Bạn đang xem bài viết Học Luật Kinh Tế Ra Làm Gì? Cơ Hội Xin Việc Làm Sau Tốt Nghiệp Ra Sao? được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Luật kinh tế là một trong những ngành luật hot nhất hiện nay vì tạo ra nhiều cơ hội việc làm và có nhiều chuyên ngành để người học lựa chọn chuyên sâu. Với tấm bằng Luật kinh tế, bạn không chỉ có cơ hội xin vào các cơ quan nhà nước mà có thể phát triển sự nghiệp rộng mở theo nhiều hướng khác nhau.
Ngành Luật kinh tế là chương trình đào tạo ít nhất 4 năm trong trường đại học và đa số mọi người đều lựa chọn học lên cao sau khi ra trường hoặc vừa đi làm vừa học tiếp. Ngành Luật quốc tế cung cấp các kiến thức đầy đủ về luật pháp kinh tế, thương mại của Việt Nam và quốc tế, thực tiễn pháp lý cũng như các kiến thức để nghiên cứu, xử lý vấn đề pháp lý, các vụ kiện tụng, tranh chấp trong kinh doanh, hợp tác, v.v.
MỤC LỤC: I. Tổng quan về ngành Luật kinh tế II. Học Luật kinh tế ra làm công việc gì? III. Các trường đào tạo Luật kinh tế tốt nhất hiện nay
Tốt nghiệp ngành Luật kinh tế ra trường làm gì?
I. Tổng quan về ngành Luật kinh tế
Chương trình học của Luật kinh tế tập trung vào các môn học như luật sở hữu trí tuệ, pháp luật doanh nghiệp, luật thương mại, cạnh tranh và các bộ luật, điều khoản quan trọng khác. Trong quá trình học, sinh viên cũng sẽ tham gia vào việc phân tích các trường hợp, vụ việc, đưa ra nhận định về vấn đề luật pháp, quyền lợi và nghĩa vụ trong hợp tác hay đầu tư. Những người theo chuyên ngành Luật thương mại quốc tế trong Luật kinh tế cũng sẽ giúp doanh nghiệp khi làm ăn ở thị trường nước ngoài.
II. Học Luật kinh tế ra làm công việc gì?
Trong khi những chuyên ngành như Luật hình sự, dân sự thường làm việc trong cơ quan nhà nước hơn thì những người học Luật kinh tế dường như không bị giới hạn nhiều về cơ hội việc làm. Các vai trò mà bạn có thể đảm nhiệm được sau khi có bằng cử nhân ngành Luật kinh tế là:
Chuyên viên pháp lý/Chuyên viên pháp chế: Có thể nói, đây là vị trí việc làm được nhiều người lựa chọn nhất vì dễ xin việc, thường có môi trường làm việc tốt và mức lương cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường dù hoạt động trong nước hay quốc tế cũng đều có nhu cầu tư vấn pháp lý hoặc giải quyết các vấn đề pháp lý nên nhu cầu tuyển vai trò Chuyên viên pháp lý/pháp chế rất cao.
Tư vấn pháp lý: Các công việc chính của người tư vấn pháp lý cũng tương tự như Chuyên viên pháp lý/pháp chế nhưng làm việc độc lập trong các văn phòng luật, hỗ trợ cho các khách hàng doanh nghiệp hoặc cá nhân.
Chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp: Những vai trò này thì đều làm trong cơ quan nhà nước, các Bộ, ban ngành.
Tiếp tục học lên và tham gia giảng dạy, nghiên cứu: Với cơ hội nghề nghiệp này thì ít nhất bạn sẽ phải học để có bằng Thạc sĩ trở lên.
Ngoài ra, nhiều người học Luật kinh tế xong có thể lựa chọn phát triển theo hướng làm kinh doanh hay chính trị. Những nền tảng kiến thức vững chắc về luật pháp, đặc biệt là Luật kinh tế giúp bạn gia tăng cơ hội thành công dù quyết định con đường sự nghiệp như thế nào.
Những việc làm học Luật kinh tế có thể ứng tuyển
III. Các trường đào tạo Luật kinh tế tốt nhất hiện nay
Luật kinh tế được đào tạo rộng rãi trong nhiều trường đại học, tùy vào khả năng và điều kiện thực tế mà bạn lựa chọn môi trường phù hợp nhất với mình. Dĩ nhiên, học ở những trường tốt, nổi tiếng cũng có thế mạnh nhất định để xin việc làm sau này. Một số trường đó là:
Đại học Luật Hà Nội.
