Xu Hướng 9/2023 # Hủy Quyết Định Giải Quyết Khiếu Nại Do Vi Phạm Nghiêm Trọng Trình Tự Thủ Tục Tố Tụng # Top 18 Xem Nhiều | Bac.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Hủy Quyết Định Giải Quyết Khiếu Nại Do Vi Phạm Nghiêm Trọng Trình Tự Thủ Tục Tố Tụng # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hủy Quyết Định Giải Quyết Khiếu Nại Do Vi Phạm Nghiêm Trọng Trình Tự Thủ Tục Tố Tụng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thứ sáu – 06/07/2023 09:45

Ngày 28/5/2023, ông Lê Công Trào, trú tại: 337/57/15 đường Võ Văn Kiệt, phường Khánh Xuân, Tp. Buôn Ma Thuột có đơn khiếu nại Quyết định giải quyết khiếu nại số 05/VKS-KT ngày 21/5/2023 của Viện trưởng VKSND Tp. Buôn Ma Thuột về việc không chấp nhận nội dung khiếu nại Quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự số 07/QĐ-HS ngày 14/9/2023 của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Tp. Buôn Ma Thuột trong quá trình giải quyết vụ án cố ý gây thương tích mà ông Trào là bị hại xảy ra vào ngày 23/4/2023 tại trước cổng số nhà 65 đường Võ Văn Kiệt, phường Khánh Xuân, Tp. Buôn Ma Thuột.

Nội dung vụ án: Khoảng 06 giờ sáng ngày 23/4/2023, ông Lê Công Trào chở rau từ nhà lên chợ Tp. Buôn Ma Thuột để bán. Khi đến trước số nhà 65 đường Võ Văn Kiệt, phường Khánh Xuân, Tp. Buôn Ma Thuột thì có 04 thanh niên (không rõ lai lịch) điều khiển 02 xe mô tô đi từ phía sau áp sát xe mô tô ông Trào vào phía lề đường rồi dùng gậy, típ sắt đánh tới tấp vào người ông Trào, làm ông Trào ngã xuống lề đường; hai thanh niên ngồi phía sau nhảy xuống đánh tiếp thì ông Trào hô cứu, người dân xung quanh chạy ra thì 04 thanh niên lên xe và chạy thoát. Sau đó, người dân đưa ông Trào đến Bệnh viện Trường đại học Tây Nguyên để cấp cứu.

Tại bản Kết luận pháp y thương tích ngày 16/6/2023 của Trung tâm Pháp y tỉnh Đắk Lắk kết luận: Ông Lê Công Trào bị đa thương phần mềm, tỷ lệ thương tích: 10% (Mười phần trăm). Vật gây thương tích: Cứng, tày.

Sau khi nhận được đơn trình báo của bà Trần Thị Vân (vợ ông Lê Công Trào), Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Tp. Buôn Ma Thuột đã tiến hành điều tra, xác minh nội dung vụ việc trên. Tiến hành khám nghiệm hiện trường, ghi lời khai ông Trào nhưng chưa xác định được đối tượng đã thực hiện hành vi gây thương tích cho ông Trào.

Ngày 20/6/2023, ông Lê Công Trào làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, về tội: “Cố ý gây thương tích”.

Ngày 29/6/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Tp. Buôn Ma Thuột ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 235, về tội: “Cố ý gây thương tích” theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự.

Ngày 29/8/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Tp. Buôn Ma Thuột có văn bản số 767 đề nghị gia hạn thời hạn điều tra vụ án hình sự và VKSND cùng cấp đã ban hành Quyết định số 49/KSĐT-HS ngày 29/6/2023 gia hạn điều tra vụ án hình sự lần thứ nhất, thời hạn gia hạn điều tra là 15 ngày, kể từ ngày 30/8/2023 đến ngày 14/9/2023 đối với vụ án hình sự trên.

Ngày 14/9/2023, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Tp. Buôn Ma Thuột ban hành Quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự số 07/QĐ-HS do có đơn xin rút lại đơn yêu cầu khởi tố và đơn xin rút lại đơn trình báo ghi ngày 25/8/2023 của ông Lê Công Trào cùng vợ là bà Trần Thị Vân.

Không đồng ý với việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Tp. Buôn Ma Thuột đình chỉ vụ án nên ông Lê Công Trào đã làm đơn khiếu nại. Viện trưởng VKSND Tp. Buôn Ma Thuột ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại số 05/VKS-KT ngày 21/5/2023 với nội dung không chấp nhận đơn khiếu nại của ông Lê Công Trào.

