Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Về Việc Tổ Chức Trưởng Thành Đoàn Cho Đoàn Viên được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Căn cứ Điều 4 chương 1 Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hướng dẫn số 27-HD/TWĐTN ngày 23/10/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về thực hiện Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; BTV Đoàn trường Đại học Công nghệ Thông tin xây dựng hướng dẫn tổ chức trưởng thành đoàn cho đoàn viên các chi đoàn như sau:
Mục đích: Công nhận trưởng thành Đoàn là việc tổ chức Đoàn trân trọng ghi nhận những đóng góp của đoàn viên cho Đoàn, công nhận quá trình rèn luyện và trưởng thành của đoàn viên.
Yêu cầu:
– Đoàn viên quá 30 tuổi, chi đoàn làm lễ trưởng thành Đoàn; nếu có nguyện vọng tiếp tục sinh hoạt Đoàn, chi đoàn đề nghị BCH Đoàn trường xem xét quyết định, nhưng không quá 35 tuổi.
– Đoàn viên quá 30 tuổi nếu được bầu cử vào cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn hoặc làm công tác chuyên trách thì tiếp tục hoạt động trong tổ chức Đoàn.
– Lễ trưởng thành cho đoàn viên được tiến hành vào các dịp kỷ niệm ngày: 26/3, 19/5, 2/9, 22/12… hàng năm. Hoặc trong những hoạt động, sinh hoạt truyền thống của Đoàn.
– Lễ trưởng thành Đoàn được tổ chức ở chi đoàn.
Mẫu:
1. Công văn đề nghị QĐ trưởng thành Đoàn
2. Mẫu đơn xin trưởng thành Đoàn
Share
0
Share
Hướng Dẫn Giải Quyết Việc Khôi Phục Đoàn Tịch Cho Đoàn Viên
Giải quyết việc khôi phục đoàn tịch cho các trường hợp thất lạc hồ sơ đoàn viên:Các cơ sở Đoàn (theo phân cấp quản lý hồ sơ đoàn viên) tiến hành rà soát hồ sơ đoàn viên, lập danh sách và phân loại hồ sơ không đầy đủ.
1.Trường hợp mất thẻ đoàn viên: tiến hành cấp lại thẻ theo các bước quy định tại phần II của Hướng dẫn này.
2.Trường hợp mất Nghị quyết kết nạp đoàn (tuy nhiên vẫn còn sổ Đoàn viên): tiến hành cấp lại theo các bước như sau:
– Ban Chấp hành Chi đoàn lập danh sách những đoàn viên mất Nghị quyết kết nạp đoàn nhưng còn sổ đoàn viên báo cáo và đề nghị Ban Chấp hành Đoàn cơ sở trực tiếp cấp lại Nghị quyết kết nạp đoàn viên.
– Căn cứ thông tin trong sổ đoàn viên, Ban Chấp hành Đoàn cơ sở tiến hành cấp lại Nghị quyết cho đoàn viên.Cần ghi lại đầy đủ thông tin theo Nghị quyết cũ, tuy nhiên ở phần ký tên của Ban Chấp hành Đoàn cơ sở ra Nghị quyết, Ban Chấp hành Đoàn cơ sở cấp lại Nghị quyết ghi chú dòng chữ “Nghị quyết được cấp lại ngày….tháng ….năm và ký tên, đóng dấu ở góc trái của Nghị quyết mới.
3. Trường hợp mất sổ đoàn viên, Nghị quyết kết nạp đoàn hoặc toàn bộ hồ sơ đoàn viên (sổ đoàn viên, Nghị quyết kết nạp đoàn, thẻ đoàn viên): tiến hành cấp lại theo các bước như sau:
3.2 Căn cứ vào xác nhận trong bản tường trình và hồ sơ còn lại, tiến hành xử lý:
– Làm lại toàn bộ hồ sơ hoặc bổ túc hồ sơ thiếu đối với đoàn viên không vi phạm kỷ luật, không bỏ sinh hoạt Đoàn theo quy định của Điều lệ, không bị xóa tên khỏi danh sách đoàn viên. Hồ sơ mới được làm lại dựa trên thông tin trước đó của người đoàn viên về ngày kết nạp đoàn, nơi kết nạp đoàn, và toàn bộ quá trình tham gia sinh hoạt đoàn, thành tích của đoàn viên từ khi kết nạp đến thời điểm hiện tại vào sổ đoàn viên mới. Đồng thời Ban Chấp hành Đoàn cơ sở ra quyết định khôi phục hồ sơ đoàn viên (theo mẫu)và xác nhận trong hồ sơ mới của đoàn viên, quy trình cụ thể:
+ Bổ sung đầy đủ thông tin của đoàn viên trong sổ đoàn viên.
+ Đối với Nghị quyết kết nạp đoàn viên: điền đầy đủ thông tin về ngày kết nạp, đơn vị kết nạp…. Ở phía góc trái của mẫu Nghị quyết, Ban Chấp hành Đoàn cơ sở ký xác nhận khôi phục hồ sơ đoàn viên với nội dung sau: khôi phục hồ sơ đoàn viên …………… theo quyết định số…… ngày ….. tháng … năm …… của Ban Chấp hành Đoàn ………….về việc khôi phục hồ sơ đoàn viên
+ Ghi nhận lại toàn bộ quá trình phấn đấu, thành tích của đoàn viên vào phần nhận xét, đánh giá của sổ đoàn viên.
