Xu Hướng 3/2023 # Kế Hoạch Tổ Chức Vui Tết Trung Thu Hay Nhất Đầy 2022 # Top 10 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Kế Hoạch Tổ Chức Vui Tết Trung Thu Hay Nhất Đầy 2022 # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Kế Hoạch Tổ Chức Vui Tết Trung Thu Hay Nhất Đầy 2022 được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lên kế hoạch tổ chức vui Tết Trung thu giúp bạn tổ chức Trung thu diễn ra suôn sẻ và thành công hơn, để lại ấn tượng trong lòng mọi người. Một số kế hoạch tổ chức Tết Trung thu được chúng tôi tổng hợp, các bạn cùng tham khảo.

Bài viết giúp bạn:

– Tham khảo được nhiều mẫu kế hoạch tổ chức Trung thu.– Lên kế hoạch tổ chức Tết trung thu tốt nhất.

Tổng hợp Kế hoạch tổ chức vui Tết Trung thu.

Kế hoạch tổ chức vui Tết Trung thu chuyên nghiệp nhất

Kế hoạch Tổ chức vui Tết Trung thu số 1

Thực hiện kế hoạch số ………………. ngày…tháng…năm….. của UBND huyện ……………… về việc tổ chức tết trung thu 2021, trường mầm non …………………………lập kế hoạch triển khai các hoạt động vui Tết trung thu cho các cháu trong toàn trường như sau

I. Mục đích yêu cầu 1. Mục đích

– Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, cộng đồng, các tổ chức đoàn thể đối với công tác Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, đảm bảo quyền bình đẳng cho mọi trẻ em được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động xã hội, xây dựng môi trường thân thiện…

– Tổ chức các hoạt động tạo sân chơi giải trí, an toàn, lành mạnh, thân thiện, bình đẳng, thiết thực và bổ ích về ngày lễ hội truyền thống của thiếu nhi Việt Nam. Qua đó thể hiện sự quan tâm của Đảng uỷ chính quyền địa phương, Ban Giám hiệu, Công đoàn và các tổ chức đoàn thể nhà trường đối với trẻ và con em CBGV, CNV.

2. Yêu cầu

– Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm và thúc đẩy phong trào toàn xã hội tham gia bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.

– Tổ chức các hoạt động vui Tết trung thu tạo không khí vui tươi phấn khởi cho các cháu, đảm bảo an toàn, bổ ích, tiết kiệm, hiệu quả.

3. Đối tượng

– Đối tượng tham gia: Học sinh toàn trường;– Trẻ em là con em của CBGV, CNV trong Nhà trường;

II. Nội dung

– Tổ chức tết trung thu cho các em thiếu nhi bao gồm: Múa lân (nếu có), rước đèn đón trăng, văn nghệ, trò chơi, phá cỗ.

– Phát quà cho các em có thành tích trong học tập và trẻ có hoàn cảnh khó khăn nhằm động viên các em học tập vào đầu năm học mới.

III. Thời gian và địa điểm

1. Thời gian: …………………………………………………………………………………………..

2. Địa điểm: ……………………………………………………………………………………………

IV. Ban tổ chức V. Tổ chức thực hiện 1. BCH công đoàn

– Tuyên truyền vận động sâu rộng trong các tổ chức chính trị hiểu về ngày tết trung thu cổ truyền của thiếu niên Việt nam;– Rà soát danh sách học sinh học giỏi, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;– Phối hợp với đoàn thanh niên để tổ chức các hoạt động;

2. BCH chi đoàn

– Lập kế hoạch cụ thể các hoạt động tổ chức tết trung thu;– Tham mưu với các tổ chức cá nhân để vận động, tranh thủ, huy động các nguồn lực tặng quà cho các cháu;– Tổ chức các hoạt động Vui tết trung thu.

Nơi nhận:

HIỆU TRƯỜNG

Kế hoạch tổ chức Trung thu số 2

Căn cứ công văn số 733/PGDĐT-GDMN ngày .. tháng .. năm 2021 của Phòng giáo dục Đào tạo Đại Từ về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2021 – 2022;

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-MN ngày .. tháng .. năm 2021 của trường Mầm non An Khánh về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 – 2022;

Thực hiện kế hoạch tổ chức các ngày hội, ngày lễ năm học 2021 – 20221 của trường mầm non An Khánh;

Trường mầm non An Khánh xây dựng kế hoạch tổ chức Tết Trung thu năm 2021 như sau:

I. MỤC ĐÍCH

1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng và toàn xã hội đối với sự nghiệp bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em nghèo, trẻ mồ côi, trẻ bị tàn tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn được phát triển toàn diện trong môi trường thân thiện;

2. Tạo nên không khí vui tươi phấn khởi, hào hứng trong trường mầm non vào dịp “Tết Trung thu” là Tết cổ truyền dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng;

3. Đây cũng là một hoạt động trong nội dung cụ thể hoá thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” và thể hiện công tác xã hội hoá trong trường mầm non;

4. Tết trung thu phải được tổ chức thật vui vẻ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ. Tất cả trẻ phải được tham gia và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.

II. THỜI GIAN TỔ CHỨC:

– 15h30 phút ngày ../../2021

III. ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC:

– Trường mầm non An Khánh

IV. NỘI DUNG TỔ CHỨC 1. Ổn định tổ chức:

– Trống hội, trẻ đi từ các lớp ra sân trên nền nhạc bài hát “Chiếc đèn ông sao”, sau đó ổn định hàng theo từng lớp trước sân khấu – Hoạt động tập thể.– Chú cuội và chị Hằng trò chuyện với trẻ.2. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu: Chị Hằng, chú Cuội.3. Đại biểu Đảng ủy – HĐND – UBND xã An Khánh phát biểu và tặng quà Tết Trung thu cho trẻ.4. Hiệu trưởng phát biểu cảm ơn.5. Chương trình văn nghệ vui Trung thu:– 5 tiết mục của trẻ – Rước đèn – Múa lân6. Kết thúc: Đại biểu chia quà cho trẻ.

V. BAN TỔ CHỨC VI. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

Trang trí khánh tiết: Chuẩn bị xong vào buổi chiều ngày …

– Trang trí phông, đèn ông sao to: Đ/c Lê Thị Thanh + đ/c Dương Thị Nhung phụ trách, mỗi tổ chuyên môn cử 2 người phụ cùng trang trí.– Trang trí mâm ngũ quả: Ninh Thúy Hạnh phụ trách.

– Chương trình đồng diễn, văn nghệ: Đ/c Ninh Thúy Hạnh– Dẫn chương trình: – Đ/c Ninh Thúy Hạnh: vai Chị Hằng

– Đ/c Nguyễn Thị Thu Song: vai Chú Cuội

– Chuẩn bị nước và tiếp khách: Tổ văn phòng, nhà bếp.– Âm thanh, loa đĩa: Đ/c Nguyễn Thị Thảo– Đèn ông sao cho trẻ: Phụ huynh các lớp chuẩn bị.

Trang phục:

– Trang phục trẻ: Mặc đồng phục, đi giày hoặc dép có quai.– Cô giáo: Áo dài truyền thống, hoặc trang phục phù hợp với vai diễn.

VII. KINH PHÍ TỔ CHỨC

(Bốn triệu sáu trăm nghìn đồng chẵn.)