Người khiếu nại ông Lê Công Trào trình bày:

Tôi nhận được thông báo kết quả điều tra vụ án của tôi do Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Tp. Buôn Ma Thuột ký, không số, ghi ngày 14/9/2023 là vào ngày 13/7/2023. Thông báo này là do vợ tôi, bà Trần Thị Vân giao lại cho tôi. Theo vợ tôi nói lại thì thông báo này do vợ tôi nhận trực tiếp từ anh Trần Viết Hoàng, cán bộ điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Tp. Buôn Ma Thuột tại Cổng chợ Tp. Buôn Ma Thuột (đường Nguyễn Công Trứ), anh Hoàng đưa thông báo cho vợ tôi không có biên bản giao nhận. Tôi đã liên tục khiếu nại thông báo này đến Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Tp. Buôn Ma Thuột nhưng mãi đến ngày 06/4/2023 thì Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Tp. Buôn Ma Thuột mới chuyển đơn khiếu nại của tôi đến VKSND Tp. Buôn Ma Thuột giải quyết theo thẩm quyền.

Việc đình chỉ điều tra vụ án là trái với ý muốn của tôi. Việc tôi cùng vợ viết đơn, ký tên vào đơn xin rút lại đơn yêu cầu khởi tố và đơn xin rút lại đơn trình báo vào ngày 25/8/2023 là do chính anh Trần Viết Hoàng, cán bộ điều tra Công an Tp. Buôn Ma Thuột hướng dẫn tôi viết với lý do là để xin gia hạn điều tra. Do không hiểu biết pháp luật, chủ quan tin tưởng cán bộ Công an nên mới viết đơn như vậy, dẫn đến vụ án tôi bị đánh gây thương tích 10% bị đình chỉ điều tra trong khi chưa điều tra tìm ra được đối tượng gây án để bồi thường thiệt hại về vật chất và tổn thất tinh thần cho tôi theo quy định pháp luật.

Kết quả xác minh và nhận xét, đánh giá của VKSND tỉnh Đắk Lắk:

Quá trình giải quyết vụ án tại Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Tp. Buôn Ma Thuột có nhiều vi phạm về trình tự, thủ tục tố tụng:

– Quá trình ghi lời khai của người bị hại cán bộ điều tra, Điều tra viên không giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị hại cho ông Trào nghe và biết để thực hiện theo quy định của BLTTHS, dưới mỗi trang ghi lời khai trong biên bản không có chữ ký xác nhận của người khai ở từng trang mà chỉ có ký tên ở trang cuối cùng; biên bản ghi lời khai ngày 10/9/2023 không ghi thời điểm kết thúc là không đúng với quy định của pháp luật, vi phạm Điều 62, Điều 95, Điều 125 và Điều 137 BLTTHS năm 2003.

– Việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Tp. Buôn Ma Thuột tiếp nhận đơn xin rút lại đơn yêu cầu khởi tố và đơn xin rút lại đơn trình báo của ông Trào nhưng không lập biên bản tiếp nhận là không đảm bảo tính khách quan. Đơn xin rút lại đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của bị hại là chứng cứ, căn cứ để đình chỉ điều tra vụ án thì việc thu thập, đánh giá phải theo quy định tại Điều 64, Điều 65 và Điều 66 của BLTTHS năm 2003.

– Sau khi ban hành Bản kết luận điều tra số 07/KLĐT-HS và Quyết định đình chỉ điều tra số 07/QĐ-HS ngày 14/9/2023 thì không tiến hành thông báo kết quả điều tra cho người bị hại biết theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 51 BLTTHS năm 2003 nhưng mãi đến 10 tháng sau, vào ngày 13/7/2023 mới gửi thông báo kết quả cho bà Trần Thị Vân, vợ của ông Trào. Việc giao nhận cũng không lập văn bản.

– Tại biên bản làm việc ngày 13/6/2023 với VKSND tỉnh: Ông Trào cho biết do tin tưởng cán bộ điều tra Trần Viết Hoàng bảo viết đơn xin rút lại đơn yêu cầu khởi tố là để gửi qua VKSND Tp. Buôn Ma Thuột nhằm mục đích xin gia hạn điều tra vụ án nên vợ, chồng ông mới viết và ký tên chứ không ai đe dọa, cưỡng bức gì nhưng nếu biết việc viết đơn như vậy thì vụ án sẽ bị đình chỉ điều tra thì vợ, chồng ông không bao giờ viết. Ông Trào cho rằng việc ông rút đơn không phải là tự nguyện, không phải là ý muốn khách quan của ông. Việc ông làm đơn xin rút lại đơn yêu cầu khởi tố là do ông tin tưởng cán bộ điều tra Trần Viết Hoàng hướng dẫn ông viết như vậy để xin gia hạn điều tra. Ông Trào có bằng chứng cung cấp là đĩa CD ghi âm lại các cuộc nói chuyện giữa anh Hoàng với vợ, chồng ông Trào.

