Xu Hướng 9/2023 # Ii Tự Luận Khi Nói Về Nhân Vật Quan… # Top 10 Xem Nhiều | Bac.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Ii Tự Luận Khi Nói Về Nhân Vật Quan… # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Ii Tự Luận Khi Nói Về Nhân Vật Quan… được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Gia sư QANDA – Duyên

Phạm Duy Tốn là một trong những cây bút mở đầu cho thể loại truyện ngắn hiện đại, trong đó có tác phẩm “ Sống chết mặc bay”. Tác phẩm đã thể hiện rõ nét nỗi khổ của người dân trong thời kỳ xã hội thối nát, bọn quan lại cường hào thì ăn chơi phè phỡn, không quan tâm tới vận mệnh của người dân.

Xuyên suốt tác phẩm, tác giả đã lấy bối cảnh là một cuộc hộ đê của dân làng XX… giữa mùa nước dâng cao. Không gian tác phẩm chỉ gồm hai địa điểm: đê và đình. Ngoài đê, dân tình hối hả, cực nhọc hộ đê. Trong đình, quan phụ mẫu và nha lại chơi đánh bài tổ tôm. Không gian truyện quả thực rất hẹp nhưng hai đối tượng xã hội mà tác phẩm dựng lên lại là hai giai cấp tiêu biểu, vốn có những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội đương thời: nông dân và quan lại phong kiến. Và qua công việc hộ đê trong phạm vi một làng nhỏ, tác phẩm đã đề cập đến những vấn đề xã hội to lớn: đó là sự khốn khổ của người dân quê trong cơn lụt lội; thói vô trách nhiệm của bọn quan lại…”.

Trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt, trời tối đen như mực, nước sông Nhị Hà đang dâng lên, thế mà hàng trăm con người đang phải đội đất, vác tre, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió để cố giữ lấy đê. Ngược lại hoàn toàn với cảnh đó cách đó vài trăm thước, trong đình đèn điện sáng trưng nhộn nhịp người đi lại, “quan phụ mẫu” uy nghi chễm chệ có lính gãi chân, có lính quạt hầu, thản nhiên đánh bài: “Một người quan phụ mẫu uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuộc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác”. Nhà văn đã dùng thủ pháp tương phản để đan xen hai hoàn cảnh: sự khốn khổ, điêu đứng của người dân và sự ung dung, an nhàn vô trách nhiệm của tên quan “phụ mẫu”.

Sự tài tình khéo léo trong ngòi bút của tác giả thể hiện ở chỗ, hai hình ảnh hoàn toàn đối ngược với nhau tạo nên hai nghịch cảnh. Chính điều này càng gây ra nỗi căm phẫn trong lòng người đọc. Trời càng lúc càng mưa to, đê càng lúc càng sụt lở nhiều, dân càng lúc càng đuối sức. Thì ở trong đình, ván bài của quan càng lúc càng hồi hộp, càng gần đến hồi “gay cấn”. Kết hợp với nghệ thuật tương phản là thủ pháp tăng cấp, Phạm Duy Tốn ép không gian truyện đến nghẹt thở. Cao trào của tác phẩm dâng lên khi có người nhà quê chạy vào run rẩy báo: “Đê vỡ mất rồi”, quan phụ mẫu không những không lo lắng mà còn lớn tiếng quát: “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày” rồi tiếp tục thản nhiên đánh bài!

Với ngòi bút sắc sảo khi nhà văn miêu tả cảnh dân – quan, ta thấy cuộc sống nhân dân khổ đến cùng cực, sự sống mong manh, bè lũ quan lại tiêu biểu là tên quan phụ mẫu thì vô trách nhiệm và lòng lang dạ thú đến tận cùng. Hiện thực ấy được thu nhỏ qua bức tranh hộ đê vô cùng gian khổ. Nhà văn cảm thông chia sẻ với cuộc sống thê thảm của người dân trong cảnh hộ đê và cảnh điêu linh của dân sau khi đê vỡ. Đó là sự tố cáo phê phán thái độ thờ ơ vô trách nhiệm của bè lũ quan lại. Thái độ vô trách nhiệm ấy đã trở thành một tội ác đối với dân. Trong xã hội lúc bấy giờ, không phải chỉ có một mình tên quan phụ mẫu sống vô trách nhiệm với dân mà còn rất nhiều tên quan cũng thờ ơ với số phận của nhân dân giống tên quan phụ mẫu này. Xây dựng hình ảnh một tên quan phụ mẫu nhưng tác giả đã thay lời nhân dân tố cáo những tên quan lại vô lại làm hại dân hại nước đang tồn tại trong xã hội mà tác giả đang sống.

“Xung quanh một không gian hẹp nhưng “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn lại đề cập đến những vấn đề xã hội to lớn: đó là sự khốn khổ của người dân quê trong cơn lụt lội; thói vô trách nhiệm của bọn quan lại…”. Ý kiến nhận xét đó đã khái quát được thành công về mặt nội dung tư tưởng của truyện ngắn hiện đại đầu tiên trong nền văn học nước nhà.

Trong cuộc sống xã hội phong kiến xưa có rất nhiều những kẻ vô lương tâm, lòng lang dạ thú như tên quan phụ mẫu. Trong xã hội nay thì khác, nhà nước đã rất chú trọng đến đời sống nhân dân nhưng vẫn không ít kẻ vì lợi riêng mà mặc cho số phận, sinh mang của nhân dân. Và bởi vậy, có thể khẳng định rằng, giá trị hiện thực của truyện ngắn này vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa tới ngày nay.

Có thể nói tác phẩm Sống chết mặc bay là lời tố cáo của nhân dân với xã hội phong kiến thối nát, tạo điều kiện cho những kẻ mất nhân tính tồn tại và gieo rắc nỗi khổ cho nhân dân. Tác giả đã thương cảm cho số phận của nhân dân phải chịu nhiều áp bức bóc lột.

