Bạn đang xem bài viết Lòng Tham Con Người Và Câu Chuyện Về Luật Nhân Quả được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trên đời này có nhiều thứ vô cùng khốc liệt, vô cùng tàn nhẫn. Chỉ cần đợi bạn vấp ngã là mở miệng vực cho bạn rơi xuống, chỉ cần lơ đãng trong thoáng chốc là có thể chuốc lấy thương tích khắp người.
Kể từ ngày vợ mất, ông Hai Vạn quyết định xây dựng hạnh phúc mới bên bà Thanh Châu. Tuy nhiên khác với vẻ bề ngoài xinh đẹp, quyến rũ, bà Thanh Châu lại là người mẹ kế vô cùng thâm độc. Đã từ lâu, bà Châu lúc nào cũng mưu toan tìm cách loại bỏ Minh Hằng (làm nghề phóng viên, vốn là con gái riêng của ông Hai Vạn, chồng bà Châu nhưng phải sống dưới thân phận con nuôi mà chính cô cũng không hề biết) ra khỏi gia đình để dọn đường cho con trai riêng của mình là Quốc Hùng được độc chiếm gia tài. Cuộc chiến giữa hai người phụ nữ vô tình dần hé lộ những tội lỗi, khơi dậy những bí mật kinh hoàng từ 20 năm trước mà người trong cuộc đã từng muốn chôn sâu vào quá khứ.
Hơn nữa, để mở rộng vốn kinh doanh, bà Châu còn một mực ép Thanh Mai, con gái chung của bà và ông Hai Vạn lấy Tony Duy, thiếu gia độc nhất của một tập đoàn xây dựng giàu có vừa về Việt Nam tìm cơ hội đầu tư. Tham vọng quá lớn và nỗi lo sợ người khác sẽ hớt tay trên khối tài sản khổng lồ khiến bà Châu không cho phép bất cứ ai cản chân mình. Thế nhưng, trong khi chồng luôn bí mật tìm cách bảo vệ con gái riêng, những toan tính bất chính của bà Châu không được cả hai đứa con ruột của mình là Quốc Hùng lẫn Thanh Mai chấp nhận. Nếu anh trai quyết định bỏ nhà đi công trình xa thì Thanh Mai lại thể hiện thái độ dứt khoát “chỉ yêu người cô thích và lấy người cô yêu”…
Thế nhưng, người tính không bằng trời tính, ngày bà Châu cho đàn em bắt cóc, thủ tiêu Minh Hằng cũng chính là ngày Quốc Hùng trở về thăm nhà sau nhiều tháng ngày đi công trình xa. Quốc Hùng liều thân mình cứu Minh Hằng và chuyện tình không thể nào ngờ tới của cặp đôi con trai riêng – con gái riêng bắt đầu. Từ đây, hàng loạt những bí mật động trời trong quá khứ cũng dần hé lộ…
Liệu Minh Hằng có giải mã được những ẩn khuất của cuộc đời mình? Mẹ ruột của cô là ai? Tình yêu của Minh Hằng và Quốc Hùng sẽ đi về đâu giữa những toan tính, âm mưu chiếm quyền đoạt lợi giữa cha mẹ họ? Quyển nhật ký của ông Hai Vạn rốt cuộc đang chứa đựng những bí mật ghê gớm gì? Cuộc chiến một mất một còn giữa bà Châu và ông Hai Vạn cùng cô con gái riêng của ông đến khi nào mới có thể chấm dứt khi bà Châu đã mờ mắt trượt dài trong hố sâu của lòng tham và thù hận?
Những Câu Nói Hay Về Luật Nhân Quả Và Lòng Dạ Con Người Trong Cuộc Sống
Nếu chưa chấp nhận điều gì đó xảy ra với mình thì có nghĩa là bạn chưa chấp nhận nhân quả.
Từ thiện cũng chẳng chứng tỏ mình đặc biệt hay mình giỏi. Nó chẳng chứng tỏ mình tốt. Từ thiện không phải do tôi giỏi, tôi tốt, tôi giàu hay tôi hay. Từ thiện chỉ là hoạt động tự nhiên của nhân quả. Do nhân quả thì từ thiện xảy ra. Chẳng phải là ai hay, ai giỏi. Giống như là ở đâu có lửa cháy thì lấy nước để dập. Cứ tự nhiên thế thôi, tự nhiên xảy ra, nhân quả làm việc ấy.
Hiểu nhân quả để nhận ra: Yêu đương, rung động đều là do duyên.
Muốn biết nhân đời trước. Xem sự hưởng đời nay. Muốn biết quả đời sau. Xem việc làm kiếp này.
Mình phán xét người khác thế nào thì mình sẽ gặp chuyện như vậy, đó là nguyên tắc đơn giản của nhân quả.
Điều mà mình phán xét họ thì chắn chắn sẽ xảy ra với mình, không đời này thì đời sau. Vì thế, không nên phán xét ai hết.
Đạo Phật tìm cách chữa bệnh từ gốc. Vì hiểu rằng mọi chuyện đều do nhân quả, nên tôi chữa bệnh từ gốc, đó là giải quyết những cái nhân đã gây ra ốm bệnh.
2. Những câu nói hay về luật nhân quả và lòng dạ con người trong cuộc sốngNhân quả đừng đợi thấy mới tin, bởi không đến ở kiếp này thì đến kiếp sau. Do đó, trong mỗi hành động của mình, chúng ta cần suy xét kỹ lưỡng. Hãy làm điều tốt để nhận lại những điều tốt đẹp.
Những nhân tốt sẽ biến thành bức tường nghiệp tốt, còn những nghiệp xấu giống như những cơn sóng đánh đến bức tường đấy. Nhân tốt càng nhiều thì càng chặn được nhiều sóng; nên liên tục gieo nhân tốt và hạn chế gieo nhân xấu.
Mỗi người nhận được từ cuộc đời những gì mà mình đã bỏ vào đó.