– Tại biên bản làm việc ngày 22/6/2023 với VKSND tỉnh Đắk Lắk, Điều tra viên Nguyễn Đức Duy – Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Tp. Buôn Ma Thuột thừa nhận:

+ Biên bản ghi lời khai ngày 10/9/2023 tại Công an phường Khánh Xuân, Tp. Buôn Ma Thuột thì anh Duy không trực tiếp tham gia buổi làm việc và ghi lời khai của ông Trào mà chỉ ký vào biên bản (biên bản do cán bộ điều tra Trần Viết Hoàng ghi).

+ Biên bản làm việc ngày 11/9/2023 tại Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Tp. Buôn Ma Thuột giữa ông Lê Công Trào, Điều tra viên Nguyễn Đức Duy và Kiểm sát viên, VKSND Tp. Buôn Ma Thuột thì anh Duy khẳng định có làm việc với ông Trào, có hỏi ông Trào những nội dung như trong biên bản ghi lời khai nhưng do có việc khác phải làm nên mới nhờ một cán bộ khác viết lời khai, anh Duy chỉ ký tên vào biên bản chứ anh Duy không phải là người ghi biên bản. Anh Duy thừa nhận dưới mỗi trang ghi lời khai trong biên bản không có chữ ký xác nhận của người khai ở từng trang mà chỉ có ký tên ở trang cuối cùng là thiếu sót, không đúng với quy định của BLTTHS.

– Ông Trào cho rằng, ông chưa lần nào được làm việc trực tiếp với Điều tra viên Nguyễn Đức Duy và chưa lần nào ghi lời khai của ông mà có mặt của Kiểm sát viên, VKSND thành phố Buôn Ma Thuột. Việc có biên bản ghi lời khai ngày 11/9/2023 tại Công an thành phố Buôn Ma Thuột thể hiện nội dung ông tự nguyện rút đơn là do trước đó cán bộ điều tra Hoàng có đưa cho ông một bản ghi lời khai chưa ghi nội dung nói ông cứ ký tên vào để Hoàng hoàn thiện hồ sơ. Do tin tưởng anh Hoàng nên ông mới ký vào biên bản này.

Xét thấy: Quá trình điều tra đối với vụ án cố ý gây thương tích theo Quyết định khởi tố vụ án số 235 ngày 29/6/2023 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Buôn Ma Thuột, cán bộ điều tra và Điều tra viên đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng: Không tiến hành giải thích quyền và nghĩa vụ cho người bị hại biết để họ thực hiện các quyền của mình theo quy định của BLTTHS, việc tiến hành ghi lời khai của người bị hại lập biên bản không theo quy định, tiếp nhận đơn xin rút yêu cầu khởi tố của người bị hại nhưng không được lập biên bản theo quy định ảnh hưởng đến tính khách quan của các tài liệu điều tra này. Quá trình điều tra chưa chứng minh được đối tượng gây án, người bị hại không thừa nhận việc viết đơn xin rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án là tự nguyện mà cho rằng đã bị lừa dối và có cung cấp file ghi âm việc đối thoại giữa cán bộ điều tra Trần Viết Hoàng với họ để chứng minh. Do vậy có cơ sở để xác định Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Buôn Ma Thuột căn cứ khoản 2 Điều 105 và điểm a khoản 2 Điều 164 BLTTHS năm 2003 ban hành Quyết định đình chỉ điều tra vụ án với lý do người bị hại tự nguyện rút đơn yêu cầu khởi tố là không đảm bảo tính có căn cứ theo quy định của pháp luật.

Từ những căn cứ nêu trên,

VKSND tỉnh đã Chấp nhận toàn bộ đơn khiếu nại ghi ngày 28/5/2023 của ông Lê Công Trào. Hủy Quyết định giải quyết khiếu nại số 05/VKS-KT ngày 21 tháng 5 năm 2023 của Viện trưởng VKSND Tp. Buôn Ma Thuột. Yêu cầu Viện trưởng VKSND thành phố Buôn Ma Thuột hủy Quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự số 07/QĐ-HS ngày 14/9/2023 của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Tp. Buôn Ma Thuột và yêu cầu Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Tp. Buôn Ma Thuột phục hồi điều tra vụ án, tiếp tục thực hiện các hoạt động điều tra để có căn cứ giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật./.

Tác giả bài viết: Mỹ Xuân

Quyền Khiếu Nại, Tố Cáo &Amp; Nguyên Tắc, Trình Tự, Thủ Tục Giải Quyết Khiếu Nại, Tố Cáo Đối Với Quyết Định, Hành Vi Tố Tụng Của Cơ Quan, Người Tiến Hành Tố Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự

* Ghi chú điều khoản sử dụng:

– Điều 25. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự, Bộ luật TTDS 2023

Bộ luật 92/2023/QH13 – Tố tụng dân sự: Trạng thái: Hết hiệu lực một phần: Điều 25. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong hoạt động tố tụng dân sự.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo; thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết cho người đã khiếu nại, tố cáo.