Câu 3 Nhận Xét Về Nhân Vật Quan Phụ…

Gia sư QANDA – huynhlink1

Cuộc sống đen tối cùng cực của người dân Việt Nam ở nông thôn cũng như bản chất xấu xa, đê tiện của bọn quan lại thời thực dân phong kiến… đã được phản ánh rõ nét và chân thật qua nhiều tác phẩm văn học hiện thực. Trong các tác phẩm văn học đó, người đọc không thể nào quên được hình ảnh tên quan phụ mẫu trong truyện Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn. Đó là một tên quan đi hộ đê nhưng vì mải mê cờ bạc, vô lương tâm, không có tinh thần trách nhiệm nên đã đề xảy ra thảm cảnh đê vỡ – một tai họa khủng khiếp cho dân lành Khúc đê vang động âm thanh trống đánh liên hồi để động viên dân làng hàng trăm nghìn người từ chiều đến gần một giờ đêm ra sức giữ gìn bằng cách bồi đắp con đê. Trên trời, mưa vẫn tầm tã trút xuống. Dưới sông, nước cứ cuồn cuộn dâng lên. Sức người chống lại với sức nước. Thế mà trong đình đèn thắp sáng trưng, quan phụ mẫu ngồi chễm chệ, uy nghi trên sạp, tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra để cho một tên người nhà quỳ dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên, cầm cái quạt lông, chốc chốc sẽ phẩy, tên nữa đứng khoanh tay, chực hầu điếu đóm (châm thuốc). Quan thật thảnh thơi, an nhàn làm sao ấy!

Chưa hết, bên cạnh ngoài, mé tay trái, bát yến đường phèn để trong khay khảm, khói bay nghi ngút… Chung quanh sạp, có đủ các mặt thầy đề, thầy đội, thầy thông nhì, ông chánh tổng sở tại. Tất cả đang tụ họp lại để chơi bài tổ tôm. Cảnh tượng trên khiến cho người đọc vừa xót xa vừa căm giận, Thật là hai thế giới cách biệt. Gần một giò’ đêm, người nào người ấy lướt thướt như chuột lột sức người khó lòng địch nổi với sức trời, vậy mà qụan không hề mảy may để ý đến cái công việc hộ đê ấy, trong khi quan có nhiệm vụ giữ cho con đê an toàn, bảo vệ tài sản, tính mạng cho dân làng. Rõ ràng, đây là một tên quan vô trách nhiệm trước sự sống chết của người dân, hắn chỉ biết hưởng thụ, sống sung sướng cho bản thân.

Hắn còn vô nhân hơn khi mọi người dân đang ra sức giành giật từng giờ từng phút giữa cái sống và cái chết của con đê thì hắn cũng đang giành giựt từng giờ từng phút với những ván bài tổ tôm cùng với bọn nha lại: Ở đây, ầm ĩ với những lời trao đổi Bát sách!Ăn; Thất văn… Phỗng-lúc mau, lúc khoan thật là nhịp nhàng, thoải mái. Ngoài kia đê vỡ mặt đê, nước sông dù cao đến đâu cũng không bằng nước bài cao thấp. Phải chăng một trăm hai mươi lá bài đen đỏ kia có một ma lực rất lớn khiến cho quan mê mẩn mà quên đi biết bao sinh mạng, tài sản của nhân dân… đang chờ đợi quan! Mà phải, hắn đâu cần biết gì nữa vì quanh hắn còn có bọn tay chân lúc nào cũng tỏ ra nịnh nọt, kẻ hầu người hạ, vâng dạ… Thậm chí chúng nó nói thẳng với quan Mình vào được, nhưng không dám cố ăn kìm, rằng mình có đôi mà không dám phỗng qua mặt. Thì ra chúng đã chìm mồi cho quan ù thông (thắng hai ván liên tiếp nhau). Như vậy thì thích quá, sướng quá làm sao quan còn nhớ đến việc gì nữa. Vả lại trong đình cao, đèn sáng chứ nếu quan xuống dưới kia quan sẽ ướt như chuột lột sao? Và rồi bọn nha lại đâu có dịp hầu quan, làm cho quan vui lòng? Trách nhiệm của quan và bọn nha lại là như thế đấy?

Ván bài khác lại tiếp. Quan vừa xơi xong bát yến, vuốt râu, rung đùi. Hắn nhìn đĩa nọc (đĩa đựng bài) để chờ đến phiên vuốt bài. Hắn đang trầm ngâm chờ có người bốc trúng quân bài để hắn hạ – hắn sẽ ù to. Bỗng có người khẽ bảo Bẩm dễ có khi đê vỡ! Quan gắt Mặc kệ và ra lệnh tiếp tục…

Bên ngoài có tiếng kêu lên ầm ĩ, tiếng gà, chó, trâu, bò, kêu vang tứ phía. Một người nhà quê quần áo ướt đẫm, tất tả chạy xông vào: Bẩm… quan lớn… đẽ vã mất rồi!. Quan lớn hét:… Đê vỡ rồi thì ông cắt cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày… Lính đâu sao bây dám để nó chạy sồng sộc vào đây, không có phép tắc gì nữa à?… Đuổi cổ nó ra. Sau lần ồn ào dỏ mặt ấy, quan xuống giọng Thầy bốc quân gì thể?. Dạ, bẩm con chưa bốc. Thì cứ bốc đi cliứ!… Chi… chi. Tiếng quan vang to lên sưng sướng, ngài vỗ tay thật mạnh xuống xập: Đây rồi, thế chứ lại!. Quan xòe bài ra, cười vui vẻ: Thông tôm, chi chi nẩy! Điếu mày. Thì ra ngài mà còn dở ván bài, hoặc chưa hết hội thì dầu trời long đất lở, đê vỡ dân trôi, ngài củng thây kệ. Đến đây lòng ta se lại, bộ mặt thật của chúng là thế đấy! Quan có biết đâu khi quan ù ván bài to thì khắp mọi nơi nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết… Kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước… một tai họa khủng khiếp đối vớị dân lành – phải chăng đây là thành tích của quan phụ mẫu đi hộ đê thời bấy giờ?

Sống chết mặc bay là tên truyện ngắn nhưng nó đã phản ánh rõ nét bộ mặt thật xấu xa, vô nhân của một tên quan phụ mẫu dưới thời Pháp thuộc. Hắn sông phè phỡn, chỉ biết bài bạc đỏ đen – đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của hắn. Giữ một chức to – quan phụ mẫu, nhưng không cần biết trách nhiệm, không cần lo cho dân, hắn chỉ biết thỏa mãn, sở thích của hắn mặc cho dân lành chịu bao cảnh tang thương khổ sở vì đê vỡ là mất tất cả. Hắn thì chỉ biết sống chết mặc bay. Cái thái độ ấy phải là một lúc, một thoáng chốc mà là bản chất, là lòng lang dạ thú của bọn quan lại vô nhân.