Nơi nhận:

– Phòng GD&ĐT (Để b/c)– UBND xã (Để b/c)– Ban đại diện Hội CMHS (P. hợp)– Các tổ CM, VP (th/hiện)– Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

Kế hoạch tổ chức Trung thu số 3

Thực hiện Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2021 của Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Kế hoạch năm học của Trường TH Quang Trung năm học 2021-2022.

Thực hiện công văn số 1928/SGDĐT-CTTT-HSSV của Sở GDĐT về việc tổ chức Tết trung thu năm 2021

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

– Nhằm thể hiện sự quan tâm của Ban Giám Hiệu, Công Đoàn, Chi đoàn trường cùng các bậc PHHS chung tay chăm lo cho các em có điều kiện được vui Trung thu 2021.– Xây dựng sân chơi văn hoá, văn nghệ lành mạnh, thiết thực cho các em .– Tạo điều kiện cho các em học sinh có một Tết Trung Thu an toàn, tiết kiệm và thật ý nghĩa tràn đầy niềm vui, niềm hạnh phúc, thông qua đó để giáo dục cho các em chăm ngoan – học tốt…

II. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM:

Vào lúc 7h30 ngày ../../2021 (…) nhằm ngày 15/8 âm lịch.

Địa điểm: Tại Trường TH Quang Trung.

III. ĐỐI TƯỢNG: Học sinh toàn trường IV. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG:

1. Trưng bày mâm cỗ:

– Thời gian: 7h30 ngày ../../2021– Địa điểm: Sân trường – Trường TH Quang Trung– Đối tượng tham gia: HS khối 4, 5– Hình thức: Mỗi lớp tham gia bày 1 mâm ngũ quả mang ý nghĩa và biểu tượng về ngày trung thu nộp cho BTC vào 8h00 ngày ../../2021 để chấm điểm và trưng bày (mỗi lớp 3HS tham gia trang trí mâm ngũ quả lớp mình). Đồng thời mỗi lớp cử 1HS thuyết trình về ý nghĩa của mâm cỗ dự thi.

Lưu ý: Lớp nào nộp không đúng thời gian BTC sẽ không chấm điểm.

– Cơ cấu giải thưởng: + 2 giải nhất + 2 giải nhì

+ 2 giải ba + 7 giải khuyến khích

– Tiêu chí chấm điểm:

Nguyên liệu:

Mâm ngũ quả gồm:

+ Hoa, quả, nến, khay bày ngũ quả và một số nguyên liệu khác.+ Số lượng từ 5 loại quả trở lên.+ Có tên chi đội(tự sáng tạo có thể bằng các hình ông sao, hình nửa vầng trăng…)

Bài thuyết trình ý tưởng:

– Bài thuyết trình phù hợp với nội dung mâm ngũ quả.– Trình bày lưu loát, hay.– Trang phục phù hợp với lễ hội.

Biểu điểm chấm (50 điểm): Chấm điểm theo các tiêu chí:

1/ Mâm quả phải có đủ 5 loại trở lên, phải tươi ngon: 5đ2/ Trang phục lễ hội phù hợp: 5đ3/ Hình thức sắp xếp mâm cỗ đẹp, trang trí hấp dẫn thu hút: 30đ4/ Thuyết minh hay phù hợp với ý nghĩa của mâm cỗ: 10đ

(Trong phần thuyết minh thời gian tối đa là 03 phút. Lớp nào thuyết minh vượt thời gian chỉ đạt dưới 5 điểm. )

+ Thuyết minh đầy đủ: 5 điểm+ Thuyết minh đầy đủ, khá: 6 – 7đ+ Thuyết minh đầy đủ, hay: 8 – 9đ

2. Thi rước đèn:

– Thời gian: 7h30 ngày ../../2021 (thứ năm)– Địa điểm: Trường TH Quang Trung– Đối tượng tham gia: HS khối 1, 2, 3– Hình thức: HS của mỗi lớp hóa trang và chuẩn bị cho mình một lồng đèn cá nhân. Ngoài ra, lớp có thể có thêm lồng đèn chính.– Cơ cấu giải thưởng: + 3 giải nhất + 3 giải nhì

+ 3 giải ba + 9 giải khuyến khích

– Tiêu chí chấm điểm:

V. NỘI DUNG – CHƯƠNG TRÌNH:

1. Tuyên bố lý do -giới thiệu đại biểu2. Khối 1, 2, 3 thi rước đèn3. BGK chấm điểm mâm cỗ khối 4, 54. Hoạt cảnh Sự tích chú Cuội cung trăng5. Múa lân6. Công bố kết quả, trao giải cho các lớp7. Bế mạc

VI. PHỐI HỢP THỰC HIỆN:

– Tổng Phụ trách Đội– GVCN các khối lớp 1 + K2 + K3 + K4 + K5– Giáo viên Bộ môn– Ban văn nghệ

Nơi nhận:

– BGH trường– GVCN các khối lớp

TM.BAN GIÁM HIỆU TM. BCH ĐOÀNBÍ THƯ

Kế hoạch tổ chức vui tết Trung thu số 4

Thực hiện kế hoạch của Phòng GD&ĐT Huyện Phú Lộc; Kế hoạch năm học của Trường TH Lăng Cô năm học 2021-2022.

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

– Nhằm thể hiện sự quan tâm của Ban Giám Hiệu, Chi đoàn trường cùng các bậc PHHS chung tay chăm lo cho các em có điều kiện được vui Trung thu 2021.

– Xây dựng sân chơi văn hoá lành mạnh, thiết thực cho các em .

– Tạo điều kiện cho các em học sinh có một Tết Trung Thu an toàn, tiết kiệm và thật ý nghĩa tràn đầy niềm vui, niềm hạnh phúc, thông qua đó để giáo dục cho các em chăm ngoan – học tốt…

II. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM:

Thời gian: – Cơ sở lẻ Ngày ../../2021 ( thứ ba)

Địa điểm: Điểm trường nào tổ chức ở điểm trường đó

Cụ thể

– CS Hói Dừa: 15h; CS Hói Mít :15h30; CS Quảng Vân: 16h30; cs2- Loan Lý : 17h

Vào ngày ../../2021 (thứ 3) nhằm ngày 14/8 âm lịch

– Cơ sở chính: Vào lúc 16h00 ngày ../../2021 (thứ 4)

III. ĐỐI TƯỢNG: Học sinh toàn trường IV. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG:

– Nội dung: vui chơi, văn hóa văn nghệ, phá cỗ, đón xem múa lân– Hình thức: Mỗi lớp tổ chức văn hóa văn nghệ, giao lưu nói về ý nghĩa Tết Trung Thu; Phá cổ

Lưu ý: Các lớp tổ chức sinh hoạt các nội dung trên, trước giờ đón xem lân; giờ trên là giờ xem múa lân. GV chủ động bù tiết thiếu trong tuần.

V. NỘI DUNG – CHƯƠNG TRÌNH: ( Trường Chính)

Lễ chính thức: Bắt đầu vào lúc 16giờ 00.

VI. Phân công nhiệm vụ:

– Giáo viên chủ nhiệm quản lý và tổ chức cho học sinh lớp mình.

– Đoàn Thanh niên: Giao Bí Thư chi đoàn triển khai kế hoạch, phân công nhiệm vụ

( Báo cáo bằng văn bản; kèm theo kế hoạch cụ thể)

– Đội: Phối hợp Gv Âm nhạc chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, bố trí đội hình; Phối hợp Đoàn bảo vệ trật tự.

