Xu Hướng 6/2023 # Hướng Dẫn Soạn Bài Phò Giá Về Kinh Siêu Ngắn # Top 11 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Hướng Dẫn Soạn Bài Phò Giá Về Kinh Siêu Ngắn # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Soạn Bài Phò Giá Về Kinh Siêu Ngắn được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

I.

 

Tìm hiểu chung để soạn bài Phò giá về kinh

1.

   

Tác giả

-Trần Quang Khải (1241-1294) được nhắc đến là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông.

– Ông được lưu truyền sử sách là một võ tướng xuất chúng, được phong Thượng tướng, ông có công lớn trong cả hai cuộc chiến chống Mông – Nguyên (1284-1285; 1287-1288), với hai chiến thắng lớn ở Hàm Tử và Chương Dương mà lịch sử đã lưu danh ông.

Trần Quang Khải (1241-1294)

2.

Tác phẩm

– Bài thơ có tên Phò giá về kinh hay Tụng giá hoàn kinh sư, Giá hoàn kinh sư, Tòng giá hoàn kinh, Tụng giá hoàn kinh sứ.

– Bài thơ Phò giá về kinh được sáng tác khi Trần Quang Khải đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về kinh đô Thăng Long sau chiến thắng vang dội của Chương Dương, Hàm Tử và sự kiện giải phóng kinh đô năm 1285.

-  Phiên âm:

Đoạt sáo Chương Dương độ,

Cầm Hồ Hàm Tử quan.

Thái bình tu trí lực,

Vạn cổ thử giang san.

– Bố cục: chia thành 2 đoạn

+ Hai câu đầu: Thể hiện những chiến công lừng lẫy với hào khí sục sôi

+ Hai câu cuối: Khát vọng tự do, hoà bình, thịnh trị cho đất nước

II.

 

Soạn bài Phò giá về kinh chi tiết

Câu 1 (trang 68 sgk ngữ văn 7 tập 1):

Nhận dạng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt trong bài Tụng giá hoàn kinh sư về số chữ, số câu, cách hiệp vần?

– Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt được thể hiện trong bài:

+ Cả bài thơ có 4 câu

+ Mỗi câu thơ có 5 từ

+ Hiệp vần: Các chữ cuối của câu 2 và 4 hiệp vần với nhau (quan và san)

Câu 2 (trang 68 sgk ngữ văn 7 tập 1):

Tìm ra sự khác nhau về nội dung trong hai câu đầu và hai câu sau của Phò giá về kinh? Nhận xét cách biểu cảm và biểu ý bài thơ.

– Hai câu thơ đầu: Thể hiện tinh thần hào khí trong chiến thắng vang dội đáng tự hào của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên xâm lược.

Chiến thắng vang dội của quân ta trước kẻ thù xâm lăng

     + Hai câu thơ đầu tác giả đã đảo thứ tự thời gian khi đề cập về các chiến thắng tạo nên nét đặc sắc cho hai câu thơ dù ngắn gọn nhưng giàu sức gợi tả. Tác giả đề cập đến chiến thắng vô cùng quan trọng giải phóng kinh thành Thăng Long mà tác giả cũng góp phần công sức của mình vào đó.

     + Hai chiến thắng vang dội có sự tham gia của tác giả: chiến thắng Hàm Tử và chiến thắng Chương Dương.

     + Tác giả dùng động từ mạnh “cầm”, “đoạt” diễn tả tinh thần và sức mạnh hào hùng của dân và quân ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.

– Hai câu thơ sau: Khát vọng muôn đời thái bình, độc lập:

     + Đây như lời động viên để xây dựng và phát triển đất nước vững mạnh hơn trong cảnh thái bình

     + Khẳng định một lần nữa sự thịnh trị, bền vững của đất nước

     + Và hẳn nhiên đó không chỉ là khát vọng của một cá nhân mà là quyết tâm của toàn thể dân tộc.

⇒ Tụng giá hoàn kinh sư mang đến cảm hứng tự hào, hào sảng, đầy kiêu hãnh trước những chiến thắng vang dội, lẫy lừng trước kẻ thù xâm lược. Luôn giữ vững niềm tin và khát vọng về một dân tộc thịnh trị, thái bình. Bài thơ là khúc ca hùng tráng, cao đẹp của cả dân tộc.

Câu 3 (trang 68 sgk ngữ văn 7 tập 1):

Cách biểu ý và biểu cảm bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có giống nhau không?

