Xu Hướng 6/2023 # Hoàn Thuế Đối Với Các Trường Hợp Nộp Thừa Tiền Thuế # Top 9 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Hoàn Thuế Đối Với Các Trường Hợp Nộp Thừa Tiền Thuế # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Hoàn Thuế Đối Với Các Trường Hợp Nộp Thừa Tiền Thuế được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Luật Quản lý thuế 2019 sẽ có hiệu lực trong thời gian sắp tới. Vậy Luật Quản lý thuế 2019 có quy định thế nào về việc hoàn thuế trong trường hợp người nộp thuế nộp thừa tiền thuế.

Nộp thừa tiền thuế có được hoàn thuế không?

Điều 60 Luật Quản lý thuế 2019 quy định có các cách xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa như sau:

– Được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo.

– Được hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

Điều 70 Luật Quản lý thuế 2019 cũng quy định các trường hợp được hoàn thuế bao gồm:

– Tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

– Người nộp thuế có số tiền đã nộp ngân sách nhà nước lớn hơn số phải nộp ngân sách nhà nước (nộp thừa).

Như vậy, tổ chức, cá nhân nộp thừa tiền thuế có thể được hoàn thuế theo quy định pháp luật

Thủ tục yêu cầu hoàn thuế đối với trường hợp nộp thừa

Thủ tục yêu cầu hoàn thuế được quy định trong Luật Quản lý thuế 2019 như sau:

Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:

– Văn bản yêu cầu hoàn thuế

Người nộp thuế thuộc trường hợp được hoàn thuế lập và gửi hồ sơ hoàn thuế cho cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền (cơ quan thuế quản lý khoản thu). Các hình thức nộp hồ sơ hoàn thuế bao gồm:

– Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế

– Gửi hồ sơ qua đường bưu chính

– Gửi hồ sơ điện tử qua cổng giao dịch điện tử của cơ quan quản lý thuế

Tiếp nhận và phản hồi thông tin hồ sơ hoàn thuế

Cơ quan thuế quản lý khoản thu tiếp nhận hồ sơ hoàn trả tiền nộp thừa; trường hợp hoàn trả tiền nộp thừa theo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, quyết toán thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế tiếp nhận hồ sơ hoàn trả tiền nộp thừa.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế thực hiện phân loại hồ sơ và thông báo cho người nộp thuế về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế hoặc thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ. Theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019, hồ sơ hoàn thuế nộp thừa là hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước.

Địa điểm kiểm tra và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế

Hồ sơ hoàn thuế nộp thừa được thực hiện kiểm tra tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế.

Chậm nhất là 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc thông báo chuyển hồ sơ của người nộp thuế sang kiểm tra trước hoàn thuế hoặc thông báo không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.

Trường hợp thông tin khai trên hồ sơ hoàn thuế khác với thông tin quản lý của cơ quan quản lý thuế thì cơ quan quản lý thuế thông báo bằng văn bản để người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin. Thời gian giải trình, bổ sung thông tin không tính trong thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế.

Quá thời hạn trên, nếu việc chậm ban hành quyết định hoàn thuế do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì ngoài số tiền thuế phải hoàn trả, cơ quan quản lý thuế còn phải trả tiền lãi với mức 0,03%/ngày tính trên số tiền phải hoàn trả và số ngày chậm hoàn trả.

Đối với trường hợp hoàn thuế nộp thừa, Thủ trưởng cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế nộp thừa có thẩm quyền quyết định việc hoàn thuế.

Cơ quan quản lý thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước theo nguyên tắc rủi ro trong quản lý thuế và trong thời hạn 05 năm kể từ ngày ban hành quyết định hoàn thuế.

Nghị Quyết 94/2019/Qh14 Khoanh Nợ Tiền Thuế Xóa Nợ Tiền Phạt Chậm Nộp Với Người Nộp Thuế

VỀ KHOANH NỢ TIỀN THUẾ, XÓA NỢ TIỀN PHẠT CHẬM NỘP, TIỀN CHẬM NỘP ĐỐI VỚI NGƯỜI NỘP THUẾ KHÔNG CÒN KHẢ NĂNG NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

QUỐC HỘI Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13; QUYẾT NGHỊ:

Nghị quyết này quy định về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp (sau đây gọi chung là xử lý nợ) đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước, bao gồm tiền thuế, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan phát sinh trước ngày Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 có hiệu lực thi hành.