Nhân quả là gì? Nhân quả hay còn gọi là nghiệp, hành động. Hành động này thì ra kết quả kia. Tất cả mọi hành động của mình đều tạo ra một kết quả. Làm gì hay không làm gì cũng là gieo nhân.
Hận thù diệt hận thù. Điều này không có được. Từ bi diệt hận thù. Là định luật ngàn thu.
Nhân quả ngoài hành động còn phải xét đến tác ý. Một hành động xấu nhưng động cơ tốt sẽ có quả khác với hành động xấu đi kèm động cơ xấu.
Nhân quả không sai được. Nên khi đang khổ thì phải hiểu rằng: mình đang phải trả quả của những nghiệp xấu mà bản thân đã gây ra. Nếu không hiểu điều đó thì mình sẽ đi trách móc người gây khổ cho mình.
Những người nông cạn tin vào may mắn. Những người mạnh mẽ tin vào nhân quả.
3. Những lời răn dạy hay về luật nhân quả, tâm đức của Phật PhápCuộc đời là một hành trình mà mỗi người đều đi tìm ý nghĩa sống. Nhưng trên hành trình này, vì “cái tôi” ích kỷ mà chúng ta quên mất quy luật “có vay có trả” của vũ trụ. Hãy chậm lại một chút, để suy ngẫm hững câu nói hay về luật nhân quả sau trước khi hành động một việc gì đó.
Có hiểu nhân quả mới quan tâm đến tích tập nhân tốt. Người hiểu nhân quả, hiểu nghiệp sẽ có thái độ sống chủ động: “Tôi sẽ liên tục tích tập nghiệp tốt vì sớm muộn nó cũng sẽ nở ra và tôi sẽ có kết quả tốt.” Ngược lại, khi chưa hiểu nhân quả sẽ rất bị động. Trong xã hội hiện đại, mọi người hầu hết sống một cách bị động. Chúng ta cứ cố làm cái này cái kia, nếu không được thì than thân trách phận. Người có sự thực hành tốt thì sẽ luôn quan tâm tích tập nghiệp tốt, nếu muốn có kết quả tốt.
Hành động làm nên ta, hoặc làm hỏng ta, chúng ta là kết quả hành vi của bản thân.
Mỗi người nhận được từ cuộc đời những gì mà mình đã bỏ vào đó.
Một người chỉ có lý do để hối tiếc khi anh ta gieo hạt và không ai gặt.
Nguyên nhân và hệ quả là hai mặt của một vấn đề.
Cha làm điều chẳng lành, con không chịu thế được, con làm điều chẳng lành, cha không chịu thế được. Làm lành tự được phước, làm dữ tự mang họa.
Kẻ ngủ trên giường hồng ăn năn giữa thảm gai.
4. Những câu nói hay về luật nhân quả trong đời mùa dịch Covid-19
Mọi hành động của chúng ta đều có khả năng gây ra đau khổ. Và, mọi điều chúng ta làm đều có hệ quả với tiếng vang vượt xa những gì ta có thể tưởng tượng ra. Điều này không có nghĩa là chúng ta không nên hành động. Nó có nghĩa là chúng ta nên hành động cẩn thận. Mọi chuyện đều có ý nghĩa.
Chúng ta nên nghiêm túc suy nghĩ trước khi đóng sập cửa, trước khi đốt cầu, trước khi cưa gãy cành cây mà ta đang ngồi ở trên.
Con người biết điều họ làm. Thường họ biết tại sao mình làm điều mình làm. Nhưng điều họ không biết là điều họ làm gây ra điều gì.
Hành thiện gặt quả thiện. Hành ác gặt quả ác. Đã gieo hạt giống nào. Người phải gặt quả nấy…
Kẻ ác người sợ trời không sợ, người hiền người khinh trời chẳng khinh.
Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán giận.
Đức Lộc
Bài Học Về Lòng Tham Của Con Người
Có một người muốn mua một miếng đất để trồng trọt, nghe nói có người muốn bán đất, anh ta liền quyết định đến đó hỏi mua. Người có miếng đất kia bảo với anh ta rằng: ” Anh chỉ cần đưa trước cho tôi một nghìn lượng bạc, tôi cho anh thời gian là một ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, anh có thể bước chân vòng quanh được bao nhiêu mét đất, thì số đất ấy sẽ là của anh, thế nhưng nếu như anh không thể kịp quay trở lại nơi xuất phát ban đầu, thì một tấc đất anh cũng không có “.
Người nông dân kia nghĩ: ” Nếu như hôm nay mình vất vả một chút, bước đi nhiều một chút, chẳng phải là đi một vòng rất lớn thì số đất giành được cũng rất lớn sao? Vụ mua bán này xem ra thật là quá có lợi rồi! “
người nông dân mua đất
Thế là anh ta ký kết hợp đồng với người sở hữu mảnh đất đó. Ngay khi mặt trời vừa mới ló ra từ chân trời xa, anh ta đã mau chóng bước đi thật nhanh về phía trước, đến trưa rồi mà bước chân của anh ta vẫn không chịu dừng lại chút nào, cứ một mực bước về phía trước, trong lòng nghĩ: ” Cố gắng nhẫn chịu một ngày, sau này sẽ được hưởng thụ những hồi báo mà sự vất vả của ngày hôm nay đem lại “.
Anh ta lại hướng về phía trước bước trên con đường đã rất xa rồi, khi mắt đã nhìn thấy mặt trời sắp xuống núi rồi mới bắt đầu quay trở lại, trong lòng vô cùng lo lắng, bởi vì nếu như không kịp quay trở về chỗ ban đầu mà nói, thì một tấc đất cũng không có được, thế là anh ta đi tắt về điểm xuất phát. Thế nhưng mà mặt trời đã như sắp hạ xuống rồi, anh ta đành phải liều mạng mà chạy thật nhanh, cuối cùng, chỉ còn hai bước nữa là về đến điểm xuất phát, nhưng anh ta đã kiệt sức mà gục ngã xuống chỗ đó.