Nơi nhận: DUYỆT HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

– BGH trường HIỆU TRƯỞNG P HIỆU TRƯỞNG– Đoàn, Đội– GVCN các khối lớp Hoàng Ngọc Hiếu Bạch Thanh Phong

Sắp đến ngày tết Trung thu, bạn muốn tìm lời chúc Trung thu để gửi cho người thân yêu thì bạn hãy tham khảo những lời chúc Trung thu mà chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ.

Kế Hoạch Tổ Chức Vui Trung Thu Cho Học Sinh Tiểu Học

Kế hoạch tổ chức Trung thu tiểu học

1. Mẫu kế hoạch tổ chức Trung thu (mẫu số 1)

KẾ HOẠCH Tổ chức Tết Trung thu cho học sinh năm học 2020 – 2021

Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của Trường Tiểu học ……….. năm học 20…… – 20…..;

Căn cứ Chương trình hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi năm học 20…- 20… của Hội đồng Đội huyện ……;

Trường Tiểu học ………… xây dựng kế hoạch tổ chức vui tết Trung thu cho các em học sinh năm 2020 như sau:

MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

Tạo điều kiện cho các em học sinh có một Tết Trung thu an toàn, tiết kiệm tràn đầy niềm vui, niềm hạnh phúc, thông qua đó để giáo dục cho các em chăm ngoan – học tốt …

Nhằm phát huy tính sáng tạo, tinh thần đoàn kết tương trợ của các em học sinh cũng như tạo sân chơi lành mạnh và bổ ích cho các em, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa thông qua hội thi làm lồng đèn.

Tạo điều kiện cho các em được giao lưu, học tập lẫn nhau trong phong trào, từ đó các em có tinh thần học tập sáng tạo hơn.

Tất cả học sinh nhà trường phải được tham gia vào các hoạt động vui chơi, sinh hoạt trong ngày tết trung thu, không phân biệt trẻ em có điều kiện kinh tế hay trẻ em nghèo.

THỜI GIAN – ĐỐI TƯỢNG – ĐỊA ĐIỂM THAM DỰ

Thời gian: Từ ngày 30/9/2020 (nhằm ngày 14/8 âm lịch).

Địa điểm: Trường Tiểu học …….

Đối tượng:Học sinh trường Tiểu học …….

III. NỘI DUNG Hội thi “Làm lồng đèn trung thu”

– Đối tượng tham dự: Học sinh các khối lớp 3, 4, 5 của trường Tiểu học ……………….

– Thời gian: Lúc 14 giờ, ngày 30/9/2019.

– Thể lệ của hội thi:

+ Mỗi lớp làm 01 lồng đèn trung thu để tham gia thi làm lồng đèn (giáo viên đóng vai trò người hướng dẫn, học sinh và phụ huynh cùng tham gia thực hành).

+ Do mục đích hội thi là phát huy tính sáng tạo nên các em phải tự làm khung, không được mua sẵn đèn trung thu ở ngoài. BGK kiểm tra xong khâu chuẩn bị các em mới bắt đầu thực hiện và trang trí. Nếu BGK kiểm tra và phát hiện lớp nào vi phạm sẽ bị loại khỏi cuộc thi.

+ Kích thước tối thiểu: chiều cao 50 cm, chiều dài 30 cm.

+ Lồng đèn phải có 01 cây nến, chỗ để nến phải vững chắc.

+ Các lớp tự chuẩn bị vật dụng để thực hiện.

+ Khuyến khích các lớp tham gia làm lồng đèn có sự sáng tạo.

+ GVCN khuyến khích và ủng hộ tinh thần của các em học sinh, hướng dẫn các em học sinh trước khi thi. Tuyệt đối không tham gia làm giúp các em trong suốt quá trình thi. Nếu lớp nào vi phạm sẽ bị loại khỏi cuộc thi.

– Cơ cấu giải thưởng:

+ 1 Giải Nhất 150.000 đồng

+ 1 Giải Nhì 100.000 đồng

+ 1 Giải Ba 50.000 đồng

– Kết quả thi được công bố vào đêm hội trăng rằm ngày …/…./2020.

Chương trình Đêm hội trăng rằm

– Thời gian: Bắt đầu vào lúc 17 giờ 30 phút, ngày 30/9/2020 tại trường Tiểu học ………………

– Chương trình bao gồm các hoạt động:

+ Rước đèn quanh sân trường

+ Văn nghệ chào mừng;

+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;

+ Hiệu trưởng đọc thư chúc Tết trung thu của Chủ tịch nước;

+ Công bố kết quả hội thi làm lồng đèn;

+ Tặng quà Trung thu cho học sinh;

+ Bế mạc.

THÀNH PHẦN BAN TỔ CHỨC VÀ BAN GIÁM KHẢO

3.1. Ban Tổ chức

Thầy ………………Hiệu trưởng Trưởng ban

Cô ……………….. Phó Hiệu trưởng Phó ban

Thầy ………….. Chủ tịch CĐCS Thành viên

Cô …………….. Bí thư Chi đoàn Thành viên

Cô ……………. Tổng phụ trách Thành viên

Thầy chúng tôi Âm nhạc Thành viên

3.2. Ban giám khảo

Cô ……………….Phó Hiệu trưởng Trưởng ban

Thầy …………. GV Mỹ thuật Thành viên

Cô………………. Tổng phụ trách Thành viên

KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng kinh phí tổ chức đêm trung thu là 16.820.000 đồng, trong đó:

– Bánh trung thu: 356 em x 30.000 đồng = 10.680.000 đồng.

– Lồng đèn: 356 em x 20.000 đồng = 5.340.000 đồng.

– Khen thưởng hội thi làm lồng đèn: 300.000 đồng.

– Nước uống khách mời: 500.000 đồng.

Nguồn kinh phí tổ chức đêm trung thu được vận động từ các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm, các Hội từ thiện, tham mưu UBND xã hỗ trợ. Nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức đêm hội và kinh phí khen thưởng hội thi lồng đèn.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

– Nhà trường xây dựng kế hoạch, tham mưu UBND xã để xin ý kiến tổ chức đêm trung thu; triển khai rộng rãi đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh biết để tham gia.

– Giáo viên thông báo học sinh để các em biết tham gia đầy đủ.

– Đồng chí Tổng phụ trách Đội triển khai kế hoạch xuống các lớp về hội thi Làm lồng đèn và đêm hội trăng rằm; tổ chức tập dợt cho học sinh rước đèn quanh trường.

– Các em học sinh tham dự chương trình mang theo 01 lồng đèn để phục vụ cho hoạt động rước đèn.

– Cô Thảo phân công nhân sự phục vụ cho hội thi và đêm hội.

– Giáo viên chủ nhiệm quản lý và tổ chức cho học sinh lớp mình vui chơi một cách an toàn, trật tự.

2. Mẫu kế hoạch tổ chức vui Trung thu (mẫu số 2)

Thực hiện Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm …. của Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Kế hoạch năm học của Trường TH ……………. năm học …………………

Thực hiện công văn số ………… của Sở GDĐT về việc tổ chức Tết trung thu năm …

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

Nhằm thể hiện sự quan tâm của Ban Giám Hiệu, Công Đoàn, Chi đoàn trường cùng các bậc PHHS chung tay chăm lo cho các em có điều kiện được vui Trung thu ……….