Bài thơ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt

– Điểm giống nhau:

     + Ta đều cảm nhận được ở hai bài thơ đều cất lên tiếng lòng đầy hào khí của dân tộc, của đất nước

     + Khẳng định tuyệt đối lòng tự tôn, chủ quyền độc lập dân tộc

     + Giọng điệu đanh thép, đầy hào hùng

– Điểm khác nhau:

     + Nam Quốc sơn hà: Tác giả Nguyễn Trãi sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

     + Phò giá về kinh: Tác giả sử dụng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

III.

 

Kết luận soạn bài Phò giá về kinh

1. Giá trị nội dung

-  Khí thế hào hùng chiến thắng, niềm tự hào dân tộc thời Trần

-  Thể hiện niềm khát vọng về một đất nước thịnh trị, thái bình

–  Sự sáng suốt, tinh anh của vị lãnh đạo cầm quân lo việc nước, việc dân

3. Giá trị nghệ thuật

-  Cách diễn đạt cô đọng, ngắn gọn, súc tích, chất chứa cảm xúc vào trong ý tưởng

–  Giọng điệu hân hoan, sảng khoái,  tự hào

-  Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc

Soạn Bài Phò Giá Về Kinh (Tụng Giá Hoàn Kinh Sư)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 68 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

* Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt

* Gieo vần bằng trắc.

* Số câu, số chữ: gồm có 4 câu, mỗi câu 5 chữ.

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 68 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

– Hai câu thơ đầu là nhắc lại hai chiến thắng vang dội của quân và dân ta đời Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. Lời thơ ngắn gọn, ý dồn nén, súc tích. Mỗi trận thắng chỉ nêu một chiến công nổi bật: Trận Chương Dương thu được nhiều vũ khí của giặc, trận Hàm Tử bắt được nhiều tù binh.

– Hai câu sau: tỏ lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước.

– Nhận xét cách biểu và biểu cảm của bài thơ: Cách nói giản dị, cô đúc của bà thơ đã nói lên đúng cái không khí sục sôi chiến thắng và cái khát vọng thái bình của nhân dân ta thời đại nhà Trần.

Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 68 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Cách biểu ý và biểu cảm của bài “Phò giá về kinh” và bài “Sông núi nước Nam” giống nhau:

– Về nội dung: cả hai bài đều thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm.

– Về hình thức: cả hai bài đều ngắn gọn, súc tích và cô đúc. Cảm xúc hòa trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.

Luyện tập

Cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ này có tác dụng trong thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta thời đại nhà Trần:

– Bằng cách nói giản dị và súc tích, tác giả đã cho ta thấy được 2 vấn đề quan trọng của đất nước: thành quả thời kì chiến tranh và khi đất nước trở lại thái bình.

– Bài thơ đã thể hiện được hào khí Đông A (nhà Trần): đây là một trong những đặc điểm tinh thần nổi bật của quân dân, tướng sĩ Đại Việt đầu đời Trần – đó là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và khí thế quyết tâm mãnh liệt của nhân dân ta.

Bố cục Bố cục: 2 đoạn

– Đoạn 1 (Hai câu đầu): Hào khí chiến thắng.

– Đoạn 2 (Hai câu cuối): Khát vọng hòa bình.

ND chính

Bài thơ ra đời trong không khí hào hùng, ngây ngất men say của vinh quang chiến thắng. Thể hiện sự sáng suốt của vị cầm quân lo việc lớn và khát vọng đất nước thái bình thịnh trị.

chúng tôi

Soạn Bài Lớp 7: Phò Giá Về Kinh

Soạn bài lớp 7: Phò giá về kinh

Soạn bài: Phò giá về kinh

(Tụng giá hoàn kinh sư)

Trần Quang Khải I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1. Tác giả

Trần Quang Khải (1241 – 1294) là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông. Ông là vị tướng văn võ song toàn, từng có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên (1281 – 1285; 1287 – 1288), được phong Thượng tướng. Sau chiến thắng vang dội ở Chương Dương, Hàm Tử, giải phóng kinh đô năm 1285, ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về kinh. Khi đó, ông đã tức cảnh làm bài thơ này.

2. Thể loại

(Xem bài Nam quốc sơn hà)

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Nhận dạng thể thơ của bài Tụng giá hoàn kinh sư về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.

Gợi ý: Kiểm tra xem bài thơ (phần phiên âm) gồm mấy câu, mỗi câu gồm bao nhiêu chữ? Vần trong các từ cuối của các câu 2, 4 có gì giống nhau?

2. Cũng như bài Sông núi nước Nam, bài Phò giá về kinh thiên về biểu ý:

Hai câu đầu nêu rất vắn tắt chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc chiến tranh chống quân Mông – Nguyên xâm lược.

Hai câu sau là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình, đồng thời khẳng định sự bền vững muôn đời của đất nước.

