Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Một Số Vướng Mắc Về Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Xây Dựng được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bộ Xây dựng nhận được Công văn số 1541/SXD-TTra ngày 17/8/2023 của Sở Xây dựng tỉnh Kiên Giang về việc đề nghị hướng dẫn một số vướng mắc về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự xây dựng;
Sau khi nghiên cứu, Bộ Xây dựng đã có công văn 5259/BXD–TTr ngày 30/10/2023 có ý kiến như sau:
Theo nội dung công văn, công trình Khách sạn Mường Thanh thuộc Dự án Khu tổ hợp du lịch Sonasea Villas và Resort thuộc khu phức hợp Bãi Trường, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang do Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Phú Quốc làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng vào ngày 13/02/2023, đưa vào sử dụng ngày 10/11/2023. Công trình xây dựng nhưng không có giấy phép xây dựng, xây vượt một tầng vi phạm quy hoạch xây dựng (nhưng đã tự giác tháo dỡ tầng vượt), đã bị xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ (nay được thay thế bởi Nghị định số 139/2023/NĐ-CP ngày 27/11/2023 của Chính phủ).
Theo quy định tại khoản 3 Điều 79 Nghị định số 139/2023/NĐ-CP thì: “Hành vi vi phạm hành chính được quy định tại khoản 3, khoản 5, khoản 6, điểm b khoản 7 Điều 13 và khoản 2 Điều 70, Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, mà đã kết thúc trước ngày Nghị định này có hiệu lực, đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 9 Điều 13, Nghị định số 121/2013/NĐ-CP và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì xử lý theo quy định tại khoản 9 Điều 13, Nghị định số 121/2013/NĐ-CP”.
Nội dung chi tiết xem tệp đính kèm: BXD_5259-BXD-TTr_30102023_signed.pdf
Trung tâm Thông tin Nguồn: Công văn 5259/BXD–TTr.
Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Hải Quan Còn Nhiều Vướng Mắc
Hiện nay, việc xử lý vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực hải quan đang gặp rất nhiều vướng mắc trong khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đang có chiều hướng gia tăng với hàng chục nghìn vụ bị phát hiện hàng năm. Tình trạng này không chỉ tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, … mà còn tiềm ẩn nguy cơ thất thu ngân sách từ các hoạt động hải quan.
Trong thời gian qua, các hành vi VPHC trong lĩnh vực hải quan thường xảy ra trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh…
Trong năm 2023, tổng số vụ vi phạm tuy có giảm còn 15.489 vụ nhưng tổng giá trị hàng hóa vi phạm lên đến trên 416 tỷ đồng và chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm nay, số vụ vi phạm đã lên tới 8.032 vụ. Trong đó có 3.466 vụ vụ vi phạm về thủ tục hải quan; 106 vụ vi phạm về kiểm soát hải quan; 2.458 vụ vi phạm bị xử phạt do khai sai về thuế; trốn thuế, gian lận thuế; 165 vụ vi phạm về chính sách mặt hàng và 1.532 vụ vi phạm khác.
Những vướng mắc trong quá trình xử lý vi phạm
Mặc dù số vụ vi phạm bị phát hiện hàng năm luôn ở mức cao, tuy nhiên, trong công tác xử lý VPHC lại gặp rất nhiều khó khăn.
Cụ thể, một số quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 chưa rõ ràng, thiếu phù hợp với thực tế dẫn đến khó áp dụng thực hiện. Dẫn chiếu cụ thể, quy định về nguyên tắc xử phạt “Một người thực hiện nhiều hành vi VPHC hoặc VPHC nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm”. Tuy nhiên, quy định này lại chưa làm rõ trường hợp “vi phạm hành chính nhiều lần” thì có bị xử phạt về từng lần vi phạm hay chỉ bị xử phạt 1 lần và áp dụng tình tiết tăng nặng “vi phạm nhiều lần”. Vì vậy, có thể dẫn đến việc xử lý thiếu thống nhất.
Hơn thế, việc xác định tình tiết tăng nặng “vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc giá trị hàng hoá lớn” là rất khó vì không có căn cứ để xác định.
Bên cạnh đó, Luật Xử lý VPHC cũng như Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý VPHC chưa quy định trình tự, thủ tục thực hiện việc bổ sung, huỷ bỏ, ban hành quyết định mới khi phát hiện quyết định về xử lý VPHC do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót. Do vậy, có thể phát sinh khiếu nại, khởi kiện về thủ tục thực hiện nếu thực hiện thiếu thống nhất.