Truyện giúp ta hiểu và cảm thông sâu xa với những bất hạnh của người dân dưới xã hội cũ. Càng hiểu ta càng ghê tởm bộ mặt quan lại bất nhân xưa kia. Chúng chỉ là những tên sâu dân mọt nước gây đau khổ cho dân lành. Và ta mong sao trong xã hội mới này, những người đang giữ vị trí cao, sẽ sông đúng đắn là đầy tớ của nhân dân, biết lấy hạnh phúc của dân làm hạnh phúc của mình. Có lẽ đó cũng chính là mơ ước chung của mọi người dân hiện nay vậy.

Nghị Luận: Từ Nhân Vật Ông Hai (Làng

I. Mở Bài

Kim Lân là nhà văn rất am hiểu cuộc sống của người nông dân ở nông thôn miền Bắc. Tất cả các truyện của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Truyện Làng được Kim Lân sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp và đăng trên tạp chí văn nghệ năm 1948. Nhân vật chính của truyện là hình ảnh tiêu biểu và chân thực của người nông dân trong mới ngày đầu tiếp xúc với cách mạng, với lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc, với sự hồ hởi say mê, tin yêu, chung thuỷ với kháng chiến, với Bác Hồ.

Ông hai nhân vật chính trong truyện là một người yêu làng, yêu nước tình yêu làng của ông có những nét đặc sắc, riêng biệt được thể hiện thành một đức tính đáng quý.

Là một nông dân suốt cuộc đời sống ở quê hương, gắn bó máu thịt với từng con đường, từng nếp nhà, thửa ruộng, từng ngọn cỏ, cành cây và biết bao người ruột thịt , xóm giềng, họ hàng gần xa, vậy mà giờ đây vì giặc ngoại xâm, ông 2 phải xa rời quê hương đi tản cư, sống nhờ nơi đất khách quê người. Do đó lòng ông đau đáu nhớ quê. Ban ngày lo bận việc sản xuất, ổn định cuộc sống, chiều rồi buổi tối ông hai lại sang hàng xóm giãi bày nỗi nhớ của mình.

Trong câu chuyện, ông không ngớt lời khoe những cái đẹp, điều hay ở quê hương mình. Làng Chợ Dầu quê ông đẹp lắm, đường là phong quang sạch sẽ, cái cổng làng rộng như cổng thanh… Ông khoe cả cái “sinh phần”- lăng mộ- của viên tổng đốc người làng, mặc dầu đó là một chứng tích đau khổ của dân làng, trong đó có ông. Đặc biệt là ông hai khoái nhất khoe và kể nhiều nhất là những ngày đầu CMT8. Quê hương được giải phóng, thoát khỏi ách cường hào phong kiến và lũ tay sai thực dân. Dân làng ông bắt đầu cuộc sống mới. Đêm đêm rậm rịch tiếng bước chân của đoàn du kích tập quân sự, sáng, chiều râm ran tiếng trẻ em học bài… lại cả những tiếng hát của thanh niên ngân vang trong những buổi cả làng bàn việc nước, việc dân… nghe những chuyện ấy, mọi người đều thông cảm với lòng nhớ quê da diết của ông.

Không chỉ nhớ mà ông còn luôn tự hào, cho rằng làng chợ Dầu của ông đẹp nhất nhì thiên hạ. Đó là một người yêu quê hương tha thiết bằng một tình cảm tự nhiên, hồn nhiên. Tình cảm đó bắt nguồn từ những kỉ niệm trong cuộc sống hằng ngày, từ những sự vật, con người gắn bó hàng ngày… Tình cảm đó thuần phác và trong sáng biết bao.

Khi nghe tin làng chợ dầu theo Tây ông hai “cổ nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân” . Trước hết là sự xót xa của ông về làng mình , sự phản bội của nơi chôn rau cắt rốn của mình . Ông lão tủi hổ, bàng hoàng trước sự việc đó . Tình yêu làng vẫn thắm thiết trong ông, làng chợ Dầu vẫn là nới ông gửi gắm sinh mệnh, danh dự và niềm hãnh diện , tự hào.

Vậy mà bây giờ… ông lão nghĩ tới việc trở về làng. Song ý nghĩ đó ông gạt phắt đi. Trong sự tuyệt vọng, đau khổ này, lối thoát về làng chợ Dầu loé lên như một tia hi vọng rồi lại tắt ngấm . Từ lâu ông yêu làng ông, mong được trở về với làng ông song trong ông tình yêu nước mạnh hơn , thiêng liêng hơn: không vì làng mà bỏ nước, bỏ kháng chiến.

Giữa sự giằng co trong tâm hồn , ông hai đã thốt lên đầy đau đớn song đầy quyết tâm: “Làng thì yêu thật đấy , nhưng làng theo Tây thì phải thù .. Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông, cái lòng bố con ông là như thế đấy , có bao giờ dám đơn sai. Chết thì bao giờ dám đơn sai.” Khi ông tâm sự với con, ông Hai muốn bảo con nhớ cau”nhà ta ở làng chợ dầu”. Đồng thời ông nhắc con- cũng là tự nhắc mình “Ủng hộ Hồ Chí Minh”. Tình quê và lòng yêu nước của những người nông dân ấy rất sâu nặng và thiêng liêng biết bao. Ông hai đã trải qua những buồn vui, đau khổ, những tự hào, chua chát, những nguyện vọng và hi vọng… hài hoà , gắn bó giữa quê hương và tổ quốc.

Trong cuộc kháng chiên gian khổ ấy thì cách mạng đã đổi đời cho những người nhân dân như ông, ông nguyện đi theo và trung thành với cách mạng. Gặt sang một bên tình cảm riêng của mình mà đi theo kháng chiến, không chịu theo Tây, sống với Tây. Tình cảm gắn bó với cách mạng , với Bác Hồ của những người nông dân như ông nó chất phác, mộc mạc, sâu sắc, nó xuất phát từ đáy lòng, máu thịt.

