Xu Hướng 6/2023 # Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự Theo Quy Định Pháp Luật Việt Nam # Top 10 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự Theo Quy Định Pháp Luật Việt Nam # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự Theo Quy Định Pháp Luật Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP thì hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam. Tức là các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để được công nhận và có giá trị sử dụng tại Việt Nam cần phải thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự. Ví dụ như các loại giấy tờ trong hồ sơ xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp… là giấy tờ của nước ngoài như: Giấy Chứng nhận thành lập của tổ chức tại nước ngoài, hộ chiếu của người nước ngoài, báo cáo tài chính, xác nhận nghĩa vụ thuế của tổ chức tại nước ngoài…

Tài liệu không cần thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự:

Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.

Nơi thực hiện:

Tại nước ngoài:

Cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài là các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

Tại Việt Nam:

Cục Lãnh sự và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan được giao thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự trong nước. Ngoài ra, 26 Sở/Phòng/Bộ phận Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng được Bộ Ngoại giao ủy quyền thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự. Quý Khách hàng tham khảo danh sách này tại Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự của Bộ Ngoại giao: https://lanhsuvietnam.gov.vn.

Các giấy tờ, tài liệu không được hợp pháp hóa lãnh sự:

Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.

Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn nhau.

Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.

Giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc.

Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các tài liệu sử dụng khi làm việc với cơ quan nhà nước phải bằng tiếng Việt. Vì vậy, trong một số trường hợp, sau khi tài liệu được hợp pháp hóa lãnh sự, phải được dịch sang tiếng Việt và chứng thực một lần nữa mới sử dụng để làm việc với cơ quan nhà nước tại Việt Nam.

Dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp, đầu tư và thương mại tại Công ty Luật Việt An:

Tư vấn quy định pháp luật và hồ sơ xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép con…;

Tư vấn các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện cụ thể đối với mỗi ngành nghề…;

Soạn thảo, nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được Khách hàng ủy quyền;

Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự Là Gì? Thủ Tục Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự 2022?

Các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài không mặc nhiên được xác nhận và sử dụng tại Việt Nam mà các giấy tờ đó phải thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện việc chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để các giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam (Theo khoản 2, điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP quy định về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, quy định).

Việc tiến hành chứng nhận, hợp pháp hóa lãnh sự chỉ là thực hiện chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên hồ sơ, giấy tờ, tài liệu mà không bao hàm việc chứng nhận về nội dung và hình thức của tài liệu, giấy tờ đó.

Như vậy, căn cứ theo định nghĩa giải thích trên của pháp luật, chúng ta đã hiểu được hợp pháp hóa lãnh sự Đây là một thủ tục hành chính mang chức năng xác nhận giá trị của một văn bản của các nước, kiểm tra tính xác thực của chữ ký trên văn bản cần xác nhận và tư cách của người ký văn bản đó.

Những giấy tờ nào cần hợp pháp hóa lãnh sự?

Để được công nhận và sử dụng hợp pháp các giấy tờ, tài liệu tại Việt Nam thì các giấy tờ đó phải được tiến hành hợp pháp hóa lãnh sự, trừ các trường hợp theo quy định về miễn hợp pháp hóa lãnh sự, căn cứ theo Điều 9 Nghị định 111/2011/NĐ-CP quy định về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

+ Các tài liệu, giấy tờ khi được thực hiện chuyển giao trực tiếp hoặc chuyển qua đường qua đường ngoại giao giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của các nước.

+ Các tài liệu, giấy tờ được quy định về miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo pháp luật Việt Nam.

+ Những tài liệu, giấy tờ mà cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận của Việt Nam hoặc của các nước không có yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định cụ thể các tài liệu, giấy tờ không được hợp pháp hóa lãnh sự, cụ thể:

+ Những tài liệu, giấy tờ phát hiện có dấu hiệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng chưa được đính chính theo quy định.

+ Các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết trong chính bản thân giấy tờ , tài liệu đó có sự mâu thuẫn với nhau hoặc có sự mâu thuẫn với giấy tờ, tài liệu khác trong hồ sơ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự.

+ Tài liệu, giấy tờ bị giả mạo hoặc được cung cấp chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định.

