Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Một Số Vướng Mắc Về Tổ Chức, Hoạt Động Và Quản Lý Hội được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Để giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước về Hội; Theo Công văn số 243/BNV-TCPCP ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn giải quyết một số vướng mắc về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội như sau:
1. Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội và Thông tư số 11/2010/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP không quy định người đứng đầu Ban vận động thành lập Hội có phạm vi hoạt động tại địa phương phải có hộ khẩu ở địa phương; những người có hộ khẩu ở tỉnh khác, có được kết nạp là hội viên của Hội hay không do điều lệ Hội quy định.
2. Các văn bản quy phạm pháp luật về hội không quy định việc công nhận ban lãnh đạo, ban kiểm tra, các chức danh lãnh đạo hội. Do đó, các cơ quan lãnh đạo hội, ban kiểm tra và các chức danh lãnh đạo hội được bầu theo quy định của điều lệ hội và pháp luật thì đã đủ điều kiện để hoạt động.
3. Ngày 25 tháng 12 năm 2009, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 1739/QĐ-BNV về việc phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Sinh viên Việt Nam đã quy định Hội chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về thanh niên. Do đó, Sở Nội vụ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan xem xét, công nhận ban vận động thành lập hội sinh viên các trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng và đại học hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thẩm quyền quyết định thành lập Hội sinh viên các trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng và đại học thực hiện theo Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
4. Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội thì Hội quy định trong Nghị định này là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới. Nghị định số 45/2010/NĐ-CP không quy định hội đồng hương, cùng họ tộc, dòng họ. Vì vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP cho phép thành lập Hội đồng hương, Hội tộc họ, dòng họ là không phù hợp quy định pháp luật hiện hành.
5. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành không quy định việc Hội được thành lập chi Hội trực thuộc có con dấu và tài khoản riêng. Do đó, việc thành lập tổ chức thuộc Hội có con dấu và tài khoản riêng thực hiện theo quy định của pháp luật.
6. Việc thí điểm chuyển đổi Ban đại diện Hội người cao tuổi cấp tỉnh, huyện thành Ban Chấp hành Hội Người cao tuổi cấp tỉnh, huyện theo Công văn số 707/CV-NCT ngày 10 tháng 11 năm 2010 của Hội Người cao tuổi Việt Nam khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền là chưa phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
Bộ Nội vụ đã có Công văn số 3905/BNV-TCPCP ngày 05 tháng 11 năm 2011 gửi Hội Người cao tuổi Việt Nam đề nghị dừng ngay việc thí điểm chuyển một số Ban Đại diện Hội người cao tuổi cấp tỉnh, huyện thành Ban Cháp hành Hội Người cao tuổi cấp tỉnh, huyện.
7. Căn cứ quy định pháp luật, văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Đảng và điều lệ Hội được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, 28 Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về quy định Hội có tính chất đặc thù được xác định như sau:
a/ Hội được xác định là tổ chức chính trị – xã hội:
– Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.
– Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
– Hội Sinh viên Việt Nam
b/ Hội được xác định là tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp:
– Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam
– Hội Nhà văn Việt Nam
– Hội văn nghệ dân gian Việt Nam
– Hội Nhạc sĩ Việt Nam
– Hội Điện ảnh Việt Nam
– Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam
– Hội Kiến trúc sư Việt Nam
– Hội Mỹ thuật Việt Nam
– Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam
– Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam
– Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam
– Hội Nhà báo Việt Nam
– Hội Luật gia Việt Nam
– Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
c/ Hội được xác định là tổ chức xã hội – nghề nghiệp:
– Tổng hội Y học Việt Nam
– Hội Đông y Việt Nam
d/ Hội được xác định tổ chức kinh tế – xã hội:
- Liên minh hợp tác xã Việt Nam
đ/ Hội được xác định là tổ chức xã hội:
– Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
– Hội Người cao tuổi Việt Nam
– Hội Người mù Việt Nam
– Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam
– Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam
– Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam
– Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi Việt Nam
– Hội Khuyến học Việt Nam
8. Những Hội có tên tương tự và lĩnh vực hoạt động như Hội có tính chất đặc thù hoạt động trên phạm vi cả nước được thành lập sau khi có Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thì chưa đủ cơ sở xác định là Hội có tính chất đặc thù. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương và quy định pháp luật; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, hỗ trợ kinh phí gắn với nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện để Hội hoạt động, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.
