Xu Hướng 3/2023 # Hướng Dẫn Phân Tích Chuyện Chức Phán Sự Đền Tản Viên # Top 9 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Hướng Dẫn Phân Tích Chuyện Chức Phán Sự Đền Tản Viên # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Phân Tích Chuyện Chức Phán Sự Đền Tản Viên được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Để cho các em học sinh hiểu sâu hơn cũng như có nguồn tư liệu tham khảo cho kiểm tra và thi cử, Kiến Guru gửi đến các em nội dung nội dung phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

Khi viết một bài về nội dung phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, các em cần nói lên được các nội dung sau đây

Cách viết MỞ BÀI khi phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

1. Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ:

Nguyễn Dữ là một nhà văn nổi tiếng của thế kỉ 16 với tác phẩm đề đời là Truyền kì mạn lục

2. Giới thiệu về tác phẩm Truyền kì mạn lục:

Là tác phẩm bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào đầu thế kỉ 16, viết theo thể loại truyền ki. Truyền kì là một thể loại truyện hư cấu, nhiều yếu tố thần thánh. Đây không chỉ là một câu chuyện đơn thuần mà ý nghĩa sâu xa hơn là vạch trần và phê phán xã hội phong kiến đương thời

3. Giới thiệu nội dung đoạn trích “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” :

là trong câu chuyện trong tác phẩm Truyền kì mạn lục kể về câu chuyện xử án nhân vật Ngô Tử Văn trong cuộc chiến đấu tranh chống cái ác

THÂN BÀI: nội dung không thể thiếu phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

I. Khái quát về tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác:

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên được viết vào đầu thể kỉ 16, thể hiện tinh thần khẳng khái, cương trực khi đấu tranh chống lại cái ác, đồng thời lên án tội ác của bọn giặc xâm lược phương Bắc – dù đã chết nhưng không từ bỏ ý định xâm lược, vẫn tiếp tục gây hại cho người dân nước Nam.

2. Tóm tắt hoặc nêu nội dung chính của tác phẩm:

Câu chuyện kể về Nhân vật Ngô Tử Văn là một người khẳng khái cương trực. Trước sự nhiễu loạn và gây ra biết bao tai họa cho người dân của tên hung thần là hồn ma của tên giặc xâm lược phương Bắc họ Thôi, Vương Tử Văn đã đốt đền. Tên giặc họ Thôi đã kiện đến địa phủ. Thổ thần đã báo mộng cho Vương Tử Văn biết sự thật ngôi đền đó là của thổ thần nhưng bị hồn ma họ Thôi chiếm và bày cách để Vương Tử Văn lấy lại công đạo. 

Sau khi gặp Diêm Vương, Ngô Tử Văn đã kể lại tội ác của tên giặc họ Thôi và giúp thổ thần lấy lại ngôi đền. Khi công lý được lập lại kẻ ác bị tiêu diệt, Ngô Tử Văn được tiến cử làm phán sự đền Tản Viên.

II. Phân tích truyện – các luận điểm chính và luận điểm phụ 

Ý nghĩa hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn qua cuộc đấu tranh với thế lực ma quỷ

1. Giới thiệu nhân vật:

Sau khi gặp Diêm Vương, Ngô Tử Văn đã kể lại tội ác của tên giặc họ Thôi và giúp thổ thần lấy lại ngôi đền. Khi công lý được lập lại kẻ ác bị tiêu diệt, Ngô Tử Văn được tiến cử làm phán sự đền Tản Viên.

Nhân vật Ngô Tử Văn được tác giả giới thiệu theo phương pháp truyền thống của văn học trung đại:– Tên là Soạn.– Quê quán: người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.– Tính tình khẳng khái, nóng nảy “thấy sự gian tà thì không chịu được. Vùng Bắc vẫn khen là người cương trực”.

2. Diễn biến câu chuyện 

∗Hành động đốt đền:

– Trong làng của Tử Văn đang sinh sống có ngôi đền rất thiêng, nhân dân thường thờ cúng thì nay đã bị hồn ma của tên tướng bại trận Bắc triều chiếm giữ. Hắn đánh bạt thổ công, đút lót các thần miếu bên cạnh, tác oai, tác quái cả một vùng. 

