Xu Hướng 9/2023 # Luật Sư Trần Hồng Phong Sẽ Tiếp Tục Tham Gia Phiên Toà Hồ Duy Hải # Top 12 Xem Nhiều | Bac.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Luật Sư Trần Hồng Phong Sẽ Tiếp Tục Tham Gia Phiên Toà Hồ Duy Hải # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Luật Sư Trần Hồng Phong Sẽ Tiếp Tục Tham Gia Phiên Toà Hồ Duy Hải được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Theo thông tin từ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, chiều 7-5 cán bộ của Liên đoàn Luật sư VN đã trực tiếp đưa văn bản của Liên đoàn đến TAND Tối cao kiến nghị để luật sư Trần Hồng Phong tiếp tục được tham gia phiên họp giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải.

Sau khi tiếp nhận văn bản, lãnh đạo TAND Tối cao đã chấp thuận đề nghị của Liên đoàn Luật sư Việt Nam tiếp tục mời luật sư Phong tham gia phiên toà vào lúc 8g sáng 8-5. Việc tham gia phiên toà của luật sư sẽ tuân theo sự điều khiển phiên toà của chủ toạ phiên toà là Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hoà Bình.

Cụ thể ngày 7-5-2023, Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhận được đơn đề nghị của luật sư Trần Hồng Phong về việc hỗ trợ luật sư được tham gia đầy đủ và trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án Hồ Duy Hải.

Trước đó, luật sư Trần Hồng Phong được TAND tối cao trân trọng mời đến tham gia phiên tòa giám đốc thẩm dự kiến diễn ra từ ngày 6 đến 8-5. Tuy nhiên, trong buổi sáng đầu tiên của phiên tòa giám đốc thẩm, sau khi luật sư Phong được trình bày một số tài liệu, chứng cứ mới trong hơn 20 phút thì chủ tọa phiên tòa nêu ý kiến luật sư Phong không cần tiếp tục tham gia phiên tòa nữa vì phần sau là phần xét xử mang tính nội bộ, không cần có luật sư tham gia.

Luật sư Phong đã nêu ý kiến và làm văn bản đề nghị xin được tham gia đầy đủ hết thời gian phiên tòa, nhưng Hội đồng thẩm phán TAND tối cao thống nhất không cần thiết có sự tham gia của luật sư Phong.

Trên cơ sở đề xuất của Ủy ban Bảo vệ quyền lợi luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng v ụ án Hồ Duy Hải đã trải qua 12 năm, được sự quan tâm của nhiều cơ quan, tổ chức và dư luận xã hội. Việc luật sư Phong không được tham gia đầy đủ, xuyên suốt thời gian diễn ra phiên tòa giám đốc thẩm như thư mời của TAND tối cao có thể ảnh hưởng đến việc bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người bị kết án cũng như quyền và nghĩa vụ của người bào chữa.

Theo quy định tại khoản 2 điều 386 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2023, khi người bào chữa đã được mời và có mặt tại phiên tòa giám đốc thẩm thì có quyền và được tạo điều kiện để trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước tòa án.

Từ đó, Liên đoàn Luật sư Việt Nam chuyển đơn của luật sư Phong đến Hội đồng thẩm phán, chánh án TAND tối cao xem xét đề nghị của luật sư Phong được tiếp tục tham gia đầy đủ, được trình bày và tranh luận dân chủ, bình đẳng tại phiên tòa giám đốc thẩm đang diễn ra đến khi kết thúc.

Sau khi nhận được kiến nghị trên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, chiều tối cùng ngày TAND Tối cao đã chấp thuận cho luật sư này tiếp tục tham gia phiên tòa.

Mong muốn duy nhất làm tròn trách nhiệm của luật sư

Trong đơn đề nghị hỗ trợ, luật sư Trần Hồng Phong cho biết ông là người được gia đình tử tù Hồ Duy Hải nhờ hỗ trợ pháp lý, kêu oan và kiến nghị giám đốc thẩm trong vụ án hai nữ nhân viên bị sát hại tại Bưu điện Cầu Voi từ gần 10 năm qua.

Mong muốn và nguyện vọng duy nhất của tôi trong vụ án này là thực hiện và làm tròn trách nhiệm của người luật sư, góp phần bảo đảm sự công minh của pháp luật”, ông Phong nêu.

