Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Đọc Báo Cáo Tài Chính Trong Doanh Nghiệp được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Những hiểu biết sơ bộ về báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là gì?
Báo cáo tài chính là những báo cáo được tổng hợp đầy đủ về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả cũng như kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Dựa vào báo cáo tài chính, có thể thấy được khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những hướng đi giúp doanh nghiệp phát triển hơn và có sự tăng trưởng vượt bậc về doanh số trong tương lai.
Bởi vậy, báo cáo tài chính không chỉ quan trọng với doanh nghiệp mà còn với cơ quan nhà nước và các đối tác.
Có 2 loại báo cáo tài chính là: Báo cáo tài chính tổng hợp (BCTC tổng hợp) và Báo cáo tài chính hợp nhất (BCTC hợp nhất).
Các mẫu, nội dung trong báo cáo tài chính được nhà nước quy định chặt chẽ. Một báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế cần phải đầy đủ và đúng yêu cầu của cơ quan thuế. Vậy một bộ báo cáo tài chính đầy đủ gồm những những gì? Bạn có thể xem tiếp phần sau đây.
Bộ báo cáo tài chính theo Thông tư 200
Tại điều 100, Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp quy định bộ báo cáo tài chính cho doanh nghiệp bao gồm:
– Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN)
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN)
– Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN)
Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bộ báo cáo tài chính áp dụng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, gồm có:
– Báo cáo tính hình tài chính.
– BC kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
– Thuyết minh báo cáo tài chính.
– Bảng cân đối tài khoản
Lưu ý khi lập báo cáo tài chính
Các doanh nghiệp dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào, hay thuộc thành phần kinh tế nào thì cũng phải lập và trình bày báo cáo tài chính.
Trường hợp doanh nghiệp phát sinh nhu cầu khác trong công tác quản lý, thì có thể có thiết kế và lập thêm các báo cáo cần thiết. Nếu trong báo cáo có những phần doanh nghiệp không có số liệu thì có thể bỏ trống, đồng thời đánh lại số cho các dòng có thông tin liên tục.
Đối với Công ty/ Tổng công ty có đơn vị trực thuộc: lập BCTC hợp nhất cuối kỳ; Tổng công ty/ doanh nghiệp nhà nước mà có đơn vị kế toán trực thuộc: lập BCTC hợp nhất giữa niên độ; Công ty mẹ và tập đoàn: lập BCTC hợp nhất giữa và cuối niên độ.
Các công ty đại chúng, doanh nghiệp nhà nước: Cứ 3 tháng công ty đại chúng cần lập báo cáo tài chính dạng đầy đủ để công khai trên phương tiện đại chúng. Cùng với đó, các nhà phân tích của doanh nghiệp phải cập nhật lại mô hình và sửa đổi khuyến nghị cho từng cổ phiếu, làm cơ sở cho các nhà đầu tư xem xét lại tình hình của công ty mình đầu tư, ra quyết định việc mua bán cổ phần sẽ như thế nào. Thời điểm này gọi là mùa báo cáo.
Các công ty tư nhân: Theo quy định, cần lập báo cáo tài chính tối thiểu 1 năm 1 lần và có thể linh hoạt trong trường hợp cần thiết.
2. Hướng dẫn cách đọc báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Với những người không chuyên, đọc báo cáo tài chính là một công việc khá phức tạp, đòi hỏi cần phải biết mục đích làm gì. Lý do thường thấy là dùng để xem xét, đánh giá tình hình hoạt động và hiệu suất tài chính của doanh nghiệp. Các chỉ số sau khi phân tích có ý nghĩa rất lớn đối với việc ra quyết định đầu tư, kinh doanh. Thông qua những chỉ tiêu phân tích, nhà quản trị và các đối tượng quan tâm có thể nhìn nhận, đánh giá được tình hình của doanh nghiệp, từ đó đưa ra biện pháp cũng như các quyết định đúng đắn.
Vậy làm thế nào để nắm rõ các chỉ số tài chính, để phân tích nhanh nhất và bao quát nhất tình hình hoạt động của doanh nghiệp là vấn đề đặt ra, thì cần phải nắm được cách đọc, phân tích nhanh các chỉ tiêu trên báo cáo tình hình tài chính và báo cáo hoạt động…
Để hiểu được các chỉ số, mối liên hệ giữa các chỉ số với nhau cần sử dụng những phương pháp, kỹ thuật áp dụng. Trong đó, kỹ thuật về phân tích nhanh và đọc các chỉ số là kỹ năng không thể thiếu đối với các nhà phân tích và các đối tượng khác như: Kế toán, kiểm toán, ngân hàng… đặc biệt là các DN có quy mô lớn và đa dạng về ngành nghề kinh doanh.
