Bạn đang xem bài viết Liệu Có Nên Nghỉ Việc Trước Khi Có Việc Mới Hay Không? được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Việc làm Nhân viên kinh doanh
1. Có nên nghỉ việc trước khi có việc mới không?
“Nên nghỉ việc trước khi có việc mới hay tìm việc mới rồi nghỉ?” Đây dường như là thắc mắc chung của bất cứ ai đang có ý định từ bỏ công việc hiện tại và tìm cho mình một công việc mới tốt hơn. Bởi câu hỏi nghỉ việc hay tìm việc là băn khoăn khó có thể tìm lời giải đáp chính xác nhất, mỗi quyết định đều có những mặt lợi và mặt hại riêng.
1.1. Nghỉ việc trước khi có việc mới, chúng ta nhận được những gì?
Có lẽ nhiều người cho rằng, nghỉ việc rồi mới tìm việc là việc làm hết sức mạo hiểm bởi:
– Lựa chọn nghỉ việc trong khi bạn chưa tìm được công việc mới đồng nghĩa với việc bạn sẽ thất nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định trong quá trình tìm kiếm công việc mới. Do vậy, cuộc sống của bạn dường như sẽ bị đảo lộn và gặp khá nhiều khó khăn về mặt tài chính.
– Quyết định nghỉ việc cũng có nghĩa là bạn đã chính thức rời khỏi công ty cũ và khó có cơ hội được quay trở lại. Do vậy, có thể vì một số lý do mâu thuẫn hay những chuyện cá nhân mà bạn quyết định nghỉ việc thì sẽ có lúc bạn hối hận vì quyết định nhất thời của mình.
– Việc thất nghiệp trong một thời gian nhất định sẽ gây bất lợi khá lớn cho bạn trong quá trình ứng tuyển vào một công ty khác. Các nhà tuyển dụng thường sẽ tin tưởng và hứng thú hơn với những người đang đi làm hơn là những người thất nghiệp ở nhà.
Nhưng chuyện gì xảy ra đều có lý do của nó, không phải tự nhiên mà bạn lại quyết định nghỉ việc nếu bản thân đang có điều không hài lòng với công việc cũ. Do đó, nếu đã suy nghĩ thật kỹ, hãy quyết định nghỉ việc, vì:
– Nghỉ việc lúc này chính là cách tốt nhất để bạn tìm ra cho mình lối thoát khỏi những áp lực, những mệt mỏi mà mình đã chịu đựng suốt thời gian qua. Từ đó có thể thoải mái tìm và lựa chọn một công việc mới phù hợp hơn.
– Khi bạn đã quyết định nghỉ thì sẽ có nhiều thời gian hơn trong việc tìm kiếm công việc mới. Nếu như khi đi làm bạn phải xin nghỉ để đi phỏng vấn chỗ nọ chỗ kia, thậm chí sẽ không được nghỉ quá nhiều, do đó sẽ hạn chế cơ hội tìm được việc làm tốt cho bản thân mình. Tuy nhiên, nếu bạn đã nghỉ việc và có nhiều thời gian, bạn có thể đi phỏng vấn xin việc ở nhiều nơi khác nhau và mở rộng cơ hội tìm kiếm, lựa chọn việc làm cho mình.
– Hơn nữa, khi thất nghiệp bạn cũng sẽ trải qua cảm giác áp lực về tài chính, khi đó bạn sẽ có thêm nhiều động lực và sẽ tâm huyết hơn đối với công việc sắp tới của mình.
1.2. Tại sao phần lớn mọi người đều cho rằng nên tìm việc trước khi nghỉ việc?
Theo khảo sát thì phần lớn các chuyên gia đều khuyên rằng chúng ta nên tìm một công việc mới trước khi xin nghỉ bởi một số lý do sau:
– Thứ nhất, bạn sẽ không phải sống với cảnh thất nghiệp vì dù tìm được việc mới hay không, bạn vẫn có nơi để làm việc, trong thời gian đó, bạn có thể suy nghĩ lại về công việc hiện tại, xem xét công việc nào tốt hơn và từ đó quyết định tiếp tục hay dừng lại cũng thấu đáo hơn.