Giám Đốc Thẩm Vụ Kỳ Án Hồ Duy Hải: Chiều Nay, Luật Sư Bào Chữa Sẽ Không Tiếp Tục Tham Gia

Trưa 6/5, trao đổi với PV, luật sư Trần Hồng Phong (Đoàn Luật sư TP HCM, luật sư bào chữa cho tử tù Hồ Duy Hải) cho biết, sáng nay, ông đã được mời tham dự phiên giám đốc thẩm đối với bị cáo Hồ Duy Hải (SN 1985, trú tại huyện Thủ Thừa, Long An) về các tội “Giết người” và “Cướp tài sản” tại trụ sở TANDTC.

Theo luật sư Phong, tham dự phiên tòa giám đốc thẩm có đại diện các cơ quan gồm: Văn phòng Chủ tịch nước, Ban Nội chính Trung ương; lãnh đạo Ủy ban Tư pháp Quốc hội; lãnh đạo VKSNDTC, TANDTC; lãnh đạo đơn vị chức năng của Bộ Công an; TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh, VKSND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh; các cơ quan tố tụng của tỉnh Long An.

Cũng theo ông Phong, bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội không có mặt trong phiên tòa sáng nay mà cử lãnh đạo Ủy ban thay mặt tham dự.

“Thẩm phán xử sơ thẩm của vụ án ở Long An là ông Lê Quang Hùng và các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Long An cũng có mặt khá đầy đủ nhưng chưa trình bày gì”, luật sư Phong nói.

Hội đồng Thẩm phán TANDTC gồm 17 thành viên và do Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa.

Luật sư Phong cho hay, mở đầu phiên tòa, Chủ tọa Nguyễn Hòa Bình đã khẳng định, sẽ xem xét một cách công khai và khách quan, không để oan sai nhưng không bỏ lọt tội phạm.

“Chủ tọa Nguyễn Hòa Bình có thông báo, trong phiên xử sáng nay, luật sư đã được mời tham dự, tạo điều kiện cho trình bày các chứng cứ mới.

Vị luật sư này cho biết thêm, sau đó, ông đã làm đơn đề nghị tiếp tục tham dự đủ 3 ngày của phiên tòa giám đốc thẩm, tuy nhiên, chủ tọa sau đó có thông báo đã trao đổi với Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao của phiên tòa này.

“Chủ tọa có thông báo là sau khi trao đổi xét thấy rằng, không cần thiết phải có mặt và đã được mời trình bày 20 – 30 phút là rất ghi nhận.

Tôi cũng có trao đổi thêm với bên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và nộp một số tài liệu, chứng cứ cho cơ quan này”, luật sư Phong nói thêm.

Nam luật sư thông tin thêm, trong phiên tòa hôm nay, phía Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã trình bày nội dung kháng nghị vụ án.

“Dù là làm việc nội bộ nhưng tôi hy vọng, Hội đồng giám đốc thẩm sẽ xem xét thận trọng, có phán quyết hợp lý”, ông Phong mong muốn.

Theo thông của Tòa án nhân dân tối cáo, nhiệm vụ của phiên xét xử giám đốc thẩm là Hội đồng Thẩm phán sẽ tiến hành kiểm tra, thẩm định đánh giá tính hợp pháp có căn cứ của các tài liệu đã có trong hồ sơ. Chủ yếu tập trung vào những tài liệu chứng cứ đã nêu trong kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC.

Ngoài ra, Hội đồng cũng xem xét và làm rõ những chứng cứ và tài liệu mới có thể được các cơ quan tố tụng, VKS, luật sư trình bày với Hội đồng thẩm phán.

Yêu cầu đặt ra là cần xem xét cẩn trọng, khách quan, toàn diện, đúng thủ tục. Không cho phép làm oan người có tội, cũng như bỏ lọt người phạm tội.

(https://soha.vn/luat-su-bao-chua-cua-tu-tu-ho-duy-hai-chieu-nay-toa-giam-doc-tham-se-lam-viec-noi-bo-xem-xet-chung-cu-tai-lieu-20230506122341076.htm)

Ls Trần Hồng Phong: ‘Không Loại Trừ Cạnh Tranh Chính Trị Trong Vụ Hồ Duy Hải’

Luật sư của tử tù Hồ Duy Hải, ông Trần Hồng Phong, phân tích lý do vì sao vụ án kéo dài 12 năm rồi thình lình được yêu cầu điều tra lại từ đầu.

Vụ án bắt đầu cách đây 12 năm, qua nhiều lần xét xử, thu hút sự chú ý công luận trong nước và quốc tế, với mẹ của bị cáo nhiều năm đi khắp nơi kêu oan cho con, mãi tới 30/11/2023 mới được Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (VKSNDTC) kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị hủy toàn bộ án sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra lại.