Khoa Luật, ĐHQGHN.
Học viện Ngân hàng.
Đại học Luật, ĐH Huế.
Đại học Vinh.
Đại học Kinh tế, ĐH Đà Nẵng.
Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG TP.HCM.
Đại học Công nghệ chúng tôi v.v.
Luật Kinh tế là một ngành hấp dẫn, nhiều cơ hội và triển vọng nghề nghiệp, thăng tiến. Bạn có thể bắt đầu bằng cách chăm chỉ học tập, tiến bộ và kiên định với mục tiêu của mình vì trong tương lai, ngành này vẫn sẽ tiếp tục phát triển.
Ngành Luật Kinh Tế Ra Làm Gì
1. Cùng tìm hiểu đôi nét về Ngành luật kinh tế
1.1. Khái niệm chung nhất về luật kinh tế
Đưa ra sự lựa chọn về một ngành theo học phù hợp với chính bản thân, cân bằng với nhu cầu cần tới của xã hội là điều vô cùng quan trọng và không hề dễ dàng. Bạn đứng trước hàng trăm sự lựa chọn và lối rẽ cho cuộc đời bạn có sự băn khoăn với chính ngành luật kinh tế, vẫn còn rất nhiều sự thắc mắc tạo nên nỗi lo sợ. Bạn cần cung cấp cho bản thân nhiều thông tin hơn về ngành này sẽ ra sao?
Economic Law hay chính là luật kinh tế là một chuyên ngành với sự thừa hưởng các nền tảng từ luật học kết hợp lĩnh vực kinh tế thương mại một cách linh hoạt. Bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật để thực hiện điều chỉnh tới quan hệ kinh tế trong lĩnh vực quản lý, tổ chức trong sản xuất kinh doanh của chính các bên chủ thể.
Khác hoàn toàn so với luật chung về cung cấp các kiến thức đa dạng như hôn nhân, quy định tài sản, sự thừa kế, tội phạm học thì luật kinh tế có sự chuyên sâu hơn vấn đề kinh tế. Các môn tiêu biểu chủ đạo luật thương mại, luật sở hữu trí tuệ, luật đầu tư, thủ tục kinh doanh, phá sản, giải quyết tranh chấp,…
1.2. Tại sao nên lựa chọn ngành luật kinh tế
Như đã nhắc luật kinh tế không chỉ đơn giản là cung cấp cho các bạn các kiến thức chung mà còn là đi sâu vào chính các kiến thức áp dụng thực tế cho lĩnh lĩnh vực kinh doanh. Bởi vậy khi bạn tham gia hoàn thành khóa học cửa nhân luật kinh tế thì cơ hội nghề nghiệp mang lại là rất lớn. Các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, công ty tập thể hay tư nhân sẽ luôn rộng mở chào đón sinh viên theo học và ngay khi hoàn tất bạn còn có thể đảm nhận rất nhiều vị trí khác nhau.
Bùng nổ kinh tế giai đoạn trước như 2010 – 2012 có lẽ bạn lựa chọn khối ngành kinh tế hay tài chính ngân hàng là sự hợp lý và cơ hội hơn nhưng với giai đoạn hiện tại thì không hẳn. Các ngành đó là có sự hạ nhiệt theo thời gian đi rất nhiều và thay vào đó là sự bùng nổ của khối ngành luật và marketing. Lý do sự phát triển này chắc chắn cũng sẽ không phải là sự ngẫu nhiên và trở nên “nóng” đến vậy? Hơn nữa ngoài việc nền kinh tế phát triển tác động thì nguồn vốn cho đầu tư đã thực sự tăng cao và các tổ chức lựa chọn sẽ cần tới sự nắm bắt về pháp chế.
2. Điều cần biết về thông tin tuyển sinh ngành luật kinh tế
2.1. Các tổ hợp môn dự tuyển
Dù là chuyên ngành có sự trọng tâm hướng tới kinh tế nhưng các khối dự tuyển vẫn khá đa dạng giúp tạo điều kiện rất lớn cho chính các sinh viên có thêm sự lựa chọn cho mình. Các tổ hợp môn không chỉ chuyên sâu về khoa học tự nhiên và chính các bộ môn khoa học xã hội cũng có thể lựa chọn và theo đuổi.
Tổ hợp dự tuyển cụ thể cho luật kinh tế là:
A01: Toán – Vật Lý – Tiếng Anh
C00: Ngữ Văn – Lịch Sử – Địa Lý
D01: Ngữ Văn – Toán – Tiếng Anh
D14: Ngữ Văn – Lịch Sử – Tiếng Anh
Lựa chọn một cách phù hợp với năng lực bản thân về khối dự tuyển chính là điều băn khoăn nhất cho mỗi thí sinh, nhưng nếu khi đưa ra được sự lựa chọn của mình thì mức điểm cao đạt được không còn quá “tầm với”.
