Bạn đang xem bài viết Luật Cạnh Tranh: Cần Hướng Đến Chống Độc Quyền được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Từ chuyện này, có nhiều ý kiến bày tỏ rằng nếu Bộ Công Thương vẫn còn tư duy độc quyền, làm sao có thể chuyển sang cơ chế thị trường để cạnh tranh bình đẳng giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân.
Với tư duy này, mầm mống phát sinh “sân sau” của lợi ích nhóm, cải cách môi trường kinh doanh sẽ nửa vời và khó để Việt Nam bứt phá thành nền kinh tế lớn khi hạn chế sự đóng góp năng động, sáng tạo có hiệu quả của khu vực tư nhân.
Mới đây, dư luận cũng bày tỏ sự bức xúc trước tình trạng “độc quyền” các dự án BOT. Kết quả kiểm toán 27 dự án BOT giao thông được Kiểm toán Nhà nước báo cáo trong tháng 2/2023 cho thấy, 26 dự án chỉ định thầu, một dự án đấu thầu có hai nhà đầu tư thì một nhà đầu tư bỏ cuộc. Trong khi đó, các dự án BOT thuộc diện phải đấu thầu rộng rãi.
Điều đáng nói, nhiều dự án BOT giao thông hiện đang có nguồn thu béo bở khi trên nhiều tuyến quốc lộ trong cả nước, mật độ các trạm thu phí BOT được xây dựng dày đặc nhằm mục đích tận thu với phí cao ngất ngưởng, khiến người dân và doanh nghiệp “than trời”.
Vụ việc người dân và doanh nghiệp phản đối trạm thu phí BOT cầu Bến Thủy và cầu Bến Thủy 2 ở Nghệ An do Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco 4) quản lý, khai thác để hoàn vốn cho các dự án BOT hồi đầu tháng Tư cho thấy những bất cập trong các dự án BOT hiện nay cùng chuyện phát sinh độc quyền vẫn tồn tại.
Trở lại dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) mà Bộ Công Thương đang lấy ý kiến rộng rãi (theo dự kiến được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tư vào tháng 10/2023 và thông qua tại Kỳ họp thứ Năm vào tháng 5/2023), giới chuyên gia khuyến nghị cần hướng đến mục tiêu chống độc quyền.
Nhiều dự án BOT giao thông hiện đang có nguồn thu béo bở
Chính sách cạnh tranh toàn diện
Luật sư Nguyễn Tiến Lập nêu quan điểm rằng cần lưu ý ngoài việc ngăn cấm các hành vi độc quyền hóa (tập trung kinh tế) một cách cố ý và chủ động nhằm hạn chế hoặc loại trừ cạnh tranh, phải kiểm soát chặt chẽ cả những doanh nghiệp trở thành độc quyền một cách tự nhiên do điều kiện khách quan hoặc các yếu tố ngẫu nhiên.
Nhóm nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) và Bộ Kế hoạch & Đầu tư đưa ra trường hợp điển hình là những quy định về các dịch vụ mạng lưới hạ tầng quan trọng như điện và vận tải tiếp tục cản trở sự cạnh tranh của khu vực tư nhân.
Có nhiều ví dụ chứng minh điều này. Vị trí của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với tư cách là người mua điện duy nhất ở cấp bán buôn, kết hợp với quy định về giá, đã gây nên môi trường không thuận lợi đối với khu vực tư nhân.
Tại các sân bay đã cho thấy chính sách phân bổ quyền được bay cũng không mang tính cạnh tranh. Vietnam Airlines, thuộc sở hữu Nhà nước, có quyền vô hạn trên các tuyến bay quốc tế, trong khi quyền của những hãng bay thuê trên các tuyến nội địa chỉ được cấp trên cơ sở từng trường hợp.
Giới chuyên gia khuyến nghị, Việt Nam cần có một khuôn khổ chính sách cạnh tranh toàn diện nhằm mở cửa thị trường cho doanh nghiệp gia nhập và cạnh tranh, đồng thời tăng cường hiệu lực thực thi chính sách cạnh tranh.
Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường và giao quyền tự chủ lớn hơn cho Cục Quản lý cạnh tranh Việt Nam (VCA) do VCA hiện thiếu tính độc lập trong hoạt động, dẫn đến tổn thất đáng kể về năng suất của nền kinh tế. Cục chỉ là một đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương và bao gồm các đại diện của bộ mà không phải các chuyên gia độc lập được lựa chọn theo những tiêu chí kỹ thuật.
Ngoài chuyện chống độc quyền, theo như lưu ý của luật sư Lê Quang Vy, Giám đốc công ty Luật TNHH Việt Long Thăng (VLT Lawyers), còn do luật Cạnh tranh chưa được phổ biến sâu rộng và thiết thực đến các doanh nghiệp như Luật Doanh nghiệp, các Luật Thuế… nên tỷ lệ doanh nghiệp không biết, không quan tâm đến Luật Cạnh tranh cao, các doanh nghiệp cũng chưa quan tâm đến việc dùng Luật Cạnh tranh để tự bảo vệ mình.
Rõ ràng, chính sự hạn chế về hiểu biết Luật Cạnh tranh của doanh nghiệp ở khu vực tư nhân cũng đang góp phần khiến cuộc chiến chống độc quyền trở nên khó khăn hơn.
Thế Vinh
Thủ tướng Chính phủ đồng ý lựa chọn 8 khu kinh tế (KKT) cửa khẩu trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước …
Việt Nam nổi lên là “thiên đường” sản xuất mới tại Đông Nam Á và có giá trị thương hiệu quốc gia tăng mạnh nhất thế giới trong năm 2023, …
Thực Trạng Cạnh Tranh Và Chống Độc Quyền Ở Việt Nam
– Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 và sửa đổi vào các năm 1990, 2000.
Cạnh tranh trên thị trường có 4 cấp độ: cạnh tranh về hình thức sản phẩm, cạnh tranh về loại sản phẩm, những loại sản phẩm có thể thay thế và cạnh tranh về ngân sách.
Cạnh tranh về hình thức sản phẩm là cấp độ thấp nhất của cạnh tranh. Hình thức này chủ yếu tập trung vào sản phẩm hiện tại của các doanh nghiệp mà không tập trung vào cái có thể xảy ra trong tương lai. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau về nhãn hiệu nằm trong cùng một chủng loại sản phẩm và sẽ thoả mãn nhu cầu của cùng một đoạn thị trường. Loại hình cạnh tranh này dựa trên thị hiếu của khách hàng. Ví dụ như các doanh nghiệp sản xuất dầu ăn như: Tường An, Bình An, Neptune… họ đều sản xuất và tiêu thụ dầu ăn trên thị trường Việt Nam do đó để cạnh tranh giữa các doanh nghiệp này là điều tất nhiên. Họ đều cố gắng đưa ra những loại sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp đáp ứng được thị hiếu của khách hàng để chiếm lĩnh thị trường.
Cấp độ thứ 2 của cạnh tranh là cạnh tranh về loại sản phẩm. Loại hình này dựa trên những sản phẩm và dịch vụ với những đặc điểm tương tự được xác định như là đặc tính chứ không phải giá trị cao hay thấp. ví dụ như hãng sản xuất điện thoại di động liên tục cải tiến mẫu mã cũng như đặc tính, chức năng, công dụng để có thể đưa ra những sản phẩm có tính năng sử dụng cao, kết hợp nhiều chức năng: xem ti vi, nghe nhạc, đọc sách… Loại hình cạnh tranh này rộng hơn so với cạnh tranh về hình thức sản phẩm. Nhưng cạnh tranh về loại sản phẩm hay hình thức sản phẩm vẫn thuộc quan điểm ngắn hạn.
