng Chung Sye Kyun cho biết yêu cầu giữ khoảng cách với mọi người ở không gian công cộng, sát khuẩn tay hàng ngày và đeo khẩu trang sẽ được giữ nguyên cho đến hết ngày 5/5.

Tuy nhiên, việc đóng cửa tạm thời đối với các nhà thờ, quán bar, phòng gym và trung tâm dạy thêm sẽ được nới lỏng với điều kiện tuân thủ chặt chẽ các quy định về kiểm dịch. Chính phủ cũng cho phép các cuộc thi tuyển dụng và đánh giá năng lực cần thiết bắt đầu được diễn ra.

Ngoài ra, các cơ sở công cộng ngoài trời như rừng nghỉ dưỡng cũng có thể mở cửa trở lại và các hoạt động thể thao ngoài trời cũng có thể tiến hành một cách hạn chế miễn sao tuân theo các yêu cầu kiểm dịch chặt chẽ.

Thủ tướng cho biết, “Về mặt kiểm dịch thì an toàn nhất là tiếp tục duy trì giãn cách xã hội cường độ cao nhưng điều đó là không dễ dàng trong thực tế. Chúng ta cần phải tìm phương án ở giữa.”

Liên minh Công đoàn Dân chủ đã yêu cầu thủ tướng một cuộc họp ba bên về việc ngăn chặn sa thải người lao động hàng loạt do dịch COVID-19. Thủ tướng Jeong cũng cho biết: “Sẽ suy nghĩ thêm về vấn đề này”.

Thủ tướng cũng bày tỏ rõ lập trường của ông: vốn dĩ đã nhận định rõ tính nguy cấp của vấn đề. Sau khi thu thập ý kiến của giới kinh doanh và Liên đoàn Công đoàn Hàn Quốc (한국노총) sẽ tổ chức cuộc họp với từng đối tượng. Cuộc họp ba bên về vấn đề khắc phục tình trạng nguy cấp việc làm do COVID-19 có thể được khởi động sớm.

Thủ tướng Jeong cho biết quyết định gặp và lắng nghe ý kiến của đại diện giới kinh doanh: Hiệp hội Quản lý Doanh nghiệp Hàn Quốc (한국경영자총협회) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (대한상공회의소).

XEM THÊM: Nhật ký cách ly khó tin của những du học sinh Việt khi vừa nhập cảnh vào Hàn Quốc

Nhiều Nước Kéo Dài Thời Gian Giãn Cách Xã Hội

TIN ĐỌC NHIỀU TIN MỚI NHẬN

Tình hình dịch bệnh vẫn phức tạp ở nhiều nước – Ảnh: Reuters

Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6h sáng 17/4 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 2.178.149 trường hợp, trong đó có 145.329 người tử vong.

Đến nay, đại dịch COVID-19 đã tấn công 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 546.296 bệnh nhân COVID được điều trị khỏi bệnh, trong khi vẫn còn tới 57.060 người đang trong tình trạng nguy kịch và 1.481.923 đang được điều trị tích cực.

Mỹ tiếp tục là quốc gia dẫn đầu thế giới về tất cả các chỉ số ca nhiễm mới, ca tử vong mới trong ngày, cũng như về tổng số ca mắc bệnh và tổng số ca tử vong tính tới ngày 17/4. Đây là ngày thứ 8 liên tiếp Mỹ ghi nhận số người thiệt mạng vì COVID-19 ở mức trên 1.000 người. Trong khi đó, châu Âu tiếp tục xu thế “hạ nhiệt” căng thẳng dịch bệnh, dù vậy, số người tử vong trong vòng 24h qua cũng ở mức trên 3.000 người.

Thống đốc bang New York Andrew Cuomo ngày 16/4 đã quyết định kéo dài lệnh phong tỏa tại tiểu bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất này đến ngày 15/5, mặc dù số ca tử vong do virus SARS-CoV-2 được ghi nhận trong vòng một ngày qua ở mức thấp nhất trong 10 ngày liên tục. Ông Cuomo cho rằng, cần phải chứng kiến số ca nhiễm giảm nhiều nữa trước khi có thể nới lỏng lệnh phong tỏa tại bang này. Như vậy, 7 bang Đông Bắc Mỹ đã tuyên bố kéo dài lệnh phong tỏa tới ngày 15/5.

