Xu Hướng 6/2023 # Mẫu Đơn Khiếu Nại Bản Cập Nhật Năm 2022? Hướng Dẫn Viết Đơn Khiếu Nại ? # Top 10 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Mẫu Đơn Khiếu Nại Bản Cập Nhật Mới Nhất Năm 2022? Hướng Dẫn Viết Đơn Khiếu Nại ? # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Mẫu Đơn Khiếu Nại Bản Cập Nhật Năm 2022? Hướng Dẫn Viết Đơn Khiếu Nại ? được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đơn khiếu nại là văn bản của đối tượng bị tác động bởi quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính mà theo họ là trái luật thì phát sinh quyền khiếu nại của người dân đối với người ra quyết định hoặc người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật:

3. Mẫu đơn khiếu nại quyết định kê biên tài sản

Công ty luật Minh Khuê cung cấp Mẫu đơn khiếu nại quyết định kê biên tài sản để Quý khách hàng tham khảo và áp dụng trên thực tiễn. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp 1900.6162 để được tư vấn, hỗ trợ:

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Về Quyết định kê biên tài sản số …./QĐ-CCTHA ngày …./…./20…. của Chi cục Thi hành án dân sự thị xã …….. – tỉnh…………

Tên tôi là: …………………………….. Ngày sinh: …./…/20….

CMND số: …………………………….

Ngày cấp: …./…./20…. Nơi cấp: Công an tỉnh ……………………

Hộ khẩu thường trú: Phường ……………….., thị xã …………, tỉnh …………..

Tôi viết đơn này khiếu nại lần thứ hai đối với Quyết định kê biên tài sản số …../QĐ-CCTHA ngày …./…./20…… của Chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) thị xã ….. – tỉnh……………… Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc cụ thể như sau:

Vào ngày ….. tháng …… năm 20……, tôi được ông …………… (sinh ngày …/…/19…, CMND số: …………., cấp ngày …./…/20…. tại Công an tỉnh ……………, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại phường ……., thị xã ……….., tỉnh …………) và bà …………….. (sinh ngày …/…/19…, CMND số: …………, cấp ngày …./…./20……. tại Công an tỉnh ………., nơi đăng ký địa chỉ thường trú tại phường …………….., thị xã …………., tỉnh …………) ký hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Phần diện đất tặng cho là ……m2 (đất ở) thuộc thửa 74, tờ bản đồ 49- II. Địa chỉ thửa đất: Tổ dân phố ….., phường ………., thị xã ……., đã được UBND tỉnh ……….. cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số …………. ngày …./…./20… mang tên ông …………. Các tài sản gắn liền với đất bao gồm: 01 nhà 03 tầng và công trình phụ trên đất. Hợp đồng tặng cho này được UBND phường …… chứng thực và lưu tại UBND….. bản chính số: ….., quyền số: …../TP/CC-SCT/HĐGD.

Theo thông tin tôi nhận được thì ngày …/…/20…. Chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự thị xã ……. đã ra quyết định số …./QĐ-CCTHA kê biên tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nêu trên để thi hành án đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ông ………… và bà …………

Không đồng ý với quyết định hành chính nói trên của Chấp hành viên Chi cục THADS thị xã …………., tôi đã làm đơn khiếu nại quyết định hành chính này tới Chi cục trưởng Chi cục THADS thị xã ………. để được xem xét, thẩm tra, giải quyết, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tôi. Chi cục trưởng Chi cục THADS thị xã ………… đã ban hành Quyết định số …../QĐ-CCTHA ngày …./…/20…. giải quyết trường hợp khiếu nại của tôi. Tuy nhiên, Chi cục trưởng Chi cục THADS thị xã ….. không chấp nhận khiếu nại của tôi, và lập luận rằng tại thời điểm Chi cục THADS thị xã ……. áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản đối với ông …….và bà ……………., quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất vẫn thuộc quyền sở hữu của ông …………. và bà ………….. Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thị xã ………….. đã căn cứ vào…………….. Tôi cho rằng quyết định và lập luận mà Chi cục trưởng Chi cục THADS thị xã …………. đưa ra không chặt chẽ và thuyết phục, không giải thích đúng quy định pháp luật hiện hành dẫn tới việc áp dụng sai pháp luật.

Theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự thì việc áp dụng các biện pháp kê biên tài sản chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ thể hiện tài sản đó là tài sản của người phải thi hành án, có thể họ đang trực tiếp quản lý sử dụng hay do người thứ ba quản lý sử dụng nhưng về mặt pháp lý tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án. Tuy nhiên, tại thời điểm Chấp hành viên Chi cục THADS thị xã …………….. ra quyết định kê biên quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nêu trên, tài sản này không còn thuộc quyền sở hữu của người thi hành án – ông ……………. và bà …………… Đối chiếu với trường hợp của tôi, sau khi Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất giữa tôi và ông ……….., bà ……… được UBND phường ……………. chứng thực theo quy định pháp luật, tôi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng kí quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và nộp tại Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất, thuộc Phòng Tài nguyên – Môi trường thị xã ……………. Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất nhận hồ sơ của tôi vào ngày 26/04/2012, vào sổ số 0304.12.00133, và có hẹn thời hạn trả kết quả cho tôi là ngày 18/05/2012. Như vậy, tôi đã thực hiện việc đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định, do đó kể từ thời điểm tôi thực hiện việc đăng ký quyền sử dụng đất là ngày 26/04/2012, Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất giữa tôi và ông ………., bà ………… có hiệu lực pháp luật, đồng nghĩa với việc quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đã thuộc quyền sở hữu của tôi. Có thể thấy việc Chấp hành viên Chi cục THADS thị xã ……….. ra quyết định kê biên tài sản không còn thuộc quyền sở hữu của đối tượng phải thi hành án như vậy là hoàn toàn trái quy định pháp luật, bên cạnh đó còn ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân tôi.

Vậy tôi làm đơn khiếu nại này kính đề nghị Quý cơ quan thẩm tra, xác minh lại quyết định hành chính nói trên, xử lý những sai phạm pháp luật của Chi cục THADS thị xã ……. – tỉnh…………, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.

Kính mong được Quý cơ quan xem xét và giải quyết.

Xin chân thành cảm ơn.

………………., ngày ….. tháng ….. năm 20…..

5. Mẫu đơn khiếu nại quyết định thi hành án

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

(Về quyết định kê biên tài sản số …../QĐ-CCTHA ngày …./…./20…. của chi cục Thi hành án dân sự thị xã Sông Công – Thái Nguyên)

Kính gửi: Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự Thị xã …………….. – tỉnh……………

Tên tôi là: ……………………………………………………………. Ngày sinh: ………/……../19……….

Số CMND: ……………………….., cấp ngày ………/……../20……., tại Công an tỉnh …………….

Thường trú tại: Tổ ……………, Phường ………………., Thị xã ………….., tỉnh ……………………

Tôi viết đơn xin trình bày với quý cơ quan một việc như sau:

Gia đình tôi có mảnh đất thửa ….., tờ bản đồ ……, diện tích: ……..m2 (đất ở). Địa chỉ thửa đất: Tổ dân phố ……, phường …………, thị xã …………….., đã được UBND tỉnh ………………. cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số …………… ngày …../……/20……. mang tên chồng tôi ông ……………… (số CMND …………..) và các tài sản trên đất bao gồm: ……….. nhà ………… tầng và công trình phụ trên đất.

Ngày ……… tháng ……….. năm 20……………tôi và chồng tôi có làm hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của mảnh đất trên cho ông …………….. (số CMND ………, thường trú tại Phường ………….. – Thị xã ………… – ……….). Hợp đồng tặng cho tài sản trên đã được chứng thực tại UBND phường …………… – Thị xã ………. – …………., hợp đồng số ………, Quyển số: ……… TP/CC-SCT/HĐGD.

Một thời gian sau, gia đình tôi có xảy ra tranh chấp về tài sản, và theo sự thỏa thuận của đương sự đã được Tòa án công nhận (Quyết định số ………../20…/QĐST-DS ngày ……./…./20……) và theo quyết định của Tòa (tất cả các quyết định này đều sau tháng …./20………..) thì gia đình tôi phải thanh toán một số tiền nợ cho bên nguyên đơn, cũng như chi trả một số tiền án phí Tòa án nhất định.

Tuy nhiên, mấu chốt vấn đề là ở chỗ, mảnh đất trên, gia đình tôi đã làm hợp đồng tặng cho tài sản có chứng thực của phường từ tháng ………. năm 20…………, vậy mà ngày ……../……../20………., Chi cục Thi hành án dân sự thị xã ……….. đã ra quyết định số …………/QĐ-CCTHA kê biên tài sản là mảnh đất nêu trên để thi hành án. Một sự vô lý rõ ràng khi tại thời điểm cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định kê biên tài sản thì tài sản là mảnh đất đó không phải tài sản thuộc sở hữu của gia đình tôi, điều nay vi phạm nghiêm trong nguyên tắc trong Luật Thi hành án dân sự là tài sản phải thuộc sở hữu của người phải thi hành án (khoản 6 Điều 3 Luật Thi hành án dân sự).