Cấp độ thứ ba của cạnh tranh là tập trung vào những sản phẩm có thể thay thế, loại hình này tập trung dài hạn hơn. VD: cửa hàng bán đồ ăn sẵn cạnh tranh với các cửa hàng bán đồ tươi sống.
Cấp độ cạnh tranh chung hơn theo Kotler là cạnh tranh về ngân sách. Đây là quan điểm rộng nhất về cạnh tranh vì nó cho rằng tất cả các sản phẩm hay dịch vụ cạnh tranh với nhau đều nhằm vào túi tiền của người tiêu dùng. Loại cạnh tranh này bao gồm một lượng lớn các nhà cạnh tranh nên gây khó khăn cho việc thực hiện về mặt chiến lược của các doanh nghiệp. Khách hàng với một số tiền nhất định họ có thể tự do lựa chọn sản phẩm tiêu dùng họ có thể mua sắm những hàng hoá lâu bền hoặc có thể mua sắm chi tiêu cho kì nghỉ hoặc họ có thể dùng cho việc chăm sóc sức khoẻ v.v.. Trong kinh doanh tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà các doanh nghiệp lựa chọn cấp độ cạnh tranh cho phù hợp với tình hình thực tế và chính sách cạnh tranh của công ty.
– Xoá bỏ cơ chế hai giá và các hình thức bao cấp. Ban hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1988. – Ban hành luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân; pháp lệnh về chất lượng hàng hoá năm 1990. – Năm 1992 ra đời hiến pháp mới cho phép cá nhận được thực hiện quyền sở hữu tài sản do thu nhập tạo ra. – Ban hành luật phá sản 1993 – Ban hành bộ luật dân sự 1995 – Năm 1996 qui định chế độ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong bộ luật dân cự. – Ban hành luật thương mại 1997 – Ban hành thuế giá trị gia tăng và huỷ bỏ việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu năm 1998. – Ban hành luật doanh nghiệp năm 1999.
Để thúc đẩy kinh tế phát triển và giải quyết công ăn việc làm, Nhà nước đã từng bước nới lỏng cạnh tranh. Tuy nhiên, cho đến nay các mục tiêu phát triển ổn định và việc làm được đặt lên trên mục tiêu hiệu quả.
a) Tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng
Cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhfa nước với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp nhà nước được hưởng nhiều ưu đãi từ phía nhà nước như: các ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, vị trí địa lý, thị trường tiêu thụ,… Ngoài ra các doanh nghiệp này còn tập trung trong tay một lượng lớn các ngành nghề quan trọng: điện, nước, than, dầu lửa, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải…, các doanh nghiệp tư nhân không được coi trọng. Các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động theo một qui chế riêng, không được ưu đãi từ nhà nước. Điều này gây thiệt hại lớn về kinh tế, bởi về một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn hiệu quả, chây ì, trông chờ vào nhà nước gây ra lãng phí nguồn lực xã hội, trong khi các công ty tư nhân hoạt động năng nổ và hiệu quả hơn. Ngoài ra do những qui định không hợp lí trong hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài gây nên sự e ngại về đầu tư vào nước ta của các công ty nước ngoài sự e ngại về đầu tư vào nước ta của các công ty nước ngoài.
b) Hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh luôn muốn tối đa hoá lợi nhuận của mình mà không vấp phải những khó khăn cản trở nào. Do đó mà gây nên những hành vi hạn chế cạnh tranh từ các doanh nghiệp. Cụ thể:
– Một số doanh nghiệp thông đồng câu kết với nhau nhằm tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong hội, để từ đó mà loại bỏ các doanh nghiệp khác bằng cách ngăn cản không cho các doanh nghiệp khác tham gia hoạt động kinh doanh, hạn chế việc mở rộng hoạt động, tẩy chay không cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ, chèn ép các doanh nghiệp phải tham gia vào hiệp hội hoặc cho phá sản.
Các doanh nghiệp thoả thuận với nhau để phân chia địa bàn hoạt động, thị trường tiêu thụ hàng hoá làm cho sự lưu thông hàng hoá trên thị trường bị gián đoạn, thị trường trong nước bị chia cắt. Sự câu kết giữa các doanh nghiệp dẫn tới việc độc quyền chi phối một số mặt hàng trong một thời gian nhất định làm cho giá cả một số mặt hàng tăng cao. Ví dụ như thuốc tân dược vừa qua ở nước ta giá đắt gấp 3 lần so với mặt hàng cùng loại ở nước ngoài, làm thiệt hại cho người tiêu dùng, triệt tiêu động lực cạnh tranh.
– Hành vi lạm dụng ưu thế của doanh nghiệp để chi phối thị trường. Hành vi này xuất phát từ một số tổng công ty đọc quyền hoặc các công ty lớn có khả năng chi phối thị trường. Các công ty này dựa vào thế mạnh của mình mà sử dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh để loại trừ đối thủ cạnh tranh, thao túng thị trường. Với sức mạnh độc quyền các công ty áp đặt giá cả độc quyền, độc quyền mua thì mua với giá thấp, độc quyền bán thì bán với giá cao để thu lợi nhuận siêu ngạch, hoặc để loại trừ đối thủ cạnh tranh họ có thể hạ giá bán xuống thấp hơn so với chi phí sản xuất. Sự lạm dụng ưu thế của doanh nghiệp dẫn đến việc áp dụng các điều kiện trong sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp yếu hơn, chi phối các doanh nghiệp này. Hơn nữa việc lạm dụng này còn hạn chế khả năng lựa chọn của người tiêu dùng, khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên tham gia kinh doanh trong các lĩnh vực khác. Nó có thể dẫn đến việc áp đặt giá cả sản phẩm, loại sản phẩm…
– Sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp
Việc thành lập các tổng công ty hoặc liên doanh là việc sáp nhập các công ty thành viên lại với nhau, việc này diễn ra theo quyết định của nhà nước. Các công ty sáp nhập hay liên doanh với nhau làm tăng mức độ tích tụ hay tập trung của thị trường. Các công ty liên doanh sáp nhập hay hợp nhất với nhau đều làm cho thị trường tập trung hơn, giảm bớt đối thủ cạnh tranh tăng khả năng chi phối độc quyền thị trường của các tổng công ty hay các liên doanh, làm triệt tiêu cạnh tranh trong kinh doanh.
– Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Hiện nay nước ta chưa có khung pháp lí hoàn chỉnh cho cạnh tranh nên việc xác định, xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là khó khăn. Điều đó tạo điều kiện cho các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngày càng phát triển mạnh. Một số hành vi cạnh tranh khong lành mạnh như: Nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được tung ra thị trường. Việc hàng giả, hàng nhái bán trên thị trường sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng, làm giảm uy tín của các công ty làm ăn chân chính có sản phẩm bị làm nhái.
c. Độc quyền của một số tổng công ty.
Việc thành lập các tổng công ty 90 – 91 được coi là có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế trong phạm vi cả nước hoặc bộ ngành, địa phương. Các tổng công ty này là tập hợp các doanh nghiệp Nhà nước sản xuất cùng loại sản phẩm lại với nhau, việc làm này nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên trường quốc tế.
Thực tế, cho thấy rằng việc các tổng công ty 90, 91 ra đời đã gây cản trở cho môi trường cạnh tranh mà các tổng công ty đó hoạt động. Tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa tổng công ty và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác trong cùng một lĩnh vực.