2. Quyền khiếu nại, tố cáo trong Tố tụng dân sự của đương sự trong vụ việc dân sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch 2.1. Quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng trong tố tụng dân sự

* Ghi chú điều khoản sử dụng:

– Khoản 1 Điều 499. Quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự có thể bị khiếu nại, Bộ luật TTDS 2023

– Khoản 22 Điều 70. Quyền, nghĩa vụ của đư ơng sự, Bộ luật TTDS 2023

– Khoản 6 Điều 78. Quyền, nghĩa vụ của người làm chứng, Bộ luật TTDS 2023

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nếu có kháng cáo, kháng nghị và các quyết định tố tụng khác do người tiến hành tố tụng dân sự ban hành nếu có khiếu nại, kiến nghị thì không giải quyết theo quy định của Chương này mà được giải quyết theo quy định của các chương tương ứng của Bộ luật này.

– Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này (Khoản 22 Điều 70. Quyền, nghĩa vụ của đương sự, Bộ luật TTDS 2023).

– Yêu cầu Tòa án đã triệu tập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng; khiếu nại hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng (Khoản 6 Điều 78. Quyền, nghĩa vụ của người làm chứng, Bộ luật TTDS 2023).

2.2. Quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong Tố tụng dân sự * Ghi chú điều khoản sử dụng:

– Điều 509. Người có quyền tố cáo, Bộ luật TTDS 2023

C á nhân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức , cá nhân .

3. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người tố cáo trong tố tụng dân sự * Ghi chú điều khoản sử dụng:

– Điều 500. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, Bộ luật TTDS 2023

– Điều 510. Quyền, nghĩa vụ của người tố cáo, Bộ luật TTDS 2023

1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:

a) Tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khiếu nại;

b) Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án;

c) Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại;

d) Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại; nhận quyết định giải quyết khiếu nại;

đ) Được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:

a) Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;

b) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;

c) Không được lạm dụng quyền khiếu nại để cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án;

d) Chấp hành quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng mà mình đang khiếu nại trong thời gian khiếu nại;

đ) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

1. Người tố cáo có các quyền sau đây:

a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;

b) Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình;

c) Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;

d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù.

a) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo;

b) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.

4. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu 4.1. Thời hiệu khiếu nại * Ghi chú điều khoản sử dụng:

– Điều 502. Thời hiệu khiếu nại, Bộ luật TTDS 2023

Bộ luật 92/2023/QH13 – Tố tụng dân sự: Trạng thái: Hết hiệu lực một phần:

Điều 502. Thời hiệu khiếu nại

Thời hiệu khiếu nại là 15 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.

Trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

4.2. Hình thức khiếu nại * Ghi chú điều khoản sử dụng:

– Điều 503. Hình thức khiếu nại, Bộ luật TTDS 2023

Việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn. Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại.

4.3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu của Chánh án Tòa án, Viện trưởng VKS đang giải quyết vụ án, hoặc trên một cấp trực tiếp * Ghi chú điều khoản sử dụng:

– Khoản 1, 2 Điều 504. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng, Bộ luật TTDS 2023

1. Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Thẩm phán, Phó Chánh án, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân do Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự có thẩm quyền giải quyết.

Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.

2. Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết.

Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.

3. Khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp , Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết.

4.4. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu * Ghi chú điều khoản sử dụng:

– Điều 505. Thời hạn giải quyết khiếu nại, Bộ luật TTDS 2023

Bộ luật 92/2023/QH13 – Tố tụng dân sự: Trạng thái: Hết hiệu lực một phần:

Điều 505. Thời hạn giải quyết khiếu nại

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày Tòa án, Viện kiểm sát nhận được khiếu nại. Trường hợp cần thiết, đối với vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể được kéo dài nhưng không quá 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.

4.5. Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu * Ghi chú điều khoản sử dụng:

– Điều 506. Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, Bộ luật TTDS 2023

1. Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản. Quyết định giải quyết khiếu nại phải có các nội dung sau đây:

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;

c) Nội dung khiếu nại;

d) Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;

đ) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;

e) Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại.

5. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai 5.1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai của Chánh án Tòa án, Viện trưởng VKS trên một cấp trực tiếp * Ghi chú điều khoản sử dụng:

– Khoản 3 Điều 504. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng, Bộ luật TTDS 2023

– Khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết (Khoản 3 Điều 504. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng, Bộ luật TTDS 2023).

5.2. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai * Ghi chú điều khoản sử dụng:

– Điều 507. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai, Bộ luật TTDS 2023

Bộ luật 92/2023/QH13 – Tố tụng dân sự: Trạng thái: Hết hiệu lực một phần: Điều 507. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người khiếu nại nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu không đồng ý với quyết định đó thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

2. Đơn khiếu nại phải kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu kèm theo.

Đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng năm làm đơn; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại; có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại.

3. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải có các nội dung sau đây:

a) Các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 506 của Bộ luật này;

b) Kết quả giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu;

c) Kết luận về từng vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại của người khiếu nại và việc giải quyết của người giải quyết khiếu nại lần hai.

5. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực thi hành.

6. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong tố tụng dân sự 6.1. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo * Ghi chú điều khoản sử dụng:

– Điều 512. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo, Bộ luật TTDS 2023

Bộ luật 92/2023/QH13 – Tố tụng dân sự: Trạng thái: Hết hiệu lực một phần: Điều 512. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo

1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền nào thì người đứng đầu cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.

Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết.

Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 02 tháng, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá 03 tháng.

2. Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm được giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

6.2. Thủ tục giải quyết tố cáo * Ghi chú điều khoản sử dụng:

– Điều 513. Thủ tục giải quyết tố cáo, Bộ luật TTDS 2023

Bộ luật 92/2023/QH13 – Tố tụng dân sự: Trạng thái: Hết hiệu lực một phần:

Điều 513. Thủ tục giải quyết tố cáo

Thủ tục giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.

7. Trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo * Ghi chú điều khoản sử dụng:

– Điều 514. Trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, Bộ luật TTDS 2023

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

2. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Thời Hạn Giải Quyết Đơn Khiếu Nại Tố Cáo Lần Đầu? Trình Tự, Thủ Tục Giải Quyết Khiếu Nại Lần Đầu?

Thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo? Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu? Thẩm quyền giải quyết khiếu nại? Thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính? Trách nhiệm người bị khiếu nại khi thi hành quyết định giải quyết khiếu nại?

Nước ta đang tiến lên nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên để xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền thì sự tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước của người dân thật sự quan trọng. Đảm bảo phát huy dân chủ, mở rộng sự tham gia của người dân vào công việc quản lý nhà nước một phần chính là thông qua quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Cơ quan chức năng phải có trách nhiệm giải quyết, đưa ra câu trả lời khi người dân có yêu cầu.

Tư vấn về thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh mới nhất: 1900.6568

1. Thời hạn giải quyết đơn khiếu nại

Người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quyền khiếu nại.

Dựa theo quy định tại Luật Khiếu nại thì trình tự thủ tục khiếu nại sẽ thực hiện như sau:

Khi có đầy đủ căn cứ để chứng minh về quyết định hành chính, hành vi hành chính vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích của mình thì người bị xâm phạm có quyền khiếu nại. Việc khiếu nại lần đầu, người khiếu nại gửi đơn khiếu nại đến cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với kết quả của việc giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền làm đơn để khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính. Việc khiếu nại lần hai, người khiếu nại gửi đơn đến cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền, nếu quá thời hạn hoặc người khiếu nại không chấp nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, người nhận đơn phải đưa ra một trong những quyết định sau: đưa ra quyết định thụ lý giải quyết nếu thấy rằng khiếu nại này thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc các trường hợp không được thụ lý giải quyết theo luật định; đưa ra chuyển khiếu nại cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết nếu thấy không đúng thẩm quyền giải quyết của mình; nếu không thụ lý giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

2. Thời hạn giải quyết đơn tố cáo

Quyền tố cáo đang được Nhà nước khuyến khích thực hiện khi phát hiện việc vi phạm pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ, quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Mọi người có thể gửi đơn tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu biết về hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, cơ quan, tổ chức làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác.

Theo quy định tại thì thời hạn giải quyết đơn tố cáo như sau:

Việc đầu tiên khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhận được đơn tố cáo đó là kiểm tra, xác minh, xử lý ban đầu người tố cáo, thông tin tố cáo, điều kiện thụ lý đơn tố cáo. Thời hạn xác minh trong vòng 07 ngày làm việc và nếu việc kiểm tra, xác minh khó khăn có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày làm việc. Trong thời hạn xác minh này, tối đa là 05 ngày làm việc nếu thấy thông tin tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển đơn tố cáo và thông báo cho người tố cáo. Khi hết thời hạn xác minh phải ra một trong hai quyết định sau: quyết định thụ lý tố cáo nếu đủ điều kiện thụ lý; trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do nếu không đủ điều kiện thụ lý.

Thời hạn giải quyết tố cáo tiếp, giải quyết lại vụ việc tố cáo: người có thẩm quyền giải quyết trong tối đa là 20 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp có trách nhiệm xem xét lại hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo trước đó để ra quyết định có xử lý hay không với đơn tố cáo tiếp.

