Bạn đang xem bài viết Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Page Content
Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
Khi các công dân của một nước muốn một văn bản công được cấp bởi các nhà chức trách của nước đó có hiệu lực tại một nước khác, hoặc ngược lại, một văn bản được cấp bởi các nhà chức trách của nước khác, ví dụ nước nơi công dân đó cư trú, muốn có hiệu lực tại nước đó. Trong các trường hợp này văn bản đó cần được công nhận bởi các nhà chức trách của Quốc gia nơi văn bản này có hoặc muốn có hiệu lực pháp lý.
Việc công nhận nói trên được thực hiện qua cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự làm thủ thục hợp pháp hóa lãnh sự, và trên cơ bản được thể hiện qua một hệ thống các chữ ký trên văn bản đó. Mỗi một chữ ký sẽ chứng nhận tính xác thực của chữ ký của người ký trước đó bằng hình thức ký kèm theo dấu với nội dung như sau hoặc tương tự như sau: Visto Bueno para legalizar la firma que antecede, por ser, al parecer, auténtica, sin prejuzgar la veracidad del contenido del documento ni el ulterior destino que pueda dársele, nghĩa là Chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự chữ ký trên, vì có vẻ, giống với mẫu chữ ký đăng ký, mà không đánh giá tính chính xác của nội dung văn bản hay mục đích sử dụng cuối cùng của văn bản. Chữ ký cuối cùng, theo logic luôn luôn là chữ ký của nhà chức trách của nước nơi văn bản đó cần có hiệu lực. Ví dụ: một công dân Tây Ban Nha cư trú tại Việt Nam cần trình bằng kỹ sư của mình trước cơ quan nhập cảnh của Việt Nam để xin cấp giấy phép cư trú và làm việc. Trong trường hợp này công dân nói trên sẽ phải làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự bằng của mình. Bằng kỹ sư này để có hiệu lực cần phải có chữ ký của hiệu trưởng hoặc một cá nhân có thẩm quyền khác của trường Đại học nơi cấp bằng đó. Như vậy, đầu tiên tấm bằng này sẽ phải được nhà chức trách có thẩm quyền của Phó Tổng Vụ Bằng cấp và Công nhận năng lực của Bộ Giáo dục, Văn hóa và Thể thao Tây Ban Nha đóng dấu hợp pháp hóa lãnh sự lên trên đó. Chữ ký và con dấu của Phó Tổng Vụ này sau đó cần được Bộ phận Hợp pháp hóa lãnh sự của Bộ Ngoại giao và Hợp tác Tây Ban Nha chứng nhận. Cuối cùng, để có hiệu lực pháp lý tại Việt Nam, văn bản này cần được mang đến Đại sứ quán Việt Nam tại Madrid làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự chứng nhận con dấu và chữ ký của Bộ phận Hợp pháp hóa lãnh sự – Bộ Ngoại giao và Hợp tác Tây Ban Nha nói trên. Bước cuối cùng này có thể thay bằng việc chọn làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Hà Nội, tuy nhiên sau đó để có hiệu lực tại Việt Nam cần được hợp pháp hóa lãnh sự một lần nữa tại Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Để biết thông tin về việc đóng dấu Apostil cho các văn bản công của Tây Ban Nha vui lòng liên hệ Bộ Tư pháp địa chỉ Calle de la Bolsa, 8. 28071, Madrid. ĐT: (+34) 902 007 214. Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Hà Nội không có chức năng đóng dấu Apostil cho các văn bản.
Ngoài ra, các công ước song phương khác cũng xóa bỏ yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ giữa Tây Ban Nha và một số nước nhất định. Việt Nam không nằm trong số các nước ký kết hiệp định song phương với Tây Ban Nha.
Các quốc gia không tham gia ký kết bất kỳ công ước nào nói trên sẽ phải áp dụng thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự. Việt Nam là một trong những nước này nên tất cả các văn bản công của Việt Nam muốn có hiệu lực tại Tây Ban Nha, hoặc ngược lại, tất cả các giấy tờ công của Tây Ban Nha muốn có hiệu lực tại Việt Nam cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ công của Việt Nam muốn có hiệu lực tại Tây Ban Nha
Các tài liệu Việt Nam muốn có hiệu lực tại Tây Ban Nha cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự trước đó tại Bộ phận lãnh sự Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Hà Nội. Cơ quan này sẽ chỉ có thể thực hiện được thủ tục này khi văn bản đó đã được Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam (40 Trần Phú, Hà Nội, tel. +84 4 37993127) hoặc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh chứng nhận lãnh sự trước đó.
