Xu Hướng 9/2023 # Kết Quả Sau 1 Năm Triển Khai Việc Gửi, Nhận Văn Bản Điện Tử Giữa Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước # Top 15 Xem Nhiều | Bac.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Kết Quả Sau 1 Năm Triển Khai Việc Gửi, Nhận Văn Bản Điện Tử Giữa Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Kết Quả Sau 1 Năm Triển Khai Việc Gửi, Nhận Văn Bản Điện Tử Giữa Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Kết quả sau 1 năm triển khai việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan hành chính nhà nước

Sáng 15-11, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 01 năm triển khai Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan hành chính nhà nước.

​Thời gian qua, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã tích cực phối hợp triển khai thực hiện Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg và bước đầu đạt được những kết quả nhất định, góp phần giảm đáng kể chi phí gửi, nhận văn bản giấy và thời gian gửi, nhận văn bản giữa các cơ quan nhà nước, thay đổi tác phong, lề lối làm việc từ giải quyết công việc dựa trên giấy tờ sang giải quyết công việc​trên môi trường điện tử, giúp nâng cao năng suất lao động, giảm thời gian xử lý công việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn; giúp lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương biết được tình trạng xử lý văn bản, hồ sơ, công việc để có chỉ đạo kịp thời.

Theo báo cáo, đến thời điểm này, 100% các bộ, ngành, địa phương và Văn phòng Trung ương Đảng đã kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử ở 02 cấp chính quyền với Trục liên thông văn bản quốc gia. Trong đó có 60 đơn vị kết nối thông qua nền tảng chiasẻ, tích hợp dùng chung cấp bộ, cấp tỉnh (LGSP), 35 đơn vị kết nối trực tiếp phần mềm quản lý văn bản và điều hành với Trục liên thông văn bản quốc gia. Bên cạnh đó, Văn phòng Chính phủ đang triển khai kết nối tới Văn phòng Quốc hội phục vụ gửi, nhận tài liệu, thông tin phục vụ các cuộc họp Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; triển khai thử nghiệm kết nối tới các doanh nghiệp đã đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg,…

Quy Định Mới Về Gửi, Nhận Văn Bản Điện Tử Giữa Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước

Theo đó, văn bản điện tử đã ký số theo quy định của pháp luật được gửi, nhận qua hệ thống Quản lý văn bản và điều hành được quy định tại Quyết định có giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy và thay cho việc gửi, nhận văn bản giấy.

Việc gửi, nhận văn bản điện tử phải thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 5 của Luật giao dịch điện tử và tuân theo các quy định khác của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước, an ninh, an toàn thông tin và văn thư, lưu trữ.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hành chính, hướng đến hiện thực hóa nền hành chính không giấy.

Tất cả các văn bản điện tử thuộc thẩm quyền ban hành và giải quyết của các cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước phải được gửi, nhận qua hệ thống Quản lý văn bản và điều hành, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 của Quyết định.

Các cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước không phát hành văn bản giấy đến bên nhận khi đã gửi văn bản điện tử, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Quyết định.

Bên nhận có quyền từ chối nhận văn bản điện tử, nếu văn bản điện tử đó không bảo đảm các nguyên tắc, yêu cầu về gửi, nhận và phải chịu trách nhiệm về việc từ chối đó. Đồng thời, bên nhận cũng phản hồi cho bên gửi được biết thông qua hệ thống Quản lý văn bản và điều hành hoặc thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia để xử lý theo quy định.

Về yêu cầu gửi, nhận văn bản điện tử, Quyết định quy định rõ, văn bản điện tử phải được bảo đảm tính xác thực về nguồn gốc, sự toàn vẹn, an toàn thông tin, dữ liệu trong quá trình gửi, nhận, xử lý, lưu trữ và phải được gửi ngay trong ngày văn bản đó được ký ban hành, chậm nhất là trong buổi sáng của ngày làm việc tiếp theo. Văn bản điện tử đến sau khi được tiếp nhận, nếu bảo đảm giá trị pháp lý phải được xử lý kịp thời, không phải chờ văn bản giấy.