Xây dựng sân chơi văn hoá, văn nghệ lành mạnh, thiết thực cho các em.

Tạo điều kiện cho các em học sinh có một Tết Trung Thu an toàn, tiết kiệm và thật ý nghĩa tràn đầy niềm vui, niềm hạnh phúc, thông qua đó để giáo dục cho các em chăm ngoan – học tốt…

II. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM:

Vào lúc ………… ngày …………….. nhằm ngày ……….. âm lịch.

Địa điểm: Tại Trường TH ………………….

III. ĐỐI TƯỢNG: Học sinh toàn trường

IV. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG:

1. Trưng bày mâm cỗ:

Thời gian: ………….. ngày …………………..

Địa điểm: Sân trường – Trường TH ……………

Đối tượng tham gia: HS khối …………..

Hình thức: Mỗi lớp tham gia bày 1 mâm ngũ quả mang ý nghĩa và biểu tượng về ngày trung thu nộp cho BTC vào …………….. ngày ………………… để chấm điểm và trưng bày (mỗi lớp 3HS tham gia trang trí mâm ngũ quả lớp mình). Đồng thời mỗi lớp cử 1HS thuyết trình về ý nghĩa của mâm cỗ dự thi.

Lưu ý: Lớp nào nộp không đúng thời gian BTC sẽ không chấm điểm.

– Cơ cấu giải thưởng: + 2 giải nhất + 2 giải nhì

+ 2 giải ba + 7 giải khuyến khích

– Tiêu chí chấm điểm:

Nguyên liệu:

Mâm ngũ quả gồm:

Hoa, quả, nến, khay bày ngũ quả và một số nguyên liệu khác.

Số lượng từ 5 loại quả trở lên.

Có tên chi đội (tự sáng tạo có thể bằng các hình ông sao, hình nửa vầng trăng…)

Bài thuyết trình ý tưởng:

Bài thuyết trình phù hợp với nội dung mâm ngũ quả.

Trình bày lưu loát, hay.

Trang phục phù hợp với lễ hội.

Biểu điểm chấm (50 điểm): Chấm điểm theo các tiêu chí:

Mâm quả phải có đủ 5 loại trở lên, phải tươi ngon: 5đ

Trang phục lễ hội phù hợp: 5đ

Hình thức sắp xếp mâm cỗ đẹp, trang trí hấp dẫn thu hút: 30đ

Thuyết minh hay phù hợp với ý nghĩa của mâm cỗ: 10đ

(Trong phần thuyết minh thời gian tối đa là 03 phút. Lớp nào thuyết minh vượt thời gian chỉ đạt dưới 5 điểm)

Thuyết minh đầy đủ: 5 điểm

Thuyết minh đầy đủ, khá: 6 – 7đ

Thuyết minh đầy đủ, hay: 8 – 9đ

2. Thi rước đèn:

Thời gian: …………… ngày ……………….

Địa điểm: Trường TH ………………………

Đối tượng tham gia: HS khối ……………….

Hình thức: HS của mỗi lớp hóa trang và chuẩn bị cho mình một lồng đèn cá nhân. Ngoài ra, lớp có thể có thêm lồng đèn chính.

Cơ cấu giải thưởng: + 3 giải nhất + 3 giải nhì

+ 3 giải ba + 9 giải khuyến khích

– Tiêu chí chấm điểm:

Đèn chính: 20 điểm

Trang phục có chú Cuội, chị Hằng: 20 điểm

Trang phục đẹp: 20 điểm

Số lượng lồng đèn: 20 điểm

Rước đèn theo hàng: 10 điểm

Vui, hồn nhiên: 10 điểm

V. NỘI DUNG – CHƯƠNG TRÌNH:

Tuyên bố lý do -giới thiệu đại biểu

Khối 1, 2, 3 thi rước đèn

BGK chấm điểm mâm cỗ khối 4, 5

Hoạt cảnh Sự tích chú Cuội cung trăng

Múa lân

Công bố kết quả, trao giải cho các lớp

Bế mạc

VI. PHỐI HỢP THỰC HIỆN:

Tổng Phụ trách Đội

GVCN các khối lớp 1 + K2 + K3 + K4 + K5

Giáo viên Bộ môn

Ban văn nghệ

Nơi nhận:

BGH trường

GVCN các khối lớp

TM.BAN GIÁM HIỆU TM. BCH ĐOÀN

BÍ THƯ

3. Mẫu kế hoạch tổ chức vui trung thu (mẫu số 3)

Thực hiện kế hoạch của Phòng GD&ĐT Huyện ……………; Kế hoạch năm học của Trường TH…………… năm học …………..

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

– Nhằm thể hiện sự quan tâm của Ban Giám Hiệu, Chi đoàn trường cùng các bậc PHHS chung tay chăm lo cho các em có điều kiện được vui Trung thu …………..

– Xây dựng sân chơi văn hoá lành mạnh, thiết thực cho các em .

– Tạo điều kiện cho các em học sinh có một Tết Trung Thu an toàn, tiết kiệm và thật ý nghĩa tràn đầy niềm vui, niềm hạnh phúc, thông qua đó để giáo dục cho các em chăm ngoan – học tốt…

II. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM:

Thời gian: – …………………………

Địa điểm: Điểm trường nào tổ chức ở điểm trường đó

III. ĐỐI TƯỢNG: Học sinh toàn trường

IV. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG:

Nội dung: vui chơi, văn hóa văn nghệ, phá cỗ, đón xem múa lân

Hình thức: Mỗi lớp tổ chức văn hóa văn nghệ, giao lưu nói về ý nghĩa Tết Trung Thu; Phá cổ

Lưu ý: Các lớp tổ chức sinh hoạt các nội dung trên, trước giờ đón xem lân; giờ trên là giờ xem múa lân. GV chủ động bù tiết thiếu trong tuần.

V. NỘI DUNG – CHƯƠNG TRÌNH: (Trường Chính)

Lễ chính thức: Bắt đầu vào lúc ……………….

Văn nghệ chào mừng

Ổn định tổ chức, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

Hiệu trưởng đọc thư chúc Tết Trung thu của Chủ tịch nước.

Hiệu trưởng đánh trống khai hội, phá cổ trung thu.

Múa lân.

Tặng quà Trung thu.

Bế mạc.

VI. Phân công nhiệm vụ:

– Giáo viên chủ nhiệm quản lý và tổ chức cho học sinh lớp mình.

– Đoàn Thanh niên: Giao Bí Thư chi đoàn triển khai kế hoạch, phân công nhiệm vụ

(Báo cáo bằng văn bản; kèm theo kế hoạch cụ thể)

– Đội: Phối hợp Gv Âm nhạc chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, bố trí đội hình; Phối hợp Đoàn bảo vệ trật tự.

Nơi nhận: DUYỆT HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

BGH trường HIỆU TRƯỞNG P HIỆU TRƯỞNG

Đoàn, Đội

GVCN các khối lớp ………………………………………………………………….