Dục vọng của con người nằm giữa một cái hào rộng lớn, vĩnh viễn không cách nào vượt qua, bởi vì người tham lam vĩnh viễn không có chừng mực, không có bờ bến để dừng lại, vĩnh viễn cũng sẽ không thấy thỏa mãn, đây là chỗ thiếu sót đáng tiếc nhất trong tính cách của con người. Sưu Tầm.
Luật Nhân Quả Và Quan Niệm Về Số Mệnh Mỗi Con Người
Trong kinh Majjhima Nikàya; Đức Phật có dạy rằng: “Con người là chủ nhân của nghiệp; là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyến thuộc; là nơi nương tựa” . Như thế; sự hiện hữu của mỗi con người là sự hiện hữu của nghiệp của họ từ kiếp trước . Tức là nghiệp của kiếp trước chưa hết sẽ đầu thai vào kiếp này và kiếu sau . Chính vì vậy trong cuộc sống tất cả mọi khổ đau vui buồn ; mọi thành công; thất bại; ngoại hình đẹp xấu;thông minh hay khờ dại … của mỗi người trong hiện tại là hậu quả từ nghiệp do chính họ tạo nên từ những kiếp trước; chớ không do bất cứ sự thưởng; phạt nào của bất cứ ai .
2 . Quan niệm của đạo phật về số mệnh
Theo như cách nghĩ của cá nhân; con người từ khi sinh ra đã có riêng cho mình một số phận. Chúng ta không thể thay đổi hay chống lại vì nó đã được định trước.
Đối với vấn đề này; Phật giáo có cách lý giải riêng không giống với cách nghĩ nói trên ; bởi vì định mệnh hay số mệnh không thể thay đổi chúng ta không thể tu hành; cải thiện cuộc sống của chúng ta vươn tới đỉnh cao là bậc toàn giác như Đức Phật . Khi chúng ta có sự thay đổi trong suy nghĩ tới hành động là chúng ta đã thay đổi số mệnh của mình .
Trong thực tế ; chúng ta gặp rất nhiều điều không may mắn ; những điều ngoài ý muốn cũng như những điều tốt đẹp; thì theo Phật giáo; định mệnh ấy luôn tồn tại . Nhưng cái định mệnh ấy không được quyết định bởi bất kì thế lực vô hình hay do vị thần linh nào; mà nó phụ thuộc vào từng suy nghĩ và hành động của mỗi người; được gọi là nghiệp. Có thể hiểu rằng nghiệp là một phần của số mệnh ; cho nên số mệnh tốt ngay xấu một phần lớn phụ thuộc vào nghiệp do ta tạo nên. Vì vậy ; đạo Phật khuyên con người tu để chuyển nghiệp tức thay đổi số mệnh .
Theo tư tưởng của phật giáo ; chúng ta có thể thay đổi số mệnh của mình . Nếu nghiệp nhẹ; chúng ta có thể thay đổi số mệnh ngay trong đời này. Trường hợp ác nghiệp của chúng ta quá lớn ; chắc chắn đời sau hay nhiều đời sau nữa phải gánh chịu . Ví dụ như người bị dị tật bẩm sinh cho dù có cố gắng thế nào đi nữa cũng không thể trở lại bình thường trong kiếp này .
3 . Con người từng cho rằng định mệnh đã được an bài ?
Liệu mỗi con người trong chúng ta đều có số mệnh riêng đã được định trước ? Đó là vấn đề đã được tranh luận rất nhiều trong triết học cũng như giữa các tôn giáo từ xưa tới nay .
Vào đời nhà Tống bên Trung Hoa; một người tên Trần Đoàn; danh hiệu là Hi Di Lão Tổ; là người sáng tạo ra Tử Vi. Ông ta cho rằng có hơn 100 ngôi sao được sắp xếp quanh 12 cung và sự kết hợp của các ngôi sao cho ta biết tính chất đặc biệt của mỗi cá nhân. Ví dụ nếu sao Thiên Quý đóng tại cung Sửu; Mùi thì người đó sẽ trở thành anh hùng trong thiên hạ ….
Hiện giờ trên thế giới có trên 6;7 tỷ người; nếu chỉ dựa vào một ngày; giờ; tháng; năm sinh thì ta có được 512;000 lá số tử vi sử dụng cho tất cả mọi người . Nếu sinh cùng ngày ; cùng tháng ; cùng năm thì liệu có bao nhiêu người trùng lá số tử vi ; nhưng tại sao có người được hưởng sung sướng còn có người lại phải chịu khổ đau ?
Để giải thích sai lầm này ; các nhà tử vi lý luận rằng lá số tử vi không chỉ phụ thuộc vào ngày tháng năm sinh mà còn tùy thuộc vào phúc đức của cá nhân và gia đình . Nếu nói như vậy thì tử vi cũng chỉ dựa vào Luật Nhân Quả của nhà Phật mà thôi . Đôi khi một số nhà tử vi; bói toán cho rằng số mệnh con người còn bị ảnh hưởng bởi cái giường theo hướng đông hay tây; cái bếp theo hướng nam hay bắc ……
Cuộc đời luôn đổi thay; có đi lên chỉ khi nào con người biết hướng thiện; biết bố thí ; giúp đỡ kẻ nghèo khó. Thế nên khi con người sống cần có đạo đức tốt ; có cái tâm trong sáng ; gia đình êm ấm ; thuận hòa mà không cần sửa giường; sửa bếp . Nếu giàu sang ; ấm êm ; hạnh phúc đến từ việc sửa giường ; sửa bếp …. thì mấy ông bà thầy bói ai cũng giàu sang phú quý ; làm gì phải lang thang ; thất thểu như vậy .