9. Bộ Nội dụ đang xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ thù lao đối với người nghỉ hưu giữ các chức danh lãnh đạo chuyên trách tại Hội có tính chất đặc thù. Chế độ thù lao đối với các đối tượng nêu trên sẽ được thực hiện sau khi Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành và có hiệu lực.
Một Số Vướng Mắc Về Pháp Luật Quốc Tịch
Luật Minh Khuê tư vấn pháp luật Quốc tịch.
Luật Quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12 của Quốc hội
Luật quốc tịch Việt Nam số 56/2014/QH13 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung năm 2014
Xin visa qua đức Chào luật sư. Chị ruột của em kết hôn với người mang quốc tịch đức và đã qua đức được hơn 2 năm nay rồi. Tháng 8 năm nay đã được đúng 3 năm. Chị em đã được nhập tịch rồi và có công việc ổn định. Nay muốn bảo lãnh em là em gái duy nhất sang Đức định cư được không luật sư. Em đã kết hôn và đang có con nhỏ, trong trường hợp này em và chồng em, con em 18 tháng đi theo được không luật sư. Chồng em đã có bằng b1 tiếng Đức rồi nên qua đó du hoc cũng được. Cảm ơn luật sư.
Thưa luật sư, tôi có người thân (dì) đã nhập quốc tịch ở Đức, và bây giờ dì tôi đang có hai cửa hàng may sửa áo quần ở đó, tôi muốn qua Đức làm việc thì dì tôi có thể bảo lãnh tôi qua được không, nếu được thì cần những điều kiện và thủ tục như thế nào? Mong sớm nhận được sự hồi âm của luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xin chào luật sư, tôi có vấn đề này kính mong luật sư giải đáp giúp tôi! Tôi có người anh con bác ruột đang định cư và đã nhập quốc tịch Đức nhiều năm rồi. Tôi đang làm việc trong nghành Dược tại một bệnh viện. Hiện nay tôi muốn sang bên anh tôi làm việc thì tôi phải cần những thủ tục gì ạ? Xin cảm ơn luật sư!
Xin kính chào Anh (Chị) cho em được hỏi khi được nhập quốc tịch tại Slovakia rồi, sau đó mình có thể chỉ việc ra sân bay và mua vé máy bay rồi sang Anh cư trú và làm việc được không ạ ? Quốc tịch của Slovakia có thể đi được những nước nào trong châu Âu ? Em xin cảm ơn rất nhiều ?
Ba em sống tại Mỹ được 25 năm nhưng chưa vào Quốc Tịch Mỹ. Khi ba em về Việt Nam do tình trạng sức khỏe không được tốt nên phải ở lại Việt Nam theo dõi nên quá hạn trở về Mỹ. Như vậy, ba em muốn trở về Mỹ thì làm cách nào ạ?
– Kiến thức Anh ngữ và hiểu biết về lịch sử, chính quyền Hoa Kỳ– 18 tuổi trở lên– Trung thành với Hiến pháp, sẵn sàng nhập quân đội Hoa Kỳ – Đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật Hình sự- Là thường trú nhân Mỹ có thẻ xanh Mỹ ít nhất 5 năm (cần ở Mỹ 2,5 năm), hoặc 3 năm (cần ở Mỹ 18 tháng) nếu kết hôn với 1 công dân Mỹ. – Là thường trú nhân Mỹ có thẻ xanh Mỹ ít nhất 5 năm (cần ở Mỹ 2,5 năm), hoặc 3 năm (cần ở Mỹ 18 tháng) nếu kết hôn với 1 công dân Mỹ.
