Bạn đang xem bài viết Hiểu Về Chủ Đề Sống Bản Lĩnh được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chủ đề sống bản lĩnh
“Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà. Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm… Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này. Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn.”
(Tuoitre.vn – Xây dựng bản lĩnh cá nhân)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (0,5 điểm) Câu 2. Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh? (0,5 điểm) Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng “Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh” (1,0 điểm) Câu 4. Theo anh/chị, một người có bản lĩnh sống phải là người như thế nào? (1,0 điểm)
Gợi ý trả lời:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? phương thức nghị luận
Câu 2. Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh? người có bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt.
Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng “Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh”.Sở dĩ tác giả cho rằng bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh bởi vì khi một cá nhân có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm nhưng chỉ nhằm mục đích phục vụ cá nhân mình, không quan tâm đến những người xung quanh, thậm chí làm hại đến xã hội thì không ai thừa nhận anh ta là người có bản lĩnh…
Câu 4. Theo anh/chị, cần làm thế nào để rèn luyện bản lĩnh sống? – Phải trau dồi tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng – Phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm – Phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực – Phải có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.
Đọc Hiểu Văn Bản: Sống Chết Mặc Bay
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
Phạm Duy Tốn là một cây bút viết truyện ngắn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. sống chết mặc bay là truyện ngắn tiêu biểu, nó được coi như một trong những tác phẩm mở đầu cho khuynh hướng văn học hiện thực phê phán sau này. Trong Sống chết mặc bay, tác giả đã tái hiện khá sinh động bức tranh đối lập giữa đời sống khổ cực của nhân dân với cuộc sống phè phỡn xa hoa của lũ quan lại. Viết sống chết mặc bay, Phạm Duy Tốn đã manh mẽ tố cáo thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời.
Mở đầu tác phẩm, tác giả đã xây dựng một tình huống độc đáo được đặt trong sự đối lập gay gắt. Một bên là tình cảnh vô cùng nguy khốn của dân chúng : “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá ; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất”. Tính mạng “con dân” cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Quang cảnh hàng trăm ngàn con người đang ra sức chống chọi lại với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả : “kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre”, “người nào người nấy lướt thướt như chuột lột” đối lập với cảnh quan huyện – “kẻ cha mẹ của dân” – có trách nhiệm đốc thúc dân chúng bảo vệ đê đang chễm chệ trong đình “cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trong mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì”. Ngoài kia con dân đang chân lấm tay bùn, đem thân hèn yếu để chống chọi lại với sức nước thì trong đình “đèn thắp sáng trưng”, “nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng”. Dường như ngoài kia và trong này là cả hai thế giới khác biệt hoàn toàn. Nếu ngoài kia là thảm cảnh thì trong này là thú vui. Ngoài kia gấp gáp khẩn trương, trong này thong dong nhàn nhã. Cái náo loạn đặt bên cạnh cái yên ả. Trái với “con dân” đang “trăm lo ngàn sợ”, quan phụ mẫu “uy nghi chễm chện ngồi” như không hề hay biết đến tinh trạng thảm thương của dân chúng. Dựng lên hai cảnh đối lập gay gắt đó, tác giả vạch trần thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong tình cảnh ấy, vô trách nhiệm chính là một tội ác.
Bản chất vô nhân đạo, lối sống “sống chết mặc bay” của tên quan huyện đã lộ rõ. Mưa gió và sinh mạng hàng ngàn con người không được quan chú ý bằng 120 lá bài. Không khí trong đình vẫn tĩnh mịch, chỉ đồi khi nghe tiếng quan gọi : “Điếu, mày”, tiếng “Dạ”, tiếng “Bốc”, “Bát sách ! Ăn”, “Thất văn… Phỗng”… Thú vui bài bạc, ma lực đỏ đen đã làm bọn quan lại đánh mất lương tri, nhân tính. “Nước sông dầu nguy không bằng nước bài cao thấp”, hình ảnh so sánh thể hiện sự táng tận lương tâm của lũ vô lại. Cuối cùng, đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai : “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày”. Đoạn, lại bình thản quay mặt hổi thầy đề : “Thầy bốc quân gì thế ?”. Ván bài “ù to”. Quan sung sướng, cười hả hê, đắc chí và cũng chính lúc ấy “nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết”…
Với việc sử dụng triệt để thủ pháp tương phản đối lập và nghệ thuật xây dựng tình huống truyện gay gắt ; với giọng văn khi thiết tha xúc động, khi cay độc mỉa mai,… Phạm Duy Tốn đã trực tiếp bày tỏ thái độ cảm thông sâu sắc của mình trước thảm cảnh của dân chúng và lòng căm uất phẫn nộ bọn quan lại phong kiến.
VĂN BẢN ĐỌC THÊM
TẮT ĐÈN (Trích)
Bóng cây ngả đến gần tường bao lan.
Mặt trời chênh chếch nhòm vào gốc đa, gốc gạo.
Những con trâu, bò bị bắt và bị kí giam chỏng gọng nằm dưới nắng, uể oải nhai những rễ khoai hoặc cỏ héo của chủ ban cho.
Một lũ đàn bà chờ đợi nộp thuế, lê la ngồi khắp thềm đình.
Đàn chó chui trong gậm đình, chực cướp xương rơi, con nọ cắn con kia ý ẳng.
Trên đình ăn uống đã tàn.
Chánh tổng ngậm tăm nằm cạnh bàn đèn, hai mắt lim dim dở ngủ.
Cai lệ ngồi nhổm hai chân cạo lọ, cặp môi thâm sịt nhành ra gần tới mang tai.
Cậu lính cơ lây hết gân guốc trên bộ mặt đỏ gay, ra sức nghiền cục xái trong cái chén mẻ.
Mấy ông hương trưởng, tộc biểu, trương tuần xúm quanh cái điếu đàn và chiếc ấm tay, kẻ hút thuốc, người phùng miệng thổi bát nước nóng.
