Xu Hướng 4/2023 # Hướng Dẫn Điền Mẫu D01 # Top 7 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Hướng Dẫn Điền Mẫu D01 # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Điền Mẫu D01 được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hướng dẫn điền mẫu D01-TS theo Quyết định 505/QĐ-BHXH mới nhất

Công ty tôi có ký HĐLĐ 2 tháng thời vụ với NLĐ thì có phải đóng BHXH cho NLĐ không? Qua 2 tháng công ty chưa đóng thì có trái quy định không? Hướng dẫn công ty tôi điền mẫu D01-TS theo mẫu mới nhất với ạ. Tôi xin cám ơn!

Thứ nhất, ký HĐLĐ thời vụ 02 tháng có phải đóng BHXH cho NLĐ không?

Căn cứ điểm 1.2 Khoản 1 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:

“Điều 4. Đối tượng tham gia theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);”

Như vậy, theo quy định trên thì trong thời điểm hiện tại công ty bạn chỉ cần kí hợp đồng lao động với NLĐ thời hạn 01 tháng trở lên thì đã phải tham gia BHXH cho NLĐ. Đối với những lao động giao kết HĐLĐ 02 tháng với công ty bạn thì công ty bạn vẫn phải đóng BHXH cho NLĐ.

Thứ hai, công ty tham gia BHXH cho NLĐ muộn 02 tháng có trái quy định?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

“Điều 99. Giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội

1. Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:

a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;”

Theo đó, trong thời hạn 30 ngày từ ngày giao kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bên cạnh đó căn cứ Khoản 2 Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

“Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm

2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.”

Như vậy, quá thời hạn báo tăng mà công ty không thực hiện báo tăng lao động và không đóng BHXH cho NLĐ được xác định là hành vi chậm đóng tiền BHXH, BHTN. Đây là hành vi pháp luật quy định cấm và khi công ty vi phạm thì sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, hướng dẫn điền mẫu D01-TS theo Quyết định 505/QĐ-BHXH mới nhất

Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH, bạn thực hiện lập bảng kê thông tin D01-TS như sau:

* Chỉ tiêu hàng ngang:

– Chỉ tiêu (1): ghi nội dung lập bảng kê. Trong trường hợp này là hồ sơ làm căn cứ truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

– Chỉ tiêu (2): ghi bảng kê nộp kèm theo. Trường hợp công ty bạn cần chuẩn bị danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS) và tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)].

* Chỉ tiêu theo cột:

– Cột 1: ghi số thứ tự.

– Cột 2: ghi họ tên người tham gia điều chỉnh.

– Cột 3: ghi mã số BHXH của người tham gia điều chỉnh.

– Cột 4: ghi tên, loại văn bản. Trường hợp này là HĐLĐ

– Cột 5: ghi số hiệu văn bản.

– Cột 6: ghi ngày ký HĐLĐ.

– Cột 7: ghi ngày hợp đồng có hiệu lực.

– Cột 8: ghi cơ quan ban hành văn bản. Ở trường hợp này ghi tên công ty bạn.

– Cột 9: ghi nội dung trích yếu văn bản (V/v tuyển dụng)

– Cột 10: ghi một số thông tin được trích lược nêu trong giấy tờ để cơ quan BHXH có căn cứ thẩm định như:

Truy thu: ghi một số nội dung trong văn bản làm căn cứ truy thu cho 2 tháng công bạn chưa đóng BHXH cho NLĐ.

Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Hướng Dẫn Lập Tờ Khai D01

Hướng dẫn lập tờ khai D01-TS theo Quyết định 505/QĐ-BHXH

Xin chào Tổng đài tư vấn, cho em hỏi về cách hướng dẫn lập tờ khai D01-TS ạ? Xin cảm ơn.

Căn cứ vào phụ lục Quyết định 505/QĐ-BHXH:

– Mục đích: tổng hợp hồ sơ, giấy tờ của đơn vị, người tham gia làm căn cứ truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT gửi kèm Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-LT) hoặc Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

– Trách nhiệm lập: đơn vị.