Do vậy, quyết định kê biên tài sản là mảnh đất gia đình tôi đã làm hợp đồng tặng cho tài sản trước đó là vi phạm pháp luật nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình tôi.

Vậy, tôi làm đơn khiếu nại lên quý cơ quan, kính đề nghị quý cơ quan thẩm tra, xác minh đối với quyết định hành chính nói trên để bảo đảm quyền lợi cho gia đình tôi.

Tôi xin cam đoan trước cơ quan tổ chức, về nội dung khiếu nại trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về nội dung đã khiếu nại.

Xin chân thành cảm ơn quý cơ quan!

Tài liệu, chứng cứ kèm theo: Hà Nội Ngày ……….. tháng ……. năm 20….

– Bản sao hợp đồng tặng cho quyền sử dụng Người làm đơn

đất và tài sản gắn liền với đất (Ký tên và ghi rõ họ tên)

Các câu hỏi thường gặp

Câu hỏi: Thời điểm có hiệu của kết quả giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật?

Trả lời:

Kết quả giải quyết khiếu nại lần 1: Sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai. Đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn: không quá 45 ngày.

Kết quả giải quyết lần 2: Sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai. Đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn: không quá 45 ngày.

Câu hỏi: Thời hạn khiếu nại quyết định hành chính?

Trả lời:

Lần 1: Không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý. Vụ việc phức tạp: không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn: không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; Vụ việc phức tạp: không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Lần 2: Không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Vụ việc phức tạp: không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn: không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; Vụ việc phức tạp: không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Câu hỏi: Khiếu nại Công ty xử lý kỷ luật lao động trái quy định pháp luật ở đâu?

Trả lời:

NLĐ có thể gửi đơn khiếu nại lên Thanh tra lao động hoặc ban chấp hành công đoàn cơ sở để được giải quyết. Hoặc bạn có thể gửi đơn đến cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân đó là Hòa giải viên lao động hoặc Tóa án nhân dân.

Bạn thấy nội dung này thực sự hữu ích?

Bạn thấy nội dung này chưa ổn ở đâu?

Like fanpage Luật Minh Khuê để nhận tin mới mỗi ngày

Mẫu Đơn Xin Ly Hôn Bản Cập Nhật Mới Nhất Năm 2022 ? Hướng Dẫn Cách Viết Đơn Xin Ly Hôn

4. Tư vấn thủ tục ly hôn qua điện thoại

Pháp luật Việt Nam hiện hàng đã cho phép một trong các bên vợ, chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn cho mình, kể cả trong trường hợp bên còn lại không đồng ý. Công ty luật Minh Khuê tư vấn trực tuyến qua điện thoại thủ tục đơn phương ly hôn tất cả các vướng mắc của khách hàng.

4.1. Tư vấn trực tuyến về thủ tục đơn phương ly hôn

– Tư vấn điều kiện, cơ sở thực tế, căn cứ pháp lý để được ly hôn đơn phương;

– Tư vấn các quy định của pháp luật về việc cung cấp các thông tin, tài liệu, văn bản, hình ảnh, video, ghi âm, ghi hình hợp pháp để chứng minh lý do đơn phương ly hôn;

– Tư vấn các quy định của pháp luật hiện hành về việc soạn thảo hồ sơ, chuẩn bị giấy tờ để thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn;

– Tư vấn về quy trình, thủ tục từ giai đoạn nộp hồ sơ đơn phương ly hôn đến khi nhận được Bản án/Quyết định cuối cùng của Tòa án;

– Tư vấn về thời gian giải quyết thủ tục đơn phương ly hôn, soạn thảo các đơn khiếu nại, đơn kiến nghị khi cơ quan tiến hành tố tụng vi phạm về thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật;

– Tư vấn về việc ly hôn, điều kiện, hồ sơ, thủ tục, thời gian giải quyết việc đơn phương ly hôn khi nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng;

– Tư vấn về căn cứ pháp lý, điều kiện, chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ, quy trình, thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên khi hai vợ chồng kết hôn trái quy định của pháp luật;

4.2. Tư vấn trực tuyến giải quyết phân chia tài sản khi đơn phương ly hôn

– Tư vấn xác định những tài sản chung, các tài sản riêng của vợ, chồng hình thành trước khi đăng ký kết hôn, sau khi đăng ký kết hôn để có căn cứ phân chia tài sản khi ly hôn;