Ngành Bảo Hiểm ra làm gì?
2.2. Điểm chuẩn phù hợp sẽ là bao nhiêu khi lựa chọn luật kinh tế?
Tham khảo các mức điểm chuẩn các trường đại học đào tạo cho luật kinh tế của những năm gần nhất là thật sự phù hợp và cần tới. Bởi khi bạn biết rõ được về mức giao động đó thì có thể ước chừng được khoảng cách điểm phấn đấu, tỷ lệ cạnh tranh cho mình để chuẩn bị thật tốt.
Các năm gần đây mức điểm cho lĩnh vực này sẽ được xét tuyển theo kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và có mức điểm giao động từ 14 – 23 điểm. Có những năm mức điểm này sẽ vượt cao hơn và chưa thấy sự thay đổi về mức thấp hơn. Do quá trình sàng lọc ứng viên nhắm tới sự chất lượng vậy nên bạn cần chuẩn bị thật nhiều cho chính mình.
2.3. Cơ sở đào tạo bạn cần nắm bắt để theo học
Giúp chính mình có một sự lựa chọn tốt hơn thì ngoài việc nắm bắt thông tin khối, mức điểm thì bạn cần căn cứ về lựa chọn một môi trường đào tạo. Bởi nếu có sự đào tạo phù hợp thì cơ hội việc làm của bạn tại tương lai sẽ rộng mở hơn rất nhiều.
+ Trường Đại học Luật Hà Nội
+ Trường Đại học Thương Mại
+ Trường Đại học Công Đoàn
+ Đại học Tài chính Ngân Hàng Hà Nội
+ Trường Đại học Lao động và xã hội
+ Trường Đại học Thành Tây
+ Đại học Công nghệ và Quản trị hữu nghị
+ Trường Đại học Luật – Đại học Huế
+ Trường Đại học Tài chính – kế toán
+ Đại học kinh tế – Đại học Đà Nẵng
+ Trường Đại học Dân Lập Duy Tân
+ Trường Đại học Phan Thiết
+ Đại học Kinh tế – Luật thuộc Đại học Quốc gia TPHCM
+ Đại học Lao động xã hội HCM
+ Trường Đại học Ngân hàng TPHCM
+ Trường Đại học Công nghệ TPHCM
+ Trường Đại học Kinh tế – Tài chính HCM
+ Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin Học HCM
+ Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Đưa ra sự lựa chọn cho bản thân về bất kỳ một môi trường theo học nào cũng sẽ đem đến cho bạn sự phát triển tại tương lai về chính cơ hội việc làm. Vậy nên việc tìm hiểu sâu hơn về chuyên ngành đào tạo cụ thể, hợp tác làm việc, các xuất cho học bổng sẽ là cần thiết,…
3. Cơ hội việc làm cần nắm bắt về ngành luật kinh tế
3.1. Con số dẫn chứng cho các vị trí ” Unlimited”
Chính số liệu dẫn chứng từ Bộ tư Pháp dự đoán cho nguồn nhân lực luật kinh tế đến 2020 và xa hơn sẽ cần tới hơn 13 nghìn nhân sự cho lĩnh vực tư pháp, công chứng viên sẽ là hơn 2 nghìn, chấp hành viên rơi khoảng 3 nghìn lao động. Các con số cho sự tác động thị trường lao động không ngừng tăng lớn hơn theo thời gian điều này dẫn tới luật kinh tế trở thành lĩnh vực “hót” được săn đón.
Bởi vậy, có thể thấy được cơ hội việc làm ngành này rất đa dạng và sau tốt nghiệp bạn còn có thể cho bản thân những sự lựa chọn khác nhau về vị trí.
+ Trở thành một chuyên viên tư vấn pháp luật theo chuyên môn tại các tổ chức xã hội về kinh tế và doanh nghiệp kinh doanh.
+ Đảm nhận vị trí cho chuyên viên về lập pháp cũng như vấn đề cho sự hành pháp, tư pháp cho các cơ quan thuộc nhà nước tại các cấp ban ngành. Cũng như làm việc tại chính các cơ quan tòa án nhân dân của các cấp từ cơ sở tới trung ương.