– Chứng kiến những hành động hung tợn, bạo ngược này,  “Tử Văn tức giận, một hôm tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt”. Có thể nói, đây là một hành động đã có sự cân nhắc, có chủ đích bộc lộ rõ tính cương trực, can đảm, mạnh mẽ và quyết liệt của nhân vật Tử Văn.

Nguồn: Internet

∗Khi đối diện với tên Bách hộ họ Thôi:

– Sau khi đốt đền, Tử Văn cảm thấy sốt và trong cơn mê, Tử Văn đã có cuộc đối diện với tên Bách hộ họ Thôi.

– Bách hộ họ Thôi vốn là viên tướng bại trận của giặc Minh, lúc sống đã đi xâm lược nước khác, tội ác đầy mình, lúc chết vẫn giữ nguyên bản chất của kẻ lừa đảo, thể hiện qua các chi tiết:

+ Hắn tự xưng với Tử Văn là cư sĩ.

+ Dùng nguyên lí đạo Nho để buộc tội Tử Văn: “Nhà ngươi đã theo nghiệp Nho đọc sách thánh hiền, há không biết cái đức của quỷ thần ra sao, cớ gì lại khinh nhờn hủy tượng, đốt đền?”.+ Lấy oai linh của quỷ thần để hăm dọa Tử Văn: “Biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ. Nếu không thì vô cớ hủy đền Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ”.

– Đứng trước những lời thách thức, hăm doạ của tên “cư sĩ”, “Tử Văn mặc kệ vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên”. Chúng ta cần thấy rằng, đây không phải là hành động bất cần của kẻ liều lĩnh mà là hành động tự tin của người nắm được chính nghĩa. 

Đối diện với Thổ công:

Sau khi gặp nhân vật bách hộ họ Thôi, Tử Văn đã có cuộc gặp gỡ với nhân vật Thổ công. 

Nhân vật này được miêu tả là“một ông già áo vải mũ đen, phong độ nhàn nhã, thủng thỉnh”, tính tình khiêm tốn đến để bày tỏ sự vui mừng trước hành động đốt đền của Tử Văn.

Khi nhìn thấy Thổ công, đầu tiên Tử Văn cảm thấy kinh ngạc: “Sao mà nhiều thần quá vậy”. 

Và sau khi nghe lời Thổ Công kể lại đầu đuôi sự tình, Tử Văn – người trí thức cương trực, mạnh mẽ cũng đã có phút chốc cảm thấy e ngại: “Hắn có thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không”.

Cuộc gặp mặt tại âm phủ

Và đúng như những gì mà Thổ công đã cảnh báo, tối đó Tử Văn đã bị hai tên quỷ sứ đến bắt đi. Và thế là cuộc đối mặt của Tử Văn với hồn ma tên Bách hộ họ Thôi cũng như với Diêm Vương và Thổ công đã diễn ra vô cùng gay go, quyết liệt.

Nguồn: Internet

Trong cuộc đối mặt ở Âm phủ đó, Tử Văn đã phải trải qua nhiều yếu tố đe dọa:

Yếu tố đe doạ đầu tiên đến từ Diêm phủ:– Trong không khí rùng rợn của cõi âm ti, Tử Văn bị quỷ bắt đi, bị đe dọa, thậm chí là bị vu cáo, sỉ nhục: “tên này bướng bỉnh ngoan cố”– không chỉ thế, vào lúc đầu, Tử Văn còn bị chính Diêm Vương la mắng và uy hiếp: “Mày là một kẻ hàn sĩ sao dám hỗn láo, tội ác tự mình làm ra, còn trốn đi đằng nào?”.

Và dĩ nhiên chúng ta cũng không quên điểm qua mối đe doạ lớn nhất của Tử Văn, đó là hồn ma tên Bách hộ họ Thôi:

+ Ở Diêm phủ, hắn đến kêu cầu ở trước sân. “Tử Văn vào tới nơi đã thấy người đội mũ trụ đương kêu cầu ở trước sân”.+ Thấy Tử Văn cứng cỏi, hắn quyết liệt, ngoan cố vu vạ: “Ấy là trước Vương Phủ hắn còn ghê gớm như thế, mồm năm miệng mười, đơm đặt bịa tạc. Huống hồ ở một nơi đền miếu quạnh hiu, hắn sợ gì mà không dám cho một mồi lửa”.+ Và khi vu vạ không được thì hắn đổi giọng nhân nghĩa: “Gã kia một kẻ học trò, thật là ngu bướng, quả đáng tội lắm. Nhưng đã trách mắng như vậy, cũng đủ răn đe rồi. Xin Đại vương khoan dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi. Chẳng cần đòi hỏi dây dưa, nếu thẳng tay trị tội nó, sợ hại đến cái đức hiếu sinh”.