– Thứ hai, có việc mới rồi mới thôi việc cũ sẽ không tạo ra khoảng trống trong con đường sự nghiệp của bạn, bạn sẽ không phải lo sợ nghỉ lâu sẽ ảnh hưởng đến kiến thức hay kỹ năng của mình, hoặc tình trạng nản lòng, không theo kịp giờ giấc khi bắt đầu công việc.
– Hơn nữa, những ứng viên luôn có việc làm ổn định sẽ nhận được đánh giá cao từ các nhà tuyển dụng hơn là một người đã từng thất nghiệp một khoảng thời gian.
Như vậy, chọn thời điểm nghỉ việc và tìm một công việc phù hợp là quyết định không hề đơn giản, dễ dàng và tùy vào hoàn cảnh cá nhân của mỗi người mới có thể đưa ra được sự lựa chọn đúng đắn nhất. Do đó, hãy suy nghĩ thật cần thận trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến tương lai sau này của bạn.
2. Một số sai lầm thường mắc phải khi chuyển việc
2.1. Chuyển việc mà không có kế hoạch cụ thể cho tương lai
Rất nhiều người hiện nay đang mắc phải sai lầm nghiêm trọng khi chuyển việc, đó là nghỉ theo nhã hứng của bản thân mà không đặt ra cho mình một kế hoạch nào cho tương lai. Để tìm được một công việc mới không phải đơn giản, dễ dàng, nhất là trong tình trạng nguồn lao động đang ngày càng nhiều và chúng ta thường phải mất ít nhất một tháng để có thể tìm được một công việc mới phù hợp. Do đó, nếu bạn quyết định nghỉ mà không có kế hoạch cụ thể cho một công việc mới thì bạn sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp. Vì vậy, đặt ra mục tiêu và lập một kế hoạch cụ thể về tài chính, công việc, công ty mớ, những kinh nghiệm, kiến thức,… trước khi xin nghỉ việc. Điều này sẽ giúp bạn chủ động hơn và giảm được áp lực trong quá trình tìm việc làm.
2.2. Tìm việc mới chỉ vì ghét công việc hiện tại
2.3. Thay đổi công việc vì muốn lương cao hơn
Đối với người lao động thì vấn đề tiền lương luôn là yếu tố đầu tiên họ quan tâm. Tuy nhiên, lương cao đồng nghĩa với khối lượng cũng như áp lực công việc là không hề nhỏ, do vậy nhiều người hiện nay luôn có những suy nghĩ sai lầm và chạy theo những công việc lương cao mà từ bỏ công việc hiện tại của mình. Do vậy, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định của mình, hãy xem xét khả năng của mình có đáp ứng được với công việc mới đó hay không, mình có khả năng đánh đổi sức khỏe, thời gian, trí óc,… để cống hiến cho công việc hay không rồi hãy chuyển việc.
2.4. Quyết định thay đổi công việc vì những tác động của ngoại cảnh
Rất nhiều người hiện nay lựa chọn thay đổi công việc vì những tác động từ gia đình, bạn bè, người thân,…, làm theo mong muốn của họ mà từ bỏ công việc yêu thích của mình. Điều này không sai nhưng nó thể hiện sự thiếu trách nhiệm đối với bản thân của bạn. Đừng vì ai đó muốn sắp xếp cho bạn làm một công việc khác, theo lĩnh vực khác với mức lương cao hay chế độ tốt nhưng không phù hợp với đam mê của bạn mà quyết định theo họ. Làm gì là quyền của chúng ta và quyết định cũng là ở chúng ta, hay nhớ thật kỹ điều đó để có lữa chọn đúng đắn nhất cho bản thân.