+ Bạn cũng có thể đưa ra sự lựa chọn khi trở thành một giảng viên ngay tại các trường và cơ sở đào tạo nhân lực về chuyên môn, thực hiện nghiên cứu luật kinh tế, thương mại.
Cơ hội việc làm lớn nhưng để nắm bắt được những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn đó bạn cần chuẩn bị rất nhiều. Bắt đầu từ chính nền tảng kiến thức chuyên môn cho tới các kỹ năng mềm cho công vị trí công việc từ đó tạo sự tự tin hơn khẳng định được chính bản thân trong nền kinh tế thay đổi theo sự hiện đại.
3.2. Mức thu nhập theo kinh nghiệm
Lĩnh vực luật kinh tế này có lẽ là mức lương được phân chia cụ thể rõ ràng nhất theo kinh nghiệm làm việc năm để đánh giá được năng lực, sự tiếp xúc áp dụng làm việc thực tế. Đối với mức lương trung bình của các luật sư tại các văn phòng, công ty làm việc tư nhân sẽ được phân chia như sau:
+ Mức 4 – 6 triệu/ tháng sẽ là dành cho những cán bộ, sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế.
+ Mức 6 triệu/ tháng sẽ dành cho cán bộ làm việc với kinh nghiệm từ 1 – 3 năm cống hiến.
+ Mức trên 10 triệu/ tháng dành cho cán bộ với 3 – 5 kinh nghiệm, với sự trải nghiệm thực tế mức tương đối.
+ Mức trên 20 triệu là mức dành cho các cán bộ có từ 5 – 10 năm kinh nghiệm làm việc đa dạng và am hiểu về chuyên môn sâu sắc.
Còn đối với các vị trí công việc thuộc cấp cơ hơn như trưởng phòng cho các công tác đảm nhận công việc quản lý sẽ có mức cơ bản từ 30 – 40 triệu/ tháng. Chưa tính tới các khoản phụ cho mức phần trăm doanh thu nhận được. Và cao hơn nữa là vị trí giám đốc cho công tác bàn giao công việc tạo lợi nhuận thì mức lương có thể cao hơn nữa và tất cả phụ thuộc vào chính doanh thu đem lại.
Tất nhiên mức lương cơ bản sẽ có sự giao động khác nhau hơn nữa từ chính vị trí, đơn vị bạn lựa chọn qua việc trao đổi cùng sự phát triển cho tương lai thăng tiến.
4. Kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành luật kinh tế
Kỹ năng đối với luật kinh tế sẽ luôn là điều cần thiết cho mỗi sinh viên theo học cũng như ứng viên khi tham gia đăng ký tuyển dụng việc làm về sau. Có kỹ năng tốt cùng sự kết hợp linh hoạt sẽ giúp nhà tuyển dụng lựa chọn và đánh giá bạn so với các ứng viên cạnh tranh.
+ Sự giao tiếp tốt trong mọi mối quan hệ có tính thuyết phục để giải quyết vấn đề xảy ra.
+ Tư duy lớn cùng sự phân tích logic phán đoán ý nhanh hơn để nắm bắt được khách hàng cần gì để cung cấp.
+ Suy nghĩ chín chắn cùng sự thấu đáo, trung thực làm việc luôn hướng tới sự khách quan và công bằng.
+ Trí nhớ tốt và sự năng động là điều cần thiết vì khối lượng kiến thức là rất lớn và thay đổi theo thời gian.
+ Ngoại ngữ tốt sẽ giúp bạn cơ hội thăng tiến, làm việc tại các môi trường tốt hơn.
+ Luôn có sự yêu nghề, kiên trì nhẫn lại và bản lĩnh để từ đó có thể đứng vững đi theo con đường đã chọn.
Học Ngành Luật Ra Trường Làm Gì? Làm Việc Ở Đâu?
Học ngành Luật ra trường làm việc gì và làm việc ở đâu? là vấn đề nhiều thí sinh quan tâm sau khi tìm hiểu ngành Luật là gì, học những gì?. Hiểu rõ cơ hội nghề nghiệp sẽ giúp các bạn yên tâm tích lũy kiến thức, kỹ năng và sẵn sàng bứt phá với ngành học đóng vị trí quan trọng trong xã hội.
Nhiều bạn trẻ quan tâm ngành Luật nhưng chưa định hướng được học Luật ra trường làm việc gì? làm ở đâu?
Tốt nghiệp ngành Luật, các bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau tùy vào năng lực và bề dày kinh nghiệm như: thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên hoặc làm trong bộ phận pháp chế doanh nghiệp kiểm soát hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ luật pháp.