Thời hạn giải quyết đơn kiến nghị, phản ánh theo như quy định Luật Tiếp công dân như sau:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị, phản ánh, người tiếp công dân có trách nhiệm trả lời trực tiếp hoặc thông báo bằng văn bản đến người kiến nghị, phản ánh. Nội dung trả lời kiến nghị, phản ánh là một trong những trường hợp sau: thụ lý giải quyết; từ chối thụ lý giải quyết (phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do); chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

Khi thời kỳ phát triển công nghệ như hiện nay, Chính phủ đã ban hành quy chế tiếp nhận và trả lời kiến nghị, phản ánh của nhân dân trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Khi có những vướng mắc, khó khăn khi thực hiện chủ trương, chính sách, đường lối, pháp luật, thủ tục hành chính thì người dân có thể vào địa chỉ http://nguoidan.chinhphu.vn, các hành vi ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp có thể truy cập vào địa chỉ http://doanhnghiep.chinhphu.vn. Sau khi nhận được đơn phản ánh, kiến nghị thì Văn phòng Chính phủ, các bộ ngành, địa phương sẽ chuyển đến cơ quan hành chính nhà nước thông qua hệ thống thông tin. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm nghiên cứu, xử lý hoặc phối hợp xử lý trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị. Nếu hết thời hạn này mà chưa xử lý được thì định kỳ cứ sau 7 ngày, cơ quan chức năng phải cập nhật tình hình xử lý vào hệ thống thông tin để người dân, doanh nghiệp biết được về tình trạng giải quyết đơn của mình.

Điều 21 Luật Tố cáo năm 2011 quy định về thời hạn giải quyết tố cáo như sau:

Điều 27 Luật Tố cáo năm 2011 quy định việc Việc tố cáo tiếp, giải quyết vụ việc tố cáo tiếp như sau:

Như vậy, thời hạn giải quyết tố cáo về vấn đề này trong trường hợp của bạn là 60 ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của bạn, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới nơi tiếp nhận hồ sơ tố cáo của bạn trước đó để biết được tiến độ giải quyết vụ việc như thế nào.

2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu

Thụ lý giải quyết khiếu nại

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

– Xác minh nội dung khiếu nại

– Tổ chức đối thoại

– Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu

– Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.

Hồ sơ giải quyết khiếu nại

– Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm:

+ Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;

+ Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có);

+ Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);

+ Quyết định giải quyết khiếu nại;

– Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án thì hồ sơ đó phải được chuyển cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết khi có yêu cầu.

ược quyết định kỷ luật từ Thủ trưởng cơ quan nơi tôi công tác. Do không đồng ý với hình thức kỷ luật đưa ra nên tôi quyết định khiếu nại quyết định này. Xin hỏi luật sư ai là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của tôi?

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý kỷ luật của cán bộ, công chức thực hiện theo quy định tại Điều 51 Luật Khiếu nại năm 2011. Cụ thể như sau:

– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức theo phân cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành.

– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp còn khiếu nại tiếp.

– Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

Như vậy, Thủ trưởng cơ quan đã ra quyết định kỷ luật đối với chị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu cho chị. Trong trường hợp chị khiếu nại tiếp thì Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan chị sẽ giải quyết khiếu nại cho chị. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định trong trường hợp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

4. Thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính

Tôi là công chức, là nạn nhân của một vụ việc hành hung tại công sở Nhà nước đang công tác. Người hành hung xông tới cầm biên bản dí và tát vào mặt tôi nhiều lần là sếp nữ của tôi. Sự việc xảy ra tôi có ghi lại được bằng camera điên thoại, rất rõ, nét. Ngoài ra còn có camera của cơ quan ngay cửa phòng của sếp tôi, sự việc diễn ra ở hành lang , ngay cửa phòng đều được ghi lại.

Việc làm của Giám đốc hành hung, gây rối trật tự nơi công sở là không đúng, tôi đã làm đơn tố cáo lên cơ quan cấp cao. Khi cung cấp clip, tôi không cung cấp file gốc mà chỉ gởi clip trích, lãnh đạo cấp cao có nói đã gởi cơ quan giám định. Tôi nhận thấy kết quả giám định không khách quan vì file cần giám định phải là file gốc, mặt khác cơ quan cấp trên chỉ giám định clip tôi gửi mà không xét tính toàn diện của sự việc, việc sếp tôi tiếp tục cầm biên bản dí vào mặt tôi liên hồi, khiến mặt tôi bị đỏ một bên cũng không thấy được kết luận.