Ở Hoa Kỳ; có rất nhiều người bói toán nổi tiếng như Sylvia Browne cho ra đời rất nhiều sách và tham gia nhiều chương trình TV. Không phải bà ta giàu có hay có được khả năng tiên tri mà là lợi dụng sự mê muội của người nghe hay người đọc để bán những cuốn sách của mình . Những lời tiên đoán của bà ta là không thể kiểm chứng ; chỉ có mục đích duy nhất là làm hài lòng người nghe .
Loài người chúng ta có khả năng tiên tri nhờ vào chúng ta có được tri thức ; ví dụ như dự báo thời tiết bạn xem hằng ngày ; đó là tiên tri . Không phải ngẫu nhiên mà người ta có thể kết luận rằng trời sẽ mưa hay sẽ nắng ; mà đó là kết quả của rất nhiều nguyên nhân . Đó là luật nhân quả ; một trong những quy luật vận động của vũ trụ .
Những Câu Chuyện Về Nhân Quả Báo Ứng Đáng Suy Ngẫm
Cuộc đời có những quy luật khó tin nhưng có thật, đó là luật nhân quả và những câu chuyện quả báo tưởng chừng như chỉ có thể xảy ra trong truyện, nhưng lại diễn ra và tồn tại như một lời cảnh tỉnh với bất cứ ai.
Người mẹ hành nghề sát sinh và cái chết oan nghiệt của cả gia đình15 năm hành nghề buôn bán, giết mổ gia súc gia cầm, bà Nguyễn Thị Th. đã giết hàng vạn con gà, vịt, thỏ, chó… Vào mùa cưới hay dịp Tết, bà giết cả trăm con mỗi ngày, thu lãi hàng triệu đồng. Bà nhanh chóng trở nên giàu có. Cả làng ngưỡng mộ bà.
Thế nhưng, không ai có thể ngờ được, một ngày, hiểm họa đã giáng liên tiếp xuống nhà bà. Chồng bà bị chết chết bất đắc kỳ tử trong một vụ tai nạn rùng rợn. Con trai cả của bà bị điện giật chết đêm trước ngày đón dâu một hôm. Vài tháng sau, con trai út bị ung thư xương.
Của nả lần lượt đội nón ra đi. Đến lúc nhà cửa sạch sành sanh cũng là lúc nó vĩnh biệt cõi đời. Ngày hỏa táng con, bà xuống tóc đi tu. Bà muốn mượn tiếng mõ, lời kinh để quên đi nỗi đau tột cùng. Bà muốn nương nhờ cửa Phật để rửa bớt nghiệp ác mà bà đã gieo rắc suốt 15 năm.
Gia đình trả nghiệp về việc sát sinh động vậtCó một sư thầy tên gọi là thầy Giác Liên, trụ trì tại chùa Phước Hải, Tỉnh Vĩnh Long đã từng kể về những câu chuyện nhân quả mà chính thầy đã chứng kiến trong kiếp tu hành của mình.
Một trong nhiều câu chuyện hay được nhắc đến nhất đó là câu chuyện về một cậu bé tên Hiền, sống ngày qua ngày bằng việc xin ăn tại chợ Trà Vinh với hình dáng và thân thể giống như thân thể của một con bò.
Hiền được sinh ra và lớn lên trong một gia đình với nghề mổ bò truyền thống ở Trà Vinh. Ông nội của Hiền cũng nhờ nghề này mà đã trở nên khấm khá, giàu có. Một ngày nọ, trước khi chuẩn bị làm thịt một con bò cái, bỗng nhiên ông liền nằm thấy chiêm bao, trong giấc mơ có một người đàn bà đi đến bên ông và nhìn ông khóc lóc, van xin rằng: “Tôi van xin ông, ông làm ơn đừng giết tôi, hãy để tôi sinh con xong rồi thì ông có thể giết”.
Điều lạ là trong một đêm, không những ông chỉ mơ thấy một lần mà tới 3 lần cùng một giấc mơ. Ông bèn mang câu chuyện này đi kể cho vợ nghe thì người vợ có khuyên ông rằng không nên mổ thịt con bò này mà hãy tiếp tục nuôi nó để cho nó đẻ. Suy đi tính lại, không hiểu sao cuối cùng ông vẫn quyết định làm thịt nó để bán.
Những câu chuyện về nhân quả báo ứng đáng suy ngẫm
Sáng sớm hôm sau, con bò này kêu la to và khủng khiếp hơn so với nhiều con bò khác mà ông đã từng thịt, nó lăn lộn, giãy giụa tới mức bứt cả sợi dây trói. Cuối cùng thì nó vẫn phải chết, cái cảnh tượng của con bò khi đó khiến ông nội Hiền nhớ mãi cho đến sau này vẫn không thể quên được, chính là cái đầu nó cứ lắc lư qua lại mãi như thể nó vẫn đang còn sống.
Điều trùng hợp ở đây là một thời gian sau khi ông giết con bò đó thì con dâu ông trở dạ sinh đứa cháu nội đầu tiên – cháu đích tôn của ông. Sẽ không có gì đáng nói nếu như cháu của ông khi sinh ra không mang trên người những dị tật rất giống với hình dáng của một con bò. Đó là con vật môi thì bị sứt, mắt thì lồi chân tay thì cong queo không đi được, phải bò, riêng cái đầu thì cứ lắc lư qua lại không thôi.
Đứa trẻ đó chính là Hiền. Khi nhìn hình ảnh của cháu mình, người ông không thể nào không liên tưởng đến cái chết của con bò cái mà ông đã giết, đặc biệt là về động tác lắc lư cái đầu. Nhìn hình ảnh cháu và những chuyện đã qua, ông như đã hiểu nguyên nhân sâu xa vì sao mà cháu mình khi mới sinh ra đã bị như vậy.