🡪 Có thể thấy, Bách hộ họ Thôi hay nói khác hơn là hồn ma tên tướng giặc là một kẻ vô cùng khôn ngoan, xảo quyệt. Hắn lừa trên dối dưới, liên tục thay đổi thái độ nhằm vu vạ cho Tử Văn cũng như giấu nhẹm tội trạng của bản thân. Thế nhưng, lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát. Tính chất lừa đảo, càn bậy của hắn cuối cùng cũng bị Diêm Vương trừng trị đích đáng. 

Và đứng trước một kẻ côn đồ, tráo trở như Bách hộ họ Thôi, Tử Văn đã có thái độ, hành động, lời nói như thế nào? Quả đúng như những gì mà tác giả Nguyễn Dữ đã giới thiệu đầu tác phẩm, Tử Văn đã giữ vững được sự khẳng khái, cương trực của bản thân, thể hiện qua những chi tiết như sau:

– Tử Văn tâu trình đầu đuôi với Diêm Vương như lời thổ công đã dặn, lời rất cứng cỏi không chịu nhún nhường chút nào. 

– Khi thấy Diêm Vương sinh nghi, Tử Văn đã cương quyết đưa ra giải pháp: “Nếu nhà vua không tin vào lời tôi, xin tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi, không đúng như thế tôi xin chịu thêm cái tội nói càn”. Mạnh mẽ hơn, anh khẳng định: “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian”.

Hướng dẫn soạn văn Vợ nhặt – phân tích diễn biến tâm trạng từng nhân vật

Soạn Bình Ngô Đại Cáo Phần 2 Dễ Hiểu Nhất

Soạn Bài Hầu Trời – Tản Đà Đầy Đủ Và Dễ Nhớ Nhất

Ngụ ý phê phán của tác phẩm và ý nghĩa lời bình của tác giả

– Đối tượng phê phán trước hết là hồn ma tên tướng giặc Bắc triều. Khi sống, hắn là một tên giặc xâm lược ngang ngược, cuồng đồ, gieo rắc bao lầm than, đau đớn cho người dân nước ta. Chết đi, hắn trở thành một hồn ma mưu mô, xảo quyệt, đã cướp đền của Thổ công còn sẵn sàng tố giác Tử Văn với Diêm Vương. Có thể nói, đó là một hành động “vừa ăn cướp vừa la làng”. Khi sống cũng như khi chết, tên tướng giặc Bắc triều vẫn không thể giấu giếm nổi chân dung của một con người tham lam, hung ác, xứng đáng phải nhận lãnh hậu quả nặng nề nhất.

– Cũng qua câu chuyện này, truyện còn phơi bày hiện thực đầy rẫy những bất công từ cõi trần đến cõi âm: kẻ ác thì được sung sướng, tiêu dao, người lương thiện thì phải ngậm ngùi oan ức; thánh thần ở cõi âm cũng tham của đót lót để rồi bao che cho kẻ ác và cái ác lộng hành; Diêm Vương và các phán quan − những người nắm giữa cán cân công lí cũng bị lấp tai, che mắt. Những hiện tượng tiêu cực ở cõi âm chính là hình ảnh phản chiếu của xã hội đương thời: bất công tràn lan, bọn tham quan ô lại, thế lực cường quyền, phong kiến đương thời tiếp tay cho cái ác, cái xấu gây nên bao lầm than cho người dân lương thiện.

– Và đặc biệt ở phần kết của tác phẩm, tác giả Nguyễn Dữ đã viết một đoạn lời bình ngoại truyện. Đoạn lời bình này của tác giả đã gửi gắm nhiều thông điệp mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc: 

Người tốt sẽ được tôn vinh, kẻ xấu, ác sẽ bị nguyền rủa. Tử Văn chết nhưng tiếng tốt lưu đến ngàn đời sau. Người như Tử Văn đáng được kính trọng, ca ngợi.Bên cạnh đó, lời bình ở cuối truyện còn nhằm đề cao bản lĩnh của kẻ sĩ, khuyến khích, động viên kẻ sĩ phải dũng cảm, tự tin đứng lên chiến đấu với cái xấu, cái ác, đừng bao giờ “thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Đây là sự khẳng định ý nghĩa tích cực trong tư tưởng của nhà nho tài đức Nguyễn Dữ.

