Bạn đang xem bài viết Kỹ Năng Soạn Thảo Văn Bản Tiếng Anh Là Gì? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Kỹ năng soạn thảo văn bản tiếng Anh là gì? Kỹ năng soạn thảo văn bản có thể được hiểu một cách dễ dàng như là kỹ năng gõ văn bản, gõ chữ nhanh, chính xác, không sai lỗi chính tả, định dạng phông chữ phù hợp, bố cục bài viết rõ ràng.
Kỹ năng soạn thảo văn bản tiếng Anh là gì?
Kỹ năng soạn thảo văn bản tiếng Anh là: Text editing skill
Sub-editor /sʌb-ˈɛdətər/ (n) = managing edior: thư ký tòa soạn
Fact-checker /fækt-ˈʧɛkər / (n): người kiểm tra thông tin
Television reporter /ˈtɛləˌvɪʒən rɪˈpɔrtər/: phóng viên truyền hình
Editor-in-chief /ˈɛdətər-ɪn-ʧif / (n) = executive editor: tổng biên tập
Editor /ˈɛdətər/ (n): biên tập viên
Deputy editor-in-chief /ˈdɛpjuti ˈɛdətər-ɪn-ʧif / (n): phó tổng biên tập
Senior executive editor /ˈsinjər ɪgˈzɛkjətɪv ˈɛdətər/: ủy viên ban biên tập
Graphic artist /ˈgræfɪk ˈɑrtəst/: chuyên viên đồ họa
Senior editor /ˈsinjər ˈɛdətər/: biên tập viên cao cấp
Graphic designer /ˈgræfɪk dɪˈzaɪnər/: người thiết kế đồ họa
Contributor /kənˈtrɪbjətər/: cộng tác viên
Web designer /wɛb dɪˈzaɪnər/: người thiết kế web
Newspaper office /ˈnuzˌpeɪpər ˈɔfəs/: tòa soạn
Newsroom /ˈnuˌzrum/ (n): phòng tin
Editorial board /ˌɛdəˈtɔriəl bɔrd/ : ban biên tập
Sub-editor assistant /sʌb-ˈɛdətər əˈsɪstənt/: trợ lý/ phó thư ký tòa soạn
Nhưng lưu ý trong kỹ năng soạn thảo văn bản ngành báo chí
Nếu bạn đang quan tâm đến kỹ năng viết, soạn thảo văn bản ngành truyền thông, báo chí thì chắc chắn nội dung sau đây hữu ích với bạn đấy. Những lưu ý nào khi viết bài báo cho hiệu quả và hấp dẫn:
Tiêu đề
Tiêu đề phải chính xác, ngắn gọn và rõ ràng. Nên sử dụng các câu hỏi thực tế, không đặt câu hỏi sai, nói một cách thẳng thắn, không ẩn ý.
Tiêu đề nên thu hút sự chú ý của người đọc. Hãy nghĩ theo cách khác, giả sử rằng bạn Tiêu đề không nhất thiết phải là một cái nhìn tổng quan. Tất nhiên, nó không thể được tách rời hoàn toàn khỏi các chi tiết của chủ thể.
Giới thiệu
Phần mở đầu là sự chắt lọc những nội dung then chốt của toàn văn, để người đọc có thể biết được ý chính của báo cáo ngay cả khi họ không đọc nội dung phía sau. Phần mở đầu không yêu cầu bao gồm tất cả các yếu tố của tin tức, nếu không nó sẽ lộn xộn.
Mức độ quan trọng nội dung
Trong những trường hợp bình thường, cấu trúc hình tháp ngược được sử dụng, tức là nội dung quan trọng nhất được đặt lên hàng đầu và sắp xếp theo thứ tự; những tin tức có cốt truyện mạnh mẽ có thể được đảo ngược hoặc chèn một cách thích hợp.
Bối cảnh
Khéo léo xen kẽ với bối cảnh tin tức. Đừng quá lười biếng để viết bối cảnh tin tức. Đừng viết cái này chỉ vì bạn đã viết nó trong cái trước. Người đọc sẽ không bao giờ nhớ những gì bạn đã viết trong bài viết cuối cùng.
Nguồn: https://suckhoelamdep.vn/
Kỹ Năng Soạn Thảo Văn Bản
Kỹ năng soạn thảo văn bản là một phần không thể thiếu trong nhiều vị trí ở hầu hết các ngành nghề cũng như trong cuộc sống. Ngay cả khi không là một nhà văn thì tần suất bạn soạn thảo văn bản thường xuyên hơn bạn nghĩ. Ít nhất, bạn cũng sẽ viết CV xin việc, email gửi đến nhà tuyển dụng, đăng bài trên các phương tiện truyền thông xã hội… Nếu công việc yêu cầu, bạn cũng tạo ra những văn bản như báo cáo, thuyết trình, bản tin… Vậy kỹ năng soạn thảo văn bản là gì và làm thế nào để nâng cao kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính thông dụng cũng như kỹ năng soạn thảo hợp đồng thương mại…? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.
Kỹ năng soạn thảo văn bản là gì?
Đó là cách bạn thực hiện các thao tác như nhập thông tin, chỉnh sửa, trình bày văn bản được thực hiện trên giấy hoặc các phần mềm ứng dụng như Microsoft Word. Đây cũng là một phần trong chương trình đại học và là kỹ năng mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng muốn thấy trong CV của ứng viên trong thời đại ngày nay.
Tầm quan trọng của kỹ năng soạn thảo văn bản chuyên nghiệp
Khi người khác đọc văn bản của bạn, họ sẽ đưa ra đánh giá về trí thông minh và sự siêng năng của bạn dựa trên những gì họ nhìn thấy. Cho dù văn bản đó là trên giấy hay trực tuyến (chẳng hạn như email, bài viết trên trang web…), người đọc sẽ có ấn tượng tiêu cực về bạn nếu văn bản của bạn có lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp.
Hậu quả của một văn bản kém chất lượng có thể khá nặng. Chẳng hạn, kỹ năng soạn thảo hợp đồng thương mại không tốt sẽ làm khách hàng của bạn phật lòng và họ sẽ tìm đến một nhà cung cấp khác. Hoặc nếu văn bản kém đó được in ra thì chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ mất thêm một khoản chi phí để in lại.
Khi xin việc, kỹ năng soạn thảo văn bản không tốt sẽ khiến bạn không nhận được lời mời phỏng vấn cho công việc thực sự mong muốn. Gửi một bản CV hoặc thư xin việc chứa nhiều lỗi cho thấy bạn không chuyên nghiệp. Đây không nên là ấn tượng bạn tạo ra cho nhà tuyển dụng tiềm năng khi đang tìm việc làm.
May mắn thay, các kỹ năng soạn thảo văn bản là điều có thể dễ dàng học được. Để cải thiện kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính hay kỹ năng soạn thảo hợp đồng thương mại của bạn, hãy thử các bí quyết sau:
Cải thiện kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính về mặt nội dung
Dùng từ và câu đơn giản
Các từ ngữ chuyên môn, cường điệu sẽ làm cho văn bản của bạn sẽ giống như một bản hùng ca hơn là một văn bản hành chính thông thường. Đôi khi bạn phải giải thích một chút về các từ ngữ này. Do đó, một trong những kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính và kỹ năng soạn thảo hợp đồng thương mại hiệu quả là dùng từ đơn giản và dễ hiểu. Văn bản của bạn sẽ được “chào đón” hơn.
Bên đó là giữ cho các câu ngắn gọn có thể. Các câu ngắn, ít phức tạp sẽ dễ đọc hơn. Tuy nhiên, đừng để các câu của bạn quá ngắn đến nỗi làm mất đi sự mạch lạc của văn bản.
Đọc thành tiếng
Nói về sự mạch lạc, hãy đọc to văn bản của bạn để giúp xem nó có trôi chảy khong. Nếu nghe có vẻ chối tai và cụt, hãy thêm một vài câu dài hơn để phá vỡ nhịp điệu ổn định và đơn điệu đó.
Cải thiện kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính về mặt trình bày
Chọn kiểu chữ phù hợp với bối cảnh
Theo các giáo trình kỹ năng soạn thảo văn bản chia sẻ thì phông chữ Serif dễ đọc hơn trong các tài liệu in giấy trong khi phông chữ Sans-serif sẽ dễ đọc hơn trên màn hình kỹ thuật số.
Một số ví dụ về phông chữ Serif bao gồm Garhua, Georgia, Hoefler Text và Palatino, trong khi các ví dụ về phông chữ Sans-serif bao gồm Arial, Gill Sans, Helvetica và Lucida Sans. Dù là phông chữ nào, hãy sử dụng chúng xuyên suốt văn bản của bạn. Nếu muốn, bạn có thể sử dụng một kiểu chữ khác để làm nổi bật các tiêu đề.
Sử dụng cỡ chữ và màu sắc chuẩn
Bạn không thể định dạng một văn bản chuyên nghiệp mà không chú ý đến giao diện. Hầu hết các văn bản công việc đều ở cỡ chữ 12pt, được xem là dễ đọc nhất kết hợp với các khoảng cách lề trên, lề dưới: 2-2,5cm, lề trái; 3-3,5cm, lề phải: 1,5-3cm trên giấy A4. Với một báo cáo với nhiều thông tin dày đặc thì cỡ chữ có thể giảm xuống 10pt, nhưng không bao giờ ít hơn thế.
Về màu sắc, bạn nên cân nhắc in màu tài liệu bởi phải tốn nhiều chi phí hơn và nó không giữ được màu sắc gốc nếu được sao chép. Đối với các văn bản kỹ thuật số như Word hoặc email, bạn có thể sử dụng màu sắc, in đậm, in nghiêng cho các vấn đề quan trọng.