Kế Hoạch Tổ Chức Sự Kiện Công Ty Từ A

Bạn là phụ trách marketing được công ty giao trọng trách tổ chức một event lớn (kỷ niệm thành lập công ty, chiêu mộ nhân sự, mừng ngày lễ lớn … ). Chắc hẳn bạn cùng các thành viên trong nhóm đang brainstorming, chìm ngập trong rất nhiều vấn đề chẳng hạn như:

– Chưa biết lên kế hoạch event công ty có những khâu cụ thể như thế nào?

– Các mốc thời gian chuẩn bị và thực hiện ra sao?

– Các vấn đề gì cần giải quyết trong các khâu tổ chức sự kiện?

– Bạn cần phải giữ liên lạc với những ai?

– Các vấn đề có thể phát sinh khi tổ chức event và làm thế nào để xử lý hiệu quả những vấn đề đó?

– Thu hút khách mời tham dự như thế nào? Công tác truyền thông cho sự kiện này ra sao?

Phần 1: Kế hoạch 2 tháng trước sự kiện

1. Xác định mục tiêu của sự kiện

Hãy tự đặt cho mình một vài câu hỏi nhỏ sau để đảm bảo dẫn dắt sự kiện đi đúng hướng.

Bạn có phải đang lên một chương trình quảng bá sản phẩm mới?

Event này dành cho chỉ một cá nhân hay một nhóm người cụ thể?

Hãy đặt những câu hỏi càng tiến sát vấn đề càng tốt. Suy nghĩ kĩ về mục tiêu sự kiện như là một tuyên bố sứ mệnh của bạn. Nó chính là chiếc “khung” của để bạn triển khai công việc. Khi bạn biết chính xác những gì bạn muốn làm, thì mọi việc sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn nhiều!

2. Đưa ra “đích ngắm” (goals) cụ thể

Đích ngắm ở đây không phải là bạn sẽ mời được bao nhiêu người tham dự, mà là sau khi sự kiện này diễn ra bạn sẽ thu được những kết quả cụ thể gì. Ví dụ:

25 nhân sự mới sẽ gia nhập đội ngũ doanh nghiệp của bạn.

Gây được quỹ từ thiện 500.000 triệu đồng.

Quảng bá được một dòng sản phẩm mới của công ty.

Hay đơn giản là đạt được sự vui vẻ, thỏa mãn của mọi người sau khi tham gia sự kiện của bạn?

Hãy nghĩ về kết quả hàng đầu mà bạn mong muốn đạt được sau sự kiện này và tập trung nguồn lực giúp chúng trở thành hiện thực.

3. Kêu gọi tình nguyện viên, cộng tác viên

Có được các thành viên nhóm đầy nhiệt huyết với các kỹ năng khác nhau là một điều cần thiết. Họ có thể giúp đỡ bạn chuẩn bị các vật dụng cần thiết, mời gọi mọi người tham gia, dán áp phích, chào đón khách mời và làm công việc dọn dẹp vệ sinh sau sự kiện. Hãy đảm bảo cho nhóm cộng tác viên đang theo sát tiến độ kế hoạch của bạn. Sự hợp tác giúp công việc của bạn trở nên dễ dàng hơn.

Hãy tính đến tất cả các chi phí phát sinh có thể. Nếu bạn không có dự trù ngân sách, bạn chắc chắn sẽ kết thúc sự kiện với một đống hóa đơn dày cộp vượt quá giới hạn và không biết chuyện quái gì đã xảy ra. Dự trù kĩ càng trước từ hôm nay để bạn có thể kiểm soát được chi phí mà bạn đã tiêu hao cho sự kiện.

Hãy cân nhắc các biện pháp để tối thiểu mức chi phí: Bạn có tình nguyện viên không? So sánh để lựa chọn địa điểm thuê rẻ hơn? …

5. Dự kiến thời gian và địa điểm

Đây là điều quan trọng nhất trong kế hoạch tổ chức sự kiện của bạn: lựa chọn thời gian và địa điểm thế nào để mọi người khi nhận được lời mời sẽ phải trả lời luôn rằng, “Vâng, tôi sẵn sàng tham dự!”? Chắc hẳn đó sẽ là một khung giờ thuận lợi mà mọi người đều “free”, tại một vị trí thuận tiện cho việc đi lại – nơi mà bạn thấy hợp lý với ngân sách của mình nữa!

Ngoài ra, lưu ý rằng một số địa điểm cần phải đặt chỗ trước, do vậy phải liên hệ với họ càng sớm càng tốt để lựa chọn được khung giờ phù hợp nhất cho sự kiện.

Hãy suy nghĩ về công tác hậu cần cho tất cả mọi thứ.

Bãi đỗ xe của khách mời sẽ ở đâu?

Bố trí như thế nào với không gian địa điểm tổ chức của bạn?

Bạn sẽ cần những thiết bị điện nào?

Cần bao nhiêu người giúp cho chương trình chạy một cách trơn tru?

Những điều gì có thể phát sinh gây trở ngại cho event?

7. Kế hoạch tiếp thị và truyền thông cho sự kiện

Suy nghĩ về những cách để truyền đạt poster này đến người được mời tham dự: E-mail? Thiệp mời gửi tận nơi? Dán ở các khu vực đông người qua lại? Facebook, Twitter, hay bảng tin thông báo trên website? Những điều gì bạn cần trước sự kiện để mời mọi người tham dự và giữ chân họ?…

Hãy tự chuẩn bị một bản chương trình dự kiến của các hoạt động diễn ra trong sự kiện này. Tạo một vài bảng tính để sắp xếp các phương án tổ chức của bạn. Chuẩn bị một timeline với các deadlines cụ thể cho mỗi hoạt động và nhớ viết tên của mọi người và liên hệ của họ khi cần đến.

Phần 2: Kế hoạch 2 tuần trước sự kiện

1. Xác định thời gian và địa điểm cụ thể

Hãy chắc chắn rằng tất cả mọi thứ đang tiến triển đúng định hướng mà bạn đưa ra từ trước.

Cố định ngày tổ chức sự kiện, gọi điện đặt trước địa điểm thuê. Tại thời điểm này, mọi thứ phải được đảm bảo chắc chắn và rõ ràng.

2. Gặp gỡ trao đổi cùng team của bạn

Trao đổi kĩ với các thành viên trong nhóm và cộng tác viên để suy nghĩ về bất kỳ vấn đề nào có thể nảy sinh trong chương trình sự kiện. Đây cũng là thời điểm hoàn hảo để tạo kế hoạch hành động cụ thể cho mỗi người. Đảm bảo nhóm không có bất kỳ vấn đề trục trặc nội bộ nào. Giữ liên lạc chặt chẽ với tất cả các nhà lãnh đạo nhóm cũng như các thành viên trong nhóm và cộng tác viên.

Vì đây là một sự kiện lớn, hãy để những người cùng tham gia đảm nhiệm các hoạt động khác nhau, dưới sự giám sát của đội trưởng – người có kinh nghiệm điều phối được các thành viên trong nhóm tin cậy. Đồng thời, hãy tổ chức một ban lễ tân sự kiện để chào hỏi, gặp gỡ khách mời trong khi mọi người đang chuẩn bị cho sự kiện bắt đầu. Khách mời sẽ cảm nhận được sự chuyên nghiệp, chu đáo của bạn!

4. Chiến lược marketing, truyền thông cho sự kiện

5. Kiểm soát chặt chẽ việc chi tiêu ngân sách

Đảm bảo có một hệ thống biên nhận, xác nhận, hóa đơn và thủ tục giấy tờ chung… Bạn sẽ cần phải giữ tất cả các chứng từ này để tổng kết chi phí tổ chức sự kiện.