– Tư vấn các quy định của pháp luật hiện hành về nguyên tắc phân chia tài sản của hai vợ chồng khi ly hôn, từ đó, đưa ra đánh giá, phân tích những mặt có lợi, bất lợi của việc vợ chồng tự thỏa thuận phân chia tài sản khi ly hôn hoặc tranh chấp về phân chia tài sản khi ly hôn phải nộp đơn yêu cầu Tòa án phân chia;

– Tư vấn cách thức xác định và phương thức phân chia các khoản nợ, các nghĩa vụ khác của vợ chồng khi ly hôn;

– Tư vấn các quy định của pháp luật về trách nhiệm của hai vợ chồng trong việc phân chia tài sản cho các con, cho các thành viên khác cùng sống chung trong gia đình;

– Đưa ra các phương án phân chia tài sản của hai vợ chồng khi ly hôn đơn phương để khách hàng sẽ có những lựa chọn phù hợp, tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cao khi thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn;

– Tư vấn về quy trình, thủ tục cung cấp các giấy tờ, tài liệu làm căn cứ chứng minh tài sản của hai vợ chồng hợp pháp, đúng theo quy định của pháp luật.

4.3. Tư vấn pháp luật về giải quyết tranh chấp về nuôi con khi đơn phương ly hôn

Khi một bên ly hôn đơn phương, pháp luật không bắt buộc người nộp đơn phải có thỏa thuận của người còn lại về việc ai là người có quyền trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con sau khi ly hôn. Do đó, luật sư sẽ tư vấn cho quý khách hàng các vướng mắc sau:

– Tư vấn và giải quyết tranh chấp về quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn trong trường hợp cả hai vợ chồng đều có nguyện vọng được nuôi dưỡng con khi ly hôn và không thỏa thuận được với nhau về việc nuôi con;

– Tư vấn phương thức giải quyết, yêu cầu Tòa án công nhận thỏa thuận về việc nuôi dưỡng, giáo dục con khi ly hôn của hai vợ chồng khi vợ chồng thỏa thuận/hòa giải được với nhau;

– Tư vấn về các điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con khi ly hôn, bao gồm cả điều kiện về kinh tế, tài chính và cả điều kiện về tinh thần, thuận lợi trong việc học tập, vui chơi, giải trí của các con;

– Tư vấn về những bất lợi của khách hàng, cũng như bất lợi của bên đang tranh chấp về quyền nuôi con với khách hàng để dự liệu được những phương án, cách thức giải quyết vấn đề một cách chi tiết, cụ thể, chính xác nhất;

– Tư vấn, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị tài liệu, giấy tờ chứng minh về điều kiện giành quyền nuôi dưỡng con khi đơn phương ly hôn;

5. Lợi ích của việc tư vấn pháp luật trực tuyến khi đơn phương ly hôn

Có rất nhiều lợi ích mà khách hàng thực hiện việc liên hệ với luật sư để được tư vấn pháp luật trực tuyến khi ly hôn đơn phương, trong đó bao gồm các lợi ích cơ bản cụ thể như sau:

– Hiểu rõ được hồ sơ, quy trình, thủ tục đơn phương ly hôn theo đúng quy định của pháp luật;

– Nắm bắt được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết đơn phương ly hôn, thời gian thụ lý, thời gian giải quyết thủ tục đơn phương ly hôn, góp phần tiết kiệm thời gian giải quyết vụ án;

– Xác định được chính xác mức án phí, tạm ứng án phí, các khoản lệ phí cần phải nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn để tiết kiệm được các khoản chi phí không đáng có;

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 1900.6162 khách hàng sẽ nhận được một dịch vụ tư vấn pháp luật một cách chuyên nghiệp, chất lượng uy tín, bảo mật thông tin, thái độ phục vụ tận tâm, nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong công việc, giải đáp mọi vướng mắc cho khách hàng một cách nhanh chóng, dễ hiểu, đạt hiệu quả cao, đảm bảo quyền lợi tốt nhất đến khách hàng.

Tham khảo các dịch vụ luật sư của Công ty luật Minh Khuê:

– Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật trả phí, tính phí qua Email;

– Luật sư tư vấn pháp luật ly hôn miễn phí và có thu phí;

– Luật sư tư vấn pháp luật về phân chia tài sản và nuôi con khi ly hôn;

– Dịch vụ luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hôn nhân và gia đình;

– Dịch vụ luật sư đại diện tranh tụng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình;

– Luật sư ly hôn – Tư vấn pháp luật giải quyết ly hôn tại Tòa án.

Chúng tôi hi vọng khách hàng sẽ lựa chọn được dịch vụ luật sư phù hợp với nhu cầu của mình.