Tôi yêu cầu cho tôi bản sao phân tích và kết luận giám định thì cơ quan cấp trên kiên quyết không cho. Trong biên bản làm việc đối thoại với tôi, cơ quan cấp trên ghi Kết quả xác minh ghi kết quả giám định của Viện Khoa học hình sự tại số 3737/C54 (P2) ngày 29/012/2023 đã kết luận: “Căn cứ hình ảnh trong tập tin “clip.mp4″, không xác định được người phụ nữ mặc váy xanh có hành vi đánh người phụ nữ còn lại hay không”. Trong khi đó căn cứ luật khiếu nại, tôi cũng đã làm văn bản gửi cấp trên cũng cấp cho tôi bản phân tích và kết luận giám định trong vòng bảy ngày, nhưng không nhận được văn bản trả lời của cơ quan cấp trên.

Đơn khiếu nại của tôi là đơn khiếu nại lần 2, quyết định kỷ luật, thuộc đơn khiếu nại hành chính. Nhưng kể từ ngày đối thoại 15/01/2023 cho đến nay đã hơn 1 tháng vẫn chưa nhận được văn bản trả lời, hay kết luận từ phía cơ quan cấp trên.Vậy trong trường hợp của tôi. Xin hỏi quý văn phòng tư vấn cho tôi, tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và phanh phui kết quả giám định nói trên ạ

Theo quy định của Luật khiếu nại 2011 có quy định:

“Điều 36. Thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai

1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này, người giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.

2. Đối với vụ việc khiếu nại phức tạp, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại lần hai thành lập Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến giải quyết khiếu nại.

Điều 37. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.”

Trường hợp của bạn, bạn cần lưu ý về thời hạn giải quyết khiếu nại lần 2 của cơ quan có thẩm quyền từ khi thụ lý đơn khiếu nại lần 2 của bạn. Tuy nhiên, nếu hết thời hạn quy định tại Điều 36, Điều 37 Luật khiếu nại 2011 mà bạn vẫn không nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 hoặc bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì bạn có thể khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân để bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình theo Điều 42 Luật khiếu nại 2011:

“Điều 42. Khởi kiện vụ án hành chính

Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 37 của Luật này mà khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”

Vì bạn không nói rõ cơ quan bạn làm việc, cơ quan đã giải quyết khiếu nại của bạn nên bạn cần lựa chọn thẩm quyền Tòa án nhân dân theo Điều 29, Điều 30 Luật tố tụng hành chính cho phù hợp để gửi đơn yêu cầu giải quyết yêu cầu khởi kiện của bạn cho đúng thẩm quyền giải quyết vụ án.

5. Trách nhiệm người bị khiếu nại khi thi hành quyết định giải quyết khiếu nại

Luật sư cho tôi hỏi: Trường hợp Biên bản vi phạm hành chính lập không đúng thẩm quyền nhưng đã được người có thẩm quyền căn cứ vào đó ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Nay người vi phạm khiếu nại việc lập biên bản không đúng thẩm quyền thì xử lý hậu quả việc lập biên bản đó như thế nào?

Như bạn tình bày, biên bản vi phạm hành chính lập không đúng thẩm quyền nhưng đã được người có thẩm quyền căn cứ vào đó ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Nay người vi phạm khiếu nại việc lập biên bản không đúng thẩm quyền, đã được giải quyết khiếu nại. Căn cứ Điều 46 thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật như sau: Luật khiếu nại 2011 quy định

+ Cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình đã bị quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm phạm;

+ Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết công nhận quyết định hành chính, hành vi hành chính đó đúng pháp luật;

+ Chấp hành quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền để thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

Điều 14 Nghị định 75/2012/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người bị khiếu nại trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật như sau:

– Ban hành văn bản để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại khi quyết định giải quyết khiếu nại sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính.

– Khi quyết định giải quyết khiếu nại kết luận quyết định hành chính là đúng pháp luật, yêu cầu người khiếu nại chấp hành quyết định đó. Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại kết luận quyết định hành chính là trái pháp luật, phải sửa đổi, bổ sung, thay thế quyết định hành chính, đồng thời khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

– Khi quyết định giải quyết khiếu nại kết luận hành vi hành chính là đúng pháp luật, yêu cầu người khiếu nại chấp hành. Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại kết luận hành vi hành chính là trái pháp luật, phải chấm dứt hành vi đó.

– Tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người bị khiếu nại phải có ban hành văn bản để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, hủy quyết định hành chính trước đó đã ban hành, khôi phục lại quyền và lợi ích của người khiếu nại.

Trình Tự, Thủ Tục Giải Quyết Khiếu Nại Lần Đầu Theo Quy Định Của Pháp Luật

Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu được pháp luật hiện nay quy định như thế nào? Hồ sơ khiếu nại gồm những tài liệu gì?

1.Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;

2.Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;

3.Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có);

4.Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);

5.Quyết định giải quyết khiếu nại;

– Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án thì hồ sơ đó phải được chuyển cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết khi có yêu cầu.

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người có thẩm quyền thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì nêu rõ lý do.

Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại

Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với những vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý, người có thẩm quyền có trách nhiệm:

– Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại.

– Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan Thanh tra nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.

Việc xác minh phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời thông qua các hình thức sau đây:

– Kiểm tra, xác minh trực tiếp tại địa điểm phát sinh khiếu nại;

– Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại.

Việc đối thoại được lập thành biên bản; biên bản ghi rõ ý kiến của những người tham gia; kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do, biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.

Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại

Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Quy định về thủ tục giải quyết khiếu nại Sở hữu công nghiệp

Thủ Tục Và Thẩm Quyền Giải Quyết Khiếu Nại Trong Tố Tụng Hình Sự Như Thế Nào?

Cơ quan có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo; thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người khiếu nại, tố cáo biết và có biện pháp khắc phục.

Trình tự, thủ tục và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo do Bộ luật này quy định”

Theo quy định, những cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 có quyền khiếu nại hành vi, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cá nhân của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Khi có khiếu nại, cơ quan, người có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyét khiếu nại; gửi văn bản kết quả giải quyết cho người khiếu nại và có biện pháp khắc phục.

Quyết định tố tụng có thể bị khiếu nại là các quyết định của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra được ban hành theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003.

Theo quy định trên, anh bạn bị khởi tố vụ án hình sự. Viện kiểm sát đình chỉ điều tra bị can đối với anh bạn, nhưng anh bạn có căn cứ cho rằng quyết định đình chỉ điều tra đó là sai vì khởi tố anh bạn về tội làm dụng tính nhiệm chiếm đoạt tài sản nhưng lại đình chỉ về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tài sản xã hội chủ nghĩa, thì anh bạn có quyền gửi đơn khiếu nại quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can.

Theo quy định Điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, thì Viện trưởng viện kiểm sát của người ra quyết định có quyền giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.

Thời hiệu khiếu nại là 15 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Trường hợp của anh bạn, phía viện kiểm sát đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can từ 2005, mà anh bạn chưa có đơn khiếu nại, nếu có căn cứ rằng thời gian từ khi ra quyết định đến nay, vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì bây giờ, anh bạn có thể làm đơn khiếu nại; còn nếu không chứng minh được do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến việc anh bạn không thể khiếu nại, thì thời hiệu khiếu nại trong trường hợp này đã hết thời hiệu khiếu nại quyết định.

Xử Lý Kỷ Luật Đảng Viên Vi Phạm Về Khiếu Nại, Tố Cáo Và Giải Quyết Khiếu Nại, Tố Cáo

Theo quy định tại Điều 15 Quy định 102-QĐ/TW năm 2023 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

a) Viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên. Cùng người khác tham gia viết, ký tên trong cùng một đơn tố cáo.

b) Tham gia hoặc bị người khác xúi giục, kích động, cưỡng ép, mua chuộc tham gia khiếu nại, tố cáo đông người gây mất trật tự, an toàn xã hội.

c) Có trách nhiệm thụ lý, giải quyết tố cáo nhưng tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và những thông tin, tài liệu khác làm lộ danh tính người tố cáo, nội dung tố cáo; tiết lộ các thông tin, tài liệu, chứng cứ của vụ việc cho tổ chức hoặc cá nhân không có trách nhiệm biết.

d) Thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, sách nhiễu trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc gây khó khăn, cản trở đảng viên, công dân trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.

đ) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo.

e) Không thực hiện các yêu cầu, kiến nghị, kết luận, quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về khiếu nại, tố cáo.

2- Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):

a) Cố ý trì hoãn hoặc trốn tránh trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

b) Làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo; báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh không đúng sự thật.

c) Cố ý không chấp hành quyết định cuối cùng về tố cáo và kết luận, quyết định giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

d) Vu cáo, vu khống hoặc cản trở người đang làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc can thiệp trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tung tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo.

đ) Đe dọa, trả thù, trù dập, xúc phạm người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ về hành vi tham nhũng, tiêu cực hoặc người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo.

e) Tổ chức, tham gia, kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo.

g) Tố cáo mang tính bịa đặt, vu khống, đả kích, bôi nhọ thanh danh, gây tổn hại đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác.

3- Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

a) Tổ chức, cưỡng ép, kích động, xúi giục, giúp sức, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật hoặc gây áp lực, đòi yêu sách hoặc tập trung đông người khiếu nại, tố cáo gây rối an ninh, trật tự công cộng.

b) Lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để gây rối trật tự, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân để chống Đảng, Nhà nước; xuyên tạc, đe dọa, xúc phạm nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải quyết hoặc xâm phạm tính mạng của người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Trân trọng!

Cập nhật thông tin chi tiết về Hủy Quyết Định Giải Quyết Khiếu Nại Do Vi Phạm Nghiêm Trọng Trình Tự Thủ Tục Tố Tụng trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!