Thể hiện qua các hoạt động sau:
Một số tổng công ty với thế mạnh về kinh tế của mình đã kiến nghị với chính phủ thực hiện chính sách bảo hộ ngăn cản nhập khẩu, chính sách bao cấp, lãi suất ưu đãi để duy trì vị thế độc quyền của mình. Nhiều tổng công ty đã thể chế hoá những ưu đãi đặc quyền của mình và đưa ra những quy định bất lợi cho các đối thủ cạnh tranh nhằm loại bỏ các đối thủ cạnh tranh.
– Với ưu thế độc quyền, nhiều công ty đã định ra những sản phẩm mà họ sản xuất tạo ra sự bất bình đẳng giữa những người kinh doanh với nhau trên thị trường. Ví dụ: cùng một loại hàng hoá dịch vụ tổng công ty áp đặt nhiều giá khác nhau đối với từng loại khách hàng.
– Cạnh tranh trong nội bộ tổng công ty bị hạn chế. Được sự bảo hộ của chính phủ, nhiều tổng công ty hoạt động trì trệ, ỷ lại gây tốn kém, lãng phí cho xã hội. Như vậy với mục đích chính là nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổng công ty đã không thực hiện được, mà việc thành lập các tổng công ty này đã ảnh hưởng không tốt, thậm chí cản trở cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay cả nước có 17 tổng công ty 91 với 450 thành viên, 71 tổng công ty 90 của bộ với 1057 thành viên và 7 tổng công ty 90 của địa phương với 116 thành viên, tổng công ty chiếm 27% số doanh nghiệp Nhà nước và 76,5% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp Nhà nước cả nước.
d. Độc quyền tự nhiên trong các ngành kết cấu hạ tầng:
Độc quyền tự nhiên tồn tại trong những ngành kết cấu hạ tầng đòi hỏi vốn đầu tư lớn mà lợi nhuận đem lại chậm và không đáng kể. Ngoài ra độc quyền tự nhiên còn tồn tại trong những ngành kinh tế quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến chiến lược phát triển kinh tế của đất nước như: Điện, nước, dầu khí, đặc biệt này chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp Nhà nước được phép hoạt động. Các doanh nghiệp này kinh doanh theo mô hình khép kín theo chiều dọc vừa thực hiện các khâu đầu vừa thực hiện các khâu cuối. Do hình thức hoạt động như vậy nên hạn chế cạnh tranh hay dường như không có đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Do vậy các tổng công ty có thể đưa ra những mức giá chung cao hơn so với mức giá thực tế của sản phẩm để thu được lợi nhuận siêu ngạch cao. Điều này làm cho người tiêu dùng mất nhiều chi phí hơn để sử dụng các hàng hoá dịch vụ trong khi chất lượng không tương xứng.
Thí dụ: giá điện ở Việt Nam là 0,07USD/kwh so với Thái Lan là 0,04 USD, phí vận hành, cảng đối với 1 vạn tấn ở cảng Sài Gòn là 40.000USD, cảng Bangkok là 20.000USD, cước viễn thông từ Hà Nội gọi đến Tokyo hết 7,92USD/3phút, từ Bangkok hết 2,48USD. Giá hàng hoá cao trong khi chất lượng phục vụ của hàng hoá thì lại còn bị hạn chế: hệ thống giao thông kém phát triển, đường xá trật hẹp hạn chế khả năng đi lại của người dân, tai nạn, ùn tắc giao thông xảy ra liên tục trên các con đường đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng ngập úng trên các con đường khi có mưa là điều không hiếm. Kho tàng, bến bãi, cảng biển ít, đường sắt kém phát triển, hệ thống cấp thoát nước thiếu, mất vệ sinh. Ở Việt Nam chỉ có 25% mạng lưới đường bộ được rải nhựa. Kết quả của độc quyền tự nhiên là năng suất lao động thấp, giá cả tăng cao một cách bất hợp lý, buộc toàn bộ nền kinh tế phải chịu mức giá đầu vào cao, làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp kinh doạnh khác trong nền kinh tế quốc dân.
ở việt nam có nên chống tiêu cực
tinh trạng độc quyền ở việt nam theo pháp luật cạnh tranh
tồn tại cạnh tranh với các cty lớn
độc quyền ở việt nam
,
Những Điểm Nổi Bật Trong Chính Sách Cạnh Tranh, Chống Độc Quyền Của Liên Minh Châu Âu Và Một Số Gợi Mở Cho Việt Nam
(Pháp lý) – Ngay từ khi thành lập, chính sách cạnh tranh được coi như một công cụ quan trọng để thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế giữa các nước trong Cộng đồng Châu Âu. Trong đó, chống độc quyền và các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, kiểm soát sáp nhập doanh nghiệp, kiểm soát trợ cấp nhà nước… là những điểm nổi bật trong chích sách cạnh tranh của Liên minh Châu Âu. Việc tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật về cạnh tranh và chống độc quyền của EU là rất cần thiết để có thể rút ra bài học kinh nghiệm đáng quý trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật cạnh tranh và chống độc quyền ở Việt Nam.
Luật cạnh tranh và chống độc quyền của Liên minh Châu Âu
Ngay từ khi thành lập Liên minh Châu Âu (EU), chính sách cạnh tranh được coi như một công cụ quan trọng để thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế giữa các nước trong khối.
Theo đó, Luật Cạnh tranh thúc đẩy việc duy trì cạnh tranh trong Liên minh châu Âu thông qua các quy định hành vi hạn chế cạnh tranh của các công ty để bảo đảm rằng họ không tạo ra các tập đoàn thoả thuận hạn chế cạnh tranh và công ty độc quyền mà sẽ gây thiệt hại đến lợi ích của xã hội. Được ghi nhận lần đầu tiên trong Hiệp ước Rome, các quy định về cạnh tranh tiếp tục được quy định và phát triển trong các hiệp ước sau cũng như trong hệ thống pháp luật châu Âu.
Luật Cạnh tranh của EU yêu cầu chính phủ các quốc gia thành viên không được đặt ra hoặc duy trì các biện pháp nhằm hạn chế một trong ba nguyên tắc tự do cơ bản của liên minh: tự do lưu thông hàng hóa, tự do di chuyển và tự do cung cấp dịch vụ.
Ngoài ra, chính sách cạnh tranh của EU còn kiểm soát chặt chẽ các khoản trợ cấp của nhà nước dành cho các xí nghiệp của mình, để ngăn chặn xu hướng chính phủ các nước thông qua các khoản trợ cấp hay những đặc quyền nào đó bù đắp cho các công ty độc quyền.
Chính sách cạnh tranh được coi như một công cụ quan trọng để thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế giữa các nước trong Cộng đồng Châu Âu
Do đó, chính sách cạnh tranh của EU không chỉ tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp và còn điều chỉnh một số hoạt động của các nước thành viên, thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại.
Nội dung chính sách cạnh tranh thể hiện trên nhiều lĩnh vực, như: chính sách chống độc quyền và các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; chính sách kiểm soát sáp nhập doanh nghiệp; chính sách kiểm soát hỗ trợ nhà nước; chính sách thúc đẩy tự do hóa.
Theo các chính sách này, các quy tắc được áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động ở thị trường thống nhất mà không quan tâm đến hình thức sở hữu của chúng.
