Xu Hướng 6/2023 # Hướng Dẫn Phân Tích Và Đọc Hiểu Văn Bản # Top 10 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Hướng Dẫn Phân Tích Và Đọc Hiểu Văn Bản # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Phân Tích Và Đọc Hiểu Văn Bản được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

VĂN BẢN I.KIẾN THỨC CƠ BẢN 1.Khái niệm văn bản

Văn bản là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nó thường gồm nhiều câu và là một chỉnh thể về mặt nội dung và hình thức.

-Các câu trong văn bản có sự liên kết với nhau chặt chẽ bằng các liên từ và liên kết về mặt nội dung. Đồng thời cả văn bản còn phải được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc, rõ ràng.

-Mỗi văn bản thường hướng vào thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.

-Mỗi văn bản có những dấu hiệu hình thức riêng biểu hiện tính hoàn chỉnh về mặt nội dung: thường mở đầu bằng một tiêu đề và có dấu hiệu kết thúc phù hợp với từng loại văn bản.

3.Các loại văn bản thường gặp

Dựa vào lĩnh vực và chức năng giao tiếp, người ta phân biệt các loại văn bản sau:

-Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (thư, nhật kí,…)

-Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, tuỳ bút,…)

-Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học ( sách giáo khoa, tài liệu học tập, bài báo khoa học, luận văn, luận án, công trình khoa học….)

-Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính công vụ (đơn, giấy khai sinh, giây ủy quyền,…). Các loại văn bản này thường có mẫu biểu quy định sẵn về hình thức.

II.HƯỚNG DẪN HỌC BÀI A.Khái niệm, đặc điểm

1.Các văn bản (1), (2), (3) được người đọc (người viết) tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Các văn bản ấy là phương tiện để tác giả trao đổi kinh nghiệm, tư tưởng tình cảm,., với người đọc. Có văn bản gồm một câu, có văn bản gồm nhiều câu, nhiều đoạn liên kết chặt chẽ với nhau; có văn bản bằng thơ, có văn bản bằng văn xuôi.

2.Văn bản (1) đề cao đến một kinh nghiệm trong cuộc sống (nhất là việc giao kết bạn bè), văn bản (2) nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, văn bản (3) đề cập tới một vấn đề chính trị (kêu gọi mọi người đúng lên chống Pháp). Các vấn đề này đều được triển khai nhất quán trong từng văn bản. Văn bản (2) và (3) có nhiều câu nhưng chúng có quan hệ ý nghîa rõ ràng và được liên kết với nhau một cách chặt chẽ (bằng ý nghĩa hoặc bằng các liên từ).

3.Ở văn bản (2), mỗi cặp câu lục bát tạo thành một ý và các ý này được trình bày theo thứ tự “sự việc” (hai sự so sánh, ví von). Hai cặp câu này vừa kiên kết với nhau bằng ý nghĩa, vừa liên kết với nhau bằng phép lặp từ “thân em”. Ở văn bản (3), dấu hiệu về sự mạch lạc còn đươc nhận ra qua hình thức kết cấu 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

-Mở bài: gồm phần tiêu đề và câu “Hỡi đồng bào toàn quốc!”

-Thân bài: tiếp theo đến thắng lợi nhất định về dân tộc ta!”.

-Kết bài: phần còn lại.

4.Văn bản (3) là một văn bản chính luận được trình bày dưới dạng “Lời kêu gọi”. Thế nên, nó có dấu hiệu hình thức riêng. Phần mở đầu của văn bản gồm tiêu đề và một lời hô gọi “Hỡi đồng bào toàn quốc!” để dẫn dắt người đọc vào phần nội dung, để gây sự chú ý và tạo ra sự “đồng cảm” cho cuộc giao tiếp.

5.Mục đích của việc tạo lập văn bản (1) là nhằm cung cấp cho người đọc một kinh nghiệm sống (ảnh hưởng của môi trường sống, của những người mà chúng ta thường xuyên giao tiếp đến việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân); văn bản (2) nói lên sự thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến (họ không tự quyết định được thân phận và cuộc sống tương lai của mình mà phải chờ đọi vào sự rủi may); mục đích của văn bản (3) là kêu gọi toàn dân đứng lên chống lại cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp.