Lí trưởng tựa lưng bên bức câu lơn, thù tiếp chánh hội, phó hội bằng mâm cỗ chỉ còn rau chuối và lá tía tô.
Thư kí, chưởng bạ lễ phép chìa đũa mời nhau gắp mấy miếng thịt mỡ khô cong các cạnh.
Lí cu, phó lí, thủ quỹ châu đầu trên lớp bát đĩa đầy nhặng xanh, gật gù nhấc chén lên lại đặt chén xuống.
Người nhà chánh tổng, người nhà lí trưởng, mấy anh tuần phu canh ngày, ken vai vây lấy rá cơm “đi hơi” và chậu nước xuýt ruồi chết nổi lều bều, soàn soạt vừa húp và vừa nuốt.
Mỗi người mỗi miệng, ai nói nấy nghe. Sự ầm ầm càng giúp sức cho sự nóng nực.
Chị Dậu về đến cổng đình, vừa thây tiếng ông lí cựu quát vang trong đình :
– Thằng Mới đâu ? Vào ti lấy thêm mấy chai rượu nữa ra đây ! Chúng tao còn uống ! Ai thôi mặc ai.
Tiếp đến tiếng ông chánh hội:
– Hãy gượm ! Rượu còn đấy, các ông cứ uống cho hết. Để nó đi mua vài đồng thuốc phiện nữa đã. Cụ chánh đợi đã lâu rồi.
Rồi đến tiếng ông hương trưởng :
– Thong thả hãy mua thuốc phiện cũng được ! Miệng tao còn chưa rửa đây. Ra giếng múc tao chậu nước !
Rồi đến tiếng ông thủ quỹ :
– Rồi hãy múc nước ! Mày đi rót một ít nước mắm vào đây cái đã !
Rồi đến lượt ông lí cựu vắt lại :
– Các ông đừng bỉ mặt nhau ! Tôi đương bảo nó đi lấy thêm rượu, các ông lại nỡ vỗ vào mặt tôi, người này sai nó việc này, người kia sai nó việc khác… Khinh nhau vừa vừa chứ !
Bạo dạn, chị Dậu bước lên cửa đình, hạ cái mê nón ở trên đầu xuống.
– Chào các cụ, chào các ông.
cả đình đổ xô trông ra. Người nhà lí trưởng tráo ngược đôi đũa chỉ vào mặt chị :
– Sưu của anh ấy đủ chưa ? Đem mà nộp đi !
Cai lệ vừa cạo hết xái trong lọ, ngẩng đầu trông lên.
– À ! Con vợ thằng gì ở xóm cuối làng phải không ? Chị ta cứng cổ lắm, lí sư lắm. Sáng nay nếu không vội đi bắt đứa khác thì tôi biếu thêm cho chị ấy vài chục quả phật thủ nữa.
Phó lí chõ vào :
– Nó là vợ thằng đĩ Dậu chứ thằng gì ? Sao ông không giã thêm cho nó một mẻ ? Ông lí tôi mời ông về đây, chỉ cần có thế.
Lí trưởng rung đùi ra bộ đắc ý :
– Tôi nói trên có cu chánh, có ông cai và đông các ông tất cả : vụ thuê này tôi làm kể cũng cứng lắm. Không cần gì hết, đứa nào trái ý, đánh luôn. Mà cũng có thế mới được. Chúng tôi làm vua làm việc, quanh năm đầu chày đít thớt, chỉ có những lúc “hồng thuỷ trướng giật” và những khi “sưu thuế giới kì” như thế này, thì mới có quyền. Tha hồ đánh, tha hồ trói, trai làng thằng nào bướng bỉnh… đánh chết vô tội vạ.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1984)
– Gợi dẫn
Trong đoạn trích, có những cảnh tương phản nào ? Việc xây dựng cảnh tương phản đó có ý nghĩa gì ?
Đề Đọc Hiểu Câu Chuyện Quà Tặng Cuộc Sống : Hai Anh Em
Tài liệu luyện thi THPT Quốc gia môn văn. Bộ đề minh họa kì thi THPT Quốc gia .Đề đọc hiểu câu chuyện quà tặng cuộc sống : Hai anh em Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Hai anh emNgày xưa ở một làng nọ, có hai anh em đẻ sinh đôi, trẻ tuổi, đáng yêu. Tuy nhiên tính tình của họ rất ngỗ nghịch. Và mọi việc trở nên nghiêm trọng khi hai anh em bắt đầu đi ăn trộm cừu của những người nông dân trong vùng – một hành vi bị coi là trọng tội. Một lần nọ, cả hai anh em bị bắt quả tang. Dân làng quyết định trừng phạt bằng cách trích lên trán họ hai chữ ” ST” (sheep thief – tên trộm cừu) như một dấu ấn tội lỗi sẽ theo họ suốt đời. Một người trong hai anh em vì quá xấu hổ, nên đã bỏ làng đi biệt xứ. Kể từ đó, chẳng còn ai biết tin tức được gì về anh ta. Còn người thứ hai vô cùng ân hận, đã ở lại làng và cố gắng hết sức để bù đắp lại những lỗi lầm của mình. Lúc đầu mọi người đều e dè và chẳng muốn dính líu gì với anh ta. Tuy nhiên anh ta vẫn quyết tâm chuộc lỗi. Hễ trong làng có ai đau yếu anh đều tìm đến ân cần chăm sóc và lo lắng. Bất cứ ai có việc gì nặng nhọc, anh đều giúp đỡ hết mình, chẳng cần biết đó là ai, giàu hai nghèo. Cứ thế, anh luôn sống vì người khác mà chẳng hề đòi ban thưởng hay trả công. Nhiều năm trôi qua, một bữa nọ, có một vị khách đi ngang qua ngôi làng. Trong lúc ngồi quán nước bên đường, ông trông thấy một cụ già, trên trán có khắc một dấu khác lạ. Bất kì ai trong làng đi qua đều dừng lại kính cẩn chào hỏi cụ; đám trẻ con chơi xong cũng chạy đến sà vào long cụ. Tất cả mọi người đều thể hiện thái độ yêu quý, kính trọng ông cụ. Vị khách tò mò hỏi chủ quán: – Hai kí tự trên trán ông cụ có nghĩa là gì thế?