+ Tiếp tục quản lý đoàn viên theo số quyết định khôi phục đoàn viên, , đính kèm quyết định khôi phục vào sổ đoàn viên mới cho đoàn viên
– Tạo điều kiện cho đoàn viên phấn đấu kết nạp lại nếu gián đoạn sinh hoạt Đoàn quá lâu (từ 1 năm trở lên) hoặc không có xác nhận của Đoàn cơ sở trước khi chuyển đến Đoàn cơ sở mới.
Các trường hợp khác: lập danh sách, xin ý kiến Ban Tổ chức Thành Đoàn có hướng giải quyết cụ thể.
Hướng Dẫn Tổ Chức Đại Hội Chi Đoàn
PHẦN CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI1. Chủ tịch đoàn: số lượng 03 đoàn viên (01 bí thư (đương nhiệm) 01 lớp trưởng (hoặc lớp phó), 01 đoàn viên), có nhiệm vụ điều hành đại hội.2. Thư kí đoàn: số lượng 02 đoàn viên có nhiệm vụ chuẩn bị ghi biên bản và ghi nghị quyết đại hội.3. Ban kiểm phiếu: số lượng 03 đoàn viên (01 trưởng ban, 01 phó ban, 01 ủy viên), có nhiệm vụ chuẩn bị biên bản kiểm phiếu, in phiếu bầu cử (sắp xếp danh sách theo A, B, C…) phát phiếu, kiểm phiểu và công bố kết quả bầu cử. Lưu ý: Thành phần Ban kiểm phiếu không được là nhân sự để bầu Ban chấp hành khóa mớiHòm phiếu4. Trang trí: như mẫu
HƯỚNG DẪN ĐIỀU HÀNH ĐẠI HỘI1. PHẦN ĐIỀU HÀNH CỦA BAN TỔ CHỨC (BTC):CT 2 :Lớp trưởng (phó bí thư)…………………………… Kính thưa quý vị đại biểu, thưa toàn thể Đại hội!Đã đến giờ làm lễ chào cờ, xin mời Quý vị đại biểu cùng toàn thể đoàn viên đứng lên chỉnh đốn trang phục để làm lễ chào cờ.Nghiêm! Chào cờ! (cả chi đoàn hát Quốc ca, Đoàn ca)Sau khi hát xong, CT 2 …………………hô thôi. Xin mời quý vị đại biểu và toàn thể Đại hội ngồi xuốngKính thưa quý vị đại biểu, thưa toàn thể Đại hội !Nhằm tổng kết công tác đoàn của chi đoàn trong nhiệm kì 20…-20….. vừa qua và dự thảo phương phướng hoạt động đoàn và phong trào thanh niên, nhiệm kỳ 20…-20…, đồng thời bầu ra BCH có đầy đủ năng lực toàn diện để đưa chi đoàn lớp ……. ngày càng vững mạnh. Được sự thống nhất của Đoàn trường ………………Hôm nay, chi đoàn lớp chúng tôi trọng tổ chức buổi đại hội nhiệm kì 20…..-20….Về dự đại hội của chúng ta hôm nay, tôi xin trân trọng kính giới thiệu có:1. Đồng chí: …………………………………..( Đại biểu Chi bộ nhà trường – nếu đại biểu đến dự)2. Đồng chí: ……………………………………(Đại biểu đoàn trường – nếu đại biểu đến dự) 4.Thầy (Cô)……………………………………….là GVCN lớp….. chúng tôi đoàn bạn :…………………………………………(nếu có)Theo phiên họp thứ nhất của đại hội, ngày …/…../20…, đã thống nhất giới thiệuCHỦ TỊCH ĐOÀN: Đ.chí: …………………………..Đ.chí: …………………………..Đ.chí: …………………………..Nếu đại hội nhất trí xin cho biểu quyết bằng hình thức giơ tay… ………… ( dừng lại quan sát đại hội) xin cảm ơn đại hội. Như vậy 100% đại biểu có mặt tại đại hội đã nhất trí danh sách chủ tịch đoàn mà ban tổ chức đại hội vừa giới thiệu.Cũng theo phiên họp thứ nhất của đại hội, đã giới thiệu 02 đồng chí sau đây vào Ban thư ký của Đại hội.Đ.chí: …………………………Đ.chí: …………………………Nếu đại hội nhất trí xin cho biểu quyết giơ tay. Như vậy 100% đại biểu có mặt tại đại hội đã nhất trí danh sách Ban thư kí đại hội. Xin cảm ơn đại hội. Xin mời 2 thư ký lên làm việc:Đại diện cho chủ tịch đoàn tôi xin thông qua chương trình đại hội.
Thành Lập Tổ Công Đoàn Và Phân Công Nhiệm Vụ Đối Với Tổ Trưởng Công Đoàn
Tổ công đoàn là bộ phận của CĐCS, trong đó tổ trưởng CĐ là những người cùng sinh hoạt, cùng hoạt động hàng ngày với đoàn viên và người lao động trong tổ.
Đây là điều kiện thuận lợi để tổ trưởng công đoàn nắm bắt và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người lao động với Ban Chấp hành CĐCS. Tổ công đoàn không chỉ giúp CĐCS tổ chức hoạt động tốt mà còn góp phần nâng cao vị thế của CĐCS trong doanh nghiệp.