Có thể được miễn thi bằng Anh ngữ khi thuộc một trong các trường hợp sau:– Trên 50 tuổi và bạn là thường trú nhân đã sinh sống tại Hoa Kỳ ít nhất 20 năm.– Trên 55 tuổi và bạn là thường trú nhân ã sinh sống tại Hoa Kỳ ít nhất 15 năm.– Trên 65 tuổi và bạn là thường trú nhân đã sinh sống tại Hoa Kỳ ít nhất 20 năm. Ngoài ra, diện này sẽ còn được xem xét đặc biệt khi thi về lịch sử và chính quyền Hoa Kỳ.Vì thế khi bố bạn đáp ứng được các yêu cầu trên, thì có thể được nhập quốc tịch Mỹ.
Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật Minh Khuê
Một Số Vướng Mắc Khi Thụ Lý, Giải Quyết Án Phá Sản
Điều 38 Luật phá sản 2014 quy định:
“1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Tòa án nhân dân dự tính số tiền tạm ứng chi phí phá sản và thông báo cho người yêu cầu mở thủ tục phá sản để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
Trường hợp có đề nghị thương lượng thì việc thông báo cho người yêu cầu mở thủ tục phá sản để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 37 của Luật này.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải thực hiện việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản như sau:
a) Nộp lệ phí phá sản cho cơ quan thi hành án dân sự;
Theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật phá sản 2014 thì Tòa án dự tính số tiền tạm ứng chi phí phá sản, tuy nhiên hiện nay mới chỉ có quy định về mức thù lao đối với quản tài viên tại Điều 21 Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ, chưa có quy định cụ thể về dự tính số tiền tạm ứng chi phí phá sản.
Bên cạnh đó, cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về tài khoản do Tòa án mở tại Ngân hàng, điều này gây lúng túng cho Tòa án, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau như: Tài khoản mở tại Ngân hàng được sử dụng cho một vụ hay nhiều vụ? Nếu nhiều vụ án phá sản sử dụng chung một tài khoản sẽ không đảm bảo sự độc lập trong quản lý tiền tạm ứng chi phí phá sản của từng doanh nghiệp.
Trên thực tế, có nhiều trường hợp doanh nghiệp đã dừng hoạt động từ lâu nhưng lại không tiến hành thủ tục giải thể hay phá sản, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không có mặt tại địa phương và chủ nợ cũng không biết hiện nay ở đâu. Trong trường hợp này, nếu Tòa án thụ lý cũng gặp nhiều khó khăn trong giải quyết vụ án, cụ thể trong quá trình kiểm tra các chứng từ, sổ sách của doanh nghiệp, kiểm kê tài sản, lập danh sách chủ nợ và người mắc nợ …
Điểm a khoản 3 Điều 28 Luật phá sản 2014 quy định:
“3. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải kèm theo các giấy tờ, tài liệu sau:
a) Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong 03 năm gần nhất. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động chưa đủ 03 năm thì kèm theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong toàn bộ thời gian hoạt động;”
Trong thực tế giải quyết án phá sản, báo cáo tài chính là tài liệu bắt buộc, có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, qua báo cáo tài chính thì Thẩm phán có thể nắm bắt được thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, quy định tại điểm a khoản 3 Điều 28 Luật phá sản 2014 lại không nêu cụ thể báo cáo tài chính có phải kiểm toán hay không? Hay chỉ những doanh nghiệp, hợp tác xã mà pháp luật quy định báo cáo tài chính bắt buộc phải kiểm toán mới phải nộp? như quy định tại điểm a khoản 4 Điều 15 Luật phá sản 2004, cụ thể:
“Điều 15: Nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
4. Phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các giấy tờ, tài liệu sau đây:
Vì vậy, nếu không quy định cụ thể việc kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ ảnh hưởng đến việc xác định tính trung thực của doanh nghiệp của Tòa án. Bởi lẽ, Tòa án không phải là cơ quan chuyên môn để có thể xác thực các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã nộp.