– Tôi cũng không rõ nữa. Chuyện xảy ra cách đây đã lâu lắm rồi – người chủ quán đáp.Sau đó ông ngừng suy nghĩ một chút rồi nói – nhưng theo tôi chắc nó có nghĩa là ” Thánh nhân” ( Saint) ( Theo sách Hạt giống tâm hồn)Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? ( 0,5 điểm)Câu 2. Nêu ngắn gọn nội dung chính của văn bản? ( 1,0 điểm)Câu 3. Theo anh/chị, tại sao chàng trai ngày xưa trộm cừu lúc về già lại được ” tất cả mọi người yêu quí, kính trọng” và suy tôn là “Thánh nhân”? ( 0,5 điểm)Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn ( 6 đến 8 dòng) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về bài học rút ra từ văn bản trên? ( 1,0 điểm) Đáp án :Câu 1. Phương thức tự sự ( 0,5 điểm)Câu 2. Nội dung văn bản – Câu chuyện kể về hai anh em sinh đôi ăn trộm cừu, sau đó bị dân làng trùng phạt, một người bỏ đi biệt tích, một người ở lại tìm cách chuộc lại lỗi lầm, lúc về già được mọi người yêu quí, kính trọng. ( 0,5 điểm) – Ý nghĩa câu chuyện: Cuộc sống không ai tránh khỏi những sai trái, lỗi lầm. Hãy can đảm, kiên trì sửa lỗi sẽ được đền đáp. Đó là cách ứng xử đẹp khi lầm lỗi, thất bại trên đường đời. ( 0,5 điểm)Câu 3. Chàng trai trộm cừu ngày xưa lúc về già được suy tôn là thánh nhân vì anh đã nhận ra lỗi lầm, cố gắng hết sức để bù lại lỗi lầm, luôn sống vì người khác… ( 0,5 điểm)Câu 4. ( 1,0 điểm) – HS viết đúng yêu cầu một đoạn văn – Rút ra được bài học thiết thực, chân thành từ câu chuyện. Có thể là bài học về cách ứng xử trước lầm lỗi, bài học về sự kiên trì…
Chủ Đề Văn Bản Nhật Dụng
CHỦ ĐỀ
VĂN BẢN NHẬT DỤNG.
CÁC YÊU CẦU TRONG QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
(Thời lượng: 10 tiết)
A. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
đề quen thuộc, gần gũi hàng ngày; Trình bày được suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về
người thân; Luyện nói về trải nghiệm đáng nhớ của bản thân; Một số kiến thức tiếng
Việt, tập làm văn được tích hợp trong dạy đọc, viết, nói và nghe.
I. Hướng đến phát triển các phẩm chất
– Hình thành và bồi dưỡng phẩm chất nhân ái trong học sinh: Bồi dưỡng tình cảm gia
đình, tình yêu thương con người, sự đồng cảm và sẻ chia với những số phận không may
mắn, trân trọng những giá trị nhân văn tốt đẹp qua văn chương và cuộc sống.
– Hình thành và bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm: Nhận thức được trách nhiệm của bản
thân trong gia đình, trong học tập, lao động. Xây dựng được trách nhiệm và ý thức học
tập; vai trò, bổn phận của một người con trong mới quan hệ với người thân.
II. Hướng đến phát triển các năng lực
Qua bài học, HS luyện tập để có các kĩ năng và kiến thức sau
1. Kĩ năng Đọc – hiểu: Biết đọc – hiểu một văn bản nhật dụng, cụ thể:
– Nhận biết và hiểu nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm:
– Giải thích được ý nghĩa của nhan đề trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.
– Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản nhật dụng; chỉ ra được mối quan hệ
giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.
– Liên hệ với những hiểu biết về quyền và trách nhiệm của trẻ em mà bản thân biết.
– Hiểu được những yêu cầu cơ bản khi tạo lập văn bản như: tính liên kết, bố cục và sự
mạch lạc của văn bản.
2. Kĩ năng Viết
trường hoặc gia đình.
– Bước đầu làm quen với cách viết bài văn biểu cảm kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự.
– Viết được đoạn văn/bài văn chia sẻ cảm xúc của bản thân sau khi tiếp cận văn bản, có
liên hệ với thực tế đời sống.
– Biết trích dẫn các văn bản của các tác giả khác.
3. Kĩ năng Nói – Nghe
– Kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân về trường học hoặc gia đình, thể
hiện cảm xúc và suy nghĩ riêng về trải nghiệm đó.
– Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày; chỉ ra được những hạn chế (nếu
có) của văn bản biểu cảm.
B. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CHỦ ĐỀ
– Chủ đề gồm 10 tiết, cụ thể như sau:
Tiết
1,2
3
4,5
6,7,8
9,10
Nội dung
– Đọc hiểu văn bản Cổng trường mở ra.
– Đọc hiểu văn bản Mẹ tôi
– Đọc hiểu văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê.
– Viết
– Nói, nghe
– Kiểm tra, đánh giá
Ghi chú
Tích hợp kiến
thức về liên kết,
bố cục, mạch lạc
trong văn bản
Tuần: 1
Tiết: 1,2
Ngày soạn: 05/09/2020
Ngày dạy: 07/09/2020
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
(Lý Lan)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Góp phần giúp học sinh biết yêu thương, trân trọng tình cảm gia đình; có ý thức trong
việc xây dựng tình cảm gia đình, ý thức về nhiệm học tập, trách nhiệm của bản thân với
gia đình và xã hội.
2. Qua bài học, HS luyện tập để có các kĩ năng và kiến thức sau:
a) Kĩ năng đọc hiểu: biết đọc hiểu một văn bản nhật dụng, cụ thể:
– Nhận biết một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của người mẹ.
– Hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
– Cảm nhận và hiểu được những tình cảm sâu sắc của cha mẹ đối với con cái từ tâm trạng
của một người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con. Hiểu và trân trọng những
tình cảm thiêng liêng của cha mẹ dành cho con cái.
– Hiểu được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi người, nhất là đối với
tuổi thiếu niên và nhi đồng.
– Chỉ ra được lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản; giải thích
được ý nghĩa của nhan đề trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.
– Phân tích được một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn
bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.
– Liên hệ vận dụng các phương thức biểu đạt khi viết một bài văn biểu cảm.
b) Kĩ năng viết:
phẩm.
– Viết thư để thể hiện tình cảm, bộc lộ suy nghĩ của bản thân với một người thân trong gia
đình.
– Biết cách trích dẫn văn bản của người khác.
c) Kĩ năng nói và nghe
– Tóm tắt được nội dung chính của văn bản.
– Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày những cảm nhận của bản thân về cách
ứng xử, thể hiện tình cảm của nhân vật, về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
– Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày; chỉ ra được những hạn chế (nếu
có) của bài văn biểu cảm.
B. PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương tiện dạy học
– Máy tính/ điện thoại có kết nối internet, máy chiếu, loa.
– Bài soạn (gồm văn bản dạy học để đưới dạng điện tử; các hoạt động được thiết kế để tổ
chức cho học sinh). Video
– Văn bản dạy học: Cổng trường mở ra; phiếu học tập
2. Hình thức tổ chức dạy học
– Dạy học cá nhân, nhóm, cả lớp;
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở, bài soạn của HS
3. Bài mới
Yêu cầu cần đạt và kết quả dự kiến
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: Khởi động
* Yêu cầu:
– GV tổ chức hoạt động khởi động: quan sát tranh,
– Tạo được tâm thế cho người học
đặt một số câu hỏi, yêu cầu HS làm việc cá nhân để
– Đặt vấn đề tiếp cận bài học
trả lời:
* Kết quả dự kiến:
– Trình bày được cảm xúc, suy nghĩ
của bản thân về ngày khai trường.
? Nhìn những bức hình trên em có cảm tưởng gì?
? Mẹ thường chuẩn bị những gì cho em khi năm học
mới đến?
Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và định hướng cho
HS
GV dẫn dắt vào bài:
Trong quãng đời đi học, hầu như ai trong số
chúng ta đều trải qua ngày khai trường, chào đón
năm học mới. Nhưng, ít ai để ý xem trong đêm
trước ngày khai trường ấy mẹ mình đã làm gì và
nghĩ những gì. Tùy bút “Cổng trường mở ra” chúng
ta tìm hiểu đã ghi lại những cảm xúc ấy. Hôm nay
chúng ta sẽ hiểu được trong đêm trước ngày khai
trường để vào lớp 1 của con, những người mẹ đã
Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
HĐ 1: Đọc và tìm hiểu chung về GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin chung của văn
văn bản
bản qua câu hỏi mở và phiếu học tập
* Yêu cầu
(1). GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc kĩ nhan đề
– Trình bày được những thông tin văn bản và hoàn thành phiếu học tập:
cơ bản của văn bản, giải thích được – Từ nhan đề văn bản, em hãy dự đoán nội dung văn
ý nghĩa nhan đề.
bản
Phiếu học tập số 1
Dự đoán nội dung văn bản
1. Văn bản nói về: …………………………………………………..
…………………………………………………………………………….
2. Nhân vật có thể xuất hiện………………………………………
……………………………………………………………………………..
3. Thông điệp của VB……………………………………………..
…………………………………………………………………………..
* Kết quả dự kiến
– Cổng trường mở ra là tùy bút của
nhà văn Lí Lan được in trên báo
“Yêu trẻ” – chúng tôi số 166 ngày
1/9/2000.
– VB được chia làm 2 phần:
Những tình cảm dịu ngọt người mẹ
dành cho con.
+ P2: Còn lại: Tâm trạng của người
mẹ trong đêm trước con vào lớp 1.
– Kiểu văn bản: nhật dụng (đề cập
đến những vấn đề vừa quen thuộc,
gần gũi hàng ngày vừa có ý nghĩa
trọng đại, lâu dài mà mọi người
đều quan tâm hướng tới)
– Em có suy nghĩ gì về nhan đề của văn bản?
? Văn bản này do ai sáng tác? Em biết gì về tác giả
này?
GV hướng dẫn HS đọc – hiểu nội dung khái quát của
văn bản
(2). GV yêu cầu HS đọc lướt toàn bộ văn bản, thực
hiện các yêu cầu qua câu hỏi và PHT
? Hoàn thành phiếu học tập
Phiếu học tập số 2
Kiểu VB
Thể loại
PTBĐ chính
Xuất xứ
Bố cục
? Tác phẩm thuộc kiểu văn bản đã được học ở lớp 6,
hãy nhắc lại đặc trưng của kiểu văn bản ấy?
? Em hãy tóm tắt lại tác phẩm
(3). Sau khi HS trả lời, GV gợi mở, tổng kết dựa trên
ý kiến của HS. GV chốt nội dung chính.
HĐ2: Đọc hiểu chi tiết
GV hướng dẫn HS đọc – hiểu chi tiết nội dung văn
* Yêu cầu cần đạt
bản.
– Nhận biết và phân tích được đặc (1). Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày
điểm của một văn bản biểu cảm,
chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc
điểm văn bản với mục đích của nó.
– Nhận biết được cách bộc lộ cảm
xúc trực tiếp và gián tiếp trong văn
biểu cảm.
– Nhận biết được tầm quan trọng
của giáo dục với sự phát triển của
mỗi con người. Đồng thời nhận
thức rõ về quyền và trách nhiệm
của trẻ em trong việc giáo dục.
* Kết quả dự kiến
1.