– Thời gian lập: khi có phát sinh.

Mẫu D01-TS được ban hành theo QĐ 505/QĐ-BHXH.

Mẫu D01-TS

(Ban hành kèm theo QĐ số:505/QĐ-BHXH

 ngày 27/3/2020 của BHXH Việt Nam)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢNG KÊ THÔNG TIN

(1): …………………………………………………………………………………………………………………………

(Kèm theo(2) …………………………………………………………………………………………………………)

TT Họ và tên Mã số BHXH Tên, loại văn bản Số hiệu văn bản Ngày ban hành Ngày văn bản có hiệu lực Cơ quan ban hành văn bản Trích yếu văn bản Trích lược nội dung cần thẩm định

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

  …………..                

  …………..                

  …………..                

  ………….                

  ………….                

Đơn vị cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về kiểm tra, đối chiếu, lập bảng kê và lưu trữ hồ sơ của người lao động./.

                                                                                                                     Ngày ….. tháng ….. năm …….

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH, bạn thực hiện lập bảng kê thông tin D01-TS như sau:Đơn vị cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về kiểm tra, đối chiếu, lập bảng kê và lưu trữ hồ sơ của người lao động./.

* Chỉ tiêu hàng ngang:

– Chỉ tiêu (1): ghi nội dung lập bảng kê. Trong trường hợp này là hồ sơ làm căn cứ truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

– Chỉ tiêu (2): ghi bảng kê nộp kèm theo. Trường hợp công ty bạn cần chuẩn bị danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS) và tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)].

* Chỉ tiêu theo cột:

– Cột 1: ghi số thứ tự.

– Cột 2: ghi họ tên người tham gia điều chỉnh.

– Cột 3: ghi mã số BHXH của người tham gia điều chỉnh.

– Cột 4: ghi tên, loại văn bản. Trường hợp này là HĐLĐ

– Cột 5: ghi số hiệu văn bản.

– Cột 6: ghi ngày ký HĐLĐ.

– Cột 7: ghi ngày hợp đồng có hiệu lực.

– Cột 8: ghi cơ quan ban hành văn bản. Ở trường hợp này ghi tên công ty bạn.

– Cột 9: ghi nội dung trích yếu văn bản (V/v tuyển dụng)

– Cột 10: ghi một số thông tin được trích lược nêu trong giấy tờ để cơ quan BHXH có căn cứ thẩm định như:

Truy thu: ghi một số nội dung trong văn bản làm căn cứ truy thu cho 2 tháng công bạn chưa đóng BHXH cho NLĐ.

Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172

+ Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch:

Ghi rõ: họ tên; ngày tháng năm sinh; giới tính; quốc tịch của người tham gia được ghi trong Giấy khai sinh hoặc bản Trích lục khai sinh;

Ghi rõ: số chứng minh thư/thẻ căn cước/hộ chiếu; họ và tên, ngày tháng năm sinh của người tham gia được ghi trong chứng minh thư/thẻ căn cước/hộ chiếu.

Trường hợp là đảng viên ghi rõ: họ tên; ngày tháng năm sinh; ngày tháng năm khai lý lịch của người tham gia được ghi trong Lý lịch đảng viên.

+ Trường hợp được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn:

Đối với người có công với cách mạng được cấp thẻ thương binh, thẻ bệnh binh, giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh: ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, tỷ lệ mất sức lao động của người có công với cách mạng được ghi trong thẻ; họ và tên, chức vụ của người ký cấp thẻ.

Đối với người có công với cách mạng được cấp Quyết định công nhận, Quyết định hưởng trợ cấp, Giấy xác nhận, Giấy chứng nhận, Huân chương, Huy chương… (viết tắt là văn bản): ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của người có công với cách mạng được nêu trong văn bản (nếu có); họ và tên, chức vụ của người ký văn bản.

