Bạn đang xem bài viết Lực Lượng Công An Nhân Dân Hưởng Ứng Ngày Pháp Luật Nước Chxhcn Việt Nam 2022 được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhân Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam năm 2017 (09/11), Trung tướng, chúng tôi Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp – Bộ Công an có bài viết “Lực lượng Công an nhân dân hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam 2017”. Cổng Thông tin điện tử Học viện CSND xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc toàn văn bài viết.
Ngày 20/6/2012, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 3, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013. Luật PBGDPL quy định ngày 09/11 là Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam (Ngày Pháp luật), đây cũng là ngày Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 1946 – bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta. Ngày Pháp luật được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật; xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ ứng xử phù hợp với quy định của Hiến pháp, pháp luật; đề cao ý thức làm chủ, tôn trọng kỷ luật, tự do trong khuôn khổ pháp luật; giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân; nâng cao hiệu quả xây dựng và thi hành pháp luật, hướng tới xây dựng nền văn hóa pháp lý, góp phần xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đối với lực lượng Công an nhân dân, việc hưởng ứng Ngày Pháp luật còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc cho mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nói riêng và cán bộ, nhân dân nói chung trong việc đề cao giá trị của Hiến pháp, pháp luật, hướng cho mọi tổ chức, cá nhân có hành vi, thái độ xử sự đúng pháp luật, qua đó góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Sau hơn 04 năm triển khai thực hiện, Ngày Pháp luật đã trở thành sinh hoạt chính trị, pháp lý thường niên, sôi nổi, có sức lan tỏa trong lực lượng Công an nhân dân, được các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ; các học viện, nhà trường trong Công an nhân dân và Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Công an các đơn vị, địa phương) tích cực hưởng ứng và tổ chức thực hiện nghiêm túc, thường xuyên, liên tục, đi vào nề nếp với những mục tiêu, hoạt động ngày càng cụ thể, thực chất, góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ Công an các cấp về vị trí, vai trò quan trọng của Hiến pháp, pháp luật, ý thức thượng tôn pháp luật, tôn trọng kỷ cương, kỷ luật cũng như năng lực xây dựng và áp dụng pháp luật, trách nhiệm thi hành và bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, nâng cao tinh thần, thái độ phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Năm 2017, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư mà trọng tâm trước mắt là thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”; Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh nước ta đang chủ động hội nhập quốc tế, bên cạnh những thuận lợi, công tác bảo vệ an ninh, trật tự cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đó là: tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; các thế lực thù địch ráo riết đẩy mạnh các hoạt động chống phá với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; cùng với tác động của những vấn đề an ninh phi truyền thống, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật vẫn còn diễn biến phức tạp. Mặt khác, một bộ phận cán bộ, chiến sĩ nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của pháp luật trong quản lý xã hội nói chung và quản lý nhà nước về an ninh, trật tự nói riêng, ý thức chấp hành pháp luật của một số cá nhân, tổ chức còn hạn chế. Trong bối cảnh đó, việc tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội nói chung, cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân nói riêng là rất cần thiết. Cùng đó, xây dựng, ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/ĐUCA ngày 01/8/2017 của Đảng ủy Công an Trung ương về tiếp tục hoàn thiện pháp luật về an ninh, trật tự đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; tổ chức phổ biến, quán triệt, xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/ĐUCA tại đảng bộ Công an các đơn vị, địa phương để tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong toàn lực lượng, nhằm tạo đột phá, nâng cao chất lượng, hiệu quả cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật về an ninh, trật tự của lực lượng Công an nhân dân. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung các bộ luật, luật, pháp lệnh điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực an ninh, trật tự có tác động đến quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013, đổi mới tổ chức, hoạt động của Công an nhân dân, như: Luật Công an nhân dân, Luật An ninh mạng, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam… nhằm tạo hành lang pháp lý ngày càng hoàn chỉnh để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và đấu tranh phòng, chống tội phạm. Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam và phát huy tinh thần Ngày Pháp luật theo chỉ đạo của đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an: “Mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải tiên phong gương mẫu và là tấm gương sáng trong trong việc thi hành, bảo vệ Hiến pháp, pháp luật; đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân ngày nào cũng là Ngày Pháp luật”, chúng ta phải gương mẫu tuân thủ, chấp hành pháp luật; tích cực, chủ động, thường xuyên học tập, tìm hiểu và nắm vững pháp luật để hướng dẫn, tư vấn, giải thích, áp dụng, thuyết phục và vận động nhân dân chấp hành pháp luật; tuân thủ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, điều lệnh Công an nhân dân; nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ; chung tay góp phần đưa Hiến pháp, pháp luật đi vào cuộc sống./.
Trung tướng, GS. TS Nguyễn Ngọc Anh
Báo Điện Tử Chính Phủ Nước Chxhcn Việt Nam
Đây là ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia tại Hội nghị trực tuyến…
Chiều 23/11, tại Hà Nội, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chương trình phối hợp…
Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia vừa công bố số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân nhằm bảo đảm trật tự ATGT dịp nghỉ lễ…
Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề nghị Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải, Trưởng Ban ATGT tỉnh Quảng Bình và Nghệ An nhanh chóng khắc phục hậu quả vụ tai nạn…
Tăng cường bảo đảm an toàn giao thông cao tốc Nội Bài-Lào Cai
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia vừa có công điện yêu cầu các Bộ: Công an, Giao thông vận tải; Trưởng Ban An toàn giao thông các tỉnh:…
Ngày Pháp Luật Việt Nam
Có thể khẳng định, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, yêu cầu tăng cường vai trò của pháp luật là một tất yếu khách quan. Cùng với việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống trở thành yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp.