– Tình yêu thương, sự quan tâm của
một người mẹ trước những bước
ngoặt của con. Tình mẫu tử thiêng
liêng.
– Tâm trạng trằn trọc, bâng khuâng
của người mẹ trong đêm trước ngày
khai trường của con.
– Người mẹ có tâm trạng như thế
vì:
+ Lo lắng cho con, mong muốn con
có một ngày khai trường ý nghĩa.
+ Hồi tưởng lại kỉ niệm sâu đậm về
ngày khai trường đầu tiên.
– Nghệ thuật độc thoại, cách sử
dụng từ láy, kết hợp các PTBĐ (tự
sự, miêu tả, biểu cảm) để làm nổi
bật tâm trạng, tình cảm và những
điều sâu thẳm khó nói bằng những
lời trực tiếp.
2.
– Dù là ở đâu, đất nước nào thì vấn
đề giáo dục luôn được coi trọng,
xem là quốc sách. Việc đầu tư cho
giáo dục luôn được chú trọng.
khai trường của con.
– GV yêu cầu HS đọc đoạn văn mở đầu và làm việc
cặp đôi trả lời các câu hỏi, hoàn thành phiếu học tập
sau:
+ Người mẹ nghĩ tới con trong thời điểm nào? Nhận
xét về thời điểm đó?
+ Trong đêm, khi con ngủ người mẹ đã làm gì? Qua
cử chỉ đó em cảm nhận được điều gì?
+ Tâm trạng của mẹ và con được thể hiện như thế
nào? Nhận xét tâm trạng của mỗi người?
Phiếu học tập số 3
Mẹ
Con
Biểu hiện tâm
trạng
Nhận xét, đánh
giá
+ Chỉ ra được lí do người mẹ lại có tâm trạng như
thế?
– GV hướng dẫn HS làm việc nhóm theo kĩ thuật
mảnh ghép và thực hiện các yêu cầu:
+ Chỉ ra những chi tiết được sử dụng để nói về ngày
khai trường đầu tiên của mẹ.
+ Những cảm xúc đan xen trong dòng suy tưởng của
mẹ.
+ Nhận xét về hệ thống từ ngữ được tác giả sử dụng
để nói về tâm trạng của người mẹ? Tác dụng của
cách sử dụng từ đó?
+ Những tình cảm quá khứ ấy đã nói lên được tình
cảm sâu nặng nào của lòng mẹ?
+ Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con
không? Hay người mẹ đang tâm sự với ai ?
+ Cách viết này có tác dụng gì?
GV khái quát lại nội dung, định hướng GD tình cảm
yêu thương gia đình
(2). Cảm nghĩ của mẹ về vai trò của giáo dục
– GV yêu cầu HS đọc phần còn lại của văn bản, làm
việc theo nhóm 4 bạn sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn
– Sai lầm trong giáo dục sẽ để lại
ảnh hưởng nặng nề, lâu dài. Trong
giáo dục không được phép sai lầm.
– Khẳng định vai trò to lớn của giáo
dục và tin tưởng ở sự nghiệp giáo
dục của nước nhà.
và thực hiện các yêu cầu sau:
+ Chỉ ra được sự thay đổi trong ngày khai trường ở
Nhật Bản. So sánh, liên hệ với nước ta.
+ Chỉ ra câu văn trong bài nói lên tầm quan trọng của
nhà trường đối với thế hệ trẻ? Câu văn này có ý
nghĩa gì ? Vì sao lại nói như thế?
– GV cho HS theo dõi video:
với con : “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là
của con, bước qua cánh cổng trường là 1 thế giới kì
diệu sẽ mở ra.”
+ Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
+ Câu nói này có ý nghĩa gì ?
GV nhận xét, đánh giá và hướng dẫn HS chốt lại nội
dung chính.
HĐ3: Tổng kết
* Yêu cầu cần đạt
– Nêu được tác động của văn bản.
– Khái quát được giá trị nội dung và
nghệ thuật của văn bản
* Kết quả dự kiến
– Người viết lựa chọn cách viết nhẹ
nhàng, tinh tế, giàu chất trữ tình
sâu sắc, diễn tả những cảm xúc sâu
sắc, mãnh liệt của người mẹ. Đó
cũng là tình cảm của tất cả các bà
mẹ Việt Nam.
– Lựa chọn hình thức tự bạch như
những dòng nhật kí của người mẹ
nói với con, tác giả đã miêu tả tâm
trạng nhân vật tinh tế, phù hợp.
Hoạt động: Luyện tập
* Yêu cầu cần đạt
– Giải quyết được các câu hỏi đặt ra
của tác phẩm.
GV hướng dẫn HS tổng kết, tìm hiểu sự tác động của
văn bản
– GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời cá nhân:
+
Bài viết lôi cuốn và tạo ra sự đồng cảm ở người đọc
về tình mẫu tử thiêng liêng, theo em người viết đã
làm thế nào để đạt được mục đích đó?
+ Em có cảm nhận như thế nào sau khi học xong tác
phẩm?
– Sau khi HS trả lời/ nhân xét, GV nhận xét, khái
quát
GV tổ chức cho Hs luyện tập
BT 1:
– GV tổ chức cho HS phát biểu suy nghĩ của mình về
ngày khai trường đáng nhớ nhất.
* Kết quả dự kiến
– HS làm việc cá nhân, trình bày.
1. HS sẽ nói được những dấu ấn BT 2:
sâu đậm riêng của bản thân về ngày – GV tổ chức hoạt động nhóm, thực hiện yêu cầu sau:
khai trường.