Trân trọng cảm ơn./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình – Công ty luật Minh Khuê

Mẫu Đơn Khiếu Nại Giải Quyết Tranh Chấp Đất Với Ubnd Xã

Công ty luật Minh Khuê cung cấp mẫu đơn khiếu nại của cá nhân về việc giải quyết tranh chấp đất đai với UBND xã để Quý khách hàng tham khảo và áp dụng vào thực tiễn, thông tin chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn, hỗ trợ:

1. Mẫu đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất với UBND xã

Công ty luật Minh Khuê cung cấp mẫu đơn khiếu nại của cá nhân về việc giải quyết tranh chấp đất đai với UBND xã để Quý khách hàng tham khảo và áp dụng vào thực tiễn, thông tin chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn, hỗ trợ:

Tên tôi là: Đỗ Văn M, đăng ký hộ khẩu thường trú tại đội …., thôn ……, xã …, huyện …, thành phố Hà Nội.

Tôi làm đơn này khiếu nại Kết luận số …./KL-UBND về việc trả lời đơn đề nghị của ông Đỗ Văn M, thôn ….. của UBND xã ….. lập ngày … tháng … năm 20…

Nội dung khiếu nại cụ thể như sau:

Ngày … tháng … năm 20…, Tôi đã làm đơn đề nghị UBND xã … xác minh nguồn gốc sử dụng đất của gia đình và yêu cầu giải trình sự việc cản trở gia đình xây dựng cũng như việc buộc gia đình phải ký lại bản hợp đồng với mảnh đất mà gia đình đã sử dụng ổn định, lâu dài, không tranh chấp từ năm 1997 đến nay.

Ngày … tháng … năm 20…, Gia đình chúng tôi đã nhận được bản kết luận số …/KL/UBND của UBND xã … với nội dung:

Như vậy, UBND xã … đã thừa nhận việc yêu cầu gia đình tôi ký lại hợp đồng với UBND xã là không có căn cứ pháp luật, hợp đồng trên vô hiệu về mặt chủ thể (“UBND xã ký hợp đồng thuê mặt bằng để kinh doanh là chưa đúng quyền hạn”).

Với kết luận này tôi đề nghị UBND huyện ….:

Yêu cầu UBND xã Hủy bỏ hợp đồng số …/HĐ-UB lập ngày …/…/20… ký giữa UBND xã … với Ông Đỗ Văn M;

Yêu cầu UBND xã … hoàn trả số tiền đã thu trái phép của gia đình ông Đỗ Văn M (số tiền : …000.000 VNĐ/năm);

Vì hợp đồng trên là không có hiệu lực nên việc thỏa thuận về các nội dung trong hợp đồng cũng không có giá trị áp dụng cụ thể “Bên thuê mặt bằng chỉ được xây dựng công trình nhà cấp 4, tường gạch chỉ 110mm bỏ trụ, cao không quá 4 m, mái lợp bằng ngói hoặc tấm lợp, không được xây dựng công trình kiên cố và quá diện tích được thuê…”;

Tôi cho rằng kết luận của UBND xã … là hoàn toàn chủ quan, thiếu căn cứ và không dựa trên cơ sở pháp luật. Cụ thể:

Vấn đề thứ nhất: UBND xã … cho rằng đất đã thuê của Ông … là đất công nằm trong hành lang bảo vệ đê điều. Tôi nhận thấy rằng, Theo quy định của Điều 13 Luật Đất đai năm 2003, thì đất đai được phân loại cụ thể thành 03 nhóm đất như sau: – Đất nông nghiệp;

– Đất chưa sử dụng (bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng).

Trong Luật Đất đai năm 2003 không có khái niệm pháp lý nào là “đất công”, mà chỉ có đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng các công trình văn hóa…; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ. Các văn bản của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Đất đai cũng không có quy định về “đất công”. Như vậy là ngoài các nhóm đất, loại đất đã được phân loại theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, Uỷ ban nhân dân xã … đã tự quy định thêm loại đất mới (đất công) trái với quy định của các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước cấp trên ban hành và có hiệu lực pháp lý thống nhất trên toàn quốc.