Đối với cựu chiến binh theo Nghị định 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ (Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP): ghi rõ tên Quyết định (là phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành); ngày nhập ngũ; cấp bậc quân hàm (chuẩn úy, thiếu úy…); địa điểm nơi đóng quân của cựu chiến binh được nêu trong văn bản; họ và tên, cấp bậc của người ký văn bản (hoặc ký thẩm định văn bản).

Đối với cựu chiến binh là người trực tiếp tham gia kháng chiến được cấp Giấy chứng nhận, Giấy khen, Quyết định hưởng trợ cấp, Lý lịch (cán bộ, đảng viên): ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của cựu chiến binh được nêu văn bản; họ và tên, chức vụ của người ký văn bản.

Đối với người được hưởng quyền lợi cao hơn theo hộ gia đình (như: thân nhân người có công với cách mạng, hộ gia đình nghèo…) được cấp giấy chứng nhận, giấy xác nhận, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: ghi rõ họ tên của người có công với cách mạng (hoặc chủ hộ), họ và tên các thân nhân được ghi trong văn bản; họ và tên, chức vụ của người ký văn bản.

* Lưu ý: Trường hợp người tham gia không có giấy tờ nêu tại Phụ lục 02, Mục II, III Phụ lục 03 mà có giấy tờ khác chứng minh thì đơn vị nộp cho cơ quan BHXH để xem xét giải quyết, không ghi vào bảng kê này.

Cách điền mẫu TK3-TS theo Quyết định 595/QĐ-BHXH

Đối tượng miễn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quyết định 595/QĐ-BHXH

Thời gian cấp sổ bảo hiểm xã hội lần đầu theo quyết định 595/QĐ-BHXH

Mọi vấn đề vướng mắc về hướng dẫn lập tờ khai D01-TS, xin vui lòng gọi vào Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Hướng Dẫn Cách Điền Mẫu Biểu C70A

Cách viết Mẫu C70a-HD danh sách hưởng chế độ thai sản

Cách viết Mẫu C70a-HD danh sách hưởng chế độ thai sản

Hướng dẫn cách điền mẫu biểu C70a-HD. Cách ghi và lập Danh sách đề nghị hưởng chế độ thai sản, ốm đau, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe Mẫu C70a-HD theo Quyết định 636/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam mới nhất. Mời các bạn cùng tham khảo cách viết Mẫu C70a-HD đúng nhất như sau.

Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe – Mẫu số C70a-HD Mẫu C67a-HD – Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ thai sản Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản Mẫu số 11B-HSB

Hướng dẫn cách lập Danh sách đề nghị hưởng chế độ thai sản, ốm đau, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe Mẫu C70a-HD theo Quyết định 636/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam mới nhất.

1. Mục đích Mẫu C70a-HD Danh sách hưởng chế độ thai sản:

– Là căn cứ đề nghị giải quyết trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với người lao động trong đơn vị;

2. Phương pháp lập Mẫu C7a-HD:

– Danh sách này do đơn vị sử dụng lao động lập cho từng đợt. Tùy thuộc vào số người hưởng trợ cấp phát sinh, đơn vị có thể đề nghị làm nhiều đợt trong tháng, theo tháng hoặc theo quý. Trường hợp danh sách có nhiều tờ thì giữa các tờ phải có dấu giáp lai.

– Góc trên, bên trái của danh sách phải ghi rõ tên đơn vị sử dụng lao động, mã số đơn vị đăng ký tham gia BHXH.

Phần đầu: Ghi rõ đợt trong tháng thuộc quý, năm đề nghị xét duyệt; số hiệu tài khoản, nơi đơn vị mở tài khoản để làm cơ sở cho cơ quan BHXH chuyển tiền.

– Cơ sở để lập danh sách ở phần này là hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định như: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy khám chữa bệnh của con, bản sao sổ y bạ của con, phiếu hội chẩn, giấy khám thai, bản sao giấy chứng sinh, bản sao giấy khai sinh, giấy ra viện, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi… và Danh sách được cơ quan BHXH duyệt của đợt trước.