Các quốc gia thành viên có cơ quan thực thi Luật Cạnh tranh của từng nước, còn Ủy ban châu Âu chịu trách nhiệm điều tra các vi phạm chính sách. Ủy ban Châu Âu có quyền lực đặc biệt bao gồm ấn định mức tiền phạt, buộc thay đổi các thỏa thuận sáp nhập và ngăn chặn hoạt động trợ cấp của nhà nước. Tuy nhiên, các quyết định này có thể bị kháng cáo ở Tòa án châu Âu.
Những điểm nổi bật trong chính sách cạnh tranh của Liên minh Châu Âu
Trong các chính sách của Luật cạnh tranh Liên minh Châu Âu, chống độc quyền được coi là nội dung quan trọng nhất trong việc bảo đảm tự do hoạt động và cạnh tranh công bằng của các doanh nghiệp trong một thị phần thống nhất.
Theo đó, Điều 81 Hiệp đinh Rome quy định, nghiêm cấm mọi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp, mọi quyết định liên kết doanh nghiệp và mọi dạng thỏa thuận có khả năng ảnh hưởng đến thương mại giữa các nước thành viên và có mục đích hoặc hậu quả ngăn cản, hạn chế và làm sai lệch quy luật cạnh tranh trên thị trường chung.
Quy định này áp dụng đối với các thỏa thuận theo chiều ngang giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành và các thỏa thuận theo chiều dọc giữa các doanh nghiệp thuộc cùng một chuỗi sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
Chống độc quyền được coi là nội dung quan trọng nhất trong các chính sách của Luật cạnh tranh Liên minh Châu Âu ( Trong ảnh : Google đang bị Chính phủ Mỹ cáo buộc đã vận hành đế chế độc quyền trong thị trường tìm kiếm trên Internet, gây hại cho cả người tiêu dùng lẫn các đối thủ cạnh tranh)
Bên cạnh đó, Điều 82 Luật Cạnh tranh Liên minh châu Âu quy định việc ngăn cấm lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và đưa ra một danh sách hành vi có thể được xem xét là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường: áp đặt giá mua, giá bán hoặc các điều kiện buôn bán không công bằng, hạn chế sản xuất, thị trường hoặc phát triển kỹ thuật gây tổn hại tới người tiêu dùng, phân biệt mà đẩy đối tác thương mại vào thế bất lợi, áp đặt các điều kiện hợp đồng không phù hợp, dẫn đến bất lợi đối với các đối tác khác trên thị trường có thể được xem như là lạm dụng.
Điều 82 của Hiệp định Rome quy định hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh là hành vi bị coi là đi ngược với thị trường chung và bị cấm, trong chừng mực mà thương mại giữa các nước thành viên có khả năng bị ảnh hưởng, hành vi của một hoặc nhiều doanh nghiệp khai thác một cách lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường chung hoặc trên một phần của thị trường chung.
Mặc dù, chính sách cạnh tranh của EU không ngăn cản vị trí thống lĩnh của các doanh nghiệp. Song, nó lại thể hiện rất rõ quan điểm ngăn cản việc lạm dụng vị trí thống lĩnh như các hành vi bán dưới giá thành làm suy yếu đối thủ, hoặc các thỏa thuận cung cấp và phân phối độc quyền để loại bỏ đối thủ cạnh tranh…
Vấn đề sáp nhập doanh nghiệp có thể đưa đến sự ra đời một doanh nghiệp mới có vị trí thống lĩnh. Điều này có thể sẽ làm sai lệch thị trường và không bảo đảm cạnh tranh. Chính vì vậy, hành vi sáp nhập hay hợp nhất doanh nghiệp cũng là đối tượng quan tâm đặc biệt trong chính sách cạnh tranh của EU.
Ngay từ những năm 1990, chính sách cạnh tranh EU đã có bổ sung đối với vấn đề sáp nhập. Theo đó, các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp có tổng doanh thu trên 5 tỷ euro chỉ được sáp nhập khi có sự phê chuẩn đồng ý của Ủy ban.
Trợ cấp của nhà nước có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như miễn hoặc giảm thuế đối với doanh nghiệp. Các quốc gia thành viên có thể trợ cấp cho các doanh nghiệp trong nước nhằm giúp họ đối mặt với cạnh tranh có thể đến từ các quốc gia còn lại.
Điều này sẽ tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh trong Liên minh và sẽ làm sai lệch cạnh tranh. Điều đặc biệt cần quan tâm là các công ty thuộc sở hữu nhà nước được trợ cấp để cạnh tranh với các đối thủ thuộc khu vực tư nhân. Trong các trường hợp này, Ủy ban có quyền ngăn cản hoặc buộc phải thu hồi các khoản trợ cấp.
Cơ quan chịu trách nhiệm chính thi hành chính sách cạnh tranh của EU là Ủy ban châu Âu. Các quốc gia thành viên trao cho Ủy ban vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển một thị trường thống nhất và đấu tranh cho tự do hóa thương mại.
Trong việc thực thi chính sách cạnh tranh, Ủy ban đã thể hiện rất rõ vai trò này thông qua việc ngăn cản hoặc phê chuẩn việc sáp nhập doanh nghiệp hoặc các hoạt động điều tra trợ cấp nhà nước ở các quốc gia thành viên.
Luật cạnh tranh và chống độc quyền của Việt Nam
Tại Việt Nam, Luật Cạnh tranh lần đầu tiên được Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/ 2005. Đây được coi là văn bản pháp luật quan trọng, điều chỉnh mối quan hệ cạnh tranh giữa các chủ thể hoạt động kinh doanh trên thị trường.
Theo đó, Luật luật cạnh tranh 2004 là hành lang pháp lý quan trọng giúp tạo lập và duy trì môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh, từ đó tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước, phân bổ hiệu quả các nguồn lực xã hội và đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng.
Mặc dù đạt được một số thành tựu nhất định nhưng kết quả hơn 14 năm thi hành Luật Cạnh tranh 2004 không được như kỳ vọng. Số lượng vụ việc được điều tra và xử lý chưa nhiều, chưa phản ánh đúng thực tế cạnh tranh trên thị trường. Một trong số các nguyên nhân chủ yếu là do một số quy định của Luật Cạnh tranh 2004 đã dần bộc lộ những hạn chế và bất cập, gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi.
Thành lập Ủy ban Cạnh tranh quốc gia là điểm đặc biệt nhất trong Luật Cạnh tranh 2023
Nhằm khắc phục những hạn chế và bất cập này, ngày 12/06/2023, Quốc hội đã thông qua Luật Cạnh tranh (sửa đổi, bổ sung) năm 2023 (Luật Cạnh tranh 2023), có hiệu lực thi hành từ 01/07/2023 với nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung so với Luật Cạnh tranh 2004.
Theo đó, Luật cạnh tranh 2023 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng bất cứ một hành vi, một thỏa thuận hay một giao dịch mua bán sáp nhập (M&A) nào xảy ra ở bất cứ nơi đâu, kể cả trong lãnh thổ VN hay ngoài lãnh thổ VN nhưng có khả năng tác động gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể tới thị trường VN thì đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh 2023.
Ngoài ra, luật đã sửa đổi, bổ sung và làm rõ những hành vi bị cấm đối với cơ quan nhà nước lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh. Đây là điểm mới nhằm nâng cao hiệu quả thực thi của Luật Cạnh tranh một cách toàn diện với tất cả chủ thể, của tổ chức, cá nhân mà thực hiện hành vi được coi là có tác động bất lợi đến cạnh tranh trên thị trường.