Các giấy tờ của Việt Nam cần được dịch ra tiếng Tây Ban Nha để có hiệu lực tại Tây Ban Nha. Để biết xem bản dịch của các giấy tờ đó có cần phải hợp pháp hóa lãnh sự hay không đương sự nên liên lạc trực tiếp với cơ quan đưa ra yêu cầu là cơ quan nơi nhận các giấy tờ đó.
Để xin hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Hà Nội đương sự sẽ phải nộp đơn xin hợp pháp hóa lãnh sự, và thủ tục này sẽ được giải quyết trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nộp. Lệ phí Hợp pháp hóa lãnh sự được quy định theo mục số 29 của văn bản định dạng PDF về bảng giá các lệ phí lãnh sự hiện hành.
Bản photocopy của các giấy tờ (sau khi đã hợp pháp hóa lãnh sự, tức là bản với tất cả các con dấu và chữ ký hợp pháp hóa lãnh sự đã làm trước đó) cần được nộp kèm làm bản lưu cùng với hồ sơ xin hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam.
Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ Tây Ban Nha muốn có hiệu lực tại Việt Nam
Các giấy tờ được cấp bởi các nhà chức trách Tây Ban Nha muốn có hiệu lực pháp lý tại Việt Nam cần được hợp pháp hóa lãnh sự trước đó bởi một loạt các cơ quan có thẩm quyền (được chia làm hai loại giấy tờ sau).
Thủ tục bao gồm 2 bước:
1º) Đặt hẹn để xin hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ phận Hợp pháp hóa lãnh sự của Bộ Ngoại giao và Hợp tác Tây Ban Nha. Thủ tục này tại Bộ không thu lệ phí.
2º) Tiếp tục xin hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Việt Nam tại Tây Ban Nha
Đối với các cơ quan Việt Nam, đương sự sẽ phải trình bản gốc hợp pháp hóa lãnh sự và trình kèm một bản dịch sang tiếng Việt của giấy tờ tiếng Tây Ban Nha đó.
Các giấy tờ công khác của Tây Ban Nha
Phần này sẽ bao gồm các giấy tờ được cấp bởi Các Cộng đồng tự trị, Các Cơ quan địa phương (các tỉnh, thành phố, các cộng đồng dân cư, v.v.), các giấy tờ công chứng, pháp lý (bản án, phiếu lý lịch tư pháp, chứng nhận Đăng ký hộ tịch, v.v.), các giấy tờ thương mại, học thuật (bằng cấp, v.v.), của các tổ chức tôn giáo, giấy chứng nhận sức khỏe, chứng nhận thú y, các bản dịch công chứng, v.v.
Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự các loại giấy tờ này giống với thủ tục làm hợp pháp hóa lãnh sự đã nêu ở phần trước (các giấy tờ công được cấp bởi Chính phủ, v.v.), với điểm đặc biệt là các loại giấy tờ này sẽ phải được hợp pháp hóa lãnh sự trước đó bởi một cơ quan có thẩm quyền tùy từng trường hợp (Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục, Hiệp hội Công chứng, v.v.) trước khi tiếp tục các bước như hướng dẫn ở phần trên. Để xác định cơ quan có thẩm quyền xác nhận từng loại giấy tờ, vui lòng tra cứu tại trang web của Bộ Ngoại giao và Hợp tác. Danh sách các cơ quan có thầm quyền làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự nằm trong cột Thông tin thêm phía lề phải của trang.
Xin lưu ý rằng việc hợp pháp hóa lãnh sự hoặc đóng dấu Apostil chỉ được thực hiện trên bản gốc hoặc bản sao từ sổ gốc được làm tại các Cơ quan hành chính công nơi cấp giấy tờ đó. Đại sứ quán không thể hợp pháp hóa các bản sao y bản chính, các bản sao hoặc các giấy tờ tư (hợp đồng, v.v.)
Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự Là Gì?
Hợp pháp hóa lãnh sự là một thủ tục hành chính với chức năng xác nhận giá trị của một văn bản công nước ngoài, kiểm tra tính xác thực của chữ ký trên văn bản và tư cách của người ký văn bản đó
” Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự
Khi các công dân của một nước muốn một văn bản công được cấp bởi các nhà chức trách của nước đó có hiệu lực tại một nước khác, hoặc ngược lại, một văn bản được cấp bởi các nhà chức trách của nước khác, ví dụ nước nơi công dân đó cư trú, muốn có hiệu lực tại nước đó. Trong các trường hợp này văn bản đó cần được công nhận bởi các nhà chức trách của Quốc gia nơi văn bản này có hoặc muốn có hiệu lực pháp lý.
Theo quy định của Nghị định số 111/2011/NĐ – CP quy định về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
+ Thông tư Số: 01/2012/TT-BNG, hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 111/2011/NĐ-CPngày 5/12/2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
Hợp pháp hóa lãnh sự: là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự chỉ là chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu, không bao hàm chứng nhận về nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu.
