Bạn đang xem bài viết Hệ Thống Văn Bản Pháp Luật Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam được phân loại theo nhiều cách khác nhau, cụ thể: Theo loại hình văn bản, thẩm quyền ban hành, nội dung và mục đích ban hành,…
Phân loại văn bản pháp luật theo loại hình văn bản
Hiến pháp:
Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quy định các vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước như: hình thức và bản chất nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa xã hội; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Luật:
Luật là văn bản do Quốc hội ban hành nhằm điều chỉnh một một ngành, một lĩnh vực cụ thể (kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân). Phạm vi điều chỉnh các quan hệ xã hội của luật hẹp hơn so với bộ luật, khi cùng điều chỉnh một vấn đề quy định tại Bộ luật sẽ mang tính quy định chung còn Luật sẽ quy định chi tiết hơn, Luật không được trái với quy định tại Bộ luật.
Bộ luật:
Bộ luật là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành có giá trị pháp lí cao (chỉ sau Hiến pháp) nhằm điều chỉnh và tác động rộng rãi đến các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực lớn của xã hội. Hiện tại có 6 bộ luật: BL Dân sự, BL Hình sự, BL Lao động, BL Tố tụng hình sự, BL tố tụng dân sự.
Nghị quyết:
Nghị quyết là văn bản quyết định về những vấn đề cơ bản sau khi được hội nghị bàn bạc, thông qua bằng biểu quyết theo đa số, biểu thị ý kiến hay ý định của một cơ quan, tổ chức về một vấn đề nhất định.
Nghị quyết liên tịch:
Nghị quyết liên tịch được ban hành bởi 2 chủ thể, một bên là cơ quan nhà nước, một bên là tổ chức chính trị – xã hội để hướng dẫn thi hành những vấn đề khi pháp luật quy định về việc tổ chức chính trị – xã hội đó tham gia quản lý nhà nước.
Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội:
Pháp lệnh là văn bản do UBTVQH ban hành, không cần thủ tục trình quốc hội, do đặc thù mang tính tình thế nên loại văn bản luật này ban hành theo thủ tục do UBTVQH tự soạn thảo và ban hành, khi thực hiện xứ mạng lịch sử của nó, có những pháp lệnh sẽ được nâng lên thành Luật theo thủ tục và trình tự ban hành Luật, có pháp lệnh sẽ hết hiệu lực khi xứ mạng lịch sử của nó đã hoàn thành,pháp lệnh không trái hiến pháp và không được trái luật.
Lệnh của Chủ tịch nước:
Lệnh của chủ tịch nước nhằm mục đích tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được; Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.
Nghị định:
Nghị định là văn bản do chính phủ ban hành dùng để hướng dẫn luật hoặc quy định những việc phát sinh mà chưa có luật hoặc pháp lệnh nào điều chỉnh. Chính phủ ban hành nghị định để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và Bộ luật, Luật do Quốc hội ban hành
Quyết định:
Quyết định là một loại văn bản do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân ban hành nhằm công bố hay công nhận một vấn đề đối với tổ chức hay cá nhân nào đó có tính thực thi bắt buộc.
Thông tư:
Thông tư do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành nhằm giải thích, hướng dẫn thực hiện những văn bản của nhà nước ban hành, thuộc phạm vi quản lí của từng ngành tương ứng với từng cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
Thông tư liên tich:
Văn bản quy phạm pháp luật do Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt:
Là văn bản do Chính quyền địa phương ở đặc khu ban hành trong quá trình quản lý đặc khu về cơ chế, chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế.. Giá trị pháp lý theo thẩm quyền ban hành
2. Giá trị pháp lý theo thẩm quyền ban hành
Sơ đồ Bộ máy Nhà nước Việt Nam
– Trên sơ đồ Bộ máy nhà nước, theo chiều dọc từ trên xuống dưới quyền lực nhà nước giảm dần, theo chiều ngang các cơ quan vừa phụ thuộc, vừa kiềm chế, vừa độc lập với nhau.
