Bạn đang xem bài viết Kỉ Niệm Mơn Man Buổi Tựu Trường được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao. Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm sống lại đầy dẫy trong trí tôi. Nhưng những tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm bẩm đọc: Bài tập viết: Tôi đi học”.
Trong thời thơ ấu tôi chưa bao giờ xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng lấy làm lạ vì có nhũng hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bạn ở đồng làng Lệ Xá, lòng tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết. Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến ấy tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin là có thật.
Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. Mấy cậu học trò lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra. Và ngoài đường cũng có mấy người đứng dừng lại để nhìn vào. Trong những phút giây này chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết. Vì vậy đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn. Ông đốc lấy cặp kính trắng xuống rồi nói: -Thôi, các em đứng đây sắp hàng để vào lớp học. Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cánh tay của người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu lủng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi. Ông đốc nhẫn nại chờ chúng tôi. – Các em đừng khóc. Trưa này các em được về nhà cơ mà.Và ngày mai các em lại được nghỉ cả ngày nữa. Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi vào lớp năm. Một thầy trẻ tuổi, gương mặt hiền từ, đang đón chúng tôi vào cửa lớp.
Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp. Ông đốc trường Mỹ Lý cho gọi mấy cậu học trò mới đứng lên trước lớp ba. Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng của ông đốc. Trong lúc ông đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. Tôi quên cả mẹ tôi đang đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng. Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ: – Thế là các em đã vào lớp năm. Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng, và để thầy dạy chúng em được sung sướng. Các em đã nghe chưa ? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có tiếng dạ rang của phụ huynh đáp lại.)
Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ. Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bở ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nữa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ. Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp. Chung quanh những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa. Vì hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng.
Tôi có ngay cái ý kiến vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi. Trước sân trường làng Mỹ Lý đầy đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sũa. Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ . Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng gì khác là nhà trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần này lại khác. Trước mặt tôi, trường Mỹ Lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè đầy vắng lặng.
Dọc đường tôi thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tôi, áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng chì ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước ôm sách vở thiệt nhiều lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết. Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi: – Mẹ đưa bút thước cho con cầm. Mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt thật âu yếm: – Thôi để mẹ nắm cũng được.
Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học. Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa. Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mênh mang của buổi tựu trường. Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Phân tích truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh.Thanh Tịnh tên thật là Trần Văn Ninh, sinh ngày 11/12/1911, mất ngày 17/7/1988, quê xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ông học Tiểu học và Trung học ở Huế. Vốn có năng khiếu văn chương nên đến năm 1933, ông bắt đầu sáng tác.
Thanh Tịnh viết được nhiều thể loại nhưng thành công hơn cả là truyện ngắn và thơ. Các truyện ngắn của ông đều thấm đượm cảm xúc êm dịu, trong trẻo, vừa man mác buồn thương, vừa ngọt ngào sâu lắng. Giọng văn nhẹ nhàng thủ thỉ mà thấm thìa khó quên.
Truyện ngắn Tôi đi học in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941 là một tác phẩm như vậy. Đây là thiên hồi ức rất xúc động về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường ba mươi năm về trước.
Trong kí ức mỗi con người thì những kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu hơn cả, nhất là ấn tượng về ngày đầu tiên đi học. Thanh Tịnh bồi hồi nhớ về ngày ấy và tâm hồn ông vẫn rung động thiết tha như thuở nào. Bằng ngòi bút giàu chất thơ, tác giả đã gieo vào lòng người đọc một nỗi niềm bâng khuâng khó tả.
Bố cục bài văn được sắp xếp theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ của ngày đầu tiên đi học. Từ cảnh cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khỉ phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên.
Sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp tự sự, miêu tả và bộc lộ cảm xúc đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của bài văn.
Mở đầu, tác giả tả khung cảnh thiên nhiên là yếu tố khơi gợi dòng hồi tưởng. Mùa thu thường đẹp và buồn. Những chuyển biến của đất trời làm cho tác giả nhớ về dĩ vãng xa xôi:
Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kĩ niệm mơn man của buổi tựu trưởng.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Mạch cảm xúc được mồ ra hết sức tự nhiên. Nghệ thuật so sánh được tác giả sử dụng khéo léo, kết hợp với những hình ảnh giàu sức gợi cảm đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa thu thơ mộng với sắc lá vàng phai, với màu mây bạc lãng đãng trôi trên bầu trời mênh mông, xanh thẳm.
Hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường khiến cho nhà văn nhớ lại ngày đầu tiên đi học không thể nào quên của mình. Sau mấy chục năm, tác giả – là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
Tâm trạng hồi hộp, cảm giác mới mẻ của cậu bé khi được mẹ dắt đi trên con đường tới trường được diễn tả rất tinh tế: Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ… cảnh vật chung quanh đều thay đổi. Cậu bé đã nhanh chóng tìm ra nguyên nhân của sự lạ lùng ấy: vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
Đi học, đó là một sự kiện trọng đại trong đời. Điều đó có nghĩa là cậu bé đã lớn và từ nay, cậu sẽ không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa. Ý nghĩ ngây thơ trong sáng và nghiêm túc của cậu học trò trong bủổi đi học đầu tiên hồn nhiên và đáng yêu biết chừng nào!
Cậu bé không chỉ thấy sự thay đổi của khung cảnh bên ngoài mà còn thấy cả sự thay đổi lớn lao trong con người mình. Đoạn văn miêu tả diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật cậu bé trên đường tới trường thật chân thực và xúc động:
Trong chiếc áo vải dù đen dài, tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.
Dọc đường thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tuổi tôi áo quần tươm tất, nhỉ nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút cả thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hốt.
Trong ngày đầu tiên đi học, được mặc bộ quần áo mới, cậu thấy mình đã là người lớn cho nên tất cả mọi thứ đều phải thay đổi. Chính suy nghĩ và cảm nhận ấy khiến cho điệu bộ của cậu bé khác hẳn ngày thường. Mọi cử chỉ, hành động của cậu đều trở nên lúng túng, vụng về.