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt qua email hôm 4/11, luật sư Trần Hồng Phong, người hỗ trợ pháp lý cho Hồ Duy Hải, cho hay:

”Quyết định của VKSNDTC tuy chưa kết luận điều gì, nhưng có thể nói có ý nghĩa mang tính bản lề và chuyển biến sau 12 năm gia đình mòn mỏi kêu oan, tố giác và chờ đợi. Cụ thể là mở ra cơ hội để điều tra lại, và có thể là sẽ truy tố và xét xử lại (nếu cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam vẫn xác định Hồ Duy Hải là nghi phạm gây án). Đây cũng chính là cơ hội để gia đình và các luật sư bào chữa cho Hồ Duy Hải, hướng đến mục tiêu giải oan, trắng án cho Hải.”

Tôi cho rằng việc vụ án được kháng nghị giám đốc thẩm là sự tổng hợp của rất nhiều nguyên nhân: trước hết là áp lực từ cộng đồng mạng xã hội, cơ quan báo chí, gia đình Hồ Duy Hải, và các luật sư (qua đơn từ) – mong muốn một sự công bằng, tiệm cận công lý; từ các văn bản lưu ý của các tổ chức quốc tế, Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc. Có người nói với tôi rằng thậm chí có thể từ sự cạnh tranh chính trị của các quan chức cấp cao và tôi không loại trừ khả năng này. Bất luận thế nào, thì việc kháng nghị của VKSNDTC thực sự là một tin vui.

BBC:Báo chí gần đây đưa tin là quá trình xét xử vụ án Hồ Duy Hải có quá nhiều thiếu sót và khúc mắc. Ông nhận định gì về thông tin này?

Thực ra thông tin trên báo chí về những sai phạm và vi phạm trong vụ án này đã từng được đăng tải rất nhiều vào thời điểm cuối năm 2014 đầu năm 2023, khi Hồ Duy Hải được tạm hoãn thi hành án tử hình một cách ngoạn mục và may mắn.

Nhưng sau đó sự việc gần như bị “chìm xuồng” khi các cơ quan có thẩm quyền không có động thái nào. Điều này đã thúc đẩy gia đình Hồ Duy Hải và các luật sư phải rất kiên trì và cương quyết trong quá trình kêu oan cho Hồ Duy Hải. Tôi nghĩ rằng với quyết định kháng nghị lần này, báo chí tại Việt Nam chắc chắn sẽ đưa tin và phân tích nhiều về vụ án này một lần nữa. Vài ngày qua tôi đã nhận được khá nhiều câu hỏi, liên hệ của các phóng viên. Gia đình Hồ Duy Hải cũng vậy.

BBC:Việc tiếp theo của cơ quan tố tụng cần làm là gì, theo ông?

Hội đồng thẩm phán sẽ xem xét toàn diện vụ án mà không bị hạn chế trong phạm vi nào. Hội đồng thẩm phán sẽ đưa ra quyết định của mình bằng hình thức bỏ phiếu, thể hiện tại một văn bản gọi là Quyết định giám đốc thẩm. Phiên tòa giám đốc thẩm có sự tham gia của đại diện VKSNDTC và cũng có thể họ sẽ mời luật sư bào chữa tham gia.

Trong Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán giám đốc thẩm, sẽ thể hiện nội dung chấp nhận hoặc không chấm nhận quyết định kháng nghị (yêu cầu) của VKSNDTC. Nếu chấp nhận kháng nghị, tức là sẽ chính thức hủy cả hai bản án (sơ thẩm và phúc thẩm) kết tội đối với Hồ Duy Hải và trả hồ sơ về cho cơ quan điều tra tiến hành điều tra lại, theo hướng khắc phục những sai sót, vi phạm trước đây.

Theo tôi khả năng này cao và trong tình huống này Hồ Duy Hải sẽ lại trở thành một “bị can” chứ không là “tội phạm” như hiện nay nữa.

Trong quá trình điều tra lại, nếu không có đủ căn cứ kết tội Hồ Duy Hải, thì các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ ban hành quyết định đình chỉ vụ án. Tức là Hồ Duy Hải sẽ được tuyên bố là không phạm tội. Còn nếu vẫn kết tội thì Hồ Duy Hải sẽ bị đưa ra xét xử lại, từ sơ thẩm, rồi phúc thẩm.

Nói chung phía trước vẫn còn cả một chặng đường khá dài với nhiều khả năng, tình huống.

BBC:Vậy thì dự tính của gia đình và của luật sư cho những bước pháp lý kế tiếp là gì?