Vốn là những con người chân thực, chất phác, những ngày đầu tiếp xúc với cách mạng họ vẫn có sự bỡ ngỡ và lạ lẫm ban đầu. Cảm giác ấy nhanh chóng tan đi , người ông dân đón nhận cách mạng với một tình cảm chân thành một lòng hăm hở. Cuộc đời nông dân Việt Nam rẽ sang một bước ngoặt mới tươi sáng hơn. Họ nô nức, háo hức hoà chung vào phong trào cách mạng cả nước, họ hăng hái cầm súng bảo vệ quê hương. Cách mạng trở thành một phần máu thịt của người nông dân, có những người như ông hai day dứt, tủi hổ, khổ sợ khi mình bị hiểu lầm là không trung thành với cách mạng song vẫn không bỏ cách mạng.

Đó là lòng trung thành , là tình cảm sâu sắc, bền chặt mà người nông dân dành cho cách mạng. Cách mạng Tháng Tám đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh trong lòng họ. người nông dân đứng lên kiên quyết giữ làng, giữ nước , đâu còn là hình ảnh con người khổ nhục,khiếp sợ từ tên đầy tớ nhà giàu. Họ- những người như ông hai đứng lên đào hào, đắp luỹ trực tiếp chống lại quân thù . Lòng yêu nước nồng nàn, sự trung thành với cách mạng tất cả trở thánh sức mạnh khiến họ đứng lên bảo vệ quê hương, bảo vệ chính mình. Cách mạng mang đến cho họ cuộc đời mới, họ phải bảo vệ lấy hạnh phúc đó của mình.

III. Kết Bài

Vẻ đẹp tâm hồn của ông hai làng Chợ Dầu tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam tuy trình độ văn hoá thấp nhưng đã có ý thức giác ngộ cao, tha thiết yêu quê hương, Tổ quốc. Nói cách khác, quê hương- Tổ quốc đối với mỗi người Việt Nam chúng ta luôn gắn bó trong niềm tự hào nồng thắm! Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yêu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống pháp đã trú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý ấy!

Từ Văn Bản Trong Lòng Mẹ, Em Hãy Nêu Cảm Nghĩ Về Nhân Vật Tôi Khi Nói Chuyện Với Bà Cô

Tuổi thơ” – hai tiếng nghe sao quá bình yên. Với chúng ta, tuổi thơ gói gọn trong chiếc kẹo ngọt mẹ mua, trong cánh diều vi vu chạy dọc con đê vào mỗi chiều đầy nắng, trong nụ cười hồn nhiên không vướng chút âu lo của cuộc đời. Thế nhưng, nửa thế kỉ trước, tuổi thơ lại gắn liền với những nỗi đau – mà kẻ gây ra điều đó chính là xã hội phong kiến nửa thực dân. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng tái hiện một cách chân thực quãng đời ấu thơ đầy nước mắt của cậu bé Hồng. Trong đó, nhân vật người cô hiện lên với những rắp tâm tàn nhẫn đã trực tiếp gây nên những đau khổ trong tâm lí đứa trẻ đáng thương.

Nhân vật bé Hồng có một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Cha mất, mẹ bỏ đi theo người khác nên bị gia đình chồng thù ghét, Hồng ở với họ hàng bên nội. Sau khi cha Hồng mất gần một năm, sắp đến ngày giỗ đầu của ông, mẹ ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Người bà cô của Hồng gọi chú bé lại trò chuyện với một tâm địa xấu xa, độc ác. Bà ta vừa cười vừa hỏi Hồng. Đây không phải là sự lo lắng, nghiêm nghị, cũng không phải âu yếm. Cái cười này thể hiện một sự không thiện chí. Câu hỏi của mụ ta: có muốn vào Thanh Hoá thăm mợ mày không cũng chứa đựng ý nghĩa cay độc một sự giả dối.

Nhận ra ý nghĩ cay độc của cô, Hồng cúi đầu không đáp. Nhưng sau đó, chú cười đáp lại: “không cháu không muốn vào, cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”. Thái độ đó chứng tỏ chú rất yêu thương và kính trọng mẹ, chú nhận ra được ý nghĩ cay độc của bà cô trong giọng nói và nét mặt khi cười rất kịch của bà cô. Em không thể để tình yêu thương và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.

Người bà cô “Giọng vẫn ngọt”, “sao không vào mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!”, “Hai con mắt long lanh của cô chằm chặp nhìn” vào Hồng rồi “Vỗ vai cười nói” “mày dại quá, vào bắt mẹ mày may vá sắm sửa cho và bế em bé chứ”. Giọng mụ ta bình thản nhưng mỉa mai. Cái nhìn của bà chứng tỏ bà cô rắp tâm muốn kéo đứa cháu đáng thương vào một trò chơi độc ác đã dần tính sẵn. Cử chỉ vỗ vai, cười nói – thể hiện sự giả dối độc ác. Câu nói “mày dại quá…” không chỉ lộ rõ sự ác ý mà còn chuyển sang chiều hướng châm chọc, nhục mạ với một giọng điệu cay nghiệt, độc ác.

Vẫn chưa chịu buông tha Hồng, bà cô tiếp tục kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ Hồng. Đó là sự vô cảm sắc lạnh đến ghê người. Chúng khiến tâm trạng của Hồng đau đớn, uất ức đến cực điểm. Cử chỉ đổi giọng, vỗ vai, nghiêm nghị của bà cô thực chất là sự thay đổi đấu pháp tấn công. Khi thấy cháu tức tưởi phẫn uất bà mới hạ giọng tỏ sự ngậm ngùi thương xót người đã mất. Khi đó, sự giả dối thâm hiểm trơ trẽn của bà cô đã phơi bày toàn bộ.

Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) người bà cô bộc lộ bản chất là một kẻ lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc đó.

Nhân vật bà cô trong đoạn trích nói riêng và toàn bộ tác phẩm nói chung mang giá trị hiện thực sâu sắc. Nó ẩn chứa sức mạnh tố cáo hạng người giả dối, tàn nhẫn, mất hết sự trắc ẩn của tình người, tình máu mủ.. Đồng thời, nó cùng khẳng định tấm lòng đồng cảm, yêu thương của nhà văn đối với những số phận bất hạnh trong xã hội phong kiến nửa thực dân xưa.

