Bạn đang xem bài viết Hội Nghị Phổ Biến Quyết Định Số 50/2015/Qđ được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhằm phổ biến rộng rãi đến các doanh nghiệp trên địa bàn quận Tân Phú về Chương trình kích cầu đầu tư của Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22/3/2019, Phòng Kinh tế quận Tân Phú đã phối hợp Trung tâm Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành tổ chức “Hội nghị phổ biến Quyết định số 50/2015/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Nghị quyết số 16/2018/NQ-HĐND ngày 08/10/2018 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh”.
Hội nghị có sự tham dự của 37 cán bộ, công chức ban ngành và 45 doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định số 50/2015/QĐ-UBND và Nghị quyết số 16/2018/NQ-HĐND đang hoạt động trên địa bàn quận Tân Phú.
Tại hội nghị, Ông Phạm Viết Duy – Trưởng Phòng Công nghiệp hỗ trợ và Ông Trương Minh Khách – Báo cáo viên của Trung tâm Phát triển Công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai, phổ biến các nội dung của Quyết định số 50/2015/QĐ-UBND và Nghị quyết số 16/2018/NQ-HĐND, trong đó, các báo cáo viên đã chú trọng thông báo đến các doanh nghiệp mức ưu đãi về hỗ trợ lãi vay dành cho các dự án đầu tư mới, tái đầu tư, trang bị máy móc thiết bị, công nghệ mới… của Thành phố. Đồng thời, thông qua Hội nghị, các doanh nghiệp đã được hướng dẫn các thủ tục tham gia và đối thoại, giải đáp các thắc mắc, khó khăn trong việc tham gia Chương trình kích cầu đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Thành phố .
Ông Trương Minh Khách – Báo cáo viên, Trung tâm Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh phổ biến nội dung Chương trình kích cầu đầu tư của Thành phố đến các doanh nghiệp
Trong thời gian tới, Phòng Kinh tế quận Tân Phú sẽ tiếp tục phối hợp Trung tâm Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh tuyên truyền và hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn quận có nhu cầu tham gia Chương trình kích cầu đầu tư của Thành phố Hồ Chí Minh nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại, thay thế hàng nhập khẩu, tạo ra giá trị sản phẩm gia tăng, phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp hỗ trợ, thúc đẩy xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục – đào tạo, dạy nghề, thể dục thể thao.
Hội Nghị Phổ Biến Nghị Định Số 19/20216/Nđ
23/05/2016
Ngày 23/5/2016, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 19/20216/NĐ-CP (Nghị định 19) và Thông tư số 03/2016/TT-BCT về kinh doanh khí. Nghị định 19 có nhiều điểm mới về chủ thể, điều kiện, quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) nhằm đảm bảo hoạt động về kinh doanh khí ngày càng được quản lý chặt chẽ hơn.
Giới thiệu những điểm mới chủ yếu của Nghị định 19, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết, ngày 22/3/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/2016/NĐ-CP về kinh doanh khí thay thế Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng. Nghị định mới có hiệu lực từ ngày 15 tháng 5 năm 2016. Nghị định 19 được xây dựng trên cơ sở: rà soát, đánh giá tình hình thực thi Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 về kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng; đáp ứng đòi hỏi từ thực tiễn cần có hành lang pháp lý để điều chỉnh các hoạt động kinh doanh một số loại khí mới. Mục tiêu của Nghị định 19 nhằm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế kinh doanh mặt hàng khí trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng và minh bạch, đảm bảo lưu thông mặt hàng khí thông suốt từ đầu nguồn đến khâu bán lẻ gắn liền với các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn về an toàn. Vì vậy, nội dung quy định mới của Nghị định 19 bao gồm: những sửa đổi, bổ sung đối với hoạt động kinh doanh LPG và những quy định về điều kiện, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các loại hình thương nhân LNG và CNG cũng như các cơ sở kinh doanh LNG và CNG.
Ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước phát biểu tại Hội nghị
Về điều kiện kinh doanh, Nghị định số 107/2009/NĐ-CP quy định về điều kiện của các thương nhân chưa cụ thể và chưa sát với thực tế hoạt động kinh doanh LPG, đặc biệt là các điều kiện đối về số lượng chai LPG và kho chứa LPG quá lớn gây khó khăn cho doanh nghiệp, có thể gây lãng phí tài sản đầu tư của xã hội. Nghị định 19 điều chỉnh một số điều kiện: Số lượng chai LPG thuộc sở hữu của thương nhân với tổng dung tích chứa tối thiểu 3.930.000 lít (tương đương 150 nghìn chai LPG loại 12 kg, quy định trước đây là 300.000 chai LPG) đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG (quy định tại Khoản 2 Điều 7); tổng dung tích chứa tối thiểu 2.620.000 lít (tương đương 100 nghìn chai LPG loại 12 kg, quy định trước đây là 300.000 chai LPG) đối với thương nhân phân phối LPG chai (quy định tại Khoản 2 Điều 9). Tổng sức chứa các bồn LPG tối thiểu xuống còn 300 m3 (quy định trước đây là 800 m3) đối với thương nhân phân phối LPG chai (quy định tại Khoản 1 Điều 9).
Về hệ thống phân phối, nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng chiết nạp trái phép, chiếm dụng, cưa tai mài vỏ chai LPG làm mất an toàn, ảnh hưởng tới tính mạng người tiêu dùng, Nghị định 19 quy định trạm nạp LPG vào chai phải thuộc sở hữu của thương nhân kinh doanh LPG đầu mối (quy định tại Khoản 2 Điều 7 và Khoản 2 Điều 9). Bổ sung quy định điều kiện về tổng sức chứa các bồn LPG tối thiểu 100 m3 và sở hữu trạm cấp LPG (quy định tại Khoản 3 Điều 9) đối với loại hình thương nhân phân phối LPG kinh doanh qua đường ống, nhằm khuyến khích hoạt động cung cấp LPG tại các khu đô thị, toà nhà cao tầng. Trước đây, Nghị định số 107/2009/NĐ-CP quy định Tổng đại lý được ký hợp đồng đại lý cho tối đa 3 thương nhân kinh doanh LPG đầu mối và đại lý được ký hợp đồng đại lý cho tối đa 3 thương nhân kinh doanh LPG đầu mối hoặc 3 tổng đại lý kinh doanh LPG. Quy định trên đã tạo mạng lưới phân phối giữa các loại hình thương nhân kinh doanh LPG không rõ ràng, cồng kềnh, nhiều tầng nấc, đan xen dẫn đến hệ thống phân phối LPG không có sự gắn kết, ràng buộc quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thương nhân trong hệ thống, cạnh tranh không lành mạnh, tranh giành, lôi kéo đại lý và khách hàng của nhau. Để khắc phục hạn chế trên, Nghị định 19 quy định Tổng đại lý kinh doanh LPG được ký với 03 thương nhân đầu mối kinh doanh LPG; đại lý kinh doanh LPG được ký với 03 thương nhân đầu mối kinh doanh LPG hoặc 01 tổng đại lý (quy định tại Khoản 1 Điều 22 và Khoản 1 Điều 23). Nghị định 19 mở ra quyền lựa chọn cho thương nhân có hệ thống cửa hàng bán LPG chai hoặc trạm cấp LPG hoặc trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải hoặc khách hàng công nghiệp trong khi Nghị định số 107/2009/NĐ-CP bắt buộc phải có hệ thống cửa hàng bán LPG chai hoặc trạm cấp LPG hoặc trạm nạp LPG vào ô tô.