Tương tự, các quy định về: thẩm quyền xử phạt; trình tự, thủ tục xử phạt; công bố công khai việc xử phạt VPHC; áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý VPHC; … cũng còn nhiều hạn chế dẫn đến khó áp dụng trong thực tiễn.
Đồng thời, đối với các cấp được giao thẩm quyền xử phạt VPHC, cần rà soát, xây dựng phương án bố trí hệ thống tổ chức và cán bộ làm công tác tham mưu xử lý phù hợp với yêu cầu của công việc. Lựa chọn những cán bộ có đủ năng lực, am hiểu pháp luật, chuyên môn sâu, có kinh nghiệm trong thực tiễn để đảm đương công tác xử lý vi phạm.
Những Vướng Mắc Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Lĩnh Vực Hải Quan
Trangtinphapluat.com giới thiệu một số tồn tại, vướng mắc của công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan để bạn đọc tham khảo. 1.Vướng mắc trong việc thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính
Một số quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính chưa được quy định một cách rõ ràng, chưa phù hợp với thực tế dẫn đến khó thực hiện. Cụ thể:
a) Về nguyên tắc xử phạt:
– Vi phạm hành chính nhiều lần: Điểm d khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý VPHC quy định: “Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm”.
Quy định này chưa rõ trong trường hợp ” vi phạm hành chính nhiều lần ” thì có bị xử phạt về từng lần vi phạm hay chỉ xử phạt 1 lần và áp dụng tình tiết tăng nặng “vi phạm nhiều lần”?
(Thế nào là vi phạm hành chính nhiều lần?)
– Về cách tính thời hạn trong xử phạt VPHC: Điều 8 Luật Xử lý VPHC quy định cách tính thời hạn trong xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự có những vướng mắc như sau trong quá trình thực hiện:
+ Thời hạn để ra quyết định xử phạt ngắn, khó đảm bảo được chất lượng trong việc ra quyết định xử phạt, trong khi vi phạm hành chính xảy ra liên tục hàng ngày ở sân bay, cửa khẩu, đặc biệt nếu vi phạm hành chính xảy ra ở thời điểm nghỉ lễ, tết (tết nguyên đán thường nghỉ dài ngày).
– Đề nghị bổ sung cụm từ “tổ chức” vào Điểm c khoản 1 Điều 6 Luật XLVPHC: ” Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với , cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính” vì hiện nay có phát sinh trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến nhưng chưa quy định về việc xác định thời hiệu.
– Về tình tiết tăng nặng: Điểm l khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý VPHC quy định: “Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn”.
Việc xác định thế nào là “quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn” là khó (không có căn cứ để xác định).
– Về việc sửa đổi, huỷ bỏ, ban hành mới quyết định:
Khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý VPHC quy định: “Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và phải kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền“.Tuy nhiên, hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục thực hiện việc bổ sung, huỷ bỏ, ban hành quyết định mới để tránh khiếu nại, khởi kiến về thủ tục thực hiện.
(Cấp phó có được hủy bỏ quyết định xử phạt của cấp trưởng không?)
b) Các hình thức xử phạt:
– Đề nghị bỏ cụm từ “có thể” trong quy định tại Khoản 4 Điều 23 Luật XLVPHC “Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt” để đảm tính thống nhất khi áp dụng mức phạt, đảm bảo thực hiện quy định về xác định tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng vì cụm từ “có thể” không mang tính bắt buộc áp dụng.
– Mức phạt tiền tối đa: Khoản 3 Điều 24 Luật Xử lý VPHC quy định: “Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế chúng tôi quy định tại các luật tương ứng”.
Luật Quản lý thuế quy định việc xử phạt VPHC đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế là từ 1-3 lần số tiền thuế trốn, gian lận và không phân biệt mức phạt đối với tổ chức và cá nhân (áp dụng chung cho tổ chức và cá nhân). Tuy nhiên, nếu thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế nêu trên thì không thống nhất với quy định tại điểm e khoản 1 Điều 3 của Luật Xử lý VPHC (mức xử phạt đối với cá nhân bằng ½ mức xử phạt của tổ chức).
– Điều 26 Luật Xử lý VPHC quy định: “Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc…được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức”.