Canh trái văn bản
Theo thói quen bạn sẽ canh bằng hai lề văn bản (justify) bởi đó là những gì bạn thường thấy trên sách báo nhưng đây lại là một lựa chọn sai khi nói đến các kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính.
Những gì bạn nên làm là căn lề trái cho văn bản. Điều này có thể sẽ tạo ra sự “lởm chởm” ở bên phải của văn bản nhưng nó sẽ tạo ra khoảng trống và làm tăng mức độ dễ đọc cho văn bản.
Thụt lề dòng đầu tiên của các đoạn trong văn bản
Các dòng đầu tiên của đoạn văn bản nên được thụt vào để làm cho mỗi đoạn trở nên nổi bật, trong đó chữ các đầu tiên có cùng kích thước với các chữ khác trong văn bản.
Đặt hình ảnh ở giữa các đoạn văn bản
Chèn ảnh hợp lý là điều cũng rất đáng quan tâm nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng soạn thảo văn bản. Bạn có thể chèn hình ảnh vào giữa và để văn bản xung quanh hình ảnh đó nếu mọi người trong doanh nghiệp của bạn thích như vậy. Nhưng nói chung, điều này có thể gây khó khăn cho người đọc, đặc biệt đó là các báo cáo dựa trên dữ liệu.
Lựa chọn an toàn nhất, đối với các biểu đồ và bảng, là đặt hình ảnh ở phần cách nhau giữa các đoạn. Bằng cách đó, hình ảnh của bạn sẽ không làm mất sự chú ý của người đọc với văn bản xung quanh. Nó cũng giúp phần chú thích của hình ảnh trở nên nổi bật.
Chọn khoảng cách giữa các dòng phù hợp theo ngữ cảnh
Khoảng cách giữa các dòng (khoảng trắng ngăn cách một dòng văn bản với dòng văn bản tiếp theo) phụ thuộc vào loại tài liệu mà bạn viết.
Các loại văn bản học thuật nên tuân theo các hướng dẫn về phong cách học thuật của từng lĩnh vực đó. Bạn có thể cách đôi (double spacing) nếu không có quy định bắt buộc. Các văn bản hành chính và kinh doanh có xu hướng cách nhau 1 line (single) để giảm thiểu số lượng trang in trong khi các tài liệu kỹ thuật số (Word hoặc email) sẽ dễ đọc hơn nếu khoảng cách giữa các dòng là 1,5 lines.
Chia nhỏ văn bản với tiêu đề
Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính của bạn sẽ không hoàn chỉnh nếu bạn không biết cách chia nhỏ văn bản với các tiêu đề. Văn bản càng dài, các tiêu đề càng trở nên quan trọng. Bạn có muốn đọc một bản báo cáo dài 20 trang mà không có gì ngoài một bức tường văn bản từ đầu đến cuối, hay một bản báo cáo dài 30 trang được trình bày với các phần chính, phần phụ rõ ràng và tiêu đề thích hợp? Dĩ nhiên là trường hợp thứ 2 phải không?
Ngắt trang
Khi bạn muốn tìm hiểu làm thế nào để báo cáo của bạn trông chuyên nghiệp hơn, bạn cần làm quen với việc ngắt trang. Nếu văn bản của bạn đủ dài để chia thành các chương, ngắt trang là cách tốt nhất để định dạng chúng. Mỗi chương nên cách nhau bằng một phần hoặc cả trang trống.
Kỹ năng soạn thảo văn bản là điều mà bất kỳ ai trong chúng ta có thể học được. Nếu kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính hoặc kỹ năng soạn thảo hợp đồng thương mại của bạn chưa tốt, hãy làm theo các mẹo trên và bạn sẽ nhận thấy kỹ năng soạn thảo văn bản được cải thiện như thế nào.
Pha Lê
Kỹ Năng Soạn Thảo Văn Bản Hành Chính
Công việc soạn thảo văn bản giờ đây đã trở nên quen thuộc với tất cả mọi người. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm vững các nguyên tắc soạn thảo văn bản cơ bản nhất.
Sự cần thiết phải học soạn thảo văn bản: Dù bạn đang làm công việc gì, ở bất cứ vị trí nào cấp quản lý hay nhân viên, trong doanh nghiệp tư nhân hay nhà nước thì bạn đều phải tiếp xúc, xử lý với các loại văn bản. Vì vậy công tác soạn thảo văn bản là một mảng không thể thiếu trong công việc và hoạt động quản lý.
Đa số các bạn sinh viên tốt nghiệp các trường đại học không nắm vững (thậm chí chưa biết) các quy tắc này trong soạn thảo văn bản của các loại: văn bản hành chính, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt… Chính điều này đã khiến kéo dài và ngăn cản trực tiếp sự phát triển nhanh của các nhân viên hoặc sẽ bị đánh giá thấp về khả năng công việc.
I. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA KHOÁ HỌC
– Thư ký công trình; Các bạn sinh viên.
– Các Anh/chị làm công tác văn thư tại các cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân.
– Các cán bộ mới đi làm; Các cán bộ đã đi làm những chưa có kinh nghiệm trong việc xử lý văn bản theo đúng quy định.
II. MỤC TIÊU KHOÁ HỌC PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO
– Đào tạo kỹ năng: Kỹ thuật trình bày văn bản theo quy chuẩn của nhà nước.
– Đào tạo thực hành: Thực hành soạn thảo và trình bày văn bản chuyên nghiệp trong doanh nghiệp.
– Đào tạo kinh nghiệm: Trải nghiệm việc xây dựng các nội dung cho từng loại văn bản đảm bảo tính linh hoạt, thông minh, quy chuẩn.
– Tài liệu: Căn cứ giảng dạy theo quy định của nhà nước, những kinh nghiệm phát sinh thực tế.
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHOÁ HỌC
– Thành thạo soạn thảo và trình bày kỹ thuật cao các loại văn bản hành chính theo đúng quy định của nhà nước.
– Biết cách lập các nội dung của từng loại văn bản chuyên nghiệp.
III. NỘI DUNG KHOÁ HỌC GIẢNG VIÊN IV. NGÀY KHAI GIẢNG V. HỌC PHÍ VI. THỜI LƯỢNG KHÓA HỌC
– KẾT THÚC KHÓA HỌC, HỌC VIÊN SẼ LÀM BÀI KIỂM TRA ĐỂ LẤY KẾT QUẢ LÀM CHỨNG CHỈ.
VII. CHỨNG CHỈ TỐT NGHIỆP – KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ chúng tôi CẤP CHỨNG CHỈ.
– HỌC VIÊN CÓ CHỨNG CHỈ SAU 2 THÁNG KẾT THÚC KHÓA HỌC.
VIII. ĐỊA ĐIỂM HỌC
Kỹ Năng Soạn Thảo Văn Bản Mos
10.2023 Giảng dạy lớp mạng ICND1 + ICND2 cho đài truyền hình VTV
08.2023 Giảng dạy lớp “Quản trị mạng Cisco CCNA” cho tập đoàn viễn Thông VNPT – Quảng Nam
05.2023 Giảng dạy lớp ” Bảo mật và an toàn thông tin mạng CCNA-S” cho Tập đoàn điện lực EVN
09.2023 Giảng dạy lớp “Chuyên viên hệ thống Microsoft MCSA tại cục hải quan Quảng Ninh
09.2023 Giảng dạy lớp ” Routing & Switching Juniper – hệ điều hành Junios ” tại cục hải quan Quảng Ninh
07.2023 Giảng dạy lớp ” Quản trị mạng chuyên sâu CCNP “cho cán bộ đài phát thanh quyền hình Quảng Ninh
06.2023 Giảng dạy lớp ” Chuyên viên quản trị mạng” tại tập đoàn VNPT- chi nhánh Phan Rang
04.2023 Giảng viên chính phụ trách biên soạn giáo trình đào tạo CCNA và MCSA cho trung tầm bồi dưỡng nghiệp vụ III – chi nhánh tập đoàn VNPT.
12.2023 Giảng dạy lớp ” Quản trị mạng chuyên sâu ” tại sở TT&TT Thanh Hóa
11.2023 Giảng dạy lớp ” Quản trị mạng CCNA “tại tập đoàn Viettel tại Hà Nội
12.2023 Giảng dạy lớp ” Tin học văn phòng nâng cao “cho cán bộ tập đoàn VNPT TP. Hải Phòng
12.2023 Giảng dạy lớp ” Tin học văn phòng nâng cao “cho cán bộ tập đoàn VNPT TP Cần Thơ
12.2023 Giảng dạy lớp ” Tin học văn phòng nâng cao “cho cán bộ tập đoàn VNPT TP Hồ Chí Minh
12.2023 Giảng dạy lớp ” Ứng dụng tin học – Quản trị mạng “cho cán bộ sở thông tin và truyền thông TP Nam Định
11.2023 Giảng dạy lớp ” Quản trị mạng CCNA “cho cán bộ, kỹ thuật viên sở thông tin và truyền thông TP Thái Nguyên
08.2023 Giảng dạy lớp Tin học ” Chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin “Đại học Nội Vụ
06.2023 Giảng dạy lớp ” Tin học văn phòng nâng cao ” cho cán bộ bệnh viện 108 Hà Nội
09.2023 Giảng dạy lớp ” Bảo mật mạng, thiết bị Cisco CCNA-Sercurity “tại học viện mạng BKACAD
08.2023 Giảng dạy lớp ” Hệ điều hành Junios và thiết bị Juniper “cho cán bộ hải quan tại Hồ Chí Minh
08.2013 Giảng dạy lớp ” Tin học văn phòng nâng cao “cho cán bộ Ngân hàng nhà nước Việt Nam
2011-2013 Giảng dạy các lớp CCNA, CCNP cho học viện mạng Bách khoa Hà Nội. BKACAD
Phương Pháp Và Kỹ Năng Soạn Thảo Văn Bản
Hệ thống văn bản của Đoàn gồm toàn bộ các loại văn bản của Đoàn được sử dụng trong hoạt động của hệ thống tổ chức Đoàn từ Trung ương đến cơ sở.