2.5. Chuyển việc vì chạy theo thành công của người khác
Đặt thành công của người khác làm mục tiêu để phấn đấu là điều tốt, đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể thành công trên bất kỹ lĩnh vực nào. Mỗi người sẽ có một đam mê và một trình độ nhất định, phù hợp với những lĩnh vực nhất định. Bạn không thể thấy người ta thành công trên lĩnh vực khác mà từ bỏ công việc để chạy theo họ được. Và hiện nay khá nhiều người đang mắc phải sai lầm này, dẫn đến thất bại và có những suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống.
Việc làm Hành chính – Văn phòng
3. Những điều nên làm trước khi xin nghỉ việc
3.1. Kế hoạch để chuyển giao công việc
Đây là công việc hết sức quan trọng trước khi xin nghỉ việc mà hầu hết mọi người đều không để ý. Nhiều người cho rằng xin nghỉ là xong, còn việc chuyển giao công việc là của công ty và nhân sự sắp xếp. Tuy nhiên, hãy đặt mình vào vị trí của người khác và suy nghĩ về cách hành xử như vậy có đúng hay không, họ sẽ đánh giá như thế nào về việc đó. Là một người làm việc có trách nhiệm, bạn hãy sắp xếp và bàn giao lại đầy đủ công việc cho đồng nghiệp, công ty, bạn có thể sử dụng mẫu biên bản bàn giao cập nhật mới nhất. Như vậy, bạn cũng sẽ thoải mái rời khỏi công ty mà không để lại bất kỳ ấn tượng xấu nào.
Hầu hết các nhân viên khi rời khỏi công ty đều không để ý tới việc lưu giữ lại những tài liệu quan trọng, email hay thông tin khách hàng tiềm năng,… Vì vậy, hãy dành thời gian để lưu lại tất cả những gì quan trọng nhất đối với mình, biết đâu những tài liệu đó lại có ích cho bạn trong công việc mới thì sao. Đây là việc hết sức quan trọng bạn cần lưu ý.
3.3. Có một cuộc gặp mặt trao đổi trực tiếp với Sếp
Hãy tạo một không khí thoải mái nhất khi bạn rời khỏi công ty bằng cách sắp xếp và hẹn một cuộc gặp mặt với Sếp để trao đổi cũng như nói lời tạm biệt với họ. Đây là cơ hội để bạn có thể chia sẻ những phản hồi cũng như đóng góp ý kiến để góp phần xây dựng công ty tốt hơn. Cuộc gặp gỡ này cũng giúp bạn nhận được những đánh giá khách quan nhất từ Sếp, giúp bạn nhận biết được thế mạnh cũng như điểm yếu của mình.
3.4. Luôn giữ mối quan hệ tốt với công ty, đồng nghiệp
Một điều quan trọng trước khi nghỉ việc đó là luôn tạo và duy trì mối quan hệ thật tốt với các đồng nghiệp, mở rộng mối quan hệ cũng như cơ hội của mình trong tương lai.
Khi Nào Nên Nghỉ Việc? Nên Làm Gì Trước Khi Đưa Ra Quyết Định Nghỉ Việc?
Để tìm được một công việc với mức lương ổn định lâu dài ở thời điểm hiện nay đã là một vấn đề khó. Tuy nhiên khi làm thế nào để có thể hòa hợp và phát triển bền vững trong môi trường làm việc đó lại là một điều khó khăn hơn. Áp lực làm việc càng lớn, chế độ chính sách không phù hợp dễ khiến nhân viên muốn nghỉ việc, nếu bạn đang suy nghĩ từ bỏ công việc này nhưng không biết “Khi nào nên nghỉ việc” bài viết này sẽ giúp bạn đưa ra câu trả lời chính xác.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến nhân viên có mong muốn nghỉ việc để tìm kiếm một môi trường làm việc mới phù hợp hơn. Thế nhưng, người phải chịu thiệt thòi sẽ nghiêng về nhân viên nhiều hơn công ty chủ quản. Do đó, khi bạn đã có ý định sẽ nộp đơn xin nghỉ việc thì nên lựa chọn thời điểm ” Khi nào nên nghỉ việc” mới là phù hợp nhất, giúp bản thân không phải đánh mất đi những quyền lợi cơ bản mà mình xứng đáng được hưởng.
