Xu Hướng 6/2023 # Lạm Dụng Hình Thức Phạt Tiền, Người Sử Dụng Lao Động Có Phạm Luật? # Top 9 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Lạm Dụng Hình Thức Phạt Tiền, Người Sử Dụng Lao Động Có Phạm Luật? # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Lạm Dụng Hình Thức Phạt Tiền, Người Sử Dụng Lao Động Có Phạm Luật? được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hiện nay, không ít người sử dụng lao động đang áp dụng hình thức phạt tiền đối với các lỗi của người lao động. Từ vài chục ngàn đồng đến hàng triệu đồng, có trường hợp cá biệt người đi làm không đủ tiền nộp phạt. Vậy doanh nghiệp phạt tiền người lao động như vậy có đúng không?

Thưởng – Phạt có thực sự tạo ra động lực để thúc đẩy người lao động làm việc, cống hiến?

Anh Trần Đức, làm việc trong lĩnh vực truyền thông, sự kiện cho một doanh nghiệp ở quận 10, thành phố Hồ Chí Minh bức xúc kể, sếp của anh cực kỳ khó tính và đòi hỏi cao ở nhân viên. Sếp luôn yêu cầu mọi thứ hoàn hảo nhất và để thúc đẩy nhân viên làm việc, sếp đề ra hình thức thưởng – phạt bằng tiền mặt, đánh trực tiếp vào thu nhập của mỗi người. Theo đó, đi làm trễ bị phạt 50.000 đồng/lần, báo cáo muộn bị phạt 100.000 đồng/lần, sử dụng điện thoại trong cuộc họp bị phát hiện cũng bị phạt 50.000 đồng/lần…

“Ngay cả việc đi ra ngoài mà quên đóng cửa, nếu phòng đang mở máy lạnh hoặc ăn uống không dọn dẹp ở khu vực sinh hoạt chung cũng bị phạt tiền. Nhiều người bị phạt nhiều đến nỗi lương không còn bao nhiêu”, anh Đức chia sẻ.

Quá bức xúc, anh Đức đã nộp đơn xin nghỉ việc. Trong đơn, anh trình bày: “Thưởng, phạt cũng tốt nhưng điều đó không thể là động lực thúc đẩy mọi người làm việc. Động lực thúc đẩy mọi người làm việc chính là không khí làm việc, sự truyền cảm hứng từ người lãnh đạo, mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Đặc biệt, việc lãnh đạo tùy tiện áp dụng hình thức phạt tiền người lao động là đang vi phạm pháp luật”.

Nhiều người sử dụng lao động áp dụng các hình thức phạt tiền để đánh trực tiếp vào thu nhập của người lao động

Trường hợp áp dụng hình thức phạt tiền như công ty nơi anh Đức đang làm việc không phải cá biệt. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ra quy định xử phạt nhân viên vi phạm quy định của công ty như đi trễ, không hoàn thành công việc hay vi phạm tác phong… bằng nhiều hình thức như viết bản kiểm điểm, cảnh cáo… trong đó có cả hình thức phạt tiền. Như vậy, việc phạt tiền có đúng quy định của pháp luật hay không?

Theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Lao động 2012, tại Khoản 2 “Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động” đã nghiêm cấm việc dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

Cụ thể, Điều 128 “Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động” bao gồm:

1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.

2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.

Như vậy, hành vi phạt tiền thay thế kỷ luật lao động cho những hành vi như tại công ty bạn Đức là trái với quy định của pháp luật lao động. Ngoài ra, theo Điểm b, Khoản 3, Điều 15 Nghị định 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ, hành vi phạt tiền người lao động là một trong những hành vi bị xử phạt, theo đó:

“Điều 15. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:

b) Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động”…

Tuy nhiên, pháp luật vẫn có những quy định cho phép người sử dụng lao động có thể thực hiện việc khấu trừ tiền lương theo Điều 130 Bộ luật Lao động của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động.

Việc khấu trừ lương được thực hiện trong các trường hợp sau:

– Làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động.

– Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường.

Mức khấu trừ lương thực hiện như sau:

– Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 3 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương.

– Trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

Bài: LÊ TUYẾT

Đồ họa: AN PHƯƠNG

Công Ty Phạt Tiền Người Lao Động Có Vi Phạm Pháp Luật Không?