1. Vì sao phải thành lập tổ công đoàn?
Tổ công đoàn là nơi người lao động đang trực tiếp làm việc, vì vậy sẽ rất thuận lợi để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động để phản ánh với ban chấp hành CĐCS.
Ở các doanh nghiệp có đông người lao động, nếu chỉ riêng các ủy viên Ban Chấp hành thì khó có đủ điều kiện để triển khai mọi hoạt động công đoàn và nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người lao động
Sẽ rất thuận lợi trong việc triển khai kịp thời các kế hoạch công tác công đoàn của Ban chấp hành CĐCS đến mọi đoàn viên công đoàn.
Việc tập hợp toàn bộ đoàn viên công đoàn trong doanh nghiệp để tổ chức sinh hoạt, hội họp là rất khó nhất là khi các doanh nghiệp phải tìm mọi cách giảm chi phí sản xuất trong đó có sắp xếp lại lao động một cách chặt chẽ. Vì vậy, việc tập hợp đoàn viên theo tổ và gắn liện với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi trong tổ chức triển khai các hoạt động công đoàn.
Tổ trưởng công đoàn là người thường xuyên theo dõi việc chấp hành nội quy, quy chế của doanh nghiệp, việc thực hiện nội quy an toàn lao động tại tổ và là người trực tiếp nhất để vận động người lao động trong tổ tham gia hoạt động công đoàn.
2. Điều kiện thành lập tổ công đoàn
Ban chấp hành CĐCS căn cứ vào tình hình sản xuất, số lượng đoàn viên, người lao động trong doanh nghiệp và từng bộ phận/tổ/đội/chuyền sản xuất… để quyết định việc thành lập các tổ công đoàn. Thực tế hoạt động cho thấy, tổ công đoàn là cần thiết phải được thành lập ở tất cả các CĐCS, trừ trường hợp đặc biệt hoặc doanh nghiệp có quá ít đoàn viên. Việc thành lập các tổ công đoàn không nên quá cứng nhắc về số lượng đoàn viên/tổ; cần hết sức linh hoạt thành lập các tổ công đoàn trên cở sở phân theo tổ. đội, ca, chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Thành lập các tổ công đoàn cần đảm bảo tiêu chí cao nhất là: nâng cao hiệu quả hoạt động CĐCS, để CĐCS hoạt động tốt nhất, sử dụng nguồn lực hợp lývà hiệu quả nhất để hoàn thành nhiệm vụ công đoàn.
Việc lựa chọn tổ trưởng công đoàn phải do đoàn viên quyết định. Việc định hướng để lựa chọn bầu tổ trưởng công đoàn phải căn cứ vào năng lực, sự tín nhiệm của đoàn viên và người lao động trong tổ. Ở nhiều doanh nghiệp, tổ trưởng sản xuất cũng là tổ trưởng công đoàn, điều này có một số thuận lợi nhưng cũng có rất nhiều khó khăn nhất là việc phân định vai hoạt động chuyên môn và công đoàn trong một các nhân.
3. Các bước xem xét, thành lập tổ công đoàn
Bước thứ nhất: Căn cứ vào tình hình tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, số lượng đoàn viên, tính hợp lý…Ban chấp hành CĐCS dự kiến số tổ công đoàn sẽ thành lập.
Bước thứ hai: Nên trao đổi thêm với ban giám đốc về việc thành lập các tổ công đoàn cũng như việc phân công nhiệm vụ, quyền hạn cho tổ trưởng công đoàn.
Bước thứ ba: Ban hành quyết định về việc thành lập các tổ công đoàn và quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ trưởng công đoàn.
Bước thứ tư: Thông báo việc thành lập các tổ công đoàn và bầu tổ trưởng, tổ phó công đoàn (Ban chấp hành CĐCS cử người chủ trì cuộc họp bầu tổ trưởng, tổ phó công đoàn).
Bước thứ năm: Hoàn thành các thủ tục (thông báo cho người lao động trong đơn vị, Lãnh đạo doanh nghiệp, ban chấp hành công đoàn cấp trên) và triển khai hoạt động.
4. Phân công nhiệm vụ đối với tổ trưởng công đoàn
Trong phân công nhiệm vụ, quyền hạn đối với tổ trưởng công đoàn, ban chấp hành CĐCS chỉ nên giao nhiệm vụ vừa sức để tổ trưởng công đoàn hoàn thành được nhiệm vụ và phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình. Chẳng hạn, đối với nhiều tổ trưởng công đoàn, việc tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cho đoàn viên, người lao động sẽ là nặng và khó mà thực hiện tốt.
Ban chấp hàng CĐCS cần linh hoạt khi tổ chức các cuộc họp và chỉ nên triệu tập tổ trưởng công đoàn tham gia hội họp khi thật cần thiết.
Tổ trưởng công đoàn cần được giao các nhiệm vụ trọng tâm là:
– Thường xuyên nhắc nhở đoàn viên, người lao động trong tổ thực hiện tốt nội quy lao động, quy định về an toàn lao động trong khi làm việc.
– Nắm bắt và giải thích kịp thời những thắc mắc của người lao động trong phạm vi hiểu biết của mình và kiến nghị, đề nghị với ban chấp hành CĐCS giải quyết những ý kiến ngoài khả năng, phạm vi của mình.
– Quan tâm phát hiện những đoàn viên trong tổ có hoàn cảnh khó khăn đề nghị ban chấp hành CĐCS kịp thời thăm hỏi, động viên.
– Tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập công đoàn.
– Đề nghị khen thưởng người lao động trong tổ
– Tổ trưởng công đoàn cần dựa vào đoàn viên và người lao động, xây dựng màng lưới với từng đoàn viên, người lao động để sớm phát hiện được những nguy cơ gây mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động tại tổ để cùng với người sử dụng lao động, ban chấp hành CĐCS, cơ quan, tổ chức hữu quan kịp thời giải quyết thỏa đáng.
Chú ý: Bên cạnh việc giao nhiệm vụ, ban chấp hành CĐCS cần lưu ý phải trao những quyền hạn để tổ trưởng công đoàn có đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ban châp hành CĐCS cần dành một khoản kinh phí của CĐCs để trang bị nhưng phương tiện làm việc thiết yếu (sổ tay, bút viết, tài liệu tuyên truyền…) đồng thời có những động viên, khen thưởng kịp thời và có phụ cấp cho tổ trưởng công đoàn.
Hướng Dẫn Tổ Chức Đại Hội Thành Viên
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI THÀNH VIÊN HỢP TÁC XÃ (Đại hội nhiệm kỳ hoặc đại hội thường niên)
1. Hướng dẫn xây dựng một số nội dung trong Đại hội thành viên
1.1. Báo cáo tổng kết sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhiệm kỳ trước, phương hướng, kế hoạch sản xuất, kinh doanh nhiệm kỳ tiếp theo
Nội dung báo cáo gồm 2 phần:
Phần 1: Tổng kết nhiệm kỳ (năm):
Phần 2: Phương hướng, kế hoạch sản xuất, kinh doanh nhiệm kỳ (đây chính là phương án sản xuất, kinh doanh và kế hoạch tài chính trong HTX):
Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội phát triển và thách thức của HTX và trong điều kiện phải chuyển đổi theo Luật HTX 2012.
Xác định và lựa chọn các hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX trong nhiệm kỳ mới. Xác định rõ khối lượng sản phẩm, dịch vụ từng loại; thời gian cung cấp, chất lượng dịch vụ, đơn giá, doanh thu, chi phí từng hoạt động sản xuất, kinh doanh và phân phối thu nhập trong HTX; Phân tích khả năng cạnh tranh của HTX.
Xác định mục tiêu chung và chiến lược phát triển của HTX; cụ thể chỉ tiêu kế hoạch trong năm tới và cả nhiệm kỳ, bao gồm các chỉ tiêu về sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, về vốn, quỹ và thu nhập của cán bộ quản lý và thành viên HTX; tổ chức bộ máy quản lý, điều hành gọn nhẹ, có hiệu quả, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đề ra.
Xây dựng các biện pháp tổ chức thực hiện:
Xây dựng cơ cấu tổ chức, phương thức quản lý các tổ, đội sản xuất, kinh doanh; chức năng, nhiệm vụ, các mối quan hệ của từng tổ, đội; quyền và trách nhiệm của từng tổ, đội.
Thực hiện các liên kết với các cơ quan sự nghiệp, nhà khoa học, các doanh nghiệp, giữa các HTX với nhau, thực hiện việc cung ứng, tiêu thụ thông qua hợp đồng.
Giải pháp về kế hoạch tài chính bao gồm:
Phương án về doanh thu, chi phí, lợi nhuận đối với từng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Phương án trích lập, sử dụng các quỹ.
Đầu tư xây dựng, sửa chữa, mua sắm tài sản cố định phục vụ sản xuất, kinh doanh và kế hoạch thanh lý, nhượng bán tài sản cố định trong vụ, năm (nếu có).
Thu hồi các khoản phải thu và thanh toán các khoản nợ vay phải trả.
Tổng hợp cân đối huy động vốn và sử dụng vốn trong HTX.
Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, điều hành của HTX.
1.2. Báo cáo công khai tài chính, tài sản, vốn, quỹ và quyết toán tài chính năm và nhiệm kỳ
Nội dung báo cáo cần tập trung làm rõ:
1.3. Báo cáo của Ban quản trị, Ban kiển soát
Đây là báo cáo kiểm điểm hoạt động trong năm và cả nhiệm kỳ của Ban quản trị, Ban kiểm soát theo Luật HTX và điều lệ trình Đại hội thành viên. Báo cáo của Ban quản trị, Ban kiểm soát cần tập trung làm rõ các ưu điểm, khuyết điểm về những vấn đề chính sau đây:
: Ban quản trị, Ban kiểm soát từng bộ phận xây dựng báo cáo riêng.
1.4. Dự thảo Điều lệ HTX theo Luật HTX năm 2012
Đây là nội dung quan trọng để đảm bảo HTX hoạt động đúng theo quy định của Luật HTX 2012. Các HTX phải rà soát lại toàn bộ nội dung điều lệ HTX cũ để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định Điều 21 Luật HTX năm 2012.
1.5. Đề án nhân sự Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát (kiểm soát viên).
Căn cứ phương hướng, kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong nhiệm kỳ tiếp theo HTX cần xây dựng đề án nhân sự Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát (kiểm soát viên) phù hợp với quy mô, tính chất, yêu cầu và nội dung nhiệm vụ. Nội dung đề án nhân sự Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát (kiểm soát viên) cần nêu được những vấn đề sau:
Số lượng thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 35, Khoản 2 Điều 39 Luật HTX năm 2012.
Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.
Điều kiện và tiêu chuẩn trở thành thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.