B.Các loại văn bản

1.So sánh các văn bản 1,2 với văn bản 3 (ở mục I, SGK) về các phương diện sau:

-Văn bản (1) nói đến một kinh nghiệm sống, văn bản (2) nói lên thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, văn bản (3) đề cập đến một vấn đề chính trị.

-Ở các văn bản (1) và (2) chúng ta thấy có nhiều từ ngữ quen thuộc thường sử dụng hằng ngày (mực, đèn, thân em, mưa sa, ruộng cày,…). Văn bản (3) lại sử dụng nhiều từ ngữ chính trị (kháng chiến, hoà bình, nô lệ, đồng bào, Tổ quốc,…).

-Nội dung của văn bản (1) và (2) được thể hiện bằng những hình ảnh giàu tính hình tượng. Trong khi đó, văn bản (3) lại chủ yếu dùng lí lẽ và lập luận để triển khai các khía cạnh nội dung.

2.So sánh các văn bản 2,3 (ở mục I, SGK) với:

-Một bài học trong SGK thuộc môn học khác (Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,…)

-Một đơn xin nghỉ học hoặc một giấy khai sinh.

a.Phạm vi sử dụng của các loại văn bản:

-Văn bản (2) dùng trong lĩnh vực giao tiếp nghệ thuật.

-Văn bản (3) dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị.

-Các bài học môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,… trong SGK dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học.

-Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh dùng trong giao tiếp hành chính.

c.về từ ngữ:

-Văn bản (2) dùng các từ ngữ thông thường, giàu hình ảnh và liên tưởng nghệ thuật.

-Văn bản (3) dùng nhiều từ ngữ chính trị xã hội.

-Các văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ, thuật ngữ thuộc các chuyên ngành khoa học.

-Văn bản đơn từ hoặc giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính.

d.Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản.

-Văn bản (2) có kết cấu của ca dao, sử dụng thể thơ lục bát.

-Văn bản (3) có kết cấu ba phần rõ ràng, mạch lạc.

-Mỗi văn bản trong SGK cũng có kết cấu rõ ràng, chặt chẽ với các phần, các mục,.,.

-Đơn và giấy khai sinh, kết cấu và cách trình bày đều theo mẫu thường được in sẵn chỉ cần điền vào đó các nội dung.

XEM THÊM HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH VÀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (TIẾP THEO) – NGỮ VĂN 10 TẠI ĐÂY XEM THÊM HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ – NGỮ VĂN 10 TẠI ĐÂY Theo chúng tôi

Hướng Dẫn Đọc Hiểu Và Phân Tích Sóng

I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC

Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi công tác vùng biển Diêm Điền. Trước khi Sóng ra đời, Xuân Quỳnh đã phải nếm trải những đổ vỡ trong tình yêu. Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ Xuân Quỳnh. Tác phẩm được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).

– Bài thơ có hai hình tượng là “sóng” và “em” – lúc phân tách, soi chiếu vào nhau, lúc nhập hòa làm một trong cái “tôi” trữ tình duy nhất là Xuân Quỳnh.

II. NỘI DUNG

1. Bố cục và nội dung từng khổ thơ

– Khổ 1:

+ Sóng khát khao thoát khỏi giới hạn chật hẹp (sông) để tìm ra “bể” như người phụ nữ khát khao tìm đến những chân trời đích thực của tình yêu.

– Khổ 2:

+ Từ ngàn, triệu năm qua, con sóng vẫn thế, cũng như từ ngàn, triệu năm qua, tình yêu vẫn là một khát vọng cháy bỏng trong trái tim con người, nhất là tuổi trẻ.

+ Đó cũng là khát vọng cháy bỏng trong trái tim không bao giờ thôi khát khao yêu đương của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

– Khổ 3,4:

+ Không thể truy nguyên nguồn gốc của sóng cũng như tình yêu của con người. Đó mãi mãi là bí ẩn diệu kì, là sức hấp dẫn mời gọi của tình yêu. Không thể cắt nghĩa tình yêu và cũng chẳng nên cắt nghĩa tình yêu, bởi rất có thể khi ta biết yêu vì một lẽ gì thì cũng là lúc tình yêu sẽ ra đi.

+ Người phụ nữ, nhân vật “em” trong bài thơ cũng không thể cắt nghĩa được tình yêu. Một sự bất lực đáng yêu của một trái tim yêu không chỉ đòi hỏi cảm xúc mà còn đòi hỏi nhận thức mãnh liệt.