Trước những yêu cầu về hiệu quả trong sử dụng các chỉ số tài chính, việc đọc và phân tích được tiến hành theo tuần tự từng bước như sau:
Bước 1: Ý kiến của kiểm toán viên
Ở bước này, nhiều doanh nghiệp thường bỏ qua, trong khi đó để việc phân tích có hiệu quả thì số liệu sử dụng phải trung thực, hợp lý và khách quan. Vì thế, cần xem xét ý kiến của phía kiểm toán viên sau khi thực hiện kiểm toán. Nếu ý kiến của kiểm toán viên là chấp nhận toàn phần thì lúc đó số liệu mới được sử dụng trong phân tích tài chính đem lại hiệu quả cao nhất.
Bước này cũng cho thấy, việc phân tích sẽ thực hiện sau khi cuộc kiểm toán kết thúc; hoặc trường hợp doanh nghiệp không thực hiện kiểm toán, vẫn có thể sử dụng báo cáo tài chính sau khi cơ quan thuế kiểm tra.
Bước 2: Đọc hiểu báo cáo tình hình tài chính
Báo cáo tài chính rất quan trọng với doanh nghiệp, nó phản ánh về tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm nhất định. Sau khi phân tích các chỉ số về tài sản và nguồn vốn, người đọc báo cáo tài chính có thể hiểu được bản chất sự biến động của chỉ tiêu, hiểu về cơ cấu của từng chỉ tiêu, rủi ro về mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
Vậy cách đọc báo cáo tài chính như sau:
– Liệt kê các khoản mục lớn trong tài sản – nguồn vốn.
– Tính toán tỷ trọng các khoản mục trong tổng tài sản, nguồn vốn.
– Nhận xét về sự biến động lớn trong các khoản mục và tìm hiểu nguyên nhân.
– Đánh giá về sự mất cân đối tài chính thông qua vốn lưu động thuần.
Vốn lưu động thuần = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Nếu vốn lưu động thuần tiến dần về 0 và chuyển sang âm lớn thì khi đó, sự mất cân đối trong tài chính càng lớn và rủi ro càng cao.
Bước 3: Đọc hiểu báo cáo hoạt động
Báo cáo hoạt động chủ yếu phản ánh về tình hình kinh doanh, xác định phần lợi nhuận. Cho nên, ở nội dung này cần quan tâm đến quy mô của doanh nghiệp để xác định nếu DN có quy mô lớn thì việc đọc và hiểu cần thực hiện chi tiết từng hoạt động đặc biệt là hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Có 2 cách đọc hiểu đối với báo cáo này như sau:
Cách 1: Tách riêng doanh thu, chi phí, lợi nhuận; Tính tỷ trọng từng doanh thu, chi phí trong tổng doanh thu, tổng chi phí; Nhận xét về chỉ tiêu đó.
Cách 2: Tính các chỉ tiêu về khả năng sinh lời: ROS (tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu), ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tài sản), ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ); Tính các chỉ tiêu về hiệu quả từ yếu tố đầu vào: Hts, Htsnh, Htsdh…, nhận xét về các chỉ tiêu.
Từ việc tìm hiểu về cách đọc và phân tích nhanh báo cáo tình hình tài chính và báo cáo hoạt động kinh doanh, có thể thấy việc phân tích các giá trị, các nhận định bao quát tình hình của doanh nghiệp cần phải thực hiện nghiêm túc. Khi hiểu và phân tích được từ cách đọc báo cáo tài chính, các doanh nghiệp và đối tượng quan tâm có thể rút ngắn được thời gian đánh giá, biết cách tập trung vào những chỉ tiêu trọng yếu, nhằm phục vụ cho việc quản lý, đưa ra các phương án kinh doanh tối ưu nhất, góp phần hạn chế rủi ro và gia tăng lợi nhuận.
Hướng Dẫn Cách Viết Văn Bản Báo Cáo
Một báo cáo hoặc bản báo cáo hoặc văn bản báo cáo là tập hợp những thông tin được thực hiện với mục đích cụ thể nhằm thông tin chuyển tiếp hoặc tường trình, kể lại các sự kiện nhất định trong một hoàn cảnh hiện hành và có thể có hoặc không những nội dung kiến nghị, đề xuất. Một văn bản báo cáo cần có các yêu cầu sau đây:
Phải bảo đảm trung thực, chính xác:
– Phản ánh đúng sự thật khách quan, nêu đúng ưu điểm, khuyết điểm, thuận lợi, khó khăn, việc đã giải quyết, việc còn tồn đọng, không được hư cấu hoặc chủ quan duy ý chí.