+ Sưu tầm những câu văn, thơ, tục ngữ, ca dao, danh
2. HS sưu tầm được các câu văn, ngôn hay nói về mẹ.
thơ, ca dao, tục ngữ, … hay nói về – Báo cáo kết quả chuẩn bị ở nhà
người mẹ. Trình bày trên giấy A0
– GV chốt động viên
Hoạt động: Liên hệ, vận dụng, mở rộng
* Yêu cầu cần đạt
– GV tổ chức cho Hs vận dụng, liên hệ, mở rộng
– Vận dụng được kiến thức đã được GV yêu cầu HS làm việc cá nhân thực hiện một số
học từ văn bản để giải quyết một yêu cầu sau:
vấn đề trong cuộc sống
+ Bài học rút ra từ văn bản “Cổng trường mở ra”
* Kết quả dự kiến
+ Bản thân em thấy việc đến trường học đã mang lại
HS thực hiện, trả lời theo quan cho em những điều gì?
điểm cá nhân, đảm bảo sức thuyết + Viết một đoạn văn ghi lại suy nghĩ của bản thân về
phục, tính hợp lí
ngày khai trường đầu tiên.
4. Dặn dò, hướng dẫn học bài
– Tóm tắt lại văn bản, khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản
– Các nhóm hoàn thành sản phẩm đã được giao.
– Chuẩn bị bài: Mẹ tôi
Tuần: 1
Tiết: 3
Ngày soạn: 05/09/2020
Ngày dạy: 10/09/2020
MẸ TÔI
(Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Góp phần giúp học sinh biết yêu thương, trân trọng tình cảm gia đình; có ý thức trong
việc xây dựng tình cảm gia đình, ý thức trách nhiệm và bổn phận làm con trong gia đình.
2. Qua bài học, HS luyện tập để có các kĩ năng và kiến thức sau:
a) Kĩ năng đọc hiểu: biết đọc hiểu một văn bản nhật dụng, cụ thể:
– Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết dưới hình thức một bức thư.
– Cảm nhận và hiểu được những tình cảm sâu sắc của cha mẹ đối với con cái thông qua
bức thư của người bố gửi tới người con. Hiểu và trân trọng những tình cảm thiêng liêng
của cha mẹ dành cho con cái.
– Hiểu được cách giáo dục con vừa nghiêm khắc vừa có tình có lí của người cha khi con
mắc lỗi.
– Nắm được lời văn biểu hiện tâm trạng người bố đối với con trong văn bản; giải thích
được ý nghĩa của nhan đề trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.
– Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người bố được thể hiện trong
bức thư.
– Liên hệ vận dụng khi viết một bức thử bộc lộ cảm xúc.
– Nhận biết được liên kết, mạch lạc trong quá trình tạo lập văn bản.
– Xác định được bố cục văn bản.
– Hiểu được nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.
b) Kĩ năng viết:
– Viết đoạn văn/văn bản biểu cảm (về gia đình) có liên hệ với tác phẩm.
– Viết thư để thể hiện tình cảm, bộc lộ suy nghĩ của bản thân với một người thân trong gia
đình.
– Biết cách trích dẫn văn bản của người khác.
c) Kĩ năng nói và nghe
– Tóm tắt được nội dung chính của văn bản.
– Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày những cảm nhận của bản thân về cách
ứng xử, thể hiện tình cảm của nhân vật, về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
– Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày; chỉ ra được những hạn chế (nếu
có) của bài văn biểu cảm.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương tiện dạy học
– Máy tính/điện thoại có kết nối internet, máy chiếu, loa.
– Bài soạn (gồm giáo án dưới dạng in, bài giảng điện tử, các hoạt động được thiết kế để tổ
chức cho học sinh).
– Văn bản: MẸ TÔI
– Video: https://www.youtube.com/watch?v=1DuHtA9GXYU
C. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Học xong văn bản Cổng trường mở ra, em hiểu thêm được điều gì?
*Yêu cầu
– Hiểu tấm lòng của mẹ đối với con đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối
với mỗi con người.
3. Bài mới
Yêu cầu cần đạt và kết quả dự kiến
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động: Khởi động
* Yêu cầu cần đạt
– GV tổ chức cho HS theo dõi video, yêu cầu
– Tạo được tâm thế, sự hứng khởi
HS làm việc cá nhân để trả lời các câu hỏi:
– Định hướng HS về nội dung tác phẩm
+ Cảm xúc của em sau khi xem xong video?
* Kết quả dự kiến
Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và định
– HS bộc lộ được cảm xúc, suy nghĩ về
hướng cho HS
nội dung bài hát, về người mẹ.
GV dẫn dắt vào bài:
Có thể khẳng định rằng mẹ chính là một kì
quan đặc biệt của tạo hóa nên có vô số nhà
văn, nhà thơ đã lấy làm nguồn cảm hứng sáng
tạo. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một
tác phẩm viết về mẹ đó chính là văn bản: “Mẹ
tôi”.
Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
HĐ1: Tìm hiểu chung về văn bản
* Yêu cầu cần đạt
– Trình bày được những thông tin cơ bản
về tác giả, tác phẩm.
– Giải thích được ý nghĩa của nhan đề
trng việc thể hiện nội dung văn bản
* Kết quả dự kiến
– Tác giả: Et-môn-đô đơ-A-mi-xi (18461908). Là nhà văn Ý, thường viết về đề
tài thiếu nhi và nhà trường về những tấm
GV hướng dẫn HS đọc – hiểu nội dung khái
quát của văn bản
(1). GV yêu cầu HS đọc phần chú thích và
thực hiện các yêu cầu:
+ Chỉ ra được những thông tin cơ bản về tác
giả.
+ Hoàn thành phiếu học tập
Phiếu học tập số 1
Kiểu VB
PTBĐ
lòng nhân hậu.
Xuất xứ
– Tác phẩm: Là văn bản nhật dụng viết
Bố cục
về người mẹ. In trong tập truyện “Những + Em đã đọc tập truyện “Những tấm lòng cao
tấm lòng cao cả”, xuất bản năm 1886.
cả” chưa?
– Bố cục: 2 phần
(2). GV yêu cầu đọc lướt nội dung văn bản,
– Nhan đề: Người mẹ không xuất hiện sau:
trực tiếp nhưng qua lời người bố người + Văn bản là bức thư bố viết cho con, tại sao
mẹ hiện lên cao cả, lớn lao. Hình ảnh, tác giả lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”? Nhan đề
tình cảm của mẹ được nhắc tới xuyên đó có phù hợp với nội dung của văn bản?
suốt văn bản.
