Xu Hướng 6/2023 # Luật Nhà Ở Công Vụ Không Thay Đổi # Top 15 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Luật Nhà Ở Công Vụ Không Thay Đổi # Top 15 View

Bạn đang xem bài viết Luật Nhà Ở Công Vụ Không Thay Đổi được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đầu tháng 9 vừa qua, tại kỳ họp Quốc hội thứ 7 và hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, nội dung nhà ở công vụ cũng được đưa ra bàn luận sôi nổi, song quy định về nội dung này gần như không có gì thay đổi.

Các đối tượng được thuê nhà ở công vụ theo quy định của dự thảo luật không chỉ giới hạn ở các cán bộ cấp cao mà gồm cả công chức, cán bộ thuộc các tổ chức chính trị – xã hội, các cơ quan của Đảng, Nhà nước, luân chuyển theo yêu cầu công tác; quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được luân chuyển, điều động theo yêu cầu an ninh, quốc phòng..

Sẽ cưỡng chế đối với các đối tượng không chịu trả nhà công vụ khi hết thời hạn thuê.

Bên cạnh đó, giáo viên công tác tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo cũng thuộc đối tượng thuê loại nhà này.

Nằm trong nhóm đối tượng được thuê nhà công vụ còn có các đối tượng như nhân viên y tế được cử đến công tác tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo hoặc được cử luân phiên có thời hạn xuống công tác tại các bệnh viện, các trung tâm y tế tuyến dưới theo quy định của pháp luật.

Làm việc tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách nói trên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng đối tượng được thuê nhà công vụ rộng như vậy là không khả thi.

Tiếp thu ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã có những chỉnh lý dự án luật gửi kèm dự thảo luật vừa được hoàn thiện ngày 22/9 gửi xin ý kiến đại biểu. Theo đó, nhà ở công vụ được khái quát ở 4 ý sau đây.

Trước hết là loại ý kiến đồng tình với quy định tại dự thảo luật.

Thứ hai là loại ý kiến đề nghị không áp dụng chế độ nhà ở công vụ cho các đối tượng được điều động, luân chuyển khác mà chỉ nên áp dụng cho cán bộ cấp cao cần bảo vệ an ninh.

Thứ ba là loại ý kiến đề nghị đưa chế độ nhà ở công vụ vào tiền lương đối với cán bộ khi được điều động, luân chuyển đến các thành phố lớn để họ tự thuê nhà ở nhằm tránh lãng phí, dàn trải và chỉ nên đầu tư xây dựng nhà công vụ tại khu vực vùng sâu, vùng xa.

Cuối cùng là loại ý kiến đề nghị áp dụng quy định chế độ nhà ở công vụ với tất cả các đối tượng thực hiện công vụ.

Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, cần quy định tạo lập quỹ nhà ở công vụ để cho các đối tượng là giáo viên, bác sỹ… được luân chuyển công tác, điều động làm việc tại biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thuê.

Từ đó, Ủy ban cũng đề nghị bổ sung chặt chẽ về đối tượng sử dụng, quản lý nhà công vụ trong dự thảo luật. Còn nếu tiếp tục thực hiện chính sách về nhà ở công vụ như luật nhà ở hiện hành thì phải quy định rõ quyền và nghĩa vụ của công chức, cán bộ nhà nước khi thuê nhà ở công vụ.

Theo chúng tôi

Thuê Nhà Ở Công Vụ Theo Quy Định Của Luật Nhà Ở Năm 2014

Đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở công vụ

Điều 32 Luật nhà ở 2014 quy định về đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở công vụ như sau:

– Cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thuộc diện ở nhà công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ;

– Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội được điều động, luân chuyển đến công tác tại cơ quan trung ương giữ chức vụ từ cấp Thứ trưởng và tương đương trở lên; được điều động, luân chuyển đến công tác tại địa phương giữ chức vụ từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở và tương đương trở lên;

– Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội được điều động, luân chuyển đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động, luân chuyển theo yêu cầu quốc phòng, an ninh, trừ đối tượng mà pháp luật quy định phải ở trong doanh trại của lực lượng vũ trang;

– Giáo viên đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;

– Bác sĩ, nhân viên y tế đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;

– Nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.

– Cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thuộc diện ở nhà công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ được bố trí nhà ở công vụ theo yêu cầu an ninh;

– Các đối tượng còn lại phải thuộc diện chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội tại địa phương nơi đến công tác hoặc đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực khác nhau.