1. Người nộp thuế nợ tiền thuế thuộc đối tượng được khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp quy định tại Điều 4 của Nghị quyết này.

2. Cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế, người có thẩm quyền xử lý nợ quy định tại Nghị quyết này.

2. Bảo đảm công khai, minh bạch; bảo đảm việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, giám sát của người dân.

3. Tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm việc lợi dụng chính sách để trục lợi hoặc cố tình chây ỳ, nợ thuế.

4. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý thuế phát hiện việc khoanh nợ, xóa nợ không đúng quy định hoặc người nộp thuế đã được xóa nợ mà quay lại sản xuất, kinh doanh hoặc thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh mới, trừ đối tượng quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 4 của Nghị quyết này thì phải hủy quyết định khoanh nợ, xóa nợ (nếu có) và phải thu vào ngân sách nhà nước khoản nợ đã được xóa.

1. Khoanh nợ tiền thuế kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đối với các đối tượng quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 4 của Nghị quyết này.

Điều kiện khoanh nợ tiền thuế cho từng đối tượng áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp còn nợ trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 đối với các đối tượng quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 4 của Nghị quyết này, bảo đảm điều kiện sau đây:

a) Người nộp thuế quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị quyết này có giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc các giấy tờ thay cho giấy báo tử theo quy định của pháp luật;

b) Người nộp thuế quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị quyết này có quyết định giải thể hoặc thông báo của cơ quan đăng ký kinh doanh về việc người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

c) Người nộp thuế quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết này đã có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc Tòa án có thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

d) Người nộp thuế quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 4 của Nghị quyết này không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh và có biên bản xác nhận giữa cơ quan quản lý thuế với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người nộp thuế có trụ sở hoặc địa chỉ liên lạc về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh, địa chỉ liên lạc hoặc cơ quan quản lý thuế có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép hành nghề theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế.

3. Xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp còn nợ trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 4 của Nghị quyết này, bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người nộp thuế bị thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ và thời gian, địa điểm xảy ra;

b) Chưa được xử lý miễn tiền chậm nộp từ khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 có hiệu lực thi hành;

c) Có văn bản đánh giá giá trị thiệt hại vật chất do người nộp thuế lập và có xác nhận về giá trị thiệt hại của tổ chức kiểm toán độc lập, cơ quan thẩm định giá hoặc cơ quan bảo hiểm;

d) Số nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp được xóa tính trên số nợ tiền thuế phát sinh không có khả năng thu do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ gây ra và không vượt quá giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại sau khi trừ các khoản được bồi thường, bảo hiểm (nếu có).

4. Xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp còn nợ trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 đối với đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 của Nghị quyết này, bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Có văn bản xác nhận của đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước về việc người nộp thuế chưa được thanh toán, số tiền chưa thanh toán và thời gian chậm thanh toán cho người nộp thuế ;

b) Có h ợp đồng kinh tế ký với đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước, đối với nhà thầu phụ phải được quy định cụ thể trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng và được đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước trực tiếp thanh toán nhưng chưa được thanh toán và biên bản nghiệm thu công trình, hạng mục công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc hóa đơn cung ứng hàng hóa dịch vụ;

c) Số nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp được xóa được tính trên số nợ tiền thuế nhưng số nợ tiền thuế không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chậm thanh toán cho người nộp thuế và số tiền được xóa phát sinh trong khoảng thời gian ngân sách nhà nước chậm thanh toán.

5. Đối với các khoản nợ không thuộc phạm vi xử lý theo quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.

Điều 6. Thẩm quyền và hồ sơ, trình tự thủ tục xử lý nợ

1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế quyết định việc khoanh nợ tiền thuế.