6. Lên thời gian biểu chi tiết cho chương trình

Đây là danh sách tất cả thông tin cần thiết được sắp xếp theo các mốc thời gian cố định. Lên kế hoạch chi tiết đến từng phút cho các hoạt động quan trọng. Việc lên thời gian dự kiến này tùy thuộc vào bạn, cố gắng giữ số lượng thông tin ở mức tối thiểu để dễ dàng đọc – hiểu.

7. Chuẩn bị Quà tặng kèm cho người tham dự

Quà tặng kèm hội nghị, sự kiện có thể bao gồm một chai nước, note, bút, tờ rơi hoặc bản thông tin về công ty bạn để khách mời tìm hiểu. Một ý tưởng rất hay để tặng các món quà lưu niệm nhỏ in logo công ty của bạn cho người tham dự, giúp họ nhớ về thương hiệu của bạn nhiều hơn, cũng như giúp bạn tiếp cận được với các khách hàng tiềm năng. Sự chu đáo này sẽ hoàn toàn thuyết phục mọi người rằng đây là một sự kiện được tổ chức chuyên nghiệp, khiến họ cảm thấy được tôn vinh, trân trọng!

Quà tặng này có thể cho khách mời hoặc cho chính team của bạn! Ai mà không yêu thích và mong muốn nhận được những món quà lưu niệm nho nhỏ chứ!

Xem các phản hồi từ khách mời. Xếp các chỗ ngồi đặc biệt cho những người khuyết tật, người già … Kiểm tra những người tham gia có nhu cầu ăn chay hoặc ăn kiêng cụ thể khác không. Thông thường sự kiện nào cũng sẽ có email mời tham dự kèm một bản các câu hỏi tùy chỉnh giúp bạn lưu ý một số yêu cầu đặc biệt của khách.

9. Chuẩn bị danh sách liên lạc

10. Ghé thăm các địa điểm tổ chức với các thành viên trong nhóm

Xác định chỗ đỗ xe cho khách mời, nhà vệ sinh, phòng nghỉ, lối ra vào khác nhau. Tìm kiếm cả những nơi bạn có thể xử lý các tình huống phát sinh hoặc trong trường hợp khẩn cấp. Về cơ bản, phải nắm rõ địa điểm tổ chức của bạn như lòng bàn tay vậy.

11. Tạo một check-list cho những thứ cần mang tới địa điểm tổ chức

Sẽ tệ đến mức nào nếu khách mời đã đến rất đông, và bạn nhận ra thứ duy nhất bạn cần lúc đó là 500 chiếc bình nước quà tặng cho khách mời bạn quên ở công ty? Thật sự rất đáng tiếc. Vì vậy, cần check-list của riêng bạn để dễ dàng theo dõi mọi thứ cần thiết trong kế hoạch tổ chức sự kiện.

Nếu mọi thứ của bạn để ở rải rác nhiều địa điểm khác nhau, hãy giao từng người từng nhiệm vụ cụ thể. Bằng cách đó, bạn không phải dành hàng giờ chạy loanh quanh thu thập tất cả mọi thứ và … kiệt sức.

Phần 3: Kế hoạch 48h trước sự kiện

1. Thực hiện lần kiểm tra cuối cùng với nhóm của bạn

Hãy chắc chắn rằng bạn thống nhất với mọi người về chương trình sự kiện. Ngay cả khi không có ai có ý kiến hoặc đặt câu hỏi gì cho bạn, hãy cố gắng đánh giá hành vi của họ. Mọi người có nhất trí với công việc của họ không? Họ có nắm rõ được trách nhiệm của mình trong kế hoạch tổ chức sự kiện không?

2. Chốt danh sách khách mời

Tạo danh sách những người được mời trong một bảng tính và tính tổng số. Đối với hầu hết các sự kiện, số người trả lời rằng có tham dự chắc chắn sẽ có sự chênh lệch với số người đến thực tế. Ví dụ có 50 người nói rằng “Ok, tôi sẽ đến!” nhưng số người thực tế có thể chỉ là 5 hoặc lên đến tận 500. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để xử lý trong mọi trường hợp. Nhắc nhở các vị khách VIP về sự kiện của bạn. Chắc hẳn bạn sẽ khá ngạc nhiên khi thấy rất nhiều người sẽ nói, “Ồ, sự kiện của bạn vào ngày mai đó hả?” Với một cuộc gọi điện thoại đơn giản hoặc tin nhắn văn bản, đôi khi mọi người sẽ rất dễ quên.

3. Bố trí sắp xếp tại nơi tổ chức sự kiện

Sắp xếp ghế, bàn, phông nền, micrô, loa, máy tính, máy chiếu LCD, bục đứng – mọi thứ cần được lắp đặt ở một vị trí cố định phù hợp. Kiểm tra xem mọi thứ đã sẵn sàng chưa. Phòng ốc có sạch sẽ không? Tất cả các thiết bị điện tử đã có thể hoạt động ổn định chưa? Bạn phải khởi động trước thiết bị nào không? Nhân viên đã được bố trí hợp lý chưa?

Bạn có cần bóng bay trang trí, một tấm áp phích ở góc hay các biển chỉ dẫn, bảng hiệu để người tham dự dễ dàng tìm đến không? Biểu ngữ chào mừng và thông tin khác ở phía trước tòa nhà sẽ đặc biệt hữu ích để giúp mọi người nhận ra sự kiện của bạn. Mở một quầy lễ tân để khách mời đăng ký; bố trí một nhân viên đứng ở cửa chào đón khách mời và giải đáp các thắc mắc của họ. Bạn có thể mở thêm âm nhạc để mọi người cảm thấy có không khí hơn.

4. Nhớ tạo không gian chụp ảnh, quay phim cho khách mời

Phần 4: Ngày diễn ra sự kiện

1. Tất cả mọi thứ đã sẵn sàng!

Đến địa điểm tổ chức thật sớm với các thành viên trong nhóm và tình nguyện viên của bạn. Kiểm tra xem mọi người có đầy đủ ở đó không và tất cả các thiết bị điện tử đều đang hoạt động chưa? Ban tổ chức nên đeo một huy hiệu riêng biệt để dễ dàng nhận biết hoặc có một số hoạt động đáng chú ý khác để người tham gia có thể tìm sự giúp đỡ nếu cần.

Hãy đảm bảo rằng mọi người đều biết về kế hoạch tổ chức của bạn. Đôi khi có những phát sinh khiến sự kiện diễn ra không hoàn toàn theo kế hoạch – vì vậy khi bạn đi chệch khỏi thời gian biểu dự kiến, hãy đảm bảo rằng mọi người phải được kết nối chặt chẽ với nhau.

3. Form tổng kết sau khi kết thúc chương trình

Form tổng kết này để thu thập phản hồi của khách mời cho event của bạn. Hãy để họ nói ra những gì họ cảm nhận, họ muốn bạn phải cải thiện những điều gì, hoặc họ mong muốn có những sự kiện như thế nào trong thời gian tới. Và, tất nhiên, cả cách làm thế nào họ có thể tham gia những event lần sau của công ty bạn!