II- Các loại văn bản thường được sử dụng
Thể loại văn bản là tên gọi của từng loại văn bản, phù hợp với tính chất, nội dung và mục đích ban hành của văn bản.
1. Các văn bản có tính pháp quy
1.1. Nghị quyết:
Là văn bản ghi lại các quyết định được thông qua tại đại hội, hội nghị cơ quan lãnh đạo Đoàn về đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch hoặc các vấn đề cụ thể.
1.2. Quyết định:
Quyết định có tính lãnh đạo, chỉ đạo như nghị quyết nhưng thể hiện thành các điều khoản cụ thể và có khi được dùng để ban hành hoặc bãi bỏ các quy chế, quy định, quyết định cụ thể về chủ trương, chính sách, tổ chức bộ máy, nhân sự thuộc phạm vi quyền hạn của tổ chức, cơ quan Đoàn.
1.3. Chỉ thị:
Là văn bản dùng để chỉ đạo các cấp bộ Đoàn, tổ chức cơ quan Đoàn cấp dưới thực hiện các chủ trương, công tác hoặc một số nhiệm vụ cụ thể.
1.4. Thông tri:
Thông tri là văn bản chỉ đạo, giải thích hướng dẫn các cấp bộ Đoàn, tổ chức cơ quan Đoàn cấp dưới thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị … của cấp bộ Đoàn cấp trên, của Đảng, Nhà nước hoặc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.
1.5. Quy định:
Là văn bản xác định các nguyên tắc, tiêu chuẩn, thủ tục và chế độ cụ thể về một lĩnh vực công tác nhất định cả cấp bộ Đoàn, tổ chức, cơ quan lãnh đạo Đoàn hoặc trong hệ thống các cơ quan chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ.
1.6. Quy chế:
Là văn bản xác định các nguyên tắc, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ và lề lối làm việc của tổ chức cơ quan lãnh đạo Đoàn.
1.7. Thể lệ:
Là văn bản quy định về chế độ, quyền hạn, nghĩa vụ, phương thức tổ chức của một bộ phận trong tổ chức Đoàn, Hội (Thể lệ cuộc thi tìm hiểu…) thường được ban hành độc lập hoặc kèm theo sau một quyết định sau khi đã được thỏa thuận, thống nhất.
2. Các văn bản hành chính thông thường
2.1. Thông báo:
Là văn bản truyền đạt kịp thời một quyết định hoặc kết quả sự việc đã được tiến hành.
2.2. Báo cáo:
Là văn bản phản ánh toàn bộ hoạt động và những kiến nghị của mình hoặc tường trình về một vấn đề, một công việc cụ thể nào đó hoặc xin ý kiến chỉ đạo.
2.3. Chương trình:
Là văn bản để xác định trọng tâm, nội dung, giải pháp trong một khoảng thời gian nhất định và công tác tổ chức thực hiện của cấp bộ Đoàn về một chủ trương công tác của Đoàn.
2.4. Hướng dẫn:
Là văn bản giải quyết chỉ dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện văn bản hoặc chủ trương của cấp bộ Đoàn hoặc của cơ quan lãnh đạo Đoàn cấp trên.
2.5. Kế hoạch:
Là văn bản dùng để xác định mục đích yêu cầu, chỉ tiêu của nhiệm vụ cần hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định và các biện pháp về tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó.
2.6. Tờ trình:
Là văn bản dùng để thuyết trình tổng quát về một đề án, một vấn đề, một dự thảo văn bản để cấp trên xem xét, quyết định.
2.7. Lời kêu gọi:
Là văn bản dùng để yêu cầu hoặc động viên cán bộ, sinh viên thực hiện một nhiệm vụ hoặc hưởng ứng một chủ trương có ý nghĩa chính trị.
2.8. Đề án:
Là văn bản dùng để trình bày có hệ thống về một kế hoạch, giải pháp, giải quyết một nhiệm vụ, một vấn đề nhất định để cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.9. Công văn:
Là văn bản dùng để truyền đạt, trao đổi các công việc cụ thể trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, cơ quan Đoàn.
2.10. Biên bản:
Là văn bản ghi chép diễn biến, ý kiến phát biểu và ý kiến kết luận của đại hội Đoàn, các hội nghị hoặc các cuộc họp Đoàn.
3. Các loại giấy tờ hành chính
3.1. Giấy giới thiệu:
Cấp cho đại diện được ủy quyền để liên hệ, giao dịch, giải quyết công việc. Thường dùng mẫu in sẵn.
3.2. Giấy chứng nhận (hoặc xác nhận, thẻ chứng nhận):
Cấp cho người đã hoàn thành chương trình, lớp tập huấn hoặc đạt giải thưởng của Đoàn…
3.3. Giấy đi đường (Công lệnh):
Cấp cho đại diện được đi công tác để liên hệ, giải quyết công việc, chỉ đạo kiểm tra chương trình công tác nhằm xác định hoặc chứng nhận người đó đã đến địa điểm công tác… Thường dùng mẫu in sẵn.
III. Phương pháp soạn thảo một số văn bản thường dùng:
1. Soạn thảo báo cáo:
1.1. Những yêu cầu khi soạn thảo báo cáo:
a) Đảm bảo trung thực, chính xác.
b) Nội dung báo cáo phải cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm.
c) Báo cáo phải kịp thời.
1.2. Các loại báo cáo:
a) Báo cáo tuần, tháng, quý.
b) Báo cáo 6 tháng, 1 năm hoặc 1 năm học, nhiệm kỳ.
c) Báo cáo bất thường, đột xuất.
d) Báo cáo chuyên đề.
e) Báo cáo hội nghị.
1.3. Phương pháp viết một bản báo cáo:
a) Công tác chuẩn bị:
– Xác định mục đích yêu cầu của báo cáo.
– Xây dựng đề cương khái quát, đề cương chi tiết.
– Phần nội dung thường có 3 phần sau:
+ Phần 1: Nêu thực trạng tình hình hoặc mô tả sự việc, hiện tượng xảy ra.
+ Phần 2: Phân tích nguyên nhân, điều kiện của sự việc, hiện tượng, đánh giá tình hình, xác định những công việc cần tiếp tục giải quyết.
+ Phần 3: Nêu phương hướng nhiệm vụ, biện pháp chính để tiếp tục giải quyết, cách tổ chức thực hiện.
– Thu thập thông tin, tư liệu để đưa vào báo cáo.
– Chọn lọc tài liệu, tổng hợp sự kiện và số liệu phục vụ các yêu cầu trọng tâm của báo cáo.
– Đánh giá tình hình qua tài liệu, số liệu một cách khái quát.
– Dự kiến những đề xuất kiến nghị với cấp trên.
b) Xây đựng đề cương chi tiết:
– Mở đầu:
Nêu những điểm chính về nhiệm vụ, chức năng của tổ chức mình, về chủ trương công tác do cấp trên hướng dẫn hoặc việc thực hiện kế hoạch công tác của đơn vị mình. Đồng thời nêu những điều kiện, hoàn cảnh có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện chủ trương công tác nêu trên.
– Nội dung chính:
+ Kiểm điểm những việc đã làm, những việc chưa hoàn thành.
+ Những ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện.
+ Xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan.
+ Đánh giá kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm.
– Kết luận báo cáo:
+ Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới.
+ Các giải pháp chính để khắc phục các khuyết, nhược điểm.
+ Các biện pháp tổ chức thực hiện.
+ Những kiến nghị với cấp trên.
+ Nhận định những triển vọng.
c) Viết dự thảo báo cáo:
– Báo cáo nên viết bằng ngôn ngữ phổ cập, nêu các sự kiện, nhận định, đánh giá, có thể dùng các số liệu để minh họa, trình bày theo lối biểu mẫu, theo sơ đồ và các bản đối chiếu nếu xét thấy dễ hiểu và ngắn gọn.
– Không vận dụng lối hành văn cầu kỳ.
d) Đối với báo cáo quan trọng:
Cần tổ chức cuộc họp hoặc hội nghị để lấy ý kiến đóng góp bổ sung, sửa đổi bản dự thảo báo cáo cho thống nhất và khách quan hơn.
e) Trình lãnh đạo duyệt:
Đối với báo cáo gửi lên cấp trên, báo cáo trong hội nghị, báo cáo chuyên đề cần phải có sự xét duyệt của lãnh đạo trước khi gửi đi nhằm thống nhất với các quyết định quản lý và các thông tin khác mà người lãnh đạo chủ chốt đã cung cấp cho cấp trên hoặc hội nghị.
2. Soạn thảo công văn:
2.1. Những yêu cầu khi soạn thảo công văn:
– Công văn là tiếng nói của cơ quan chứ không bao giờ là tiếng nói của riêng cá nhân nào, dù là thủ trưởng. Vì vậy, nội dung chỉ nói đến công vụ, ngôn ngữ chuẩn xác, nghiêm túc, có sức thuyết phục cao, không dùng ngôn ngữ mang màu sắc cá nhân, hoặc trao đổi những việc mang tính riêng trong công văn.
2.2. Xây dựng bố cục một công văn:
Công văn thường có các yếu tố sau:
+ Địa danh và thời gian gửi công văn.
+ Tên cơ quan chủ quản và cơ quan ban hành công văn.
+ Chủ thể nhận công văn.