– Các cơ quan có Thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật theo quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 ban hành các văn bản theo đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
3. Phân loại theo nội dung, mục đích văn bản
(1) Văn bản quy phạm pháp luật
Là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật ban hành VBQPPL và được Nhà nước bảo đảm thực hiện
(2) Văn bản áp dụng pháp luật
Là văn bản được ban hành dựa trên các quy phạm pháp luật cụ thể để giải quyết một vấn đề pháp lý cụ thể. Được dùng để cá biệt hóa các quy phạm pháp luật vào những trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể. Quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các chủ thể pháp luật hoặc những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm được ấn định. Văn bản quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, hoặc xác định biện pháp cưỡng chế đối với các hành vi vi phạp pháp luật như bị phạt cảnh cáo, phạt tiền (trong xử phạt hành chính), bị xử lý kỉ luật với các biện pháp như khiển trách, cảnh cáo, hạ mức lương, sa thải . . .
Ngoài ra văn bản áp dụng pháp luật còn quy định chủ thể thực hiện các tránh nhiệp pháp lý như bồi thường thiệt hại, khắc phục các hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra. Áp dụng một lần đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể trong những trường hợp xác định.
Văn bản pháp luật trích dẫn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Luat-ban-hanh-van-ban-quy-pham-phap-luat-2015-282382.aspx
http://law.tueanhgroup.vn/hinh-su/
http://law.tueanhgroup.vn/dan-su/
http://law.tueanhgroup.vn/lao-dong/
http://law.tueanhgroup.vn/dat-dai/
Hệ Thống Văn Bản Pháp Luật Về Thẩm Định Giá Việt Nam
Author
Edited by thanhhai – 15/01/2009 at 15:35
anh Hải ơi, sao mục 4 và 8 em down về không được không biết co phải do máy của em ko?anh thử xem lại dùm em nha… thanks.
maidung wrote:
anh Hải ơi, sao mục 4 và 8 em down về không được không biết co phải do máy của em ko?anh thử xem lại dùm em nha… thanks.
Không phải do máy của bạn đâu, cái này do mình đưa lên host miễn phí nên thời gian lưu trữ không nhiều. Bây giờ mình đưa lên host của chúng tôi rồi. Bạn có thể download được rồi đó.
Thanks.
cái này hơi ngoài lề tí. Em xin được góp ý là hiện có một số website cho phép lưu trữ trực tiếp rất tốt (đăng ký miễn phí, dung lượng lớn và không giới hạn thời gian) như: chúng tôi chúng tôi Chúng ta có thể đăng ký một tài khoản ở các website này để upload tài liệu và share cho mọi người trên diễn đàn, mặt khác có thể giảm tải cho host của thamdinhgia.org
Tuy nhiên, mình cũng đã làm theo cách của bạn rồi nhưng có một số bất tiện cho các thành viên:
+ Việc download là rất phức tạp đối với người không dành về tiếng Anh và CNTT.
+ Link thường vẫn bị Die (Các website lưu trữ trên vẫn có một thời gian nhất định đó, nếu như trong khoảng một thời gian nhất định không có ai download tài liệu đó thì nó sẽ xóa file)
+ và còn nhiều vấn đề nữa mà mình không kiểm soát được tài liệu.
Do vậy, BQT đề nghị các bạn không cần phải lưu trữ ở nơi khác đâu (để cho dễ kiểm soát tài liệu và nhiều tính tiện dụng của nó nữa, tất nhiên điều này sẽ đánh đổi với chi phí thuê Host, nhưng cái gì nó cũng có cái giá của nó bạn à).