Việc xác định lỗi cố ý để tịch thu tang vật vi phạm đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng là rất khó, dễ gây khiếu nại, khởi kiện.
– Bổ sung vào khoản 2 Điều 58 như sau: ” Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản, trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất một người chứng kiến.” Trường hợp này có phát sinh vướng mắc và Bộ Tư pháp đã có Công văn số 2659/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 10/8/2023 để hướng dẫn trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính.
(Hướng dẫn lập biên bản vi phạm hành chính chuẩn nhất)
– Việc quy định thẩm quyền tịch thu tang vật bị giới hạn theo thẩm quyền phạt tiền gây rất nhiều khó khăn cho quá trình thực hiện việc xử phạt VPHC đối với những vụ việc vượt quá thẩm quyền xử phạt của cấp Cục trưởng Cục HQ, Cục trưởng Cục ĐTCBL, cụ thể:
Thực tế, trong lĩnh vực hải quan những vụ việc vi phạm hành chính về hải quan đều được kiểm tra, phát hiện tại các đơn vị hải quan địa phương (Đội/Chi cục/Cục…). Vì vậy, nếu chuyển về Tổng cục để xem xét xử lý sẽ phát sinh những vướng mắc cụ thể như sau:
+ Luật Xử lý VPHC quy định thời gian ra quyết định xử phạt là 7 ngày (đối với những vụ việc đơn giản) và một trong những nguyên tắc của xử phạt vi phạm hành chính là phải xử lý nhanh chóng, kịp thời. Việc chuyển hồ sơ và tang vật từ các đơn vị Hải quan địa phương lên Tổng cục (đối với trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng TCHQ) sẽ cần một khoảng thời gian nhất định nên sẽ ảnh hưởng đến tiến độ, thời hạn xử lý vi phạm hành chính… Từ đó, có thể ảnh hưởng đến việc giải phóng, thông quan hàng hóa, doanh nghiệp phản ứng vì phát sinh những thiệt hại về thời gian, chi phí….
+ Theo quy định tại Điều 59 Luật XLVPHC thì trước khi ra quyết định xử phạt, trường hợp cần thiết người có thẩm quyền phải tiến hành , cho doanh nghiệp được giải trình. Đối với những trường hợp ở xa Tổng cục thì việc mời doanh nghiệp đến làm việc sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, tăng chi phí và thời gian đi lại của doanh nghiệp.
+ Vụ việc bị dồn về Tổng cục, nếu không xử lý kịp, ảnh hưởng thời gian, chất lượng trong công tác xử lý vi phạm hành chính. Mặt khác, sẽ phát sinh những hạn chế, vướng mắc về công tác phối hợp giữa các ngành chức năng để xử lý tang vật (việc này nếu thực hiện ở địa phương cấp tỉnh sẽ thuận lợi hơn).
– Chưa có hướng dẫn xác định thẩm quyền tịch thu tang vật vi phạm trong trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính (xác định thẩm quyền tịch thu theo thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân hay đối với tổ chức?).
– Trường hợp vụ việc vừa tịch thu tang vật trên 100 triệu đồng vừa đồng thời bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế th́ thẩm quyền vừa thuộc Cục trưởng Cục Hải quan vừa thuộc Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố thì hiện nay chưa có hướng dẫn.
d) Thủ tục xử phạt:
– Về việc xác định trị giá tang vật:
+ Thời hạn tạm giữ tang vật để định giá quá ngắn (24h), không đảm bảo thời gian để định giá.
– Quy định Khoản 2 Điều 65 Luật XLVPHC “Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này“ có những vướng mắc như sau:
+ Cụm từ “có thể” không mang tính bắt buộc áp dụng;
+ Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước có hai cách hiểu: (1) chỉ áp dụng đối với tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành; (2) áp dụng với tất cả các loại tang vật vi phạm hành chính. Trường hợp, hiểu theo cách (1) quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước và tiêu hủy chỉ áp dụng đối với tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành thì chưa có quy định đối với trường hợp tang vật vi phạm hành chính không thuộc loại cấm lưu hành.
– Công bố công khai việc xử phạt VPHC theo quy định:
Khoản 1 Điều 72 Luật Xử lý VPHC quy định: “Trường hợp vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; dược; khám bệnh, chữa bệnh; lao động; xây dựng; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo vệ môi trường; thuế; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; đo lường; sản xuất, buôn bán hàng giả mà gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xă hội thì cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công bố công khai về việc xử phạt”.