Đánh giá nghệ thuật

Truyện sử dụng dày đặc các yếu tố truyền kì. Đó là thế giới siêu nhiên, cõi Âm ti, hồn ma tên tướng giặc, các vị thần thánh, chi tiết chết đi sống lại,…

Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Dữ đã xây dựng được cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ.

Ông dẫn dắt truyện khéo léo với nhiều chi tiết công phu, giàu kịch tính, mang đậm tính biểu tượng. Cách kể chuyện và miêu tả đầy sinh động, hấp dẫn.

Ngoài ra, tác phẩm còn lôi cuốn người đọc ở cách tác giả thể hiện tư tưởng, quan điểm: không nêu trực tiếp mà ẩn sau sự kiện và thái độ, hành động, lời nói của nhân vật.

KẾT BÀI

– Khái quát lại nội dung của câu chuyện

– Cảm nhận riêng về câu chuyện này

Đây là những luận điểm quan trọng mà các em cần phải ghi nhớ khi viết một bài văn “ Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”

Kiến Guru mong rằng dựa vào những nội dung mà Kiến đã cung cấp, các em học sinh sẽ viết được một bài phân tích tác phẩm của riêng mình.

Soạn Bài Chuyện Chức Phán Sự Đền Tản Viên (Nguyễn Dữ)

Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ)

Bố cục:

– Phần 1 (từ đầu … không cần gì cả) : Tử Văn đốt đền.

– Phần 2 (tiếp…khó lòng thoát nạn) : Tử Văn với viên Bách hộ họ Thôi và Thổ công.

– Phần 3 (tiếp…sai lính đưa Tử Văn về) : Tử Văn thắng kiện.

– Phần 4 (còn lại) : Tử Văn trở thành phán sự đền Tản Viên.

Câu 1 (trang 60 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Việc làm của Ngô Tử Văn mang nhiều ý nghĩa, vừa thể hiện sự khảng khái, chính trực, dũng cảm muốn vì dân trừ hại

Vừa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ xâm lược

Đáp án chính xác phải là sự kết hợp giữa hai đáp án B và D.

Câu 2 (trang 60 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Chuyện Diêm Vương xử kiện ở âm phủ là chi tiết thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm. Chi tiết này thể hiện niềm tin người trung đại về một thế giới khác bên cạnh cõi trần

– Thể hiện khát vọng về công lý, là bước ngoặt của truyện, tạo nên tính li kì, hấp dẫn

– Mang ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống,hành động hợp lẽ phải, tránh làm điều ác

Chọn ý e: ý kiến khác

Câu 3 (trang 60 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Chức phán sự là chức quan xem xét về các vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án. Chi tiết này có nghĩa:

+ Chức quan thể hiện công lí, công bằng, sự thật

+ Chàng đã đòi lại công lí, chính nghĩa, mặc cho cái chết đe dọa

+ Là phần thưởng xứng đáng có ý nghĩa cho con cháu noi gương

Câu 4 (trang 61 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đưa người đọc vào thế giới li kì, huyền ảo.

+ Chuyện viết về thần linh (thổ công, đức thánh Tản Viên), ma quỷ (Diêm Vương, hồn ma

+ Chuyện chết đi sống lại của con người

– Hiện thực được lồng vào cốt truyện kì ảo, người đọc bị mê hoặc bởi bức màn kì ảo để khi đọc hết, suy ngẫm về các nhân vật, tình tiết sẽ nhận giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm

– Cốt truyện của Nguyễn Dữ giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, logic

+ Cách dẫn dẵn truyện của tác giả khéo léo, bằng sự việc bất ngờ, dẫn dắt tới đỉnh điểm kịch tính, giải quyết một cách hợp lí, thỏa đáng

Người đọc đồng cảm với thái độ, quan điểm của nhà văn, thái độ ca ngợi trí thức, tinh thần dân tộc, quan niệm ác giả ác báo

Câu 5 (trang 61 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Truyện đề cao nhân vật Ngô Tử Văn- đại diện cho trí thức Việt giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh trừ hại cho dân

Chủ đề truyện: đề cao chính nghĩa, dũng cảm cương trực nhất định chiến thắng gian tà.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 61 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Với cách kết như vậy em đồng tình, bởi nhân vật Ngô Tử Văn cương trực, luôn đề cao chính nghĩa sẽ phù hợp với chức phán sự đền tản viên. Ngô Tử Văn sẽ cầm cân nảy mực vì lẽ phải, để không ai bị oan khuất.