Lưu ý: Khi lập danh sách này phải phân loại chế độ phát sinh theo trình tự ghi trong danh sách, những nội dung không phát sinh chế độ thì không cần hiển thị; Đơn vị tập hợp hồ sơ đề nghị hưởng chế độ của người lao động để nộp cho cơ quan BHXH theo trình tự ghi trong danh sách.

PHẦN 1: DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ HƯỞNG CHẾ ĐỘ MỚI PHÁT SINH

– Phần này gồm danh sách người lao động đề nghị giải quyết hưởng chế độ mới phát sinh trong đợt.

Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên đầy đủ của người lao động trong đơn vị đề nghị giải quyết trợ cấp BHXH mới phát sinh.

Cột 1: Ghi số sổ BHXH hoặc số định danh của người lao động trong đơn vị đề nghị giải quyết trợ cấp BHXH.

Cột 2: Ghi điều kiện tính hưởng trợ cấp BHXH về tình trạng:

– Đối với người hưởng chế độ ốm đau:

+ Trường hợp người lao động bị bệnh thông thường thì để trống và mặc nhiên được hiểu là bị bệnh thông thường; trường hợp ngày nghỉ hàng tuần của đơn vị thực hiện theo quy định chung thì không phải ghi và mặc nhiên được hiểu là ngày thứ Bảy và Chủ nhật hoặc ngày Chủ nhật tùy theo quy định đối với từng loại hình đơn vị;

– Trường hợp cá biệt ngày nghỉ hàng tuần của người lao động không rơi vào ngày nghỉ hàng tuần theo quy định chung thì cần ghi rõ.

Ví dụ: Ngày nghỉ hàng tuần vào thứ Hai hoặc thứ Ba thì ghi: T2 hoặc T3;

+ Trường hợp bản thân người lao động bị bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi: BDN.

– Đối với chế độ thai sản:

+ Đối với khám thai: ghi ngày nghỉ hàng tuần giống như trường hợp đối với người hưởng chế độ ốm đau;

Để trống nếu thai bình thường, thai bệnh lý thì ghi: BL

Đối với sảy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu: Ghi số tuần của thai. Ví dụ: thai 02 tuần tuổi thì ghi: 02T;

Đối với sinh con, nhận nuôi con nuôi:

* Trường hợp thông thường: Ghi sinh con (SC) hoặc nuôi con nuôi(NCN)/số con được sinh hoặc số con được nhận nuôi con nuôi/số tháng tuổi của con (trong trường hợp con dưới 6 tháng tuổi bị chết); trường hợp sinh một con hoặc nhận một con làm con nuôi thì không phải ghi và mặc nhiên được hiểu là sinh một con hoặc nhận một con làm con nuôi; nếu con dưới hai tháng tuổi chết thì ghi -2, nếu con từ hai tháng tuổi trở lên chết thì ghi 2, trường hợp sinh từ hai con trở lên mà vẫn còn có con sống thì không phải ghi thông tin này (ví dụ sinh hai con thì ghi: SC/2, nhận một con làm con nuôi thì ghi NCN, sinh hai con mà các con đều bị chết khi dưới 2 tháng tuổi thì ghi SC/2/-2);

* Trường hợp mẹ phải nghỉ dưỡng thai (khoản 3 Điều 31 Luật BHXH): Ghi tương tự như trường hợp thông thường.

* Trường hợp mẹ chết sau khi sinh (khoản 4 Điều 34) là trường hợp mẹ có tham gia BHXH mà cha hưởng chế độ để chăm con thì ghi: số con được sinh/số chứng minh thư hoặc số hộ chiếu hoặc số thẻ căn cước của người mẹ trong trường hợp giấy khai sinh, giấy chứng sinh, giấy chứng tử không thể hiện số chứng minh thư hoặc số hộ chiếu hoặc số thẻ căn cước của người mẹ; trường hợp sinh một con thì không cần ghi số con và mặc nhiên được hiểu là sinh một con (Ví dụ: Vợ sinh hai con, số chứng minh thư của vợ là 021753293 thì ghi: 2/CMT021753293, nếu là số hộ chiếu thì ghi: 2/HC……( sau HC là số hộ chiếu); nếu là thẻ căn cước thì ghi: 2/CC…..(sau CC là số căn cước); trường hợp người cha không nghỉ việc thì ghi thông tin của người cha như trên trong danh sách tại đơn vị của người vợ;