+ Các tài liệu, giấy tờ có thông tin về chữ ký, con dấu nhưng không phải là chữ ký, con dấu gốc.

+ Các giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước Việt Nam hoặc các trường hợp khác có thể gây bất lợi cho Nhà nước Việt Nam.

Hợp pháp hóa lãnh sự ở đâu?

Theo quy định hiện hành, khi muốn thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện xin xác nhận hợp pháp lãnh sự tại các cơ quan sau:

+ Cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự ở trong nước là Bộ ngoại giao. Bộ ngoại giao có thể ủy quyền cho các cơ quan ngoại vụ ở các tỉnh, thành phố Trực thuộc Trung ương tiến hành tiếp nhận giấy tờ, tài liệu, hồ sơ để hợp pháp hóa lãnh sự.

+ Cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài: cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc các cơ quan khác được phép ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là cơ quan đại diện).

Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam?

Để các tài liệu, giấy tờ được hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam, cá nhân, đơn vị, tổ chức cần thực hiện theo quy trình, thủ tục như sau:

Bước 01. Người có đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự cần chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ

Thành phần hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

+ 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự (theo mẫu sẵn quy định);

+ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng. Trường hợp không có các giấy tờ này thì thay thế bằng các giấy tờ khác có giá trị thay thế hộ chiếu (xuất trình bản chính trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan);

+ 01 bản chụp các giấy tờ tùy thân như trên nếu người đề nghị nộp qua đường bưu điện (các giấy tờ không cần chứng thực);

+ Tài liệu, giấy tờ đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự đã được cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của cơ quan nước ngoài chứng nhận;

+ Bản dịch tài liệu, giấy tờ đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự dịch sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh (trường hợp tài liệu, giấy tờ đó không được lập ra bằng các thứ tiếng trên, 01 bản);

Bước 02. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự

Khi tiếp nhận hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự của người có nhu cầu đề nghị, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiến hành xem xét, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu biên nhận (trừ trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện).

Trường hợp nếu hồ sơ không đầy đủ, chưa hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện hướng dẫn cho người đề nghị tiến hành bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đề nghị thuộc quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định 11/2011/NĐ-CP quy định về các giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự và các trường hợp không được hợp pháp hóa lãnh sự, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thực hiện từ chối hồ sơ và giải thích rõ cho người nộp hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự.

Bước 03. Thời hạn xem xét giải quyết hồ sơ hợp pháp hóa

Theo quy định tại khoản 5, Điều 11, Nghị định 111/2011 NĐ-CP có quy định: Hồ sơ được giải quyết trong thời gian 01 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan nhận đủ hồ sơ theo hợp lệ.

Đối với trường hợp hồ sơ có số lượng từ 10 tài liệu, giấy tờ trở lên thì thời gian giải quyết hồ sơ sẽ kéo dài hơn nhưng không quá 05 ngày làm việc.

Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự Là Gì

Bài viết này sẽ giúp các bạn xác định rõ khâu hợp pháp hóa lãnh sự là gì, phân biệt với khâu chứng nhận lãnh sự là gì. Văn bản pháp luật thì có định nghĩa rồi, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ. Vậy hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

Theo điều 2 của nghị đình thì, “Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

Định nghĩa này chỉ nêu một chiều mà thôi. Để làm rõ, xin xem phân biệt giữa hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự.

Phân biệt giữa hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự

Chứng nhận lãnh sự là khâu chứng nhận chỉ thực hiện tại lãnh sự/đại sứ quán hoặc cơ quan có chức năng, thẩm quyền lãnh sự tại quốc gia hoặc của quốc mà tài liệu đó được phát hành. Chẳng hạn, tài liệu cấp bằng tiếng Hàn nhưng do Hàn Quốc cấp, đầu tiên tài liệu này, phải qua phòng tư pháp, sau đó mới đến khâu chứng nhận lãnh sự của Lãnh sự quán Hàn Quốc (Bộ ngoại giao) ở Hàn Quốc hoặc lãnh sự quán Hàn Quốc ở TPHCM. Đây là chứng nhận lãnh sự, trong phạm vi thẩm quyền của giấy tờ nào nước nào cấp thì lãnh sự nước đó xác nhận. Chỉ đơn giản vậy thôi.