2. Các quy định về số lượng, thành phần đại biểu dự Đại hội
2.1. Số lượng thành viên tham dự Đại hội
Đại hội thành viên được tiến hành khi có ít nhất 75% tổng số thành viên hoặc đại biểu thành viên tham dự.
2.2. Tiêu chuẩn đại biểu thành viên
Đại biểu thành viên phải là thành viên của HTX, chấp hành tốt chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với HTX, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của các thành viên và được các thành viên tín nhiêm, bầu đi dự Đại hội. Đại biểu thành viên có trách nhiệm thông tin đầy đủ về kết quả Đại hội cho tất cả các thành viên mà mình đại diện.
2.4. Quy định về biểu quyết trong Đại hội
Đại biểu chính thức tham dự Đại hội có 01 phiếu biểu quyết. Các phiếu biểu quyết của các đại biểu có giá trị ngang nhau, không phụ thuộc vào số vốn góp hay chức vụ của thành viên.
Việc sửa đổi bổ sung Điều lệ HTX; Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể; Đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng gia trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của HTX chỉ được Đại hội thông qua khi có ít nhất 75% tổng số đại biểu có mặt bỏ phiếu tán thành.
Các vấn đề khác được thông qua khi có 50% số thành viên hoặc đại biểu thành viên có mặt bỏ phiếu tán thành.
3. Trình tự tổ chức Đại hội thành viên (Đại hội nhiệm kỳ, hoặc đại hội thường niên)
Bước 1: Ban quản trị nhiệm kỳ trước chuẩn bị các nội dung của Đại hội thành viên, gồm:
Bước 2: Tổ chức Đại hội thành viên.
Đại hội thành viên có thể được tổ chức 2 phiên: phiên họp trù bị và phiên họp chính thức.
a) Phiên họp trù bị (nếu có) triển khai các nội dung:
Thông báo quy chế về việc tổ chức Đại hội thành viên.
Bầu Đoàn chủ tịch, thư ký và Ban kiểm tra tư cách đại biểu.
Thông qua danh sách Đoàn chủ tịch Đại hội, Ban thư ký, Ban kiểm tra tư cách đại biểu (nếu có) để Đại hội cho ý kiến và biểu quyết.
Ban kiểm tra tư cách đại biểu (nếu có) thực hiện các nhiệm vụ:
Kiểm tra tư cách đại biểu về việc chấp hành nguyên tắc, thủ tục bầu đại biểu ở các cơ sở và tiêu chuẩn đại biểu thành viên dự Đại hội.
Báo cáo về số lượng thành viên đăng ký HTX, báo cáo số lượng, chất lượng đại biểu dự Đại hội và những trường hợp phải xem xét tư cách đại biểu để Đại hội quyết định.
b) Phiên họp chính thức: triển khai các nội dung:
Tuyên bố lý do – Giới thiệu đại biểu
Thông qua chương trình Đại hội.
Giới thiệu, bầu Đoàn chủ tịch, Chủ toạ hội nghị, Bầu Thư ký hội nghị – Ban Kiểm tra tư các đại biểu (nếu có).
Báo cáo tổng kết sản xuất, kinh doanh nhiệm kỳ (năm) trước.
Phương hướng, kế hoạch sản xuất, kinh doanh nhiệm kỳ (năm) tiếp theo.
Báo cáo công khai tài chính HTX năm 20… và nhiệm kỳ.
Báo cáo hoạt động Ban kiểm soát (kiểm soát viên) nhiệm kỳ (năm) trước.
Báo cáo hoạt động Hội đồng quản trị nhiệm kỳ (năm) trước.
Báo cáo dự thảo Điều lệ HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012.
Báo cáo kết quả đánh giá phân loại HTX theo Thông tư 01/2006/TT-BKH nghày 19/01/2006.
Thông qua định mức tiền công, tiền lương cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (kiểm soát viên).
Thông qua dự thảo phân phối thu nhập.
Đại hội biểu quyết từng phần từ 1 đến 9.
Ban quản trị (Hội đồng quản trị), Ban kiểm soát (kiểm soát viên) nhiệm kỳ cũ từ chức.
Thông qua danh sách thành viên mới hoặc thành viên xin ra khỏi HTX.
Bầu mới (hoặc bầu bổ sung) Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát (kiểm soát viên) HTX (nếu có).
Tiến hành công tác bầu cử: gồm có 4 vòng
Vòng 1: Đoàn chủ tịch giới thiệu danh sách bầu Hội đồng quản trị.
Vòng 2: Đoàn chủ tịch giới thiệu danh sách Ban kiểm soát (kiểm soát viên).
Vòng 3: Đoàn chủ tịch giới thiệu danh sách bầu Chủ tịch trong số thành viên Hội đồng quản trị.
Vòng 4: Đoàn chủ tịch giới thiệu danh sách bầu Trưởng Ban kiểm soát trong số uỷ viên Ban kiểm soát (HTX có một kiểm soát viên thì không bầu Trưởng Ban kiểm soát).
Mỗi vòng, Ban bầu cử phát phiếu bầu cho đại biểu thành viên sau đó thu phiếu về, kiểm phiếu và công bố kết quả trúng cử (thông qua biên bản kiểm phiếu).
Hội đồng quản trị, Ban kiển soát (kiểm soát viên) ra mắt, Chủ tịch Hội đồng quản trị phát biểu hứa hẹn.