3. Tuy cách nhau đến hai thế kỉ nhưng hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh có nhiều điểm tương đồng:

Về nội dung: cả hai bài đều thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Về hình thức: cả hai bài đều ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm. Cảm xúc hoà trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Cách đọc

Đọc cả bài thơ theo nhịp 2/3. Hai câu đầu đọc bằng giọng mạnh mẽ, dứt khoát, thể hiện được không khí chiến thắng hào hùng. Hai câu sau hạ thấp giọng, đọc chậm lại, thể hiện những suy tư của tác giả về việc bảo vệ và gìn giữ nền thái bình muôn thuở.

2. Cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ này đã nói lên đúng cái không khí sục sôi chiến thắng và cái khát vọng thái bình của nhân dân ta thời đại nhà Trần. Những dòng thơ chắc khoẻ tràn đầy khí thế cũng là bầu nhiệt huyết sục sôi mong được cống hiến hết mình cho đất nước của nhà thơ nói riêng và của mỗi người trong thời đại ấy nói chung.

Theo chúng tôi

Soạn Bài Mưa (Siêu Ngắn)

Soạn bài Mưa

Bố cục

– Phần 1 (từ đầu bài thơ đến ngọn mùng tơi nhảy múa) : Diễn tả khung cảnh thiên nhiên trước khi trời đổ cơn mưa.

– Phần 2 (tiếp theo cho đến hết bài thơ): Diễn tả những hình ảnh khi trời đang mưa

I. Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 80 Ngữ Văn 6 Tập 2):

– Bài văn tả cơn mưa ở vùng nông thôn Bắc Bộ vào mùa hè

– Bố cục: (như trên)

Câu 2 (trang 80 Ngữ Văn 6 Tập 2):

– Nhận xét

+ thể thơ tự do

+ cách ngắt nhịp, gieo vần: chủ yếu là dòng hai tiếng có một số dòng 1 hoặc 4 tiếng

– Tác dụng : tạo nên tiết tấu nhanh nhiều biến đổi liên tục của những sự vật trong cơn mưa rào

Câu 3 (trang 80 Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Hình dáng trạng thái hoạt động của mỗi loài vật qua những tính từ động từ miêu tả:

– Lúc sắp mưa:

+ mối bay ra

+ gà con rối rít tìm nơi trốn

+ ông trời mặc áo giáp đen ra trận

+ mía múa gươm

+ kiến hành quân

+ lá khô

+ cỏ gà rung tai nghe

+ bụi tre tần ngần gỡ tóc

+ bưởi đu đưa bế lũ con

+ chớp rạch ngang trời

+ sấm ghé xuống sân khanh khách cười

+ cây dừa sải tay bơi

+ mùng tơi nhảy múa

– Trong cơn mưa

+ cóc nhảy chồm chồm

+ chó sửa

+ cây lá hả hê

+ bố đi cày về

→ tác dụng : biến trận mưa trở nên sinh động gần gũi với đủ kiểu tính cách

b. Các trường hợp dùng phép nhân hóa

+ gà con rối rít tìm nơi trốn

+ ông trời mặc áo giáp đen ra trận

+ mía múa gươm

+ kiến hành quân

+ cỏ gà rung tai nghe

+ bụi tre tần ngần gỡ tóc

+ bưởi đu đưa bế lũ con

+ sấm ghé xuống sân khanh khách cười

+ cây dừa sải tay bơi

+ mùng tơi nhảy múa

+ cây lá hả hê

→ tác dụng khiến cơn mưa rào làng quê sinh động gần gũi

Câu 4 (trang 80 Ngữ Văn 6 Tập 2):

– Hình ảnh con người là người đi cày- người lao động bình dị xuất hiên như biểu tượng đứng ngang tầm vóc đất trời vũ trụ

Luyện tập

Đoạn văn tham khảo

Hôm nay một cơn mưa rào đã đổ xuống quê em. Không biết từ đâu những đám mây đen ùn ùn kéo đến. Cây cối nghiêng ngả trong gió lớn. Cát bụi bay mịt mù. Những chú chim nháo nhác tìm nơi trú ngụ. Tất cả mọi người đều nhanh chóng rảo bước về nhà. Rồi mưa đến chỉ trong phút chốc mưa đã trắng xóa cả sân nhà. Những hạt mưa lao xuống như những mũi tên thủy tinh. Anh mèo mướp lười nhác rời chỗ nằm ở hiên vào trong nhà. Sau một hồi vui chơi mưa tạnh hẳn. Cuộc sống nhộn nhịp lại diễn ra như mọi ngày.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 6 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 6 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 6 hơn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Soạn Bài Phò Giá Về Kinh Siêu Ngắn trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!