Các giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự
2. Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
3. Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.
Các giấy tờ, tài liệu không được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự
1. Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
2. Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn nhau.
3. Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.
4. Giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc.
5. Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam.
” Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu
Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ:
Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự Tiếng Anh Là Gì?
Luật Hoàng Phi xin giới thiệu đến quý khách hàng bài viết Hợp pháp hóa lãnh sự tiếng Anh là gì? Nhằm giúp quý vị trong và ngoài nước có thể nắm bắt đầy đủ về khái niệm này theo pháp luật hiện hành.
Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
Hợp pháp hóa lãnh sự là một trong số các thủ tục hành chính tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhằm xác nhận về con dấu, chữ ký, chức danh của văn bản công nước ngoài được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước đó khi người có yêu cầu muốn văn bản này có hiệu lực pháp lý tại Việt Nam.
Các cơ quan thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam: Bộ Ngoại giao, Cơ quan ngoại giao thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện tiếp nhận hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự khi Bộ ngoại giao ủy quyền, Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài.
Hợp pháp hóa lãnh sự tiếng Anh là gì?
Hợp pháp hóa lãnh sự tiếng Anh là Consular legalization.
Với câu hỏi hợp pháp hóa lãnh sự tiếng Anh là gì? Luật Hoàng Phi xin định nghĩa như sau:
Consular legalization is one of the administrative procedures in Vietnam carried out by competent agencies to certify the seals, signatures and titles of foreign public documents issued by competent agencies. rights of that country when the requester wants this document to be legally effective in Vietnam.
Agencies carrying out consular legalization in Vietnam: The Ministry of Foreign Affairs, the diplomatic agencies of the provinces and centrally-run cities shall receive consular legalization dossiers as authorized by the Ministry of Foreign Affairs, Vietnamese diplomatic representations abroad.
Ví dụ các câu có sử dụng Hợp pháp hóa lãnh sự trong tiếng Anh
1/ Vietnamese and the language of the country issuing the document requiring consular legalization are the languages used for consular legalization or the common language such as English and French.
Dịch: Tiếng Việt và tiếng của nước ban hành văn bản cần hợp pháp hóa lãnh sự là ngôn ngữ được sử dụng hợp pháp hóa lãnh sự hoặc sử dụng ngôn ngữ thông dụng như tiếng Anh, tiếng Pháp.
2/ Agencies competent to consular legalize must strictly preserve and implement safety measures for consular certification and legalization documents.
Dịch: Cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự phải bảo quản chặt chẽ, thực hiện biện pháp an toàn đối với hồ sơ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
3/ Agencies, organizations and individuals may request consular certification or legalization of their own papers or documents without the authorization.
Dịch: Cơ quan, tổ chức và cá nhân có thể đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của mình hoặc của người khác mà không cần giấy ủy quyền.
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC
1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”
Giới Thiệu Mẫu Con Dấu, Mẫu Chữ Ký Và Chức Danh Khi Chứng Nhận Lãnh Sự, Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự
Giới thiệu mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh khi chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự được quy định như thế nào? Mong sớm nhận phản hồi.
Giới thiệu mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh khi chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự quy định tại Điều 7 Thông tư 01/2012/TT-BNG hướng dẫn Nghị định 111/2011/NĐ-CP về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự do Bộ Ngoại giao ban hành, cụ thể như sau:
1. Việc giới thiệu mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của cơ quan, tổ chức lập, công chứng, chứng thực, chứng nhận giấy tờ, tài liệu theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định được thực hiện như sau:
a) Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập, công chứng, chứng thực giấy tờ, tài liệu theo quy định của pháp luật có trách nhiệm giới thiệu mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của cơ quan, tổ chức.
b) Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm định kỳ hàng năm rà soát mẫu con dấu, mẫu chữ ký, chức danh của cơ quan, tổ chức và thông báo kết quả rà soát trước ngày 01 tháng 02 của năm tiếp theo.
c) Cục Lãnh sự và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận việc giới thiệu mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của cơ quan, tổ chức Trung ương và cơ quan, tổ chức địa phương.
Cơ quan ngoại vụ địa phương tiếp nhận việc giới thiệu mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của cơ quan, tổ chức địa phương và cơ quan, tổ chức Trung ương đặt tại địa phương được gửi tới cơ quan ngoại vụ; chuyển bản gốc văn bản giới thiệu cho Cục Lãnh sự và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giới thiệu, và lưu giữ bản chụp của văn bản này.
2. Cục Lãnh sự và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm giới thiệu mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của đơn vị mình cho các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
3. Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm giới thiệu mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của Cơ quan đại diện cho Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!