Theo cậu thì chuyện đi học là ghê gớm lắm, nghiêm túc lắm ! Nghĩa là kể từ đây, cậu không còn được chạy nhảy tự do như trước nữa. Nhìn đám học trò lớp trên nhí nhảnh cười đùa, cậu cố gắng kìm nén, nhưng càng kìm nén lại càng thèm được như các bạn. Hai quyển vở có đáng kể gì mà cậu bắt đầu thấy nặng và phải bặm tay ghì thật chặt. Trong khi đó, các bạn khác mang nhiều sách vở hơn và còn cầm cả bút thước nữa mà vẫn không để lộ vẻ khó khăn gì hết.
Không muốn thua kém bạn bè và muốn tỏ ra là mình đã lớn, cậu xin mẹ được cầm cả bút thước. Nghe mẹ bảo để mẹ cầm thì trong óc cậu bé nảy ra ý nghĩ thật ngây thơ: chắc chỉ người thạo mới cầm hổi bút thước.
Nhớ lại tâm trạng của mình thuở ấy, tác giả thú vị nhận xét: Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi. Hình ảnh so sánh trong câu văn trên vừa đẹp đẽ, vừa phù hợp với tâm lí tuổi thơ.
Cậu bé choáng ngợp khi nhìn thấy cảnh sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt vui tươi và sáng sủa. Cậu nhớ lại cảm tưởng của mình về ngôi trường lúc cậu chưa đi học, đó là thái độ dửng dưng:
Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tồi có ghé lại trường một lần, Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
Nhưng giờ đây, lúc sắp sửa thành học trò, cậu bỗng thấy ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường và mình quá nhỏ bé so với nó. Vì vậy, cậu đâm ra lo sợ vẩn vơ.
Trước mắt cậu là cả một thế giới mới mẻ, lạ lùng. Cậu và đám bạn cùng trang lứa nào có khác chi những con chim đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ… thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
Trí óc non nớt của cậu không thể hình dung ra được những điều xảy ra hằng ngày trong ngôi trường đẹp đẽ kia. Tâm trạng lo sợ phập phồng, khao khát tìm hiểu, ước muốn được biết bạn, biết thầy trong ngày đầu đi học giờ đây vẫn hiển hiện rõ nét trong kí ức nhà văn:
Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi thẳng vào lớp. Cảm thấy mình trơ vơ là lúc này. Vì chung quanh là những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa, hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.
Đoạn văn thật hay. Các hình ảnh được tả thực đến từng chi tiết. Buổi học đầu tiên, các cô cậu học trò sáu, bảy tuổi phải thử sức với chính mình. Giây phút đợi chờ thầy gọi tên vào lớp cũng đầy thấp thỏm, lo âu:
… Ông đốc trường Mĩ Lí cho gọi mấy cậu học trò đến đứng trước lớp ba. Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng của ông đốc. Trong lúc ồng ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. Tôi quên cả mẹ tồi đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng.
Cậu bé bỗng cảm thấy sợ hãi khi sắp phải rời bàn tay dịu dàng của mẹ. Trong đám trẻ, những tiếng khóc bật ra khiến cậu bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ… nức nở khóc theo. Cậu hoang mang vì cảm thấy chưa lần nào thấy xa mẹ… như lần này.
Khi đã ngồi yên trong lớp và đón nhận giờ học đầu tiên, cậu cảm thấy vừa xa lạ, vừa gần gũi với mọi vật xung quanh, kể cả với người bạn ngồi bên cạnh:
Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tồi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi; một người bạn tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tồi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến tự nhiên và bất ngờ quả đến nỗi tôi cũng không dám tin có thật. Ngỡ ngàng và tự tin, cậu bé nghiêm trang bước vào giờ học đẩu tiên của đời mình:
Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỉ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa hay bên bờ sông Viêm sống lại đầy rẫy trong trí tôi. Nhưng tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật.
Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc:
Bài viết tập: Tôi đi học.
Truyện ngắn Tôi đi học sống mãi với thời gian bởi nó được tạo nên từ cảm xúc trọng sáng, hồn nhiên và bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Bằng câu chuyện của mình, Thanh Tịnh đã nói thay tất cả chúng ta cái cảm giác kì diệu của buổi học đầu tiên đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi người. Chính vì vậy mà nó đã làm rung động trái tỉm bao thế hệ bạn đọc trong hơn nửa thế kỉ qua.
Chất thơ trong truyện ngắn Tôi đi họcThanh Tịnh là cây bút thơ và truyện ngắn xuất sắc. Nhìn chung, mỗi sáng tác của ông đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm dịu êm trong trẻo. Phải chăng vì thế mà có người đã nhận xét: “Mỗi truyện ngắn của Thanh Tịnh giống như một bài thơ”. Truyện ngắn “Tôi đi học” là một minh chứng tiêu biểu cho lời nhận xét ấy.
Nhắc đến một truyện ngắn, điều mà độc giả thường quan tâm là cốt truyện, tình huống, nhân vật cùng những sự kiện hấp dẫn. Nhưng một truyện ngắn với chất thơ bàng bạc, xuyên suốt tác phẩm cũng mang một vẻ đẹp riêng, ấn tượng riêng với người đọc. Vậy chất thơ là gì? Chất thơ có thể hiểu là sự kết hợp giữa vẻ đẹp của những dòng cảm xúc, tâm trạng, tình cảm với vẻ đẹp của hình thức biểu hiện để có thể tạo nên những rung động thẩm mĩ trong tâm hồn người đọc. Một truyện ngắn được coi là giàu chất thơ khi ngòi bút của tác giả không hướng vào việc xây dựng nên một tình huống truyện hấp dẫn với nhiều sự kiện, biến cố để thu hút sự chú ý của người đọc; mà lại tập trung vào việc khắc họa dòng chảy của tâm trạng, cảm xúc, của những diễn biến tinh vi, tinh tế trong tâm hồn nhân vật. Tạo nên chất thơ của một truyện ngắn còn là vẻ đẹp của hình thức thể hiện: đó là sự sử dụng linh hoạt, hài hòa các biện pháp nghệ thuật, cùng với đó là một giọng văn có sức truyền cảm lớn, tạo được những rung động “khẽ khàng như cánh bướm non” trong tâm hồn người đọc.