Trường hợp văn bản điện tử thuộc loại khẩn phải được đặt ở chế độ ưu tiên, ghi rõ mức độ khẩn, gửi ngay sau khi đã ký số và phải được trình, chuyển giao xử lý ngay sau khi tiếp nhận. Văn bản điện tử phải được theo dõi, cập nhật tự động trạng thái gửi, nhận, xử lý trên hệ thống Quản lý văn bản và điều hành; phải bảo đảm yêu cầu về thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định của Bộ Nội vụ và về định dạng theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Bảo đảm các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, an toàn thông tin và giải pháp kết nối, liên thông hệ thống Quản lý văn bản và điều hành.

Bên cạnh đó, Quyết định còn quy định cụ thể về các loại văn bản điện tử và đầu mối gửi, nhận văn bản điện tử; quy trình gửi, nhận văn bản điện tử; hạ tầng kỹ thuật, công nghệ cũng như trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức thực hiện các quy định mới về gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước.

Quyết định không áp dụng đối với việc gửi, nhận văn bản điện tử có nội dung thuộc bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 06/9/2023.

Việc ban hành Quyết định 28 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ và thống nhất cho việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước; tổ chức triển khai đồng bộ hoạt động kết nối liên thông văn bản điện tử giữa Chính phủ và cơ quan hành chính nhà nước các cấp, tạo động lực mạnh mẽ hơn nữa cho việc ứng dụng CNTT trong hoạt động hành chính, hướng đến hiện thực hóa nền hành chính không giấy.

Quy Định Về Gửi, Nhận Văn Bản Điện Tử Giữa Các Cơ Quan Trong Hệ Thống Hành Chính Nhà Nước

Theo đó, việc gửi, nhận văn bản điện tử phải thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 5 của Luật Giao dịch điện tử và phải tuân theo các quy định khác của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, an ninh, an toàn thông tin và văn thư, lưu trữ.

Cũng theo Quyết định, văn bản điện tử đã ký số theo quy định của pháp luật được gửi, nhận thông qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành quy định tại Quyết định này có giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy và thay cho việc gửi, nhận văn bản giấy.

Văn bản điện tử phải được bảo đảm tính xác thực về nguồn gốc, sự toàn vẹn, an toàn thông tin, dữ liệu trong quá trình gửi, nhận, xử lý và lưu trữ.

Quyết định nêu rõ, văn bản điện tử phải được gửi ngay trong ngày văn bản đó ký ban hành, chậm nhất là trong buổi sáng của ngày làm việc tiếp theo. Văn bản điện tử đến sau khi được tiếp nhận, nếu bảo đảm giá trị pháp lý phải được xử lý kịp thời, không phải chờ văn bản giấy (nếu có).

Trường hợp văn bản điện tử thuộc loại khẩn phải được đặt ở chế độ ưu tiên, ghi rõ mức độ khẩn, gửi ngay sau khi đã ký số và phải được trình, chuyển giao xử lý ngay sau khi tiếp nhận.

Văn bản điện tử phải được theo dõi, cập nhật tự động trạng thái gửi, nhận, xử lý trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành.

Văn bản điện tử phải bảo đảm yêu cầu về thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định của Bộ Nội vụ, đề định dạng theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông…

Tất cả các văn bản điện tử thuộc thẩm quyền ban hành và giải quyết của cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước phải được gửi, nhận qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành, trừ trường hợp Bên gửi hoặc Bên nhận chưa đáp ứng các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, an toàn thông tin, giải pháp kết nối, liên thông để gửi, nhận văn bản điện tử.

Quyết định quy định về đầu mối cơ quan đơn vị gửi, nhận văn bản điện tử như sau: Văn phòng Chính phủ gửi, nhận văn bản điện tử thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và theo Quy chế làm việc, Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản của Văn phòng Chính phủ.

Văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi, nhận văn bản thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và theo Quy chế làm việc, Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi, nhận văn bản điện tử thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo Quy chế làm việc, Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ 6 tháng 9 năm 2023.