Tuy nhiên, chưa có văn bản hướng dẫn xác định thế nào là “gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội” dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện quy định này; chưa hướng dẫn hình thức công bố, công khai và kinh phí bảo đảm việc thực hiện công bố, công khai.
(Trường hợp nào được công khai quyết định xử phạt vi phạm hành chính)
đ) Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính:
– Khoản 8 Điều 125 quy định: “Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày”.
Việc thực hiện quy định trên có vướng mắc như sau: Người ra quyết định tạm giữ tang vật không đồng thời là người đang giải quyết vụ việc (vì vụ việc vượt thẩm quyền, đã chuyển lên cấp trên để giải quyết). Vậy trường hợp này ai là người báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình để xin gia hạn? Hình thức văn bản gia hạn là bằng công văn hay quyết định ?
– Về thẩm quyền tạm giữ tang vật:
Khoản 3 Điều 125 Luật Xử lý quy định: “Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính”.
Theo đó, chỉ có cấp trưởng (Chi cục trưởng, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục ĐTCBL…) được quyền tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC. Luật Xử lý không có quy định cho phép cấp trưởng giao quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền tạm giữ thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như việc giao quyền trong xử phạt VPHC và giao quyền trong việc tạm giữ người. Do vậy, gây khó khăn cho việc thực hiện biện pháp ngăn chặn tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC trong trường hợp cấp trưởng đi vắng.
2. Tồn tại, vướng mắc trong việc thực hiện Nghị định 45/2023/NĐ-CP:
a) Về căn cứ pháp lý
Tuy nhiên, Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế số 21/2013/QH12 đã được thay thế bằng Luật Quản lý thuế số 38/2023/QH14. Ngoài ra, một số văn bản khác quy định về chính sách thuế, chính sách mặt hàng, thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (đặc biệt là hàng gia công, sản xuất xuất khẩu, hàng hành lý, quà biếu, quà tặng..) có sự thay đổi tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2023/QH13, Luật Quản lý Ngoại thương, Nghị định 134/2023/NĐ-CP ngày 01/9/2023, Nghị định 69/2023/NĐ-CP ngày 15/5/2023, Nghị định 08/2023/NĐ-CP ngày 21/01/2023 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 20/4/2023. Do vậy, cần thiết phải có Nghị định mới thay thế cho Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan. Cụ thể như sau:
b) Thiếu chế tài xử phạt, cụ thể:
– Hành vi vi phạm đã được quy định trong các Nghị định xử phạt trong các lĩnh vực khác nhưng chưa được quy định thẩm quyền xử phạt cho cơ quan hải quan (hành vi vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu).
“2. Người nộp thuế khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 143 của Luật này thì ngoài việc phải khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp, người nộp thuế còn bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế trong trường hợp sau đây: a) Người nộp thuế tự phát hiện và khai bổ sung sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan hoặc sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra đối với hàng hóa đã được thông quan; b) Cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan; phát hiện khi thanh tra đối với hàng hóa đã thông quan, kiểm tra sau thông quan và cá nhân, tổ chức vi phạm đã tự nguyện khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định; c) Trường hợp không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này và cá nhân, tổ chức vi phạm đã tự nguyện khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp.”
– Theo quy định tại Điều 138 Luật Quản lý thuế thì hành vi tại điểm a nêu trên phạt 10% tính trên số tiền thuế khai thiếu, các hành vi nêu tại điểm b,c phạt 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu.
– Hiện hành các hành vi khai sai thuế (bị phạt 20% số tiền thuế thiếu) đang được quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 127/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2023/NĐ-CP) thì chỉ có hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 có gắn với điều kiện cá nhân, tổ chức vi phạm đã tự nguyện nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm.
Do đó, cần thực hiện rà soát các quy định về khai sai thuế cho phù hợp với quy định tại Điều 142 Luật Quản lý Thuế.
– Điều 143 quy định về hành vi trốn thuế, theo đó dự thảo cần rà soát sửa đổi, bổ sung các hành vi trốn thuế cho phù hợp quy định của Luật.
d) Về vấn đề cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo Nghị định166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.