Nguyên tắc xác định giá thuê nhà ở công vụ

– Tính đúng, tính đủ các chi phí cần thiết để thực hiện quản lý vận hành, bảo trì và quản lý cho thuê trong quá trình sử dụng nhà ở công vụ.

– Không tính tiền sử dụng đất xây dựng nhà ở công vụ và không tính chi phí khấu hao vốn đầu tư xây dựng nhà ở công vụ hoặc chi phí mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ.

– Giá thuê nhà ở công vụ do cơ quan có thẩm quyền quyết định và được xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kỳ.

– Trường hợp thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ thì người thuê nhà ở công vụ trả tiền thuê nhà ở thấp hơn giá thuê nhà ở thương mại theo quy định của Chính phủ.

Quyền và nghĩa vụ của người thuê nhà công vụ

Người thuê nhà công vụ có các quyền và nghĩa vụ sau:

– Nhận bàn giao nhà ở và các trang thiết bị kèm theo nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà;

– Được sử dụng nhà ở cho bản thân và các thành viên trong gia đình trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác;

– Đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời những hư hỏng nếu không phải do lỗi của mình gây ra;

– Được tiếp tục ký hợp đồng thuê nhà ở công vụ nếu hết thời hạn thuê nhà ở mà vẫn thuộc đối tượng và có đủ điều kiện được thuê nhà ở công vụ theo quy định;

– Thực hiện các quyền khác về nhà ở theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở công vụ.

– Sử dụng nhà vào mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt cho bản thân và các thành viên trong gia đình trong thời gian thuê nhà ở;

– Có trách nhiệm giữ gìn nhà ở và các tài sản kèm theo; không được tự ý cải tạo, sửa chữa, phá dỡ nhà ở công vụ; trường hợp sử dụng căn hộ chung cư thì còn phải tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư;

– Không được cho thuê lại, cho mượn, ủy quyền quản lý nhà ở công vụ;

– Trả tiền thuê nhà ở theo hợp đồng thuê nhà ở ký với bên cho thuê và thanh toán các khoản chi phí phục vụ sinh hoạt khác theo quy định của bên cung cấp dịch vụ;

– Trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước khi không còn thuộc đối tượng được thuê nhà ở hoặc khi không còn nhu cầu thuê nhà ở công vụ hoặc khi có hành vi vi phạm thuộc diện bị thu hồi nhà ở trong thời hạn không quá 90 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý nhà ở công vụ;

– Chấp hành quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp bị cưỡng chế thu hồi nhà ở;

– Các nghĩa vụ khác về nhà ở theo quy định của luật và theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở công vụ.

Lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ

Một số quy định về cho thuê nhà ở theo pháp luật hiện nay

Thuê Mua Nhà Ở Thương Mại Làm Nhà Ở Công Vụ Theo Quy Định Pháp Luật

Thuê mua nhà ở thương mại…Thuê mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ theo quy định pháp luật…trình tự thuê mua nhà ở thương mại

THUÊ MUA NHÀ Ở THƯƠNG MẠI LÀM NHÀ Ở CÔNG VỤ THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Thuê mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ theo quy định pháp luật

Căn cứ pháp lý:

Nghị định 99/2015/NĐ- CP hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều của Luật Nhà ở

Nội dung tư vấn:

Thuê mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ theo quy định pháp luật

1. Đối tượng được thuê nhà ở công vụ từ thuê mua nhà ở thương mại

Luật quy định nếu như cá nhân muốn thuê nhà ở công vụ thì cần phải đảm bảo cả về đối tượng được thuê mua và điều kiện để được thuê nhà ở công vụ. Trên nguyên tắc, nhà ở công vụ chỉ cho những đối tượng đủ điều kiện thuê. Cụ thể tại điều 32 luật Nhà ở 2014 quy định:

1.1. Đối tượng được thuê nhà ở công vụ bao gồm:

Cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thuộc diện ở nhà công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ;

Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này được điều động, luân chuyển đến công tác tại cơ quan trung ương giữ chức vụ từ cấp Thứ trưởng và tương đương trở lên; được điều động, luân chuyển đến công tác tại địa phương giữ chức vụ từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở và tương đương trở lên;

Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội không thuộc diện quy định tại điểm b khoản này được điều động, luân chuyển đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động, luân chuyển theo yêu cầu quốc phòng, an ninh, trừ đối tượng mà pháp luật quy định phải ở trong doanh trại của lực lượng vũ trang;

Giáo viên đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;

Bác sĩ, nhân viên y tế đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;

Nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.