Tôi cũng sẵn sàng cho tình huống có thể được mời tham dự phiên tòa giám đốc thẩm. Trong trường hợp này, tôi sẽ trình bày và bảo vệ quan điểm kêu oan (đã nêu trong các lá đơn) cho Hồ Duy Hải.

Cá nhân tôi cũng đã dự liệu các tình huống có thể xảy ra và hướng “ứng phó”. Cụ thể như thế nào thì đây là vấn đề mang tính chiến thuật, linh hoạt và cũng cần bảo mật để bảo đảm sự hiệu quả. Tuy nhiên dù thế nào, thì cũng không ngoài mục tiêu là chứng minh và bảo vệ tình tiết ngoại phạm của Hồ Duy Hải, chứng minh khả năng Hồ Duy Hải vô tội (tức là đã bị kết án oan). Cố gắng tìm ra hay tiếp cận sự thật khách quan, góp phần tìm ra hung thủ thật sự trong vụ án.

Đối với gia đình Hồ Duy Hải, tôi nghĩ cũng không ngoài lộ trình trên.

BBC: Luật sư có thể phác họa một vài kịch bản khả dĩ có thể xẩy ra cho vụ án, từ tốt nhất đến xấu nhất?

Còn trường hợp xấu nhất thì nói thật là tôi không nghĩ tới và cũng không tin sẽ xảy ra. Vì tôi là người đã nghiên cứu rất sâu về hồ sơ này, nên tôi có cơ sở để tin rằng hung thủ thật sự không phải là Hồ Duy Hải, ít nhất là theo kết quả điều tra đến thời điểm hiện nay. Nếu nghĩ xấu đi, tôi đã không cố gắng kêu oan cho Hồ Duy Hải như đã từng trong nhiều năm qua.

BBC: Trong thời gian hỗ trợ pháp lý cho Hồ Duy Hải, luật sư có được tiếp xúc đầy đủ với thân chủ để bào chữa, có điều kiện cố vấn tốt nhất cho Hồ Duy Hải không?

Nói một cách khách quan, thì luật sư bị hạn chế rất nhiều và kém hiệu quả khi không được tiếp xúc, trao đổi với thân chủ. Mặc dù về lý thuyết theo quy định thì đây là quyền của luật sư.

Trên thực tế, các luật sư cũng không được tiếp cận đầy đủ hồ sơ vụ án. Nhiều tài liệu đã bị rút khỏi hồ sơ vụ án. Chẳng hạn như nay đọc kháng nghị của VKS tôi mới biết là Hồ Duy Hải có bản khai không nhận tội ngày 20/3/2008 ngay trước khi bị bắt. Lâu nay tôi cứ nghĩ bản khai ngày 21/3/2008 là bản khai đầu tiên của Hồ Duy Hải.

BBC:Mười hai năm là một chặng đường rất dài. Tại sao phải cần một thời gian dài như thế để giải quyết một vụ án bằng đề nghị điều tra lại từ đầy ? Điều này cho thấy gì về ngành tư pháp của Việt Nam?

Là một luật sư đã có gần 20 năm hành nghề, tôi thật sự thấy buồn khi nói về thực trạng của ngành tư pháp Việt Nam lúc này. Nói một cách đơn giản là đã không vận hành và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Từ đó dẫn đến sự mất niềm tin của người dân vào sự công minh và khách quan của Tòa án, Viện kiểm sát, công an. Thật nguy hiểm khi sự vi phạm pháp luật của không ít cán bộ công chức tư pháp lại nhân danh pháp luật, dẫn đến những hậu quả, oan sai và ảnh hưởng đến uy tín của ngành tư pháp.

BBC:Qua kinh nghiệm thụ lý hồ sơ của Hồ Duy Hải, luật sư rút ra được kinh nghiệm gì trong việc hành nghề luật trong môi trường pháp l‎ý tại Việt Nam?

Kinh nghiệm trong hành nghề luật sư theo tôi là không nên thỏa hiệp với cái sai, cái ác. Dù hành nghề luật sư ở Việt Nam rõ ràng có nhiều hạn chế và thực sự nhiều khi rất khó khăn, khắc nghiệt, vai trò của luật sư trong nhiều trường hợp rất “thảm hại”, nhưng tôi nghĩ đã làm nghề thì phải cố gắng thay vì chỉ có than vãn. Nếu làm luật sư mà không có niềm tin, thì làm vì cái gì?