Ông vô cùng hối hận và muốn sửa sai, muốn chuộc lại lỗi lầm của mình, ông quyết định bỏ cái nghề đã tồn lại từ lâu đời và là nguồn làm giàu của gia đình từ xưa đến nay. Ông bỏ hẳn việc sát sinh bò. Bên cạnh đó, vì lo chữa trị cho cháu, có bao nhiêu của cải, tiền bạc ông đều dốc hết. Tuy nhiên cậu bé vẫn phải sống và mang trên mình những dị tật như vậy.
Không những thế, cay đắng hơn, khi lên 10, Hiền đã phải lần lượt mất đi những người thân của mình vì ai cũng mang trọng bệnh và chết bất thình lình, em phải bò lê la ra chợ để xin ăn. Cứ mỗi lần xin ăn, không hiểu như có ai đó xui khiến, Hiền vừa lết vừa kêu gào, khóc lóc rất thảm thiết: “Xin mọi người, xin các chú các bác, các cô các dì đừng giết con, con là con bò…”.
Đây là một câu chuyện về luật nhân quả, về quả báo mà đối với mỗi người dân Vĩnh Long, câu chuyện này của sư thầy dường như in sâu vào tâm trí họ như những bài học về đạo lý, để biết cách sống và định hướng sống sao cho không đi theo vết xe đổ của những người được kể trong những câu chuyện của sư thầy.
Bị quả báo vì đập phá miếu thờ, làm ô nhục tổ tiênTrong suốt quá trình mở rộng cuộc vận động, chính quyền ép buộc người dân phải phá hủy vô số đồ cổ, đền thờ. Tuy nhiên chỉ có duy nhất một ngôi miếu nhỏ và bài vị tổ tiên ở trong miếu đó là không một ai dám động đến. Nhưng có hai thanh niên trẻ trong làng thuộc dạng phá phách, hay vỗ ngực xưng tên, thẳng thừng tuyên bố rằng hai người họ sẽ đập tan cái miếu đó nếu không có ai dám đập.
Cuối cùng, ngôi miếu bị đập phá, bài vị tổ tiên còn bị 2 thanh niên kia dùng chân giẫm nát sau đó đem đến con sông ở trước thôn vứt đi. Sau khi đập phá xong, một người thì trở về nhà, người còn lại thì ngồi hóng mát và nghỉ ngơi ở ven sông.
Thanh niên trở về nhà, sau khi vừa về đến nhà bỗng dưng bị đau bụng quằn quại, khóc thét lăn lộn khắp nhà. Người mẹ của thanh niên này là một người vốn tin vào đạo Phật, chứng kiến cảnh con trai sau khi đập phá miếu thờ trở về nhà lại đột nhiên bị bạo bệnh, biết tính mạng con trai mình khó giữ nên bà đã thành tâm quỳ gối lê lết từ nhà đến tận ngôi miếu nhỏ vừa bị đập phá kia để thay con trai nhận tội và cầu xin thánh thần.
Riêng người thanh niên này sau khi bị đau bụng dữ dội cũng đã nhận ra mình đã bị quả báo, trong lòng anh ta cảm thấy vô cùng hối hận, ăn năn tự phát tâm kính trọng Phật. Sau đó kết quả thật khó tin, anh ta cảm thấy bụng mình giảm đau dần dần và sau đó hết hẳn. Biết mình được tha thứ, ngày đêm thành tâm đọc kinh thỉnh Phật.
Còn người thanh niên ngồi bên bờ sông nghỉ ngơi thì lại không được gặp may như vậy. Sau khi hóng mát và nghỉ ngơi xong, anh ta chuẩn bị đi về, ngay lúc anh ta vừa đứng dậy dù không vấp phải thứ gì nhưng đột nhiên lại bị ngã nhào xuống mặt đất. Anh ta luống cuống đứng dậy một cách cố gắng, thì bỗng nhiên phát hiện hai chân của mình bị uốn cong lại một cách vô lí, cho dù dùng hết sức lực như thế nào thì anh ta cũng không thể nào đứng thẳng dậy được.
Không những thế, hai chân của anh ta còn bị dính chập vào nhau ở một chỗ, không thể nào mở tách ra được. Chưa dừng lại ở đó, lưng của anh ta tự nhiên cũng bị gì và gập xuống, một cách khó tin, cứ thế đầu anh ta cứ áp sát, cắm xuống mặt đất mặc dù anh ta cũng đã cố hết sức để đứng thẳng lưng dậy nhưng bất lực.
Trên đường đi về, cứ như thế vừa đi anh ta phải dùng cả hai tay để chống xuống đất. Kể từ đó về sau, anh ta đều phải đi với tư thế này trong suốt quãng đời còn lại của mình, một cách vô cùng thống khổ. Động tác và dáng đi này của anh ta làm người khác liên tưởng tới động tác vừa đi vừa dập đầu vái Phật.
Mọi người trong thôn này đều cho rằng vì đập phá miếu, làm nhục và vứt bài vị tổ tiên mà đã bị báo ứng như thế. Anh ta phải chịu tư thế đi này trong suốt quãng đời còn lại của mình.
Những Câu Chuyện Nhân Quả Do Nghiệp Sát Sinh
Theo giáo lý Phật giáo, việc giết hại người với giết hại động vật cũng chẳng khác gì nhau. Nhưng sở dĩ người không ra tay giết người là có ba lý do: không dám, không nỡ và do đạo đức xã hội. Quả báo nghe như một chuyện nào đó xa xôi nhưng luôn tồn tại và sẵn sàng xảy đến bất cứ khi nào, cho bất cứ ai không tin vào quy luật nhân quả.
Cái chết oan nghiệt của cả gia đình15 năm hành nghề buôn bán, giết mổ gia súc gia cầm, bà Thảo đã giết hàng vạn con gà, vịt, thỏ, chó… Vào mùa cưới hay dịp Tết, bà giết cả trăm con mỗi ngày, thu lãi hàng triệu đồng. Bà nhanh chóng trở nên giàu có. Cả làng ngưỡng mộ bà.