Maik Thành Viên Mới
Joined: 09/08/2008Status: OfflinePoints: 43
lieuquangminh Thành Viên Mới
Joined: 04/01/2010Location: tp.hcmStatus: OfflinePoints: 1
xin lỗi mình còn là sinh viên nên có điều thắc mắc mong các anh,thầy giải đáp hộ: bài này được đăng ngày 15/1/2009,không biết từ đó đến nay các văn bản pháp lý về ngành thẩm định giá có được ban hành bổ sung không.Và em học ở trường vẫn là TCTDG VN05 mà sao vẫn thấy nhiều người đề cập đến TCTDG VN 07 hay TCTDG VN09 vậy cho em hỏi,bản TCTDG VN09 có phải là bản update mới nhất và vận dụng bản đó hay sao,nếu không phải thì anh,chị,các thầy có thể so sánh hay nói cho em về điểm khác biệt được không
lieuquangminh wrote:
xin lỗi mình còn là sinh viên nên có điều thắc mắc mong các anh,thầy giải đáp hộ: bài này được đăng ngày 15/1/2009,không biết từ đó đến nay các văn bản pháp lý về ngành thẩm định giá có được ban hành bổ sung không.Và em học ở trường vẫn là TCTDG VN05 mà sao vẫn thấy nhiều người đề cập đến TCTDG VN 07 hay TCTDG VN09 vậy cho em hỏi,bản TCTDG VN09 có phải là bản update mới nhất và vận dụng bản đó hay sao,nếu không phải thì anh,chị,các thầy có thể so sánh hay nói cho em về điểm khác biệt được không
Đỗ Lâm Quế – Queyes Gmail/Yahoo: dolamqueck Phone: 0945.46.79.64
5 Điều Cần Biết Về Hệ Thống Văn Bản Pháp Luật Việt Nam
Tiếp tục hưởng ứng phong trào ngày pháp luật Việt Nam (09/11/2013 – 09/11/2015), mình gửi đến các bạn những điều cần biết về hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam.
Đọc bài viết này, các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam, nắm được văn bản nào có giá trị pháp lý cao hơn văn bản nào và nghe đến tên văn bản thì biết được tên cơ quan ban hành…
Là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự và thủ tục quy định.
Trong trường hợp văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định thì đó không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Thông thường, các văn bản quy phạm pháp luật luôn có một mẫu chung bao gồm các nội dung chính sau:
5 nội dung này là 5 nội dung chính yếu mà khi xem một văn bản, bạn cần phải lưu ý.
Ngoài thời điểm bắt đầu có hiệu lực nêu trên, trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực từ ngày thông qua hay ký ban hành.
Đồng thời, văn bản này phải được đăng ngay trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng và đăng trên Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay Công báo tỉnh chậm nhất sau 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
Còn gọi là hiệu lực trở về trước của một văn bản quy phạm pháp luật, trước thời điểm văn bản quy phạm pháp luật được ban hành.
– Chỉ trong trường hợp thật cần thiết nhằm đảm bảo lợi ích chung của tổ chức, cá nhân và xã hội thì các văn bản quy phạm pháp luật cấp trung ương mới được quy định hiệu lực hồi tố.
+ Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý.
+ Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
– Hiệu lực hồi tố chỉ được áp dụng với văn bản quy phạm pháp luật cấp trương, các văn bản quy phạm pháp luật cấp địa phương không được áp dụng hiệu lực hồi tố.
Một văn bản quy phạm pháp luật bị ngưng hiệu lực thi hành khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Quyết định ngưng hiệu lực thi hành trong một thời hạn nhất định để giải quyết vấn đề về kinh tế xã hội phát sinh.
Thời điểm ngưng hiệu lực phải được quy định rõ tại văn bản quy phạm pháp luật.
Trường hợp đình chỉ thi hành hành, quyết định xử lý văn bản phải được đăng Công báo và đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng, chậm nhất 03 ngày kể ngày ra quyết định.
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản.
– Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó.
– Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.
– Văn bản quy phạm pháp luật trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước.
Trừ trường hợp đó là văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền hoặc điều ước quốc tế có quy định khác.