Bài Tập Định Luật Ii Newton Bài Tập Hệ Vật

Bài tập định luật II Newton: Bài tập hệ vật

Tóm tắt lý thuyết:

+ Nếu các vật trong hệ liên kết với nhau bằng dây nối, dây không giãn, nhẹ thì các vật trong hệ chuyển động với cùng một gia tốc

[vec{a}=dfrac{vec{F_{1}}+vec{F_{2}}+..}{m_{1}+m_{2}+..}]

F 1; F 2 là ngoại lực tác dụng lên các vật trong hệ.

Nếu các vật liên kết với nhau bằng ròng rọc cần chú ý:

+ Đầu dây luôn qua ròng rọc động đi được quãng đường s thì vật treo vào trục dòng rọc đi được quãng đường là s/2, vận tốc và gia tốc cũng theo tỉ lệ đó.

+ Nếu hệ gồm hai vật chồng lên nhau thi khi có chuyển động tương đối ta cần khảo sát từng vật riêng lẻ, khi không có chuyển động tương đối ta coi hai vật là một vật có khối lượng bằng tổng khối lượng của hai vật khi khảo sát.

Công thức cộng gia tốc:

[vec{a_{13}}=vec{a_{12}}+vec{a_{23}}]

Trong đó:

a$_{13}$: gia tốc tuyệt đối (gia tốc của vật so với hệ qui chiếu đứng yên)

a12: gia tốc tương đối (gia tốc của vật so với hệ qui chiếu chuyển động)

a$_{23}$: gia tốc kéo theo (gia tốc của hệ qui chiếu chuyển đọng so với hệ qui chiếu đứng yên)

Bài tập hệ vật

Bài 1: Hai vật m 1 = 1kg, m 2 = 0,5kg nối với nhau bằng sợi dây và được kéo lên thẳng đứng nhờ lực F = 18N đặt lên vật I. Tìm gia tốc chuyển động và lực căng của dây. Coi dây là không giãn và có khối lượng không đáng kể.

Bài 2: Một vật khối lượng m treo vào trần một thang máy khối lượng M, m cách sàn thang máy một khoảng s. Tác dụng lên buồng thang máy lực F hướng lên.

a/ Tính gia tốc của m và lực căng dây treo.

b/ Dây đứt đột ngột. Tính gia tốc của vật và buồng thang máy sau khi dây đứt và thời gian từ lúc đứt dây đến lúc vật m chạm sàn.

Bài 3. Cho hệ như hình vẽ, biết m 1; m 2 hệ số ma sát trượt µ 1; µ 2 và lực căng tối đa T o. Tìm độ lớn của lực F đặt lên m 1 hướng dọc theo dây để dây không đứt.

Bài 4. Hai vật m 1 = 5kg, m 2 = 10kg được nối với nhau bằng một dây nhẹ, đặt trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Tác dụng lực nằm ngang F = 18N lên vật m 1.

a/ Phân tích lực tác dụng lên từng vật và dây. Tính vận tốc và quãng đường mỗi vật sau khi vật bắt đầu chuyển động 2s

b/ Biết dây chịu lực căng tối đa 15N. Hỏi khi hai vật chuyển động dây co bị đứt không?

c/ Tìm độ lớn lực kéo F để dây bị đứt

d/ kết quả của câu c có thay đổi không nếu hệ số ma sát trượt giữa m 1 và m 2 với sàn là µ

Bài 5: vật m 1 =5kg; m 2 = 10kg nối với nhau bằng một dây nhẹ, đặt trên mặt phẳng ngang không ma sát. Tác dụng lực 18N lên vật m 1.

a/ Tính vận tốc và quãng đường mỗi vật sau khi bắt đầu chuyển động 2s

b/ Biết dây chịu lực căng tối đa 15N, hỏi khi hai vật chuyển động dây có bị đứt không?

c/ Tìm độ lớn lực kéo F để dây bị đứt trong trường hợp không có ma sát và có lực ma sát biết hệ số ma sát trượt là µ, lấy g = 10m/s 2.

Bài 6: cho hệ vật như hình vẽ: m 1 = 1kg; m 2 = 2kg; µ 1 = µ 2 = 0,1; F = 6N; α = 30 o; g = 10m/s 2. Tính gia tốc của chuyển động và lực căng dây.

Phân tích các lực tác dụng vào hệ vật như hình vẽ

Bài 7: Hai xe có khối lượng m 1 =500kg, m 2 = 1000kg nối với nhau bằng dây xích nhẹ, chuyển động trên mặt đường nằm ngang. Hệ số ma sát lăn của mặt đường và xe là µ 1 = 0,1 và µ 2 = 0,05. Xe I kéo xe II và sau khi bắt đầu chuyển động 10s hai xe đi được quãng đường 25m.

a/ Tìm lực kéo của động cơ xe I và lực căng dây.

b/ Sau đó xe 1 tắt máy, hỏi xe II phải hãm phanh với lực hãm bao nhiêu để dây xích chùng nhưng xe II không tiến lại gần xe I. Quãng đường 2 xe đi thêm trước khi dừng lại.

Bài 8: Đầu tầu 20 tấn kéo 10 toa mỗi toa khối lượng 8 tấn, khởi hành trên đường nằm ngang. Lực kéo của đầu máy 50000N. Đoàn tàu đạt vận tốc 36km/h sau quãng đường 125m. Tính hệ số ma sát lăn giữa đoàn tàu với đường ray và lực kéo do đầu máy tác dụng lên toa I.

Bài 9. Cho hệ vật như hình vẽ

m 1 = 3kg; m 2 = 2kg; m 3 = 1kg. F = 12N. Bỏ qua ma sát và khối lượng dây nối. Tìm gia tốc mỗi vật và lực căng của dây nối các vật.

Bài 10: Cho hệ vật như hình vẽ. Hai vật nặng cùng khối lượng m = 1kg có độ cao chênh nhau một khoảng 2m. Đặt thêm vật m’ = 500g lên vật m 1, bỏ qua ma sát khối lượng dây và ròng rọc. Tìm vận tốc của các vật khi hai vật m 1 và m 2 ở ngang nhau. Cho g = 10m/s 2

Bài 11: Cho hệ vật như hình vẽ có m 1 = 2m 2. Lực căng của dây treo ròng rọc là 52,3N. Tìm gia tốc chuyển động của mỗi vật, lực căng của dây treo vật. Lấy g = 9,8m/s 2

Bài 12. Cho hệ vật như hình vẽ

m 1 = 3kg; m 2 = 2kg; m 3 = 5kg. Tìm gia tốc mỗi vật và lực căng của các dây nối

Bài 13: m 1 = 1,6kg; m 2 = 400g; g = 10m/s 2, bỏ qua ma sát, khối lượng dây và ròng rọc. Tìm quãng đường mỗi vật đi được su khi bắt đầu chuyển động 0,5s và lực nén lên trục của ròng rọc.