Theo đó, cơ bản 58 Nghị định xử phạt VPHC trong các lĩnh vực do Chính phủ ban hành không có nội dung về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (trừ Nghị định xử phạt VPHC trong lĩnh vực hải quan và Nghị định xử phạt VPHC trong lĩnh vực thuế trên cơ sở quy định của Luật Quản lý thuế).
Do đó, nội dung về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan là một nội dung độc lập trong cả Nghị định 127/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2023/NĐ-CP) cần đưa nội dung này vào Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý thuế sẽ phù hợp hơn và thống nhất về văn bản quy định chi tiết Luật Quản lý thuế.
(mẫu kế hoạch cưỡng chế quyết định xử phạt vi phạm hành chính )
đ) Tồn tại, vướng mắc trong việc thực hiện Thông tư 155/2023/TT-BTC ngày 20/10/2023 của Bộ Tài chính
Về mẫu ấn chỉ: cần được sửa đổi, bố sung cho phù hợp với các mẫu ấn chỉ ban hành kèm theo Nghị định số 97/2023/NĐ-CP ngày 18/8/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Rubi
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Xây Dựng
Hệ thống các quy định pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm trong lĩnh vực xây dựng đã được Nhà nước quan tâm, xây dựng nhằm góp phần tích cực vào công tác quản lý, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.
Trong phạm vi bài viết này, cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu về các quy định xử phạt trong lĩnh vực xây dựng qua bài viết Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng để Quý khách hàng có thể nắm rõ hơn.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựngThẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng được quy định cụ thể từ Điều 71 đến Điều 78 Nghị định 139/2023/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở.
Cụ thể, các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử phạt, bao gồm:
+ Thanh tra viên xây dựng; + Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ xây dựng, Sở xây dựng; + Chánh thanh tra Sở xây dựng; + Chánh thanh tra Bộ xây dựng; + Công an nhân dân; + Chủ tịch UBND các cấp.
Như vậy, pháp luật có quy định cụ thể các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Các cơ quan tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện đúng thẩm quyền theo quy định.
Quy trình xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựngKhi phát hiện một hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng, quy trình xử phạt được thực hiện như sau:
Bước 01. Lập biên bản khi phát hiện có hành vi vi phạm hành chínhQuy định về người có thẩm quyền lập biên bản khi phát hiện ra hành vi vi phạm được quy định cụ thể tại Điều 69 Nghị định 139/2023/NĐ-CP, theo đó:
+ Đối với hành vi đang xảy ra, người có thẩm quyền lập biên bản theo mẫu số 01 được ban hành kèm theo Thông tư 38/2023/TT-BXD;
+ Đối với hành vi đã kết thúc, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 97/2023/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP.
Bước 02. Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chínhSau khi lập biên bản vi phạm hành chính, nếu thuộc thẩm quyền thì người lập biên bản ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trường hợp nếu không thuộc thẩm quyền thì tiến hành chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Thời hạn theo quy định ban hành quyết định xử phạt với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng là 07 ngày, tính kể từ ngày lập biên bản vi phạm. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc các vụ việc thuộc trường hợp giải trình thì thời hạn quy định tối đa là 30 ngày, kể từ ngày biên bản được lập.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựngCăn cứ theo quy định tại Điều 05 Nghị định 139/2023/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính đầu tư xây dựng có quy định cụ thể về thời hiệu xử phạt như sau:
+ Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng; phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở là 02 năm.
Thời điểm để tính thời hiệu xử phạm vi phạm theo quy định được tính như sau:
+ Trường hợp đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu khởi kiện được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm đó. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày dự án được vào bàn giao, sử dụng.
+ Khi người có trách nhiệm thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện có vi phạm hành chính mà vi phạm hành chính này đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện ra hành vi vi phạm đó.
+ Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với các cá nhân, tổ chức do cơ quan có thẩm quyền chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được tính áp dụng căn cứ theo khoản 1, 2; điểm a, điểm b khoản 3 điều này.
Trong trường hợp nếu cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính nhưng cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của các cơ quan chức năng có thẩm quyền thì thời hiệu để tính xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”
Quy Trình Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Xây Dựng
Quy trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.
Quy trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.