– Văn bản quy phạm pháp luật địa phương có hiệu lực trong phạm vi đơn vị hành chính đó và được quy định cụ thể ngay trong văn bản đó.
Nếu có sự thay đổi về địa giới hành chính thì hiệu lực về không gian được quy định như sau:
– Nếu 01 đơn vị hành chính được chia thành nhiều đơn vị mới cùng cấp thì văn bản quy phạm pháp luật được của HĐND, UBND của đơn vị hành chính được chia vẫn có hiệu lực với đơn vị hành chính mới cho đến khi có văn bản quy phạm của HĐND, UBND thay thế.
– Nếu nhiều đơn vị hành chính được nhập thành 01 đơn vị hành chính mới cùng cấp thì văn bản quy phạm của HĐND, UBND được nhập vẫn có hiệu lực cho đến khi HĐND, UBND của đơn vị hành chính mới ban hành văn bản quy phạm thay thế.
– Nếu 01 phần địa phận và dân cư của đơn vị hành chính được điều chỉnh về 01 đơn vị hành chính khác thì văn bản quy phạm của HĐND, UBND được mở rộng có hiệu lực với phần địa danh và bộ phận dân cư được điều chỉnh.
“CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” – chữ in hoa, cỡ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm và ở phía trên cùng, bên phải trang đầu tiên của văn bản.
“Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” – chữ in thường, cỡ 13 hoặc 14, kiểu chữ đứng, đậm và ô liền phía dưới Quốc hiệu, chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa – giữa các cụm có gạch nối, phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài dòng chữ.
Phải được ghi đầy đủ bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm, cỡ 13, phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 – 1/2 độ dài dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.
Bao gồm số thứ tự, năm bản hành, loại văn bản và cơ quan ban hành.
Số của văn bản được ghi bằng chữ số Ả Rập, gồm số thứ tự đăng ký đánh theo từng loại văn bản, bắt đầu từ ngày 01/01 – 31/12 năm dương lịch.
Từ “Số” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ 13, kiểu chữ đứng, sau từ “Số” có dấu 2 chấm, với những số nhỏ hơn 10 phải ghi số 0 phía trước.
Giữa số và năm ban hành cách nhau bằng dấu (/) và giữa các nhóm chữ viết tắt trong ký hiệu văn bản cách nhau bằng dấu (-)
Trong đó: 25 – là số thứ tự của văn bản, 2015 – năm ban hành văn bản, TT – viết tắt của loại văn bản là Thông tư và BTP – viết tắt tên cơ quan ban hành là Bộ Tư pháp.
Địa danh là tên gọi chính thức của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi cơ quan ban hành văn bản đóng trụ sở.
Ngày, tháng, năm ban hành: là thời điểm văn bản được ký ban hành. Các số chỉ dùng chữ số Ả Rập, với những số chỉ ngày nhỏ hơn 10, số chỉ tháng 1, 2 thì phải thêm số 0 ở trước.
Địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản được trình bày trên cùng 01 dòng, cỡ 13 đến 14, kiểu chữ nghiêng, các chữ cái đầu của tên địa danh phải viết hoa, giữa tên địa danh và ngày, tháng, năm phải có dấu phẩy (,) và được đặt canh giữa dưới Quốc hiệu, tiêu ngữ.
Bao gồm tên loại và tên gọi.
Tên loại văn bản đã được đề cập phía trên – in hoa, cỡ 14, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt cạnh giữa theo chiều ngang văn bản.
Tên gọi văn bản là nội dung khái quát của toàn văn bản – canh giữa, ngay dưới tên loại văn bản, in thường, cỡ 14, kiểu chữ đứng, đậm.
Đối với văn bản được ban hành kèm theo thì nội dung chú thích về việc ban hành văn bản kèm theo được đặt trong ngoặc đơn, kiểu chữ nghiêng, cỡ chữ 14 và đặt canh giữa liền dưới tên văn bản.
Được xếp theo thứ tự văn bản có giá trị pháp lý cao hơn và đang còn hiệu lực đứng trước.