Về công khai, minh bạch hoạt động kinh doanh khí, Nghị định số 107/2009/NĐ-CP chưa quy định chế độ công khai, minh bạch thông tin về hoạt động kinh doanh LPG của các thương nhân kinh doanh LPG đầu mối, tổng đại lý/đại lý kinh doanh LPG dẫn đến việc người tiêu dùng khó nắm bắt được thông tin về giá, nhãn hiệu hàng hoá và hệ thống phân phối thuộc các loại hình thương nhân kinh doanh khí. Để khắc phục tình trạng này, Nghị định 19 quy định riêng Điều 47 về công khai, minh bạch hoạt động kinh doanh khí. Trong đó, quy định Bộ Công Thương có trách nhiệm công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của mình về danh sách thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí; danh sách thương nhân phân phối khí. Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí và thương nhân phân phối khí có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý giá và công bố trên trang thông tin điện tử của thương nhân hoặc phương tiện thông tin đại chúng về giá bán lẻ trong hệ thống phân phối thương nhân quản lý; hệ thống phân phối thuộc thương nhân quản lý. Tổng đại lý/đại lý kinh doanh LPG có trách nhiệm thông báo giá bán lẻ tới Sở Tài chính và Sở Công Thương nơi có các cơ sở kinh doanh LPG hoạt động theo quy định pháp luật về giá.vvv
Về thủ tục hành chính, Nghị định số 107/2009/NĐ-CP chỉ quy định thủ tục cấp mới một số Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG, không quy định trình tự, thủ tục cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi. Nhằm đáp ứng yêu cầu minh bạch đối với các thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh khí theo chuỗi từ nơi phát nguồn đến tận tay người tiêu dùng, Nghị định số 19/2016/NĐ-CP đã bổ sung một Chương quy định về trình tự, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí (được quy định tại Chương IV).
Bên cạnh đó, Hội nghị cũng đã giới thiệu về Thông tư số 03/2016/TT-BCT ngày 10/5/2016 quy định chi tiết về một số điều của Nghị định 19. Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu Thương nhân kinh doanh LPG đầu mối được quy định giá bán buôn, bán lẻ LPG trong hệ thống phân phối LPG thuộc thương nhân quản lý. Các cơ sở kinh doanh LPG thuộc tổng đại lý kinh doanh LPG và đại lý kinh doanh LPG phải niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết theo quy định của thương nhân kinh doanh LPG đầu mối. Giá bán lẻ là cơ sở để tính giá giao đại lý và hoa hồng cho các đại lý kinh doanh LPG trong hệ thống thuộc thương nhân kinh doanh LPG đầu mối. Đối với việc dăng ký nhập khẩu, sản xuất và chế biến khí chuyên dùng cho nhu cầu riêng, trước 30 tháng 10 hàng năm, thương nhân gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện bản đăng ký kế hoạch nhập khẩu, sản xuất và chế biến khí chuyên dùng cho nhu cầu riêng đến Bộ Công Thương theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này cho năm tiếp theo, v.v…
Giới Thiệu, Phổ Biến Nội Dung Cơ Bản Nghị Quyết Số 17/Nq
Theo Báo cáo đánh giá về Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc, năm 2016, Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (EGDI) của Việt Nam xêp hạng thứ 89/ 193 quốc gia, tăng 10 bậc, trong đó chỉ số thành phần về dịch vụ công trực tuyến (OSTI) tăng 08 bậc, lên thứ hạng 74/193 quốc gia (so với năm 2014); đến năm 2018, Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam xếp hạng thứ 88/193 quốc gia, tăng 01 bậc, trong đó chỉ số thành phần về dịch vụ công trực tuyến (OSI) tăng 15 bậc, lên thứ hạng 59/193 quốc gia (so với năm 2016). Tuy nhiên, nhiều nội dung triển khai Chính phủ điện tử kết quả đạt được vẫn còn rất khiêm tốn như: xếp hạng về Chính phủ điện tử còn thấp, dưới mức trung bình trong ASEAN, chỉ số hạ tầng viễn thông (TII) giảm 10 bậc, xuống thứ hạng thứ 100/193 quốc gia (so với năm 2016); đặc biệt, còn thiếu khung pháp lý đồng bộ về xây dựng Chính phủ điện tử; việc xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia, hạ tầng công nghệ thông tin nền tảng phục vụ phát triển Chính phủ điện tử còn chậm, bảo mật, an toàn, an ninh thông tin thấp, chưa kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin; cơ chế đầu tư, thuê dịch vụ công nghệ thông tin vẫn còn vướng mắc; ứng dụng công nghệ thông tin được triển khai chưa hiệu quả, việc giải quyết thủ tục hành chính và xử lý hồ sơ công việc còn phụ thuộc nhiều vào giấy tờ, thủ công; tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn rất thấp.