4. Thu dọn nơi tổ chức sự kiện

Kiểm tra vệ sinh, tháo gỡ các biểu ngữ, bảng biểu … để đảm bảo không còn đồ gì có giá trị đã bị bỏ quên lại nơi tổ chức. Nếu bạn lỡ làm hỏng thiết bị nào đó, liên lạc một cách trung thực và thẳng thắn với quản lý của địa điểm cho thuê. Rác thải phải được đổ ở đúng nơi quy định.

5. Các nhiệm vụ hậu sự kiện

Gửi lời cảm ơn chân thành tới những người đã tới tham dự sự kiện. Điều này giúp cho họ nhớ đến công ty của bạn nhiều hơn.

Đăng ảnh, video sự kiện của bạn lên website công ty.

6. Tổ chức buổi họp hậu sự kiện

Các đơn hàng Quà tặng sự kiện, quà tặng hội nghị – event tiêu biểu 3A đã thực hiện

Gift set Sổ bút USB card – Khách hàng VIBM Bình giữ nhiệt tre – Kiểm toán Nhà nước Ô in logo thương hiệu – KH British International School Túi vải bố canvas quà tặng hội thảo Móc khóa give-away quà tặng sự kiện

Câu hỏi thường gặp

1. Mình có thể mua lẻ không?

3A là đơn vị bán buôn, chỉ cung cấp sản phẩm với số lượng tối thiểu trở lên. Số lượng càng lớn, giá càng cạnh tranh!

2. Làm thế nào để nhận được báo giá nhanh nhất?

3. Mất bao lâu để nhận báo giá từ 3A?

Thông thường 3A team sẽ liên lạc lại trong vòng 2 giờ làm việc đối với các yêu cầu thông thường, 8h làm việc đối với yêu cầu chi tiết hoặc nâng cao.

4. Mình cần đặt hàng các sản phẩm có quy cách đặc biệt (kèm bảo hành, thân thiện môi trường, an toàn với trẻ em, có nguồn gốc xuất xứ tại VN…) 3A có đáp ứng được không?

Chắc chắn rồi! 3A từng có kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu sản xuất đa dạng đặc thù khác nhau tại mỗi doanh nghiệp, từ những sản phẩm đòi hỏi quy chuẩn chất lượng, quy cách cao như an toàn sức khỏe cho trẻ em hoặc người già và phụ nữ mang thai,…hoặc kèm chứng từ chất lượng, C/O theo yêu cầu… Đừng ngần ngại liên hệ với 3A để được tư vấn cụ thể!

Quy trình đặt hàng quà tặng sự kiện, quà tặng event – hội nghị tại 3A:

– Liên hệ 3A theo một trong những cách sau:

Gọi hotline 0936 0888 19.

Gửi email yêu cầu của bạn tới hòm thư điện tử quatang3a@gmail.com.

Chat trực tiếp trên website.

Một số lưu ý nhỏ về đặt hàng quà tặng sự kiện in logo theo yêu cầu 3A:

3A chỉ nhận các đơn hàng với số lượng tối thiểu

Số lượng đặt càng nhiều, giá càng tốt!

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Đầu Tư và Thương Mại AAA Việt Nam

Hà Nội: Tầng 7, 108 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

TP.HCM: Số 9, đường 2, phường Tân Phú, quận 7, chúng tôi

Website: chúng tôi – Email: quatang3a@gmail.com – Hotline: 0936 0888 19

Mẫu Kế Hoạch Tổ Chức Sự Kiện Chi Tiết Hấp Dẫn Nhất 2022

Mẫu kế hoạch tổ chức sự kiện chi tiết hấp dẫn nhất 2021

Doanh nghiệp bạn đang muốn lên kế hoạch tổ chức sự kiện để quảng bá thương hiệu, tiếp cần gần hơn với khách hàng? Nhưng bạn còn loay hoay chưa biết làm thế nào để lên được kế hoạch tổ chức? Với kinh nghiệm tổ chức những sự kiện lớn, VIETPOWER xin chia sẻ đến các bạn 12 bước tạo kế hoạch chi tiết cho mọi loại hình sự kiện một cách hoàn hảo và đơn giản nhất.

► Tìm hiểu ngay: Cách tổ chức sự kiện chuyên nghiệp 

Tư vấn Kịch Bản sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0867.12.8688

Tư vấn cho tôi 0867.12.8688

Mẫu kế hoạch tổ chức sự kiện chi tiết hấp dẫn nhất

Mỗi loại hình sự kiện có tính chất và quy mô khác nhau. Tuy nhiên, để tổ chức sự kiện thành công và diễn ra suôn sẻ cần chuẩn bị kỹ mẫu kế hoạch tổ chức sự kiện và phải xây dựng được các nội dung sau đây:

Xác định hình thức tổ chức sự kiện

Mỗi sự kiện khác nhau đều có mục đích tổ chức khác nhau: tổ chức tiệc cuối năm, lễ khai trương, lễ kỷ niệm thành lập công ty, sự kiện tri ân khách hàng… Trước khi lập kế hoạch tổ chức sự kiện bạn cần nắm rõ và xác định được sự kiện sắp tổ chức là gì? Đây là một trong những bước quan trọng vì nó giúp bạn định hướng được công việc, hạng mục cần tiến hành tiếp theo trong kế hoạch.

Xác định mục tiêu và kết quả đạt được

Để xác định được đúng mục tiêu sự kiện là gì bạn hãy tự đặt ra một số câu hỏi càng sát vấn đề càng tốt. Ví dụ như:

Tại sai bạn tổ chức sự kiện này?

Sự kiện bạn đang chuẩn bị tổ chức là giới thiệu sản phẩm mới hay tri ân khách hàng…

Sự kiện này hướng đến đối tượng nào?

Bạn muốn người tham gia sự kiện nhận được điều gì?

….

Khi bạn xác định rõ mục tiêu và kết quả đạt được sau khi kết thúc sẽ giúp sự kiện của doanh nghiệp bạn thanh công, xây dựng và quảng bá hình ảnh thương hiệu gần hơn với khách hàng.

Xác định thời gian và địa điểm tổ chức

Thời gian và địa điểm tổ chức sự kiện cũng là một trong những yếu tố quyết định sự kiện của bạn có thành công hay không? Cần đảm bảo thời gian và địa điểm tổ sẽ nhận được sự đồng ý tham gia sự kiện của khách mời.

Ở đây có: 25+ Địa điểm tổ chức sự kiện lý tưởng nhất

Lựa chọn thời gian tổ chức sự kiện: hợp lý để mọi người khi nhận được lời mời sẽ phải trả lời rằng “Nhất định tham gia”

Lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện: an ninh an toàn, vị trí thuận tiện cho việc đi lại và phù hợp với quy mô, tính chất, ngân sách của sự kiện.

Ý tưởng tổ chức sự kiện là linh hồn của sự kiện. Để sự kiện có thể thành công, gây ấn tượng và tiếng vang với khách hàng thì ý tưởng tổ chức sự kiện đóng vai trò rất quan trọng, nó phải  mới mẻ và thu hút người tham gia.

Ở đây có: 10+ Ý tưởng tổ chức sự kiện sáng tạo hấp dẫn 2021

Phù hợp với đối tượng khách mời

Truyền tải được thông điệp tổ chức sự kiện

Nhấn mạnh đến sản phẩm, thương hiệu

Xây dựng kịch bản và timeline chương trình

Kịch bản chương trình sự kiện đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và để lại ấn tượng tốt đẹp với khách mời. Mỗi loại hình sự kiện sẽ có một mục đích, tính chất khác nhau tương ứng với một kịch bản chương trình tương ứng kèm theo timeline chi tiết theo bố cục 3 phần: Khai mạc – nội dung chính – bế mạc.