1.2. Điều kiện được thuê nhà ở công vụ được quy định như sau:

Đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì được bố trí nhà ở công vụ theo yêu cầu an ninh;

Đối với đối tượng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều này thì phải thuộc diện chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội tại địa phương nơi đến công tác hoặc đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực khác nhau.

2. Việc thuê hoặc thuê mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ phải đảm bảo các điều kiện và chỉ được cho các đối tượng đủ điều kiện thuê

Điều 30 luật nhà ở 2014 quy định việc mua, thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ phải được thực hiện theo các quy tắc, điều kiện chung sau:

Đối với địa phương có nhà ở thương mại được xây dựng theo dự án, phù hợp với loại nhà và tiêu chuẩn diện tích quy định tại Điều 31 của Luật này thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này có thể quyết định mua hoặc thuê nhà ở này để làm nhà ở công vụ.

Việc mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ phải được lập thành dự án và được cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này phê duyệt.

Giá mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ do người quyết định đầu tư quyết định trên cơ sở tham khảo giá mua bán nhà ở trên thị trường và kết quả thẩm định giá của đơn vị có chức năng thẩm định giá tại thời điểm mua nhà ở.

Trường hợp chưa có đủ nhà ở công vụ để cho thuê thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này quyết định việc thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ.

Ngân sách trung ương cấp vốn để mua hoặc thuê nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ cho các đối tượng của cơ quan trung ương, bao gồm cả nhà ở của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Ngân sách địa phương cấp vốn để mua hoặc thuê nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ cho các đối tượng của cơ quan địa phương.

3.Quy định cụ thể về mua, thuê mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ

Điều 24, 25 nghị định 99/2015/NĐ- CP quy định chi tiết về việc mua, thuê mua nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ

3.1. Mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ

Thứ nhất, Trường hợp trên địa bàn chưa có đủ quỹ nhà ở công vụ mà có nhà ở thương mại được xây dựng theo dự án, bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật về xây dựng, phù hợp với loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở công vụ thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 28 của Luật Nhà ở có thể mua nhà ở này để làm nhà ở công vụ.

Thứ hai, Việc mua nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ được quy định như sau:

Trường hợp sử dụng nhà ở cho đối tượng của các cơ quan trung ương thuê (trừ đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở) thì Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính lập dự án để báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc thực hiện phê duyệt nếu được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền;

Trường hợp sử dụng nhà ở cho đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 32 Luật Nhà ở thuê thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức lập dự án, lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước khi trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận; sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phê duyệt dự án mua nhà ở;

Trường hợp sử dụng nhà ở cho đối tượng của địa phương thuê thì Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính lập dự án và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt;

Thứ ba, Trình tự, thủ tục mua nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ được thực hiện như sau:

Căn cứ vào nội dung của dự án mua nhà ở đã được phê duyệt, cơ quan được giao làm chủ đầu tư dự án thực hiện ký hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại; việc ký kết hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo quy định về mua bán nhà ở thương mại;

Sau khi nhận bàn giao nhà ở, chủ đầu tư dự án nhà ở công vụ thực hiện quản lý, cho thuê theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này;

Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho bên mua nhà ở; trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này thì Bộ Xây dựng đại diện đứng tên trong Giấy chứng nhận; trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này thì Bộ Quốc phòng đại diện đứng tên trong Giấy chứng nhận đối với nhà ở do Bộ Quốc phòng mua, Bộ Công an đại diện đứng tên trong Giấy chứng nhận đối với nhà ở do Bộ Công an mua; trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này thì đại diện đứng tên trong Giấy chứng nhận là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Xây dựng (nếu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền).

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho các cơ quan quy định tại Điểm này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

3.2. Thuê nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ

Thứ nhất, trường hợp trên địa bàn chưa có đủ quỹ nhà ở công vụ để cho thuê mà có nhà ở thương mại bảo đảm chất lượng, phù hợp với loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở công vụ thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 28 của Luật Nhà ở có thể thuê nhà ở này để làm nhà ở công vụ.