2. Thẩm quyền xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với doanh nghiệp và tổ chức được quy định như sau:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp từ 15 tỷ đồng trở lên;

b) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp từ 10 tỷ đồng đến dưới 15 tỷ đồng;

c) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp từ 05 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng;

d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp dưới 05 tỷ đồng.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với cá nhân, cá nhân kinh doanh, hộ gia đình, hộ kinh doanh.

4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ.

1. Bộ Tài chính có trách nhiệm sau đây:

a) Hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục xử lý nợ theo quy định tại khoản 4 Điều 6 của Nghị quyết này;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan quản lý thuế thực hiện xử lý nợ đúng quy định;

c) Tổng hợp báo cáo Chính phủ tình hình xử lý nợ để Chính phủ báo cáo Quốc hội.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:

a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp dưới, cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc xác nhận, xử lý nợ, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện theo quy định của Nghị quyết này;

b) Báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp kết quả xử lý nợ hằng năm khi trình Hội đồng nhân dân phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.

3. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm sau đây:

a) Kiểm tra, xác định đối tượng nợ thuế và các khoản nợ tiền thuế, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp; tiếp nhận và lập hồ sơ xử lý nợ theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý nợ theo quy định của Nghị quyết này;

b) Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra xử lý nợ bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng, tránh thất thoát ngân sách;

c) Công khai quyết định khoanh nợ tiền thuế, quyết định xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế.

4. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm sau đây:

a) Cung cấp cho cơ quan quản lý thuế thông tin về việc người nộp thuế có quyết định giải thể;

b) Phối hợp với cơ quan quản lý thuế thực hiện thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với người nộp thuế không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh;

c) Cung cấp cho cơ quan quản lý thuế quyết định hoặc thông báo về việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với người nộp thuế không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh.

5. Cơ quan Công an trên địa bàn nơi người nộp thuế có trụ sở kinh doanh, địa chỉ liên lạc đã đăng ký với cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm sau đây:

a) Phối hợp với cơ quan quản lý thuế rà soát hồ sơ người nộp thuế đã chết, bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc đi khỏi nơi cư trú;

b) Phối hợp với cơ quan quản lý thuế xác minh thông tin người nộp thuế không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh, địa chỉ liên lạc đã đăng ký với cơ quan quản lý thuế.

6 . Tổ chức tín dụng cung cấp thông tin về tài khoản, biến động số dư tài khoản của người nộp thuế theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế.

7. Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có trách nhiệm sau đây theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế:

b) Cung cấp cho cơ quan quản lý thuế thông tin về việc thực hiện xử lý phá sản của người nộp thuế đang làm thủ tục phá sản.

8. Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán việc xử lý nợ đối với cơ quan quản lý thuế theo quy định của Nghị quyết này và quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước.

1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 và được tổ chức thực hiện trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành.

2. Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết này và báo cáo Quốc hội kết quả xử lý nợ hằng năm khi trình Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước, báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết này.

3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp giám sát việc thực hiện Nghị quyết này bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2019./.

Điều Kiện Và Hồ Sơ Hoàn Thuế Nhập Khẩu Mới Nhất ? Các Trường Hợp Được Xét Hoàn Thuế Nhập Khẩu ?

Điều kiện hoàn thuế nhập khẩu xe hai bánh bị truy thu ? Hoàn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu vật tư xuất khẩu ra nước ngoài ​? Hoàn thuế nhập khẩu khi bị nhầm lẫn trong kê khai tính thuế ? Hoàn thuế nhập khẩu đối với mặt hàng tái xuất trở lại ? sẽ được luật sư tư vấn cụ thể:

1. Điều kiện và hồ sơ hoàn thuế nhập khẩu ?

Xin chào Luật Minh Khuê ! Công ty tôi có hoạt động xuất khẩu vừa có hoạt động nhập khẩu. Cho tôi hỏi điều kiện để hoàn thuế nhập khẩu theo quy định và hồ sơ hoàn thuế như thế nào ?

Mong Luật sư tư vấn giúp!

Căn cứ Điềm d Khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm” được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp.

