Xu Hướng 6/2023 # Mẫu Chữ Ký Số Trên Văn Bản Điện Tử Đúng Chuẩn Thông Tư 01 # Top 7 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Mẫu Chữ Ký Số Trên Văn Bản Điện Tử Đúng Chuẩn Thông Tư 01 # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Mẫu Chữ Ký Số Trên Văn Bản Điện Tử Đúng Chuẩn Thông Tư 01 được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

>> Chữ ký số điện tử là gì? Phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số >> Cơ chế bảo mật của phần mềm chữ ký số an toàn nhất như thế nào?

Thông tư 01/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ được ban hành áp dụng cho các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức không thuộc nhà nước được khuyến khích thực hiện theo các quy định áp dụng trong Thông tư này.

1. Về hình thức và thông tin hiển thị của chữ ký số trên văn bản điện tử

1.1. Mẫu chữ ký số cho tổ chức

Mẫu chữ ký số của tổ chức

Hình ảnh chữ ký số: Hình ảnh đại diện cho chữ ký số doanh nghiệp phải là mẫu con dấu màu đỏ của doanh nghiệp. Dù là hình ảnh nhưng chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương với con dấu, nên kích thước hình ảnh đại diện phải bằng với kích thước thật của con dấu ở ngoài đời và được lưu dưới định dạng đuôi .png (Portable Network Graphics).

Thông tin chữ ký số: Chữ ký số hợp lệ phải hiển thị đầy đủ tên doanh nghiệp/tổ chức/cơ quan, thời gian ký (ghi cụ thể ngày tháng năm, giờ, phút, giây; múi giờ Việt Nam theo tiêu chuẩn ISO 8601).

1.2. Mẫu chữ ký số cho cá nhân trong tổ chức

Mẫu chữ ký số của cá nhân trong tổ chức

Pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì ký bằng chữ ký số của cá nhân.

Dùng trong các giao dịch của tổ chức theo phân công chức năng quyền hạn của tổ chức.

1.3. Mẫu chữ ký số cho cá nhân

Mẫu chữ ký số của cá nhân

Hình ảnh chữ ký số: Hình ảnh đại diện cho chữ ký số của mỗi cá nhân là chữ ký tay của người ký, có màu xanh, được lưu và hiển thị dưới định dạng đuôi .png.

Thông tin chữ ký số: Chữ ký số cá nhân không yêu cầu thông tin của người ký nên chỉ cần hiển thị hình ảnh chữ ký hợp lệ là có thể sử dụng được.

1.4 Mẫu chữ ký số hợp lệ

Chữ ký số hợp lệ là khi bấm vào chữ ký số trên văn bản sẽ hiển thị thông tin chi tiết như sau:

2. Về vị trí của chữ ký số trên văn bản điện tử

Đối với chữ ký số cá nhân, cách thức ký sẽ đơn giản tương tự như khi ký trên văn bản giấy. Người dùng có trách nhiệm đặt chữ ký số tại vị trí được yêu cầu ký bằng thẩm quyền của mình.

Còn đối với chữ ký số doanh nghiệp, vị trí của chữ ký số cần tuân thủ theo các nguyên tắc như sau:

Đối với văn bản nhận (văn bản đến) dưới dạng điện tử đã được ký số bởi bên phát hành văn bản, doanh nghiệp, cơ quan sẽ không cần phải ký số.

Đối với văn bản nhận là dạng giấy nhưng được điện tử hóa thành văn bản số thì doanh nghiệp, cơ quan sẽ ký số ở góc trên bên phải tại trang đầu tiên của văn bản.

Đối với văn bản gửi (văn bản đi) có đầy đủ chữ ký số cá nhân của lãnh đạo lẫn chữ ký số doanh nghiệp/cơ quan: chữ ký số doanh nghiệp/cơ quan sẽ được ký đè lên 1 khoảng có tỷ lệ bằng 1/3 chữ ký số cá nhân của lãnh đạo về phía bên trái.

Đối với văn bản gửi được điện tử hóa từ văn bản giấy đã có chữ ký tay của lãnh đạo và con dấu của cơ quan: chữ ký số doanh nghiệp/cơ quan sẽ được ký ở góc trên cùng bên tay phải của trang đầu tiên trong văn bản.