Đồng thời, UBND xã cũng cho rằng mảnh đất của Ông Đỗ Văn Mìn là đất ” nằm trong hành lang bảo vệ đê điều “. Tôi cho rằng điều này là hoàn toàn vô căn cứ, bởi lẽ:

– Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại khoản 2, điều 23, Luật đê điều số 79/2006/QH11 về hành lang bảo vệ đê được quy định như sau:

“a) Hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II và cấp III ở những vị trí đê đi qua khu dân cư, khu đô thị và khu du lịch được tính từ chân đê trở ra 5 mét về phía sông và phía đồng; hành lang bảo vệ đê đối với các vị trí khác được tính từ chân đê trở ra 25 mét về phía đồng, 20 mét về phía sông đối với đê sông, đê cửa sông và 200 mét về phía biển đối với đê biển;

Về kết luận này gia đình chúng tôi xin có ý kiến như sau:

Theo kết quả xác minh của UBND xã … và dựa trên những tài liệu, chứng cứ cụ thể do gia đình cung cấp, nguồn gốc sử dụng đất của gia đình Ông M đã được xác định cụ thể như sau.

Gia đình bà Nguyễn Thị X và Ông Đỗ Văn K (đã mất) cư trú tại Đội …, thôn …, xã …, huyện …, thành phố Hà Nội là gia đình có công với cách mạng (có 01 con là liệt sĩ) nên được UBND xã … tạo điều kiện cho mở quán nước và sinh sống ổn định tại địa chỉ trên. (Căn cứ vào đơn xin mở quán nước của gia đình bà S, có xác nhận đồng ý cho mở quán nước của UBND xã …). Như vậy, nguồn gốc của mảnh đất trên là do UBND xã cho người dân thuê lại để kinh doanh và ở được xác định từ năm 1981. Gia đình chúng tôi có đầy đủ bản gốc để đối chứng với chính quyền địa phương về mục đích, nguồn gốc sử dụng đất tại thời điểm đó (Gửi kèm bản photo đơn xin mở quán nước có xác nhận của UBND xã của gia đình bà Suất).

– Ngày 20 tháng 04 năm 1997, do tuổi cao, sức yếu Bà Nguyễn Thị X cùng các con đã đồng thuận ký chuyển nhượng đất quán và tài sản trên đất cho Tôi với giá trị …000.000 VNĐ (bằng chữ : …triệu đồng chẵn). (Gửi kèm đơn xin nhượng lại quán và hoa màu của gia đình bà X cho Tôi, có người làm chứng và Biên bản chuyển nhượng đất quán khu vực gần Cầu bầu sát đường 73 giữa bà Nguyễn Thị S và Tôi, có người làm chứng).

Tại thời điểm đó: Ngày … tháng … năm chúng tôi yêu cầu của UBND xã Tôi buộc phải ký hợp đồng thuê đất mở dịch vụ sản xuất kinh doanh theo hợp đồng số …HĐ/KT trong thời hạn 05 năm từ ngày 11 tháng 08 năm 1997 đến ngày 10 tháng 08 năm 2002. (Gửi kèm bản hợp đồng số …HĐ/KT được ký UBND xã và Ông M).

Như vậy, từ năm 1997 đến năm 2002 gia đình tôi đã tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật và đóng thuế sử dụng đất đầy đủ đối với mảnh đất kể trên.

– Năm 2012: Tháng 06 năm 2012 UBND xã … thông báo cho gia đình nộp thuế theo biên lai thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Loại thuế đất phải nộp là thuế đất ở tại nông thôn. (Gửi kèm theo biên lai thu phí số 007123; ký hiệu HX/2012; mẫu CTT 09B nộp ngày 18 tháng 11 năm 2012)

– Năm 2013: Tháng 06 năm 2012 UBND xã … thông báo cho gia đình nộp thuế theo biên lai thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Loại thuế đất phải nộp là thuế đất ở tại nông thôn. (Gửi kèm theo biên lai thu phí số 002664; ký hiệu HX/2012; mẫu CTT 09B nộp ngày 14 tháng 06 năm 2013)

– Theo quy định Luật đất đai năm 1993 do Quốc Hội ban hành ngày 14 tháng 07 năm 1993 (Văn bản này đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại nhưng vẫn có giá trị áp dụng điều chỉnh các quan hệ pháp lý phát sinh tại thời điểm từ ngày văn bản này có hiệu lực đến hết ngày văn bản này hết hiệu lực). Theo quy định tại khoản 2, Điều 3, Luật đất đai năm 1993 thì “Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất”. Đồng thời tại điều 11, Luật đất đai 1993 quy định phân đất đai thành 06 loại căn cứ vào mục đích sử dụng đất: ” 1. Đất nông nghiệp; 2. Đất lâm nghiệp; 3. Đất khu dân cư nông thôn; 4. Đất đô thị; 5.Đất chuyên dùng; 6. Đất chưa sử dụng”. Và theo đó nếu đất do nhà nước giao theo Điều 22 sử dụng vào mục đích khác thì phải trả tiền sử dụng đất cụ thể “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối không phải trả tiền sử dụng đất; nếu được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích khác thì phải trả tiền sử dụng đất, trừ các trường hợp được miễn, giảm theo quy định của Chính phủ”.