Thế nhưng, không ai có thể ngờ được, một ngày, hiểm họa đã giáng liên tiếp xuống nhà bà. Chồng bà bị chết bất đắc kỳ tử trong một vụ tai nạn rùng rợn. Con trai cả của bà bị điện giật chết đêm trước ngày đón dâu một hôm. Vài tháng sau, con trai út bị ung thư xương.
Của cải lần lượt đội nón ra đi. Đến lúc nhà cửa sạch sành sanh cũng là lúc con trai của bà vĩnh biệt cõi đời. Ngày hỏa táng con, bà xuống tóc đi tu. Bà muốn mượn tiếng mõ, lời kinh để quên đi nỗi đau tột cùng. Bà muốn nương nhờ cửa Phật để rửa bớt nghiệp ác mà bà đã gieo rắc suốt 15 năm.
Gia đình trả nghiệp về việc sát sinh động vậtCó một sư thầy tên gọi là thầy Giác Liên, trụ trì tại chùa Phước Hải, tỉnh Vĩnh Long đã từng kể về những câu chuyện nhân quả mà chính thầy đã chứng kiến trong kiếp tu hành của mình.
Một trong nhiều câu chuyện hay được nhắc đến nhất đó là câu chuyện về một cậu bé tên Hiền, sống ngày qua ngày bằng việc xin ăn tại chợ Trà Vinh với hình dáng và thân thể giống như thân thể của một con bò.
Hiền được sinh ra và lớn lên trong một gia đình với nghề mổ bò truyền thống ở Trà Vinh. Ông nội của Hiền cũng nhờ nghề này mà đã trở nên khấm khá, giàu có. Một ngày nọ, trước khi chuẩn bị làm thịt một con bò cái, bỗng nhiên ông liền nằm thấy chiêm bao. Trong giấc mơ có một người đàn bà đi đến bên ông và nhìn ông khóc lóc, van xin rằng: “Tôi van xin ông, ông làm ơn đừng giết tôi, hãy để tôi sinh con xong rồi thì ông có thể giết”.
Điều lạ là trong một đêm, không những ông chỉ mơ thấy một lần mà tới 3 lần cùng một giấc mơ. Ông bèn mang câu chuyện này đi kể cho vợ nghe thì người vợ có khuyên ông rằng không nên mổ thịt mà hãy tiếp tục nuôi để cho bò đẻ. Suy đi tính lại, không hiểu sao cuối cùng ông vẫn quyết định làm thịt bò để bán.
Sáng sớm hôm sau, con bò này kêu la to và khủng khiếp hơn so với nhiều con bò khác mà ông đã từng thịt, nó lăn lộn, giãy giụa tới mức bứt cả sợi dây trói. Cuối cùng thì nó vẫn phải chết, cái cảnh tượng của con bò khi đó khiến ông nội Hiền nhớ mãi cho đến sau này vẫn không thể quên được, chính là cái đầu nó cứ lắc lư qua lại mãi như thể nó vẫn đang còn sống.
Điều trùng hợp ở đây là một thời gian sau khi ông giết con bò đó thì con dâu ông trở dạ sinh đứa cháu đích tôn. Sẽ không có gì đáng nói nếu như cháu của ông khi sinh ra không mang trên người những dị tật rất giống với hình dáng của một con bò. Đó là con vật môi thì bị sứt, mắt thì lồi chân tay thì cong queo không đi được, phải bò, riêng cái đầu thì cứ lắc lư qua lại không thôi.
Đứa trẻ đó chính là Hiền. Khi nhìn hình ảnh của cháu mình, người ông không thể nào không liên tưởng đến cái chết của con bò cái mà ông đã giết, đặc biệt là về động tác lắc lư cái đầu. Nhìn hình ảnh cháu và những chuyện đã qua, ông như đã hiểu nguyên nhân sâu xa vì sao mà cháu mình khi mới sinh ra đã bị như vậy.
Ông vô cùng hối hận và muốn sửa sai, muốn chuộc lại lỗi lầm của mình, ông quyết định bỏ cái nghề đã tồn lại từ lâu đời và là nguồn làm giàu của gia đình từ xưa đến nay. Ông bỏ hẳn việc sát sinh bò. Bên cạnh đó, vì lo chữa trị cho cháu, có bao nhiêu của cải, tiền bạc ông đều dốc hết. Tuy nhiên cậu bé vẫn phải sống và mang trên mình những dị tật như vậy.
Không những thế, cay đắng hơn, khi lên 10, Hiền đã phải lần lượt mất đi những người thân của mình vì ai cũng mang trọng bệnh và chết bất thình lình, em phải bò lê la ra chợ để xin ăn. Cứ mỗi lần xin ăn, không hiểu như có ai đó xui khiến, Hiền vừa lết vừa kêu gào, khóc lóc rất thảm thiết: “Xin mọi người, xin các chú các bác, các cô các dì đừng giết con, con là con bò…”.
Đây là một câu chuyện về luật nhân quả, về quả báo mà đối với mỗi người dân Vĩnh Long. Câu chuyện này của sư thầy dường như in sâu vào tâm trí họ như những bài học về đạo lý, để biết cách sống và định hướng sống sao cho không đi theo vết xe đổ của những người được kể trong những câu chuyện.
Tàn nhẫn sát sinh, mất dần chân tayCó một vị viện trưởng của một bệnh viện tỉnh ở Thái Lan kể lại rằng: ” Từ khi hành nghề bác sĩ đến nay, tôi chưa từng gặp và điều trị một trường hợp nào kỳ quái như vậy. Bệnh nhân này trong vòng 3 năm đã phải phẫu thuật tới 5 lần, mỗi lần phẫu thuật tính chất lại nặng hơn so với lần trước, cuối cùng thậm chí phải cắt bỏ một tay và một chân “.