Xem toàn văn Quyết định:

Anh Cao

Quy Định Mới Về Gửi, Nhận Văn Bản Điện Tử Giữa Các Cơ Quan Nhà Nước

Theo Quyết định 28, văn bản điện tử đã ký số theo quy định của pháp luật được gửi, nhận qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành quy định tại Quyết định này có giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy và thay cho việc gửi, nhận văn bản giấy.

Quyết định 28 quy định việc gửi, nhận văn bản điện tử thông qua kết nối, liên thông giữa các hệ thống quản lý văn bản và điều hành (QLVB&ĐH) giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 12/7/2023. Quyết định không áp dụng đối với việc gửi, nhận văn bản điện tử có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Quyết định 28, việc gửi, nhận văn bản điện tử phải thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 5 của Luật giao dịch điện tử và tuân theo các quy định khác của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, an ninh, an toàn thông tin và văn thư lưu trữ.

Tất cả các văn bản điện tử thuộc thẩm quyền ban hành và giải quyết của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước phải được gửi, nhận qua hệ thống QLVB&ĐH, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 của Quyết định này: “…trường hợp Bên gửi hoặc Bên nhận chưa đáp ứng các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, an toàn thông tin, giải pháp kết nối, liên thông để gửi, nhận văn bản điện tử”.

Quyết định 28 cũng quy định cụ thể về yêu cầu gửi, nhận văn bản điện tử. Theo đó, văn bản điện tử phải được bảo đảm tính xác thực về nguồn gốc, sự toàn vẹn, an toàn thông tin, dữ liệu trong quá trình gửi, nhận, xử lý, lưu trữ và phải được gửi ngay trong ngày văn bản đó được ký ban hành, chậm nhất là trong buổi sáng của ngày làm việc tiếp theo. Văn bản điện tử đến sau khi được tiếp nhận, nếu bảo đảm giá trị pháp lý phải được xử lý kịp thời, không phải chờ văn bản giấy (nếu có.

Trường hợp văn bản điện tử thuộc loại khẩn phải được đặt ở chế độ ưu tiên, ghi rõ mức độ khẩn, gửi ngay sau khi đã ký số và phải được trình, chuyển giao xử lý ngay sau khi tiếp nhận. Văn bản điện tử phải được theo dõi, cập nhật tự động trạng thái gửi, nhận, xử lý trên hệ thống QLVB&ĐH; phải bảo đảm yêu cầu về thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định của Bộ Nội vụ và về định dạng theo quy định của Bộ TT&TT. Bảo đảm các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, an toàn thông tin và giải pháp kết nối, liên thông hệ thống QLVB&ĐH.

Quyết định 28 của Thủ tướng Chính phủ còn quy định cụ thể về: các loại văn bản điện tử và đầu mối gửi, nhận văn bản điện tử; quy trình gửi, nhận văn bản điện tử; hạ tầng kỹ thuật, công nghệ cũng như trách nhiệm của Văn phòng Chính phủ, Bộ TT&TT, Bộ Nội vụ, Ban Cơ yếu Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức thực hiện các quy định mới về gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước.

Về quy định chuyển tiếp, Quyết định 28 nêu rõ, Văn phòng Chính phủ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đáp ứng yêu cầu về gửi, nhận văn bản điện tử theo Quyết định này tổ chức kết nối, liên thông hệ thống QLVB&ĐH với Trục liên thông văn bản quốc gia và thực hiện thí điểm gửi, nhận văn bản điện tử theo quy định tại Quyết định này hoàn thành trước ngày 31/12/2023, áp dụng chính thức kể từ ngày 1/1/2023.

Đối với các bộ, ngành, địa phương còn lại thực hiện kết nối, liên thông hệ thống QLVB&ĐH với Trục liên thông văn bản quốc gia, bảo đảm hoàn thành việc kết nối, liên thông, gửi, nhận văn bản điện tử theo quy định tại Quyết định này trước ngày 30/6/2023.

Đối với Bộ Quốc phòng thực hiện kết nối, liên thông hệ thống QLVB&ĐH với Trục liên thông văn bản quốc gia tại một đầu mối (không kết nối, liên thông nội bộ) theo lộ trình quy định tại khoản 1 Điều này.

