Bạn đang xem bài viết Mẫu Đơn Cam Kết Sở Hữu Nhà Ở Duy Nhất Để Xin Cấp Đất Tái Định Cư ? Tư Vấn Mua Bán Đất Tái Định Cư được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Căn cứ theo quy định tại điều 79 Luật đất đai 2013 thì khi nhà nước thu hồi đất ở mà thuộc trường hợp hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở. Theo đó, theo quy định của pháp luật thì khi có quyết định thu hồi đất thì cơ quan có thẩm quyền phải thành lập ban giải phóng mặt bằng để tiến hành kiểm kê, đo đạc, tìm hiểu những thông tin cần thiết và đưa ra phương án bồi thường phù hợp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay quá trình quản lý đất đai của nước ta chưa được kiểm soát chặt chẽ, cho nên rất khó có thể xác định được ngoài phần đất bị thu hồi thì người có đất bị thu hồi còn có phần đất ở nào khác hay không, cho nên, thực tế hiện nay cơ quan có thẩm quyền thường yêu cầu người sử dụng đất tự cam kết về việc sử dụng đất của mình.
Thành phố A, ngày24 .tháng 09 năm2023
GIẤY XÁC NHẬN CHỈ CÓ DUY NHẤT MỘT BẤT ĐỘNG SẢN
Kính gửi: UBND xã, phường, thị trấn…….
Ông:.Nguyễn Văn A Sinh năm: .1980
CMND số: 0123456789 do Công an: Tỉnh A cấp ngày 9/11/2010
Vợ là bà: Nguyễn Thị B Sinh năm: 1985
CMND số:1234567890 do Công an: Tỉnh A cấp ngày 20/10/2010
Chúng tôi cùng đăng ký hộ khẩu thường trú tại: Số 6, ngách 30 đường B, thành phố A
Bằng văn bản này tôi xin cam kết, trình bày và đề nghị Quý cơ quan xác nhận cho tôi/chúng tôi là chỉ có duy nhất một bất động sản đến thời điểm hiện nay, cụ thể như sau:
Ngày.24../..09../..2014….. tôi/chúng tôi đã được UBND…….thành phố A…….cấp cho Giấy chứng nhận…quyền sở hữu nhà ở……… đối với nhà/nhà đất tại..số 6, ngách 30 đường B, thành phố A… theo Quyết định …số 123……. Đây là căn nhà duy nhất của tôi/chúng tôi, ngoài ra tôi/chúng tôi không còn bất động sản chung/riêng nào hết.
Tôi/Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Quý cơ quan!
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: để được giải đáp.
Các Trường Hợp Được Giao Đất Tái Định Cư Tại Đắk Nông
Điều 29 Quyết định số 07/2023/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đắk Nông quy định các trường hợp được giao đất tái định cư tại Đắk Nông bao gồm:
TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC GIAO ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ TẠI ĐẮK NÔNGCác trường hợp được giao đất tái định cư tại Đắk Nông
Quyết định số 07/2023/QĐ-UBND ban hành quy định cụ thể một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đắc Nông;
Nội dung kiến thức về chính sách hỗ trợ tại Đắk Nông:Điều 29 Quyết định số 07/2023/QĐ-UBND quy định các trường hợp được giao đất tái định cư tại Đắk Nông bao gồm:
1. Hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở do thu hồi hết đất ở hoặc diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của UBND tỉnh (nhỏ hơn diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa do UBND tỉnh quy định) mà hộ gia đình, cá nhân không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.
2. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi.
3. Trường hợp trong hộ gia đình quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP mà trong hộ có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở thu hồi thì mỗi hộ gia đình được giao một (01) lô đất tái định cư.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở thuộc trường hợp phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi.
5. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà có nguồn gốc do lấn, chiếm, khi Nhà nước thu hồi đất mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi.
6. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất tại nơi tái định cư đều phải nộp tiền sử dụng đất theo giá đất do UBND tỉnh quyết định tại thời điểm giao đất. Trường hợp có khó khăn về tài chính, có nguyện vọng ghi nợ thì được ghi nợ số tiền sử dụng đất phải nộp trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.
Để được tư vấn chi tiết về các trường hợp được giao đất tái định cư tại Đắk Nông quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6500 để để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất!
Xin chân thành cảm ơn!
Phương Án Tái Định Cư
Hỏi: Cho tôi hỏi là sau khi thu hồi đất ở để thực hiện dự án mở đường thì phương án tái định cư cho những người thuộc diện thu hồi được thực hiện như thế nào?
Theo quy định của Luật Đất đai 2013 về thực hiện phương án tái định cư như sau:
Điều 85. Lập và thực hiện dự án tái định cư
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất.
2. Khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền.
3. Việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư.
4. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Điều 86. Bố trí tái định cư cho người có đất ở thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở
1. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao trách nhiệm bố trí tái định cư phải thông báo cho người có đất ở thu hồi thuộc đối tượng phải di chuyển chỗ ở về dự kiến phương án bố trí tái định cư và niêm yết công khai ít nhất là 15 ngày tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và tại nơi tái định cư trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bố trí tái định cư.
Nội dung thông báo gồm địa điểm, quy mô quỹ đất, quỹ nhà tái định cư, thiết kế, diện tích từng lô đất, căn hộ, giá đất, giá nhà tái định cư; dự kiến bố trí tái định cư cho người có đất thu hồi.
2. Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư. Ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng.
Phương án bố trí tái định cư đã được phê duyệt phải được công bố công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và tại nơi tái định cư.
3. Giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư, giá bán nhà ở tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
4. Trường hợp người có đất thu hồi được bố trí tái định cư mà tiền bồi thường, hỗ trợ không đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu.Chính phủ quy định cụ thể suất tái định cư tối thiểu cho phù hợp với điều kiện từng vùng, miền và địa phương.
Nếu cần tư vấn, giải đáp thắc mắc vui lòng liên hệ:
Ngô Thị Thanh Thúy
ĐT: 0909 283 917
Văn phòng: số 43, Lê Thị Hồng Gấm, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh
Mời bạn đọc sách: CẨM NANG MUA BÁN ĐẤT – PHÁP LÝ, CHIÊU TRÒ VÀ MƯU KẾ, tại link này:
Mời bạn đọc sách: CẨM NANG MUA BÁN NHÀ – PHÁP LÝ, CHIÊU TRÒ VÀ MƯU KẾ, tại link này:
Mời bạn đọc sách: QUẢN TRỊ RỦI RO PHÁP LÝ TRONG KINH DOANH, tại link này:
Các Trường Hợp Được Hỗ Trợ Tái Định Cư Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất Ở ? Cách Tính Tiền Hỗ Trợ Tài Sản Trên Đất ?
Tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1. Thu hồi đất theo quy định của pháp luật:
Theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 thì:
“Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.”
Vì vậy việc thu hồi đất sẽ chỉ do Nhà nước thực hiện đối với đất được Nhà nước giao quyền sử dụng hoặc đất vi phạm pháp luật về đất đai.
+ Nguyên tắc để thu hồi đất:
Ở Việt Nam đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu (Hiến pháp năm 2013). Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất; quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không phải do người sử dụng đất, hoặc người được trao quyền sử dụng đất tạo ra. Như vậy, thu hồi đất là phạm trù không thể thiếu trong toàn bộ các quyền của chủ sở hữu đất đai do Nhà nước làm đại diện.
Một nguyên tắc duy nhất và quan trọng khi thu hồi đất là phải bồi thường, trong trường hợp nhà nước thu hồi đất đích thực là đất của dân, bất luận là đất nền, đất thổ cư hay đất nông nghiệp.
Bồi thường về đất là việc nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất được quy định tại Điều 5 Luật Đất đai Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất là việc nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển.
Căn cứ theo Điều 74 luật đất đai quy định về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất thì:
– Hộ gia đình, cá nhân sẽ được bồi thường về đất nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể.
– Bên bồi thường, giải phóng mặt bằng sẽ căn cứ vào nguồn gốc của đất, mục đích sử dụng, vị trí của đất để xác định mức giá cụ thể theo quy định của pháp luật.
– Nếu bên cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện bồi thường không khách quan công bằng, có sự chênh lệch giá giữa các hộ dân khi đất cùng nằm một vị trí, cùng mục đích sử dụng đất thì hành vi trên là trái quy định của pháp luật. Bạn có quyền làm đơn khiếu nại hoặc làm đơn tố cáo gửi bên cơ quan thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng yêu cầu giải quyết.
Theo Điều 66 Luật đất đai 2013: cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất là:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
– Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
– Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
– Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; – Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.
+ Trình tự thực hiện việc thu hồi đất:
Việc thực hiện thu hồi đất sẽ thực hiện theo trình tự sau:
(1) Cơ quan tài nguyên và môi trường xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.
(2) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành Thông báo thu hồi đất và gửi đến từng người có đất thu hồi; họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân nơi có đất thu hồi. Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì thực hiện như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành Quyết định kiểm đếm bắt buộc đối với trường hợp đã được vận động, thuyết phục nhưng người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế đối với trường hợp người sử dụng đất không thực hiện Quyết định kiểm đếm bắt buộc.
(3) Tổ chức làm nghiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
(4) Tổ chức làm nghiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về Phương án bồi thương, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai Phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.
(5) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền.
(6) Cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm định Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chuẩn bị hồ sơ thu hồi đất.