– Theo quy định của Luật đất đai năm 2003 thì theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 49 quy định về những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Như vậy, căn cứ theo luật đất đai về xác định nguồn gốc sử dụng đất thì nguồn gốc sử dụng đất của chúng tôi là hoàn toàn rõ ràng (Sử dụng ổn định, lâu dài từ năm 1981, không tranh chấp) không nằm trong phạm vi quy hoạch (hành lang bảo về đê điều) thì tại sao chính quyền UBND xã … có thể khẳng định là đất của Gia đình tôi không đủ điều kiện cấp sổ đỏ.

Cùng với hành vi ngăn cấm, đe dọa xử phạt hành chính đối với hoạt động cải tạo và xây dựng nhà của gia đình chúng tôi, UBND xã … căn cứ vào hợp đồng đã ký kết cho rằng gia đình tôi vi phạm thỏa thuận đã ký với xác nhưng sau khi xem xét lại đơn kiến nghị của gia đình chúng tôi UBND xã thừa nhận việc ký hợp đồng cho thuê mặt bằng mới là không đúng chức năng của UBNX xã. Đồng thời, UBNX xã … đã có hàng loạt các quyết định hành chính, hành vi hành chính trái luật, cụ thể: Ngày 24 tháng 04 năm 2014 UBND xã … ra công văn số 23/UBND về việc ngừng cấp điện, nước, cấm phương tiện vận chuyển vật liệu và người lao động cho công trình xây dựng vi phạm (Gửi kèm theo đơn công văn số 23/UBND của UBND xã …). Việc cắt điện, nước của UBND xã … vi phạm nghiêm trọng quy chế dân chủ cấp cơ sở, cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình chúng tôi.

Với những nhận định, hành vi hành chính, quyết định hành chính trái pháp luật của cán bộ cấp UBND xã … Tôi đề nghị UBND huyện … thành phố Hà Nội xem xét lại toàn bộ nội dung vụ việc, trả lại sự công bằng và hợp pháp cho gia đình tôi. Chúng tôi cam kết tuân thủ mọi quy định của pháp luật của nhà nước, chính sách của Đảng. Tôi cam kết những điều kê khai trên là hoàn toàn đúng sự thực, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

2. Tranh chấp đất sau thời gian ở lâu dài nhưng chưa có sổ đỏ?

Xin chào Luật Minh Khuê, tôi có trường hợp sau cần được giải đáp: Cha tôi mất sớm, khi đó tôi 14 tuổi, mẹ và 4 chị em tôi ở trên phần đất của ông cố tôi; lúc đó có 4 cái nhà: nhà của dì Hai – con của ông Trịnh Văn L là người anh thứ Tư của ông Ngoại tôi, còn 3 cái nhà còn lại là của 3 chị em của mẹ tôi gồm nhà mẹ tôi, nhà dì năm, em ruột mẹ tôi – Bà Trịnh Thị C và nhà dì hai chị ruột mẹ tôi là bà Trịnh Thị H. Khi chiến tranh, dì Hai và dì năm đi tản cư chỉ còn 4 mẹ con tôi ở lại sinh sống.

Năm 1968, mẹ tôi mất, chị em tôi về sống với ông bà ngoại là ông Trịnh Văn Th, đến năm tôi 28 tuổi, tôi ra ở trên phần đất của ông cố mà tôi đã ở trước đấy. Nguồn gốc đất tôi ở có anh Nguyễn Hữu Đ sinh năm 1943 ngụ cùng xóm biết. Năm 1979, dọn ra ở trên phần đất mẹ tôi. Tôi ở liên tục trên phần đất này từ năm 1979 đến nay nhưng chưa có sổ đỏ. Nay bà Trịnh Thị H là dì Hai của tôi khởi kiện ra tòa để lấy lại phần đất này. Vậy tôi tòa có buộc tôi trả lại không? Xin cảm ơn!

Người gửi: Huyền Hoàng

Theo như bạn trình bày thì bạn ở liên tục trên phần đất này từ năm 1979 đến nay nhưng chưa có sổ đỏ, như vậy bạn đã sử dụng miếng đất này trên ba mươi năm. Điều 236 Bộ luật Dân sự năm 2015

” Điều 236. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Căn cứ vào các quy định pháp luật trên thì miếng đất này bạn vẫn tiếp tục được sử dụng mà không bị buộc phải trả lại. Bạn cũng có quyền nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 100, 101 Luật Đất đai năm 2013.