3.1. Đối với văn bản gửi

– Mọi văn bản mà doanh nghiệp, cơ quan gửi đi phải được ký số trước khi đăng ký vào Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành.

– Nếu văn bản gửi là văn bản điện tử thì phải có đầy đủ đồng thời cks cá nhân của lãnh đạo doanh nghiệp/cơ quan và chữ ký số của doanh nghiệp/cơ quan đó. Còn nếu văn bản gửi là văn bản giấy được điện tử hóa thì chỉ cần có chữ ký số của doanh nghiệp/cơ quan phát hành văn bản.

– Chữ ký số được ký trên văn bản phải đảm bảo chính xác về mặt hình thức và thông tin như đã hướng dẫn trong mục 1 phía trên.

Lưu ý: Thời gian hiển thị trên chữ ký số của doanh nghiệp/cơ quan phải trùng khớp với thời gian mà văn bản được ban hành.

3.2. Đối với văn bản nhận

– Mọi văn bản mà doanh nghiệp, cơ quan nhận được phải được ký số trước khi đăng ký vào Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành.

– Các cơ quan, đơn vị địa phương có quyền không tiếp nhận các văn bản điện tử chưa được ký số theo quy định. Đồng thời phải có trách nhiệm thông báo về nơi văn bản được gửi đi về việc từ chối tiếp nhận văn bản nhằm kiểm tra, rà soát để không bị thiếu sót trong khâu phát hành văn bản.

– Đối với văn bản nhận là văn bản đã được điện tử hóa và ký số bởi doanh nghiệp/cơ quan phát hành: doanh nghiệp/cơ quan nhận văn bản phải kiểm tra cks theo quy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử tại Thông tư 41/2017/TT-BTTTT.

Nếu kiểm tra thấy chứng thư số hợp lệ thì văn bản sẽ được tiếp nhận và cập nhật vào hệ thống quản lý văn bản và điều hành. Nếu chữ ký số không hợp lệ hoặc không đúng thông tin trên văn bản thì phải thông báo cho doanh nghiệp/cơ quan gửi văn bản để tiến hành giải quyết.

– Đối với văn bản nhận là văn bản giấy: doanh nghiệp/cơ quan nhận văn bản sẽ điện tử hóa văn bản đã được ký trên giấy, sau đó ký số bằng chữ ký số của doanh nghiệp/cơ quan lên trước khi nhập văn bản đó vào Hệ thống quản lý văn bản và điều hành. Hình thức, thông tin và vị trí của cks phải được làm theo đúng hướng dẫn đã quy định phía trên.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Hiệu Quả Của Văn Bản Điện Tử, Chữ Ký Số

Đến nay, 100% bộ, ngành, địa phương kết nối, liên thông và gửi nhận văn bản điện tử với trục liên thông văn bản quốc gia. Bước đầu để tích hợp, chia sẻ dữ liệu trở nên đơn giản hơn. Tiếp theo là áp dụng chữ ký điện tử, giúp ký giấy tờ không còn phải trực tiếp, tiết kiệm 1.200 tỷ đồng/năm từ công việc này.

Mang lại nhiều tiện ích khi áp dụng công nghệ xử lý giấy tờ

Đúng là như thế, theo Cục trưởng cục kiểm soát thủ tục hành chính, ông Ngô Hải Phan cho hay: “chỉ riêng giai đoạn từ 12/3 đến 27/5/2019 đã có 36.327 văn bản gửi và 105.325 văn bản nhận “đi qua” trục liên thông văn bản quốc gia”. Điều này cho thấy khối lượng văn bản gửi đi rất nhiều, nếu áp dụng phương pháp truyền thống gửi nhận trực tiếp sẽ tiếp tục tốn kém thời gian và tiền bạc.