Điểm đặc biệt nhất có lẽ chính là luật quy định thành lập Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, trên cơ sở tổ chức lại các cơ quan quản lý cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh 2004, bao gồm cơ quan quản lý cạnh tranh (hiện là Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng) và Hội đồng Cạnh tranh…
Một số gợi mở cho việc hoàn thiện pháp luật cạnh tranh của Việt Nam
Có thể thấy, pháp luật về cạnh tranh và chống độc quyền của Việt Nam theo thời gian đã dần được hoàn thiện. Song so với nhiều nước trên thế giới đặc biệt là Cộng đồng Châu Âu, pháp luật cạnh tranh và chống độc quyền của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Trong đó đặc biệt vấn đề chống độc quyền, mô hình tổ chức, hoạt động, thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh…
Do đó trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh với xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và đặc biệt là sự phát triển của công nghệ số, các hình thức kinh doanh nói chung và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói riêng ngày càng phức tạp, đa dạng và khó đoán định.
Xây dựng cơ chế đảm bảo trong hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia chỉ tuân theo pháp luật và hạn chế sự tác động của các cơ quan nhà nước vào quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh cũng là một nội dung rất đáng quan tâm. Để đảm bảo tính độc lập trong hoạt động điều tra các vụ việc cạnh tranh, chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm lập pháp của một số quốc gia trên thế giới trong đó có EU trong vấn đề chống độc quyền, mô hình tổ chức hoạt động, cũng như thẩm quyền của Uỷ ban cạnh tranh quốc gia…
Văn Chiến – Nam Kiên
Chống Độc Quyền Trong Nền Kinh Tế
Hỏi: Thưa ông, báo Vietnamnet đang triển khai một chuỗi bài về vấn đề chống độc quyền. Chúng tôi muốn có cuộc trao đổi với ông xung quanh vấn đề này. Trong thông điệp đầu năm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có nói về quyết tâm chống độc quyền của Việt Nam. Nhìn vào nền kinh tế Việt Nam hiện nay ông thấy quyết tâm đấy đã được thực hiện đến đâu?
Trả lời: Về mặt lý thuyết, hiện tượng độc quyền ở Việt Nam là hiện tượng phức hợp vì nó là một hiện tượng có nguồn gốc chính trị, có dấu hiệu kinh tế và cả dấu hiệu hình sự. Để chống độc quyền ở Việt Nam, Chính phủ phải giải quyết một số bài toán chứ không phải chỉ có một bài toán.
Hỏi: Ông có thể nói rõ tại sao lại có dấu hiệu hình sự?
Trả lời: Độc quyền trong điều kiện của thế giới hiện đại có dấu hiệu hình sự, bởi vì phải sử dụng nhiều biện pháp phi chính thống, phi luật pháp mới có thể cấu tạo ra trạng thái độc quyền trong điều kiện cả thế giới chống độc quyền. Ví dụ, tập đoàn Microsoft đã bị kiện nhiều lần về tình trạng độc quyền do các sản phẩm của họ chiếm một tỷ trọng thị trường quá lớn. Độc quyền là một hiện tượng bị ngăn chặn toàn cầu. Ngăn chặn độc quyền là bảo vệ bản chất tự do của nền kinh tế.
Chúng ta đang kêu gọi, vận động thế giới thừa nhận chúng ta là nền kinh tế thị trường, chúng ta phải nhớ rằng cái cốt yếu nhất của kinh tế thị trường là chống độc quyền. Chống độc quyền là để duy trì động lực của nền kinh tế thị trường, tức là đảm bảo để thị trường có thể dịch chuyển một cách tự do. Nói cách khác, nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế tự do mà độc quyền là phi tự do, cho nên nếu vẫn tồn tại hiện tượng độc quyền trong một nền kinh tế thì nền kinh tế ấy không thể trở thành nền kinh tế thị trường.
Hỏi: Theo ông, liệu có phải do vấn đề lịch sử không?
Trả lời: Tôi cho rằng không phải do vấn đề lịch sử. Mọi cái đều có giá trị lịch sử, nhưng lịch sử không giữ địa vị ghê gớm trong trạng thái phức hợp của hiện tượng độc quyền. Độc quyền không phải là một hiện tượng kinh tế đơn giản. Nó là hệ quả của một hiện tượng xã hội và chính trị, thậm chí cả văn hóa nữa.
Hỏi: Ông có thể nói rõ hơn, vì sao ở Việt Nam độc quyền lại hợp pháp, lại chính thống và được Nhà nước bảo hộ trong một thời gian dài?
Trả lời: Tôi cho rằng nói như thế là oan cho Nhà nước. Nhà nước chúng ta buộc phải bảo hộ. Nhà nước chúng ta không có lịch sử để xây dựng một nền kinh tế thị trường. Hay nói cách khác, Việt Nam không có nền kinh tế thị trường, kể cả đến thời điểm hiện nay. Chúng ta phải xin mới được thừa nhận là nền kinh tế thị trường, mà trên thực tế cũng chưa ai chịu, chỉ có những nước không có kinh tế thị trường công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Hỏi: Nhưng các nước như Đức, Hàn Quốc, Singapore họ đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đấy thôi?
Trả lời: Nếu nói như thế là chúng ta không hiểu vấn đề. Sự công nhận một nền kinh tế là kinh tế thị trường của các nhà chính trị khác với sự xác nhận được thể hiện trong các Hiệp định song phương, đa phương. Tôi có thể công nhận kinh tế của anh là kinh tế thị trường, nhưng khi ký với anh thì tôi vẩn phải cẩn thận. Thế giới rất lịch sự, họ biết cách công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường để động viên Việt Nam, nhưng họ cũng biết cách ngăn chặn sự lợi dụng của Việt Nam đối với các tiêu chuẩn của thị trường. Nếu chúng ta sử dụng các ngôn ngữ ngoại giao để nói về tiêu chuẩn thị trường của nền kinh tế thì chúng ta sẽ không bao giờ mô tả được nền kinh tế thị trường thực sự.
Chúng ta nói về kinh tế thị trường là chỉ nói thuần túy về kinh tế, nhưng như thế chưa đủ. Ví dụ, cho đến bây giờ chúng ta vẫn đang vận động Mỹ bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ năm 1995 và trước đó bỏ cấm vận đối Việt Nam từ năm 1993, nhưng bỏ cấm vận là một khái niệm phức hợp và nó có những cấp độ bỏ cấm vận khác nhau. Thị trường cũng vậy, họ công nhận Việt Nam là kinh tế thị trường trong lĩnh vực buôn bán nông sản, nhưng trong lĩnh vực buôn bán vũ khí thì chưa chắc. Vì nhu cầu tuyên truyền cho nên đôi khi chúng ta gói các sự kiện vào một gói cho dễ nhìn, nhưng trên thực tế không phải như vậy. Vũ khí sát thương là một thị trường. Vẫn còn cấm vận vũ khí sát thương có nghĩa là Việt Nam chưa phải là một nền kinh tế thị trường trong thị trường ấy.
Hỏi: Nếu trong trường hợp Việt Nam không độc quyền thì các nhóm lợi ích – những người muốn bảo vệ sự độc quyền – sẽ làm thế nào?
Độc quyền còn tồn tại trong nền kinh tế của chúng ta là vì thế, tức là nó cần cho các công việc khá chính đáng nếu xét theo lợi ích chung xã hội. Đấy không phải là những lợi ích thông minh, không phải là cách thức thông minh, nhưng không thể nói là không chính đáng được. Củ khoai không phải là một thực phẩm thông minh, nhưng nó rất cần cho người đói. Chúng ta không làm thơ về củ khoai trong thời đại này được, nhưng chúng ta vẫn phải cất giấu nó để đề phòng. Độc quyền ở ta có động cơ chính đáng như thế.