Trước hết, chất thơ trong “Tôi đi học” được tạo nên bởi vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên độ cuối thu – đã gợi lên trong lòng nhân vật tôi kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên:
“Hàng năm, cứ vào ngày cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ”. Những câu văn với nhịp điệu chậm rãi, dàn trải, có nhiều thanh bằng giống như nhịp điệu tâm hồn chất đầy kỉ niệm, khơi gợi để dòng kí ức ùa về. Tất cả những chi tiết như “ngày cuối thu”, “lá ngoài đường rụng nhiều”, “những đám mây bàng bạc” hay “những em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ” đều là những tín hiệu báo ngày tựu trường đã đến, giúp gợi nhắc cho “tôi” về ngày đi học đầu tiên trong cuộc đời. Có thể nói, chính vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật đó đã rất tự nhiên, dịu dàng gợi lại trong nhân vật “tôi” mảng kí ức xa xăm mà trong trẻo, tươi đẹp của những ngày xa xưa ấy.
Và đến đây, chất thơ toát ra từ dòng chảy của cảm xúc, tâm trạng, của những diễn biến tinh vi trong tâm hồn đã bắt đầu hiển lộ. Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” như một tấm lụa nhẹ nhàng bao phủ, bàng bạc khắp những trang văn. Dòng cảm xúc thiết tha ấy được diễn tả theo trình tự thời gian, trình tự không gian và đặc biệt là theo diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” từ lúc cùng mẹ bước trên con đường làng tới trường cho đến khi vào lớp học trong buổi sáng tựu trường.
Trước hết, khi “mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi trên con đường dài và hẹp”, nhân vật “tôi” đã bồi hồi khi nhận thấy: “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: “Hôm nay tôi đi học”. Không chỉ có vậy, cậu còn cảm thấy mình “trang trọng và đứng đắn hơn” trong chiếc áo vải dù đen. Trong tâm hồn cậu bé có một cái gì đó thật mới mẻ, lạ lùng khi cậu cảm nhận rõ từ cảnh vật đến chính cảm xúc bên trong của mình đều trở nên thật trang trọng, thiêng liêng, có gì đó thật hồi hộp, náo nức song cũng đầy hãnh diện khi cậu ý thức được đây là ngày đầu tiên đi học. Những câu văn chất chứa đầy những bâng khuâng, xao xuyến bởi một lẽ thật giản dị: “Hôm nay tôi đi học”.
Khi đứng trường ngôi trường mới, cậu bé lại cảm thấy thật ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng: “Trước mắt tôi trường Mỹ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấn. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè vắng lặng…” và “lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ”. Nhà văn đã diễn tả thật tinh tế mà chính xác cảm giác mới mẻ, ngỡ ngàng của một chú bé khi lần đầu đứng trước ngôi trường mới với biết bao điều bí ẩn còn chưa được khám phá. Tâm trạng khi nghe ông đốc gọi tên và phải rời vòng tay mẹ vào lớp cũng được diễn tả thật tinh tế qua những chi tiết: “Trong lúc ông đọc tên từng người, tôi cảm thấy quả tim tôi như ngừng đập, tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi.
Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng” Trạng thái “tự nhiên giật mình và lúng túng” phản ánh rất chính xác nét tâm lí non nớt, ngây thơ của cậu bé. Tâm trạng của cậu được đẩy lên đỉnh điểm là khi nhân vật tôi phải rời tay mẹ để vào lớp: “Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi về phía trước. Nhưng người tôi lúc ấy thấy nặng nề một cách lạ… tôi quay lưng dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc. Trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này”. Tiếng khóc đã bật ra một cách tự nhiên, chất chứa những lo lắng, e ngại về những thử thách phía trước, đồng thời cũng cho thấy cảm giác sợ hãi của cậu bé khi lần đầu phải tự lập chứ không còn được che chở bởi một nơi dựa – người mẹ.
Dòng cảm xúc của “tôi” khép lại bằng những xúc cảm khi ngồi trong lớp dự giờ học đầu tiên trong đời. Những chi tiết, hình ảnh mà cậu bé quan sát được đã thể hiện sự thích thú, mới mẻ khi bước vào lớp học, đồng thời còn là cảm giác bỡ ngỡ, xốn xang khi được gặp gỡ, ngắm nhìn những người bạn mới ngồi bên, với mọi cảnh vật xung quanh: “Một mùi hương lạ xông lên, trông hình gì treo tường tôi cũng thấy là lạ và hay hay… Người bạn tôi chưa hề quen nhưng tôi không hề thấy xa lạ chút nào…Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim”. Hình ảnh ánh mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim như một lời tạm biệt với thời thơ ấu vui tươi, hồn nhiên, chỉ biết nghịch ngợm để bước sang một trang mới của cuộc đời, và từ đây, cậu bé sẽ phải bước chân vào thế giới học đường tuy đầy khó khăn, thử thách song cũng đầy những điều thú vị mới mẻ đang chờ đón phía trước.
Những biện pháp nghệ thuật cùng với giọng điệu trong những câu văn cũng là những phương diện quan trọng tạo nên chất thơ trong truyện ngắn “Tôi đi học”. Trong truyện ngắn, nhà văn Thanh Tịnh sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật để tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện. Một trong những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu không thể không kể đến là so sánh. Trong truyện ngắn này, có bốn so sánh đã được Thanh Tịnh sử dụng để làm nổi bật dòng cảm xúc, tâm trạng của nhân vật “tôi”: So sánh: “Tôi quên thế nào được cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” đã thể hiện những xúc cảm tinh khôi, trong trẻo của cậu bé lần đầu đi học, giống như một cánh hoa tươi đang nở rộ trong tâm hồn. “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí óc tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang” lại là một so sánh ngang bằng với hình ảnh làn mây diễn tả sự mơ mộng, ngây thơ, đáng yêu của trẻ thơ, cùng với đó là một ý nghĩ chợt thoáng qua nhanh, không làm bận tâm đến tâm hồn non nớt ấy. So sánh thứ ba lại cho thấy sự tinh tế của Thanh Tịnh: “Cũng như tôi, mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hoặc bước đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng ngập ngừng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”. Mái trường được ví như tổ ấm, còn mỗi cậu học trò được ví như cánh chim non, đang khao khát muốn tung cánh vẫy
vùng giữa khoảng trời bao la ấy nhưng còn rụt rè, e sợ. Và so sánh: “Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa, hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng”. So sánh này lại thể hiện được tác động của tiếng trống trường với tâm hồn mỗi cậu học trò còn bỡ ngỡ, rụt rè. Trong tâm hồn các cậu bé cũng như đang gióng lên một tiếng trống tưởng tượng, thúc giục các cậu bé hãy đặt chân vào một thế giới mới đầy thú vị – thế giới của trường học.