Xin cho tôi hỏi 1 vài điều trong luật lao động.

1.CÔng ty có quyền truy thu hoặc phạt tiền người lao động hoặc chịu hình phạt dưới hình thức chuyển khoản tiền vào quỹ của công ty không? Cụ thể ở đây là mức phạt là 500.000VND/lần.

2.Công ty mua nón bảo hiểm tặng cho công nhân,nhưng vì một vài lí do mà người công nhân không sử dụng hoặc bị mất, nhưng công ty lại phạt tiền khi người lao đông không sử dụng mà không cần biết nguyên nhân tại sao? Và còn qui định mức phạt 500.000VND/lan và tối thiểu là 3 lần.Sau 3 lần như vậy thì công ty sẽ cho thôi việc

Những qui định và những điều mà công ty làm như vậy có đúng hay đã vi phạm luật lao động.Mong luật sự giải đáp dùm..Cám ơn luật sư.

Chào bạn, với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau :

Theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Lao động:

“Điều 128. Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động

1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.

2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.”

Theo quy định trên thì người sử dụng lao động không được dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

Nếu vi phạm, họ sẽ phải chịu phạt theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định 59/2013/NĐ-CP:

“Điều 15. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:

a) Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động;

b) Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;

Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ trực tiếp qua:

Hotline: 0903217988 Email: contact@luatthienthanh.vn Văn phòng Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh: Phòng 302, tầng 3, số 142 Lê Duẩn, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội.

Bị Xử Phạt Thế Nào Khi Sử Dụng Người Lao Động Nước Ngoài Không Có Giấy Phép ?

Hiện nay, không ít doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng người lao động nước ngoài (sau đây gọi tắt là “NLĐNN”) vào làm việc tại Việt Nam. Và không phải bất cứ NLĐNN nào được doanh nghiệp sử dụng cũng có giấy phép lao động. Vậy, khi doanh nghiệp sử dụng NLĐNN không có giấy phép lao động thì sẽ bị xử phạt ra sao?

1. NLĐNN bắt buộc phải có giấy phép lao động không?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 169 của Bộ luật Lao động 2012 thì:

“Điều 169. Điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam1. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;b) Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;c) Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật này.[…]”

Như vậy, việc tuyển dụng NLĐNN đòi hỏi doanh nghiệp và NLĐNN cần đáp ứng nhiều điều kiện và chịu sự hạn chế; chứ không phải bất kỳ khi nào doanh nghiệp có nhu cầu hay tùy ý là có thể tuyển dụng được.

Một trong những điều kiện quan trọng đó NLĐNN vào làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động; trừ các trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động (như NLĐNN là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn, là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần,…).

Chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày NLĐNN dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam thì doanh nghiệp phải nộp Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi NLĐNN dự kiến làm việc.

2. Xử phạt hành vi vi phạm về giấy phép lao động

Khi không tuân thủ theo quy định về xin giấy phép lao động nêu trên, NLĐNN và doanh nghiệp sử dụng NLĐNN sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

– Đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:

+ Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật;

+ Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.

Đồng thời, bị trục xuất khỏi Việt Nam khi làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

– Đối với doanh nghiệp sử dụng NLĐNN mà không có giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động thì sẽ bị xử phạt như sau:

Thư Viện Pháp Luật

Doanh Nghiệp Áp Dụng Hình Thức Kỷ Luật Phạt Tiền Đối Với Nlđ Có Được Không

Doanh nghiệp áp dụng hình thức kỷ luật phạt tiền đối với NLĐ có được không, quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại

Doanh nghiệp áp dụng hình thức kỷ luật phạt tiền

Em làm cho công ty ship nhanh, với tư cách là trưởng trạm hưởng mức lương thử việc 6 tháng là 6 triệu. Em mới là được sang tháng thứ 2 thì công ty làm ăn không hiệu quả và có quyết định thu hẹp quy mô tất cả các trạm chuyển về một mối là Trung tâm công ty, từ trưởng trạm đến nhân viên bưu tá. Trong ngày chốt sổ sách để chuyển về trung tâm, thì 2 nhân viên do đã tiêu cá nhân không đủ tiền nộp về trạm để chốt chuyển về trung tâm (tổng giá trị 70 triệu). Em đã bảo 2 nhân viên do hôm nay nộp không đủ nên không chốt (chốt mà không có tiền thì trưởng trạm phải bỏ tiền túi ra nộp thay) vì vậy hôm sau tự giác nộp về trung tâm, 2 nhân viên đồng ý và em cũng không báo về trung tâm. Do bận mải công việc mới nên không để ý và cũng không thấy công y báo gì nghĩ là nhân viên đã nộp đủ, nhưng 2 tuần sau công ty biết báo em tự giải quyết thu hồi số tiền đó, em cũng đã làm theo nhưng không thu được và đã yêu cầu nhờ công ty kết hợp cùng và hơn 1 tháng sau 2 nhân viên đã nộp đủ. Điều đáng nói ở đây là sau khi nhân viên nộp đủ và đã hoàn thiện hết sổ sách tài sản công nợ thì công ty trở mặt quyết định xử phạt em. Tổng tiền là 14 triệu với lý do là bao che nhân viên lấy tiền công ty gây hậu quả nghiêm trọng. Và không trả số tiền lương 2 tháng 10 triệu của em và yêu cầu em nộp thêm 4 triệu. Em không đồng ý, đã gửi đề nghị xem xét lại thì tuần sau nhân viên báo lại cho là công ty giảm mức phạt còn là 10 triệu bằng với mức lương công ty đang giữ và đến công ty ký xác nhân để nhận bằng và giấy tờ (khi vào làm công ty giữ bằng), em không đồng ý với mức phạt này và muốn nhờ Luật sư tư vấn để em có cách nhìn thấu đáo nhất và có quyết định sáng suốt trong vụ việc này.

Câu trả lời của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn về doanh nghiệp áp dụng hình thức kỷ luật phạt tiền

1. Doanh nghiệp áp dụng hình thức kỷ luật phạt tiền có được không

Theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động 2012 quy định về hình thức xử lý kỷ luật lao động như sau:

2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.

Do đó nếu công ty xác định anh vi phạm kỷ luật lao động thì phải xử phạt anh theo các hình thức trên tùy theo mức độ lỗi anh vi phạm dựa trên nội quy hoặc quy chế của công ty. Theo thông tin anh cung cấp, công ty phạt anh 10 triệu đồng là doanh nghiệp áp dụng hình thức kỷ luật phạt tiền đối với anh đã vi phạm quy định tại Điều 128 Bộ luật Lao động 2012 quy định về những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động như sau:

“1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.

2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động. 3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.”

Theo đó, nếu công ty đã xác định anh vi phạm kỷ luật lao động của công ty thì doanh nghiệp áp dụng hình thức kỷ luật phạt tiền đối với anh là trái với quy định của pháp luật.

2. Quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại

Theo thông tin anh cung cấp, 2 nhân viên của anh không nộp đủ số tiền mà anh không chốt và không thông báo lại với công ty, sau đó bị công ty nhắc nhở và một tháng sau anh mới thu hồi lại được số tiền mà hai nhân viên thiếu. Nếu công ty anh chứng minh được rằng hành vi không thông báo với công ty về việc 2 nhân viên không nộp đủ số tiền 70 triệu đồng và kéo dài 1 tháng của anh là hành vi gây thiệt hại tài sản cho công ty thì anh phải bồi thường theo quy định của pháp luật căn cứ vào Khoản 1 Điều 130 Bộ luật Lao động 2012: ” Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.”

Nếu công ty chứng minh được rằng hành vi của anh gây thiệt hại với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập. Như vậy, công ty giữ lại lương 2 tháng của anh để xem là khoản bồi thường thiệt hại cho công ty là vi phạm pháp luật. Ở đây, công ty của anh chỉ được khấu trừ tiền lương hằng tháng của anh mà không có quyền giữ lại toàn bộ tiền lương.

Để được tư vấn chi tiết về doanh nghiệp áp dụng hình thức kỷ luật phạt tiền, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

Xin chân thành cảm ơn

Cập nhật thông tin chi tiết về Lạm Dụng Hình Thức Phạt Tiền, Người Sử Dụng Lao Động Có Phạm Luật? trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!