Bài 14. xe lăn m 1 = 500g và vật m 2 = 200g nối bằng dây qua ròng rọc nhẹ như hình vẽ. Tại thời điểm ban đầu m 1 và m 2 có vận tốc v o =2,8m/s. m 1 đi sang trái còn m 2 đi lên. Bỏ qua ma sát cho g = 9,8m/s 2. Tính

a/ Độ lớn và hướng vận tốc xe lúc t = 2s

b/ vị trí xe lúc t = 2s và quãng đường xe đã đi được trong thời gian 2s

Bài 15. cho hệ như hình vẽ

Bài 16. Cho hệ vật như hình vẽ

m 1 = 3kg; m 2 = 2kg; α = 30 o; g = 10m/s 2. Bỏ qua ma sát. tinh gia tốc của mỗi vật.

Bài 17. Cho hệ vật như hình vẽ

a/ Tìm lực căng T của dây nối ròng rọc với tường

b/ Thay F bằng vật có P = F, lực căng T có thay đổi không?

Bài 18. Cho hệ như hình vẽ

M = m 1 + m 2, bàn nhẵn hệ số ma sát giữa m 1 và m 2 là µ. Tính m 1/m 2 để chúng không trượt lên nhau.

Bài 19. Vật A bắt đầu trượt từ đầu tấm ván B nằm ngang. Vận tốc ban đầu của A là 3m/s của B là 0. Hệ số ma sát giữa A và B là 0,25. Mặt sàn nhẵn. Chiều dài của tấm ván B là 1,6m. Vật A có m 1 = 200g, vật B có m 2 = 1kg. Hỏi A có trượt hết tấm ván B không? Nếu không, quãng đường đi được của A trên tấm ván là bao nhiều và hệ thống sau đó chuyển động ra sao.

Bài 20. Xích có chiều dài l = 1m nằm trên bàn, một phần chiều dài l‘ thòng xuống cạnh bàn. hệ số ma sát giữa xích và bàn là µ = 1/3. Tìm l ‘ đề xích bắt đầu trượt khỏi bàn.

Bài 21. Cho hệ như hình vẽ, m$_{A}$ = 300g; m$_{B}$ = 200g; m$_{C}$ = 1500g. Tác dụng lên C lực F nằm ngang sao cho A và B đứng yên đối với C. Tìm chiều và độ lớn của lực F và lực căng dây nối A, B. Bỏ qua ma sát, khối lượng của dây và ròng rọc. Cho g = 10m/s 2

Bài 22. Cho hệ như hình vẽ

Hệ số ma sát giữa m và M là µ 1; giữa M và sàn là µ 2. Tìm độ lớn của F nằm ngang

a/ đặt lên m để m trượt trên M

b/ Đặt lên M để M trượt khỏi m

Bài 23.Cho hệ như hình vẽ; m= 5kg; M = 1kg. Hệ số ma sát giữa m và M là µ 1 = 0,1 giữa M và sàn là µ 2 = 0,2. Khi α thay đổi ( 0 < α < 90 o), tìm F nhỏ nhất để M thoát khỏi m và tính α khi đó.

Bài 24. Cho hệ như hình vẽ.

Hệ số ma sát giữa m và M, giữa M và sàn là µ. Tìm F để M chuyển động đều nếu

a/ m đứng yên trên M

b/ m nối với tường bằng một dây nằm ngang

c/ m nối với M bằng một dây nằm ngang qua ròng rọc gắn vào tường.

Bài 25. Cho hệ như hình vẽ, m 1 = 15kg, m 2 = 10kg. Sàn nhẵn, hệ số ma sát giữa m 1 và m 2 là 0,6; F = 80N. Tính gia tốc của m 1 trong mỗi trường hợp sau

a/ [vec{F}] nằm ngang

b/ [vec{F}] thẳng đứng, hướng lên

Bài 26. Cho hệ như hình vẽ; Biết M, m, F hệ số ma sát giữa M và m là µ mặt bàn nhẵn. Tìm gia tốc của các vật trong hệ.

Bài 27. Cho cơ hệ như hình vẽ. Ma sát giữa m và M là k. Tính gia tốc của M

Bài 28. Trên mặt phẳng nghiêng góc α có một tấm ván khối lượng M trượt xuống với hệ số ma sát µ. Trên tấm ván có một vật khối lượng m trượt không ma sát. Tìm giá trị của m để tấm ván chuyển động đều.

Bài 29. Cho hệ như hình vẽ

m 1 = 5kg, α = 30 o, m 2 = 2kg, µ = 0,1. Tìm gia tốc chuyển động và lực căng của dây. Cho g = 10m/s 2.

Bài 30.Cho hệ như hình vẽ. m 1 = 1,2kg$_{;}$ α = 30 o. Bỏ qua kích thước của các vật, khối lượng ròng rọc và dây, ma sát. Dây nối m 2 và m 3 dài 2m. Khi hệ bắt đầu chuyển động, m 3 cách mặt đất 2m. Cho g = 10m/s 2. Biết m 2 = 0,6kg, m 3 = 0,2kg.

a/ Tìm gia tốc chuyển động, lực căng của các dây và thời gian chuyển động của m 3

b/ Tính thời gian từ lúc m 3 chạm đất đến khi m 2 chạm đất và lực căng của dây trong giai đoạn này.

c/ Bao lâu kể từ lúc m 2 chạm đất, m 2 bắt đầu đi lên.

a/ Lực tương tác giữa m 1 và m 2 khi chuyển động.

b/ giá trị nhỏ nhất của α để hai vật trượt xuống.

Bài 32.Cho hệ như hình vẽ, m 1 đi xuống không ma sát, M nằm yên. Tìm

a/ gia tốc của m 1; m 2 lực căng dây và lực ma sát nghỉ của mặt sàn đặt lên M

b/ hệ số ma sát µ giữa M và sàn để M không trượt trên sàn.