Câu văn cũng là một nét độc đáo làm nên chất thơ trong truyện ngắn này. Thanh Tịnh thường sử dụng nhiều câu dài kết hợp với nhiều từ có thanh bằng để tạo nên nhịp điệu êm ái, sâu lắng, du dương: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường” hay “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”…
Như vậy, có thể khẳng định “Tôi đi học” của Thanh Tịnh là một truyện ngắn giàu chất thơ. Chất thơ ấy là sự kết hợp hài hòa của vẻ đẹp thiên nhiên, cảnh vật, vẻ đẹp của tâm trạng, cảm xúc cùng với vẻ đẹp của những hình thức biểu hiện tinh tế. “Tôi đi học” xứng đáng là thiên truyện tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thanh Tịnh.
Nghề Luật Sư Trong Thời Buổi Kinh Tế Thị Trường
, Web Designer at Thjnkcorp
Published on
1. Copy from bwportal Bai viet gui boi phamthao_91 tai http://ecvin.net Nghề “luật sư” trong thời buổi kinh tế thị trường.Trần Phương MinhKinh doanh ngày nay đòi hỏi doanh nghiệp phải chú trọng hơnđến pháp luật. Từ đó các luật sư cũng trở nên “bận rộn” hơn và”giàu có” hơn. Một luật sư có thể tư vấn cho hàng chục doanhnghiệp khác nhau trong một buổi sáng. Vậy, liệu sự “bận rộn”và những “đồng tiền công tư vấn” ngày một cao có làm nghềluật sư thành một nghề “kinh doanh vì lợi nhuận”.Khi bàn về đạo đức nghề nghiệp luật sư trong thời buổi kinh tếthị trường hiện nay, có nhiều nhận thức và quan niệm khácnhau. Tổng hợp lại, nổi lên có hai khuynh hướng đáng phải suynghĩ. Có khuynh hướng cho rằng, trong cộng đồng xã hội nghềnào cũng đòi hỏi người làm nghề phải có lương tâm, tráchnhiệm đối với nghề của mình trước xã hội. Như vậy, có cầnphải đặt “Đạo đức nghề nghiệp luật sư” thành vấn đề riêng biệtkhông?Khuynh hướng khác lại cho rằng, trong thời buổi kinh tế thịtrường, mọi ngành nghề trong xã hội đều mang tính cạnh tranhnhằm thu lợi nhuận cao nhất. Hoạt động luật sư là một nghềgiống như mọi nghề khác, cùng chịu sự chi phối của quy luậtthị trường. Việc đặt “Đạo đức nghề nghiệp luật sư thành mộtvấn đề riêng biệt là không tưởng. Hai khuynh hướng trên, tuycó nhưng khía cạnh khác nhau nhưng suy cho cùng lại cóchung một là không coi trọng đạo đức nghề nghiệp luật sư ởkhuynh hướng thứ hai còn đánh đồng nghề luật sư như mọinghề khác, tức là “coi nhẹ” danh dự nghề luật sư.Ai cũng biết rằng, người ta bất cứ làm nghề gì cũng đều phảicó lương tâm, trách nhiệm đối với việc làm của mình. Nhưng,
3. Copy from bwportal Bai viet gui boi phamthao_91 tai http://ecvin.netsư để trợ giúp.Tính chất hướng dẫn:Do tính chất nghề nghiệp đòi hỏi luật sư không chỉ thông hiểupháp luật hiện hành mà còn hiểu biết cả tinh thần, nội dungnhững quy định của pháp luật ở từng thời điểm của thời gianđã qua, Luật sư còn phải hiểu sâu rộng cả tục lệ và bản sắc vănhoá của dân tộc.Mọi doanh nghiệp hiểu và nghĩ về luật sư như vậy, cho nênmỗi khi bản thân vị giám đốc hoặc doanh nghiệp có điều gìvướng mắc đều tìm đến luật sư, nhờ luật sư tư vấn. Vì vậy,hoạt động của luật sư luôn luôn có tính chất hướng dẫn. Yêucầu của hoạt động này là hướng dẫn cho đương sự hiểu đúngtinh thần và nội dung của pháp luật để biết cách xử sự tháo gỡvướng mắc của họ phù hợp với pháp lý và đạo lý.Tính chất hướng dẫn của luật sư khác hẳn với việc làm của loại”thầy cò thầy kiện” mà xã hội thường khinh ghét. Hoạt độnghướng dẫn của luật sư là sự chỉ dẫn cái đúng, cái sai, việc gìđược làm, việc gì không được làm. Đối với doanh nghiệp viphạm pháp luật, tuy chức năng của luật sư không phải là lênán, buộc tội doanh nghiệp trước công chúng nhưng luật sư phảichỉ cho doanh nghiệp thấy rõ sự sai trái của họ, từ đó giúpdoanh nghiệp có phương hướng kinh doanh đúng đắn. Nếu cócăn cứ để tin rằng doanh nghiệp “không có tội” thì luật sư phảisử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định nhằm đảm bảohoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.Luật sư là người hoạt động khoa học pháp lý ở vị trí ngườihướng dẫn pháp luật và đạo lý cho người khác, luôn luôn lấyviệc bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải và công bằng xã hội làm
4. Copy from bwportal Bai viet gui boi phamthao_91 tai http://ecvin.netmục tiêu cao quý. Do đó, hoạt động của luật sư trong thời buổikinh tế thị trường đòi hỏi phải có khoảng cách khác biệt vớiviệc làm của loại “thầy cò thầy kiện. Đó chính là nền tảng đạođức nghề nghiệp luật sư.Tính chất phản biện:Đây là vấn đề mới. Theo từ điển tiếng Việt, phản biện đượcđịnh nghĩa là đánh giá chất lượng một công trình khoa học ….Đối với hoạt động của luật sư, tính chất phản biện, ta có thểhiểu đó là những biện luận nhằm phản bác lại lý lẽ, ý kiến quanđiểm của doanh nghiệp mà luật sư cho là không phù hợp vớipháp lý và đạo lý.Tính chất phản biện trong hoạt động của luật sư, thông thườngthể hiện ở lĩnh vực tham gia tố tụng, nhưng rõ nét nhất là trongtố tụng kinh tế, hình sự. Điều 36, khoản 3 Bộ Luật tố tụng hìnhsự hiện hành có quy định: “Người bào chữa có nghĩa vụ sửdụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏnhững tình tiết xác định bị can, bị cáo vô tội, những tình tiếtgiảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo; giúp bị can, bịcáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củahọ”.Điều quy định này là cơ sở pháp lý bảo đảm tính chất phảnbiện của luật sư trong hoạt động tham gia tố tụng hình sự. Tiếcrằng trong xã hội có cả một số ít nhà báo chưa hiểu rõ tính chấtphản biện của luật sư là nghĩa vụ phải làm. Do đó, khi thấy luậtsư đưa ra những biện luận nhằm phản bác lại những gì khôngđúng quy định của pháp luật thì họ công kích thậm chí họ còndùng ngôn từ để thoá mạ luật sư. Có tình trạng này là do sụ lẫnlộn giữa việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bịcáo với việc bao che hành vi phạm tội của họ.