4. Về tiêu chí để xác định doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán:
Luật phá sản năm 2014 quy định doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Tuy nhiên, trên thực tế có không ít những doanh nghiệp, hợp tác xã lại là chủ nợ với số tiền lớn hơn số nợ phải thanh toán cho các chủ nợ yêu cầu tuyên bố phá sản, các doanh nghiệp, hợp tác xã này hoàn toàn có thiện chí trả nợ cho các chủ nợ yêu cầu tuyên bố phá sản nhưng vì lí do chưa thu hồi được tiền trong kinh doanh nên không có khả năng trả nợ và các chủ nợ yêu cầu tuyên bố phá sản không đồng ý thương lượng gia hạn, theo đó đề nghị Tòa án tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã. Điều này vô hình chung làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và hoạt động kinh doanh của là doanh nghiệp, hợp tác xã, thậm chí lại là nguyên nhân chính dẫn đến làm ăn thua lỗ sau đó và phải phá sản “thật”.
5. Đề xuất giải pháp:
– Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về số tiền tạm ứng chi phí phá sản phải nộp và việc sử dụng tài khoản phá sản do Tòa án mở tại Ngân hàng.
– Bổ sung thêm quy định về thủ tục giải quyết án phá sản trong trường hợp vắng mặt người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp.
– Bổ sung thêm quy định về bắt buộc doanh nghiệp, hợp tác xã phải kiểm toán báo cáo tài chính khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
– Cần xem xét thêm đối với tiêu chí để đánh giá doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Nghị Quyết 629/2019/Ubtvqh14 Hướng Dẫn Một Số Hoạt Động Của Hội Đồng Nhân Dân
NGHỊ QUYẾT HƯỚNG DẪN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13;
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13;
Trong quá trình thực hiện, theo kiến nghị của Ủy ban nhân dân cùng cấp, cơ quan, tổ chức hữu quan, Thường trực Hội đồng nhân dân có thể đề nghị Hội đồng nhân dân quyết định điều chỉnh kế hoạch để bổ sung các kỳ họp thường lệ trong năm.
2. Đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân có tính cấp bách, cần quyết định ngay, phát sinh trong thời gian giữa 02 kỳ họp thường lệ của Hội đồng nhân dân thì Thường trực Hội đồng nhân dân tự mình hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân quyết định triệu tập kỳ họp bất thường của Hội đồng nhân dân để xem xét, quyết định. Số lượng các kỳ họp bất thường, thời điểm tổ chức kỳ họp bất thường theo yêu cầu, nhiệm vụ phát sinh tại địa phương.
Tại kỳ họp bất thường, Hội đồng nhân dân có thể xem xét, quyết định 01 hoặc nhiều nội dung theo thẩm quyền. Việc xem xét, quyết định các vấn đề tại kỳ họp bất thường được thực hiện theo trình tự, thủ tục như tại kỳ họp thường lệ.
Điều 2. Kỳ họp bất thường của Hội đồng nhân dân khi có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu
1. Trong thời gian giữa 02 kỳ họp thường lệ, khi có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu thì Thường trực Hội đồng nhân dân triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân bất thường.
2. Văn bản yêu cầu phải nêu lý do, có chữ ký, họ tên, địa chỉ của đại biểu Hội đồng nhân dân.
3. Quyết định triệu tập kỳ họp bất thường phải được gửi đến các đại biểu Hội đồng nhân dân chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp. Dự kiến chương trình kỳ họp bất thường của Hội đồng nhân dân phải được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 03 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.
Điều 3. Đại biểu Hội đồng nhân dân chuyển công tác
1. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trước khi quyết định chuyển công tác của đại biểu Hội đồng nhân dân ra khỏi đơn vị hành chính nơi người đó được bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân thì phải thông báo đến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất, thông báo đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và cử tri nơi bầu ra đại biểu đó biết việc chuyển công tác của đại biểu.