Còn nhóm lợi ích cũng là một phức hợp, nó có hai tầng, thứ nhất là các nhóm lợi ích chính thống. Ví dụ, các tỉnh khác nhau là những nhóm lợi ích chính thống khác nhau. Hải Phòng và Quảng Ninh là hai nhóm lợi ích, nếu Quảng Ninh khai thác cảng tốt thì Hải Phòng không còn lợi thế về cảng nữa. Chúng ta xây sân bay Cát Bi là tốt, nhưng nếu chúng ta đầu tư vào làm sân bay Vân Đồn thì liệu sân bay Cát Bi có vấn đề không? Đấy là những nhóm lợi ích mà tôi gọi là nhóm lợi ích tương đối chính thống. Còn bên dưới sự chính thống ấy là các nhóm lợi ích khác, các nhóm đầu tư cho các dự án công khai. Cuộc đấu tranh giữa các nhóm lợi ích cần sự bảo trợ chính trị cho nó. Lực lượng để bảo trợ chính trị cho các nhóm lợi ích không nằm trong mặt bằng công khai của các nhóm, mà nó nằm ở mặt bằng dưới. Cái đó chính là tiền đề cho đa nguyên chính trị.
Hỏi: Ông nói độc quyền sẽ bảo vệ lợi ích của nhà nước ở một mặt nào đấy, nhưng nhìn vào tình trạng độc quyền của chúng ta hiện nay thì không phải thế?
Trả lời: Tôi không bao giờ nói độc quyền bảo vệ lợi ích nhà nước. Độc quyền bảo vệ nhiều cấp độ lợi ích, trong đó có lợi ích nhà nước.
Hỏi: Nhưng rất nhiều người nhìn thấy rõ ràng sự độc quyền trong nền kinh tế hiện nay đang mang lại những hậu quả phản tác dụng, đi ngược lại những mong muốn ban đầu của nhà nước?
Giới trí thức cấp tiến đôi khi có những đòi hỏi bức xúc. Tôi không nghĩ điều đó là xấu, bởi vì giục giã người ta phải chạy thì không có gì xấu. Tuy nhiên, chỉ giục người ta chạy khi ở trên đường bằng, còn lúc người ta ở bên mép vực thì phải để ý, nếu giục quá mà người ta sa chân xuống thì người ta cũng lôi cổ cả mình xuống luôn.
Hỏi: Các nhà cấp tiến thì yêu cầu chúng ta phải giải quyết nhanh bài toán độc quyền, còn ông thì nói bài toán độc quyền này không thể giải quyết vội vàng. Vậy theo ông hình dung thì việc giải quyết vấn đề độc quyền phải có những lộ trình thế nào?
Trả lời: Phải cải cách một cách toàn diện xã hội Việt Nam, từ chính trị, văn hóa đến kinh tế. Phải nói rằng so với những năm 1980 xã hội Việt Nam hiện nay tốt hơn nhiều, đó là kết quả của một cuộc cải cách rất tích cực. Nói không thấy gì là không đúng, là phủ nhận một số thành quả. Tôi là một trong những ví dụ được hưởng lợi thật sự từ chính sách đổi mới và mở cửa.
Hỏi: Đó là một cuộc phá rào trong kinh tế của chúng ta ở giai đoạn ấy?
Trả lời: Không phải phá rào. Đó là một cuộc cải cách chính trị thật sự. Phá rào là một cách dùng chữ sai mà một số người gán cho thời kỳ ấy. Phải nói rằng đó là một quá trình thể nghiệm chính trị rộng lớn trong lĩnh vực kinh tế để tìm ra một quyết định có quy mô toàn diện đối với cải cách kinh tế. Những người cộng sản Việt Nam đã tìm ra được một đáp án rất hay là không thể cải cách kinh tế nếu không đồng thời cải cách chính trị, và họ gọi cuộc cải cách chính trị của họ là đổi mới tư duy. Họ gọi một cách khiêm tốn và kín đáo để tránh khiêu khích người láng giềng chưa kịp làm điều ấy.
Về mặt chính trị, phải nói rằng Trung Quốc đang lạc hậu so với chúng ta. Trung Quốc không có những trạng thái tự do ngôn luận như ở Việt Nam đang có. Ở Trung Quốc không có nhiều ngân hàng tư nhân như Việt Nam. Việt Nam là kết quả của những thể nghiệm kinh nghiệm không chỉ của người Trung Quốc mà của cả người Nga. Việt Nam là sự trộn lẫn ba thứ, phương Tây, Trung Quốc và Nga. Nga là khía cạnh những kinh nghiệm xây dựng khu vực bất hợp pháp của một nền kinh tế, mà đấy là một giải pháp. Tôi có tiếp xúc với tổng thống Hungary ở những khóa đầu của thời kỳ mở cửa, ông ấy nói rằng đôi khi chúng tôi mắt phải nhắm hờ, phải tảng lờ một số khu vực để nó phát triển, bởi vì nếu không tảng lờ chính trị đối với nó thì nó không phát triển được. Người Hungary vào giai đoạn đầu tiên của chính sách cải cách đã dùng giải pháp tảng lờ như thế. Ông ấy còn định lượng là khu vực được tảng lờ để cho nó phát triển chiếm 36% tỷ trọng của nền kinh tế. Còn Trung Quốc là sự kết hợp một cách cưỡng bức giữa xây dựng một nền kinh tế với giữ gìn sự độc quyền lãnh đạo của đảng với một ý chí mạnh mẽ. Kinh nghiệm giữ gìn vai trò của đảng chủ yếu được xây dựng từ Trung Quốc. Chắc chắn trong hàng chục năm tới, nếu đảng cộng sản Trung Quốc vẫn còn tồn tại thì chúng ta vẫn phải học cách của họ. Bởi vì Trung Quốc sợ nhất Đảng cộng sản Việt Nam sụp đổ. Đảng cộng sản Việt Nam sụp đổ là một tấm gương của sự sụp đổ ngay bên nách Trung Quốc. Nếu để điều đó xảy ra có nghĩa là Trung Quốc chứng minh rằng mình không có năng lực điều khiển chính trị đối với các quốc gia ở ngay sát nách, tức là nó thể hiện tính không có sức mạnh chính trị của nền chính trị Trung Quốc, cho nên Trung Quốc buộc phải kiểm soát được sự ổn định chính trị ở Việt Nam. Có lẽ họ cũng sẽ hỗ trợ Việt Nam để kiểm soát chuyện ấy. Họ có nhu cầu để kiểm soát cho họ, và họ có nhu cầu hỗ trợ cho mình kiểm soát. Cho nên việc hợp tác giữa những người cộng sản Trung Quốc và Việt Nam là một tất yếu.
Hỏi: Bao nhiêu năm nay chúng ta vẫn loay hoay với việc xóa bỏ độc quyền, đồng ý rằng nó sẽ cần có thời gian, nhưng đến 2023 chúng ta sẽ phải thực hiện đúng cam kết với WTO?
Trả lời: Trên thế giới này WTO không đủ uy lực để bắt tất cả mọi đối tượng tham gia thực hiện các cam kết. Cam kết của WTO giống như việc một người vợ chưa cưới giữ lời hứa chung thủy. Tất nhiên người ta không phản bội nhau, nhưng người ta có thể trì hoãn các lời hứa. Năm 2023 không phải là lúc chúng ta trả bài WTO về vấn đề cam kết độc quyền. Biết đâu đến 2023 WTO lại giải thích hiện tượng độc quyền theo một định nghĩa khác.