Diễn tiến vụ án Hồ Duy Hải

Luật sư Trần Hồng Phong tóm lược

Trong đêm ngày 13/1/2008, tại Bưu điện Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) đã xảy ra một vụ giết người. Nạn nhân là hai nữ nhân viên Nguyễn Thị Ánh Hồng (22 tuổi) và Nguyễn Thị Thu Vân (21 tuổi) bị giết hại dã man (cắt cổ) ở khu vực cầu thang phía sau. Tại hiện trường cơ quan điều tra (CQĐT) thu được nhiều dấu vân tay của hung thủ. CQĐT đã triệu tập nhiều nghi can, trong đó có một người tên là Nguyễn Văn Nghị, là người yêu của nạn nhân Hồng. Tuy nhiên sau đó tất cả đều được thả.

Hơn 2 tháng sau, ngày 21/3/2008, Hồ Duy Hải, một thanh niên nhà cách Bưu điện Cầu Voi khoảng 2km bị bắt giữ.

Sau đó Hồ Duy Hải bị truy tố và đưa ra xét xử về hai tội “giết người” và “cướp tài sản”. Cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải về tội giết người.

Theo cáo buộc của các cơ quan tiến hành tố tụng, Hồ Duy Hải đã dùng dao và thớt có tại Bưu điện để sát hại hai cô gái. Thời gian gây án vào lúc 20h30 tối và nhân chứng Đinh Vũ Thường là người đã nhìn thấy Hồ Duy Hải có mặt tại Bưu điện lúc 19h39 (ngay trước khi gây án). Tuy nhiên tại cả hai phiên xét xử (sơ thẩm và phúc thẩm) Hồ Duy Hải đều kêu oan.

Theo các luật sư bào chữa cho Hồ Duy Hải, trong đó có tôi, cho rằng việc kết tội Hồ Duy Hải tính đến thời điểm hiện nay là không có căn cứ, có thể dẫn đến oan sai và bỏ lọt tội phạm (hung thủ là người khác). Cụ thể các cơ quan tiến hành tố tụng đã bỏ qua chứng cứ ngoại phạm của Hồ Duy Hải là kết quả giám định dấu vân tay (kết luận dấu vân tay tại hiện trường không trùng khớp với vân tay của Hồ Duy Hải). Trong khi điều này cho thấy chắc chắn hung thủ hoặc ít nhất tại hiện trường phải có một người khác. Mặt khác dù quy kết Hải dùng dao và thớt sát hại hai nạn nhân, nhưng khi khám nghiệm hiện trường CQĐT không hề thu giữ được tang vật nào như vậy. Mà chỉ sau khi bắt Hải thì cho người ra chợ mua dao và thớt để “minh họa” cho “hành vi phạm tội” của Hải. Ngoài ra còn rất nhiều điểm vô lý và mâu thuẫn khác, cũng như có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án.

Sau khi bị tuyên án tử hình, trong tù Hải kêu oan, ở ngoài thì mẹ Hải là bà Nguyễn Thị Loan chạy nhờ luật sư làm đơn, kêu oan cho con mình. Trong giai đoạn này có ba luật sư chính là Nguyễn Văn Đạt (cũng là người bào chữa cho Hải tại các phiên xét xử trước đây), tôi và luật sư Trần Văn Tạo (nguyên Phó giám đốc công an TP.HCM).

Bản thân tôi trong quá trình này đã trực tiếp đi xác minh và gặp nhiều nhân chứng, trong đó có anh Đinh Vũ Thường là người mà CQĐT cho rằng đã nhìn thấy Hồ Duy Hải tại Bưu điện. Anh Thường khẳng định mình chỉ nhìn thấy một thanh niên và không thể nhận dạng. Điều này chứng tỏ CQĐT đã bịa đặt ra tình tiết anh Thường nhìn thấy Hồ Duy Hải. Tôi cũng nhận thấy rất bất thường khi toàn bộ những thông tin về đối tượng Nguyễn Văn Nghị đã bị rút khỏi hồ sơ vụ án, chỉ còn đúng một chữ ‘Nghị” trong một bản cung. Trong khi đây là nhân vật từng bị xem là nghi can hàng đầu, báo chí đăng rất chi tiết khi vụ án vừa xảy ra.

Theo đó, tôi đã hỗ trợ gia đình Hồ Duy Hải lần lượt làm các đơn đề nghị giám đốc thẩm (từ năm 2011), đơn tố giác đối tượng Nguyễn Văn Nghị (từ năm 2023) và tố cáo làm sai lệch hồ sơ vụ án (từ năm 2023) gửi đến Tòa án nhân dân tối cao và VKSNDTC, đề nghị giám đốc thẩm, kêu oan cho Hồ Duy Hải. (Ghi chú: để tránh hiểu sai, ngoài tôi, còn có luật sư Nguyễn Văn Đạt cũng làm đơn đề nghị giám đốc thẩm; và có thể có luật sư nào khác nữa mà tôi không biết).