Hợp pháp hóa lãnh sự là khâu chứng nhận chỉ thực hiện tại lãnh sự/đại sứ quán hoặc cơ quan có chức năng, thẩm quyền lãnh sự tại quốc gia khác với quốc gia của tài liệu đó được phát hành và nơi mà tại liệu đó muốn sử dụng ở nước nào. Ở ViệtNam, TPHCM, cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự là Sở Ngoại vụ TPHCM. Như vậy, khâu hợp pháp hóa lãnh sự được thực hiện sau khi đã chứng nhận lãnh sự, tức tài liệu đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của quốc gia mà tài liệu được phát hành, như định nghĩa ở trên.

Tiếp theo ví dụ trên, sau khi được chứng nhận lãnh sự thì muốn sử dụng hợp pháp ở Việt Nam, thì cầm hồ sơ đã chứng nhận lãnh sự đến Sở Ngoại vụ để làm công tác hợp pháp hóa lãnh sự. Đương nhiên phải được dịch thuật và công chứng bản dịch là khâu sau cùng.

Như vậy, tùy vào quốc gia nào thực hiện mà bíêt được là hợp pháp hóa lãnh sự hay chứng nhận lãnh sự. Nếu cùng quốc gia thì là chứng nhận lãnh sự, còn khác quốc gia thì gọi là hợp pháp hóa lãnh sự.

Cả hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự đều xác nhận chữ ký, con dấu của người ký tên lên tài liệu, chứ không xác nhận nội dung ghi bên trong tài liệu đó.

Qua bài viết này, thì công tác hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự sẽ hiện ra rõ trước mắt chúng ta.

Con Dấu Công Ty Theo Quy Định Pháp Luật Việt Nam

Con dấu công ty thường xuất hiện trên các giấy tờ, chứng từ giao dịch của công ty hoặc một số loại giấy tờ khác. Có nhiều loại văn bản mà nếu không có con dấu công ty thì không có giá trị pháp lý. Luật Doanh nghiệp 2014 đã có nhiều quy định mở rộng quyền tự do quyết định số lượng và mẫu con dấu của doanh nghiệp, nhưng cũng có một số điểm mà các doanh nghiệp cần lưu ý như sau:

Số lượng và hình thức con dấu do doanh nghiệp tự quyết định.

Quy định trong Điều lệ hoặc Quyết định về con dấu:

Mẫu con dấu, gồm: Hình thức, kích cỡ, nội dung, mầu mực dấu;

Số lượng con dấu;

Quy định về quản lý và sử dụng con dấu.

Lưu ý đối với trường hợp doanh nghiệp có nhiều con dấu thì việc phân định quyền hạn và trách nhiệm của những người được quyền sử dụng con dấu sao cho rõ ràng là rất quan trọng, tránh xảy ra tranh chấp về sau.

Nội dung thể hiện trên con dấu:

Tên doanh nghiệp: loại hình doanh nghiệp và tên riêng;

Mã số doanh nghiệp: được ghi nhận trên Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thông báo mẫu dấu sau khi thành lập doanh nghiệp:

Doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh để đăng tải mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Hình ảnh, ngôn ngữ không được sử dụng trong nội dung con dấu:

Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.

Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung và việc sử dụng con dấu. Doanh nghiệp phải chấm dứt việc sử dụng con dấu có từ ngữ, ký hiệu hoặc hình ảnh vi phạm quy định và chịu trách nhiệm bồi thường các thiệt hại phát sinh theo quyết định có hiệu lực thi hành của Tòa án hoặc trọng tài.

Dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp và đầu tư tại Công ty Luật Việt An:

Tư vấn các quy định pháp luật và thủ tục thành lập công ty, xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép con…;

Tư vấn về các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và các điều kiện cụ thể đối với mỗi ngành nghề;

Soạn thảo và nộp hồ sơ, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được khách hàng ủy quyền;

Tư vấn về các vấn đề sau thành lập như: hợp đồng, thuế, lao động Việt Nam, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, sở hữu trí tuệ, nhượng quyền thương mại…

Cập nhật thông tin chi tiết về Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự Theo Quy Định Pháp Luật Việt Nam trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!