Ngoài ra nếu bạn đam mê với lĩnh vực sư phạm thì hoàn toàn có thể trở thành giảng viên luật tại các trường đại học ở Việt Nam.
Với những công việc cụ thể trên, các bạn có thể làm việc tại:
– Viện kiểm sát, tòa án, cơ quan thi hành án;
– Bộ phận pháp chế các doanh nghiệp trong và ngoài nước;
– Văn phòng luật sư, trung tâm trọng tài thương mại;
– Các cơ quan hành chính của Nhà nước;
– Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp;
Trọng tài thương mại là lĩnh vực nghề nghiệp đáng chú ý của ngành Luật hiện nay
Để hành nghề luật bạn phải được trang bị khối kiến thức, kỹ năng ở trình độ cử nhân Luật trở lên. Tức là các bạn phải tốt nghiệp những cơ sở đào tạo chuyên ngành luật như: Đại học Kinh tế – Luật (ĐHQG TP.HCM), Đại học Luật chúng tôi Trường Đại học Kinh tế – Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF),…
Môi trường quốc tế tại UEF sẽ chuẩn bị tốt hành trang hội nhập cho sinh viên
Sinh viên theo học ngành Luật tại UEF, ngoài việc được trang bị kiến thức chuyên môn, các bạn còn được đào tạo chuyên sâu ngoại ngữ bằng chương trình song ngữ hiện đại, rèn luyện kỹ năng mềm, tham gia hội thảo chuyên đề, phiên tòa giải định, tham quan thực tập thực tế tại các văn phòng luật, viện kiểm sát,… góp phần xây dựng nên những cá nhân toàn diện trong cuộc sống và công việc.
Hy vọng những thông tin mà UEF cung cấp không chỉ giải đáp rõ thắc mắc về việc học ngành Luật ra trường làm gì, làm việc ở đâu? mà còn giúp các bạn định hướng tốt hơn cho nghề nghiệp tương lai của mình sắp tới.
Học Ngành Luật Quốc Tế Ra Trường Làm Gì?
Học ngành Luật quốc tế ra trường làm gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật quốc tế không khó để chọn lựa những việc làm với mức lương hấp dẫn và có khả năng thăng tiến cao như:
Chuyên viên tư vấn pháp luật – góp phần điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và chủ thể trong mọi lĩnh vực của quốc tế.
Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư (giải quyết các vấn đề tranh chấp thương mại, dân sự quốc tế, các vấn đề hoạt động trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, ký kết các hợp đồng thương mại quốc tế )
Giảng dạy về ngành Luật quốc tế
Với tính mới mẻ của ngành, các bạn học sinh rất quan tâm “ học ngành Luật quốc tế ra trường làm gì
Với những công việc trên, bạn có thể khẳng định năng lực của mình tại:
Các cơ quan Nhà nước như Bộ, Sở Tư pháp, cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài,
Các công ty nước ngoài tại Việt Nam,
Các cơ quan thông tin đại chúng
Các trường đại học, viện nghiên cứu
Để có hành trang lập nghiệp vững chắc, đòi hỏi bạn phải lựa chọn cho mình một chương trình đào tạo ngành Luật quốc tế uy tín. Với ngành này, thí sinh có thể tìm hiểu thêm tại các trường như: Đại học Luật chúng tôi Đại học Kinh tế Luật – ĐHQG chúng tôi Trường Đại học Kinh tế – Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF) ( dự kiến mở trong mùa tuyển sinh năm 2017),… Sinh viên theo học ngành Luật quốc tế tại UEF, ngoài việc được trang bị kiến thức chuyên môn, sinh viên còn được đào tạo chuyên sâu ngoại ngữ bằng chương trình song ngữ hiện đại, rèn luyện kỹ năng mềm, tham gia hội thảo chuyên đề, tham quan thực tập thực tế tại các văn phòng luật, bộ phận tư vấn luật tại các công ty, tập đoàn đa quốc gia,… tạo nên khối kiến thức toàn diện và sâu rộng về nghề nghiệp mà người học có dự định theo đuổi. Có thể nói, một khi đã chọn được môi trường đào phù hợp, bạn hoàn toàn có thể phát huy hết niềm đam mê và năng lực của mình, tự tin xây dựng kế hoạch tương lai mà không cần phải lo nghĩ học ngành Luật quốc tế ra trường làm gì và làm việc ở đâu?
Cập nhật thông tin chi tiết về Học Luật Kinh Tế Ra Làm Gì? Cơ Hội Xin Việc Làm Sau Tốt Nghiệp Ra Sao? trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!