Cuối năm 2014, Hồ Duy Hải đã suýt nữa thì bị thi hành án tử hình.

Sau gần 12 năm kiên trì gửi đơn kêu oan cho con, cuối cùng ngày 22/11/2023 VKSNDTC đã có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm. Nội dung phân tích lý do dẫn đến kháng nghị giám đốc thẩm hầu như trùng khớp với những phân tích và kiến nghị của các luật sư.

Như vậy, vấn đề pháp lý then chốt trong vụ án này là để kết tội được Hồ Duy Hải, phía CQĐT sắp tới đây là giải quyết được những mâu thuẫn nói trên hoặc tìm ra chứng cứ mới chứng minh Hồ Duy Hải hay một ai khác là thủ phạm thật sự. Vì đây là một vụ án giết người nên phải có hung thủ.

Luật Sư Trần Hồng Phong Nói Trước Phiên Xử Hồ Duy Hải Ngày 8/5: ‘Tôi Vẫn Tin Hội Đồng Chấp Nhận Kháng Nghị Hủy Án’

Ngày 7/5, Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhận được đơn đề nghị của LS Trần Hồng Phong về việc hỗ trợ luật sư được tham gia đầy đủ và trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải. Sau văn bản kiến nghị của Liên đoàn Luật sư Việt Nam vào ngày 07/5.

Sau khi tiếp nhận văn bản, lãnh đạo TAND Tối cao đã chấp thuận đề nghị của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, tiếp tục mời luật sư (LS) Phong tham gia phiên tòa vào lúc 8 giờ ngày 8/5.

Trước đó, trên trang pháp luật TP. HCM đã đưa tin, LS Trần Hồng Phong được TAND tối cao mời tham gia phiên tòa giám đốc thẩm. Theo nội dung thư mời thì thời gian tham dự được ghi rõ từ từ ngày 6 đến 8/5.

Tuy nhiên, trong buổi sáng 6/5 sau khi LS Phong trình bày trong khoảng thời gian hơn 20 phút thì chủ tọa nêu ý kiến là LS không cần tiếp tục tham gia nữa vì phần sau là phần xét xử mang tính nội bộ.

LS Phong đã nêu ý kiến và làm văn bản đề nghị xin được tham gia đầy đủ nhưng sau khi hội ý, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thống nhất không đồng ý.

Liên đoàn LS Việt Nam cho rằng vụ án này đã trải qua 12 năm, thu hút sự quan tâm rộng rãi của dư luận, các chủ thể tiến hành, tham gia tố tụng, mà còn sự vào cuộc của nhiều cơ quan chức năng.

Phần phát biểu khai mạc phiên tòa chủ tọa cũng đã nêu rõ đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, yêu cầu đặt ra là phải xem xét cẩn trọng, khách quan, toàn diện, đúng thủ tục, trên cơ sở phán quyết chặt chẽ, thận trọng, công tâm, không làm oan sai và không bỏ lọt tội phạm.

Theo Liên đoàn LS, nếu trình bày trong đơn đề nghị hỗ trợ của LS Phong là đúng thì có thể ảnh hưởng đến việc bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người bị kết án, cũng như quyền và nghĩa vụ của người bào chữa.

Theo khoản 2 Điều 386 BL TTHS 2023, thể hiện rõ khi người bào chữa đã được mời và có mặt tại phiên tòa giám đốc thẩm thì có quyền và được tạo điều kiện để trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước tòa án.

Vì thế Liên đoàn LS chuyển đơn của LS Trần Hồng Phong đến Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao và chủ tọa xem xét đề nghị của LS Phong được tiếp tục tham gia đầy đủ, được trình bày và tranh luận dân chủ, bình đẳng tại phiên tòa giám đốc thẩm cho đến khi kết thúc.Việc tham gia phiên tòa của luật sư sẽ tuân theo sự điều khiển phiên tòa của chủ tọa phiên tòa là Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình.

Trao đổi với Luật sư Việt Nam Online sáng sớm ngày 8/5, Luật sư Trần Hồng Phong cho biết sau khi được chấp thuận tiếp tục tham dự phiên tòa giám đốc thẩm bản thân ông không cảm thấy phấn khởi mà thấy đây là trách nhiệm, cơ hội để tiếp tục cung cấp thông tin cho Hội đồng giám đốc thẩm.