Bài 33.Cho hệ như hình vẽ. Hệ số ma sát giữa m 1 và mặt phẳng nghiêng là µ 1; giữa m 2 và m 1 là µ 2. Trong tất cả các trường hợp chuyển động có thể xảy ra giữa m 1 và m 2, hãy xác định điều kiện mà µ 1 và µ 2 phải thỏa mãn.

Bài 34. Vật m đặt trên mặt phẳng nghiêng góc α chịu lực [vec{F}] dọc theo cạnh ngang của mặt phẳng như hình vẽ.

Soạn Bài Sự Việc Và Nhân Vật Trong Văn Tự Sự

Để hoàn thành tốt bài soạn trước khi tới lớp, các em có thể tham khảo Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự mà Đọc tài liệu đã biên tập.

Hướng dẫn soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự- Ngữ văn 6 tập 1 I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự

a) Xem xét các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh;

(1) Vua Hùng kén rể.

(2) Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.

(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.

(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ.

(5) Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.

(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.

(7) Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.

Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc trong các sự việc trên và cho biết mối quan hệ nhân quả của chúng.

b) Sự việc trong văn bản tự sự phải được kể cụ thể: do ai làm, việc xảy ra ở đâu, lúc nào, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có sáu yếu tố đó thì truyện mới cụ thể, sáng tỏ. Em hãy chỉ ra sáu yếu tố trên trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh . Theo em, có thể xóa bỏ yếu tố thời gian và địa điểm trong truyện này được không, vì sao? Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không? Nếu bỏ qua sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể đi có được không? Việc Thủy Tinh nổi giận có lí hay không? Lí ấy ở những sự việc nào?

a) Các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

– Sự việc khởi đầu là (1).

– Sự việc phát triển là (2) (3) (4) (5)

– Sự việc cao trào là (6)

– Sự việc kết thúc là (7)

Trật tự sắp xếp các sự việc là không thể đảo lộn được, và không thể bỏ đi bất cứ sự việc nào. Chẳng hạn nếu bỏ sự việc (3) vua Hùng ra điều kiện kén rể thì không biểu hiện được sự “thiên vị” của vua giành cho Sơn Tinh. Bởi mọi sản vật vua yêu cầu, Sơn Tinh có khả năng thực hiện dễ hơn Thủy Tinh.

– Nhân vật: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương, Lạc Hầu

– Không gian: Thành Phong Châu, núi Tản Viên, miền biển

– Thời gian: đời Hùng Vương thứ mười tám

– Diễn biến: (3), (4), (5), (6) ở câu a.

– Nguyên nhân: Thủy Tinh tức giận vì không lấy được Mị Nương.

– Kết thúc: (7)

Các sự việc, chi tiết được lựa chọn như Sơn Tinh có tài xây lũy đất chống lụt, đồ sính lễ là sản vật của núi rừng dễ cho Sơn Tinh mà khó cho Thủy Tinh, Sơn Tinh thắng khi lấy được vợ, lại thắng trong trận giao đấu tiếp theo và mãi về sau khi nào cũng thắng,… cho thấy thái độ của người kể chuyện (ở đây là nhân dân): đứng về phía Sơn Tinh, vua Hùng.

Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh hàng năm vẫn dâng nước báo thù, những chi tiết này giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.

2 – Trang 38 SGK

a) Nhân vật trong văn tự sự vừa là kẻ thực hiện các sự việc, vừa là kẻ được nói tới, được biểu dương hay bị lên án. Em hãy kể tên các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và cho biết:

– Ai là nhân vật chính, có vai trò quan trọng nhất?

– Ai là kẻ được nói tới nhiều nhất?

– Ai là nhân vật phụ? Nhân vật phụ có cần thiết không? Có thể bỏ được không?

b) Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào?

– Được gọi tên, đặt tên;

– Được giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng;

– Được kể các việc làm, hành động, ý nghĩ, lời nói;

– Được miêu tả chân dung, trang phục, trang bị, dáng điệu,…

Hãy cho biết các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được kể như thế nào?

a) Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, các nhân vật là: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương, Lạc hầu.

– Nhân vật phụ là: Vua Hùng, Mị Nương (thường chỉ được nhắc tên hoặc nói qua, nhưng không thể bỏ qua nhân vật phụ vì nhân vật phụ nhằm bổ trợ để cho nhân vật chính thể hiện)

b) Trong văn bản tự sự, có khi ngay từ tên gọi của nhân vật đã mang ngụ ý nào đó.

Sơn Tinh – thần núi (sơn: núi; tinh: thần linh), Thủy Tinh – thần nước (Thủy : nước; tinh: thần linh). Nhân vật thường được giới thiệu lai lịch, ví dụ: Vua Hùng – thứ mười tám; Sơn Tinh – ở vùng núi Tản Viên,…; Lạc Long Quân – ở miền đất Lạc Việt, nòi rồng, con trai thần Long Nữ; Âu Cơ – ở vùng núi cao phương bắc, thuộc dòng họ Thần Nông,…

Có khi, nhân vật được miêu tả hình dáng, ví dụ: Lạc Long Quân – mình rồng, Thánh Gióng – “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.”. Tính tình, tài năng của nhân vật có khi được giới thiệu trực tiếp (Mị Nương: “tính nết hiền dịu”), hoặc là thể hiện qua hành động, việc làm, ví dụ: Lang Liêu, Sơn Tinh, Thủy Tinh,…

II. Soạn bài sự việc và nhân vật trong văn tự sự phần Luyện tập

Chỉ ra những việc làm mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đã làm:

– Vua Hùng: …

– Mị Nương: …

– Sơn Tinh: …

– Thủy Tinh: …

a) Nhận xét vai trò, ý nghĩa của các nhân vật.

b) Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh theo sự việc gắn với các nhân vật chính.

c) Tại sao truyện lại gọi là Sơn Tinh, Thủy Tinh? Nếu đổi bằng các tên sau có được không?

– Vua Hùng kén rể

– Truyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh

– Bài ca chiến công của Sơn Tinh.

– Những việc của nhân vật.

+ Vua Hùng kén rể, chọn các Lạc hầu bàn bạc và ra lời phán.

+ Mị Nương theo Sơn Tinh về núi.