Sau khi HS trả lời, GV gợi mở, nhận xét
hoặc tổng kết dựa trên các ý kiến của HS.
HĐ2: Tìm hiểu chi tiết văn bản
GV hướng dẫn HS đọc – hiểu chi tiết văn bản
* Yêu cầu cần đạt
1. Hoàn cảnh viết thư
– Nhận biết và chỉ ra được lí do, mục – GV yêu cầu HS thực hiện các yêu cầu sau:
đích và nội dung của bức thư.
+ Chỉ ra được lí do mà người bố viết thư.
– Nhận biết và phân tích được tác dụng + Mục đích của việc viết thư.
của việc lựa chọn hình thức viết thư để + Cách lựa chọn hoàn cảnh xảy ra câu chuyện
giáo dục con.
như vậy có tác dụng gì?
– Nhận biết được tình mẫu tử thiêng
liêng, cao cả, sự nghiêm khắc nhưng đầy
yêu thương trong cách giáo dục con của
người bố.
– Lựa chọn các từ ghép, từ láy trong việc 2. Nội dung bức thư
bộ lộ cảm xúc.
(1). GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bức
của văn bản.
yêu cầu sau:
* Kết quả dự kiến
+ Nhóm 1,2: Thông qua lời của bố, hình ảnh
1.
của người mẹ được hiện lên qua những chi
– Nguyên nhân: Do En-ri-cô hỗn láo với tiết nào? Người bố muốn nhắn gửi tới En-rimẹ.
cô những gì về mẹ? Em có cảm nhận như thế
– Mục đích: giáo dục, nhắc nhở, phên nào về mẹ của En-ri-cô?
phán thái độ vô lễ và bày tỏ thái độ của + Nhóm 3,4: Tâm trạng của người bố được
người bố.
thể hiện qua những chi tiết nào? Em hiểu như
thế nào về tâm trạng của người bố lúc bấy
2.
giờ? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì khi nói
– Hình ảnh người mẹ: Dịu dàng, hiền về tâm trạng của người bố?
hậu, giàu đức hi sinh, yêu thương con (2). GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn
sâu nặng.
thành các yêu cầu sau:
– Tâm trạng của người bố: tức giận, đau
đớn đến tột cùng, thất vọng về sự hỗn
láo.
– Nghiêm khắc phê phán, giáo dục En-ricô.
– Bài học về cách cư xử trong cuộc sống:
cần tế nhị, khéo léo và có văn hóa.
HĐ 3: Tổng kết
* Yêu cầu cần đạt
– Chỉ ra được ảnh hưởng, tác động của
văn bản.
– Khái quát được giá trị nội dung, nghệ
thuật của văn bản.
– Chỉ ra được cách bộ lộ cảm xúc trực
tiếp.
* Kết quả dự kiến
– Nghệ thuật: Sáng tạo nên hoàn cảnh
xảy ra chuyện. Lồng trong câu chuyên
một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa
người mẹ tận tụy, giàu đức hi sinh, hết
lòng với con
– Nội dung: Vai trò của người mẹ vô
cùng quan trọng trong gia đình. Tình yêu
thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm
thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.
Hoạt động: Luyện tập, Vận dụng
* Yêu cầu cần đạt
– Nhận biết và phân tích được tính liên
kết trong văn bản, các yếu tố để tạo nên
sự liên kết văn bản.
– Nhận biết và phân tích được tính mạch
lạc trong văn bản, điều kiện để văn bản
có tính mạch lạc
* Kết quả dự kiến
1.
– Liên kết văn bản: Sự nối kết, gắn bó
với nhau giữa các câu, các đoạn trong
+ Đối với người bố, việc En-ri-cô thiếu lễ độ
là biểu hiện của con người như thế nào?
+ Nêu cảm nhận của em về 2 câu văn: “Tình
yêu thương kính trọng cha mẹ …. chà đạp lên
tình yêu thương đó? “
câu hỏi sau:
Tại sao bố của En-ri-cô không nói trực tiếp
với En-ri-cô mà lại viết thư?
GV hướng dẫn HS tổng kết giá trị nghệ thuật,
nội dung và tác động của văn bản
GV cho HS hoạt động cá nhân và trả lời các
câu hỏi sau:
+ Để làm nên sức thu hút, giá trị của văn bản
thì tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ
thuật nào?
+ Vai trò của người mẹ như thế nào trong gia
đình
+ Em rút ra được bài học gì sau khi học xong
tác phẩm
GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tính kiên kết và
mạch lạc trong văn bản
GV tổ chức hoạt động nhóm và thực hiện các
yêu cầu sau:
(1). Hoàn thành phiếu học tập
Phiếu học tập
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:
Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Bố
nhớ cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm,
cúi mình trên chiếc nôi trông chừng từng hơi thở hổn
hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi
văn bản.
– Phương tiện liên kết: nội dung các câu,
các đoạn có sự thống nhất, gắn bó chạt
chẽ và sử dụng các phương tiện ngôn
ngữ phù hợp để nối kết các câu, các
đoạn.
2.
– Mạch lạc trong văn bản:
+ Các câu, các đoạn, các phần của văn
suốt.
+ Các câu, các đoạn, các phần được nối
tiếp theo trình tự rõ ràng, hợp lí làm cho
chủ đề liền mạch.
Hoạt động: Tìm tòi, mở rộng
* Yêu cầu cần đạt
– Tìm tòi, mở rộng thêm kiến thức đã
học.
– Hình thành nhu cầu học tập
* Kết quả dự kiến
HS sử dụng các công cụ cần thiết triển
khai dự án. Có báo cáo kết quả dự án.
Đảm bảo tính khoa học, hợp lí và thuyết
phục
nghĩ rằng có thể mất con! Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à!
Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để
tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn
xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống
con! Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố.