Khuynh hướng bảo hộ mậu dich bắt đầu quay trở lại nhiều nơi trên thế giới. Bảo hộ mậu dịch chính là biểu hiện lỏng hơn, biểu hiện nhẹ nhàng hơn hay là biểu hiện thị trường hơn của khái niệm độc quyền. Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ bế tắc trong chuyện thực hiện các cam kết ở thời điểm 2023. Vấn đề là người Việt Nam có xây dựng nổi nền kinh tế thị trường không. Bởi vì muốn xây dựng nền kinh tế thị trường thì phải có một lộ trình xóa bỏ độc quyền. Cho nên thủ tướng có đưa ra chính sách tái cơ cấu nền kinh tế, đặt trong đó trọng tâm là tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước. Trọng tâm của tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là cổ phần hóa, tức là tư nhân hóa ở một mức độ phù hợp với các định nghĩa của Việt Nam. Việc này vất vả, không dễ thực hiện và cũng khó thành công rực rỡ như mong muốn, nhưng chắc chắn nó cũng sẽ nhúc nhích để chứng tỏ là nó còn thở và chưa chết. Một nền kinh tế chỉ cần thở và chưa chết đã là một cái khó trong điều kiện hiện nay.
Hỏi: Nhiều người nói rằng vấn đề độc quyền sẽ làm trì trệ nền kinh tế?
Trả lời: Độc quyền tức là tiêu diệt động lực của nền kinh tế thị trường, tức là không cạnh tranh hay là cạnh tranh hạn chế làm tốc độ phát triển chậm lại. Chống độc quyền tức là nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, do đó làm cho nền kinh tế phát triển thuận lợi hơn.
Hỏi: Có một ví dụ rất cụ thể của Việt Nam trong vấn đề chống độc quyền, là vấn đề hạ tầng viễn thông. Khi mới chỉ có Vinaphone và Mobiphone thì người dân phải sử dụng với giá đắt, nhưng khi có thêm mạng Vietel thì có một cuộc cách mạng về viễn thông?
Trả lời: Đấy không phải là cách mạng. Có một bà gánh một gánh cá mới đến chợ bán thì cá ở chợ sẽ rẻ đi đôi chút. Sự xuất hiện của Vietel giống như sự xuất hiện của một bà bán cá mới và hiện tượng giảm giá là phản ứng rất bản năng của cái gọi là nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên nó chỉ là trạng thái ban đầu. Vietel, Vinaphone và Mobiphone đều là sở hữu nhà nước, khi Đảng thấy rằng cả ba mạng này không được cạnh tranh với nhau để gây thất thoát, để thu lợi thì sẽ có sự hợp tác. Ở nước chúng ta đã có sự ký kết hợp tác giữa tòa án, chính phủ và viện kiểm soát với nhau bất chấp nguyên lý tam quyền phân lập, một nguyên lý cổ điển của nền chính trị nhân loại. Chúng ta đã từng có sự hợp tác như vậy thì sự hợp tác giữa ba mạng điện thoại di động cũng có thể có. Bây giờ người ta đã thừa nhận hôn nhân đồng tính thì sự hợp tác giữa ba mạng viễn thông của nhà nước hoàn toàn có thể xảy ra. Hợp tác giữa ba mạng viễn thông nhà nước với nhau là hiện tượng đồng tính trong kinh tế.
Hỏi: Để tránh những hiện tượng đồng tính ấy thì chúng ta phải làm gì?
Trả lời: Chúng ta phải có luật chống độc quyền. Luật chống độc quyền tức là chống các liên minh kinh tế tạo ra hiện tượng độc quyền trên thị trường. Luật ấy chính là bộ máy động lực để duy trì tính tự do của một nền kinh tế thị trường.
Hỏi: Tại sao việc ấy chúng ta không làm được?
Trả lời: Không làm được vì làm là tự tiêu diệt mình. Nhà nước chúng ta vừa là cầu thủ lại vừa là trọng tài, chúng ta không thể nào đưa ra luật qui định rằng nếu có một cái còi trên miệng thì không được đá bóng. Thủ tướng vừa là tổng tư lệnh của một nền kinh tế, vừa là tư lệnh của một khu vực kinh tế. Thủ tướng chịu nhiều sức ép. Một mặt là sức ép quốc tế trong việc xây dựng một môi trường tốt để có thể chống độc quyền, tức là xây dựng nền kinh tế thị trường. Nhưng mặt khác, các cơ quan kinh tế trung ương lại gây sức ép với Thủ tướng là phải làm thế nào để chúng tôi tồn tại. Điều hành một nền kinh tế nhà nước rất tốn kém. Để bành trướng khu vực kinh tế ấy phải tiêu tốn phần lớn năng lượng của toàn bộ nền kinh tế. Cho nên, Chính phủ giống như một người bị giằng xé giữa một biển mênh mông những người đàn bà đẹp với bà vợ thân yêu của mình là nền kinh tế quốc doanh. Đấy là cái kẹt của Chính phủ và Thủ tướng. Thủ tướng không chống độc quyền được. Chống độc quyền thì khu vực quan trọng mà thủ tướng làm tư lệnh sẽ gặp khó. Nhưng nếu không chống độc quyền thì các khu vực khác và các nền kinh tế thế giới sẽ phản đối thủ tướng vì thủ tướng không tạo cho nó các quyền tự do.
Hỏi: Vậy cuối cùng chúng ta có muốn chống độc quyền không?
Trả lời: Chúng ta chống, nhưng chúng ta kéo dài sự chống ấy cho đến khi nào nó gặp các điểm thuận lợi. Đó chính là nghệ thuật cải cách chính trị, kinh tế và văn hóa ở những nước như Việt Nam.
Hỏi: Như ông nói thì chính sách của nhà nước ta với việc xử lý bài toán độc quyền là đúng đắn?
Trả lời: Không đúng đắn mà thực tế. Thực tế và đúng đắn là hai khái niệm khác nhau. Nó thực tế và tất yếu, không phải là phù hợp. Phù hợp tức là sắp đặt được. Ở đây chúng ta không sắp đặt được. Chính phủ không sắp đặt được, Thủ tướng muốn cũng không làm được, đành phải kéo lê tình trạng này, không có cách gì khác.
Phân tích của tôi còn chưa đặt Việt Nam vào trong toàn bộ những sự phức tạp của nền kinh tế thế giới. Ví dụ người Mỹ cần Việt Nam cho nên rủ rê Việt Nam vào TPP. Đòi hỏi của TPP trong những giai đoạn như hiện nay sẽ khác với những đòi hỏi công bằng hay khách quan vào những lúc khác. Việt Nam tranh thủ vào lúc này trong khi vẫn còn những vấn đề về nhân quyền, về độc quyền, đấy là thực tế quốc tế, thực tế địa chính trị. Cho nên cải cách là phải dọ dẫm những áp lực được áp đặt lên trên một xã hội.
Hỏi: Khi nhà nước có quyết định về độc quyền thị trường vàng, có một doanh nhân đã nói rằng sự độc quyền sẽ tạo ra môi trường cho những quả trứng mafia nở. Những quả trứng này sẽ điều khiển nền kinh tế và đưa cả nền chính trị theo chiều hướng bất lợi mà chúng ta không kiểm soát được. Ông nghĩ thế nào về ý kiến đấy?