5. Copy from bwportal Bai viet gui boi phamthao_91 tai http://ecvin.netDo vai trò và tác dụng của hoạt động luật sư, nên Khoản 2Điều 1 Pháp lệnh Luật sư năm 2001 đã nêu rõ: “Bằng hoạtđộng của mình luật sư góp phần bảo vệ công lý, công bằng xãhội và pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Nghị quyết 08 của BộChính trị viết: “Các quan Tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiệnđể luật sư tham gia vào quá trình tố tụng: tham gia hỏi cung bịcan, bị cáo, nghiên cứu hồ sơ vụ án tranh luận dân chủ tạiphiên toà…”Có thể nói, ba tính chất hoạt động của luật sư như đã nêu trênlà đặc thù, là ranh giới phân biệt nghề luật sư với các ngànhnghề kinh doanh khác trong nền kinh tế thị trường.Người làm nghề sản xuất, kinh doanh ckhông sản xuất kinhdoanh những mặt hàng không đem lại lợi nhuận cho họ. Cònngười hành nghề luật sư, có khi biết nguy hiểm vẫn phải làm.Chẳng hạn đứng ra bào chữa cho những doanh nghiệp đã viphạm pháp luật kinh doanh khỏi bị thiệt hại năng nề. Có thểnhững hành động này khiến nhiều người không thích luật sư,nhưng đó là một trong những “hoạt động kinh doanh thu lợinhuận” của luật sư.Tóm lại, xuất phát từ tính chất, đặc thù của nghề luật sư, đòihỏi luật sư ngoài các phẩm chất chung là “Chân, Thiện, Mỹ”thì luật sư trong thời buổi kinh tế thị trường đầy cạnh tranh cònphải là người có khối óc thông minh, tấm lòng trong sáng,dũng cảm, biết lấy pháp luật và đạo đức xã hội làm cơ sở hoạtđộng mới xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội. Đóchính là yêu cầu rất cao trong đạo đức nghề nghiệp luật sư.(Tổng hợp)
Nghề “Luật Sư” Trong Thời Buổi Kinh Tế Thị Trường
Kinh doanh ngày nay đòi hỏi doanh nghiệp phải chú trọng hơn đến pháp luật. Từ đó các luật sư cũng trở nên “bận rộn” hơn và “giàu có” hơn. Một luật sư có thể tư vấn cho hàng chục doanh nghiệp khác nhau trong một buổi sáng. Vậy, liệu sự “bận rộn” và những “đồng tiền công tư vấn” ngày một cao có làm nghề luật sư thành một nghề “kinh doanh vì lợi nhuận”.
Có thể nói, ba tính chất hoạt động của luật sư như đã nêu trên là đặc thù, là ranh giới phân biệt nghề luật sư với các ngành nghề kinh doanh khác trong nền kinh tế thị trường. Người làm nghề sản xuất, kinh doanh ckhông sản xuất kinh doanh những mặt hàng không đem lại lợi nhuận cho họ. Còn người hành nghề luật sư, có khi biết nguy hiểm vẫn phải làm. Chẳng hạn đứng ra bào chữa cho những doanh nghiệp đã vi phạm pháp luật kinh doanh khỏi bị thiệt hại năng nề. Có thể những hành động này khiến nhiều người không thích luật sư, nhưng đó là một trong những “hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận” của luật sư.
Tóm lại, xuất phát từ tính chất, đặc thù của nghề luật sư, đòi hỏi luật sư ngoài các phẩm chất chung là “Chân, Thiện, Mỹ” thì luật sư trong thời buổi kinh tế thị trường đầy cạnh tranh còn phải là người có khối óc thông minh, tấm lòng trong sáng, dũng cảm, biết lấy pháp luật và đạo đức xã hội làm cơ sở hoạt động mới xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội. Đó chính là yêu cầu rất cao trong đạo đức nghề nghiệp luật sư.
Nguồn: http://www.bwportal.com.vn
(MKLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
Đề Kiểm Tra 45 Phút Ngữ Văn 8: Câu Văn Nào Không Nói Lên Tâm Trạng Hồi Hộp, Bỡ Ngỡ Của Nhân Vật “Tôi” Trong Buổi Tựu Trường Đầu Tiên?
Đề kiểm tra 45 phút Ngữ văn 8. Qua văn bản Lão Hạc của Nam Cao, em hãy trình bày suy nghĩ của em về số phận và phẩm chất của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3đ)
1. Các văn bản Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Lão Hạc có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
B. Tự sự, biểu cảm, nghị luận,
C. Miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
D. Tự sự, miêu tả, nghị luận.
2. Câu văn nào không nói lên tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên?
A. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ.
B. Cũng như tôi, mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ.
C. Lần ấy, trường đối với tôi là một nơi xa lạ.
D. Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy quả tim tôi như ngừng đập.
3. Theo em, chất thơ trong truyện ngắn Tôi đi học được tạo nên từ đâu?
A. Từ những câu văn trữ tình giàu cảm xúc.
B. Từ những câu văn giàu nhạc điệu.
C. Từ những câu văn có nhiều hình ảnh gợi tả, nhiều biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hoá, điệp ngữ…
D. Tất cả đều đúng.
4. Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?