Được thể hiện bằng chữ in thường, kiểu chữ nghiêng, cỡ 14, trình bày dưới phần tên của văn bản, sau mỗi căn cứ phải xuống dòng, và có dấu chấm phẩy (;) cuối mỗi dòng, dòng cuối cùng kết thúc bằng dấu chấm (.)
Tùy theo nội dung văn bản có phạm vi điều chỉnh rộng hay hẹp để lựa chọn 01 trong các bố cục sau:
– Phần, chương, mục, điều, khoản, điểm.
– Chương, mục, điều, khoản, điểm.
Phần, chương, mục, điều trong văn bản phải có tiêu đề. Tiêu đề là cụm từ chỉ nội dung chính của phần, chương, mục, điều.
Nội dung văn bản được trình bày như sau:
+ Phần nội dung (bản văn) được trình bày bằng chữ in thường (được dàn đều cả hai lề), kiểu chữ đứng; cỡ 13 đến 14.
Khi xuống dòng, chữ đầu dòng có thể lùi vào từ 1cm đến 1,27cm (1 default tab); khoảng cách giữa các đoạn văn (paragraph) đặt tối thiểu là 6pt; khoảng cách giữa các dòng hay cách dòng (line spacing) chọn tối thiểu từ cách dòng đơn (single line spacing) hoặc từ 15pt (exactly line spacing) trở lên.
+ Trường hợp nội dung văn bản được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm thì trình bày như sau:
i. Từ “Phần”, “Chương” và số thứ tự của phần, chương được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.
Số thứ tự của phần, chương dùng chữ số La Mã. Tiêu đề (tên) của phần, chương được trình bày ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.
ii. Từ “Mục” và số thứ tự của mục được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm. Số thứ tự của mục dùng chữ số Ả Rập.
Tiêu đề của mục được trình bày ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm;
iii. Từ “Điều”, số thứ tự và tiêu đề của điều được trình bày bằng chữ in thường, cách lề trái 1 default tab, số thứ tự của điều dùng chữ số Ả Rập, sau số thứ tự có dấu chấm; cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13 – 14), kiểu chữ đứng, đậm;
Số thứ tự các khoản trong mỗi mục dùng chữ số Ả Rập, sau số thứ tự có dấu chấm, cỡ chữ số bằng cỡ chữ của phần lời văn (13 – 14), kiểu chữ đứng; nếu khoản có tiêu đề, số thứ tự và tiêu đề của khoản được trình bày trên một dòng riêng, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng;
Thứ tự các điểm trong mỗi khoản dùng các chữ cái tiếng Việt theo thứ tự abc, sau có dấu đóng ngoặc đơn, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng.
Bao gồm chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền ký ban hành, dấu của cơ quan ban hành và nơi nhận văn bản.
Nghị định của Chính phủ thì Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ ký ban hành và phải ghi chữ viết tắt “TM” (nghĩa là thay mặt) vào trước từ “Chính phủ”.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thì Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quang ngang Bộ ký ban hành.
Nếu cấp phó ký thay thì phải ghi chữ viết tắt “KT” (nghĩa là ký thay) vào trước chức vụ của người có thẩm quyền ký ban hành văn bản.
Chức vụ, họ tên của người ký ban hành, người ký thay mặt phải được thể hiện đầy đủ trong văn bản.
Đối với văn bản liên tịch thì phải ghi rõ chức vụ và tên cơ quan của người ký ban hành văn bản.
* Các chữ viết tắt “TM.”, “KT.” hoặc “Q.” (quyền), quyền hạn và chức vụ của người ký được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.
Họ tên của người ký văn bản được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa so với quyền hạn, chức vụ của người ký.
Chỉ được đóng vào văn bản sau khi người có thẩm quyền ký văn bản.
Gồm cơ quan giám sát, cơ quan kiểm tra, cơ quan ban hành văn bản, cơ quan Công báo và cơ quan lưu trữ và các cơ quan, tổ chức khác, tùy theo nội dung của văn bản.