– Khổ 5:

+ Con sóng, dù ở trạng thái nào (trong lòng sâu, trên mặt nước, ngày hay đêm), đều thao thức một nỗi niềm “nhớ bờ”. Nỗi nhớ choán cả không gian, thời gian.

+ Tình yêu của người phụ nữ trong bài thơ cũng vậy. Hạt nhân của nó là nỗi nhớ, một nỗi nhớ cồn cào, da diết, nỗi nhớ chiếm cả tầng sầu, chiều rộng và trải dài theo thời gian, lúc hiện hữu, khi lắng sâu, lúc ý thức, khi nằm ngoài sự kiểm soát của ý thức.

– Khổ 6, 7:

+ Cũng như sóng chỉ có một hướng đích duy nhất là bờ, em chỉ có phương anh làm điểm đến, bất chấp cuộc đời có nhiều trái ngang.

+ Sự thuỷ chung của sóng với bờ hay cũng chính là sự chung thuỷ của em với anh. Nếu nỗi nhớ làm thành biểu hiện nồng nàn, sôi nổi của tình yêu thì sự thuỷ chung lại là phần đằm sâu trong trái tim người phụ nữ.

– Hai khổ cuối:

+ Sự sống, tình yêu ở thời đại nào cũng luôn hữu hạn trong tương quan với cái vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận của thiên nhiên, vũ trụ. Trước cái vĩnh hằng của tạo hoá, trước dòng chảy vô hồi, vô hạn của cuộc đời, tình yêu của con người mãi mãi chỉ là “bóng câu qua cửa sổ”. Đó là cảm thức về thời gian. Dường như càng yêu mãnh liệt, càng khát khao gắn bó, con người càng hay nghĩ về thời gian! Người phụ nữ đang cháy bỏng khát khao yêu và được yêu trong Sóng cũng không phải là ngoại lệ.

+ Vậy, chỉ có một cách duy nhất để tình yêu trường tồn với thời gian, để trái tim yêu được đập mãi.

Đó là khát vọng được vĩnh cửu hoá tình yêu, được hoà tình yêu của mình vào khối tình chung của nhân loại, như con sóng hoà vào đại dương mênh mông, bất tận.

2. Hình tượng “sóng” và “em”

– Sóng là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hoá thân, phân thần của cái tôi trữ tình – một kiểu đặc biệt của cái tôi trữ tình nhập vai. Hai “nhân vật” trữ tình này (sóng và em) tuy hai mà một, có lúc phân đôi ra để soi chiếu vào nhau, làm nổi bật sự tương đồng, có lúc lại hoà nhập vào nhau để tạo nên sự âm vang, cộng hưởng. Hai hình tượng này đan cài, quấn quýt với nhau như hình với bóng, song song tồn tại từ đầu đến cuối bài thơ, soi sáng, bổ sung cho nhau nhằm diễn tả một cách mãnh liệt hơn, sâu sắc và thấm thìa hơn khát vọng tình yêu đang cuồn cuộn trào dâng trong trái tim nữ thi sĩ.

– Hình tượng “sóng” là một tìm tòi nghệ thuật độc đáo của Xuân Quỳnh. Hình tượng sóng trước hết được gợi ra từ âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng của bài thơ. Đó là nhịp của những con sóng trên biển cả, liên tiếp, triền miên, vô hổi vô hạn. Thể thơ năm chữ không ngắt nhịp liên tiếp đã tạo nên nhịp điệu của những con sóng biển lúc dạt dào sôi nổi, khi sâu lắng chạy dài suốt bài thơ.

+ Âm điệu chung của cả bài thơ không phải chỉ là âm điệu nguyên con sóng. Nó còn là âm điệu của một nỗi lòng đang tràn ngập khao khát tình yêu vô hạn, đang rung lên đồng điệu, hòa hợp với sóng biển, hòa hợp tới nỗi không còn biết đâu là nhịp điệu của sóng biển, đâu là nhịp điệu của thi sĩ nữa. Xuân Quỳnh đã mượn hình tượng sóng để thể hiện nhịp điệu tâm hồn mình đang bùng cháy một tình yêu mãnh liệt, không chịu yên định mà đầy biến động, khao khát.