Bài 2 (trang 61 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Tóm tắt

Ngô Tử Văn tên Soạn người Lạng Giang có tính tình khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà không chịu được. Trong làng có ngôi đền thiêng cuối đời nhà Hồ bị tên Bách hộ họ Thôi là tướng giặc bại trận chết ở đó rồi cướp đền, tác oai tác quái. Ngô Tử Văn tức giận nên đốt đền, khiến cho hồn tên tướng giặc không có nơi nương tựa, Tử Văn bị đe dọa nhưng chàng không sợ. Nửa đêm Tử Văn bị quỷ sứ bắt đi, khi gặp Diêm Vương Tử Văn đã vạch trần bộ mặt dối trá, gian ác của tên tướng giặc họ Thôi, Diêm Vương tha mạng cho chàng. Thổ Công lấy làm cảm kích, mờ Tử Văn về giữ chức phán sự đền Tản Viên. Chàng vui vẻ nhận lời, thu xếp mọi mọi việc rồi không bệnh mà mất.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Hướng Dẫn Phân Tích Đọc Hiểu : Sóng

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Xuân Quỳnh (1942 – 1988) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, quê ở La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội. Mười ba tuổi, Xuân Quỳnh được tuyển làm diễn viên múa của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương. Tại đây, Xuân Quỳnh tiếp tục học văn hoá và bắt đầu làm thơ. Từ năm 1963, Xuân Quỳnh chuyển sang làm báo, làm biên tập ở Nhà xuất bản Tác phẩm mới và tiếp tục sáng tác. Năm 1988, Xuân Quỳnh mất đột ngột cùng chồng là nhà viết kịch Lưu Quang Vũ vì tai nạn giao thông tại Hải Dương.

Tác phẩm chính : Tơ tằm – Chồi biếc (in chung với cẩm Lai, 1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974), Lời ru trên mặt đất (1978), Sân ga chiều em đi (1984), Tự hát (1984), Hoa cỏ may (1989),… Xuân Quỳnh còn sáng tác cho thiếu nhi, tiêu biểu là các tập truyện : Bến tàu trong thành phố, Bầu trời trong quả trứng, Vẫn còn ông trăng khác,… Mảng sách này thể hiện những tình cảm trong trẻo, trìu mến, nhân hậu và một cái nhìn hóm hỉnh, thông minh.

Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường.

2. Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu của Xuân Quỳnh, được in trong tập Hoa dọc chiến hào. Bài thơ là những nhịp đập sôi nổi, rạo rực của một trái tim yêu trẻ trung và giàu khát vọng.

II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HlỂU VĂN BẢN

1. Âm điệu của bài thơ Sóng lúc khoan thai, dìu dặt khi dào dạt, âm vang. Đó là âm điệu của những con sóng trên biển cả và cũng chính là nhịp của những con sóng lòng nhiều cung bậc, nhiều sắc thái cảm xúc trong trái tim của nữ thi sĩ. Âm điệu đó được tạo nên bởi hai yếu tố chính : thể thơ và ngôn từ, hình ảnh thơ. Sử dụng thể thơ năm chữ với những câu thơ ngắn, cách ngắt nhịp, phối âm đa dạng, linh hoạt, Xuân Quỳnh đã gợi lên được nhịp của sóng biển và cả nhịp điệu của những cung bậc cảm xúc trong lòng người.

2. Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục vể sóng. Có thể nói hình tượng sóng là một sự sáng tạo độc đáo của Xuân Quỳnh trong tác phẩm này. Trong bài thơ, sóng và em hợp thành cặp hình ảnh song hành, quấn quýt. Sóng là đối tượng, là cơ sở để thi sĩ tỏ bày mọi trạng thái bí ẩn và mãnh liệt của tình yêu – thứ tình cảm muôn thuở mà không bao giờ cũ của nhân loại.