Cho dù số ca nhiễm và tử vong ở Mỹ vẫn rất cao, nhưng Tổng thống Donald Trump cho rằng Mỹ đã vượt qua đỉnh dịch và quyết định công bố các kế hoạch đầu tiên về việc dỡ bỏ phong tỏa. Ông Trump rõ ràng đang đứng trước sức ép rất lớn phải ghi điểm đẹp về kinh tế khi cuộc bầu cử tổng thống đang đến gần và nước Mỹ lại ghi nhận thêm 5,2 triệu người lao động rơi vào cảnh mất việc làm và xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước.

Tại Mexico, cơ quan y tế dự báo đỉnh dịch sẽ diễn ra từ ngày 8-10/5 tới và có thể kết thúc chu kỳ đầu tiên của dịch, khi 95% các ca bệnh được xác định, vào ngày 25/6. Tính tới thời điểm sáng 17/4 theo giờ Việt Nam, Mexico ghi nhận 5.847 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 449 ca tử vong.

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến ngày một phức tạp, Chính phủ Mexico đã quyết định kéo dài thời gian giãn cách xã hội thêm một tháng tới ngày 30/5.

Trước đó, Chính phủ Mexico ngày 30/3 đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế quốc gia, qua đó hàng loạt biện pháp đã được áp dụng, gồm đình chỉ lập tức các hoạt động không thiết yếu trong khu vực công và tư nhân cho đến ngày 30/4, không tổ chức các cuộc họp hoặc hội nghị gồm hơn 50 người và tuân thủ nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội.

Châu Âu vẫn “nóng”

Trong vòng 24h qua, châu Âu là nơi ghi nhận dịch bệnh nghiêm trọng nhất thế giới với 43.481 ca bệnh mới, thêm 3.905 người tử vong, nâng tổng số người nhiễm virus SARS-CoV-2 và tử vong ở châu lục này lên lần lượt 1.014.238 và 92.224 trường hợp.

Tây Ban Nha đang là ổ dịch lớn thứ 2 trên thế giới. Bộ Y tế nước này hết ngày 16/4 thông báo số ca tử vong do bệnh COVID-19 đã tăng lên thành 19.315 người. Trong 24 giờ qua, Tây Ban Nha có thêm 551 bệnh nhân tử vong vì COVID-19, tăng so với mức 523 một ngày trước đó. Tây Ban Nha cũng ghi nhận thêm 5.183 ca mắc bệnh, nâng tổng số ca bệnh tại nước này lên 184.948 ca.

Nước ghi nhận số ca tử vong cao nhì thế giới là Italy với 22.170 người, tăng thêm 525 người so với số liệu một ngày trước đó. Từng là tâm dịch lớn nhất ở châu Âu, hiện số người nhiễm tại quốc gia này là 168.941 người, thấp hơn nhiều so với Tây Ban Nha. Italy gia hạn phong tỏa toàn quốc tới 3/5, song cho phép một số loại cửa hàng mở lại hôm 14/4.

Pháp, Anh tiếp tục là các điểm nóng dịch COVID-19 tại châu Âu. Hiện tổng số ca nhiễm ở Pháp là 165.027, bao gồm 17.920 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này có thêm 17.164 ca nhiễm mới và 753 ca tử vong. Anh có tổng số ca nhiễm là 103.093 và 13.729 người trong số đó đã tử vong. Nước này có thêm 4.617 ca nhiễm mới và 861 ca tử vong.

Chính phủ Anh hôm qua quyết định kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc thêm ít nhất 3 tuần do dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. “Điều tồi tệ nhất chúng ta có thể làm bây giờ là nới lỏng lệnh hạn chế quá sớm”, Ngoại trưởng Anh Dominic Raad cho hay.

Tại châu Á, hôm 16/4, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên cả nước kéo dài đến ngày 6/5. Trước đó, hôm 7/4, ông đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp với Tokyo, Osaka và 5 tỉnh.

Tuy nhiên, ông cũng cam kết sự kiện bị hoãn nói trên sẽ được tổ chức vào cuối năm nay. “Chúng ta chắc chắn sẽ tổ chức tất cả những sự kiện vốn đã được lên kế hoạch diễn ra vào ngày 9/5. Sẽ có cuộc duyệt binh chính trên Quảng trường Đỏ ở Thủ đô Moscow và cuộc diễu hành của trung đoàn bất tử. Các sự kiện chắc chắn sẽ diễn ra”, ông cho hay.