+ Qua hình tượng “sóng”, Xuân Quỳnh đã diễn tả vừa cụ thể vừa sinh động những trạng thái, cảm xúc, những cung bậc tình cảm khác nhau trong trái tim của người phụ nữ đang rạo rực yêu đương. Mỗi trạng thái tầm hồn cụ thể của người phụ nữ đang yêu đều có thể tìm thấy sự tương đồng của nó với một khía cạnh, một đặc tính nào đó của sóng.

+ Xuân Quỳnh đã diễn tả thật cụ thể trạng thái khác thường, vừa phong phú vừa phức tạp trong một trái tim đang cồn cào, khao khát tình yêu.

+ Cũng như sóng, trái tim người con gái đang yêu không chịu chấp nhận sự tầm thường, nhỏ hẹp, luôn vươn tới cái lớn lao có thể đồng cảm, đồng điệu với mình: “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bế’ – một nét mới mẻ trong quan niệm vể tình yêu. Người con gái khao khát yêu đương nhưng không còn nhẫn nhục cam chịu nữa. Nếu “sông không hiểu nổi mình” thì sóng nhất quyết từ bỏ nơi chật hẹp ấy để “tìm ra tận bể’, đến với cái cao rộng bao dung. Thật là minh bạch và cũng thật là quyết liệt.

+ Nỗi khát vọng tình yêu xôn xao, rạo rực trong trái tim con người trong quan niệm của Xuân Quỳnh, là khát vọng muôn đời của nhân loại mà mãnh liệt nhất là của tuổi trẻ. Nó cũng như sóng, mãi mãi trường tồn, vĩnh hằng với thời gian. Từ ngàn xưa, con người đã đến với tình yêu và mãi mãi cứ đến với tình yêu.

+ Khi tình yêu đến như một tâm lí tự nhiên và thường tình, người ta luôn có nhu cầu tự tìm hiểu và phân tích. Nhưng tình yêu là một hiện tượng tâm lí khác thường, đầy bí ẩn không thể giải thích bằng lí lẽ thông thường.

+ Tình yêu cũng giống như sóng biển, như gió trời, làm sao có thể lí giải được. Mặc dù đã ra đến tận bể rồi ấy vậy mà sóng vẫn chưa hiểu nổi mình. Cũng như sóng, em đã hòa nhập vào biển lớn của tình yêu anh mà em nào đã hiểu được:

+ Tình yêu cũng gắn liền với nỗi nhớ khi xa cách. Nỗi nhớ của một trái tim đang yêu được Xuân Quỳnh diễn tả thật mãnh liệt. Một nỗi nhớ thường trực cả khi thức, khi ngủ, bao trùm lên cả không gian và thời gian. Một nỗi nhớ cồn cào, da diết, không khi nào yên, không thể nào nguôi. Nó cuồn cuộn, dào dạt như những đợt sóng biển triền miên. Nhịp thơ trong suốt bài thơ là nhịp sóng, nhưng rõ nhất, dào dạt, hăm hở, náo nức nhất, mãnh liệt nhất là ở đoạn thơ này:

+ Hình tượng song hành của sóng và em bổ sung, đắp đổi cho nhau nhằm diễn tả sâu sắc hơn, ám ảnh hơn tình yêu và nỗi nhớ cùng với lòng thủy chung vô hạn của một trái tim đang rạo rực yêu thương. Nỗi nhớ được diễn tả qua hình tượng con sóng nhớ bờ “ngày đêm không ngủ được” vẫn chưa đủ, chưa thỏa, lại được thể hiện một lẩn nữa qua nỗi nhớ trực tiếp của nhà thơ:

Nỗi nhớ tràn đầy lòng yêu của nữ thi sĩ. Nỗi nhớ thường trực trong mọi không gian và thời gian, không chỉ tổn tại trong ý thức mà còn len lỏi trong tiềm thức, xâm nhập vào cả trong giấc mơ. Những đòi hỏi, khao khát yêu đương của người con gái được bộc lộ thật mãnh liệt nhưng cũng thật giản dị. Tình yêu của người con gái thiết tha, mãnh liệt, trong sáng, giản dị, thủy chung, duy nhất.