. Bài thơ tập trung thể hiện hình tượng sóng. Trong hai khổ thơ đầu, sóng là đối tượng để chia sẻ, giãi bày, cảm nhận. Những đặc điểm của sóng trong sự cảm nhận của nhân vật trữ tình có điểm tương đồng với các cung bậc của tình yêu.

Nối tiếp mạch cảm xúc ở hai khổ thơ đầu, từ khổ thơ thứ 3, hình tượng sóng trở thành đối tượng để ngẫm nghĩ, để suy tư, để truy nguyên ngọn nguồn của tình yêu và những cung bậc, trạng thái của nó.

Trong ba khổ thơ cuối, từ chỗ là đối tượng của sự suy tư, sóng trở thành khát vọng. Sóng và em song hành từ đầu bài thơ, đến đây em hoà tan vào sóng để đẩy con sóng tới chan chứa yêu thương.

3. Kết cấu bài thơ dựa trên sự tương đồng giữa tâm trạng của người phụ nữ đang yêu với những con sóng. Tác giả đã mượn những cung bậc của sóng để thể hiện những cung bậc, những nhịp điệu tâm hồn của người phụ nữ đang yêu. Hình tượng sóng được cảm nhận ở chiều sâu và bề rộng. “Con sóng dưới lòng sâu – Con sóng trên mặt nước” đều diễn tả cái thẳm sâu, vòi vợi của tình yêu con người. Cái cồn cào, khắc khoải trong nỗi nhớ của em với anh được diễn tả bằng nỗi nhớ của sóng với bờ, trong một nhịp điệu xao xuyến, da diết. Nhớ chính là một thuộc tính của tình yêu. Mượn hình ảnh con sóng nhớ bờ để diễn tả nỗi nhớ anh không cùng của Sóng không ngủ hay là em thao thức, sóng nhớ bờ hay là trái tim em bồi hồi, xao xuyến vì anh ?

Tình yêu luôn có sự vận động như những con sóng xô bờ. Tình yêu khiến trái tim của người phụ nữ luôn luôn xao động với những nhung nhớ, hờn giận, buồn vui. Người phụ nữ yêu bằng cả trái tim nên nỗi nhớ trong tình yêu cũng được biểu hiện da diết, thường trực, ám ảnh. Thức trong mơ là trạng thái kì lạ của tâm hồn người con gái khi yêu, là sự biểu hiện của tình yêu mãnh liệt, thuỷ chung.

Biển không bao giờ vắng sóng cũng như khát vọng tình yêu của con người là vĩnh cửu. Dù muôn vời cách trở, sóng vẫn tìm đến bờ cũng như em luôn nghĩ về anh, hướng đến anh. Bờ là điểm đến của sóng và anh là điểm đến của tình em. Những cung bậc tha thiết của trái tim người phụ nữ trong tình yêu đã được Xuân Quỳnh gửi gắm trong những nhịp xôn xao của sóng.

4. Bài thơ Sóng là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Có thể hình dung rất rõ điều đó qua các cung bậc tình cảm của nhân vật trữ tình được biểu hiện trực tiếp qua hình tượng sóng.

Bài thơ mở đầu bằng việc khám phá các cung bậc của sóng (“Dữ dội và dịu êm – Ồn ào và lặng lẽ”) để rồi câu thơ cho người đọc hình dung về hình ảnh một người con gái đang yêu đang bộc bạch lòng mình một cách táo bạo và đáng yêu. Từ chuyện của sóng, câu thơ chuyển tự nhiên sang chuyện tình yêu, từ đối tượng để cảm nhận, sóng giờ đây trở thành đối tượng để người con gái đang yêu giãi bày và suy tư. Dòng suy tư bắt đầu bằng nỗi băn khoăn, trăn trở, khát khao tìm đến ngọn nguồn của tình yêu. Nhưng thiên nhiên bí ẩn đôi khi còn có thể cắt nghĩa được, còn tình yêu thì : “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu” (Xuân Diệu).

Không cắt nghĩa được ngọn nguồn, nguyên nhân của tình yêu, nhân vật trữ tình tìm về để vừa trăn trở, vừa say sưa với những cung bậc tình yêu muôn thuở, đó là nỗi nhớ và sự thuỷ chung. Phần hai của bài thơ đã diễn tả thật sâu sắc và tinh tế những cung bậc cảm xúc của một trái tim phụ nữ đang yêu. Ở đó, có sự đam mê, khao khát nhưng đẹp nhất là sự dâng hiến – vẻ đẹp thánh thiện của người phụ nữ trong tình yêu.