+ Số và ký hiệu công văn.
+ Trích yếu nội dung công văn.
+ Chữ ký, đóng dấu.
+ Nơi nhận.
2.3. Phương pháp soạn thảo nội đung công văn:
Nội dung công văn gồm 3 phần:
+ Đặt vấn đề
+ Giải quyết vấn đề.
+ Kết luận vấn đề.
– Cách viết phần viện dẫn: Phần này phải nêu rõ lý do tại sao, dựa trên cơ sở nào để viết công văn. Có thể giới thiệu tổng quát nội dung vấn đề đưa ra làm rõ mục đích, yêu cầu.
– Cách viết phần nội dung, chính là nhằm nêu ra các phương án giải quyết vấn đề đã nêu:
+ Xin lãnh đạo cấp trên về hướng giải quyết.
Phải sử dụng văn phong phù hợp với từng thể loại công văn, có lập luận chặt chẽ bảo vệ các quan điểm đưa ra. Đối với từng loại công văn có những cách thể hiện đặc thù.
+ Công văn đề xuất thì phải nêu lý do xác đáng, lời văn chặt chẽ, cầu thị.
+ Công văn tiếp thu phê bình đúng sai cũng phải mềm dẻo, khiêm tốn, nếu cần thanh minh phải có dẫn chứng bằng sự kiện thật khách quan, có sự đề nghị xác minh kiểm tra qua chủ thể khác.
+ Công văn từ chối thì phải dùng ngôn ngữ lịch sự và có sự động viên cần thiết.
+ Công văn đôn đốc thì phải dùng lời lẽ nghiêm khắc nêu lý do kích thích sự nhiệt tình, có thể nêu khả năng xảy ra những hậu quả nếu công việc không hoàn thành kịp thời.
+ Công văn thăm hỏi thì trong ngôn ngữ phải thể hiện sự quan tâm chân thành, không chiếu lệ, sáo rỗng.
– Cách viết phần kết thúc công văn:
3. Soạn thảo Tờ trình:
3.1. Những yêu cầu khi soạn thảo tờ trình:
– Phân tích căn cứ thực tế làm nổi bật được các nhu cầu bức thiết của vấn đề cần trình duyệt.
– Nêu các nội dung xin phê chuẩn phải rõ ràng, cụ thể.
– Các ý kiến phải hợp lý, dự đoán, phân tích được những phản ứng có thể xảy ra xoay quanh đề nghị mới.
– Phân tích các khả năng và trình bày khái quát các phương án phát triển thế mạnh, khắc phục khó khăn.
3.2. Xây dựng bố cục tờ trình:
Thiết kế bố cục thành 3 phần:
– Phần 1: Nêu lý do đưa ra nội dung trình duyệt.
– Phần 2: Nội dung các vấn đề cần đề xuất (trong đó có trình các phương án, phân tích và chứng minh các phương án khả thi).
– Phần 3: Kiến nghị cấp trên (hỗ trợ, bảo đảm các điều kiện vật chất, tinh thần). Yêu cầu phê chuẩn, chẳng hạn xin lựa chọn một trong các phương án xin cấp trên phê duyệt một vài phương án xếp thứ tự, khi hoàn cảnh thay đổi có thể chuyển phương án từ chính thức sang dự phòng.
– Trong phần nêu lý do, căn cứ dùng cách hành văn để thể hiện được nhu cầu khách quan do hoàn cảnh thực tế đòi hỏi.
– Phần đề xuất: Dùng ngôn ngữ và cách hành văn có sức thuyết phục cao nhưng rất cụ thể, rõ ràng, tránh phân tích chung chung, khó hiểu. Các luận cứ phải lựa chọn điển hình từ các tài liệu có độ tin cậy cao, khi cần phải xác minh để đảm bảo sự kiện và số liệu chính xác.
Nêu rõ các thuận lợi, các khó khăn trong việc thực thi các phương án, tránh nhận xét chủ quan, thiên vị, phiến diện…
– Các kiến nghị: Phải xác đáng, văn phong phải lịch sự, nhã nhặn, lý lẽ phải chặt chẽ, nội dung đề xuất phải bảo đảm tính khả thi mới tạo ra niềm tin cho cấp phê duyệt. Tờ trình phải đính kèm các phụ lục để minh hoạ thêm cho các phương án được đề xuất kiến nghị trong tờ trình.
4. Soạn thảo thông báo:
4.1. Xây dựng bố cục thông báo:
Bản thông báo cần có các yếu tố:
– Địa danh và ngày tháng năm ra thông báo.
– Tên cơ quan thông báo.
– Số và ký hiệu công văn.
– Tên văn bản (thông báo) và trích yếu nội dung thành các mục, các điều cho dễ nhớ.
4.2. Trong thông báo:
Cần đề cập ngay vào nội dung cần thông tin và không cần nêu lý do, căn cứ, hoặc nêu tình hình chung như các văn bản khác. Loại thông báo cần giới thiệu các chủ trương, chính sách thì phải nêu rõ tên, số và ngày tháng ban hành văn bản đó trước khi nêu những nội dung khái quát.
Trong thông báo, dùng cách hành văn phải rõ ràng, dễ hiểu và mang tính đại chúng cao, cần viết rất ngắn gọn, đủ thông tin, không bắt buộc phải lập luận hay biểu lộ tình cảm như trong các công văn, phần kết thúc chỉ cần tóm tắt lại mục đích và đối tượng cần được thông báo.
Ngoài ra, phần kết thúc không yêu cầu lời lẽ xã giao như công văn hoặc xác định trách nhiệm thi hành như văn bản pháp quy.
Phần đại diện ký thông báo: Không bắt buộc phải là thủ trưởng cơ quan, mà là những người giúp việc có trách nhiệm về các lĩnh vực được phân công hay được uỷ quyền ký và trực tiếp thông báo dưới danh nghĩa thừa lệnh thủ trưởng cơ quan.
5. Soạn thảo biên bản:
5.1. Yêu cầu của một biên bản:
– Số liệu, sự kiện chính xác, cụ thể.
– Ghi chép trung thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan.
– Nội dung phải có trọng tâm, trọng điểm.
– Thủ tục chặt chẽ, thông tin có độ tin cậy cao (nếu có tang vật, chứng cứ, các phụ lục diễn giải gửi kèm biên bản). Đòi hỏi trách nhiệm cao ở người lập và những người có trách nhiệm ký chứng thực biên bản. Thông tin muốn chính xác, có độ tin cậy cao phải được đọc lại cho mọi người có mặt cùng nghe, sửa chữa lại cho khách quan, đúng đắn và tự giác (không được cưỡng bức) ký vào biên bản để cùng chịu trách nhiệm.
5.2. Cách xây dựng bố cục:
Trong biên bản phải có các yếu tố như sau:
– Quốc hiệu và tiêu ngữ.
– Tên biên bản và trích yếu nội dung.
– Ngày, tháng, năm, giờ (ghi rất cụ thể thời gian lập biên bản).
– Thành phần tham dự (kiểm tra, xác nhận sự kiện thực tế, dự họp hội, v.v…).
– Diễn biến sự kiện thực tế (phần nội dung).
– Phần kết thúc (ghi thời gian và lý do).
– Thủ tục ký xác nhận.
5.3. Phương pháp ghi chép biên bản:
Các sự kiện thực tế có tầm quan trọng xảy ra như: Đại hội, việc xác nhận một sự kiện pháp lý, việc kiểm tra hành chính, khám xét, khám nghiệm, ghi lời khai báo, lời tố cáo khiếu nại, biên bản bàn giao công tác, bàn giao tài sản,v.v… thì phải ghi đầy đủ, chính xác và chi tiết mọi nội dung và tình tiết nhưng phải chú ý vào các vấn đề trọng tâm của sự kiện. Nếu là lời nói trong cuộc họp, hội nghị quan trọng, lời cung, lời khai… phải ghi nguyên văn, đầy đủ và yêu cầu người nghe lại và xác nhận từng trang.
Phần kết thúc biên bản: Phải ghi thời gian chấm dứt sự kiện thực tế như: Bàn giao xong, hội nghị kết thúc, kiểm tra, khám nghiệm kết thúc lúc mấy giờ… ngày… biên bản đã đọc lại cho mọi người cùng nghe (có bổ sung sửa chữa nếu có yêu cầu) và xác nhận là biên bản phản ánh đúng sự việc và cùng ký xác nhận. Trong biên bản cần hết sức lưu ý việc ký xác nhận (phải có tối thiểu hai người ký) thì các thông tin trong biên bản mới có độ tin cậy cao. Thông thường trong các cuộc họp, hội nghị biên bản phải có thư ký và chủ toạ ký xác nhận.
(sưu tầm)
Bài Giảng Kỹ Năng Soạn Thảo Văn Bản Hành Chính
(bài giảng Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính – VB 2, ĐH Luật Hà Nội, 2023)
Đại học Luật Hà Nội
Lớp: K14CCQ (2023 – 2023)
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG SOẠN THẢO VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
Thời lượng: 30 tiết
Vấn đề 1: Khái quát về văn bản hành chính thông dụng. 1
Vấn đề 2: Soạn thảo Biên bản. 2
Vấn đề 3: Soạn thảo Công văn, Tờ trình. 5
Vấn đề 4: Soạn thảo Báo cáo. 9
Vấn đề 5: Soạn thảo Kế hoạch, Công tác và Đề án. 13
Vấn đề 5: Soạn thảo Nội quy, Quy chế. 14
Ngày 09/04/2023
Giảng viên: cô Cao Thị Kim Oanh (GVC)
Vấn đề 1: Khái quát về văn bản hành chính thông dụng I. Khái niệm, phân loại về văn bản hành chính thông dụngVăn bản hành chính có 2 loại:
+ văn bản hành chính cá biệt: Nghị quyết, Chỉ thị
+ văn bản hành chính thông dụng: Công văn, Biên bản, Tờ trình, Giấy xin phép, …
1. Khái niệm– Định nghĩa (cô Oanh): Văn bản hành chính thông dụng là văn bản được ban hành bởi các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhằm để truyền đạt thông tin, ghi nhận lại sự kiện thực tế xảy ra để phục vụ tốt cho hoạt động quản lý.