Đối với việc triển khai chữ ký số trong gửi, nhận văn bản điện tử, Ban Cơ yếu Chính phủ đã cung cấp trên 150.000 chứng thư số cho các bộ, ngành, địa phương; cấp 96/154 (62%) chữ ký số cho lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan trung ương và 118/262 chữ ký số cho lãnh đạo các địa phương. Đánh giá sơ bộ cho thấy, việc gửi, nhận văn bản điện tử mang lại rất nhiều tiện ích. Việc kết nối gửi, nhận văn bản qua trục liên thông văn bản quốc gia rất thuận lợi, giảm lượng phát hành văn bản giấy, là bước cải cách lớn, giúp cơ quan nhà nước giải quyết nhanh chóng, hiệu quả công việc…

Chữ ký số cần được đẩy mạnh hơn

Song song với việc phát triển hệ thống văn bản số, thì chữ ký số càng được đề cao. Tuy nhiên, tỷ lệ gửi văn bản có tích hợp chữ ký số còn thấp, nhất là Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, các tỉnh Lai Châu, Vĩnh Phúc, Quảng Bình. Lý do được đưa ra là để bảo đảm tính toàn vẹn của văn bản điện tử và quy định ban hành và phát hành văn bản, văn bản điện tử phát hành phải có tối thiểu 6 chữ ký số.

Văn bản có phụ lục, số lượng chữ ký sẽ rất lớn, điều này làm tăng đáng kể dung lượng đường truyền và thời gian xác thực chữ ký số. Tuy nhiên, trên cơ sở nền tảng số, tiến tới cải thiện dần những điểm bất cập mà chữ ký số còn mắc phải. Cùng với đó là việc tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn để nâng cao nhận thực, năng lực cán bộ trong việc triển khai và áp dụng chữ ký số. Hơn hết hệ thống cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin của các cơ sở cung cấp chữ ký số cần được hoàn thiện để đảm bảo tính bảo mật, an toàn của chữ ký điện tử.

Đặc biệt, sắp tới khi việc sử dụng hóa đơn điện tử thay thế hoàn toàn hóa đơn giấy, chữ ký số càng cho thấy được vai trò của mình trong vòng quay công nghệ. Văn bản điện tử, chữ ký số sẽ là cách thức mới, mặc dù còn nhiều khó khăn và bất cập, tuy nhiên đây sẽ là căn cứ để hoàn thiện hơn hệ thống từ đó khi đi vào áp dụng triệt để sẽ giảm bớt vấn đề phát sinh.

Tập Huấn Văn Bản Điện Tử Có Xác Thực Chữ Ký Số

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-BNTMT ngày 09/ 8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc sử dụng văn bản điện tử có xác thực chữ ký số trên Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc, kể từ ngày 06/9/2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ chính thức thực hiện sử dụng hoàn toàn văn bản điện tử hành chính có xác thực chữ ký số trên Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ điện tử của Bộ.

Phát biểu tại Hội nghị tập huấn, ông Lê Phú Hà, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường cho biết, mục đích của việc tập huấn lần này là nhằm giúp các đơn vị thuộc Bộ sử dụng chữ ký số một cách thành thạo, hiệu quả; góp phần nâng cao chất lượng công việc và tạo thuận lợi cho công tác chỉ đạo điều hành của từng đơn vị nói riêng và Bộ, ngành Tài nguyên và Môi trường nói chung.

“Đây cũng là bước cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Quyết định số 28/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc gửi, nhận văn bản điện tử thông qua kết nối, liên thông giữa các hệ thống quản lý văn bản và điều hành giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước; cũng như thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Hồng Hà tại Chỉ thị số 01/CT-BTNMT” – Ông Lê Phú Hà cho biết.

Bên cạnh việc phổ biến các kiến thức, vị trí, vai trò của chữ ký số; Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường cũng đã hướng dẫn các cán bộ, công chức trong Bộ cài đặt, sử dụng phần mềm chữ ký số trên thiết bị di động thông minh; hướng dẫn quy trình xử lý Phiếu trình giải quyết công việc; đồng thời trao đổi, giải đáp các thắc mắc trong quá trình thực hành sử dụng phần mềm chữ ký số.

Sự Khác Nhau Giữa Chữ Ký Điện Tử Và Chữ Ký Số

Khái niệm chữ ký điện tử và chữ ký số

Chữ ký điện tử là gì? Chữ ký điện tử là đoạn thông tin đi kèm với dữ liệu. Những dữ liệu bao gồm: hình ảnh, video, văn bản…. Chữ ký điện tử thường được sử dụng trong các giao dịch điện tử. Nhằm mục đích để chứng thực tác giả đã ký vào dữ liệu đó. Chữ ký điện tử là một thay thế cho chữ ký viết tay của cá nhân hay doanh nghiệp.