Tinh yêu là đề tài muôn thuở của thơ ca. Thơ tình yêu là nguồn nhựa sống dào dạt chảy mãi đến muôn đời. Những bài thơ tình hay nhất bất tử với thời gian và sống mãi trong tâm hồn nhiều thế hệ bạn đọc. Xuân Quỳnh đã góp một tiếng thơ độc đáo viết về tình yêu bằng giọng thiết tha, đằm thắm, đầy nữ tính. Thơ tình Xuân Quỳnh là những nhịp đập nồng nàn của một trái tim yêu tha thiết dội lên từ tâm thức một người phụ nữ nhiều khao khát, lắm mê say. Cái mới mẻ, hấp dẫn của thơ Xuân Quỳnh chính là sự chân thành, nồng nhiệt mà binh dị, táo bạo mà đầy nữ tính. Tinh yêu gắn liền với sự thuỷ chung, dâng hiến và hướng tới sự bền vững, vĩnh hằng. Người ta thấy trong thơ Xuân Quỳnh một tình yêu mãnh liệt, một tâm hồn tự nguyện gắn bó, hiến dâng và thuỷ chung son sắt. Xuân Quỳnh đã thể hiện được những đặc điểm, cũng là vẻ đẹp của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. Sức sống của bài thơ cũng bắt nguồn từ đó.

III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Tìm những câu thơ so sánh tình yêu với sóng và biển trong các bài thơ sau : Biển của Xuân Diệu, Biển của Nguyễn Thị Hồng Ngát, Thơ viết ở biển của Hữu Thỉnh, Chùm nhỏ thơ yêu của Chế Lan Viên,…

XEM THÊM : Hướng dẫn phân tích, đọc hiểu : Đò lèn – Ngữ văn 12 ” TẠI ĐÂY ”

Hướng Dẫn Phân Tích Và Đọc Hiểu Văn Bản

VĂN BẢN I.KIẾN THỨC CƠ BẢN 1.Khái niệm văn bản

Văn bản là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nó thường gồm nhiều câu và là một chỉnh thể về mặt nội dung và hình thức.

-Các câu trong văn bản có sự liên kết với nhau chặt chẽ bằng các liên từ và liên kết về mặt nội dung. Đồng thời cả văn bản còn phải được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc, rõ ràng.

-Mỗi văn bản thường hướng vào thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.

-Mỗi văn bản có những dấu hiệu hình thức riêng biểu hiện tính hoàn chỉnh về mặt nội dung: thường mở đầu bằng một tiêu đề và có dấu hiệu kết thúc phù hợp với từng loại văn bản.

3.Các loại văn bản thường gặp

Dựa vào lĩnh vực và chức năng giao tiếp, người ta phân biệt các loại văn bản sau:

-Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (thư, nhật kí,…)

-Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, tuỳ bút,…)

-Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học ( sách giáo khoa, tài liệu học tập, bài báo khoa học, luận văn, luận án, công trình khoa học….)

-Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính công vụ (đơn, giấy khai sinh, giây ủy quyền,…). Các loại văn bản này thường có mẫu biểu quy định sẵn về hình thức.

II.HƯỚNG DẪN HỌC BÀI A.Khái niệm, đặc điểm

1.Các văn bản (1), (2), (3) được người đọc (người viết) tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Các văn bản ấy là phương tiện để tác giả trao đổi kinh nghiệm, tư tưởng tình cảm,., với người đọc. Có văn bản gồm một câu, có văn bản gồm nhiều câu, nhiều đoạn liên kết chặt chẽ với nhau; có văn bản bằng thơ, có văn bản bằng văn xuôi.

2.Văn bản (1) đề cao đến một kinh nghiệm trong cuộc sống (nhất là việc giao kết bạn bè), văn bản (2) nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, văn bản (3) đề cập tới một vấn đề chính trị (kêu gọi mọi người đúng lên chống Pháp). Các vấn đề này đều được triển khai nhất quán trong từng văn bản. Văn bản (2) và (3) có nhiều câu nhưng chúng có quan hệ ý nghîa rõ ràng và được liên kết với nhau một cách chặt chẽ (bằng ý nghĩa hoặc bằng các liên từ).