1. Điều kiện hoàn thuế nhập khẩu:

Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định:

Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp

Hàng hóa nhập khẩu được hoàn thuế nhập khẩu, bao gồm:

Nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu), linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu trực tiếp cấu thành sản phẩm xuất khẩu hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành hàng hóa;

Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn, lắp ráp vào sản phẩm xuất khẩu hoặc đóng chung thành mặt hàng đồng bộ với sản phẩm xuất khẩu;

Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm xuất khẩu.

Cơ sở để xác định hàng hóa được hoàn thuế:

Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa xuất khẩu có cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu;

Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được hoàn thuế là trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm thực tế xuất khẩu;

Sản phẩm xuất khẩu được làm thủ tục hải quan theo loại hình sản xuất xuất khẩu;

Tổ chức, cá nhân trực tiếp hoặc ủy thác nhập khẩu hàng hóa, xuất khẩu sản phẩm.

2. Hồ sơ hoàn thuế nhập khẩu:

Theo quy định tại khoản 5 Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP và khoản 63 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định :

– Công văn yêu cầu hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;

– Chứng từ thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp đã thanh toán: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;

– Hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp mua, bán hàng hóa; hợp đồng ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu nếu là hình thức xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; Người nộp thuế kê khai trên tờ khai hải quan hàng xuất khẩu các thông tin về số, ngày hợp đồng, tên đối tác mua hàng hóa.

– Báo cáo tính thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu (theo Mẫu số 10 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định). Số tiền thuế nhập khẩu của nguyên liệu, vật tư, linh kiện được hoàn thuế phải tương ứng với lượng, chủng loại nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm thực tế đã xuất khẩu;

– Hợp đồng gia công ký với khách hàng nước ngoài (đối với trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất sản phẩm, sau đó sử dụng sản phẩm này để gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng gia công với nước ngoài): nộp 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;

– Tài liệu chứng minh có cơ sở sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan.

3. Cách tính tiền thuế nhập khẩu được hoàn

Trường hợp một loại nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất nhưng thu được hai hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau và chỉ xuất khẩu một loại sản phẩm, thì được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với phần nguyên liệu, vật tư, linh kiện cấu thành tương ứng với sản phẩm đã xuất khẩu tính trên tổng trị giá các sản phẩm thu được.

Tổng trị giá các sản phẩm thu được là tổng của trị giá sản phẩm xuất khẩu và giá bán sản phẩm tiêu thụ trong thị trường nội địa. Trị giá sản phẩm xuất khẩu không bao gồm phần trị giá nguyên liệu, vật tư, linh kiện mua tại nội địa cấu thành sản phẩm xuất khẩu.

Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn được xác định bằng phương pháp phân bổ theo công thức sau đây:

Số tiền thuế nhập khẩu (tương ứng với sản phẩm thực tế xuất khẩu

Trị giá sản phẩm xuất khẩu

Tổng số tiền thuế nhập khẩu của nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu

Tổng trị giá các sản phẩm thu được

Trị giá sản phẩm xuất khẩu được xác định là số lượng sản phẩm thực xuất khẩu nhân (x) với trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu.

4.Trình tự thực hiện kiểm tra:

Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế được thực hiện theo quy định tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012, cụ thể như sau:

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày thông báo cho người nộp thuế về việc kiểm tra trước khi hoàn thuế theo mẫu số 21/TBKT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BTC, cơ quan hải quan phải ban hành Quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế theo mẫu số 22/QĐKT/TXNK và gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày ký.

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày gửi quyết định, cơ quan hải quan phải tiến hành kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế. Thời gian kiểm tra không quá 05 (năm) ngày làm việc. Trước khi tiến hành kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra phải công bố quyết định kiểm tra, lập Biên bản công bố Quyết định kiểm tra theo mẫu số 23/BBCB/TXNK với đại diện có thẩm quyền của người nộp thuế;

5. Nội dung kiểm tra

Được tiến hành tuần tự theo các bước sau đây và dừng lại khi có đủ các căn cứ để xác định chính xác số tiền thuế người nộp thuế được hoàn:

Trường hợp hoàn thuế theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì thực hiện kiểm tra nội dung kê khai của người nộp thuế về tỷ lệ khấu hao, cách tính tỷ lệ khấu hao trên sổ sách chứng từ kế toán, phân bổ giá trị hàng hóa trong thời gian sử dụng và lưu tại Việt Nam;

Trường hợp hoàn thuế theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CPnếu kiểm tra lần đầu hoặc chưa có kết luận kiểm tra cơ sở sản xuất phải kiểm tra cơ sở sản xuất, quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất. Kiểm tra sự phù hợp giữa định mức sử dụng thực tế sản xuất ghi trên báo cáo tính thuế nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo mẫu số 10 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ -CP với sổ sách, chứng từ kế toán của người nộp thuế và tài liệu kỹ thuật;

6. Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế

Trường hợp hồ sơ kiểm tra trước, hoàn thuế sau: Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi phát sinh số tiền thuế đề nghị hoàn ban hành quyết định kiểm tra;

Trường hợp hồ sơ hoàn thuế trước, kiểm tra sau: Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định thực hiện kiểm tra sau khi hoàn thuế theo nguyên tắc quản lý rủi ro trong thời hạn 10 (mười) năm kể từ ngày ban hành quyết định hoàn thuế theo quy định tại Điều 143 Thông tư này.

CỦA BỘTÀI CHÍNH SỐ 12035 TC/TCT NGÀY 13 THÁNG 12 NĂM 2001 VỀ VIỆC HOÀN THUẾ NHẬP KHẨU Kính gửi: Công ty liên doanh Mapro Trả lời Công văn số26- 10/HQTP /CV-01 ngày 26/10/2001 của Công ty liên doanh Mapro về việ hoàn thuếnguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, Bộ Tài chính có ý kiến nhưsau:

Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Nghị định số 54/CP ngày 28/8/1993 của Chính phủ; điểm 1.g, mục I, phần E Thông tư số 172/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính; Căn cứ Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ; tiết b, điểm 1, mục III, phần thứhai Thông tư số 13/2001/TT-BTC ngày 8/3/2001 của Bộ Tài chính thì các trường hợp được xét hoàn thuế bao gồm:

– Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư rồi trực tiếp sản xuất hoặc tổ chức đưa gia công và nhận sản phẩm về để xuất khẩu (kể cả trường hợp liên kết sản xuất hàng xuất khẩu);

– Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuấthàng hoá tiêu thụ trong nước sau đó tìm được thị trường xuất khẩu và đưa sốnguyên liệu, vật tư này vào sản xuất hàng xuất khẩu, đã thực xuất khẩu sản phẩmra nước ngoài.

– Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuấthàng xuất khẩu thuộc phần vốn góp đầu tư của bên nước ngoài trong các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam, sau đó xuất khẩu cho khách hàng nước ngoài hoặc cho công ty chính(công ty mẹ) ở nước ngoài.

– Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất sản phẩmbán cho doanh nghiệp khác để sản xuất hàng xuất khẩu.

Đối chiếu với quy định trên thì trường hợp của Công ty liêndoanh Mapro nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng sau đó giao hàng cho doanhnghiệp khác trong nước theo chỉ định của khách hàng nước ngoài không thuộc đốitượng được hoàn thuế nhập khẩu theo chế độ hàng là vật tư, nguyên liệu nhậpkhẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

Bộ Tài chính trả lời để Công ty liên doanh Mapro được biết.

3. Hoàn thuế nhập khẩu đối với mặt hàng tái xuất trở lại ?

Ngày 26 tháng 04 năm 2013, Tổng Cục Hải Quan (Bộ Tài Chính) ban hành Công văn 2187/TCHQ-TXNK hoàn thuế nhập khẩu với nội dung:

Trả lời công văn số 29/CV-XNK ngày 17/4/2013 của Công ty CP dịch vụ kỹ thuật Thành Công đề nghị hoàn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu nhưng tái xuất sang nước thứ ba, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

Theo quy định tại khoản 8 Điều 113 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính thì: “Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan … được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng hàng thực tế tái xuất và không phải nộp thuế xuất khẩu”.

Hồ sơ hoàn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 121 Thông tư số 194/2010/TT-BTC .