– Định nghĩa (cô Uyên): Văn bản hành chính thông dụng là văn bản được ban hành nhằm giải quyết những công việc cụ thể của cơ quan, tổ chức như: giao dịch công tác; trao đổi thông tin; phản ánh tình hình hoạt động; ghi nhận sự kiện thực tế xảy ra đáp ứng yêu cầu quản lý có hiệu quả.
– Đặc điểm:
+ tên gọi: rất phong phú (Công văn, Tờ trình, Biên bản, Thông tri, Đơn, …)
+ hình thức:
Do PL quy định: đối với cơ quan NN (xem Thông tư số 01/2011/TT-BNV, ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ, hướng dẫn về thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản hành chính)
Do Thể lệ đảng, Thể lệ Đoàn thanh niên, Thể lệ Mặt trận tổ quốc quy định
+ nội dung: chứa đựng thông tin về sự kiện (như Biên bản, Hợp đồng, …), truyền đạt thông tin trong quản lý (như Công văn, Tờ trình, Báo cáo, Kế hoạch, …)
+ không có tính bắt buộc thực hiện: (Chú ý: đặc điểm này còn gây tranh luận, ví dụ đối với Quy chế, Nội quy là có tính bắt buộc thực hiện)
2. Phân loại– Văn bản hành chính dùng để thông tin, giao dịch: Công văn, Tờ trình, Thông báo, Thông cáo, Báo cáo, Công điện, …
– Văn bản hành chính dùng để ngi nhận sự kiện: Biên bản, Giấy ủy nhiệm, Giấy chứng nhận, Giấy biên nhận, Hợp đồng, Phiếu gửi, …
– Văn bản hành chính dùng để trình bày dự kiến công việc trong tương lai: Tầm nhìn, Chiến lược, Đề án, Dự án, Chương trình, Kế hoạch, …
– Văn bản hành chính dùng để đặt ra quy tắc xử sự nội bộ: Điều lệ, Quy chế, Quy định, Nội quy, …
3. Vai trò– Hỗ trợ cho hoạt động quản lý
II. Yêu cầu đối với văn bản hành chính thông dụng 1. Yêu cầu về hình thức– Tuân theo quy định của PL
– Tuân theo quy định của tổ chức chính trị – xã hội
2. Yêu cầu về nội dung– Hợp pháp
– Hợp lý
3. Yêu cầu về ngôn ngữ– Văn phong nghị luận: trang trọng, lịch sự, thuyết phục, phổ thông, thống nhất, chính xác
Vấn đề 2: Soạn thảo Biên bản I. Khái niệm và yêu cầu 1. Khái niệm biên bản– Biên bản là văn bản hành chính dùng để ghi nhận lại sự kiện thực tế xảy ra làm cơ sở, tiền đề để chủ thể có thẩm quyền ra những phán quyết về hành chính nhất định.
– Vai trò của Biên bản:
+ Ghi nhận sự kiện thực tế
+ Có giá trị là chứng cứ để xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức…
2. Phân loại biên bản– Có 2 loại:
+ Biên bản hội nghị: ghi lại toàn bộ diễn biễn xảy ra trong cuộc họp, hội nghị. VD biên bản họp lớp
+ Biên bản sự vụ / vụ việc: ghi lại sự vụ đã hoặc đang diễn ra. VD biên bản tai nạn giao thông, biên bản tai nạn lao động, Biên bản giao nhận hàng hóa, Biên bản kiểm kê, …
Chú ý: sự khác nhau là ở chủ thể tham dự
+ với Biên bản hội nghị: chủ thể soạn thảo / ban hành chứng kiến toàn bộ sự việc / sự kiện
+ với Biên bản sự vụ: chủ thể soạn thảo / ban hành không chứng kiến toàn bộ mà chỉ ghi lại (theo hiện trạng, theo lời kể của những người chứng kiến)
3. Yêu cầu của biên bản
– Yêu cầu về nội dung:
+ đảm bảo tính khách quan, đầy đủ, trung thực khi mô tả sự kiện
+ đảm bảo số liệu phải chính xác, cụ thể
+ nội dung biên bản phải trọng tâm, trọng điểm
+ bố cục nội dung phải logic
– Yêu cầu về hình thức:
+ đúng quy định theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV
+ điều kiện thông qua của Biên bản phải có tối thiểu 2 người ký xác nhận, không giới hạn số lượng tối đa
Chú ý: thứ tự ký từ phải sang trái: theo nguyên tắc “ai quan trọng hơn thì ở bên phải”
– Yêu cầu về ngôn ngữ:
+ sử dụng văn phong nghị luận để diễn đạt
+ đảm bảo tính chính xác, khách quan phù hợp sự kiện thực tế
+ diễn đạt rõ ràng, trôi chảy
II. Soạn thảo biên bản 1. Hình thức biên bản– Biên bản không có số
Chú ý: nếu Biên bản có số thì đó là số seri (chỉ để quản lý, VD như Biên bản trong phạt vi phạm giao thông có số seri)
– Biên bản không cần đóng dấu, nếu có thì chỉ đóng dấu treo
– Không có tiêu thức về địa danh và thời gian. Tức là không có: ví dụ “Hà Nội, ngày … tháng … năm …”
– Chữ ký: người quan trọng hơn ở bên phải
VD:
Thư ký Chủ tọa
Người vi phạm Người lập biên bản
2. Nội dung biên bảnDàn ý chung:
BIÊN BẢN VỤ VIỆC
-Thời gian, địa điểm tiến hành lập biên bản.
– Thành phần có mặt (tham gia)
– Diễn biến của sự kiện:
+ Mô tả quá trình xảy ra sự kiện
+ Người chứng kiến hoặc những tình tiết, dấu vết là chứng cứ
+ Hành vi ngăn chặn của bảo vệ…
– Số lượng biên bản được lập
– Thủ tục đọc công khai
– Thời gian kết thúc lập biên bản
BIÊN BẢN HỘI NGHỊ
– Thời gian, địa điểm họp
– Thành phần tham dự:
Chủ tọa …..
Thư ký….
Đại biểu:
Có măt…, vắng mặt …
– Diễn biến cuộc họp:
+ Chủ toạ giới thiệu chương trình, nội dung
+ Đoàn chủ tịch, thư ký (nếu là hội nghị, đại hội)
+ Đọc báo cáo
+ Phát biểu của các thành viên
+ Bầu BCH mới (nếu có): kiểm phiếu, ra mắt BCH mới
+ Kết luận của chủ toạ
– Thủ tục đọc công khai
– Thời điểm kết thúc cuộc họp.
a. Phần mở đầu
– Thời gian: chính xác nhất có thể, có thể đến giờ / phút
VD: “Vào hồi 9h15 ngày 01/05/2023”
– Địa điểm: cụ thể đến cá biệt nhất
VD: “Phòng 303 nhà B trường Đại học Luật Hà Nội, 87 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội”
VD: “Tại ngã tư đoạn đường Nguyễn Chí Thanh giao cắt Huỳnh Thúc Kháng và Pháp Đài Láng, trên địa bàn phường Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội” (với Biên bản vụ việc tai nạn giao thông)
– Thành phần:
+ với Biên bản vụ việc:
– Thành phần có mặt: Tôi, [họ tên], [cấp bậc, chức vụ], tiến hành lập Biên bản với anh/chị [họ tên], [thông tin cá nhân]
VD: Tôi, Nguyễn Văn A, Thượng úy, Đội phó Đội cảnh sát giao thông số 5 thành phố Hà Nội, tiến hành lập Biên bản với chị Cao Kim Oanh, sinh ngày 19/05/1980, thường trú tại Số nhà 5 đường Kim Mã, phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
+ với Biên bản hội nghị:
– Thành phần tham dự:
Chủ tọa ….. (VD: Ông Nguyễn Văn A – Giám đốc )
Thư ký…. (VD: Bà Cao Kim Oanh – Phòng Tổ chức cán bộ)
Đại biểu: (chú ý thứ tự các đại biểu)
– Đại biểu 1
– Đại biểu 2
Có mặt…, vắng mặt … (VD: Có mặt 12, vắng mặt Lê Thị B – Phó Chủ tịch Hội phụ nữ phường, Phạm Văn D – Phòng kế toán; chú ý: không ghi tên người có mặt, chỉ ghi tên người vắng mặt, nếu có quá nhiều người vắng mặt thì ghi Danh sách kèm theo )
b. Nội dung chính
– Biên bản hội nghị: diễn biến cuộc họp
– Biên bản sự vụ:
c. Phần kết thúc
– Biên bản hội nghị: có thể có biểu quyết thông qua biên bản, chỉ có 1 bản
– Biên bản sự vụ: có thể lập thành nhiều bản
———————
Ngày 16/04/2023
Giảng viên: cô Lê Thị Ngọc Mai (TS)
Vấn đề 3: Soạn thảo Công văn, Tờ trình I. Soạn thảo công văn 1. Khái niệm công văn 2. Phân loại– Theo tiêu chí chủ thể:
+ công văn do cấp trên ban hành
+ công văn do cấp dưới ban hành
+ công văn do các cơ quan ngang cấp ban hành
– Theo tiêu chí mục đích sử dụng:
+ công văn chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở: cấp trên ban hành, giống với Chỉ thị
Câu hỏi: khi vào thì dùng Chỉ thị, và khi vào thì dung Công văn chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở ?