A. Truyện ngắn
B. Tiểu thuyết
C. Bút kí
D. Hồi kí
5. Nhận định nào nói đúng nhất về nội dung đoạn trích Trong lòng mẹ?
A. Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng.
B. Đoạn trích chủ yếu trình bày nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.
C. Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng.
D. Đoạn trích chủ yếu trình bày sự hờn tủi của Hồng khi gặp mẹ.
A. Hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
B. Hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
C. Hai đứa trẻ kêu khóc om sòm.
D. Cả A và B đều đúng.
7. Em hiểu từ “hầm hè” trong câu văn “Cai lệ giọng vẫn hầm hè”có nghĩa là gì?
A. Thái độ coi chừng đối phương.
B. Thái độ tức giận, chỉ chực sinh sự.
C. Giọng nói phát ra từ trong cổ họng.
D. Lốì nói gàn dở, ngớ ngẩn.
8. Câu văn: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…” trích trong văn bản nào?
A. Tôi đi học
B. Lão Hạc
C. Tức nước vỡ bờ
D. Trong lòng mẹ
9. Nhận định nào đúng nhất về tính chất của truyện Cô bé bán diêm?
A. Cô bé bán diêm là truyện cổ tích có hậu.
B. Cô bé bán diêm là truyện cổ tích thần kì
C. Cô bé bán diêm là truyện ngắn có tính bi kịch.
D. Cô bé bán diêm là truyện ngắn có hậu.
1.0: Nhận định nào đúng nhất nội dung của truyện Cô bé bán diêm
A. Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm sông.
B. Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm vào cả đêm giao thừa.
C. Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khổ.
D. Cả ba nội dung trên đều đúng.
1.1: Các nhân vật trong văn bản Chiếc lá cuối cùng làm nghề gì?
A. Nhà văn B. Bác sĩ
C. Hoạ sĩ D. Nhạc sĩ
1.2: Qua câu chuyện, em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?
A. Tác phẩm đó phải độc đáo.
B. Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống,
C. Tác phẩm đó phải có bề thế.
D. Tác phẩm đó phải đẹp.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7đ)
1. (3đ) Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên và con người qua văn bản Hai cây phong của Ai-ma-tốp.
2. (4đ) Qua văn bản Lão Hạc của Nam Cao, em hãy trình bày suy nghĩ của em về số phận và phẩm chất của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.
I. Phần trắc nghiệm: (3đ)
II. Phần tự luận: (7đ)
1. Cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên và con người qua văn bản Hai cây phong của Ai-ma-tốp:
– Hai cây phong được tả bằng trí tưởng tượng, bằng cả tâm hồn người nghệ sĩ. Nghệ thuật nhân hoá làm cho hình ảnh hai cây phong có tâm trạng, cảm xúc như những con người.
– Hai cây phong chính là chứng nhân lịch sử của trường Đuy-sen, gắn với tên người thầy giáo có công xây dựng ngôi trường đầu tiên ở Ku-ku-rêu, người đã mang ánh sáng văn hoá đến cho lũ trẻ.
– Vẻ đẹp thân thuộc và cao quý của hai cây phong gắn liền với hình ảnh thầy Đuy-sen, với tình yêu quê hương tha thiết.
– Văn bản đã đánh thức trong ta tình cảm: đừng bao giờ quên quá khứ tuổi thơ, quên công ơn và tình cảm của người thầy, quên bóng dáng quê hương.
2.(4đ) Trình bày suy nghĩ của em về số phận và phẩm chất của người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám.
Thông qua tác phẩm Lão Hạc, học sinh nêu lên suy nghĩ của mình về:
– Số phận: Nghèo khổ, bất hạnh, bế tắc, bị bần cùng hoá trong xã hội thực dân phong kiến.
– Phẩm chất: Nhân vật lão Hạc sáng ngời những phẩm chất cao quý: nhân hậu, giàu tình yêu thương con, ý thức về nhân cách, lòng tự trọng.
– Cuộc sống cùng khổ không lối thoát của người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám, những phẩm chất tốt đẹp của lão Hạc đã để lại trong ta những xúc cảm sâu sắc.
Kể Lại Một Kỉ Niệm Sâu Sắc Của Bản Thân Theo Ngôi Kể Thứ Nhất
Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của bản thân theo ngôi kể thứ nhất Mở bài:
Trong đời ai cũng có những chuyện đáng để quên đi và những chuyện cần phải nhớ mãi trong lòng. Câu chuyện của tôi và Nhi luôn được tôi cất giấu trong lòng như một báu vật. Tôi sẽ chẳng thể nào quên người bạn ấu thơ của mình trong những ngày nghỉ hè năm tôi học xong lớp năm.
Năm ấy, mẹ tôi phải đi công tác xa, ba thì bận chuyện cơ quan không thể chăm sóc tôi được nên ba mẹ quyết định gửi tôi về quê ngoại cho đến khi mẹ đi công tác trở về. Ở quê ngoại tôi rất hào hứng vì được đi câu cá, được bơi lội dưới sông, được hái rau, ra ruộng bắt ốc, bắt cua…đủ thứ trò chơi cùng đám bạn đồng quê mà bất cứ một đứa trẻ nào cũng thích.
Trong đám bạn hàng xóm của tôi, có một cô bé nhỏ xíu tên Nhi mà mọi người vẫn thương hay gọi là út Nhí. Út Nhí là con của cô năm hàng xóm, đối diện nhà ngoại tôi, cách nhà ngoại một con sông không quá rộng. Nhí bằng tuổi tôi nhưng gọi tôi là anh vì trông tôi cao to hơn nhiều. Chỉ vài lần gặp gỡ trước đó mỗi khi tôi về quê nên tôi và Nhí cũng chẳng thân thiết gì. Tôi có một chiếc máy chơi game, lúc ấy món đồ này rất hiếm ở quê vì thế lũ bạn của tôi thay phiên nhau mượn về chơi thử. Hôm ấy đến lượt út Nhí mượn. Sáng hôm đó, tôi đã thấy Nhí bẽn lẽn tới lui trước cửa nhà ngoại tôi, tôi đem máy ra cho bạn mượn, nó cúi đầu cảm ơn rất khẽ và chạy thoăn thoắt qua chiếc cầu tre bắt ngang sông. Bỗng ầm một cái, nước bắn tung tóe, cả Nhí và chiếc máy chơi game đều rơi xuống sông. Dòng sông rất sâu, nước chảy xiết, tôi chỉ nghĩ đến đó đã liều nhảy xuống định vớt nhỏ bạn lên mà quên mất mình chỉ bơi được ở cái hồ bơi nước trong vắt trên thành phố còn Nhí lại là con nít nông thôn. Rốt cục là Nhí kéo tôi lên bờ chứ không phải tôi cứu Nhí.