Việc ban hành Quyết định 28 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ và thống nhất cho việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước; tổ chức triển khai đồng bộ hoạt động kết nối liên thông văn bản điện tử giữa Chính phủ và cơ quan hành chính nhà nước các cấp, tạo động lực mạnh mẽ hơn nữa cho việc ứng dụng CNTT trong hoạt động hành chính, hướng đến hiện thực hóa nền hành chính không giấy.

Việc Gửi, Nhận Văn Bản Điện Tử Giữa Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước: Hình Thành Hệ Thống Chính Phủ Điện Tử Kết Nối Thông Suốt Từ Trung Ương Đến Địa Phương

Việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan hành chính nhà nước: Hình thành hệ thống Chính phủ điện tử kết nối thông suốt từ Trung ương đến địa phương

(Haiphong.gov.vn) – Sáng 15/11, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 1 năm triển khai Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan hành chính nhà nước. Đồng chí Mai Tiến Dũng Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì Hội nghị.

Tại điểm cầu Hải Phòng, Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Nguyễn Xuân Bình dự và chủ trì Hội nghị. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các Sở, ngành, quận, huyện thành phố.

Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Hải Phòng.

Theo báo cáo đánh giá của UBND thành phố Hải Phòng, sau 1 năm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, việc gửi nhận văn bản được triển khai nhanh chóng, thuận lợi, bảo đảm kiểm soát, phân rõ người, rõ việc trong quá trình giải quyết công việc, tiết kiệm được chi phí, rút ngắn thời gian thực thi công vụ…100% các Sở, ngành, UBND quận, huyện đã kết nối, liên thông và thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử có chữ ký số trên hệ thống Trục liên thông quốc gia; số lượng văn bản điện tử gửi, nhận đạt 90% trên tổng số văn bản phát hành của các cơ quan; trên 90% các cơ quan UBND cấp xã/ phường và đơn vị trực thuộc các Sở, ngành (đơn vị cấp 4) cũng đã kết nối, liên thông và thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử; một số các cơ quan còn lại đang triển khai, cấp mã định danh…

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, Trục liên thông văn bản quốc gia vẫn còn phát sinh một số lỗi như: văn bản không đến được nơi nhận, không đính kèm được tài liệu, một văn bản gửi nhiều lần, nội dung trích yếu khác với tệp tin đính kèm… Bên cạnh đó, việc triển khai ký số trên hệ thống cũng đã làm phát sinh dung lượng lưu trữ và thời gian xác thực, ký số.

Về nhiệm vụ và lộ trình thời gian tới, thành phố Hải Phòng sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai liên thông gửi, nhận văn bản điện tử đến 100% cấp xã; tăng cường xử lý công việc trên môi trường mạng, sử dụng chữ ký số cá nhân để phê duyệt các hồ sơ, văn bản điện tử. Đồng thời, hoàn thiện, nâng cấp phần mềm Trục liên thống văn bản đảm bảo vận hành thông suốt, phù hợp với thực tiễn nhu cầu của các địa phương…

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đánh giá việc gửi, nhận liên thông văn bản điện tử giữa Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương trong thời gian qua bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần làm giảm chi phí và thời gian. Đây chính là nền tảng để triển khai kết nối, liên thông các hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền các cấp, hình thành hệ thống Chính phủ điện tử kết nối thông suốt từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng hiện một số Bộ, ngành, địa phương vẫn chưa thực sự quan tâm đến triển khai ứng dụng chữ ký số chuyên dùng và chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc gửi, nhận văn bản điện tử có tích hợp chữ ký số; tỷ lệ sử dụng chữ ký số trong gửi, nhận văn bản điện tử tại một số đơn vị còn hạn chế… dẫn đến việc triển khai gửi, nhận văn bản điện tử có tích hợp chữ ký số chưa đồng bộ và thống nhất. Bộ trưởng đề nghị, thời gian tới các Bộ ngành, địa phương cần cố gắng nỗ lực hơn, khắc phục mọi khó khăn rào cản để thực hiện đúng quy trình, đảm bảo thực hiện hiệu quả được những mục tiêu đã đề ra.