3.Ở văn bản (2), mỗi cặp câu lục bát tạo thành một ý và các ý này được trình bày theo thứ tự “sự việc” (hai sự so sánh, ví von). Hai cặp câu này vừa kiên kết với nhau bằng ý nghĩa, vừa liên kết với nhau bằng phép lặp từ “thân em”. Ở văn bản (3), dấu hiệu về sự mạch lạc còn đươc nhận ra qua hình thức kết cấu 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

-Mở bài: gồm phần tiêu đề và câu “Hỡi đồng bào toàn quốc!”

-Thân bài: tiếp theo đến thắng lợi nhất định về dân tộc ta!”.

-Kết bài: phần còn lại.

4.Văn bản (3) là một văn bản chính luận được trình bày dưới dạng “Lời kêu gọi”. Thế nên, nó có dấu hiệu hình thức riêng. Phần mở đầu của văn bản gồm tiêu đề và một lời hô gọi “Hỡi đồng bào toàn quốc!” để dẫn dắt người đọc vào phần nội dung, để gây sự chú ý và tạo ra sự “đồng cảm” cho cuộc giao tiếp.

5.Mục đích của việc tạo lập văn bản (1) là nhằm cung cấp cho người đọc một kinh nghiệm sống (ảnh hưởng của môi trường sống, của những người mà chúng ta thường xuyên giao tiếp đến việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân); văn bản (2) nói lên sự thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến (họ không tự quyết định được thân phận và cuộc sống tương lai của mình mà phải chờ đọi vào sự rủi may); mục đích của văn bản (3) là kêu gọi toàn dân đứng lên chống lại cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp.

B.Các loại văn bản

1.So sánh các văn bản 1,2 với văn bản 3 (ở mục I, SGK) về các phương diện sau:

-Văn bản (1) nói đến một kinh nghiệm sống, văn bản (2) nói lên thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, văn bản (3) đề cập đến một vấn đề chính trị.

-Ở các văn bản (1) và (2) chúng ta thấy có nhiều từ ngữ quen thuộc thường sử dụng hằng ngày (mực, đèn, thân em, mưa sa, ruộng cày,…). Văn bản (3) lại sử dụng nhiều từ ngữ chính trị (kháng chiến, hoà bình, nô lệ, đồng bào, Tổ quốc,…).

-Nội dung của văn bản (1) và (2) được thể hiện bằng những hình ảnh giàu tính hình tượng. Trong khi đó, văn bản (3) lại chủ yếu dùng lí lẽ và lập luận để triển khai các khía cạnh nội dung.

2.So sánh các văn bản 2,3 (ở mục I, SGK) với:

-Một bài học trong SGK thuộc môn học khác (Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,…)

-Một đơn xin nghỉ học hoặc một giấy khai sinh.

a.Phạm vi sử dụng của các loại văn bản:

-Văn bản (2) dùng trong lĩnh vực giao tiếp nghệ thuật.

-Văn bản (3) dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị.

-Các bài học môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,… trong SGK dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học.

-Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh dùng trong giao tiếp hành chính.

c.về từ ngữ:

-Văn bản (2) dùng các từ ngữ thông thường, giàu hình ảnh và liên tưởng nghệ thuật.

-Văn bản (3) dùng nhiều từ ngữ chính trị xã hội.

-Các văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ, thuật ngữ thuộc các chuyên ngành khoa học.

-Văn bản đơn từ hoặc giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính.

d.Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản.

-Văn bản (2) có kết cấu của ca dao, sử dụng thể thơ lục bát.

-Văn bản (3) có kết cấu ba phần rõ ràng, mạch lạc.

-Mỗi văn bản trong SGK cũng có kết cấu rõ ràng, chặt chẽ với các phần, các mục,.,.

-Đơn và giấy khai sinh, kết cấu và cách trình bày đều theo mẫu thường được in sẵn chỉ cần điền vào đó các nội dung.

XEM THÊM HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH VÀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (TIẾP THEO) – NGỮ VĂN 10 TẠI ĐÂY XEM THÊM HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ – NGỮ VĂN 10 TẠI ĐÂY Theo chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Phân Tích Chuyện Chức Phán Sự Đền Tản Viên trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!