Bệnh nhân nọ tên Văn Lai ban đầu bị con ba ba cắn đứt một góc ở ngón út bàn tay. Lúc đó, người này thấy không có vấn đề gì nên chỉ đến bệnh viện khám sơ qua, xin thuốc giảm đau, tiêu viêm.
Tuy nhiên, 2 tuần sau vết thương bắt đầu bị viêm nhiễm, sưng lên. Sau khi kiểm tra, bác sĩ thấy vi trùng đã xâm nhập vào các khớp xương, bắt buộc phải cắt cụt ngón tay út.
Khoảng 6 tháng sau, Văn Lai đi chơi biển và tiếp tục bị một con ba ba khác cắn đứt một phần ngón chân út. Vài ngày sau đó, vết thương này cũng bị viêm nhiễm, sưng đau, khi đến bệnh viện chụp X-quang thì thấy rằng vi trùng đã xâm nhập vào khớp, do đó bệnh viện yêu cầu anh phải thực hiện phẫu thuật cắt cụt ngón chân út.
Chưa đầy 1 năm sau, chỗ ngón chân và ngón tay bị cắt cụt lại bị sưng lên rất đau. Văn Lai phải đến bệnh viện kiểm tra, phim chụp X-quang cho thấy vi khuẩn rất độc ăn tới xương, rất có thể dẫn tới ung thư, ngay lập tức cần phải cắt đi một bàn tay và một bàn chân. Không còn cách nào khác Văn Lai đành phải đồng ý và được bác sĩ nhanh chóng phẫu thuật.
Từ những vết thương nhỏ tưởng như vô hại, bệnh nhân này bỗng nhiên trở thành một người khuyết tật chỉ với một bàn tay và một bàn chân khiến rất nhiều người cảm thấy kinh ngạc, nhưng điều kỳ lạ hơn lại tiếp tục diễn ra, giống như truyện Nghìn lẻ một đêm vậy.
Một ngày nọ, Văn Lai tham gia lễ hội cạo đầu, những người tham gia đều ngủ tại một đền thờ Phật giáo, nhưng điều không may mắn đã xảy ra với anh. Một con chuột đã cắn Văn Lai trong khi hàng chục người nằm gần đó không hề bị gì. Vết cắn khiến anh đau khôn thấu, bật dậy la hét.
Mọi người bắt đầu bàn luận xôn xao, có ý kiến cho rằng chuột chỉ cắn những thứ vô tri vô giác, bất cứ ai bị chuột cắn thì chứng minh rằng người đó chỉ là một cái xác không hồn, có như vậy lũ chuột mới dám cắn anh ta.
Văn Lai cảm thấy vô cùng lo lắng, hơn nữa chỗ bàn tay và bàn chân bị cắt vẫn còn đau âm ỉ. Sau đó anh lại đến bệnh viện kiểm tra, phim chụp X-quang cho thấy như lần trước, vi khuẩn lại xâm lấn vào xương, nếu không cắt cụt cánh tay và cẳng chân thì không được. Vì vậy, sau đó anh lại phải thực hiện cuộc phẫu thuật để cắt đứt cánh tay và cắt cụt một phần chân.
Nhận thấy trường hợp của văn Lai quá đặc biệt, viện trưởng đã thực hiện cuộc điều tra về thân thế của bệnh nhân này để làm tài liệu nghiên cứu và phân tích.
Văn Lai vốn là một người đàn ông 43 tuổi làm nông kiêm công nhân xây dựng. Những ngày trong tuần anh hay uống rượu, nghiện ăn cá nước ngọt, đặc biệt là ba ba và các loài tương tự bởi anh nghe người ta nói rằng nếu có thể ăn 10-20 con rùa hay ba ba, thì cả đời sẽ không gặp các bệnh về xương khớp… Do đó, anh thường hay gọi những món như thịt ba ba chiên ớt, uống cùng với một chai rượu trắng, từ từ thưởng thức.
Một ngày nọ, Văn Lai mua được một con ba ba nặng 10 kg và coi đó như một món béo bở. Một báu vật quý hiếm như vậy không nỡ 1 lần ăn hết, cần thưởng thức từ từ, nên anh đã không bảo quản lạnh để đảm bảo tươi mà nghĩ ra một phương pháp kì dị, đó là ăn dần con ba ba.
Bởi vì rùa và ba ba là một trong những loại trường thọ nhất, khó chết nhất, vì vậy khi cắt một phần cơ thể nó ra thì nó sẽ không chết ngay, mà có thể sống được 1 năm hoặc lâu hơn. Cách làm của Văn Lai chính là hôm nay ăn được bao nhiêu thì mới cắt bấy nhiêu, sau đó sẽ bôi lên vết cắt một lớp vôi để cầm máu. Do đó con ba ba này có thể ăn trong 10 ngày đến nửa tháng, nó vẫn còn sống cho đến giây phút cuối cùng bị chặt đầu.
Từ khi Văn Lai thành công với phương pháp dị thường này, đã có không biết bao con ba ba bị giết chết. Có nhiều người thiện tâm đã nhắc nhở anh rằng cách làm như vậy thật quá tàn nhẫn và độc ác, nhất định sẽ gặp ác báo. Nhưng anh ta không quan tâm, chỉ cần có đủ thịt ba ba tươi ngon để thưởng thức là được. Cho đến gần đây anh ta đã đích thân được trải nghiệm cảm giác thế nào gọi là phân kỳ xẻ thịt. Chỉ có thể nói rằng đó là báo ứng ngay trong kiếp này trên thân thể của anh, dù có hối hận cũng đã muộn rồi.
Mẹ sát sinh, con cái trả nghiệp báoNguyễn Văn Công sinh năm 1993 sống ở miền Trung. Là con trai út trong gia đình có 3 người con, hai trai một gái.
Em phát bệnh ung thư xương từ cuối năm 2010. Mẹ em làm nghề bán gà vịt mười lăm năm trong đó 10 năm ròng rã giết, cắt cổ gà, vịt, chó, mèo, rắn……. theo đơn đặt hàng của khách để kiếm tiền sinh sống.