Từ “nơi nhận” được trình bày trên một dòng riêng (ngang hàng với dòng chữ “quyền hạn, chức vụ của người ký” và sát lề trái), sau có dấu hai chấm, bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ nghiêng, đậm;
Phần liệt kê các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng; tên mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận văn bản được trình bày trên một dòng riêng, đầu dòng có gạch ngang sát lề trái, cuối dòng có dấu chấm phẩy.
Riêng dòng cuối cùng bao gồm chữ “Lưu” sau đó có dấu hai chấm, tiếp theo là chữ viết tắt “VT” (văn thư cơ quan, tổ chức), chữ viết tắt tên đơn vị (hoặc bộ phận) soạn thảo văn bản và số lượng bản lưu (chỉ trong những trường hợp cần thiết) được đặt trong ngoặc đơn, cuối cùng là dấu chấm.
– Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
Hệ Thống Văn Bản Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam Hiện Hành
HTC Việt Nam tiếp tục hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về tố tụng hình sự của Việt Nam hiện hành để người hành nghề luật, người nghiên cứu pháp luật có thể dễ dàng tham khảo, sử dụng (cập nhật đến 03/2020).
MỤC LỤC
1. Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc Hội
2. Luật Thi hành án hình sự số 41/2019/QH14 ngày 14 tháng 06 năm 2019 của Quốc hội
3. Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân số 63/2014/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội
4. Văn bản hợp nhất Luật luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006 của Quốc hội
5. Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội
6. Luật thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội
7. Văn bản hợp nhất Luật thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008, sửa đổi, bổ sung bởi luật số 64/2014/QH12 ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội
8. Luật tổ chức tòa án nhân dân số 62/2014/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội
Luật giám định tư pháp số 13/2012/QH13 ngày 20 tháng 06 năm 2012 của Quốc hội
9. Nghị định số 19/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định về việc tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy tại một số điều của Bộ luật hình sự 2015
10. Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 93 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự
11. Nghị định số 128/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định chế độ báo cáo về điều tra hình sự
12. Nghị định số 117/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động đối ngoại
13. Nghị định số 120/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam
14. Nghị định 121/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam
15. Nghị định 115/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền pháp nhân thương mại phải nộp để đảm bảo thi hành án; việc tạm giữ hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp
16. Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm
17. Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP ngày 05 tháng 11 năm 2018 của Hội đồng thẩm phán của Toà án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng điều 243 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, hiếm của Bộ luật hình sự
18. Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội quy định về việc thi hành bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, luật thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13
19. Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19 tháng 09 năm 2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành một số biểu mẫu trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Bộ luật tố tụng hình sự
20. Nghị quyết số 110/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội quy định về việc thi hành bộ luật tố tụng hình sự
21. Quyết định số 46/QĐ-VKSTC ngày 14 tháng 02 năm 2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quy định về việc quản lý hồ sơ tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tạm đình chỉ và hồ sơ vụ án hình sự tạm đình chỉ của Viện kiểm sát nhân dân.