Xin chào Luật Dương Gia. Trước tiên cho em xin cảm ơn Hội luật sư đã tư vấn rất nhiều cho mọi người hiểu biết thêm về Pháp luật và xin tư vấn cho em một số trường hợp như sau: Em làm ở UBND huyện cơ quan em là phòng Kinh tế và Hạ tầng quản lý lĩnh vực về Trật tự xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng giao thông xin luật sư tư vấn cho em về quy trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng từng trường hợp cụ thể như:
1. Xây dựng nhà không có giấy phép xây dựng thì quy trình xử lý vi phạm hành chính như thế nào trường hợp cụ thể: VD: như ông A xây dựng nhà không có giấy phép xây dựng thì xử lý như thế nào?
2. Trường hợp: Biên bản còn thời gian xử phạt? Biên bản hết thời gian xử phạt quy trình từ khi phát hiện, lập biên bản, ra quyết định đình chỉ thi công, ra quyết định xử phạt, quyết định cưỡng chế…. như thế nào? Em xin chân thành cảm ơn.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trong trường hợp cụ thể của bạn đưa ra là vi phạm trong lĩnh vực xây dựng “ Xây dựng nhà không có giấy phép xây dựng..” thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 6 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ – CP. Với lỗi vi phạm này người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị phạt với mức tiền phạt 3 – 5 triệu (nhà ở riêng lẻ nông thôn); 10 – 15 triệu (nhà ở riêng lẻ đô thị); 30 – 50 triệu (công trình khác yêu cầu lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật) và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc , bộ phận công trình xây dựng vi phạm.
Để xử phạt được trước tiên phải xác định hành vi vi phạm, chọn luật nội dung và thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1: Lập biên bản vi phạm hành chính.
Bước 2: Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính.
3. Kết luận
Bước 5: Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự (nếu có).
chỉ quy định về thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính từ thời điểm lập biên bản xử phạt hành chính mà không quy định thời hạn của biên bản xử phạt vi phạm hành chính.
Hướng Dẫn Thủ Tục Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Lĩnh Vực Xây Dựng
Trangtinphapluat.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực xây dựng (tập trung chủ yếu là xử lý hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ và một số công trình khác không phép, sai phép) theo Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 139/2023/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, Thông tư 03/2023/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 139/2023/NĐ-CP…
Bước 1. Phát hiện hành vi và lập biên bản vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo Điều 69 Nghị định 139/2023/NĐ-CP khi phát hiện hành vi xây dựng không phép, sai phép thì kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính.
– Đối với hành vi đang xảy ra thì lập biên bản vi phạm hành chính theo mẫu 01 ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BXD.
– Đối với hành vi đã kết thúc thì lập biên bản vi phạm hành chính theo mẫu 01 ban hành kèm theo Nghị định 97/2023/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Khi lập biên bản vi phạm hành chính cần lưu ý: Phải xác định rõ đối tượng vi phạm, thông tin nhân thân của người vi phạm, tổ chức vi phạm; mời đại diện chính quyền địa phương tham gia lập biên bản hoặc 2 người chứng kiến để ký vào biên bản VPHC trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không ký biên bản. Biên bản VPHC phải mô tả rõ thời gian, địa điểm và hiện trạng công trình vi phạm.
Đối với hành vi xây dựng không phép, sai phép thì hầu hết mức phạt trên 15 triệu đồng đối với cá nhân, 30 triệu đối với tổ chức nên trong biên bản cần ghi thời gian để người vi phạm thực hiện quyền giải trình.
( Xem hướng dẫn lập biên bản vi phạm hành chính chuẩn nhất)
* Lưu ý: Trong quá trình lập biên bản VPHC mà xác định được cá nhân, tổ chức vi phạm xây dựng công trình trên đất nông nghiệp thì lập biên bản VPHC đối với hành vi trên lĩnh vực đất đai để tiến hành xử phạt cùng với lĩnh vực xây dựng.
Bước 2. Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
– Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính nếu thuộc thẩm quyền thì người lập biên bản VPHC ban hành quyết định xử phạt VPHC, nếu vượt thẩm quyền thì phải chuyển hồ sơ tới người có thẩm quyền để xử phạt.
– Thời hạn ban hành quyết định xử phạt đối với hành vi xây dựng nhà ở, công trình không phép, sai phép là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính (Theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính thì đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản).