Điều 4. Chuyển sinh hoạt Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Khi đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chuyển công tác hoặc nơi cư trú đến địa phương khác trong cùng đơn vị hành chính nơi người đó được bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu đó có thể chuyển sinh hoạt Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân từ nơi mình đang sinh hoạt đến Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân nơi mình công tác hoặc cư trú.
2. Đại biểu Hội đồng nhân dân gửi đơn chuyển sinh hoạt Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân đến Thường trực Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định việc chuyển sinh hoạt Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân của đại biểu và thông báo đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân nơi đại biểu chuyển đi và nơi đại biểu chuyển đến.
Điều 5. Việc sử dụng con dấu của Hội đồng nhân dân và chữ ký của Tổ trưởng, Tổ phó Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân được sử dụng con dấu của Hội đồng nhân dân cùng cấp trong các văn bản của mình.
2. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, chữ ký của Tổ trưởng, Tổ phó Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân là cơ sở xác nhận tính pháp lý của văn bản do Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân ban hành.
Điều 7. Thư ký kỳ họp Hội đồng nhân dân
1. Công tác thư ký kỳ họp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện do bộ phận giúp việc Hội đồng nhân dân tổ chức thực hiện.
Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã lựa chọn 01 hoặc 02 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã để thực hiện công tác thư ký kỳ họp và báo cáo Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định tại phiên họp trù bị (nếu có) hoặc tại phiên khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân.
2. Công tác thư ký kỳ họp của Hội đồng nhân dân bao gồm các nội dung sau đây:
a) Lập danh sách đại biểu Hội đồng nhân dân có mặt, vắng mặt trong các phiên họp và trong kỳ họp;
b) Ghi biên bản phiên họp, kỳ họp;
c) Tổng hợp đầy đủ, trung thực, chính xác ý kiến của đại biểu tại phiên họp toàn thể và tại cuộc họp Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân;
d) Giúp Chủ tọa kỳ họp trong việc thực hiện quy trình, thủ tục tại kỳ họp, cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền về kỳ họp;
đ) Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tọa kỳ họp.
Điều 8. Phân công Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân
1. Trong nhiệm kỳ, nếu khuyết Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện thì Thường trực Hội đồng nhân dân cung cấp phân công 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cho đến khi bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân mới.
2. Trong nhiệm kỳ, nếu khuyết Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã thì Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cho đến khi bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân mới.
Trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã bị xử lý kỷ luật và cấp có thẩm quyền đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định việc giao Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cho đến khi bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân mới.
Điều 9. Hoạt động giám sát của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Căn cứ vào chương trình giám sát, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện hoạt động giám sát theo sự phân công của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc chủ động thực hiện quyền giám sát theo thẩm quyền và báo cáo kết quả giám sát với Thường trực Hội đồng nhân dân.
2. Trường hợp Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát theo thẩm quyền thì Tổ trưởng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân quyết định đối tượng, phạm vi, nội dung, kế hoạch và thành phần tham gia giám sát của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân.
Điều 10. Phê chuẩn và cho thôi Ủy viên các Ban của Hội đồng nhân dân
1. Trưởng Ban Hội đồng nhân dân dự kiến danh sách Ủy viên của Ban trình Thường trực Hội đồng nhân dân phê chuẩn. Việc dự kiến và phê chuẩn danh sách Ủy viên các Ban của Hội đồng nhân dân căn cứ vào chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm, vị trí công tác của mỗi đại biểu, yêu cầu về số lượng, cơ cấu của từng Ban và nguyện vọng của đại biểu.
2. Việc cho thôi làm Ủy viên các Ban của Hội đồng nhân dân do Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân trình Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
Điều 11. Điều khoản thi hành
1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 03 năm 2019.
2. Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH Nguyễn Thị Kim Ngân
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Một Số Vướng Mắc Về Tổ Chức, Hoạt Động Và Quản Lý Hội trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!