Chúng tôi cũng biết rằng, thật khó để bạn có thể đưa ra cho mình một quyết định dứt khoát nên đi hay nên tiếp tục ở lại chấp nhận công việc. Vì có thể hai trường hợp sẽ xảy ra nếu bạn quyết định xin nghỉ việc ngay lập tức. Rất có thể bạn sẽ không tìm được công việc mới ngay khi nghỉ việc, và thay vào đó bạn sẽ phải tốn một số tiền nhất định để duy trì sinh hoạt cá nhân trong khoảng thời gian tìm được một công việc phù hợp mới.
Không tìm được sự hứng thú trong công việc
Bạn nên hỏi chính bản thân mình rằng ” Niềm vui trong công việc của bạn là gì?”“Bạn có thấy hào hứng khi nhận được một dự án mới không?” “Bạn có tìm được niềm vui trong quá trình làm việc cùng đồng nghiệp hay không?” Nếu tất cả câu trả lời đều là “Không” thì có lẽ bạn nên nộp đơn xin nghỉ việc trong thời gian sớm.
Điều quan trọng nhất để bạn có thể gắn bó với một công việc bất kỳ chính là tìm được động lực và niềm vui nhất định để biết được bản thân đang cố gắng vì điều gì. Một công việc không mang lại bất kỳ niềm vui và niềm hạnh phúc thật sự, là nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất để bạn nên đưa ra quyết định xin nghỉ việc.
Kỹ năng của bạn không được vận dụng tốt
Không đồng nhất được quan điểm với đồng nghiệp và cấp trên
Môi trường làm việc quá gò bó, không thoải mái
Văn hóa doanh nghiệp không phù hợp, môi trường tạo quá nhiều áp lực cạnh tranh khiến bạn không thoải mái để tự do sáng tạo trong công việc. Mỗi ngày đi làm của bạn đều trở thành những ngày dài mệt mỏi với đống tư liệu phải chỉnh sửa, khiến năng suất làm việc ngày càng giảm. Những ý kiến bạn đề xuất cải thiện năng lực làm việc với cấp trên đều không được chấp thuận, quá nhiều sự gò bó khuôn khổ chính là nguyên nhân bạn nên cho bản thân cơ hội làm việc ở một môi trường tốt hơn hiện tại.
Luôn cảm thấy lo lắng về vấn đề tiền lương
Mỗi nhân viên đi làm đều đặt vấn đề tiền lương lên hàng đầu, mặc dù mỗi nhân sự sẽ có một mức lương khác nhau. Tuy nhiên, nếu mức lương của bạn quá thấp so với mức lương lao động được quy định của nhà nước, bạn nên suy nghĩ lại vấn đề có nên hợp tác lâu dài với công ty hay không. Lương bổng và chính sách phúc lợi khi làm việc sẽ tạo nên sự hăng hái trong quá trình lao động giúp nhân viên tích cực hơn trong công việc, ngược lại với mức lương quá thấp lại không nhận được những đãi ngộ như hợp đồng lao động bạn nên cân nhắc vấn đề nghỉ việc.
Thời điểm nào nên nghỉ việc là tốt nhất?
Vấn đề nghỉ việc không chỉ đơn giản là việc bạn chỉ cần nộp đơn và thu dọn hành lý là kết thúc mọi việc dễ dàng. Nếu bạn kết thúc công việc một cách ngắn gọn như vậy bạn sẽ mất đi những quyền lợi riêng của bản thân về lương hay chế độ bảo hiểm. Quan trọng hơn, bạn sẽ bị cấp trên và đồng nghiệp đánh giá thấp thái độ thiếu chuyên nghiệp khi nghỉ việc, ” Tiếng xấu dễ đồn xa ” cho nên bạn nên lựa chọn cách rời đi tinh tế nhất để không vướng phải thị phi về sau và nhất là không đánh mất những quyền lợi mà mình xứng đáng nhận được trong suốt quá trình làm việc vừa qua.