Để tiếp tục kế thừa, phát huy những thành quả đạt được, khắc phục những hạn chế, tồn tại, từng bước hiện thực hóa quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; việc xây dựng, ban hành Nghị quyết của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 – 2020, định hướng đến 2025 là yêu cầu cấp thiết.
Về mục tiêu, Nghị quyết 17 xác định: Hoàn thiện nền tảng Chính phủ điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển Chính phủ điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng; nâng xếp hạng Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc tăng từ 10 đến 15 bậc năm 2020, đưa Việt Nam vào nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc đến năm 2025.
Các chỉ tiêu cụ thể:
Trên cơ sở đó, Nghị quyết số 17 đã xác định 6 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, đó là: i) Xây dựng, hoàn thiện thể chế tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho việc triển khai xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử; ii) Xây dựng nền tảng công nghệ phát triển Chính phủ điện tử phù hợp với xu thế phát triển Chính phủ điện tử trên thế giới; iii) Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc phục vụ người dân và doanh nghiệp, thực hiện chuyển đổi số quốc gia hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; iv) Xây dựng Chính phủ điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân; v) Bảo đảm các nguồn lực triển khai xây dựng Chính phủ điện tử; vi) Thiết lập cơ chế bảo đảm thực thi.
Về tổ chức thực hiện, Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết hiệu quả, đồng bộ; thực hiện đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết hàng quý, gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông chậm nhất vào ngày 25 tháng cuối quý để tổng hợp, báo cáo; Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đôn đốc, theo dõi, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết này tại các phiên họp thường kỳ của Chính phủ, kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị quyết./.
Hội Nghị Phổ Biến Nghị Định Mới Về Kinh Doanh Khí Dầu Mỏ Hóa Lỏng
Ngày 26/5, tại trụ sở PV GAS thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị phồ biến Nghị định số 19/2016/NĐ-CP (Nghị định 19) và Thông tư số 03/2016/TT- về kinh doanh khí. Ông Nguyễn Lộc An, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước và ông Trần Văn Lượng – Cục trưởng Cục an toàn (Bộ Công Thương) chủ trì hội nghị.
Tham gia Hội nghị có đại diện lãnh đạo sở Công Thương TP.Hồ Chí Minh, sở Công Thương các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Thuận, Long An, Vĩnh Long, Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau; đại diện lãnh đạo Hiệp hội Gas khu vực phía Nam; đại diện của hơn 60 doanh nghiệp đầu mối và doanh nghiệp kinh doanh gas có địa bàn kinh doanh tại các tỉnh phía Nam; đại diện PV GAS và một số đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Hội nghị nằm trong chuỗi sự kiện phổ biến và triển khai Nghị định mới nêu trên, được tổ chức thành ba đợt tại 3 khu vực: đợt 1 đã được tổ chức tại Hà Nội (ngày 23/5); đợt 2 tại TP.Hồ Chí Minh (ngày 26/5) và đợt 3 tại Đà Nẵng (ngày 30/5).
Trên cơ sở rà soát, đánh giá tình hình thực thi Nghị định số 107, Nghị định 19 đã có những sửa đổi, bổ sung một số nội dung đối với hoạt động kinh doanh LPG. Một số điểm mới, chủ yếu của Nghị định 19 tập trung ở điều kiện kinh doanh, về hệ thống phân phối, các yêu cầu công khai, minh bạch hoạt động kinh doanh khí, thay đổi một số quy định về thủ tục hành chính.
Với chuỗi Hội nghị phổ biến và triển khai này, toàn ngành Công Thương sẽ được cập nhật những nội dung pháp luật mới hữu ích, áp dụng vào các hoạt động quản lý và kinh doanh LPG phù hợp với xu thế phát triển mới của ngành công nghiệp khí Việt Nam.
Nguồn: baocongthuong.com.vn
Cập nhật thông tin chi tiết về Hội Nghị Phổ Biến Quyết Định Số 50/2015/Qđ trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!