Theo thống kê của Văn Phòng Chính phủ, hiện cả nước có 95/95 đơn vị các Bộ, ngành, địa phương và Văn Phòng Trung ương Đảng đã kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử ở 2 cấp chính quyền; 64 Bộ ngành, địa phương phát sinh gửi, nhận văn bản điện tử 3 cấp chính quyền; 10 đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và tỉnh Lào Cai đã phát sinh gửi, nhận văn bản điện tử cấp 4 chính quyền trên Trục liên thông văn bản quốc gia. Tính từ tháng 3 đến 9/2023 có tổng số 163.107 văn bản gửi và 488.165 văn bản nhận trên Trục liên thông văn bản quốc gia… Minh Hảo

Đẩy Mạnh Việc Thực Hiện Gửi Nhận Văn Bản Điện Tử Trong Các Cơ Quan Nhà Nước

PhuthoPortal – Thời gian qua, thực hiện Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử, tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo quyết liệt việc xây dựng hệ thống điện tử thông suốt, kết nối và liên thông văn bản điện tử, dữ liệu điện tử 4 cấp từ trung ương đến cấp tỉnh, huyện, xã; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành. Đây là một trong những bước đi mạnh mẽ nhằm từng bước xây dựng thành công Chính quyền điện tử theo Nghị quyết 36a/NP-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử, góp phần thúc đẩy đổi mới lề lối, cách thức làm việc và cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong các cơ quan nhà nước.

Cán bộ xã Võ Lao tích cực triển khai thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử qua hệ thống QLVB&ĐH, dần thay thế việc sử dụng văn bản giấy

Mỗi ngày, UBND xã Võ Lao, huyện Thanh Ba tiếp nhận, lưu trữ hàng chục văn bản từ cấp trên gửi về. Chị Đỗ Thị Thu Huyền – Cán bộ Văn phòng thống kê xã Võ Lao cho biết: Trước đây, bằng cách làm thông thường, để xử lý một văn bản chỉ đạo, chúng tôi phải mất nhiều thời gian với những công đoạn như: Nhập sổ theo dõi, chuyển bộ phận văn phòng thống kê, trình lãnh đạo, chuyển bộ phận chuyên môn… Nếu hôm nào lãnh đạo xã đi vắng thì phải đợi về mới xử lý được. Cách làm thủ công ấy không chỉ mất nhiều thời gian trong việc phân loại, lưu trữ, mà còn tốn kém văn phòng phẩm, đôi khi không tránh khỏi việc thất lạc, sai lệch thông tin. Kể từ khi UBND huyện triển khai sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành (Ioffice) đã giúp việc xử lý văn bản đi, đến trong thời gian ngắn, thuận tiện, khoa học hơn rất nhiều. Cán bộ xã có thể nắm bắt được quy trình xử lý công việc một cách nhanh chóng, có thêm điều kiện để nghiên cứu văn bản và giải quyết công việc chuyên môn hằng ngày.

Năm 2023 và những tháng đầu của năm 2023, Trục liên thông văn bản Quốc gia đã hoàn thành, bước đầu đi vào hoạt động, thử nghiệm thông suốt. Thủ tướng đã ký Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 12/7/2023 về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước nhằm tạo lập nền tảng cho bước phát triển mới của Chính phủ điện tử, hướng tới nền hành chính hiện đại, không giấy tờ.

Với tinh thần quyết tâm mạnh mẽ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, ngành trong việc ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý, điều hành. Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành, thị tăng cường sử dụng hệ thống một cửa điện tử, gửi nhận văn bản điện tử tích hợp chữ ký số. Điểm nhấn là Quyết định số 580/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế gửi, nhận, quản lý, lưu trữ văn bản điện tử trong các cơ quan Nhà nước tỉnh Phú Thọ, trong đó quy định rõ quy trình gửi, nhận, quản lý, lưu trữ văn bản điện tử; trách nhiệm của từng sở, ngành, địa phương và cán bộ, công chức, viên chức trong việc quản lý, duy trì, sử dụng hệ thống quản lý văn bản để giải quyết công việc nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Phú Thọ.