Về việc trình bày những nội dung trước hội đồng, Luật sư Phong nói chưa biết nội dung làm việc thế nào, trước mắt cứ tham dự đã, nếu có cơ hội sẽ trình bày.

Ông Phong cũng cho biết, mọi thông tin báo chí đưa trong những ngày vừa qua về vụ án chưa có gì để khẳng định là hội đồng đã kết luận vấn đề gì vì đang trong quá trình xem xét.

Nhưng theo ông Phong, qua theo dõi báo chí ông thấy một vài chi tiết chưa được hợp lý. “Ví dụ phía các cơ quan tố tụng tỉnh Long An nói Đinh Vũ Thường không phải là nhân chứng nhưng trong bản án ghi rõ ràng nhân chứng là Đinh Vũ Thường, nhưng giờ nói không phải nhân chứng là sao”, Luật sư Phong dẫn chứng.

Ngoài ra, còn có rất nhiều vấn đề nhưng lúc này ông chưa được phát biểu. Ông cho rằng, ngày làm việc hôm nay chưa chắc hội đồng quay lại vấn đề đó. “Trước mắt tôi cứ tham dự đã”.

Ông Phong cũng bày tỏ lời cảm ơn tới Liên đoàn Luật sư Việt Nam vì đã nhanh chóng, kịp thời trong việc hỗ trợ ông tiếp tục tham dự phiên tòa này. “Tôi rất cảm ơn Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã nhiệt tình hỗ trợ, xử lý nhanh giúp tôi trong việc này. Nói thật, tôi rất xúc động”.

“Tôi làm việc này tất cả vì trách nhiệm của người luật sư, chứ không vì sự nổi tiếng gì đó, tất cả là bảo vệ sự công bằng của pháp luật. Tôi vẫn tin hội đồng chấp nhận kháng nghị hủy án”, Luật sư Phong nói.

Q.D (TỔNG HỢP)

Luật Sư Bào Chữa Cho Tử Tù Hồ Duy Hải Nói Về Phiên Giám Đốc Thẩm

Theo luật sư, tại phiên tòa xét xử vụ án Hồ Duy Hải, chủ tọa yêu cầu đặt ra là cần xem xét cẩn trọng, khách quan, toàn diện, đúng thủ tục, không cho phép làm oan người vô tội, cũng như bỏ lọt người phạm tội.

Sáng 6.5, Toà án nhân dân (TAND) Tối cao mở phiên giám đốc thẩm xem xét lại vụ án Hồ Duy Hải bị kết án tử hình về hai tội giết người và cướp tài sản, xảy ra tại Bưu điện Cầu Voi (Long An).

Thông tin với báo chí, luật sư Trần Hồng Phong (bào chữa cho Hồ Duy Hải) cho biết, phiên giám đốc thẩm sáng nay có đầy đủ các thành phần tham dự. Cụ thể, tham dự phiên tòa giám đốc thẩm có đại diện các cơ quan gồm: Văn phòng Chủ tịch nước, Ban Nội chính Trung ương; lãnh đạo Ủy ban Tư pháp Quốc hội; Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao, TAND Tối cao; lãnh đạo Cục C01 Bộ Công an; TAND cấp cao tại chúng tôi VKSND cấp cao tại chúng tôi các cơ quan tố tụng của tỉnh Long An.

Trong buổi làm việc đầu tiên, VKSND Tối cao trình bày lại toàn bộ bản kháng nghị giám đốc thẩm. Ông Phong sau đó nêu quan điểm và nộp các chứng cứ, tài liệu thu thập được cho Hội đồng thẩm phán xem xét. Hết phần ông Phong, chủ toạ thông báo luật sư chỉ cần có mặt buổi đầu còn lại không cần thiết phải tham gia.

“Tôi sau đó làm đơn đề nghị được tiếp tục tham dự nhưng không được chấp nhận bởi chủ toạ thông báo đã có ý kiến của luật sư”, ông Phong nói và cho hay rất hy vọng trong phiên làm việc nội bộ, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao sẽ có những quyết định “hợp tình, hợp lý nhất”.

Luật sư cho biết, tại phiên toà, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho rằng, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Trải qua hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, Hội đồng xét xử đều tuyên án Hồ Duy Hải về tội giết người và cướp tài sản. Mới đây, VKSND Tối cao lại có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm vụ án.

Nhiệm vụ của phiên giám đốc thẩm là Hội đồng Thẩm phán sẽ kiểm tra, thẩm định đánh giá tính hợp pháp có căn cứ của các tài liệu đã có trong hồ sơ, chủ yếu tập trung vào những tài liệu chứng cứ đã nêu trong kháng nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao.