Trường hợp Công ty CP dịch vụ kỹ thuật Thành Công nhập khẩu hàng hóa sau đó bán lại một phần hàng hóa cho Công ty TNHH Thương mại và giao nhận Minh Long, Công ty TNHH Thương mại và giao nhận Minh Long đã tái xuất khẩu lô hàng hóa này nếu đáp ứng điều kiện, đối tượng và có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 8 Điều 113 và Điều 121 Thông tư số 194/2010/TT-BTC thì được xem xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng hàng thực tế tái xuất.

Tổng cục Hải quan thông báo để Công ty CP dịch vụ kỹ thuật Thành Công biết./.

4. Hoàn thuế nhập khẩu khi bị nhầm lẫn trong kê khai tính thuế ?

Ngày 23 tháng 02 năm 2011, Bộ tài chính ban hành Công văn 2467/BTC-TCHQ về việc hoàn thuế nhập khẩu với nội dung như sau:

Trả lời công văn số 182/CLVS ngày 22/12/2010 của Công ty TNHH Long Sinh về việc khiếu nại hoàn thuế nhập khẩu các lô hàng thức ăn tôm giống trứng Artemia, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

1. Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thực hiện thì đối với trường hợp có sự nhầm lẫn trong kê khai tính thuế (bao gồm cả đối tượng nộp thuế hoặc cơ quan hải quan) được hoàn trả tiền thuế nộp thừa trong hời hạn 365 ngày trở về trước kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đến ngày phát hiện nhầm lẫn. Ngày phát hiện ra có sự nhầm lẫn là ngày ký văn bản xác nhận có sự nhầm lẫn giữa người nộp thuế và cơ quan hải quan.

– Căn cứ quy định tại Điều 47 Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 và Điều 22 Nghị định 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ thì người nộp thuế có số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp đối với từng loại thuế thì được bù trừ vào số tiền thuế, tiền phạt còn nợ; trừ vào tiền thuế phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo hoặc được trả lại số tiền thuế nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền phạt.

– Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03/6/2008 thì văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực.

2. Đối chiếu với trường hợp của Công ty TNHH Long Sinh nhập khẩu lô hàng thức ăn tôm giống Trứng Artemia thuộc các tờ khai nhập khẩu từ ngày 27/01/2005 đến 23/10/2007 thì:

+ Thời điểm Công ty đăng ký tờ khai nhập khẩu lô hàng thức ăn tôm giống trứng Artemia từ ngày 27/01/2005 đến trước ngày 01/72007, theo hồ sơ, khi phát hiện ra có sự nhầm lẫn là ngày 21/04/2009 nên đã quá thời hạn được hoàn thuế theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Công ty không được hoàn thuế nhập khẩu cho các lô hàng thức ăn tôm giống trên.

+ Thời điểm Công ty đăng ký tờ khai nhập khẩu lô hàng thức ăn tôm giống Trứng Artemia từ ngày 01/7/2007 đến 23/10/2007, việc hoàn số tiền thuế nhập khẩu đã nộp thừa thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 và Nghị định 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ.

Thủ tục, hồ sơ hoàn thuế thực hiện theo quy định tại Thông tư số 59/2007/TT-BTC , Thông tư số 79/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Bộ Tài chính có ý kiến như trên để Công ty TNHH Long Sinh được biết và liên hệ trực tiếp với Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh để được hướng dẫn cụ thể./.

5. Xin hoàn thuế nhập khẩu xe hai bánh bị truy thu ?

Ngày 17 tháng 12 năm 2013, Tổng Cục Hải Quan (Bộ Tài Chính) ban hành Công văn 7789/TCHQ-TXNK năm 2013 xin hoàn thuế nhập khẩu xe hai bánh bị truy thu 2001 với nội dung cụ thể:

Trả lời công văn số 855/TC-KT ngày21/11/2013 của Công ty cổ phần Traenco về việc xin hoàn thuế nhập khẩu xe haibánh gắn máy bị truy thu năm 2001 và đề nghị xác nhận đóng mã số thuế, Tổng cụcHải quan có ý kiến như sau:

Về vấn đề mà Công ty cổ phầnTraenco kiến nghị, Tổng cục Hải quan đã có các công văn trả lời số 2341/TCHQ-KTTT ngày 07/05/2010; công văn số 4425/TCHQ-TXNK ngày 12/09/2011;công văn số 3565/TCHQ-TXNK ngày 13/07/2012; công văn số 3995/TCHQ-TXNK ngày02/08/2012 và công văn số 4968/TCHQ-TXNK ngày 19/09/2012. Đề nghị Công tynghiên cứu và thực hiện theo hướng dẫn của các văn bản nêu trên.

Trường hợp Công ty còn có vướng mắcthì liên hệ Cục Thuế xuất nhập khẩu – Tổng cục Hải quan để được hướng dẫn cụthể.

Tổng cục Hải quan thông báo để Côngty cổ phần Traenco được biết./.

6. Hoàn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu vật tư xuất khẩu ra nước ngoài ?

Ngày 05 tháng 4 năm 2017, Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng Cục Hải quan) ban hành Công văn 1062/TXNK-CST về hoàn thuế nhập khẩu với nội dung như sau:

Kính gửi: Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh.

Cục Thuế xuất nhập khẩu nhận được công văn số 509/HQHCM-TXNK ngày 28/02/2017 của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đề nghị hướng dẫn xử lý thuế đối với trường hợp Công ty TNHH Nguyễn Duy nhập khẩu mặt hàng phân bón sau đó đóng gói lại và xuất khẩu sản phẩm. Về vấn đề này, Cục Thuế xuất nhập khẩu có ý kiến như sau:

1) Về hoàn thuế nhập khẩu.

a) Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 thì người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm thì được hoàn thuế.

Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ thì cơ sở để xác định hàng hóa được hoàn thuế là sản phẩm xuất khẩu được làm thủ tục hải quan theo loại hình sản xuất xuất khẩu.

Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng phân bón theo loại hình nhập kinh doanh, đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu sau đó đóng gói lại và xuất khẩu sản phẩm nhưng sản phẩm xuất khẩu không được làm thủ tục hải quan theo loại hình sản xuất xuất khẩu thì không được xem xét hoàn thuế theo quy định.

b) Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 thì người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu.

Căn cứ khoản 2 Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 thì: “Hàng hóa quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến”.

Theo đó, hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến.

Cục Thuế xuất nhập khẩu thông báo để Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh biết và thực hiện.

Giới Thiệu Một Số Nội Dung Nghị Quyết Của Quốc Hội Về Khoanh Nợ Tiền Thuế, Xóa Nợ Tiền Phạt Chậm Nộp, Tiền Chậm Nộp Đối Với Người Nộp Thuế Không Còn Khả Năng Nộp Ngân Sách Nhà Nước

Giới thiệu một số nội dung Nghị quyết của Quốc hội về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợtiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối vớiI. Nguyên tắc xử lý nợ người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước

Ngày 26/11/2019 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là xử lý nợ). Nghị quyết số 94 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020 và được tổ chức thực hiện trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành. Một số nội dung đáng chú ý bao gồm:

2. Bảo đảm công khai, minh bạch; bảo đảm việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, giám sát của người dân.

3. Tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế (NNT); phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm việc lợi dụng chính sách để trục lợi hoặc cố tình chây ỳ, nợ thuế.

4. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền phát hiện việc khoanh nợ, xóa nợ không đúng quy định hoặc NNT đã được xóa nợ mà quay lại sản xuất, kinh doanh hoặc thành lập cơ sở SXKD mới (trừ đối tượng là NNT bị thiệt hại vật chất do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ và NNT cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán trực tiếp bằng nguồn vốn NSNN nhưng chưa được thanh toán) thì phải hủy quyết định khoanh nợ.

II. Xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp còn nợ phát sinh trước ngày 01/7/2020 đối với NNT không còn khả năng nộp NSNN thuộc một trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: NNT đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bốlà đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

Điều kiện: có giấy chứng tử hoặc giấy báo tử đối với NNT hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự.