+ công văn hướng dẫn, giải thích: cấp trên ban hành, giống với Thông tư
Câu hỏi: Khi nào thì ban hành Thông tư, khi nào thì ban hành Công văn để giải thích, hướng dẫn ?
+ công văn thăm hỏi, cảm ơn: đối với đối tác
+ công văn hỏi, trả lời (phúc đáp):
+ công văn trình, đề nghị: cấp dưới ban hành, giống với Tờ trình
Câu hỏi: Khi nào thì ban hành Tờ trình, khi nào thì ban hành Công văn trình ?
Trả lời: nói chung với các công việc đơn giản thì sẽ dùng Công văn, còn với các công việc phức tạp, cần giải trình nhiều thì sẽ dùng Tờ trình
+ công văn mời, trao đổi ý kiến, thông báo: giống với Giấy mời, Thông báo
Câu hỏi: Khi nào thì ban hành Công văn mời, khi nào thì ban hành Giấy mời ?
Trả lời: Công văn mời có tính chất trang trọng hơn Giấy mời
Câu hỏi: Khi nào thì ban hành Công văn thông báo, khi nào thì ban hành Thông báo ?
3. Yêu cầu khi soạn thảo công văna. Yêu cầu về nội dung
– Đảm bảo tính hợp pháp:
+ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể ban hành: mặc dù gần như mọi chủ thể đều có quyền ban hành Công văn, nhưng nội dung trong CV phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể đó (VD không được vượt thẩm quyền)
– Đảm bảo tính hợp lý:
+ bố cục logic, chặt chẽ
b. Yêu cầu về hình thức
– Quy định trong Thông tư 01/2011/TT-BNV của Bộ nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày VBHC
– Một số điểm khác biệt của Công văn:
+ không ghi tên văn bản
+ trích yếu nội dung trình bày dưới phần số, ký hiệu
+ ký hiệu là chữ viết tắt tên cơ quan ban hành gạch nối tên đơn vị soạn công văn
VD: UBND-VP : công văn của Văn phòng thuộc UBND
UBND-PTNMT : công văn của Phòng Tài nguyên môi trường thuộc UBND
c. Yêu cầu về ngôn ngữ
– Ngôn ngữ khách quan, phi cá nhân, tránh từ biểu cảm
– Lịch sự, nghiêm túc
– Thường sử dụng 1 số từ: Kính gửi, Kính trình, Đề nghị, Xem xét giải quyết, Quý Cơ quan, …
4. Cách thức soạn thảo công văna. Soạn thảo phần mở đầu
– Mục đích:
+ trình bày cơ sở, lý do, mục đích ban hành công văn
+ giới thiệu về nội dung CV
+ nêu vấn đề trọng tâm của CV
– Nội dung: 2 cách viết phần mở đầu:
+ cách 1: mở đầu trình bày cơ sở pháp lý (CV ban hành để tổ chức thực hiện VBQPPL)
+ cách 2: mở đầu trình bày lý do, mục đích (CV ban hành xuất phát từ nhu cầu thực tiễn)
b. Soạn thảo nội dung chính
– Nội dung chính của CV nói chung:
+ triển khai cụ thể công việc cần giải quyết
+ trình bày 1 cách hệ thống, có sắp xếp thứ tự các luận điểm
+ với nội dung phức tạp, có thể chia thành các mục, các điểm tương ứng với mỗi nhóm công việc, nhiệm vụ
– Nội dung chính của CV chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở:
+ chỉ ra công việc, nhiệm vụ cấp dưới cần triển khai
+ đề ra các biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể phù hợp với chức năng của từng đơn vị cấp dưới
+ quy định về thời gian, yêu cầu hoàn thành công việc, nhiệm vụ, và báo cáo cấp trên
– Nội dung chính của CV đề nghị (CV hỏi):
+ nêu rõ, cụ thể từng yêu cầu, đề nghị của cơ quan, đơn vị mình
+ trình bày cụ thể hoàn cảnh, lý do, mục đích của từng yêu cầu, đề nghị đó
+ có thể nêu thêm về phương án, đề xuất của đơn vị mình
– Nội dung chính của CV trả lời (CV phúc đáp):
+ trình bày ý kiến của cơ quan, đơn vị theo hướng chấp thuận hoặc không chấp thuận yêu cầu, đề nghị được đưa ra
+ nêu được cơ sở, lý do của việc chấp thuận hay không chấp thuận
+ trường hợp chưa có đủ thông tin để trả lời thì hẹn sẽ trả lời sau
– Nội dung chính của CV giải thích, hướng dẫn:
+ giải thích, hướng dẫn làm rõ những quy định chưa rõ của VBPL
+ chỉ rõ cách thức triển khai thực hiện những quy định, đảm bảo tính hợp pháp, dễ hiểu và áp dụng thống nhất
– Nội dung chính của CV mời:
+ thông báo thời gian, địa điểm tổ chức
+ nêu đề nghị, yêu cầu cần thiết đối với người được mời tham dự (như chuẩn bị tài liệu, báo cáo, ý kiến cho cuộc họp, …)
+ các thông tin về việc xác nhận có tham dự được hay không, thông tin về tài chính, đi lại, ăn nghỉ khi tham dự
+ địa chỉ liên hệ
– Nội dung chính của CV thăm hỏi:
+ bày tỏ sự cảm thông sâu sắc trước những vấn đề khó khăn, những thiệt hại, mất mát của cơ quan, tổ chức
+ thể hiện sự hỗ trợ, động viên có thể về vật chất hoặc tinh thần đối với những đơn vị đó
– Nội dung chính của CV cảm ơn:
+ thể hiện sự cảm ơn chân thành khi nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ từ phía các cơ quan, tổ chức, cá nhân
+ mong muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa 2 đơn vị
c. Soạn thảo phần kết thúc
– Tổng kết, khái quát lại toàn bộ những vấn đề, nhấn mạnh những vấn đề trọng tâm của CV:
+ Công văn hướng dẫn: yêu cầu cấp dưới thực hiện thống nhất
+ Công văn chỉ đạo, đôn đốc: yêu cầu triển khai công việc kịp thời, hiệu quả
+ Công văn đề nghị: mong muốn cấp trên tạo điều kiện giải quyết
+ Công văn thăm hỏi: mong muốn sớm trở lại hoạt động bình thường
+ Công văn cảm ơn: mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm giúp đỡ
+ Công văn mời họp: mong muốn người được mời có mặt…
– Thể hiện sự mong muốn vấn đề đề cập trong CV sẽ sớm được giải quyết (CV chỉ đạo)
– Nêu rõ yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm triển khai và báo cáo kết quả lên cơ quan cấp trên vào thời hạn nhất định
– Thường kết thúc bằng: Xin trân trọng cảm ơn / Rất mong nhận được sự chấp thuận / Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý cơ quan
II. Soạn thảo Tờ trình 1. Khái niệm tờ trình– Tờ trình là văn bản hành chính thông dụng được sử dụng để đề xuất và mong muốn cấp trên chấp thuận, phê duyệt vấn đề mới phát sinh trong hoạt động quản lý của cơ quan, tổ chức
– Mục đích của tờ trình:
+ đề xuất những vấn đề phát sinh trong hoạt động quản lý như xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng, thay đổi cơ cấu bộ máy, kiện toàn nhân sự
+ đề nghị thay đổi, bổ sung hay bãi bỏ 1 văn bản hay quy định nào đó trong văn bản không còn phù hợp
+ trình dự thảo VBQPPL
2. Phân loại tờ trình– Tờ trình độc lập: nội dung đề xuất được thể hiện ngay trong tờ trình
– Tờ trình ban hành kèm theo văn bản đề xuất:
+ ban hành cùng với 1 văn bản khác
+ những đề xuất mới đã được trình bày trong đề án, kế hoạch, dự thảo văn bản, …
+ tờ trình làm rõ những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau
3. Yêu cầu khi soạn thảo tờ trình– Nội dung đề xuất phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc
– Phân tích được những điểm tích cực, tiêu cực của tình hình làm căn cứ mang tính thuyết phục cho việc đề xuất những vấn đề mới
– Phân tích khó khăn, thuận lợi có thể xảy ra trong việc thực hiện đề xuất mới
– Dự đoán, phân tích được những phản ánh có thể xảy ra xung quanh đề nghị mới đó và hướng xử lý
4. Các thức soạn thảo tờ trìnha. Soạn thảo phần mở đầu
– Nêu sự cần thiết phải triển khai đề xuất mới, ban hành văn bản mới
– Đánh giá về tình hình thực tiễn, trong đó nhấn mạnh phần hạn chế để thấy sự cần thiết của vấn đề
b. Soạn thảo phần nội dung chính
– Những vấn đề cần triển khai để thực hiện đề xuất đó
– Những khó khăn, thuận lợi có thể xảy ra khi thực hiện
– Dự đoán những phản ứng có thể xảy ra xung quanh đề án
– Khẳng định tính khả thi của vấn đề đang đề xuất và đưa ra phương án tối ưu để thực hiện
– Những vấn đề còn ý kiến khác
b. Soạn thảo phần kết thúc
– Khẳng định lại nội dung tờ trình
– Nhấn mạnh ý nghĩa và tác dụng của vấn đề đề xuất
– Đề nghị cấp trên xem xét phê duyệt
——————–
Ngày 23/04/2023
Giảng viên: cô Lê Thị Ngọc Mai (TS)
Thực hành
Soạn thảo văn bản để Sở giao thông vận tải Hà Nội ghi lại diễn biến cuộc họp bàn về giải pháp giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Soạn thảo văn bản để đội quản lý thị trường huyện A ghi lại vụ việc phát hiện của hàng B kinh doanh pháo nổ với số lượng lớn
Soạn thảo văn bản để Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh A đôn đốc nhắc nhở cấp dưới thực hiện nghiêm túc quy chế văn hóa công sở
———————-
Ngày 07/05/2023
Giảng viên: cô Đoàn Thị Tố Uyên (TS)
Vấn đề 4: Soạn thảo Báo cáo 1. Khái niệm và các loại báo cáoa. Khái niệm
– Khái niệm: Báo cáo là văn bản hành chính thông dụng được sử dụng để phản ánh tình hình và trình bày kết quả thực hiện công việc đáp ứng yêu cầu quản lý 1 cách có hiệu quả nhất.