Theo đề xuất của Chính phủ trong quá trình xây dựng Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, ngày Pháp luật Việt Nam đã chính thức được thể chế hóa trong Luật phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012. Theo đó, Điều 8 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật quy định: ” Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội“.
Để cụ thể hóa quy định trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, trong đó quy định cụ thể nội dung, hình thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong tổ chức triển khai thực hiện Ngày Pháp luật. Theo đó, Ngày Pháp luật được tổ chức với các nội dung: ” Khẳng định trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý Nhà nước và đời sống xã hội; giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật, lợi ích của việc chấp hành pháp luật; tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, gương người tốt việc tốt trong thực hiện pháp luật“.
Như đã đề cập, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 quy định ngày 09/11 hàng năm là Ngày Pháp luật Việt Nam. Vậy, tại sao lại lấy ngày 09/11 là ngày Pháp luật Việt Nam mà không phải ngày nào khác? Được biết, đó là ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta năm 1946, khởi đầu cho tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Bản Hiến pháp năm 1946 đã thấm nhuần, quán triệt sâu sắc tinh thần, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, là sự khẳng định mạnh mẽ các giá trị dân chủ, dân quyền, thượng tôn pháp luật và được kế thừa trong các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992, 2013.
Năm 2013 là năm đầu tiên tổ chức thực hiện ngày Pháp luật Việt Nam trong phạm vi toàn quốc. Đến nay đã 06 năm trôi qua, ngày Pháp luật Việt Nam có ý nghĩa, vai trò to lớn trong việc giáo dục sâu sắc, đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân phải có hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị pháp lý trong đời sống xã hội. Thông qua ngày Pháp luật Việt Nam cũng là dịp để các cơ quan, tổ chức đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật, từ đó tiếp tục đề ra những giải pháp, phương hướng mới hiệu quả hơn để hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng hoàn thiện./.
Pháp Nhân Nước Ngoài Là Gì? Quy Chế Pháp Lý Của Pháp Nhân Nước Ngoài Tại Việt Nam
Pháp nhân nước ngoài là gì? Pháp nhân nước ngoài tiếng Anh là gì? Pháp nhân nước ngoài chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật của nước pháp nhân mang quốc tịch? Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam?
Pháp nhân nước ngoài là tổ chức có tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật nước ngoài. Đối với Việt Nam, pháp nhân nước ngoài là tổ chức hưởng tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật nước ngoài và được công nhận là có quốc tịch nước ngoài.
Pháp nhân nước ngoài tiếng Anh có nghĩa là: Foreign Legal Entity
Đối với nhiều hệ thống pháp luật thì: Một pháp nhân nước ngoài tương tự như một công ty nước ngoài.
Essentially, a foreign legal entity is similar to a foreign corporation
Pháp nhân nước ngoài chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật của nước pháp nhân mang quốc tịch điều chỉnh: năng lực pháp luật dân sự, điều kiện thủ tục thành lập, hợp nhất, giải thể, chia tách, thanh lí tài sản khi giải thể pháp nhân; Pháp luật nước sở tại quy định quyền và nghĩa vụ của pháp nhân, lĩnh vực hoạt động, phạm vi hoạt động, quy mô ngành nghề…
Quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài còn thể hiện ở chỗ khi các quyền và lợi ích hợp pháp của pháp nhân nước ngoài bị xâm phạm thì nó sẽ được nước mà nó mang quốc tịch thực hiện sự bảo hộ pháp lý về mặt ngoại giao.
Nội dung quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài là không giống nhau giữa các nước và ngay trong cùng một nước ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau quy chế pháp lý đối với pháp nhân nước ngoài không phải lúc nào cũng giống nhau
4. Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam
Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam được xác định trên cơ sở pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Tuy nhiên nội dung cụ thể của quy chế pháp lý dân sự của các loại pháp nhân ước ngoài hoạt động ở Việt Nam không hoàn toàn giống nhau.
4. Năng lực pháp luật của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam
“Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được xác định theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Với cá nhân, khả năng tham gia quan hệ pháp luật dân sự được pháp luật thừa nhân nhưng việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật chỉ được thực hiện khi cá nhân đạt đến một độ tuổi nhất định, có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Ngược lại, đối với pháp nhân, kể từ thời điểm được pháp luật thừa nhận tư cách pháp lý, pháp nhân có quyền tham gia xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật dân sự Như vậy, có thể thấy năng lực pháp luật của pháp nhân bao gồm cả khả năng pháp nhân có quyền và nghĩa vụ và khả năng pháp nhân bằng hành vi của mình xác lập các quyền và nghĩa vụ.
– Xét theo phương diện thứ hai, khả năng pháp nhân bằng hành vi xác lập các quyền và nghĩa vụ được xem xét dưới các điều kiện mà điều kiện mà pháp nhân cần phải đáp ứng khi tham gia vào các lĩnh vực cụ thể. Chẳng hạn những yêu cầu về vồn pháp định, nhân sự chất lượng cao, cơ sở vật chất kỹ thuật… mà mỗi quốc gia có thể đặt ra những quy định khác nhau. Trong trường hợp này, việc xác định điều kiện phải tuân theo pháp luật nước nơi pháp nhân tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cập nhật thông tin chi tiết về Lực Lượng Công An Nhân Dân Hưởng Ứng Ngày Pháp Luật Nước Chxhcn Việt Nam 2022 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!