Sở cũng tích cực phối hợp với Viễn thông Phú Thọ xây dựng phần quản lý văn bản và điều hành (QLVB&ĐH) Ioffice thống nhất, dùng chung cho toàn tỉnh, từ cấp tỉnh đến cấp xã và hoàn thành kết nối liên thông với Trục liên thông văn bản Quốc gia từ tháng 4/2023; hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành thị trong việc thực hiện thí điểm gửi, nhận văn bản điện tử. Việc kết nối, liên thông phần mềm QLVB&ĐH điện tử tỉnh Phú Thọ với hệ thống Trục liên thông văn bản Quốc gia là điều kiện quan trọng bước đầu để triển khai thành công Chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh.

Đến thời điểm hiện tại, Văn phòng UBND tỉnh đã triển khai thực hiện thí điểm ký số các văn bản điện tử gửi, nhận trên Trục liên thông văn bản quốc gia (trừ văn bản mật) giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Văn phòng UBND tỉnh; thực hiện ký số các văn bản điện tử giữa Văn phòng UBND tỉnh với các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành, thị (trừ văn bản mật). 100% đơn vị cấp sở, cấp huyện đã triển khai đồng bộ hệ thống phần mềm QLVB&ĐH, đảm bảo kết nối liên thông văn bản 4 cấp từ trung ương đến tỉnh, xã, bước đầu triển khai gửi, nhận văn bản điện tử có ký số của các Bộ, ngành và thực hiện các giao dịch điện tử như: Kê khai thuế, kê khai BHXH…

Tính đến tháng 6/2023, toàn tỉnh đã thực hiện gửi, nhận 10.239 văn bản trên Trục liên thông văn bản Quốc gia; trên 90.500 văn bản được thực hiện gửi, nhận, xử lý trên hệ thống QLVB&ĐH. Hiện có 96% cán bộ công chức cấp sở và trên 88% cán bộ công chức cấp huyện được cấp tài khoản sử dụng phần mềm. Tỷ lệ văn bản đi, đến được số hóa trên phần mềm đạt 85%; 76,85% văn bản đi, đến được lãnh đạo đơn vị xét duyệt, chỉ đạo, giao việc trên phần mềm.

Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Ban cơ yếu Chính phủ cấp chữ ký số cho 100% sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và 80% UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo tính pháp lý của văn bản điện tử khi gửi, nhận. Qua đó, không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả công tác xử lý, tra cứu văn bản đi đến, tiết kiệm thời gian và chi phí giấy tờ, giảm thời gian xử lý công việc, mà còn giúp lãnh đạo kiểm tra, giám sát quá trình thực thi công việc của cán bộ công chức, viên chức một cách nhanh chóng, hiệu quả, chính xác.

Tuy nhiên hiện nay tình trạng sử dụng văn bản giấy tờ vẫn còn; một bộ phận cán bộ công chức nhìn chung chưa chủ động khai thác sử dụng văn bản điện tử để nâng cao năng suất lao động.

Trong thời gian tới, để đảm bảo triển khai thành công Chính quyền điện tử tỉnh Phú Thọ, việc đẩy mạnh việc gửi, nhận văn bản điện tử trong các cơ quan Nhà nước tiếp tục là bước triển khai quan trọng nhằm từng bước thay đổi phương thức làm việc truyền thống sang môi trường làm việc điện tử hiện đại, công khai, minh bạch, giảm giấy tờ, tiết kiệm chi phí, thời gian.

Ông Lê Quang Thắng – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết: Thời gian tới, Sở sẽ tích cực tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý, duy trì, vận hành hệ thống QLVB&ĐH đảm bảo hoạt động ổn định, duy trì kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia, phục vụ tốt việc gửi, nhận văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước; tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng của cán bộ, công chức, viên chức trong việc sử dụng văn bản điện tử trong giải quyết công việc. Đồng thời, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin cốt lõi, đảm bảo kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu của tỉnh với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; xây dựng, nâng cấp hoàn thiện các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ liên thông gửi, nhận văn bản điện tử.

Cập nhật thông tin chi tiết về Kết Quả Sau 1 Năm Triển Khai Việc Gửi, Nhận Văn Bản Điện Tử Giữa Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!