Câu hỏi: Phân biệt Báo cáo với Biên bản ?
Trả lời: Biên bản dùng để ghi nhận sự việc đã hoặc đang xảy ra, còn Báo cáo dùng để phản ánh tình hình. Với Biên bản thì sự khách quan, trung thực trong ghi nhận sự vụ là quan trọng nhất, còn với Báo cáo thì vì là “phản ánh” nên luôn phụ thuộc vào trình độ, năng lực, và tâm tư của người viết báo cáo.
Do đó để nắm được vụ việc thì Báo cáo chỉ là 1 kênh thông tin, tuy nhiên đây là kênh thông tin chính thức mà cấp dưới dùng để báo cáo lên cấp trên.
b. Các loại báo cáo
– Dựa vào khoảng thời gian cần phản ánh:
+ báo cáo tuần
+ báo cáo tháng
+ báo cáo quý
+ báo cáo 6 tháng đầu năm / cuối năm
+ báo cáo năm
+ báo cáo giữa nhiệm kỳ
+ báo cáo nhiệm kỳ
– Dựa vào nội dung thông tin được phản ánh:
+ báo cáo tổng hợp: VD báo cáo tình hình hoạt động
+ báo cáo chuyên đề: chuyên sâu về 1 lĩnh vực, VD báo cáo về tài chính, báo cáo về công tác tiếp dân
– Dựa vào tính định kỳ:
+ báo cáo định kỳ
+ báo cáo đột xuất
– Dựa vào mức độ hoàn thành công việc cần phản ánh:
+ báo cáo tổng kết: về công việc đã hoàn thành
+ báo cáo sơ kết: về công việc đang thực hiện
2. Kỹ năng soạn thảo báo cáo– Chú ý: không phải Báo cáo nào cũng có Số, Ký hiệu, căn cứ vào chủ thể ban hành:
+ nếu người ký báo cáo là đơn vị có tư cách pháp nhân thì báo cáo đó sẽ có Số, Ký hiệu. VD như Cục, Sở
+ nếu người ký báo cáo là đơn vị không có tư cách pháp nhân (tức là cấp tham mưu) thì báo cáo đó không có Số, Ký hiệu. VD như Vụ, Ban, Phòng
a. Báo cáo chuyên đề
– Tiêu đề: Về …
VD: Về công tác tiếp dân 06 tháng đầu năm
– Có thể có Kính gửi hoặc không:
+ nếu lãnh đạo yêu cầu báo cáo thì sẽ có Kính gửi
+ nếu là báo cáo định kỳ thì không cần có Kính gửi, hoặc người / bộ phận yêu cầu báo cáo là ngang cấp thì cũng không cần Kính gửi. VD Phòng thanh tra đề nghị phòng kế toán cung cấp thông tin về tài chính nội bộ thì không cần có Kính gửi
– Thường có câu dẫn:
“Sau thời gian thực hiện … , UBND huyện báo cáo về tình hình thực hiện công tác … như sau:”
“Thực hiện công tác số … , UBND huyện báo cáo về kết quả thực hiện công tác … như sau:”
– Nội dung chính: thường có các phần:
I. Tình hình chung / Khái quát chung / Đặc điểm tình hình / Nhận định chung
Những thuận lợi:
+ Nêu những thuận lợi về khách quan: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội
+ Nêu những thuận lợi về chủ quan: thường có câu “Trong thời gian qua, nhờ có sự chỉ đạo, quan tâm sâu sắc của lãnh đạo …, sự quản lý sát sao của lãnh đạo …, có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu …, có sự phối hợp đồng thời, hiệu quả giữa các đơn vị …, có đủ nguồn lực tài chính và trang thiết bị hiện đại …”
Những khó khăn:
+ Nêu những khó khăn về khách quan: khó khăn vì điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội, VD thiên tai (thường xuyên xảy ra lũ lụt, hạn hán), dịch bệnh, nhận thức của người dân chưa cao
+ Nêu khó khăn về chủ quan: (chú ý: không được đề cập đến lãnh đạo trong phần này)
sự vướng mắc của PL trong lĩnh vực đó (như sự mâu thuẫn của PL, chồng chéo của các văn bản);
thiếu lực lượng (nhân lực mỏng), hoặc trình độ chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu, vẫn còn một bộ phận thiếu tinh thần trách nhiệm,
sự phối hợp giữa các đơn vị chưa đồng bộ và chưa kịp thời,
khó khăn về nguồn kinh phí, các trang thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu,
công tác thanh kiểm tra, giám sát còn mang tính hình thức, chưa được thực hiện thường xuyên
đã phát hiện vi phạm nhưng chưa xử lý quyết liệt
II. Kết quả thực hiện nhiệm vụ
Những thành tựu đạt được:
+ Thành tựu về mặt số lượng công việc: tổng số các nhiệm vụ đã hoàn thành, nêu rõ tên của các nhiệm vụ, trong đó bao nhiêu nhiệm vụ đã hoàn thành trước tiến độ, bao nhiêu nhiệm vụ đã hoàn thành đúng tiến độ
+ Thành tựu về mặt chất lượng công việc: tùy theo từng lĩnh vực cụ thể. VD bao nhiêu % sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm; tỷ lệ tái nghèo là bao nhiêu
Chú ý không sử dụng những thuật ngữ chung chung như “cơ bản”, “bước đầu”, “nhìn chung”, … mà tất cả các thông tin trên phải có sự minh chứng bằng số liệu, con người cụ thể để đảm bảo tính thuyêt phục và xác thực trong thông tin
Những hạn chế:
+ Số lượng những nhiệm vụ chưa hoàn thành, kể tên những việc chưa hoàn thành, có những việc không thể thực hiện được trong thực tế (dù có trong kế hoạch, nguyên nhân có thể do thiếu kinh phí, do thiếu con người, do thiếu đối tác đủ năng lực …), có những việc đã thực hiện nhưng bị chậm tiến độ (nêu rõ lý do vì sao chậm)
+ Hạn chế về hiệu quả công việc:
hiệu quả công việc chưa cao, đã thực hiện nhưng không mang lại hiệu quả;
dù hoàn thành đúng hoặc trước tiến độ nhưng hiệu quả không như mong đợi
có hiệu quả nhưng không đáng kể, không như kỳ vọng
III. Các biện pháp / Đề xuất kiến nghị
Các biện pháp phát huy những kết quả đã đạt được
Những biện pháp để khắc phục các hạn chế, tồn tại: có bao nhiêu những hạn chế, khó khăn đã nêu trong phần I thì sẽ có bấy nhiêu giải pháp đề xuất
+ nhóm giải pháp về nguồn nhân lực: tăng cường lực lượng (tuyển dụng, điều chuyển); đào tạo nâng cao chuyên môn ; thắt chặt kỷ luật và giáo giục ý thức trong công việc
+ nhóm giải pháp về kinh phí: xã hội hóa
+ nhóm giải pháp về trang thiết bị: đầu tư đổi mới công nghệ
+ nhóm giải pháp về phối hợp: lãnh đạo chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị
+ nhóm biện pháp thanh, kiểm tra và xử lý khen thưởng: thanh tra, kiểm tra thường xuyên, xử lý các vi phạm, khen thưởng khuyến khích kịp thời
Kết thúc:
b. Báo cáo tổng hợp
– Tiêu đề: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2023
– Chú ý: Không có Kính gửi
– Nội dung chính:
Phần I: Đánh giá chung / Nhận định chung / Khái quát chung / Khái quát tình hình
I. Những thuận lợi / Những thời cơ (đối với bên Đảng)
Những thuận lợi về mặt khách quan
+ Trong nước
+ Quốc tế
Những điều kiện về mặt chủ quan
II. Những khó khăn / Những thách thức
Phần II: Kết quả thực hiện
I. Những thành tựu đạt được
Về công tác … / Về lĩnh vực … / Về tình hình …
+ Những thành tựu về số lượng
+ Những thành tựu về hiệu quả / chất lượng công việc
Về công tác … / Về lĩnh vực … / Về tình hình …
+ Những thành tựu về số lượng
+ Những thành tựu về hiệu quả / chất lượng công việc
Chú ý: sắp xếp các lĩnh vực theo thứ tự: chức năng chính của đơn vị lên trước, sau đó đến các lĩnh vực khác. Các chức năng đoàn thể (đảng, công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ) thì nên gộp chung, không nên tách nhỏ
II. Những hạn chế
Hạn chế về công tác … / Về lĩnh vực … / Về tình hình …
+ Số lượng những nhiệm vụ chưa hoàn thành …
+ Hạn chế về hiệu quả công việc …
Hạn chế về công tác … / Về lĩnh vực … / Về tình hình …
+ Số lượng những nhiệm vụ chưa hoàn thành …
+ Hạn chế về hiệu quả công việc …
Lưu ý: thứ tự các hạn chế trong từng lĩnh vực nên sắp xếp theo đúng thứ tự như phần Thành tựu của các lĩnh vực nêu trên. Nếu không có nhiều thông tin về hạn chế thì người tổng hợp không cần chia thành từng mục nhỏ và sử dụng phương pháp liệt kê
Chú ý: rất hạn chế dùng các dấu Gạch đầu dòng, mà nên “chữ hóa”. Có thể chuyển thành Thứ nhất là, Thứ hai là …, với ý nhỏ hơn thì dùng “Một là”, “Hai là”, …
Phần III: Phương hướng và giải pháp
I. Phương hướng
Trả lời câu hỏi mong muốn đạt được gì trong thời gian tới
Thực chất được thể hiện trong các chỉ tiêu phấn đấu, VD trở thành doanh nghiệp trong top 10 …, nên sắp xếp theo thứ tự trình bày các chỉ tiêu chung trước, tiếp theo đến các chỉ tiêu trong từng lĩnh vực;
Công thức chung là: “Phấn đấu đạt được điều gì … đến năm …”. Ví dụ “Phấn đấu đến năm 2023 doanh thu đạt 1 tỷ USD”
II. Các giải pháp / Các nhiệm vụ
Thông thường có các nhóm giải pháp sau:
Nhóm giải pháp về hoàn thiện thể chế
Nhóm giải pháp về phương pháp quản lý, điều hành có hiệu quả
Nhóm giải pháp về điều kiện bảo đảm thực hiện:
+ về con người
+ về kinh phí
+ các phương tiện, trang thiết bị
Sự phối hợp giữa các đơn vị, giải pháp về bộ máy
Nhóm giải pháp về thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện
Nhóm biện pháp xử lý, khen thưởng nhân viên
giải pháp quan trọng hơn xếp trước, ít quan trọng hơn xếp sau,
giải pháp trước mắt trình bày trước, lâu dài xếp sau,
riêng giải pháp về thanh tra, kiểm tra, xử lý và khen thưởng nên xếp cuối cùng
Kết thúc:
c. Báo cáo đột xuất
– Tiêu đề: BÁO CÁO về việc …
– Luôn có Kính gửi
– Thường có câu dẫn: Ngày .. tháng … năm … tại … đã xảy ra vụ việc … Báo cáo về vụ việc như sau:
– Nội dung chính:
Diễn biến vụ việc
Nêu thời gian, địa điểm xảy ra sự việc.