Trường hợp 2: NNT có quyết định giải thể gửi cơ quan quản lý thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh để làm thủ tục giải thể, cơ quan đăng ký kinh doanh đã thông báo NNT đang làm thủ tục giải thể trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nhưng NNT chưa hoàn thành thủ tục giải thể.

Điều kiện: NNT có quyết định giải thể hoặc thông báo của cơ quan đăng ký kinh doanh về việc NNT đang làm thủ tục giải thể trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Điều kiện: NNT đã có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc Tòa án có thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Trường hợp 4: NNT không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý thuế đã phối hợp với UBND xã, phường, thịtrấn nơi NNT có trụ sở hoặc địa chỉ liên lạc để kiểm tra, xác minh thông tin NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.

NNT đã bị cơ quan quản lý thuế có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi hoặc đã bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép hành nghề theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế.

Điều kiện: NNT không còn hoạt động SXKD và có biên bản xác nhận giữa cơ quan quản lý thuế với UBND xã, phường, thị trấn nơi NNT có trụ sở hoặc địa chỉ liên lạc về việc NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh, địa chỉ liên lạc hoặc cơ quan quản lý thuế có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép hành nghề theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế.

Trường hợp 5: NNTbị thiệt hại vật chất do thiêntai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ.

Điều kiện: NNT có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc NNT bị thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ và thời gian, địa điểm xảy ra; NNT chưa được xử lý miễn tiền chậm nộp từ khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 có hiệu lực thi hành; NNT có văn bản đánh giá giá trị thiệt hại vật chất và có xác nhận về giá trị thiệt hại của tổ chức kiểm toán độc lập, cơ quan thẩm định giá hoặc cơ quan bảo hiểm; Số nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp được xóa tính trên số nợ tiền thuế phát sinh không có khả năng thu do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ gây ra và không vượt quá giátrị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại sau khi trừ các khoản được bồi thường, bảo hiểm (nếu có).

Trường hợp 6: NNT cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán trực tiếp bằng nguồn vốn NSNN, bao gồm cả nhà thầu phụ được quy định trong hợp đồng ký với chủ đầu tư và được chủ đầu tư trực tiếp thanh toán nhưng chưa được thanh toán.

Điều kiện: Có văn bản xác nhận của đơn vị sử dụng vốn NSNN về việc NNT chưa được thanh toán, số tiền chưa thanh toán và thời gian chậm thanh toán cho NNT; Có hợp đồng kinh tế ký với đơn vị sử dụng vốn NSNN, đối với nhà thầu phụ phải được quy định cụ thể trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng và được đơn vị sử dụng vốn NSNN trực tiếp thanh toán nhưng chưa được thanh toán và biên bản nghiệm thu công trình, hạng mục công trình sử dụng vốn NSNN hoặc hóa đơn cung ứng hàng hóa dịch vụ; Số nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp được xóa được tính trên số nợ tiền thuế nhưng số nợ tiền thuế không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chậm thanh toán cho NNT và số tiền được xóa phát sinh trong khoảng thời gian ngân sách nhà nước chậm thanh toán.

III. Khoanh nợ tiền thuế kể từ ngày 01/7/2020 đối với các đối tượng thuộc trường hợp 1, 2, 3, 4 và bảo đảm các điều kiện tương ứng nêu trên.

1. Khoanh nợ tiền thuế

Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp NNT quyết định việc khoanh nợ tiền thuế.

2. Xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với doanh nghiệp và tổ chức được quy định như sau:

– Thủ tướng Chính phủ quyết định xóa nợ từ 15 tỷ đồng trở lên;

– Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xóa nợ từ 10 tỷ đồng đến dưới 15 tỷ đồng;

– Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định xóa nợ từ 05 tỷ đồng đến dưới 10 tỷđồng;

CỤC THUẾ TỈNH THÁI BÌNH

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xóa nợ dưới 05 tỷ đồng.

3. Xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với cá nhân, cá nhân kinh doanh, hộ gia đình, hộ kinh doanh: do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hoàn Thuế Đối Với Các Trường Hợp Nộp Thừa Tiền Thuế trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!