(7) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền Quyết định thu hồi đất và Quyết định phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày theo thẩm quyền
(8) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định p hê duyệt P hương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
(10) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng.
+ Trình tự thực hiện viêc cưỡng chế thu hồi đất
Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì thực hiện như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành Q uyết định cưỡng chế thực hiện Quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế đối với trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế đối với trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
– Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành;
– Ban thực hiện cưỡng chế thực hiện cưỡng chế theo phương án đã được phê duyệt nếu có đủ 4 điều kiện:
Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;
Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;
Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại thì vẫn phải tiếp tục thực hiện quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là trái pháp luật thì phải dừng cưỡng chế nếu việc cưỡng chế chưa hoàn thành; hủy bỏ quyết định thu hồi đất đã ban hành và bồi thường thiệt hại do quyết định thu hồi đất gây ra (nếu có).
Như vậy, Trong trường hợp bạn chứng minh được việc thu hồi đất không theo trình tự thủ tục nêu trên thì bạn hoàn toàn có đủ điều kiện khởi kiện quyết định thu hồi đất tại Tòa án nhân dân. Còn trong trường hợp việc thu hồi là hoàn phù hợp với quy định trình tự thủ tục pháp luật thì bạn có thể xem xét vấn đề bồi thường đất chứ không nên phản đối quyết định thu hồi đất của Nhà nước.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Đà Nẵng: Giao Đất Tái Định Cư Thực Tế Cho Hộ Giải Tỏa Làm Nhà Ở Không Quá 3 Ngày Làm Việc
(TN&MT) – UBND thành phố Đà Nẵng vừa ban hành quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 15/2023/QĐ-UBND ngày 10-4-2023.
Theo đó, sửa đổi, bổ sung một số quy định về căn cứ thực hiện thu hồi đất; giao nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư; kế hoạch thu hồi đất; thông báo thu hồi đất; hồ sơ ban hành quyết định thu hồi đất; thành lập hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; lập kế hoạch, niêm yết, lấy ý kiến về dự thảo, hoàn chỉnh kế hoạch bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao đất, thu tiền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các trường hợp thuộc diện bố trí đất tái định cư…
UBND thành phố quy định trong thời gian 7 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch thu hồi đất, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường tại các quận, huyện có trách nhiệm nộp hồ sơ tại cơ quan tài nguyên môi trường để thẩm tra và trình UBND cùng cấp ký thông báo thu hồi đất.
Trước khi có quyết định thu hồi đất chậm nhất 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết.
UBND thành phố cũng quy định về thời gian giao đất đối với các trường hợp thuộc diện bố trí tái định cư không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày người sử dụng đất liên hệ và đề nghị nhận đất tái định cư (nhận đất thực tế), tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường có trách nhiệm thực hiện các thủ tục về việc bàn giao đất tại thực địa cho người sử dụng đất.
Sau đó không quá 2 ngày làm việc, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường lập thủ tục, chuyển toàn bộ hồ sơ theo quy định cho Phòng Tài nguyên và Môi trường (qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả) để lập thủ tục trình UBND các quận, huyện ban hành quyết định giao đất trong thời gian không quá 5 ngày làm việc sau đó.
Việc tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, xác lập hồ sơ và luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính, ban hành thông báo nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định, trình tự của Bộ thủ tục hành chính một cửa của quận, huyện hoặc của tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường của quận, huyện.
(TN&MT) – Trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 15, HĐND thành phố khóa IX vào sáng 8/7, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TP. Đà Nẵng Tô Văn Hùng khẳng định, không có chuyện người nước ngoài được mua đất, giao đất ở TP. Đà Nẵng.
Quyền Sở Hữu Nhà Của Người Việt Định Cư Ở Canada
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này.
b) Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở, tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật này.
Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
c) Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam.
d) Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 7 và Khoản 1: Điểm b, Khoản 2, Điều 8 Luật Nhà ở năm 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở Việt Nam.
Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và phải có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản, mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.
Theo Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 99/2023/NĐ-CP ngày 20/10/2023 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì phải có giấy tờ sau đây:
– Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu.
– Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nếu vợ bạn thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, được phép nhập cảnh vào Việt Nam, vợ bạn sẽ được sở hữu nhà ở, có các quyền của chủ sở hữu nhà ở trong đó có quyền được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu.
VICTORY chuyên tư vấn các chương trình đầu tư định cư tại Canada, vui lòng liên hệ với VICTORY qua Hotline:0942.997.499 để được hỗ trợ thêm thông tin.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mẫu Đơn Cam Kết Sở Hữu Nhà Ở Duy Nhất Để Xin Cấp Đất Tái Định Cư ? Tư Vấn Mua Bán Đất Tái Định Cư trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!