Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Soạn Văn Lớp 7 Bài Mẹ Tôi Ngắn Nhất được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):Đây là bức thư người bố gửi cho con nhưng tác giả lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi” vì nội dung chủ yếu của tác phẩm là viết về người mẹ, mục đích của bức thư là nhắc nhở, giáo dục con cần lễ độ và kính yêu mẹ.
Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Thái độ của người bố với En-ri-cô: Buồn bã, giận dữ và nghiêm khắc. Thể hiện qua giọng văn, câu từ, hình ảnh (thà rằng bố không có con, bố không nén được cơn tức giận, …). Lí do là bởi En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm.
Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Người mẹ của En-ri-cô: Thương con sâu sắc, mãnh liệt; giàu đức hi sinh, hết lòng tận tụy vì con; dịu dàn và hiền hậu: Mẹ phải thức suốt đêm … nghĩ rằng có thể mất con; sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc … để cứu sống con ; …
Câu 4 (trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Lí do khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng”: a, c, d, e và còn bởi En-ri-cô là một cậu bé ngoan biết hối lỗi, vì sự kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả.
Câu 5* (trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư bởi vì: Bày tỏ được thái độ nghiêm khắc, tình phụ tử sâu sắc, lại là một cách giáo dục kín đáo tinh tế mà không làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng của En-ri-cô.
Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Có thể chọn đoạn văn sau để học thuộc lòng:
“Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên nó.”
Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Kể lại sự việc em lỡ gây ra làm bố, mẹ buồn phiền:
– Hoàn cảnh mắc lỗi.
– Quá trình, diễn biến của sự việc.
– Sự ăn năn của em.
– Thái độ của bố, mẹ.
– Hành động em làm để sửa chữa lỗi lầm.
Hướng Dẫn Soạn Văn Lớp 7 Bài Từ Ghép Ngắn Nhất
Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
– Các tiếng chính: Bà, thơm.
– Các tiếng phụ: Ngoại, phức.
Nhận xét: Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau; tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Các tiếng trong hai từ ghép “quần áo”, “trầm bổng” không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Hai tiếng bình đẳng với nhau, ghép lại tạo thành từ.
Trả lời Soạn văn bài Nghĩa của từ ghép phần câu hỏi
Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
– Nghĩa của từ “bà ngoại” (mẹ của mẹ mình) hẹp hơn, cụ thể hơn so với nghĩa của từ “bà” (mẹ của bố hoặc mẹ, hoặc là người lớn tuổi) nói chung.
– Nghĩa của từ “thơm phức” (mùi thơm mạnh, hấp dẫn) hẹp hơn nghĩa của từ “thơm” (một loại mùi dễ chịu).
Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
– “quần áo” chỉ trang phục nói chung; còn “quần”, “áo” chỉ riêng trang phục cho thân trên và thân dưới cơ thể, có nghĩa hẹp hơn “quần áo”.
– “trầm bổng” chỉ âm thanh lúc lên xuống kết hợp; “trầm”, “bổng” nói về âm thanh thấp và cao riêng biệt, có nghĩa hẹp hơn từ “trầm bổng”
Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Từ ghép chính phụlâu đơi, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ
Từ ghép đẳng lậpsuy nghĩ, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi, chài lưới
Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Điền tiếng tạo từ ghép chính phụ:
bút chì, thước kẻ, mưa rào, làm ruộng, ăn cơm, trắng xóa, vui mắt, nhát gan.
Câu 3 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Tạo từ ghép đẳng lập:
– Núi: Núi sông, núi non, núi rừng,…
– Ham: Ham thích, ham muốn, …
– Xinh: Xinh đẹp, xinh tươi,…
-Mặt: Mặt mũi, mặt mày,…
– Học: Học hỏi, học hành,…
– Tươi: Tươi vui, tươi trẻ, tươi cười,…
Câu 4 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
– Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở vì “sách”, “vở” là danh từ đếm được chỉ sự vật cụ thể.
– Không thể nói một cuốn sách vở vì “sách vở” là từ ghép đẳng lập mang nghĩa khái quát, không đếm được.
Câu 5 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
a. Không. Vì có những loại hoa hồng bạch (hoa hồng màu trắng) vẫn gọi là hoa hồng. Ở đây hoa hồng chỉ một loài hoa.
b. Đúng. Vì áo dài ở đây có ý nghĩa là một loại áo có tà dài quá đầu gối.
c. Không. Vì cà chua là một loại quả chứ không phải đặt tên theo mùi vị.
d. Không. Vì cá vàng là một loài cá cảnh khác với các loài cá khác, có những con cá màu vàng nhưng lại không phải cá vàng (cá chép vàng).
Câu 6 (trang 16 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Các từ ghép với các tiếng tạo nên chúng có nghĩa rất khác nhau:
– Từ ghép chính phụ: Mát tay (những người dễ đạt được kết quả tốt), nóng lòng (tâm trạng bồn chồn, lo lắng). Các tiếng mát, nóng nói về cảm giác; tay, lòng là hai danh từ ý nói bộ phận cơ thể.
– Từ ghép đẳng lập: Gang thép (tính cách cứng cỏi, vững vàng) khác với gang, thép (hợp kim của các-bon, là kim loại). Tay chân (người bề dưới đắc lực, thân tín) khác với tay, chân (bộ phận cơ thể).
Hướng Dẫn Soạn Văn Lớp 7 Bài Bài Ca Côn Sơn Ngắn Nhất
Hướng dẫn soạn văn lớp 7 bài Bài ca Côn Sơn ngắn nhất Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bài thơ viết theo thể lục bát: Tối thiểu có một cặp câu 6 (lục)-8(bát). Cách hiệp vần: Tiếng cuối của câu sáu vần với tiếng thứ sáu của câu tám, tiếng cuối của câu tám lại vần với tiếng cuối của câu sáu.
Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Đoạn thơ có năm từ ta:
a. Nhân vật ta là nhà thơ.
b. Hình ảnh và tâm hồn nhân vật ta: Người yêu và hòa hợp với thiên nhiên, một thi sĩ có tâm hồn phóng khoáng, nhân cách thanh cao.
c. Cách ví von cho thấy tâm hồn yêu thiên nhiên của nhân vật ta. Đồng thời thể hiện sự tinh tế, óc tưởng tượng của người thi sĩ.
Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Cảnh tượng Côn Sơn rất đẹp tựa tranh, nên thơ, khoáng đạt, êm đềm, thanh tĩnh qua các chi tiết “suối chảy rì rầm”, “đá rêu phơi”, “thông mọc như nêm”, “trúc bóng râm”, đặc biệt là có người thi sĩ “ngâm thơ nhàn”.
Câu 4* (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hình ảnh ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của trúc bóng râm cũng chính là chân dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn. Hình ảnh của những bậc thánh nhân quân tử thường thấy trong thơ văn xưa, an nhàn hòa hợp với thiên nhiên, như người tiên cõi phàm trần.
Câu 5 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
– Hiện tượng điệp nhiều lần điệp từ trong đoạn thơ: Côn Sơn – 2 lần, ta – 5 lần, như – 3 lần, có – 2 lần.
– Tác dụng điệp từ với việc tạo nên giọng điệu đoạn thơ: Nổi bật nhân vật và vẻ đẹp thiên nhiên, tạo giọng điệu êm ái, du dương và uyển chuyển cho câu thơ.
Trả lời Bài ca Côn Sơn phần luyện tập
Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
– Giống: Xuất phát và thể hiện tình yêu thiên nhiên, sử dụng biện pháp so sánh.
– Khác: Nguyễn Trãi so sánh với tiếng đàn, Hồ Chí Minh so sánh với tiếng hát.
Hướng Dẫn Soạn Văn Lớp 7 Bài Bố Cục Trong Văn Bản Ngắn Nhất
1. Bố cục của văn bản
a. Những nội dung trong đơn cần được sắp xếp theo trật tự. Không thể tùy thích ghi mà phải theo thứ tự.
b. Khi xây dựng văn bản cần quan tâm đến bố cục vì việc xây dựng bố cục thể hiện sự rành mạch, rõ ràng trong suy nghĩ, trong cách sắp xếp của người viết, giúp tạo hiệu quả trong giao tiếp.
2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản
a. Hai câu chuyện đã cho chưa có bố cục.
b. Sự bất hợp lí trong cách kể: Nội dung của câu chuyện không theo một trình tự nào cả, thiếu mạch lạc. Ở VB (1), khi đang kể việc ếch đã lên bờ, lại kể sang chuyện ếch sống trong giếng, rồi lại kể chuyện ếch ra ngoài giếng,… Ở VB (2), lí do khoe được áo lại được kể sau, cách kể không được hấp dẫn.
c. Bố cục hai câu chuyện nên được sắp xếp:
– VB (1): Ếch sống trong giếng → thấy trời bé tí → oai với bọn cua ốc → trời mưa, ra ngoài → quen thói nhâng nháo → bị trâu giẫm bẹp.
– VB (2): Ở đoạn 2, nói về lí do trước khi về sự việc khoe được áo mới.
3. Các phần của bố cục
a. Nhiệm vụ các phần:
Mở Bài
Giới thiệu cảnh được miêu tả
Giới thiệu chung về sự việc
Thân Bài
tả chi tiết cảnh vật, đối tượng
kể diễn biến sự việc
Kết Bài
thường nêu cảm nghĩ
kể lại kết cục sự việc
b. Nên phân biệt nhiệm vụ của mỗi phần. Vì chúng giúp tạo sự rành mạch, rõ ràng, tránh được lộn xộn.
d. Không thể đồng ý với ý kiến của bạn đó. Vì mỗi phần có chức năng và nhiệm vụ riêng, đều quan trọng như nhau.
Trả lời Bố cục trong văn bản phần luyện tập
Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Những ví dụ:
– Câu chuyện Lợn cưới áo mới và Ếch ngồi đáy giếng được dẫn phần I.
– Trong thực tể: Kể chuyện em đi học muộn:
+ Đoạn văn chưa có bố cục rõ ràng: “Em đi học bằng xe đạp. Mọi người đi sát nhau, em vô tình bị ngã. Ngày hôm qua em đã đến trường muộn. Đường thì rất đông, xe cộ nhiều. Vì thế em bị muộn học.”
→ Đoạn văn đã sửa lại: “Ngày hôm qua em đã đến trường muộn. Đường thì rất đông, xe cộ nhiều. Em đi học bằng xe đạp. Mọi người đi sát nhau, em vô tình bị ngã. Vì thế em bị muộn học.”
Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bố cục của truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”:
– Mở bài: Cảnh hai anh em chia đồ chơi (hiện tại)
– Thân bài: Trở lại quá khứ – chia tay lớp học.
– Kết bài: Hai anh em chia tay nhau (hiện tại)
* Bố cục này khá rành mạch và hợp lí. Một cách khác, có thể kể theo trình tự thời gian quá khứ đến hiện tại,…
Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bố cục khá rành mạch, nhưng chưa hoàn toàn hợp lí. Ở Mở bài, nên thêm phần giới thiệu họ tên, đề tài báo cáo sau lời chào. Thân bài nên bỏ phần (4). Kết bài nên trình bày khái quát những nội dung vừa nói và gợi mở định hướng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Soạn Văn Lớp 7 Bài Mẹ Tôi Ngắn Nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!