Ban thư ký trình bày dự thảo Nghị quyết Đại hội và chương trình, kế hoạch hoạt động của HTX trong nhiệm kỳ mới; xin ý kiến Đại hội biểu quyết thông qua.
Ban thư ký Đại hội có nhiệm vụ ghi chép, tổng hợp đầy đủ, trung thực tất cả các ý kiến của các đại biểu dự hội nghị và ý kiến chỉ đạo của đại biểu cấp trên.
Phát biểu ý kiến của đại biểu khách mời.
Ban thư ký thông qua Nghị quyết Đại hội chính thức.
Tuyên bố bế mạc Đại hội
Bước 3: Đăng ký lại HTX, lưu giữ tài liệu của HTX
Trường hợp HTX thay đổi một hoặc một số nội dung về tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề sản xuất, kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật; tên, địa chỉ, người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện thì HTX phải đăng ký với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký HTX nơi HTX đặt trụ sở chính để được cấp giấy chứng nhận đăng ký mới. Bộ hồ sơ gồm:
Giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký của hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ lục số I-7 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT.
Nghị quyết của hội đại hội thành viên hoặc quyết định của hội đồng quản trị về việc thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã.
Trường hợp chỉ thay đổi nội dung điều lệ, số lượng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát hoặc Kiểm soát viên thì HTX thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục I-9 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT đến cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký HTX nơi HTX đặt trụ sở chính.
Kèm theo thông báo là Nghị quyết của Đại hội thành viên hoặc quyết định bằng văn bản của Hội đồng quản trị về việc thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã.
Trường hợp thay đổi điều lệ thì hợp tác xã gửi kèm theo bản điều lệ của hợp tác xã sau khi thay đổi.
Trường hợp thay đổi số lượng thành viên thì hợp tác xã gửi kèm theo bản danh sách thành viên theo mẫu Phụ lục I-3 của Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT sau khi thay đổi.
Trường hợp thay đổi thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát/Kiểm soát viên của HTX thì HTX gửi kèm theo bản danh sách thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát/kiểm soát viên theo mẫu Phụ lục I-4 của Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT sau khi thay đổi.
– HTX thực hiện chế độ lưu giữ tài liệu theo quy định tại Điều 10 Luật HTX 2012.
Nhận định, phân tích các thuận lợi, khó khăn của HTX trong thời gian tới.
Xác định rõ các chỉ tiêu kế hoạch năm/nhiệm kỳ, bao gồm: các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tài sản, vốn, quỹ và thu nhập của HTX, cán bộ quản lý và thành viên.
Xác định, lựa chọn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong năm/nhiệm kỳ tới. Xác định khối lượng dịch vụ từng loại; thời gian cung cấp, chất lượng dịch vụ, đơn giá, doanh thu, chi phí, lợi nhuận từng hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phân phối thu nhập trong HTX.
2. Báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị đánh giá kết quả hoạt động trong năm/nhiệm kỳ, bao gồm: công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổ chức các cuộc họp của Hội đồng quản trị; chuẩn bị các báo cáo tại Đại hội thành viên…
Đánh giá kết quả thực hiện việc cung ứng, tiêu thụ, sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho thành viên, khách hàng không phải thành viên.
Nêu rõ những hạn chế, yếu kém của HTX trong tổ chức điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phân tích, làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, các bài học kinh nghiệm.
3. Báo cáo hoạt động của Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên
▼ Báo cáo công tác của Ban kiểm soát 4. Báo cáo công khai tài chính, tài sản, vốn quỹ và quyết toán tài chính năm/nhiệm kỳ
Tổng thu, tổng chi và chi tiết các nguồn thu, chi cụ thể ở từng ngành nghề, từng loại sản phẩm, dịch vụ.
Chi tiết các khoản sử dụng quỹ của HTX; các khoản thu chi, quyết toán xây dựng cơ bản.
Chi tiết các khoản công nợ của HTX: nợ cũ, nợ mới phát sinh, nợ quá hạn, nợ đến hạn, nợ khó đòi.
Thực trạng tài chính, tài sản, vốn, quỹ sau kiểm kê (chi tiết từng loại tài sản, nguồn vốn và có so sánh với số liệu đầu kỳ).
5. Rà soát danh sách thành viên
6. Chuẩn bị đề án nhân sự HTX
7. Chuẩn bị phiếu bầu cử, biên bản bầu cử Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát/kiểm soát viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát
8. Chuẩn bị Chương trình, kịch bản, biên bản đại hội thành viên
9. Dự thảo Nghị quyết Đại hội thành viên
PHẦN III. CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI THÀNH VIÊN
2. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
3. Thông qua chương trình Đại hội thành viên.
4. Giới thiệu, bầu Đoàn chủ tịch, Chủ toạ, Thư ký, Ban Kiểm tra tư các đại biểu (nếu có).
1. Báo cáo tổng kết sản xuất, kinh doanh, dịch vụ năm/nhiệm kỳ…
2. Phương hướng/kế hoạch/phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ năm/ nhiệm kỳ …
3. Báo cáo công khai tài chính năm/nhiệm kỳ …
4. Báo cáo hoạt động Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên năm/nhiệm kỳ…
5. Báo cáo hoạt động Hội đồng quản trị năm/nhiệm kỳ…
6. Thông qua dự thảo Điều lệ HTX sửa đổi, bổ sung (nếu có).
7. Thông qua dự thảo Quy chế quản lý tài chính HTX.
8. Thông qua định mức tiền công, tiền lương cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, bộ phận giúp việc.
9. Thông qua dự thảo phương án phân phối thu nhập.
11. Đại hội biểu quyết từng phần từ 1 đến 9.
12. Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên tuyên bố hết nhiệm kỳ.
13. Thông qua danh sách thành viên mới hoặc thành viên xin ra khỏi HTX.
14. Bầu mới (hoặc bầu bổ sung) Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên (nếu có).
– Đoàn chủ tịch giới thiệu cơ cấu nhân sự Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; quy trình, thể lệ bầu cử.
– Đoàn chủ tịch xin ý kiến Đại hội về số lượng, giới thiệu danh sách, cách bầu cử Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.
– Ban thẩm tra tư cách đại biểu báo cáo số lượng đại biểu dự Đại hội trước khi bầu cử.
– Đoàn chủ tịch giới thiệu danh sách Ban kiểm phiếu hoặc Ban bầu cử
– Ban bầu cử thông qua thể lệ bầu cử: cách bầu cử, phiếu hợp lệ, phiếu không hợp lệ, điều kiện trúng cử.
15. Tiến hành công tác bầu cử: gồm có 4 vòng
Vòng 1: Bầu cử Hội đồng quản trị.
Vòng 2: Bầu cử Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.
Vòng 3: Bầu cử Chủ tịch trong số thành viên Hội đồng quản trị.
Vòng 4: Bầu Trưởng Ban kiểm soát trong số thành viên Ban kiểm soát (HTX có một kiểm soát viên thì không bầu Trưởng Ban kiểm soát).
Mỗi vòng, Ban bầu cử phát phiếu bầu cho đại biểu thành viên sau đó thu phiếu về, kiểm phiếu và công bố kết quả trúng cử (thông qua biên bản kiểm phiếu).
Hội đồng quản trị, Ban kiển soát hoặc kiểm soát viên ra mắt, Chủ tịch Hội đồng quản trị phát biểu hứa hẹn.
16. Phát biểu ý kiến của đại biểu khách mời.
17. Ban thư ký trình bày dự thảo Nghị quyết Đại hội thành viên và chương trình, kế hoạch hoạt động của HTX trong nhiệm kỳ mới; xin ý kiến Đại hội biểu quyết thông qua.
Ban thư ký Đại hội có nhiệm vụ ghi chép, tổng hợp đầy đủ, trung thực tất cả các ý kiến của các đại biểu dự Đại hội và ý kiến chỉ đạo của đại biểu cấp trên.
1. Đáp từ, tuyên bố bế mạc Đại hội.
2. Chào cờ bế mạc.
Hướng Dẫn Kết Nạp Đoàn Viên Mới
Điều kiện và thủ tục kết nạp Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh
Điều kiện và thủ tục kết nạp Đoàn viên 1. Điều kiện kết nạp Đoàn viênThanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 30, tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, được học và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đoàn, có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp Đoàn.
2. Thủ tục kết nạp Đoàn viên
Thanh niên vào Đoàn tự nguyện viết đơn, báo cáo lý lịch của mình với Đoàn
Được nghiên cứu Điều lệ Đoàn và được trang bị những hiểu biết cơ bản về Đoàn trước khi kết nạp
Được một đoàn viên như cùng công tác ít nhất là 3 tháng giới thiệu.
+ Đối với đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thì do tập thể chi đội giới thiệu.
+ Đối với hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam thì do tập thể chi hội giới thiệu.
Được hội nghị chi đoàn xét đồng ý kết hợp với sự biểu quyết tán thành của quá nửa (1/2) so với tổng số đoàn viên có mặt tại hội nghị và được Đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết định chuẩn y.
3. Quy trình công tác phát triển Đoàn viênBước 1: Thường xuyên tuyên truyền giới thiệu về Đoàn cho thanh niên thông qua các loại hình tổ chức và các phương thức hoạt động của Đoàn, Hội, Đội.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch kết nạp đoàn viên
– Lập danh sách thanh niên và đội viên lớn tuổi.
– Phân loại thanh niên theo các tiêu chuẩn kết nạp đoàn viên để lựa chọn và bồi dưỡng đối tượng kết nạp.
– Phân công đoàn viên giúp đỡ thanh niên, dự kiến thời gian bồi dưỡng và tổ chức kết nạp.
Bước 3: Tổ chức bồi dưỡng, giúp đỡ đối tượng thanh niên vào Đoàn.
a- Bồi dưỡng giao nhiệm vụ thông qua các hoạt động thực tiễn như: Các hoạt động kinh tế, các phong trào thi đua, các cuộc thi, hội thi tay nghề, thi thanh lịch, thi tìm hiểu, thi cán bộ Đoàn giỏi…Các hoạt động nhân đạo, từ thiện, tham quan dã ngoại, hội trại văn hóa thể thao…để bồi dưỡng thanh niên lựa chọn những thanh niên nhiệt tình gương mẫu để xét kết nạp.
b- Mở lớp bồi dưỡng tìm hiểu về Đoàn cho thanh niên. (Ở những cơ sở không có điều kiện mở lớp tập trung thì có thể phát tài liệu để thanh niên tự nghiên cứu sau đó kiểm tra củng cố kiến thức bằng phưng pháp viết bản thu hoạch).