Anh không biết bơi, ai biểu anh nhảy xuống chi vậy
Nhí vừa trách tô vừa thở hổn hển. Tôi thanh minh:
Tôi biết tôi chứ sao không, tại ở đây nước chảy quá.
Nhí bụm miệng cười khúc khích:
Anh định cứu em hả? con nít ở quê chừng năm, sáu tuổi là biết lội hết rồi, em thì lội nhất xóm này đấy!
Con bé đã không biết cảm ơn tôi lại còn khoe mình bơi giỏi, tôi uổng công xuýt chết đuối vì nó, vừa mắc cở lại vừa tức giận, tôi nói:
Tôi lội xuống để vớt chiếc máy chơi game chứ không phải cứu Nhí đâu.
Nhắc đến chiếc máy tôi sực nhớ, nó vẫn nằm gọn trong tay Nhí nhưng nước chảy ròng rã rừ bên trong, chắc là hư rồi. Tôi phát cáu:
Nhí làm hư máy của tôi rồi, đền cho tôi mau.
Con nhỏ cúi xuống, mếu máo:
Tôi đứng dậy quay phắt đi và còn quay lưng lại nói với nó một câu:
Nhí tưởng mình giỏi lắm hả, con gái gì đâu người như con giun, đen nhẻm.
Đó là câu nói tôi hối hận nhất khi lỡ nói ra với Nhí. Tôi đâu biết rằng khi tôi đi rồi Nhí ngồi khóc một mình, không chỉ vì món đồ chơi bị hỏng mà vì bị xúc phạm. Mãi đến mấy hôm sau tôi vẫn không thấy bóng dáng Nhí đâu cả. Lũ bạn rủ tôi qua bên kia sông bắt dế câu cá, tôi lấy cớ để đến sau nhà Nhí nhưng vẫn không thấy Nhí ở nhà. Tôi sốt ruột dò hỏi ngoại thì ngoại bảo mấy ngày nay thấy Nhí ra chợ, chắc là ra chơi nhà cô Nhí ngoài đó. Tôi yên tâm vì Nhí chẳng để tâm gì đến việc lần trước nên quên đi ngay sau đó và bận rộn vui chơi cùng các bạn suốt ngày. Kì nghỉ hè cũng sắp hết, mẹ tôi đã đi công tác về và chuẩn bị về quê đón tôi. Hôm trước tôi đã từ giã đám bạn hàng xóm, duy chỉ có Nhí là không thấy mặt, tôi nghĩ chắc con nhỏ mãi chơi nên không nhớ gì đến tôi rồi.
Sáng sớm, ngoại tiễn tôi và ngoại ra xe, chỗ đậu xe cách nhà ngoại một đoạn đường khá xa, đi xe máy cũng mất 20 phút mới tới. Tôi thấy một cái bóng nhỏ đằng xa trông giống Nhí, tôi vội chạy lại. Nhí đứng đó, thở hổn hển, chìa tay đưa cho tôi chiếc máy chơi game:
Em trả cho anh chiếc máy, em dành tiền mua nó đấy!
Tôi ngạc nhiên:
Tôi chỉ nói chơi, Nhí mua làm gì, tôi còn nhiều máy này lắm.
Gương mặt của Nhí xìu xuống như cái bong bóng xì hơi.
Thì anh cứ nhận đi, là em làm hỏng, em đền anh!
Nhí dúi vào tay tôi chiếc hộp khá to rồi vụt chạy mất, tôi gọi theo nhưng không được, tôi lẳng lặng ôm chiếc hộp lên xe. Xe chạy rồi, tôi bồi hồi nhìn lại phía sau, tôi mở chiếc hộp ra, trong đó có chiếc máy game mới màu xanh lá, hơn chục trái quýt và một lá thư. Tôi mở lá thư vội đọc, nội dung thư khá dài, Nhí kể lại vì sao những ngày trước không đến chơi với tôi, con bé bận ra chợ phụ quán, chạy bàn, rửa bát cho mấy bà ngoài đó, chiều nó về ra đồng bắt ốc để bán. Nhí không nói nó cần tiền để làm gì nhưng tôi chợt hiểu vì sao nó có thể mua chiếc máy khá đắt trả lại tôi. Tôi nghe sóng mũi cay sè. Nhí còn xin lỗi tôi vì lần đó hại tôi suýt chết đuối và gửi tôi chục quýt nó hái sau vườn để ăn trên xe cho khỏe. Tôi chỉ biết nhìn con đường phía sau xa dần, mờ dần mà tự trách bản thân quá vô tâm chỉ làm cho Nhí buồn.
Kết bài:Đã gần năm năm, trong ngần ấy thời gian tôi cũng về quê ngoại nhiều lần và cũng đã chia tay với các bạn nhiều lần. Nhưng những kỉ niệm đầu tiên với Nhí tôi không thể nào quên. Nó nhắc nhở tôi về một tình bạn đẹp và giúp tôi biết trân trọng những gì thuộc về quá khứ. Tôi thầm cảm ơn người bạn nhỏ của mình.
Đóng Vai Người Cháu Kể Lại Kỉ Niệm Tình Bà Cháu Trong Bài Thơ Bếp Lửa
(Văn mẫu lớp 9) – Anh (Chị) hãy Đóng vai người cháu kể lại kỉ niệm tình bà cháu trong bài thơ Bếp Lửa của nhà thơ Bằng Việt.