+ Nếu bố En-ri-cô chỉ viết như thế thì cậu có
hiểu điều bố muốn nói hay không? Nếu En-ricô chưa hiểu ý bố thì lí do vì sao?
+ Hãy sửa lại đoạn văn để En-ri-cô có thể
hiểu được ý của bố?
+ Muốn đoạn văn có thể hiểu được thì nó cần
có tính chất gì?
(2). GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời
các câu hỏi sau:
+ Chủ đề của văn bản Mẹ tôi là gì?
+ Hình ảnh nào được nhắc đi nhắc lại trong
bức thư của bố?
+ Tại sao bố lại viết thư cho En-ri-cô?
+ Trong bức thư tại sao bố lại nhắc rất nhiều
về người mẹ?
+ Tại sao bố lại vô cùng tức giận trước việc
En-ri-cô thiếu lễ độ với mẹ
Sau khi Hs trả lời/ nhận xét, GV khái quát,
chốt lại nội dung chính.
GV tổ chức cho Hs mở rộng, tìm tòi
GV yêu cầu HS trao đổi, làm việc nhóm theo
dự án và thực hiện một số yêu cầu sau:
+ Nhóm 1: Sưu tầm những bài ca dao, câu
thơ nói về tình cảm của cha mẹ dành cho con
và tình cảm của con đối với cha mẹ.
+ Nhóm 2: Sưu tầm những bài hát nói về tình
cảm cha mẹ dành cho con cái và tình cảm của
con cái dành cho cha mẹ. Nếu được tập luyện
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về cách đối xử của giới
trẻ hiện nay với bố mẹ của mình như thế nào?
4. Dặn dò, hướng dẫn học tập
– Xem lại nội dung và nghệ thuật của văn bản.
– Hoàn thành các nội dung được giao về nhà.
– Chuẩn bị bài: Cuộc chia tay của những con búp bê.
Tuần: 1,2
Ngày soạn: 05/09/2020
Tiết: 04,05
Ngày dạy: Tiết 1: 11/09/2020
Tiết 2: 14/09/2020
CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
Khánh Hoài
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Góp phần giúp HS biết trân trọng, yêu quý tình cảm sâu nặng gia đình, ý nghĩa lớn lao
của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng. Có
ý thức và trách nhiệm trong việc xây dựng tình cảm gia đình.
2. Qua bài học, HS rèn luyện để có các kĩ năng và kiến thức sau:
a. Kĩ năng đọc – hiểu
– Đọc – hiểu một văn bản truyện có sự kết hợp giữa tự sự, biểu cảm và miêu tả
– Đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng các nhân vật, cảm nhận được cái hay
của văn bản nhật dụng.
– Cảm nhận và hiểu được hoàn cảnh không may mắn và nỗi đau của những đứa trẻ ở
trong hoàn cảnh có bố mẹ li hôn.
– Thấy được và hiểu được tình cảm anh em yêu thương, gắn bó bền chặt khó tách rời.
– Nắm được lời văn, các chi tiết ở trong truyện biểu hiện tâm trạng của hai anh em Thành
và Thủy trong những cuộc chia tay.
– Thấy được trách nhiệm của bố mẹ trong việc gìn giữ hạnh phúc gia đình. Tầm quan
trọng của hạnh phúc gia đình đối với sự phát triển của những đứa con.
– Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
b. Kĩ năng viết
em có sự liên hệ với đời sống.
– Viết một bức thư thổ lộ tình cảm của bản thân với một người thân nào đó trong gia đình.
– Biết cách trích dẫn văn bản của người khác.
c. Kĩ năng nói và nghe
– Tóm tắt, kể lại được câu chuyện.
– Giao tiếp, phản hồi và lắng nghe tích cực; trình bày được những cảm nhận của bản thân
về tình cảm anh em, về bố mẹ, về hạnh phúc gia đình; về giá trị nội dung và nghệ thuật
của văn bản.
– Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của các bài trình bày, chỉ ra được những hạn chế
(nếu có) của văn bản.
B. PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương tiện dạy học
– Máy tính/điện thoại có kết nối internet, máy chiếu, loa.
– Bài soạn (gồm giáo án dưới dạng in, bài giảng điện tử, các hoạt động được thiết kế để tổ
chức cho học sinh); tài liệu về Quyền trẻ em
– Văn bản: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
– Video: https://www.youtube.com/watch?v=h1IGAB0ultE
2. Hình thức tổ chức dạy học
– Dạy học cá nhân, nhóm, cặp đôi, cả lớp
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu ý nghĩa của văn bản Mẹ tôi? Em rút ra được bài học gì cho bản thân qua văn bản
ấy?
* Yêu cầu
– Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình.
– Tình thương yêu kính trong cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.
3. Bài mới
Yêu cầu cần đạt và kết quả dự kiến
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
* Yêu cầu cần đạt:
– Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS
* Kết quả dự kiến
– GV tổ chức cho HS theo dõi video và
thực hiện một số yêu cầu:
+ Giai điệu, ca từ của bài hát gợi lên điều
gì trong em?
– HS trình bày được suy nghĩ, thể hiện được
+ Gia đình như thế nào thì được xem là
cảm xúc của bản thân.
hạnh phúc?
– GV vào bài:
Tổ ấm gia đình vô cùng quý giá và
quan trọng. Song không phải ai cũng
được lớn lên trong những mái ấm tình
thương trọn vẹn như vậy. Có những đứa
trẻ ngay từ bé đã phải chịu đựng nỗi mất
mát và đau đớn về mặt tinh thần do
không được hưởng tình thương trọn vẹn
của cha, của mẹ. “Cuộc chia tay của
những con búp bê” là văn bản đề cập đến
chủ đề tế nhị đó. Hôm nay chúng ta cùng
tìm hiểu để thâu hiểu và sẻ chia cùng các
Cập nhật thông tin chi tiết về Hiểu Về Chủ Đề Sống Bản Lĩnh trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!