Tốt nhất, bạn nên dựa vào hợp đồng lao động đã ký kết để nêu lựa chọn thời điểm chính xác xin nghỉ việc. Thông thường, đối với nhiều công ty, nhân viên sẽ phải thông báo thời gian nghỉ việc trước một tháng theo đúng hợp đồng để công ty tuyển dụng nhân sự thay thế mới tiếp tục triển khai công việc để không bị gián đoạn. Cho nên, khi bạn đột ngột xin nghỉ mà không chấp hành đúng điều khoản trong hợp đồng sẽ bị không được nhận lương đầy đủ, hoặc thu hồi các phúc lợi đáng có.
Trong trường hợp bạn muốn nghỉ việc ngay lập tức, chúng tôi khuyên bạn rằng nên tìm kiếm việc làm mới trước khi nộp đơn xin nghỉ để đảm bảo chi phí sinh hoạt ổn định. Và tận dụng số tiền bạn đang có để đền bù khoảng tiền trên hợp đồng đã ký kết. Đó là cách làm an toàn nhất để bạn không bị hao hụt quá nhiều chi phí nhưng vẫn có đủ số tiền lương mới để xoay sở cuộc sống. Việc cần làm là chuẩn bị hồ sơ xin việc mới với CV chuyên nghiệp hơn để ứng tuyển vị trí phù hợp bạn mong muốn.
Cách viết CV xin việc mới như thế nào?
CV là một phần không thể thiếu để giúp bạn nhận tìm được một công việc đúng nguyện vọng mong muốn. Tuy nhiên, với tư cách một nhân viên đã đi làm và có kinh nghiệm nhất định trong công việc bạn không thể viết ra một mẫu CV giống như mẫu CV của một bạn nhân viên mới ra trường để ứng tuyển. Xét về mức độ chỉn chu và sự chuyên nghiệp CV của bạn cần phải có sự đầu tư hơn về nội dung lẫn hình thức. Ngoài dành thời gian thiết kế và làm mới nội dung CV, để mọi việc dễ dàng hơn bạn cũng có thể tham khảo một số mẫu CV nổi bật tại 2 website tạo CV online được nhiều người tin dùng hiện nay như VietCV và Careerlink…
Hy vọng, bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về câu hỏi ” Khi nào nên nghỉ việc ” là hợp lý nhất. Giờ đây, mọi quyết định đều nằm trong suy nghĩ của bạn, vì vậy hay cân nhắc thật kỹ càng và chọn cho mình một môi trường làm việc xứng đáng. Nơi bạn có thể chứng tỏ được năng lực và cống hiến lại những giá trị bền vững cho doanh nghiệp lâu dài.
Những Điều Nên Làm Trước Khi Quyết Định Nghỉ Việc
Một mùa chuyển việc mới cũng đang rục rịch bắt đầu, bạn đã có kế hoạch gì để tìm kiếm một công việc mới? Kiên nhẫn chờ đợi để nhận thưởng cuối năm hay sắp không chịu đựng nổi mà nộp đơn xin nghỉ việc?
Dù công việc hiện tại có khiến bạn chán ghét đến nhường nào thì trước khi thông báo nghỉ việc, bạn cũng nên chắc chắn mình đã hoàn thành những bước sau đây.
1. Bắt đầu càng sớm càng tốt
Đừng đợi đến khi bản thân cảm thấy chán nản và nhận ra công việc không còn phù hợp thì bạn mới lên kế hoạch để nghỉ việc, các chuyên gia nhân sự khuyên rằng bạn nên bắt đầu quá trình rà soát càng sớm càng tốt, từ khi tham gia phỏng vấn cho đến suốt trong quá trình làm việc. Thói quen này giúp bạn có sự chuẩn bị kỹ càng và một tâm thế vững vàng, bạn có nhiều thời gian hơn để xác định con đường sự nghiệp mà mình nên theo đuổi. Ngoài ra, nếu bạn thực sự có được một người sếp tốt, bạn có thể chia sẻ với họ và tìm kiếm lời khuyên; trong trường hợp may mắn, sếp của bạn sẽ đồng ý cho bạn cơ hội thử thách với vị trí mà bạn đang mong muốn.