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật XLVPHC thì: Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trước khi ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không có yêu cầu giải trình trong thời hạn quy định. Do đó, thời hạn ban hành quyết định xử phạt phải sau khi hết thời gian giải trình (hết 5 ngày nếu giải trình bằng văn bản, 2 ngày nếu giải trình trực tiếp) và trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
( Trường hợp nào được giải trình vi phạm hành chính)
+ Đối với hành vi vi phạm đang xảy ra thì quyết định xử phạt theo mẫu 02 ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BXD, trong đó có nội dung:
“c) Các biện pháp khắc phục hậu quả: – Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính(13)…….. phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh/cấp giấy phép xây dựng. Hết thời hạn này(13)……… không xuất trình người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng/giấy phép xây dựng điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm theo quy định. – Sau khi được cấp/điều chỉnh giấy phép xây dựng tổ chức cá nhân vi phạm phải tháo dỡ công trình, phần công trình không phù hợp với giấy phép được cấp/điều chỉnh thì mới được thi công xây dựng.
Mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân/tổ chức vi phạm có tên tại Điều này chi trả.”.
( Các sai sót thường gặp trong xử phạt vi phạm hành chính cần biết)
+ Đối với hành vi đã kết thúc thì quyết định xử phạt áp dụng theo mẫu 02 ban hành kèm theo Nghị định 97/2023/NĐ-CP, trong biện pháp khắc phục hậu quả sẽ không có quy định trong thời hạn 60 ngày phải làm thủ tục cấp phép xây dựng.
* Lưu ý: Khi ban hành quyết định xử phạt: Phần căn cứ dùng chữ nghiêng, căn cứ cuối cùng dùng dấu chấm theo hướng dẫn thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản của Nghị định 30/2023/NĐ-CP về công tác văn thư. Trường hợp cấp phó ký thì phải có Quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính.
– Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành quyết định phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc để cá nhân, tổ chức chấp hành việc nộp tiền phạt cũng như biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.
+ Đối với công trình đang xây dựng bị xử phạt thì: Hết thời hạn quy định tại điểm c khoản này mà cá nhân, tổ chức vi phạm không xuất trình giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh thì người có thẩm quyền xử phạt ra thông báo thực hiện biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BXD. Trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày gửi thông báo (tính theo dấu bưu điện), cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm thực hiện biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
(Cưỡng chế Tháo dỡ hay phá dỡ công trình xây dựng không phép, sai phép? )
Nếu hết thời hạn 15 ngày mà cá nhân, tổ chức không tự giác tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế để cưỡng chế thu tiền phạt và cưỡng chế tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm.
+ Đối với công trình đã xây dựng xong bị xử phạt thì: Hết thời hạn ghi trong quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức không chấp hành thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế để cưỡng chế thu tiền phạt và cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm.
Kể từ ngày 01/7/2023, theo Nghị định 19/2023/NĐ-CP về kiểm tra và xử lý kỷ luật trong thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì nếu không tổ chức thi hành quyết định xử phạt thì sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật.
Đối với Quyết định cưỡng chế thì cấp trưởng phải ký quyết định. Cấp phó chỉ ký quyết định cưỡng chế khi cấp trưởng vắng mặt và có Quyết định giao quyền. Khác với giao quyền xử phạt là thường xuyên còn giao quyền cưỡng chế chì thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt.
Bước 4. Tổ chức cưỡng chế
Sau khi ban hành quyết định cưỡng chế thu tiền phạt, cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm thì phải gửi NGAY cho cá nhân, tổ chức vi phạm để thi hành. Nếu quá thời hạn tự nguyện thi hành theo quyết định cưỡng chế mà họ không thi hành thì tổ chức cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm (tổ chức cưỡng chế thu tiền phạt) theo Nghị định 166/2013/NĐ-CP về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
( Hướng dẫn lập kế hoạch cưỡng chế vi phạm hành chính)
Trước khi tổ chức cưỡng chế thì người có thẩm quyền cần rà soát lại toàn bộ hồ sơ xử phạt để đảm bảo việc lập biên bản, ban hành quyết định xử phạt, quyết định cưỡng chế là đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; nếu qua rà soát có thiếu sót thì cần phải kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho đảm bảo. Cần có thông báo thời gian tổ chức thực hiện cưỡng chế cho người bị cưỡng chế biết. Xây dựng phương án, kế hoạch cưỡng chế để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên tham gia cũng như dự trù các tình huống có thể xảy ra để có phương án xử lý kịp thời.
Rubi
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Một Số Vướng Mắc Về Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Xây Dựng trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!