Theo thống kê của Worldometers, Nga hiện ghi nhận 27.938 ca nhiễm COVID-19, trong đó 232 trường hợp đã tử vong. Thủ đô Moscow là khu vực bị ảnh hưởng nhất ở Nga bởi dịch COVID-19. Thành phố này đã ban hành nhiều biện pháp hạn chế nghiêm ngặt để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

An Bình

Thủ Tướng Chính Phủ Quyết Định Kéo Dài Thời Gian Cách Ly Xã Hội

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, nhóm địa phương có nguy cơ cao sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 22-4 hoặc 30-4 tùy tình hình cụ thể và có thể kéo dài hơn nữa.

Đường Trần Duy Hưng, mật độ giao thông giảm hơn ngày thường, trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Sau khi lắng nghe ý kiến Thường trực Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý với kiến nghị của Ban Chỉ đạo về việc phân loại nguy cơ dịch bệnh tại các địa phương trên cơ sở các phân tích dịch tễ học, khả năng ứng phó với dịch bệnh…

Thủ tướng đồng ý chia làm 3 nhóm tỉnh: có nguy cơ cao; có nguy cơ và có nguy cơ thấp đồng thời thống nhất, các nhóm này không phải là bất biến và sẽ được xem xét, đánh giá lại. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Nhóm có nguy cơ cao gồm 12 địa phương: Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình (Trường Yên), Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Hà Tĩnh. Các địa phương này sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 22-4 hoặc 30-4 tùy tình hình cụ thể và có thể kéo dài hơn nữa nếu tình trạng có lây nhiễm xảy ra.

Các tỉnh thuộc nhóm nguy cơ: Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nam, Hải Phòng, Kiên Giang, Nam Định, Nghệ An, Thái Nguyên, Thừa Thiên-Huế, Sóc Trăng, Lạng Sơn, An Giang, Bình Phước và Đồng Tháp cần có lộ trình thực hiện Chỉ thị 16 và thực hiện nghiêm Chỉ thị 15 căn cứ tình hình thực tiễn đến ngày 22-4.

Nhóm nguy cơ thấp gồm các địa phương còn lại tuy có nguy cơ thấp nhưng khả năng lây nhiễm còn rất cao do đó cần tiếp tục thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ./.

Theo Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)

Trường Hợp Nào Kéo Dài Thời Gian Ban Hành Quyết Định Xử Phạt Hành Chính

Nhiều bạn đọc đề nghị chúng tôi hướng dẫn việc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp nào được kéo dài thời gian ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính lên 30 ngày, 60 ngày. Thủ tục để kéo dài thời gian ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là như thế nào?

1.Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:

– Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.

(Cách tính Thời hạn ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính)

Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

– Quá thời hạn quy định nêu trên hoặc khoản 3 Điều 63 của Luật này, người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.

(Tòa án tối cao hướng dẫn về thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính)

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào quy định trên thì thời hạn ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong các vụ việc bình thường tối đa là 7 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

2. Trường hợp ban hành Quyết định XPVPHC thời hạn 30 ngày

– Tối đa 30 ngày, kể từ ngày lập biên bả n vi phạm hành chính: Đối với trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật.

(XEM BÀI VIẾT HƯỚNG DẪN CÁCH GHI BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH CHUẨN NHẤT)

a)Thế nào là có nhiều tình tiết phức tạp?

HIện nay, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Nghị định 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP không có giải thích thế nào là tình tiết phức tạp gây khó khăn cho các cơ quan, đơn vị trong việc xử phạt vi phạm hành chính.

Tại Khoản 17 Điều 3 Thông tư 19/2023/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính do Bộ Tài chính ban hành, có quy định giao cho Bộ trưởng và UBND các tỉnh xác định hồ sơ phức tạp để làm căn cứ mức chi hỗ trợ cán bộ, công chức tham mưu công tác xử lý vi phạm hành chính, cụ thể:

“17. Chi hỗ trợ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, đánh giá các văn bản, tài liệu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính có nội dung phức tạp, phạm vi rộng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều cá nhân, tổ chức. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể về t hẩm quyền và cách thức xác định các hồ sơ phức tạp tại Bộ, ngành, địa phương mình.”

Như vậy, khi tham mưu ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, để xác định hồ sơ vi phạm hành chính phức tạp cần căn cứ vào quy định của Bộ và UBND tỉnh để xác định.

b) Trường hợp nào được giải trình vi phạm hành chính

Theo Khoản 1 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì có 3 trường hợp được giải trình, cụ thể:

Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trước khi ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không có yêu cầu giải trình trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Cần lưu ý khi lập biên bản vi phạm hành chính phải căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt để xác định cá nhân/tổ chức vi phạm có quyền giải trình hay không, ví dụ khung phạt tiền cá nhân từ 10-15 triệu thì thuộc trường hợp được giải trình mặc dù có thể phạt tiền chỉ ở mức dưới 15 triệu. Nhiều người lập biên bản vi phạm hành chính không chú ý tình tiết này, dẫn đến căn cứ vào mức tiền sẽ phạt để xác định quyền giải trình của cá nhân/tổ chức.