Thứ hai, Việc thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ được thực hiện như sau:

Trường hợp sử dụng nhà ở để cho đối tượng của các cơ quan trung ương thuê (trừ đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở) thì Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

Trường hợp sử dụng nhà ở để cho các đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 32 Luật Nhà ở thuê thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính trước khi trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận; sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quyết định thuê nhà ở;

Trường hợp sử dụng nhà ở cho các đối tượng của địa phương thuê thì Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;

Trên cơ sở ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan được giao quản lý nhà ở này thực hiện ký hợp đồng thuê nhà ở thương mại với chủ sở hữu, sau đó ký hợp đồng cho thuê lại với người được thuê nhà ở công vụ và chịu trách nhiệm quản lý nhà ở này. Việc ký hợp đồng thuê nhà ở với chủ sở hữu được thực hiện theo quy định về thuê nhà ở thương mại; việc ký hợp đồng cho thuê lại với người được thuê nhà ở công vụ được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

Thủ tục xin giao đất để thực hiện dự án phát triển nhà ở thương mại

Trình tự thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

Quỹ đất phát triển nhà ở xã hội trong các dự án phát triển nhà ở thương mại đầu tư phát triển đô thị

Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!

Luật Súng Ở Mỹ Không Đổi

Kể từ sau khi xảy ra vụ thảm sát ở Tucson, bang Arizona (Mỹ) ngày 9-1, các nhà phân tích đã đặt vấn đề xem lại việc kiểm soát súng ở đất nước này. Phản ứng phổ biến hiện nay ở Mỹ chỉ là kêu gọi cấm bán loại súng có ổ đạn giống như hung thủ Jared Lee Loughner đã sử dụng ở Tucson để có thể bắn liên tục 31 phát đạn từ khẩu súng bán tự động mà không cần nạp đạn. Hai dự luật đề xuất những thay đổi như vậy ít có khả năng được thông qua tại hạ viện do Đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát.

Tại một cuộc triển lãm súng ở thành phố Panama, bang Florida đầu tháng 1-2011, mọi người có cơ hội mua, bán và trao đổi các loại vũ khí. Ảnh: WMBB NEWS

Ở Úc, sau vụ thảm sát năm 1996 ở đảo Tasmania làm 32 người tử vong, chính phủ liên bang đã thúc đẩy luật súng nghiêm ngặt. Trong khi đó, theo đài BBC, nhiều người ở Mỹ tin rằng tình thế sẽ an toàn hơn nếu như tại hiện trường vụ xả súng ở bang Arizona có nhiều người mang súng hơn. Ít nhất một ông nghị nói rằng ông sẽ bắt đầu mang súng mọi lúc mọi nơi. Ngoài ra, Hội Quốc phòng Công dân Arizona kêu gọi các nghị sĩ và nhân viên văn phòng của họ dự khóa huấn luyện về súng.

Daniel Webster, Giám đốc Trung tâm Johns Hopkins về chính sách sử dụng súng và nghiên cứu, cho rằng chủ nghĩa cá nhân ở Mỹ giải thích vì sao phản ứng tức thì đối với những vụ xả súng như thảm kịch ở Tucson hoặc vụ thảm sát ở Trường Kỹ thuật Virginia không phải là tìm những phương thức pháp lý để xử lý vụ việc. Ông nói: “Một điều quan trọng cần phải biết để hiểu về văn hóa Mỹ, đó là chúng ta có xu hướng đánh giá trách nhiệm và tập trung vào hành vi cá nhân hơn là suy nghĩ về luật pháp và các quy định ảnh hưởng đến hành vi”.

Ông Webster nhấn mạnh rằng thông thường, người ta không thắc mắc vì sao súng lại phổ biến như thế hoặc vì sao những người không ổn định về tinh thần có thể dễ dàng sử dụng súng như vậy. Ông khẳng định: “Chúng ta không sẵn lòng hành động cả tập thể để làm cho cộng đồng và đất nước chúng ta an toàn hơn”. Theo ông, thay vì vậy, người ta lại tập trung chú ý đến những điểm không ổn của cá nhân kẻ xả súng vào đám đông. Có thể người ta cho rằng y có một quá khứ bất ổn hoặc mắc bệnh tâm thần.

Trong nhiều năm qua, ở Mỹ đã có nhiều nỗ lực kiềm chế việc sử dụng súng. Thế nhưng những nỗ lực đó hầu như chỉ ở bên lề cuộc sống.

Vì vậy, sau sự kiện kinh hoàng ở Tucson, đối với những người sở hữu súng ở Mỹ, mọi việc rồi sẽ đâu vào đấy.

Cập nhật thông tin chi tiết về Luật Nhà Ở Công Vụ Không Thay Đổi trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!