* Trường hợp mẹ chết sau khi sinh hoặc mẹ gặp rủi ro không còn đủ sức khỏe để chăm con (khoản 6 Điều 34) là trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà cha hưởng chế độ để chăm con thì ghi tương tự như trường hợp mẹ chết sau khi sinh (khoản 4 Điều 34);

+ Đối với lao động nữ mang thai hộ sinh: Ghi số trẻ được sinh/số ngày tuổi của con (trong trường hợp con dưới 6 tháng tuổi bị chết); trường hợp sinh một đứa trẻ thì không phải ghi và mặc nhiên được hiểu là sinh một đứa trẻ; nếu đứa trẻ dưới 60 ngày tuổi chết thì ghi -60, nếu đứa trẻ từ 60 ngày tuổi trở lên chết thì ghi 60, trường hợp sinh từ hai đứa trẻ trở lên mà vẫn còn có đứa trẻ sống thì không phải ghi thông tin này (ví dụ sinh hai đứa trẻ thì ghi: 2, sinh hai đứa trẻ mà các đứa trẻ đều bị chết khi dưới 60 ngày tuổi thì ghi 2/-60).

+ Đối với lao động nữ nhờ mang thai hộ nhận con: Ghi số con/số tháng tuổi của con (trong trường hợp con dưới 6 tháng tuổi bị chết); trường hợp có một con thì không phải ghi và mặc nhiên được hiểu là có một con; nếu con dưới hai tháng tuổi chết thì ghi -2, nếu con từ hai tháng tuổi trở lên chết thì ghi 2, trường hợp có từ hai con trở lên mà vẫn còn có con sống thì không phải ghi thông tin này (ví dụ có hai con thì ghi: 2, có hai con mà các con đều bị chết khi dưới 2 tháng tuổi thì ghi 2/-2);

+ Đối với lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con: ghi ngày nghỉ hàng tuần giống như trường hợp đối với người hưởng chế độ ốm đau; và ghi thêm số con được sinh/số chứng minh thư hoặc số hộ chiếu hoặc số thẻ căn cước của người mẹ (trong trường hợp giấy khai sinh, giấy chứng sinh, giấy chứng tử không thể hiện số chứng minh thư hoặc số hộ chiếu hoặc số thẻ căn cước của người mẹ cách ghi theo hướng dẫn đã nêu trên)/phương thức sinh con hoặc số tuần tuổi của con; nếu sinh con phải phẫu thuật thì ghi thêm: PT; nếu sinh con dưới 32 tuần tuổi thì ghi thêm: 32, nếu sinh một con dưới 32 tuần tuổi mà phải phẫu thuật thì chỉ cần ghi thêm hoặc PT hoặc 32; trường hợp vợ sinh thường một con từ 32 tuần tuổi trở lên thì không phải ghi thêm số con, phương thức sinh con và số tuần tuổi của con và mặc nhiên được hiểu là sinh thường một con từ 32 tuần tuổi trở lên; nếu vợ sinh một lần từ hai con trở lên thì ghi thêm theo số con được sinh; trường hợp sinh từ hai con trở lên và phải phẫu thuật thì chỉ cần ghi thêm đầy đủ số con và phương thức sinh (Ví dụ: Vợ sinh ba con phải phẫu thuật và ngày nghỉ hàng tuần thì ghi: 3/PT);

Hướng Dẫn Điền Tờ Khai Tk1

Cho tôi hỏi nếu hưởng chế độ thất nghiệp mà chỉ có sổ BHXH bản photo có được không? Giờ tôi bị mất sổ BHXH thì có cần làm thủ tục gì không? Hướng dẫn tôi cách điền mẫu TK1-TS với ạ, nghe nói mẫu này mới được đổi xong. Tôi xin cám ơn!