Theo đó, cần phải chuẩn bị 2 loại kịch bản: kịch bản tổng quát và kịch bản chi tiết:

Kịch bản chương trình sự kiện tổng quát: là kịch bản để bao quát sự kiện từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Kịch bản bao gồm: thời gian, nội dung, phân công nhân sự…. Ngoài ra, một chương trình thành công, ấn tượng và khác biệt khi có điểm nhấn xuất hiện một cách hợp lý nhất.

Kịch bản chi tiết (kịch bản MC): là kịch bản trong đó có lời dẫn của MC trong toàn bộ sự kiện, lời lẽ thu hút và truyền tải thông điệp của chương trình.

Ở đây có: 6+ Mẫu kịch bản chương trình sự kiện ấn tượng 

Lên danh sách khách mời sự kiện

Cần lập ra danh sách khách mời sự kiện để sự kiện diễn ra một cách chuyên nghiệp, hoàn hảo và chuẩn bị chu đáo hơn về: chỗ ngồi, thực đơn, quà lưu niệm cho khách… Và quan trọng nhất khách mời chính là những người tạo nên sự thăng hoa của sự kiện hãy luôn quan tâm đến họ để sự kiện của bạn trở nên ấn tượng và thành công.

Danh sách khách mời được phân loại theo những yếu tố sau:

Xác định đối tượng khách mời: nghề nghiệp, độ tuổi…

Xác định số lượng khách mời tham gia

Xác nhận và lập danh sách khách hàng tham gia trước 2-3 ngày tổ chức sự kiện để chuẩn bị đón tiếp, chỗ ngồi tốt hơn.

Sau khi kết thúc sự kiện, gửi thư cảm ơn, ảnh kỉ niệm cho khách tham dự.

Chuẩn bị dụng cụ, thiết kế hình ảnh backdrop

Thiết kế sân khấuthiết kế backdrop

, sàn sân khấu…

Âm thanh ánh sáng

Thiết bị trình chiếu: màn hình led, máy chiếu

Nhân sự sự kiện: PG, BG, MC sự kiện, ca sĩ, nhóm nhảy…

VietPower có dịch vụ: Cho thuê MC sự kiện nhiệt huyết

Dụng cụ thi công sự kiện:

Dụng cụ khi set up sự kiện: kéo, dao rọc giấy, dây nylon, băng keo, thước dây, kìm, tulovit…

Dụng cụ cá nhân trong quá trình sự kiện: áo mưa, ô dù, túi ngủ, đồ ăn, nước, thuốc bông băng y tế…

Dụng cụ, thiết bị trong quá trình diễn ra sự kiện: hệ thống sân khấu, thiết bị âm thanh ánh sáng, màn hình LED, máy ảnh, máy quay, bộ đàm…

Xây dựng kế hoạch truyền thông chương trình sự kiện

Truyền thông cho sự kiện sẽ giúp bạn thông báo đến khách mời, đối tác về việc tổ chức sự kiệc đồng thời thu hút được khách hàng mục tiêu quan tâm tới sự kiện đó. Mỗi loại hình sự kiện có tính chất khác nhau, vậy nên cần xác định đầy đủ thông tin về sự kiện sau đó xây dựng kế hoạch truyền thông:

Mục tiêu của sự kiện

Đối tượng cần truyền thông

Thông điệp truyền thông

Kênh truyền tải thông điệp: thư mời giấy hoặc qua email, báo giấy, tạp chí, mạng xã hội…

Dự trù kinh phí

Tổ chức sự kiện dù có quy mô lớn hay nhỏ cũng cần phải dự trù kinh phí. Đây là điều quan trọng của một chương trình sự kiện, nếu không được dự trù kinh phí từ trước sẽ dần đến tình trạng vượt quá ngân sách cho phép gây thiếu sót làm mất đi sự chuyên nghiệp và thiện cảm của khách hàng.

Bạn nên biết rõ kinh phí tổ chức của mình trong giới hạn là bao nhiêu, danh sách đồ cần mua sắm để có dự trù gần chính xác nhất…  sau đó xây dựng kế hoạch cụ thể tránh tình trạng lãng phí kinh phí. Đồng thời tìm kiếm những biện pháp để tối thiểu chi phí: Cộng tác viên bao nhiêu người? Địa điểm tổ chức sự kiện nào phù hợp về quy mô và giá thành…

Xây dựng phương án dự phòng & quản lý rủi ro

Trong khi tổ chức sự kiện rủi ro có thể xảy ra một cách bất ngờ, bất cứ lúc nào và bất cứ phần việc nào. Một số những ro thường hay gặp trong quá trình tổ chức sự kiện: thời tiết thay đổi, mất điện, thiết bị hỏng, khách mời đến trễ…

Vì vậy luôn phải có phương án dự phòng để tránh cho sự kiện gặp ít rủi ro nhất và người tổ chức sự kiện cần quan sát để xử lý một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Xác định tiến độ thực hiện

Việc xác định tiến độ thực hiện là việc không thể bỏ qua. Bước này giúp cho sự kiện diễn ra suôn sẻ, giảm rủi ro và thành công gây ấn tượng với khách mời. Hoặc nếu trong quá trình thi công, tổ chức sự kiện có xảy ra vấn đề phát sinh có thể xử lý và đưa phương án thay thế kịp thời.

Trước khi tổ chức sự kiện cần phải rà soát và kiểm tra tiến độ thực hiện của những việc sau:

Thời gian, địa điểm tổ chức sự kiện

Giấy phép tổ chức sự kiện

Danh sách khách mời: gửi thư mời, sơ đồ chỗ ngồi…

Nhân sự, phân công công việc

Trang thiết bị dùng trong sự kiện

Đo lường và đánh giá kết quả đạt được

Khi sự kiện kết thúc, bạn nên chuẩn bị phiếu đánh giá dành cho những người tham gia sự kiện. Hãy xem xét và tổng kết lại những phản hồi của khách hàng để nắm bắt được những điều đã làm được và chưa làm được. Từ đó đánh giá về mức độ hoàn thành mục tiêu đặt ra cho sự kiện hay không và rút ra kinh nghiệm cho những sự kiện tiếp theo.

► Tìm hiểu Viet-power: Công ty tổ chức sự kiện

Tư vấn Kịch Bản sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0867.12.8688

Tư vấn cho tôi 0867.12.8688

Công ty cổ phần Truyền thông và Sự kiện VIETPOWER

Trụ sở chính: Toà Nhà 137A4 Khu ĐTM Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội

Chi nhánh Đà Nẵng: 87 Lê Thị Tính – An Khê – Thanh Khê – Đà Nẵng

Chi nhánh chúng tôi Tòa nhà Vincom Center – 72 Lê Thánh Tôn – P.Bến Nghé – Q.1 – TP. HCM

Hotline: 0867128688

Mail: contact@viet-power.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/Vietpowerteambuilding

Cập nhật thông tin chi tiết về Kế Hoạch Tổ Chức Vui Tết Trung Thu Hay Nhất Đầy 2022 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!