Đề bài: Trong vai người cháu kể lại kỉ niệm tình bà cháu trong bài thơ Bếp Lửa
BÀI LÀM
” Đôi mắt càng già càng thấm thía yêu thương Da dẻ dù khô đi tấm lòng không hẹp lại. Giàu kiên nhẫn bà còn hi vọng mãi Chỉ mỗi ngày rắn lại ít lời thêm”
Đó là những vần thơ của tôi – Người cháu dành cho bà nội nội kính yêu của mình giờ đây đang du học ở ucraina xa xôi tôi vẫn không thể nguôi quên bếp lửa ấm áp tình bà.
Là người Việt Nam không ai không biết đến bếp lửa được nhen lên bằng những nhiên liệu bình thường củi, rơm, rạ,… Bếp lửa tỏa sáng chờn vờn bốc cao bập bùng mỗi sớm mai gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam tảo tần giàu tình yêu thương giàu đức hi sinh.
Bà tôi cũng vậy bà khéo léo chi chút kiên nhẫn nhóm lửa gửi vào đó bao tình yêu thương cháu con. Nhớ về bếp lửa tôi lại bồi hồi nhớ bà thương bà trải bao mưa nắng của bà.
Bếp lửa không chỉ gợi nhắc tình bà mà còn gợi bao kỉ niệm tuổi thơ đó là kỉ niệm nạn đói 1945 ám ảnh day dứt cái đói hoành hành khủng khiếp gia đình tôi cũng như bao gia đình Việt Nam khác long đong mỏi mệt vì miếng ăn. Bố đi đánh xe ngựa gầy gò khô rạc mà cái đói vẫn bám riếc không tha nếu không có bếp lửa ấm áp của bà có lẽ tôi không qua được nạn đói thật khủng khiếp biết bao giờ đây nghĩ lại sống mũi vẫn cay khé quá khứ như đồng hiện ở hiện tại xóa nhòa hoàn cảnh mấy chục năm.
Kỉ niệm thứ hai là những năm kháng chiến chống thực dân Pháp mẹ và cha tôi tham gia công tác ở chiến khu bà đã thay cả cha cả mẹ nuôi dạy tôi nên người tôi ở cùng bà, bà bảo tôi nghe bà dạy tôi làm, bà chăm tôi học bà chi chút cho tôi tất cả bên ccanh bếp lửa ấm áp tình bà trong tâm thức tôi còn có tiếng chim tu hú đồng việt. Mỗi lần tu hú kêu bà hay kể lại kỉ niệm những ngày ở Huế. Tiếng chim tu hú gọi mùa càng khiến lòng tôi và bà dậy lên nỗi nhớ mong da diết cha mẹ tôi ở chiến khu. Được sống trong tình yêu thương của bà tôi càng chạnh thương con tu hú cô đơn bé nhỏ kêu da diết khắc khoải trên những cánh đồng xa.
Kỉ niệm thứ ba cũng có sức ám ảnh lớn trong tâm hồn tôi là nạn giặc càn tàn phá xóm làng ngọn lửa hung tàn bốc lên ngùn ngụt thiêu rụi nhà cửa tài sản trong mất mát đau thương bà cùng tôi và xóm làng lầm lụi trở về. Tôi cũng sớm trưởng thành lớn khôn biết đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh cảm động nhất là lời dặn của bà: ” Mày có viết thư cho bố kể này kể nọ cứ bảo nhà vẫn được bình yên để bố yên tâm công tác”. Bà tôi là thế đấy bà không chỉ lam lũ tảo tần giàu tình yêu thương mà còn giàu đức hi sinh bà gánh vác mọi lo toan gian khó về mình để con yên tâm công tác. Phải chăng bà tôi là hậu phương vững chắc giúp cho tiền tuyến đánh giặc. Đẩy nhanh cuộc kháng chiến đến ngày thắng lợi. Bà xứng đáng với tám chữ vàng bác Hồ trao tặng ” Anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang” Bà vừa mang nét đẹp truyền thống vừa mang nét đẹp hiện đại của người phụ nữ thời kì mới.
Từ kỉ niệm năm xưa tôi băn khoăn suy ngẫm về cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa bà nhen mỗi chiều đã thành ngọn lửa của niềm yêu thương sẵn trong lòng bà niềm tin bà khơi thắp trong tôi. Phải chăng bà là đại diện của thế hệ cha anh giữ lửa truyền lửa, truyền niềm tin đến thế hệ tương lai mấy chục năm đã trôi qua bà vẫn luôn thức khuya dậy sớm lam lũ tảo tần trải qua bao mưa nắng cuộc đời, công việc bà làm có ý nghĩa to lớn biết bao, bà đã nhóm trong lòng tôi tình yêu thương lòng biết ơn sâu nặng từ những thứ giản dị đời thường nhất như khoai sẵn ngọt bùi, khơi thắp trong lòng tôi niềm vui san sẻ tình làng nghĩa xóm và đặc biệt bà còn khơi dậy mọi tâm tình ước vọng để tôi bay cao bay xa đến tận những chân trời mới. Ôi bếp lửa giản dị đời thường sánh ngang với điều kì lạ thiêng liêng cao đẹp.
Giờ đây tôi đã lớn khôn trưởng thành đến với những chân trời rộng mở nơi đây có bếp điện, bếp gas… Có ngọn khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả nhưng trong tiềm thức câu hỏi luôn hiện hữu trong tôi sớm mai này bà nhóm lửa lên chưa. Có lẽ bếp lửa – Tình bà sẽ luôn tỏa sáng nâng đỡ nhiều con người xa xứ như tôi suốt hành trình dài rộng của cuộc đời phả chăng yêu bếp lửa yêu bà là tình cảm cội nguồn tình gia đình và rộng ra là tình yêu quê hương đất nước?
Ôi bếp lửa tình bà sao mà ấm áp đến vậy! Bếp lửa ấy đã nuôi dưỡng tuổi thơ tôi để tôi lớn khôn trưởng thành như hôm nay. Có gốc rễ của cội nguồn con người mới trưởng thành vì vậy tôi muốn nhắn nhủ các bạn trẻ hãy trân trọng những gì đáng quí nhất, giản dị đời thường quanh ta. Yêu kính ông bà gia đình, cha mẹ, anh chị em rộng ra là tình quê hương, đất nước theo đúng truyền thống của nhân dân. Thương người như thể thương thân.
Cập nhật thông tin chi tiết về Kỉ Niệm Mơn Man Buổi Tựu Trường trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!