22. Quyết định số 169/QĐ-VKSTC ngày 25 tháng 04 năm 2019 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành biểu mẫu thống kê về phòng, chống ma túy
23. Quyết định số 170/QĐ-VKSTC ngày 02 tháng 05 năm 2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành quy định quy chế tạm thời công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra và giám định
24. Quyết định số 03/QĐ-VKSTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành quy chế tạm thời công tác thực hành quyền công tố, giám sát việc khởi tố, điều tra và truy tố
25. Quyết định số 505/QĐ-VKSTC ngày 18 tháng 12 năm 2017 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự
26. Quyết định số 501/QĐ-VKSTC ngày 12 tháng 12 năm 2017 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án dân sự
27. Quyết định số 46/QĐ-VKSTC ngày 20 tháng 02 năm 2017 của Tòa án nhân dân tối cao ban hành quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa, phiên họp của tòa án
28. Thông tư số 14/2020/TT-BCA ngày 10 tháng 02 năm 2020 của Bộ công an quy định chi tiết chế độ gặp, nhận quà và liên lạc với phạm nhân
29. Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC ngày 21 tháng 09 năm 2018 của Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết việc xét xử vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của tòa gia đình và người chưa thành niên
30. Thông tư số 23/2018/TT-BQP ngày 08 tháng 03 năm 2018 của Bộ quốc phòng quy định chế độ quản lý, lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam trong Quân đội
31. Thông tư số 61/2017/TT-BCA ngày 14 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công an quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự
32. Thông tư số 49/2017/TT-BCA ngày 26 tháng 10 năm 2017 của Bộ Công an quy định chi tiết chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự; thành phần, số người thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi và khai quật tử thi
34. Thông tư số 27/2017/TT-BCA ngày 22 tháng 08 năm 2017 của Bộ Công an quy định về quy tắc ứng xử của công an nhân dân
35. Thông tư số 02/2017/TT-TANDTC ngày 28 tháng 07 năm 2017 của Tòa án nhân dân tối cao Ban hành Quy chế tổ chức phiên tòa
36. Thông tư 01/2017/TT-TANDTC ngày 28 tháng 07 năm 2017 của Tòa án nhân dân tối cao Quy định về phòng xử án
37. Thông tư liên tịch số 05/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quy định phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện thống kê hình sự
38. Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 07 tháng 08 năm 2018 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để bảo đảm
39. Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 09 tháng 02 năm 2018 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định phối hợp thực hiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về tha tù trước thời hạn có điều kiện
40. Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP ngày 01 tháng 02 năm 2018 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng Hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử
42. Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về quan hệ phối hợp giữ cơ sở giam giữ với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
43. Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
44. Công văn số 64/TANDTC-PC ngày 03 tháng 04 năm 2019 của Tòa án nhân dân tối cao về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc về hình sự, dân sự và tố tụng hành chính
45. Công văn số 254/TANDTC-PC ngày 26 tháng 11 năm 2018 của Tòa án nhân dân tối cao về người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu theo quy định tại Điều 155 của Bộ luật Tố tụng hình sự
46. Công văn số 01/GĐ-TANDTC ngày 05 tháng 01 năm 2018 của Tòa án nhân dân tối cao giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ
47. Công văn số 148/TANDTC-PC ngày 12 tháng 07 năm 2017 của Tòa án nhân dân tối cao về việc triển khai, thi hành Bộ luật hình sự năm 2015 và Nghị quyết số 41/2017/QH14 của Quốc hội
48. Công văn 146/TANDTC-PC ngày 11 tháng 07 năm 2017 của Tòa án nhân dân tối cao về việc viện dẫn, áp dụng án lệ trong xét xử
49. Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07 tháng 04 năm 2017 của Tòa án nhân dân tối cao về việc giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ
50. Công văn số 02/GĐ-TANDTC ngày 19 tháng 09 năm 2016 của Tòa án nhân dân tối cao về việc giải đáp một số vấn đề về tố tụng hành chính, tố tụng dân sự
51. Công văn số 01/GĐ-TANDTC ngày 25 tháng 07 năm 2016 của Tòa án nhân dân tối cao về việc giải đáp một số vấn đề về hình sự. tố tụng hình sự, dân sự, tố tụng dân sự
52. Công văn số 88/TANDTC-PC ngày 01 tháng 04 năm 2016 của Tòa án nhân dân tối cao về việc triển khai thực hiện mô hình xử án
Kính mời tải tài liệu trong file đính kèm:
HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà CT 1 – SUDICO Khu đô thị Mỹ Đình – Mễ Trì, đường Vũ Quỳnh, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: htcvn.law@gmail.com
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Cập nhật thông tin chi tiết về Hệ Thống Văn Bản Pháp Luật Việt Nam trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!