+ Qua hình tượng “sóng” và “em”, Xuân Quỳnh đã nói lên thật chân thành, táo bạo, không hề giấu giếm khát vọng tình yêu sôi nổi, mãnh liệt của mình – một người phụ nữ, đây là điểu thật hiếm thấy trong văn học Việt Nam.

III. NGHỆ THUẬT

– Âm điệu của bài thơ Sóng là ầm điệu của những con sóng ngoài biển khơi, lúc ào ạt, dữ dội, khi nhẹ nhàng, khoan thai. Âm điệu đó được tạo nên bởi thể ngũ ngôn với những câu thơ được ngắt nhịp, gieo vần, nổi khổ linh hoạt.

– Giọng điệu tha thiết chân thành, ít nhiều có sự phấp phỏng lo âu.

– Xây dựng hình tượng sóng như một ẩn dụ nghệ thuật về tình yêu của người phụ nữ.

– Kết cấu song hành: sóng và em.

IV. CHỦ ĐỀ

Sóng là bài thơ tình đặc sắc. Bài thơ là sự khám phá những khát vọng tình yêu của trái tim người phụ nữ chân thành, giàu khao khát nhưng cũng rất tự nhiên.

HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1 (2 điểm). Nêu hoàn cảnh sáng tác, ầm điệu, nhịp điệu của bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh). Xem mục 1, 2. Câu 2. (5 điểm). Hình tượng sóng và em trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Xem mục 3b. Câu 3. (5 điểm). Phân tích bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh). Xem toàn bộ mục 3, 4.

Hướng Dẫn Đọc Hiểu Văn Bản : Sự Tích Hồ Gươm Ngữ Văn 6

KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1.Tóm tắt truyện

Nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Minh nhưng nhiều lần bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần.

Lê Thận đánh cá ba lần đều bắt được thanh sắt, nhìn kĩ lại dưới mồi lửa mới nhận ra là thanh gươm. Một hôm Lê Lợi đến nhà Lê Thận, thanh gươm sáng rực lên, trên đố có khắc chữ “Thuận Thiên”, nhưng không ai biết đó là báu vật. Một lần bị giặc đuổi, Lê Lợi chạy vào rừng, bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa. Ông đem về tra vào lưỡi ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.

Từ khi có gươm, nghĩa quân chiến thắng liên tiếp, đuổi hết quân xâm lược.

Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng. Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại gươm. Lê Lợi trả gươm. Từ đó hồ mang tên Họ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Việc trả gươm giải thích tên gọi mới của hồ Tả Vọng và nói lên mơ ước được sống trong hoà bình, không phải dùng vũ khí chiến tranh của nhân dân ta.

HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1.Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần vì:

-Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta căm thù chúng đến tận xương tuỷ.

-Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc nhưng thế lực còn yếu nên nhiều lần bị thua.

-Đức Long Quân muốn cho nghĩa quân thắng giặc. 

2.- Lê Lợi không trực tiếp nhận được thanh gươm.

+ Đầu tiên là người đánh cá Lê Thận thả lưới bắt được gươm. Khi Lê Lợi đến nhà Lê Thận thì lưỡi gươm “sáng rực lên”. Trên gươm có hai chữ “Thuận Thiên”. Nhưng không ai biết đó là báu vật.

+ Khi Lê Lợi bị giặc đuổi, thấy “ánh sáng lạ”, ông bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa.

+ Tra lưỡi gươm ở nhà Lê Thận vào chuôi gươm này thì “vừa như in”.

+ Lê Thận nâng gượm lên, dâng cho Lê Lợi.

-Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm có ý nghĩa :

+ Sức mạnh của thanh gươm thần là sức mạnh tập hợp, từ vùng sông nước đến vùng rừng núi, từ miền xuôi đến miền ngược.

+ Mỗi bộ phận của gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì “vừa như in”, thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc của toàn dân tộc.

+ Chữ “Thuận Thiên” trên lưỡi gươm nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, hợp.lòng trời của nghĩa quán Lam Sơn.

3.Sức mạnh của gươm thần thể hiện ở chỗ :

-Từ khi có gươm, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng, quân Minh bạt vía.

-Từ bị động trốn tránh, nghĩa quân chủ động, xông xáo tìm giặc.

-Gươm thần mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, tiêu diệt và đuổi hết bọn xâm lược ra khỏi bờ cõi đất nước.