– Người trực tiếp soạn thảo không được thiên vị, không thêm bớt hiện tượng nhằm bóp méo sự thật, phải trung thực và khách quan toàn diện trong cách đưa tin và đánh giá trong báo cáo. Cần phải theo dõi, nghiên cứu sâu sát quá trình diễn biến sự việc, hiện tượng để tìm nguyên nhân phản ánh và báo cáo. Nếu sự thật bị cắt xén, xác định sai nguyên nhân, đưa ra những nguồn tin không chính xác, không toàn diện, sẽ làm lãnh đạo đưa ra giải pháp không đúng, xử lý thiếu kịp thời và không triệt để.
Nội dung báo cáo phải cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm:
– Người soạn thảo phải đầu tư thời gian, chọn lọc các số liệu và sự kiện về các vấn đề thuộc chức năng nhiệm vụ chính yếu của tổ chức mình để đưa vào báo cáo, không nên liệt kê tràn lan mọi sự việc, hiện tượng xảy ra. Tập hợp được số liệu chính xác, ăn khớp với nhau là việc làm cần thiết, song đòi hỏi phải biết lập luận để thấy được ưu khuyết điểm thông qua những con số đó. Cần tránh những con số ma hoặc những sự kiện chung chung không chứng minh, lý giải được điều gì. Trường hợp cần giải thích kỹ hơn thì có thể đính kèm theo báo cáo các bản phụ lục ghi các số liệu làm phương tiện minh chứng cho các kết luận trong báo cáo.
– Một bản báo cáo chỉ thuần túy thống kê sự việc mà không rút ra được những kinh nghiệm, bài học gì thì đó là báo cáo kém chất lượng, hiệu quả. Cần xuất phát từ mục đích, yêu cầu của từng loại báo cáo, xuất phát từ đối tượng đọc báo cáo mà có phương pháp viết báo cáo cho cụ thể, mạch lạc, hợp với người nghiên cứu. Tránh báo cáo tràn lan, vụn vặt, sa vào chi tiết rườm rà, sa vào các số liệu rắc rối mà phải chọn đúng trọng tâm, trọng điểm.
– Báo cáo kịp thời thể hiện ý thức, kỷ luật, ý thức tôn trọng tổ chức, tôn trọng cấp trên, có trách nhiệm với công việc. Báo cáo chậm trễ làm cho lãnh đạo không nắm được thông tin từ cấp dưới, dẫn đến hậu quả không thể ứng phó kịp thời, nhanh nhạy với tình hình để có những quyết định và mệnh lệnh chính xác, nhiều trường hợp gây ra hậu quả lớn trong quản lý.
Hướng Dẫn Quản Lý Tài Sản Cố Định Trong Doanh Nghiệp
Định nghĩa và các nguyên tắc quản lý tài sản trong doanh nghiệp
Theo các văn bản, quy định của nhà nước thì: Tài sản cố định (TSCĐ) được hiểu là những tư liệu sản xuất chuyên dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định phải có giá trị lớn và dùng được vào nhiều chu kì sản xuất.
Theo phân loại thì có 3 loại TSCĐ gồm:
TSCĐ hữu hình
TSCĐ vô hình
TSCĐ thuê tài chính
Nguyên tắc quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
Lưu ý rằng, những nguyên tắc này chính là kim chỉ nam hướng dẫn quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp mà kế toán cần phải chú ý để làm theo:
+) Tài sản cố định phải có thời gian sử dụng trên 1 năm
+) Nguyên giá của tài sản cố định phải từ 30 triệu đồng trở lên
+) Tài sản cố định sẽ mang lại lợi ích trong tương lai cho doanh nghiệp
Nguyên tắc trong công tác quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
+) Mọi tài sản cố định cần được doanh nghiệp phân loại rồi đánh số riêng. TSCĐ phải luôn luôn được dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.
+) TSCĐ cần được quản lý những vấn đề sau một cách kịp thời và chính xác: nguyên giác, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.
Lưu ý rằng: Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ được tính bằng công thức:
Giá trị còn lại trên sổ sách kế toán = Nguyên giá của tài sản cố định – Số hao mòn luỹ kế của TSCĐ
Đối với những loại TSCĐ không cần dùng và đang chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao cần phải thực hiện công tác quản lý, theo dõi, bảo quản theo các quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC.
Đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những tài sản cố định thông thường thì doanh nghiệp vẫn cần thực hiện công tác quản lý chặt chẽ.
Việc quản lý tài sản này ngoài bản thân doanh nghiệp cũng như mỗi kế toán đảm nhiệm công việc cần phải nắm rõ những hướng dẫn ở trên thì mới có thể nhờ đến sự “trợ giúp” của các phần mềm quản lý tài sản chuyên nghiệp.
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều phần mềm có thể hỗ trợ doanh nghiệp quản lý tốt tài sản cố định, trong đó Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO là một đơn vị uy tín có sản phẩm được nhiều doanh nghiệp tin dùng trong gần 20 năm qua.
Hướng Dẫn Cách Viết Văn Bản Báo Cáo Bạn Cần Biết
Một báo cáo hoặc bản báo cáo hoặc văn bản báo cáo là tập hợp những thông tin được thực hiện với mục đích cụ thể nhằm thông tin chuyển tiếp hoặc tường trình, kể lại các sự kiện nhất định trong một hoàn cảnh hiện hành và có thể có hoặc không những nội dung kiến nghị, đề xuất. Một văn bản báo cáo cần có các yêu cầu sau đây: Phải bảo đảm trung thực, chính xác:
– Phản ánh đúng sự thật khách quan, nêu đúng ưu điểm, khuyết điểm, thuận lợi, khó khăn, việc đã giải quyết, việc còn tồn đọng, không được hư cấu hoặc chủ quan duy ý chí.
– Người trực tiếp soạn thảo không được thiên vị, không thêm bớt hiện tượng nhằm bóp méo sự thật, phải trung thực và khách quan toàn diện trong cách đưa tin và đánh giá trong . Cần phải theo dõi, nghiên cứu sâu sát quá trình diễn biến sự việc, hiện tượng để tìm nguyên nhân phản ánh và báo cáo. Nếu sự thật bị cắt xén, xác định sai nguyên nhân, đưa ra những nguồn tin không chính xác, không toàn diện, sẽ làm lãnh đạo đưa ra giải pháp không đúng, xử lý thiếu kịp thời và không triệt để.
Nội dung báo cáo phải cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm:
– Người soạn thảo phải đầu tư thời gian, chọn lọc các số liệu và sự kiện về các vấn đề thuộc chức năng nhiệm vụ chính yếu của tổ chức mình để đưa vào báo cáo, không nên liệt kê tràn lan mọi sự việc, hiện tượng xảy ra. Tập hợp được số liệu chính xác, ăn khớp với nhau là việc làm cần thiết, song đòi hỏi phải biết lập luận để thấy được ưu khuyết điểm thông qua những con số đó. Cần tránh những con số ma hoặc những sự kiện chung chung không chứng minh, lý giải được điều gì. Trường hợp cần giải thích kỹ hơn thì có thể đính kèm theocác bản phụ lục ghi các số liệu làm phương tiện minh chứng cho các kết luận trong báo cáo.
– Một bản báo cáo chỉ thuần túy thống kê sự việc mà không rút ra được những kinh nghiệm, bài học gì thì đó là báo cáo kém chất lượng, hiệu quả. Cần xuất phát từ mục đích, yêu cầu của từng loại báo cáo, xuất phát từ đối tượng đọc báo cáo mà có phương pháp viết báo cáo cho cụ thể, mạch lạc, hợp với người nghiên cứu. Tránh báo cáo tràn lan, vụn vặt, sa vào chi tiết rườm rà, sa vào các số liệu rắc rối mà phải chọn đúng trọng tâm, trọng điểm.
Báo cáo phải kịp thời:
– kịp thời thể hiện ý thức, kỷ luật, ý thức tôn trọng tổ chức, tôn trọng cấp trên, có trách nhiệm với công việc. Báo cáo chậm trễ làm cho lãnh đạo không nắm được thông tin từ cấp dưới, dẫn đến hậu quả không thể ứng phó kịp thời, nhanh nhạy với tình hình để có những quyết định và mệnh lệnh chính xác, nhiều trường hợp gây ra hậu quả lớn trong quản lý.
️ Khóa học KỸ NĂNG VIẾT BÁO CÁO của Viện MasterSkills sẽ thể giúp bạn dễ dàng hơn với những bản báo cáo.
Tham khảm chi tiết hơn tại : https://masterskills.org/Reports-writing-skills-training.htm
Nguồn : chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Đọc Báo Cáo Tài Chính Trong Doanh Nghiệp trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!