Mỗi cái Tết giết hàng trăm con, ngày thường thì vài chục con. Do cô thấy lợi nhuận cao, một ngày lãi được 400-500 ngàn nên mấy mẹ con hăng hái sát sinh hại vật. Cô không hề biết rằng việc làm này đã gây họa cho gia đình, cho chồng con cô.
Tiền làm ra có nhiều nhưng cuộc sống vẫn thiếu thốn, đêm nằm thì bị ám ảnh ngủ không ngon giấc vì ác mộng. Sở dĩ cô sát sanh nhiều như vậy là do có người ăn, người đặt hàng. Cho nên người ăn cùng với người giết cộng nghiệp với nhau là vậy.
Năm 2003 chồng chết, vài năm sau thì con trai lớn chết vì bị điện giật nhưng cô vẫn không hiểu nghiệp bắt đầu kéo đến để mà đổi nghề khác.
Đến năm 2010 thì con trai út của cô chính là em Nguyễn Văn Công phát bệnh ung thư xương, chạy chữa tốn kém, nằm ở bệnh viện Ung bướu 5 tháng, sau đó chuyển qua bệnh viện Chợ Rẫy 5 tháng. Bác sĩ yêu cầu phải cưa chân nhưng em không đồng ý nên xin chuyển về nhà.
Ở nhà nằm tiếp tục 5 tháng mà không thuốc men điều trị vì nhà cũng hết tiền nên ai bày gì làm nấy theo cách dân gian, miễn sao ít tốn tiền là được. Cô nghe người ta bảo muốn hết thì chặt đôi con cóc còn sống đem đắp lên khối u thì hết, nên bèn làm theo;
Khi mẹ chặt đôi hai con cóc đang còn sống, để nguyên máu rồi đắp lên chỗ ung thư, chỉ 5 phút thôi là em chịu không nổi, lấy con cóc ra chân em bầm tím, cái khối u càng to nhìn bên ngoài giống như cái mề gà, hai bên có hình con cóc nhìn rất ghê sợ.
Khối u càng lúc càng to dần như một gốc cây to. Trên chỗ sưng to này có một cái lỗ giống y chang cái miệng, nhìn thấu bên trong sâu hoắm và bốc mùi hoại tử rất hôi thối, nước vàng rỉ chảy liên tục. Em đau đớn rên rỉ quằn quại, người nhà còn không chịu nổi mùi thối này, chăm sóc cũng rất khó khăn. Mẹ nhìn con đau, chan hòa nước mắt mà chẳng biết làm gì giúp con được.
Gia đình càng lúc càng nghèo khổ mà bệnh vẫn không bớt. Nhân duyên đưa đẩy được người hướng dẫn nên gia đình mới đưa em lên Tịnh thất Quan Âm (Đức Trọng Lâm Đồng) nhờ giúp đỡ.
Tại đây, mọi người đều thương xót em vì chưa từng thấy một thanh niên trẻ nào mà bị khối u to lớn giống mặt người đến như thế. Em ngày đêm đau đớn quằn quại, em chỉ muốn chết vì quá đau. Em bảo rằng em không sợ chết mà chỉ sợ đau thôi. Mọi người ở Tịnh Thất mỗi ngày đều chăm sóc cho em.
Trong đó có chú Sơn rất từ bi, chú thường thò tay tuốt bên trong cái miệng khối u để móc những miếng thịt thúi ra cho em bớt đau. Vết thương của em bốc mùi hôi thối bay khắp phòng nhưng vẫn không làm nản những tấm lòng của những người trong ban hộ niệm. Ban Hộ Niệm niệm Phật cho em cả ngày lẫn đêm được gần một tháng thì mùi hôi dường như không còn nữa.
May mắn cuối đời em nhờ lòng từ bi của các liên hữu đồng tu thương yêu, chăm sóc tận tình. Thầy Thích Giác Nhàn khai thị khuyên em buông bỏ thân đau bệnh niệm Phật cầu sanh Tây Phương.
Em hoan hỷ làm theo vì em không còn luyến tiếc thân bệnh này nữa. Em chân thật làm theo lời khuyên là niệm Phật rất tha thiết. Nhờ những tấm lòng chân thành mới có cảm ứng. Đến một ngày gần ra đi, em nằm mộng thấy Phật A Di Đà, thấy cảnh giới Tây Phương Cực lạc, thấy đài vàng.
Trước khi vãng sanh hai ngày, em xin cho được gặp mẹ và nói với mẹ rằng: ” Mẹ ơi, nghiệp chướng của mẹ nặng lắm. Mẹ giết cóc, chó, mèo, gà, vịt, rắn rất là nhiều nên con phải trả quá nặng nề. Những giây phút sau cùng này của con, con xin mẹ hãy xuống tóc quy y cho con ra đi được thanh thản nhẹ nhàng “. Mẹ em rơi lệ gật đầu.
Chúng ta đang còn khỏe mạnh, chưa từng trải nghiệm hoàn cảnh này nên chúng ta cứ “vô tư” thoải mái ăn thịt chúng sanh cho thỏa mãn cái miệng. Chúng ta không biết rằng vì duyên chưa chín muồi, nghiệp quả chưa đến mà thôi. Vì vậy ta còn có cơ hội quay đầu, hãy nên làm lành lánh dữ, ăn chay niệm Phật cầu sanh Tây Phương.
Qua các câu chuyện trên, bạn đã có thể thấy nghiệp báo sát sinh là do sự tàn sát sinh linh vô tội của con người mà ra. Khi quả tới, ngoài cách chịu trừng phạt chỉ còn một cách ăn năn hối cải, tu tập theo lời Phật dạy để răn mình, răn người, hóa giải quả ác.
Cập nhật thông tin chi tiết về Lòng Tham Con Người Và Câu Chuyện Về Luật Nhân Quả trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!