4*. – Khi đất nước đã thanh bình, Lê Lợi đã lên ngôi vuạ và dời đồ về Thăng Long thì Long Quân đòi lại gươm.

-Cảnh đòi gươm và trả lại gươm diễn ra trên hồ Tả Vọng.

+ Nhà vua ngự thuyền rồng dạo chơi trên hồ, Long Quân sai Rùa Vàng, lên đòi lại gươm.

+ Khi Rùa Vàng nhô lên, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người động đậy. Rùa nổi tiếng người : “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nhà vua trả gươm, Rùa Vàng đóp lấy lặn xuống nước. “Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hổ xanh”.

5.Ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm :

-Truyện giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, nhưng cũng nói lên nguyện vọng của nhân dân ta muốn sống trong hoà bình, hạnh phúc, không phải dùng vũ khí chiến tranh.

6*. Truyền thuyết khác của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng là An Dương Vương (một phần của truyện này là truyện Mị Châu, Trọng Thuỷ).

Hình ảnh Rùa Vàng trong truyền thuyết của Việt Nam tượng trưng cho khí thiêng của sông núi, tình cảm và trí tuệ của nhân dân. Rùa Vàng trong truyện Sự tích Hồ Gươm là sứ giả của Long Quân, thể hiện tình cảm và trí tuệ, khát vọng hoà binh của dân tộc.

Xem lại hướng dẫn đọc hiểu Sơn tinh, Thủy tinh :

Ngữ văn 6 : Bài 3 Sơn tinh,Thủy tinh

Hướng Dẫn Đọc Hiểu Văn Bản Thạch Sanh Ngữ Văn 6

Thạch Sanh sớm mổ côi cả cha lẫn mẹ. Chàng sống lủi thủi trong túp lều cũ dưới gốc đa và gia tài chỉ có lưỡi búa của cha để lại. 

Thấy Thạch Sanh “khoẻ như voi”, Lí Thông gạ kết nghĩa anh em. Thạch Sanh nhận lời đến ở chung với mẹ con Lí Thông.

Trong vùng có một con chằn tinh hung dữ, có phép lạ. Hằng năm dân phải nộp người cho nó ăn thịt. Đến lưọt Lí Thông nộp mình. Hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa Thạch Sanh để chàng trốn đi rồi đem đầu chằn tinh nộp cho vua, và được phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Thạch Sanh bắn nó bị thương và theo dấu máu, chàng biết được chỗ ở của đại bàng. Vua sai Lí Thông tìm công chúa, hứa sẽ gả con và truyền ngôi. Lí Thông nhờ Thạch Sanh giúp rồi lại lừa nhốt chàng dưới hang sâu.

Thạch Sanh giết đại bàng và cứu thái tử con vua Thuỷ Tể bị nhốt trong cũi ở cuối hang rồi xuống chơi thuỷ phủ. Chàng được tặng nhiều vàng bạc nhưng chỉ xin một cây đàn và trở về gốc đa.

Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh để chàng bị bắt hạ ngục. Khi nghe thấy tiếng đàn của Thạch Sanh, công chúa đã khỏi câm. Nghe Thạch Sanh kể lại mọi chuyện, vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông;. Chàng tha cho họ nhưng dọc đường về hai mẹ con bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lấy đàn ra gảy, quân 18 nước xin hàng. Thạch Sanh nấu một niêu cơm thết đãi. Quân sĩ coi thường, nhưng ăn mãi không hết, họ kính phục Thạch Sanh và rút quân về nước.

Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

1.Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh khác thường ở chỗ :

+ Bố mẹ già mới sinh Thạch Sanh.

+ Chàng là Thái tử do Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai.

+ Bà mẹ mang thai trong nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh.

+ Thạch Sanh được thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông.

-Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, nhân dân muốn làm cho nhân vật lí tưởng thêm kì lạ và đẹp đẽ. Nhân vật ra đời và lớn lên khác thường sẽ là người lập được chiến công lớn,

2.- Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã trải qua những thử thách :

+ Đi canh miếu và giết chết chằn tinh ;

+ Xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang ;

+ Bị bắt hạ ngục do hồn chằn tinh, đại bàng báo thù.

-Qua những thử thách đó, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp. Đó là sự chất phác, thật thà, sự khoan dung, đặc biệt là lòng dũng cảm và tài năng (đánh nhau, tiêu diệt được chằn tinh và đại bàng có nhiều phép lạ).