Ngoài ra, Hội đồng cũng xem xét và làm rõ những chứng cứ và tài liệu mới có thể được các cơ quan tố tụng, VKS, luật sư trình bày với Hội đồng thẩm phán. Yêu cầu đặt ra là cần xem xét cẩn trọng, khách quan, toàn diện, đúng thủ tục, không cho phép làm oan người vô tội, cũng như bỏ lọt người phạm tội.

Theo nội dung vụ án, ngày 13.1.2008, hai nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) Nguyễn Thị Ánh Hồng (22 tuổi) và Nguyễn Thị Thu Vân (21 tuổi) bị sát hại dã man. Hai tháng sau, ngày 21.3.2008, Hồ Duy Hải bị bắt. Hồ sơ thể hiện Hải là hung thủ duy nhất.

Ngày 1.12.2008, TAND tỉnh Long An xử sơ thẩm, tuyên án tử hình Hồ Duy Hải. Đến ngày 28.4.2009, TAND Tối cao xét xử phúc thẩm giữ nguyên án tử hình với bị cáo này.

Đầu tháng 12.2014, Hội đồng thi hành án tỉnh Long An có quyết định thi hành án đối với Hồ Duy Hải. Sau đó, Văn phòng Chủ tịch nước truyền đạt ý kiến Chủ tịch nước tạm hoãn thi hành án với tử tù Hồ Duy Hải cho đến nay.

Ngày 28.11.2023, Viện KSND Tối cao đã ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đề nghị Ủy ban Thẩm phán TAND Tối cao xử giám đốc thẩm theo hướng hủy 2 bản án để điều tra lại.

Vụ Luật Sư Trần Hồng Lĩnh

Trong các ngày Luật sư Trần Hồng Lĩnh điều trị tại Viện Mắt Trung ương – Viện Bỏng quốc gia, Luật sư Lê Thúc Anh – Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam và Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký đã đến Bệnh thăm hỏi kịp thời sức khoẻ và tinh thần, đồng thời động viên luật sư Lĩnh yên tâm điều trị, mau chóng bình phục. Luật sư Lĩnh đã xúc động, cảm ơn sự quan tâm, động viên của Lãnh đạo Liên đoàn luật sư Việt Nam.

Vào chiều ngày 28 tháng 8 năm 2012, đại diện Uỷ ban Bảo vệ quyền lợi luật sư Việt Nam và đại diện Đoàn luật sư thành phố Hải Phòng đã có buổi làm việc với Cục Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhằm tìm biện pháp để giải quyết làm sáng tỏ vụ việc của Luật sư Trần Hồng Lĩnh. Sau cuộc họp này, Liên đoàn luật sư cũng đã có Công văn số 186/LĐLSVN ngày 29 tháng 8 năm 2012 gửi Trung tướng Phạm Quý Ngọ – Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đề nghị Bộ Công an quan tâm trực tiếp chỉ đạo điều tra vụ việc.

Một thực tế hiện nay là có tình trạng luật sư bị trả thù khi tham gia tố tụng, vấn đề này ảnh hưởng lớn đến tâm lý của luật sư khi tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Liên đoàn luật sư Việt Nam đang nỗ lực làm việc với các cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích của luật sư, tạo sự an tâm cho luật sư trong quá trình hành nghề. Tại cuộc họp Uỷ ban Tư pháp Quốc hội khoá XIII ngày 23/7/2012 có sự tham gia của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Lãnh đạo các ngành như Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Luật sư Lê Thúc Anh – Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam đã đặt vấn đề cần thiết có cơ chế bảo vệ cho luật sư khi tham gia tố tụng như cơ chế bảo vệ Thẩm phán, Kiểm sát viên, vì luật sư cũng là người góp phần rất quan trọng vào việc bảo vệ sự thật, bảo vệ pháp luật. Đồng thời đề nghị Bộ Công an rút vụ việc này lên Bộ để trực tiếp điều tra để đảm bảo tính khách quan.

Vụ việc của luật sư Trần Hồng Lĩnh cũng đã khẳng định: nghề luật sư là một nghề đặc biệt nguy hiểm, do đó cũng cần có một cơ chế bảo vệ đặc biệt, đây là một nhiệm vụ quan trọng mà Liên đoàn luật sư Việt Nam đã và đang đặt lên hàng đầu để bảo vệ cho luật sư thành viên của mình.

Luật sư Thanh Thuỷ

Cập nhật thông tin chi tiết về Luật Sư Trần Hồng Phong Sẽ Tiếp Tục Tham Gia Phiên Toà Hồ Duy Hải trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!