+ Sơn Tinh vẫy tay làm đất nổi cồn núi, dùng phép lạ bốc đồi, dời núi.

+ Thủy Tinh gọi gió, hô mưa, dâng nước sông cuồn cuộn lên đánh Sơn Tinh.

a) Vai trò, ý nghĩa của nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh.

– Quyết định phần chính yếu của câu truyện.

– Nói lên thái độ người kể.

– Giải thích hiện tượng lũ lụt.

Sơn Tinh như vị phúc thần chống lại thế lực của Thủy Tinh thần nước – một tai họa mà mọi người rất muốn diệt trừ.

Hai nhân vật còn lại chỉ tạo nguyên nhân cho câu chuyện phát triển, tạo nên sự đối đầu của Sơn Tinh và Thủy Tinh.

b) Ở đây, Sơn Tinh, Thủy Tinh là hai nhân vật chính, được nói đến nhiều nhất, nên tóm tắt cần chú trọng các sự kiện xoay quanh hai nhân vật này.

Do đó truyện có tên là Sơn Tinh, Thủy Tinh. Nếu đổi bằng các tên như SGK thì sẽ không thể hiện được nội dung mà truyện hướng tới.

Cho nhan đề truyện: Một lần không vâng lời. Em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy. Em dự định sẽ kể về việc gì, diễn biến ra sao, nhân vật của em là ai?

Các em cần xác định.

– Không vâng lời là hiện tượng phổ biến của trẻ em vì các em chưa hiểu hết ý nghĩa của lời dạy bảo.

– Một lần không vâng lời là nhấn mạnh tới việc không vâng lời gây hậu quả như trèo cây ngã gẫy tay, đua xe đẹp bị công an tạm giữ, quay cóp bị điểm kém, hút thuốc lá, ham chơi để em ngã, tắm sông suýt chết, ….

– Phải xác định chọn nhân vật, sự việc phù hợp, hiểu sự tương quan chặt chẽ giữa sự việc và ý nghĩa.

Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự ngắn nhất

Bài 1 trang 37 SGK Ngữ văn 6 tập 1

– Sự việc khởi đầu (1)

– Sự việc phát triển ( 3)

– Sự việc cao trào ( 4- 5)

– Sự việc kết thúc (7)

b, Sáu yếu tố trong văn tự sự:

– Sự việc do: Sơn Tinh Thủy Tinh làm

– Sự việc diễn ra ở đời Hùng Vương thứ mười tám

– Sự việc diễn ra: khi vua Hùng muốn kén chồng cho con.

– Nguyên nhân: Do hai chàng cùng cầu hôn nhưng vua chỉ có một người con gái

– Diễn biến: Sơn Tinh đến trước được vợ, Thủy Tinh đến sau tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều bị thua

– Kết quả: hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua

– Không thể xóa thời gian và địa điểm vì truyện nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt và ước mơ chiến thắng tự nhiên của nhân dân

– Việc Thủy Tinh nổi giận là có lý: Thủy Tinh đến sau và sính lễ nhà vua đưa ra chỉ có trên mặt đất

c, Sự việc thể hiện thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng

– Sơn Tinh được kể về “tài lạ” trước rồi mới tới Thủy Tinh

– Không để nhân vật Thủy Tinh thắng

– Không thể xóa bỏ sự việc Thủy Tinh.

Bài 2 trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1

a, Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

– Sơn Tinh và Thủy Tinh là nhân vật chính có vai trò quan trọng nhất

– Sơn Tinh và Thủy Tinh được nói tới nhiều nhất

– Vua, Mị Nương, các Lạc hầu là nhân vật phụ nhưng không cần thiết, không thể bỏ được

b, Nhân vật trong truyện được kể:

Bài 1 trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đã làm:

– Vua Hùng: kén rể, đưa ra yêu cầu về sính lễ

– Mị Nương: người đẹp như hoa, tính tình hiền dịu, nết na

– Sơn Tinh: vẫy tay, nổi cồn bãi, lên núi đồi

– Thủy Tinh: cầu hôn, dâng nước đánh Sơn Tinh

a, Vai trò của các nhân vật: cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh lý giải cho hiện tượng thiên tai bão lũ diễn ra hằng năm

b, Tóm tắt truyện Sơn Tinh Thủy Tinh:

Xưa vua Hùng muốn kén rể cho công chúa Mị Nương, trong số những người tới xin cầu hôn có Sơn Tinh, Thủy Tinh là những có tài lạ ngang nhau. Không biết chọn ai vua Hùng nói sáng sớm hôm sau ai mang sính lễ (voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao) tới trước sẽ được cưới công chúa. Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh tới trước, cưới được Mị Nương, Thủy Tinh tới sau mang lòng uất hận đem quân đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh và Thủy Tinh giao chiến. Cuối cùng Thủy Tinh thua trận, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh.

c, Truyện có nhan đề là Sơn Tinh, Thủy Tinh vì:

Theo cách đặt tên theo nhân vật chính của truyện dân gian

Truyện diễn tả mối mâu thuẫn trực tiếp giữa con người với thiên tai

Nếu đổi tên thành: ” Vua Hùng kén rể, Truyện Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh, Bài ca chiến công của Sơn Tinh thì không bao hàm hết ý nghĩa nội dung của truyện

Bài 2 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Nhân vật:

Nhân vật chính: Em

Nhân vật phụ: Mẹ em, cô giáo, bạn cùng lớp…

Các sự việc:

Mẹ cho tiền đóng học

Gặp bạn , bạn rủ đi đánh điện tử

Cô giáo điện thoại thông báo em chưa đóng tiền lại bỏ học

Mẹ hỏi em không biết giải thích hợp lý khiến mẹ buồn.

Em ân hận về những việc làm của mình

Kiến thức cần ghi nhớ

Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả,… Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tư, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.

Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động, Nhân vật được thể hiện qua các mưatj: Tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,…

-/-

Bài trước: Soạn bài Nghĩa của từ

Bài sau: Soạn bài Sự tích Hồ Gươm

Tham khảo hướng dẫn – Đọc hiểu và trả lời câu hỏi trong các bài học thuộc SGK Ngữ Văn 6

Hiền Phạm (Tổng hợp)

Cập nhật thông tin chi tiết về Ii Tự Luận Khi Nói Về Nhân Vật Quan… trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!