3.Sự đối lập của Thạch Sanh và Lí Thông rất rõ rệt trong truyện :

Thạch Sanh vô tư Lí Thông vụ lợi (Lí Thông thấy Thạch Sanh khoẻ, hắn nghĩ: “Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”).

Thạch Sanh thật thà Lí Thông xảo trá, lừa lọc (Lí Thông lừa bảo đi canh miếu Lí Thông lừa, bảo chằn tinh là do vua nuôi).

Thạch Sanh vị tha Lí Thông độc ác (Lí Thông sai lấp cửa hang).

Đây là sự đối lập giữa thiện và ác, giữa chính nghĩa và gian tà.

4*.- Ý nghĩa chi tiết tiếng đàn :

Tiếng đàn giúp cho Thạch Sanh được giải oan, nhờ tiếng đàn, Thạch Sanh có cơ hội vạch mặt Lí Thông. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí.

Tiếng đàn làm cho quân sĩ mười tám nước chư hầu xin hàng. Nó tượng trưng cho sức mạnh của chính nghĩa.

-Ý nghĩa của chi tiết niêu cơm : Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người cũng không thể ăn hết được. Niêu cơm đãi quân sĩ thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo, yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta.

5.Kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta muốn thể hiện sự công bằng : Những kẻ xấu, kẻ ác dù mưu mô xảo trá đến đâu cũng sẽ bị trừng trị; còn người hiền lành tốt bụng sẽ được sung sướng, hạnh phúc. Đây là cách kết thúc phổ biến của các truyện cổ tích. Ví dụ như truyện Sọ Dừa, Cây bút thần, Cây tre trăm đốt, Tấm Cám,…

-Thạch Sanh bên túp lều dưới gốc đa. Có thể chọn chi tiết.này vì nó thể hiện được hoàn cảnh sống của Thạch Sanh : lủi thủi, mồ côi và đơn độc. Bức tranh này có thể đặt tên : Túp lều Thạch Sanh.

-Thạch Sanh diệt chằn tinh hoặc Thạch Sanh diệt đại bàng. Có thể chọn một trong hai chi tiết này vì nó thể hiện được lòng dũng cảm và trí thông minh của Thạch Sanh. Với các bức tranh này , có thể đặt tên : Dũng sĩ Thạch Sanh.

2.Để có thể kể diễn cảm truyện này, cần kể đúng thứ tự các chi tiết ; đồng thời thể hiện rõ lời kể và ngôi kể.

Thật khó có thể tìm thấy trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam một tác phẩm vừa lớn về đề tài và nội dung, vừa phong phú về loại hình nhân vật và chặt chẽ, hoàn chỉnh về kết cấu nghệ thuật như truyện Thạch Sanh.

ở đây vừa có đấu tranh thiên nhiên chống các loài ác thú (ở trên trời “đại bàng”, ở mặt đất “chằn tinh”, trong hang động “hồ tinh”), vừa có đấu tranh giai cấp trong xã hội (giữa Thạch Sanh và Lí Thông) ; lại có cả đấu tranh dân tộc chống ngoại xâm ( với quân “mười tám nước chư hầu”) và đấu tranh cho tình yêu đôi lứa (giữa Thạch Sanh và công chúa).

Trong truyện cổ tích nói riêng cũng như truyện cổ dân gian nói chung của nước ta, có rất nhiều những nhân vật độc đáo và tiêu biểu về mặt này hay mặt khác cho trí tuệ, tài năng, tâm hồn, phẩm chất của con người Việt Nam trong những địa phương và những thời kì khác nhau của lịch sử dân tộc (Lạc Long Quân, Thánh Gióng, Chử Đổng Tử, Mị Châu, nàng Tô Thị, vợ chàng Trương, cô Tấm…). Nhưng có lẽ không nhân vật nào có nhiều mặt hoạt động rộng lớn, nhiều chiến công, nhiều loại kẻ thù và nhiều tài năng, phẩm chất cao đẹp như Thạch Sanh. Có thể nói, trong những nhân vật chính diện mà truyện cổ tích Việt Nam đã xây dựng nên, Thạch Sanh là con người đẹp nhất, tiêu biểu nhất và hoàn hảo nhất.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Phân Tích Và Đọc Hiểu Văn Bản trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!