Mô tả quá trình xảy ra vụ việc đó
Mô tả kết quả vụ việc
Nêu nguyên nhân dẫn tới vụ việc (nếu chưa có thông tin chính thức thì nêu phán đoán nguyên nhân)
Tình tình thiệt hại (từ vụ việc)
Nêu thiệt hại về con người, tài sản (nếu là vụ việc về thiên tai, dịch bệnh, …)
Nêu khó khăn, vướng mắc trong công việc (nếu là vụ việc về khúc mắc trong vấn đề chuyên môn)
Các biện pháp ngăn chặn
Nêu tất cả các công việc đã thực hiện để ngăn chặn hậu quả, ứng phó giải quyết hậu quả
Những đề xuất
Các phương án đề xuất với lãnh đạo
Kết thúc:
– Chú ý: vì đây là báo cáo đột xuất nên cần trình bày ngắn gọn, đi luôn vào vấn đề để lãnh đạo có thể nắm được ngay
* Lưu ý chung khi trình bày báo cáo:
+ ngôn ngữ trong báo cáo phải đảm bảo tính trung thực, khách quan và cụ thể
+ phải sử dụng văn phong nghị luận và hành chính để trình bày
+ người viết thường xuyên sử dụng các liên từ để chuyển ý và tạo sự kết nối, hạn chế việc liệt kê
+ nên sử dụng kỹ thuật nhấn thông tin trọng tâm:
ưu tiên thứ tự sắp xếp theo kết cấu,
sử dụng những từ “điển hình là”
Vấn đề 5: Soạn thảo Kế hoạch, Công tác và Đề án 1. Soạn thảo kế hoạch– Người lập kế hoạch phải trả lời đủ các câu hỏi sau:
+ gọi tên được việc gì
+ cơ quan, đơn vị nào chủ trì thực hiện
+ cơ quan đơn vị nào phối hợp thực hiện
+ tiến độ thời gian
+ kinh phí thực hiện
+ kết quả đem lại là gì
– Tiêu đề:
KẾ HOẠCH …
– Nội dung chính:
I. Mục đích / Mục tiêu yêu cầu
Mục tiêu / Mục đích
– Phấn đấu đến năm … sẽ đạt được …
– Mong muốn …
Yêu cầu
– Bảo đảm / Tuân thủ …
– Bảo đảm / Tuân thủ …
II. Nội dung
Nhiệm vụ …
– Cơ quan, đơn vị chủ trì
– Cơ quan, đơn vị phối hợp
– Thời gian thực hiện: từ .. đến …
– Dự kiến kinh phí
– Kết quả (nếu có)
Nhiệm vụ …
– Cơ quan, đơn vị chủ trì
– Cơ quan, đơn vị phối hợp
– Thời gian thực hiện: từ .. đến …
– Dự kiến kinh phí
– Kết quả (nếu có)
III. Tổ chức thực hiện
– Trách nhiệm công khai kế hoạch
– Hướng dẫn
– Theo dõi, đôn đốc thực hiện: thường là Văn phòng
– Kiểm tra, giám sát thực hiện
– Tổng kết và đánh giá việc thực hiện
– Giao cho bộ phận Tài chính phải cung cấp đầy đủ kinh phí
– Soạn thảo 1 Quyết định để lãnh đạo phê duyệt kế hoạch
——————–
Ngày 14/05/2023
Giảng viên: cô Lê Thị Ngọc Mai (TS)
Thực hành
Soạn thảo văn bản để cơ quan NN có thẩm quyền phản ánh tình hình cơn bão số 1 vừa xảy ra trên địa bàn tỉnh A
Soạn thảo văn bản để báo cáo cấp trên về việc cháy chợ trung tâm tại thị xã A tỉnh B
——————–
Ngày 21/05/2023
Giảng viên: cô Lê Thị Ngọc Mai (TS)
Vấn đề 5: Soạn thảo Nội quy, Quy chế 1. Khái niệm– Nội quy là văn bản hành chính thông dụng được sử dụng để đặt ra quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của đối tượng nhằm bảo đảm trật tự kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
– Quy chế là văn bản hành chính thông dụng nhằm đặt ra quyền và nghĩa vụ của đối tượng trong 1 lĩnh vực nhất định, cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan, nhằm phục vụ hoạt động quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó
– Đặc điểm của nội quy và quy chế:
+ được ban hành kèm theo văn bản khác: thường là văn bản pháp luật (Quyết định, Nghị quyết)
+ có phạm vi tác động trong nội bộ cơ quan, tổ chức
+ có nhiều điểm tương đồng với VBQPPL
2. Mục đích sử dụng– Nội quy: xác lập trật tự kỷ cương trong nội bộ cơ quan, đơn vị, giúp hanjc hế tiêu cực và tạo thái độ chủ động tích cực trong hành vi
3. Yêu cầu khi soạn thảo nội quy quy chế– Về nội dung: phải hợp pháp, tức là phải đảm bảo:
+ nội quy, quy chế phải phù hợp với PL hiện hành
+ nội quy, quy chế phải phù hợp với nội quy, quy chế do cấp trên ban hành
– Trong quá trình soạn thảo nội quy, quy chế cần đảm bảo quy chế dân chủ vì nội quy, quy chế tác động đến mọi người lao động trong cơ quan, đơn vị
– Về kỹ thuật soạn thảo: diễn đạt phải chính xác, rõ ràng, ngôn ngữ phổ thông, thống nhất và dễ hiểu
4. Cách thức soạn thảo nội quy, quy chếa. Về hình thức
– Chú ý một số điểm của nội quy, quy chế khác biệt so với VBPL khác:
+ không có phần số và ký hiệu: vì đây là văn bản kèm theo 1 VBPL khác
+ không có nơi nhận
+ phải có phần chỉ dẫn văn bản pháp luật tuyên bố ban hành nội quy, quy chế: đặt ngay dưới phần trích yếu nội dung
b. Về nội dung
– Với nội quy:
+ trình bày trực tiếp các quy định về quyền và nghĩa vụ của đối tượng điều chỉnh
+ nội dung sẽ được chia thành các Mục, Điều khoản
+ sắp xếp bố cục tùy nội dung, hoặc theo loại công việc
– Với quy chế:
+ phần mở đầu: quy định những vấn đề chung của quy chế đó, như:
phạm vi điều chỉnh,
đối tượng áp dụng
giải thích từ ngữ
mục đích của việc ban hành quy chế
+ phần nội dung chính:
Đặt ra các quy định cụ thể về từng vấn đề nằm trong phạm vi điều chỉnh ở phần mở đầu
Các nội dung thể hiện dưới dạng các quy tắc xử sự áp dụng trong nội bộ cơ quan, đơn vị: gồm quy tắc cấm, quy tắc bắt buộc, quy tắc tùy nghi
Thường được chia thành các Chương, Mục, Điều, Khoản, Điểm
+ phần kết thúc: trách nhiệm của các chủ thể trong việc tổ chức thực hiện quy chế
Chú ý: nội dung thi:
Lý thuyết: gồm tất cả các nội dung đã học
Thực hành: Biên bản (hội nghị hoặc vụ việc), Công văn, Tờ trình, Báo cáo (dạng Báo cáo nhanh/Báo cáo đột xuất)
Chia sẻ:
Số lượt thích
Đang tải…
Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Năng Soạn Thảo Văn Bản Tiếng Anh Là Gì? trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!