Thứ nhất, hồ sơ hưởng TCTN dùng sổ BHXH bản photo được không?

Căn cứ theo Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP như sau:

“Điều 16. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

Như vậy, hồ sơ hưởng TCTN của bạn bắt buộc phải có sổ BHXH bản chính đã chốt toàn bộ quá trình đóng (bao gồm bìa sổ BHXH và đầy đủ các tờ rời). Nếu bạn chỉ nộp sổ BHXH bản sao thì hồ sơ hưởng TCTN của bạn không hợp lệ và TTDVVL sẽ từ chối giải quyết hồ sơ này.

Thứ hai, thủ tục cấp lại sổ BHXH do làm mất

Về hồ sơ yêu cầu cấp lại sổ căn cứ Khoản 31 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH như sau:

“31. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 27 như sau:

“1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, gộp sổ BHXH

a) Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)”

Bên cạnh đó căn cứ Phiếu giao nhận hồ sơ 607/…/THE thì hồ sơ cấp lại sổ BHXH do bị mất bao gồm những giấy tờ sau:

+) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS).

+) Hồ sơ chuẩn bị gồm 01 bộ/người.

Về địa điểm nộp hồ sơ, căn cứ theo Khoản 6 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH như sau:

“6. Sửa đổi, bổ sung Tiết a Điểm 2.1 Khoản 2 Điều 3 như sau:

“a) Cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, xác nhận sổ BHXH và ghi thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp, ghi thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người tham gia tại đơn vị do BHXH huyện trực tiếp thu; người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN ở huyện, tỉnh khác.”

Như vậy, bạn làm mất sổ BHXH thì bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH cấp quận/huyện nơi bạn đang tham gia đóng BHXH. Hoặc bạn có thể nộp hồ sơ cho công ty bạn đang làm việc để công ty nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH cấp quận/huyện nơi công ty đặt trụ sở yêu cầu cấp lại sổ BHXH cho bạn.

Thứ ba, hướng dẫn điền tờ khai TK1-TS theo Quyết định 505/QĐ-BHXH mới nhất

Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm Quyết định 505/QĐ-BHXH, bạn thực hiện điền mẫu TK1-TS trong trường hợp cấp lại sổ BHXH do bị mất như sau:

Bạn thực hiện tra cứu tra cứu mã số BHXH tại địa chỉ: https://baohiemxahoi.gov.vn. Nếu bạn tra cứu thấy mã số BHXH của mình thì thực hiện điền vào Mục II và kê khai:

[13]. Mã số BHXH: Ghi mã số BHXH đã được cơ quan BHXH cấp.

[14]. Điều chỉnh thông tin cá nhân: Chỉ kê khai một trong các thông tin cá nhân đề nghị điều chỉnh, cụ thể:

[14.1]. Họ và tên: Ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên bằng chữ in hoa có dấu.

[14.2]. Giới tính: Ghi giới tính của bạn (Nam/Nữ).

[14.3]. Ngày, tháng, năm sinh: Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh như trong giấy khai sinh hoặc CMND/CCCD/hộ chiếu.

[14.4]. Nơi đăng ký khai sinh: Ghi rõ tên xã (phường/thị trấn); huyện (quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh); tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) đã đăng ký khai sinh của bạn. Trường hợp chưa xác định được nơi đăng ký khai sinh thì ghi nguyên quán hoặc ghi địa chỉ hộ khẩu thường trú/tạm trú (theo 3 cấp tương tự nơi đăng ký khai sinh);

[14.5]. Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: Ghi số CMND/CCCD/hộ chiếu của người tham gia được cơ quan có thẩm quyền cấp.

[15]. Mức tiền đóng: bỏ trống.

[16]. Phương thức đóng: bỏ trống.

[17]. Nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu: bỏ trống

[18]. Nội dung thay đổi, yêu cầu khác: Cấp lại sổ BHXH do bị mất

[19]. Hồ sơ kèm theo: ghi các loại giấy tờ chứng minh.

Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Điền Mẫu D01 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!