Trả lời: Ý kiến ấy không sai những cũng không đúng. Có rất nhiều nền kinh tế không độc quyền, rất thị trường, nhưng những quả trứng mafia vẫn chất từng rổ. Ví dụ, Yakuza ở Nhật, Ngũ đại gia đình ở New York, v.v. và rất nhiều thứ tương tự ở Nga. Mafia là những virus Ebola tồn tại trong tất cả các thực thể kinh tế trên thế giới này, kể cả nền kinh tế độc quyền và không độc quyền. Khi virus ấy phát tác, nó sẽ điều khiển nền kinh tế. Lúc nào những lực lượng mafia cũng điều khiển một nền kinh tế, và chúng ta gọi nó là nhóm lợi ích. Mọi chính phủ phải đủ thông thái để chống lại sự điều khiển của các tập đoàn mafia. Chúng ta không thể tiêu diệt các tập đoàn mafia để môi trường sạch sẽ hoàn toàn để Chính phủ có thể điều hành một nền kinh tế đầy hoa thơm cỏ lạ. Chính phủ buộc phải đối đầu với mafia.
Chúng ta phải có lý thuyết, nếu chúng ta nhầm lẫn giữa quản lý kinh tế với quản lý xã hội thì chúng ta không quản lý được. Nếu chúng ta muốn quản lý mafia thật sự thì không quản được. Mafia là một thuộc tính của xã hội, nó có ở mọi nền kinh tế. Nó có trước hết ở kinh tế, sau đó len lỏi vào chính trị. Khi nó len lỏi vào chính trị thì nó trở thành yếu tố thao túng chính sách. Tất nhiên thao túng chính sách cũng nhằm mục tiêu kinh tế. Mafia ít có những tham vọng ngoài kinh tế, nhưng nó thực hiện bằng mọi cách để thao túng kinh tế, kể cả gây chiến tranh giữa các quốc gia. Nhiều cuộc chiến tranh ở trên thế giới này là kết quả của hoạt động mafia. Mafia là một yếu tố có thực trong cuộc sống, tùy mức độ khác nhau mà nó chi phối, điều khiển và thao túng các cấp độ khác nhau của một nền chính trị. Hiện nay mafia đang tác động đến nền chính trị của chúng ta qua khái niệm mà Đảng ta gọi một cách thân thiện là nhóm lợi ích.
Định nghĩa không đúng và mô tả không đúng sẽ hướng dẫn một chuỗi hành động không đúng. Mafia không phải là địch để săn đuổi, mafia là các yếu tố tiềm ẩn. Lúc đầu nó là những con sán nằm yên lặng trong các thớ, các mô khác nhau của cơ thể. Nó có năng lực to lên để giải quyết các vấn đề và sau đó lại thu gọn lại. Nó tồn tại vĩnh viễn. Rất nhiều những tên tuổi, những dự án được mô tả một cách đẹp đẽ là những dự án mafia. Nhiều mafia mang lại cho ngân sách là những nguồn thu khổng lồ đã được biểu dương, thậm chí được phong anh hùng.
Hỏi:Nghĩa là phải nhìn nhận mafia một cách đúng đắn và tích cực hơn?
Trả lời: Phải nhìn nhận thực tế hơn mới có thể nghĩ ra được biện pháp chung sống. Tiêu diệt không phải dễ. Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc cũng định tiêu diệt, nhưng so những cái mà người Trung Quốc có với những gì Tập Cận Bình tiêu diệt được giống như người chữa vảy nến, chữa được những vết trên mặt chứ không chữa được gốc của bệnh. Trung Quốc cũng là một nền kinh tế mà mafia thao túng. Đảng cộng sản Trung Quốc buộc phải thực hiện những chiến dịch khổng lồ để khắc phục, hạn chế. Có lẽ đến bây giờ chủ tịch Tập Cận Bình và Đảng cộng sản Trung Quốc cũng phát hiện ra rằng việc cạo rửa tham nhũng và mafia khó hơn nhiều so với việc chi phối hệ thống điều khiển nó. Hay nói cách khác, người ta chỉ có thể tiêu diệt mafia trên cơ sở các công cụ có được từ việc xây dựng nền kinh tế thị trường. Chống độc quyền chính là một trong những công cụ như vậy.
Pháp Luật Cạnh Tranh Và Chính Sách Cạnh Tranh Là Gì?
Pháp luật cạnh tranh và chính sách cạnh tranh là các quy định và các biện pháp mà Nhà nước đặt ra để kích thích cạnh tranh trên thị trường.
1.1.Khái niệm– Áp dụng pháp luật về cạnh tranh
+ Luật cạnh tranh 2023 điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh tranh. Việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và thông báo tập trung kinh tế phải áp dụng quy định của Luật cạnh tranh 2023.
+ Trường hợp luật khác có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hình thức tập trung kinh tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác với quy định của Luật cạnh tranh 2023 thì áp dụng quy định của luật đó.
2.1.Khái niệmChính sách cạnh tranh bao gồm tất cả các biện pháp của Nhà nước nhằm duy trì cạnh tranh, một mặt chủ động tạo ra các tiền đề cho cạnh tranh, mở cửa thị trường, loại bỏ cá cản trở xâm nhập thị trường, mặt khác thực thi các biện pháp chống lại các chiến lược hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp.
– Tạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng, minh bạch.
– Thúc đẩy cạnh tranh, bảo đảm quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
– Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
– Tạo điều kiện để xã hội, người tiêu dùng tham gia quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật về cạnh tranh.
– Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường sau đây:
+ Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
+ Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp;
+ Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, tổ chức xã hội – nghề nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh.
– Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.
Xử Lý Vụ Việc Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Theo Luật Cạnh Tranh 2023
Những hành vi nào bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh được pháp luật như nào?
– Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
– Vụ việc cạnh tranh là vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh bị điều tra, xử lý theo quy định của Luật này, bao gồm vụ việc hạn chế cạnh tranh, vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế và vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm– Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:
+ Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
+ Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
– Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
– Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
– Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở; làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
– Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
+ So sánh hàng hóa; dịch vụ của mình với hàng hóa; dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
– Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại– Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khi tiến hành tố tụng cạnh tranh có nhiệm vụ; quyền hạn Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh; Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
– Việc giải quyết khiếu nại đối với vụ việc vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh được quy định như sau:
+ Sau khi thụ lý đơn khiếu nại; Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền;
+ Thời hạn giải quyết khiếu nại là 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.
– Thời hạn điều tra vụ việc là 60 ngày kể từ ngày ra quyết định điều tra; đối với vụ việc phức tạp thì được gia hạn một lần nhưng không quá 45 ngày.
Xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc; báo cáo điều tra và kết luận điều tra; Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra một trong các quyết định sau đây:
+ Xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh;
+ Yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh điều tra bổ sung trong trường hợp nhận thấy các chứng cứ thu thập chưa đủ để xác định hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh. Thời hạn điều tra bổ sung là 30 ngày kể từ ngày ra quyết định;
+ Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
– Thời hạn xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh trong trường hợp điều tra bổ sung là 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ; báo cáo điều tra và kết luận điều tra bổ sung.
Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh– Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét việc quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc vi phạm quy định về vụ việc cạnh tranh không lành mạnh trong các trường hợp sau đây:
+ Bên khiếu nại rút đơn khiếu nại và bên bị điều tra cam kết chấm dứt hành vi bị điều tra; cam kết thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả;
+ Trường hợp thực hiện điều tra theo quy định; bên bị điều tra cam kết chấm dứt hành vi bị điều tra; cam kết thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
Cập nhật thông tin chi tiết về Luật Cạnh Tranh: Cần Hướng Đến Chống Độc Quyền trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!