Và một điểm lưu ý nữa đó là xác định giải trình đến ai? thường người lập biên bản vi phạm hành chính ghi quyền giải trình đến lãnh đạo của người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính. Nếu lãnh đạo của người lập biên bản vi phạm hành chính có quyền xử phạt trong trường hợp này thì ghi quyền giải trình như thế là đúng nhưng có nhiều trương hợp thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc cấp cao hơn thì phải ghi người có thẩm quyền xử phạt ở mức cao hơn chứ không ghi giải trình đến lãnh đạo người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính.

c) Ban hành quyết định XPVPHC trong 30 ngày cần hồ sơ gì?

Nếu thuộc trường hợp giải trình thì trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính cần có thêm văn bản thể hiện cá nhân có hay không việc thực hiện giải trình. Trường hợp hồ sơ phức tạp thì nên bổ sung biên bản họp, làm việc với các ngành để xử phạt vi phạm hành chính. Ngoài ra thì phải có các hồ sơ khác như biên bản làm việc, biên bản vi phạm hành chính, văn bản thể hiện đã giao biên bản vi phạm hành chính và các hồ sơ khác nếu có.

Và một lưu ý đối với quyết định xử phạt trong trường hợp giải trình thì phải để hết thời hạn giải trình đã ghi trong biên bản vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền mới ký ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, không ban hành quyết định xử phạt khi chưa hết thời hạn giải trình, trừ trường hợp cá nhân/tổ chức đã có giải trình.

(Hướng dẫn ban hành quyết định xử phạt trong trường hợp có giải trình)

3. Trường hợp ban hành quyết định xử phạt thời hạn 60 ngày

Theo Đoạn 2 Khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì” Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

(Ban hành quyết định xử phạt trước khi người vi phạm giải trình được không?)

Như vậy, để kéo dài thời gian ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 60 ngày thì phải thỏa mãn 3 điều kiện: Thứ nhất, phải đặc biệt nghiêm trọng, thứ 2 có nhiều tình tiết phức tạp, thứ 3 phải thuộc trường hợp giải trình.

Tuy nhiên, Luật chưa giải thích thế nào là đặc biệt nghiêm trọng, tình tiết phức tạp do đó gây khó khăn, không thống nhất cho việc xác định thời gian kéo dài để ban hành quyết định xử phạt VPHC.

Thủ trưởng trực tiếp gồm những ai?

Theo quy định tại Điều 6e Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 97/2023/NĐ-CP thì thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc được quy định như sau:

Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc theo quy định tại các Điều 66, 77, 125 và 128 Luật xử lý vi phạm hành chính là cấp trên trực tiếp trong quan hệ hành chính đối với người đang giải quyết vụ việc.”

Ví dụ: Chủ tịch huyện thì phải xin ý kiến của Chủ tịch tỉnh; Công an huyện thì phải xin Công an tỉnh….

Tóm lại, Luật Xử lý vi phạm hành chính chia làm 2 trường hợp ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Trường hợp thông thường thì ban hành trong thời hạn 7 ngày, trường hợp phức tạp, trường hợp phải giải trình thì thời gian ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 30 ngày, và trường hợp cần xác minh thì kéo dài tối đa 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Tuy nhiên, chưa quy định rõ thế nào là tình tiết phức tạp, thế nào là đặc biệt nghiêm trọng đã tạo sự không thống nhất trong xác định tính chất phức tạp, nghiêm trọng của hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

(Các sai sót thường gặp trong xử phạt vi phạm hành chính cần biết)

Thiết nghĩ cơ quan có thẩm quyền cần sớm hướng dẫn việc xác định thế nào là vụ việc hành chính có tình tiết phức tạp, vụ việc hành chính đặc biệt nghiêm trọng để tạo sự thống nhất trong việc xử phạt vi phạm hành chính.

Phương Thảo

Cập nhật thông tin chi tiết về Hàn Quốc Quyết Định Kéo Dài Thời Gian “Giãn Cách Xã Hội” Thêm 2 Tuần 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!