Bước 4: Hướng dẫn đối tượng hoàn thiện thủ tục và nguyên tắc trước khi kết nạp.
– Hướng dẫn thanh niên viết đơn và tự giới thiệu về bản thân với chi đoàn (Theo mẫu sổ đoàn viên)
– Hội nghị chi đoàn xét, quyết định và báo cáo lên Ban chấp hành Đoàn cơ sở. Hồ sơ gồm có:
+ Sổ đoàn viên.
+ Giấy giới thiệu thanh niên vào Đoàn.
+ Đề nghị kết nạp đoàn viên của Ban chấp hành chi đoàn (Có phần trích biên bản họp chi đoàn)
– Ban chấp hành Đoàn cơ sở ra quyết định chuẩn y kết nạp.
– Chi đoàn tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới.
– Hoàn chỉnh hồ sơ để quản lý đoàn viên, tiếp tục bồi dưỡng tạo điều kiện để đoàn viên mới rèn luyện, tiến bộ trưởng thành.
4. Hướng dẫn kết nạp Đoàn viênHƯỚNG DẪN V/v tổ chức kết nạp đoàn viên mới tại chi Đoàn
Sau khi giới thiệu thanh niên đi học lớp nhận thức về Đoàn và được BTC lớp học chứng nhận là Đạt (đối với việc kết nạp lại thì bỏ qua bước này tức là thanh niên được kết nạp lại không cân phải đi học lớp nhận thức về Đoàn). Chi Đoàn tiến hành họp để ra nghị quyết đề nghị BCH Đoàn Trường, Đoàn khoa xem xét kết nạp Đoàn cho các thanh niên ưu tú trong chi Đoàn.
Gồm có:
– Lập tờ trình (theo mẫu) đề nghị kết nạp đoàn cho các Đoàn viên đủ điều kiện.
– Sổ đoàn viên (loại sổ mới 48 trang), điền đầy đủ các thông tin và biểu mẫu trong sổ.
Và nộp về BCH Đoàn Khoa trước ngày làm lễ kết nạp khoảng 1 – 2 tuần để BCH Đoàn khoa gởi công văn đề nghị Đoàn Trường ra Nghị quyết kết nạp Đoàn viên.
Sau khi có Quyết định kết nạp Đoàn viên của Ban Thường vụ Đoàn Trường, BCH Đoàn khoa sẽ gởi Nghị quyết kết nạp Đoàn viên + sổ đoàn viên về lại cho chi Đoàn và chi Đoàn tiến hành làm Lễ kết nạp theo hướng dẫn để tiến hành Lễ kết nạp cho các đoàn viên mới.
BCH chi Đoàn xem các mẫu văn bản sử dụng cho công tác kết nạp Đoàn viên mới đã đính kèm cùng với hướng dẫn để làm cho đúng. Mọi thắc mắc xin liên hệ: ……………………………. để được hướng dẫn./.
5. Chương trình lễ kết nạp đoàn viên1. Văn nghệ đầu giờ.
2. Chào cờ, hát quốc ca, Đoàn ca, phút tưởng niệm.
3. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
4. Bí thư (Phó bí thư) chi đoàn báo cáo việc xét kết nạp đoàn viên mới. Nêu ngắn gọn về quá trình rèn luyện phấn đấu, những ưu điểm và hạn chế cơ bản của người được kết nạp. Đọc Nghị quyết chuẩn y kết nạp, quyết định trao thẻ Đoàn của Đoàn cấp trên (lúc này người được kết nạp đứng lên để nghe và nhận Nghị quyết và thẻ đoàn).
5. Đại diện Đoàn cấp trên (nếu có) hoặc Bí thư chi đoàn trao quyết định, thẻ Đoàn và gắn huy hiệu cho Đoàn viên mới.
6. Đoàn viên mới đọc lời hứa: “Được vinh dự trở thành Đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, trước cờ Tổ quốc, cờ Đoàn, trước chân dung của Bác Hồ vĩ đại, trước toàn thể các đồng chí đại biểu và đoàn viên trong chi đoàn, tôi xin hứa:
1) Luôn luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động, rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2) Gương mẫu chấp hành và vận động thanh, thiếu nhi thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền. Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đoàn và các Nghị quyết của Đoàn, sinh hoạt Đoàn và đóng đoàn phí đúng quy định.
3) Liên hệ mật thiết với thanh niên, tích cực xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; giúp đỡ thanh niên và đội viên trở thành đoàn viên.: “Xin hứa!”
7. Người giới thiệu thanh niên vào Đoàn phát biểu hứa tiếp tục giúp đỡ đoàn viên mới.
8. Đại diện Đoàn cấp trên phát biểu.
9. Chào cờ bế mạc.
Lưu ý:
– Khi tổ chức kết nạp cung lúc nhiều người thì Bí thư chi đoàn đọc nhận xét từng người và giới thiệu những thanh niên đó rồi đọc nghị quyết kết nạp. Sau đó các đoàn viên đứng lên, đồng chí Bí thư (Phó Bí thư) trao quyết định và gắn huy hiệu cho từng người. Một người thay mặt đọc lời hứa, sau khi đọc xong, tất cả những người được kết nạp cùng hô: Xin hứa!
– Địa điểm: Có thể trong hội trường hay một địa danh mang tính lịch sử để ghi dấu ấn lâu dài./.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Về Việc Tổ Chức Trưởng Thành Đoàn Cho Đoàn Viên trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!