2. Cẩn thận hành sự
Điển hình là nếu bạn làm việc cho các công ty Nhật thì hãy cẩn trọng, bất cứ nhân viên nào một khi bị liệt vào danh sách đen, bị đánh giá xấu về đạo đức thì ngay lập tức sẽ có một email được gửi đến cho toàn thể những người làm nhân sự. Không ai dám tiếp nhận hay tuyển dụng bạn vì sợ mang tai tiếng, bạn không bao giờ có thể bình-tĩnh-sống nếu trong quá khứ bạn đã xử sự kém văn minh.
3. Tiết kiệm
4. Đưa ra lý do phù hợp
Khó khăn nhất vẫn luôn là phần trình bày lý do nghỉ việc, bạn có thể chọn cách nói dối để giữ cảm tình với sếp (sắp) cũ nhưng lời khuyên chân thành cho bạn là nên chia sẻ sự thật với họ theo hướng tinh tế nhất. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn thoải mái bộc lộ sự chán ghét với chính sách công ty, chế độ lương thưởng, đồng nghiệp bất hợp tác… Không, đừng bao giờ nói điều tiêu cực, hãy chỉ tập trung vào những dự định tích cực mà bạn đã vẽ ra trong tương lai. Chẳng hạn: “Tôi muốn theo đuổi một ngành công nghiệp mới để tìm kiếm niềm hứng khởi, đó là điểm đến mà tôi đã muốn chinh phục từ lâu”, “Tôi nhận ra rằng bản thân mình thích làm việc tự do hơn là bị gò bó bởi giờ giấc nơi công sở”…
Có hàng ngàn lý do được xem là hợp lý xoay quanh câu chuyện nghỉ việc, đừng ngại thành thật với cảm xúc của chính mình và tế nhị trong cách diễn đạt để sếp của bạn không cảm thấy hụt hẫng hay có ấn tượng xấu về bạn trước lúc ra đi.
5. Làm việc có trách nhiệm trong những ngày cuối cùng
Ngoài ra, bạn cũng nên chủ động đề nghị với sếp được tiếp tục hoàn thành dự án bạn đang phụ trách và cam kết sẽ bàn giao công việc rõ ràng cho người mới. Đừng để lại điều gì ngoài ấn tượng tốt đẹp và sự tiếc nuối với những người còn ở lại.
Mọi thông tin liên hệ:
ICONICJOB VietNam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tim viec lam nhanh, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam
Nghỉ Việc Trong Thời Gian Thử Việc Có Phải Báo Trước?
Người sử dụng lao động và người lao động có quyền thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu người lao động nghỉ việc trong thời gian thử việc có phải báo trước? Chỉ được thử việc 01 lần với một công việc
Theo Điều 27 Bộ luật Lao động 2012, thời gian thử việc căn cứ vào tính chất, mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc.
Thời gian thử việc tối đa:
– Không quá 60 ngày đối với công việc cần trình độ từ cao đẳng trở lên;
– Không quá 30 ngày đối với công việc cần trình độ trung cấp;
– Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Doanh nghiệp yêu cầu lao động thử việc quá 01 lần hoặc quá thời gian quy định bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng và buộc trả đủ 100% tiền lương cho người lao động ( Điều 6 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP).
Nghỉ việc trong thời gian thử việc có phải báo trước?
Theo Điều 29 Bộ luật Lao động 2012, trong thời hạn 03 ngày khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc cần trình độ từ trung cấp, cao đẳng trở lên, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử.
Trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.
Đồng thời khoản 2 Điều này cũng chỉ rõ, trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
Như vậy trong thời gian thử việc, người lao động có quyền nghỉ mà không cần phải báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu.
LuatVietnam
Cập nhật thông tin chi tiết về Liệu Có Nên Nghỉ Việc Trước Khi Có Việc Mới Hay Không? trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!