Chữ ký số là gì? Chữ ký số là thông tin đi kèm theo các tài liệu điện tử như Word, Excel, PDF,…; hình ảnh; video…) nhằm mục đích xác nhận chủ sở hữu dữ liệu đó. Nó mã hóa tài liệu và nhúng vĩnh viễn thông tin vào đó. Nếu người dùng cố gắng thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong tài liệu thì nó sẽ bị vô hiệu.

Ứng dụng của chữ ký điện tử và chữ ký số là gì?

Hiện tại công nghệ chữ ký điện tử đã và đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam. Nó giúp các doanh nghiệp có thể ký hợp đồng làm ăn với các đối tác qua online. Họ không cần gặp nhau bàn chuyện rồi ký hợp đồng. Đơn giản chỉ cần ký vào file tài liệu văn bản (Word, Excel, PDF,…) rồi gửi qua mail. Chữ ký điện tử dùng nhiều trong các trường hợp kê khai, nộp thuế trực tuyến, khai báo hải quan,…

Lợi ích sử dụng chữ ký điện tử và chữ ký số là gì?

Việc sử dụng chữ ký điện tử và chữ ký số giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các thủ tục và quy trình giao dịch trực tuyến, cụ thể như:

Tiết kiệm được thời gian và chi phí trong quá trình hoạt động giao dịch điện tử.

Linh hoạt trong cách thức ký kết các văn bản hợp đồng, buôn bán,… có thể diễn ra ở bất kỳ nơi đâu, ở bất kỳ thời gian nào.

Đơn giản hóa quy trình chuyển, gửi tài liệu, hồ sơ cho đối tác khách hàng, cơ quan tổ chức.

Bảo mật danh tính của cá nhân, doanh nghiệp an toàn.

Thuận lợi trong việc nộp hồ sơ thuế, kê khai thuế cho doanh nghiệp khi chỉ cần sử dụng chữ ký điện tử thực hiện các giao dịch điện tử là có thể hoàn thành xong các quá trình đó.

Bảo mật danh tính của cá nhân, doanh nghiệp một cách an toàn.

Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chữ ký số

Giá trị pháp lý của chữ ký điện điện tử

Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây:

Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu.

Phương pháp tạo chữ ký phải đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.

Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật Giao dịch Điện tử và chữ ký điện tử đó có chứng thực.

Giá trị pháp lý của chữ ký số

Để đảm bảo giá trị pháp lý, chữ ký số phải đáp ứng các điều kiện như sau:

Chữ ký số được tạo ra khi chứng thư số có hiệu lực và có thể kiểm tra được bằng khoá công khai ghi trên chứng thư số có hiệu lực đó.

Chữ ký số được tạo ra bằng khoá bí mật tương ứng với khoá công khai ghi trên chứng thư số do tổ chức có thẩm quyền cấp.

Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.

Khóa bí mật và nội dung thông điệp dữ liệu chỉ gắn duy nhất với người ký khi người đó ký số thông điệp dữ liệu.

Phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số

Bảng so sánh chữ ký điện tử và chữ ký số

Yếu tố so sánh Chữ ký điện tử Chữ ký số

Tính chất Chữ ký điện tử có thể là bất kỳ biểu tượng, hình ảnh, quy trình nào được đính kèm với tin nhắn hoặc tài liệu biểu thị danh tính của người ký và hành động đồng ý với nó. Chữ ký số có thể được hình dung như một “dấu vân tay” điện tử, được mã hóa và xác định danh tính người thực sự ký nó.

Tiêu chuẩn Không phụ thuộc vào các tiêu chuẩn.

Không sử dụng mã hóa.

Sử dụng các phương thức mã hóa mật mã.

Cơ chế xác thực Xác minh danh tính người ký thông qua email, mã PIN điện thoại, v.v. ID kỹ thuật số dựa trên chứng chỉ.

Tính năng Xác minh một tài liệu. Bảo mật một tài liệu.

Xác nhận Không có quá trình xác nhận cụ thể. Được thực hiện bởi các cơ quan chứng nhận tin cậy hoặc nhà cung cấp dịch vụ ủy thác.

Bảo mật Dễ bị giả mạo. Độ an toàn cao.

Cập nhật thông tin chi tiết về Mẫu Chữ Ký Số Trên Văn Bản Điện Tử Đúng Chuẩn Thông Tư 01 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!