3. Tư vấn quyền sử dụng đất và giải quyết tranh chấp đất?

Thưa luật sư, năm 1970 cha tôi cho bà B mượn 1 phần đất cất nhà ở (mượn không làm giấy tờ, quá trình kê khai đứng tên sổ bộ, đóng thuế, giấy chứng nhận đều mang tên cha tôi, đến năm 1995, con bà B dựng 01 quán nước nhỏ trên phần đất của cha tôi (sát nhà bà B), cha tôi khởi kiện ra tòa, kết quả tòa xử buộc con bà B dỡ quán trả lại đất cho cha tôi, trong quyết định của Tòa cũng có nêu nguồn gốc phần đất bà B đang ở là mượn của cha tôi. Tuy nhiên, do nội dung đơn khởi kiện không yêu cầu đòi lại phần đất đã cho mượn nên tòa không đề cập đến, do đó gia đình bà B vẫn tiếp tục sinh sống trên phần đất mượn này. Năm 2010, cha tôi chết, tất cả phần đất của cha tôi được chuyển cho mẹ tôi đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trong đó có cả phần đất cho mượn, năm 2014 bà B chết, con gái bà B tiếp tục ở trên phần đất này (nhà trên đất là nhà lá, cột kê). Vậy luật sư cho tôi hỏi với trường hợp nêu trên, tôi có đòi lại được phần đất này không? Nếu được (hoặc không) thì căn cứ nào để xử lý? Trường hợp khởi kiện tại tòa thì mức án được tính như thế nào? (đất trên là đất cây lâu năm, diện tích 250m2). Trường hợp nếu thắng kiện thì tôi có phải trả chi phí di dời nhà cho con bà B không, nếu có thì chi phí này được tính như thế nào? Ngoài ra, gia đình con bà B thuộc diện nghèo và không có đất khác để ở, nếu bị xử di dời nhà thì nhà nước có chính sách nào hỗ trợ nơi ở khác cho con bà B không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn.

3.1. Với trường hợp nêu trên, bạn có đòi lại được phần đất này không, nếu được (hoặc không) thì căn cứ nào để xử lý?

Tính đến thời điểm hiện tại, mẹ bạn đứng đã đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trong đó có cả phần đất cho mượn). Như vậy, có thể thấy phần đất cho mượn này vẫn thuộc quyền sử dụng của gia đình bạn và bạn hoàn toàn có quyền kiện đòi lại mảnh đất cho mượn.

Tuy nhiên, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở (Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp).

Nếu các bên không tự thỏa thuận được hoặc hòa giải tại cơ sở không thành thì có thể giải quyết như sau: Vì mảnh đất này đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên tranh chấp này sẽ do Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định tại Khoản 1 Điều 203 Luật đất đai 2013.

3.2. Trường hợp khởi kiện tại tòa thì mức án được tính như thế nào?

Theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành thì mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch sẽ được tính như sau:

Như vậy, mức án phí mà bạn phải đóng tại Tòa án phụ thuộc vào giá đất trồng cây lâu năm tại thời điểm định giá ở địa phương.

3.3. Trường hợp nếu thắng kiện thì tôi có phải trả chi phí di dời nhà cho con bà B không, nếu có thì chi phí này được tính như thế nào?

Theo quy định của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành của Ủy ban thường vụ quốc hội năm 2009 thì đương sự chỉ phải nộp các loại phí trong vụ án dân sự gồm: Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch; Án phí dân sự phúc thẩm (nếu có). Như vậy, anh (chị) sẽ không phải trả thêm khoản chi phí nào khác ngoài các loại phí mà pháp luật quy định, trừ trường hợp cac bên tự thỏa thuận với nhau về việc hỗ trợ di dời tài sản.

3.4. Gia đình con bà B thuộc diện nghèo và không có đất khác để ở, nếu bị xử di dời nhà thì nhà nước có chính sách nào hỗ trợ nơi ở khác cho con bà B không?

Gia đình con bà B có thể được hưởng chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở nếu gia đình con bà B có đủ các điều kiện sau:

+ Là hộ nghèo (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định 59/2015/QĐ-TTg về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành), đang cư trú tại địa phương, có trong danh sách hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý tại thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành;

+ Hộ chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở;

+ Hộ không thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn và theo các chính sách hỗ trợ nhà ở khác.

4. Tranh chấp đất ao và đo đạc sai của cán bộ xử lý như thế nào?

Thưa luật sư! Hiện nay, gia đình tôi đang sử dụng một diện tích đất ở được ghi trên trích lục đất là 596 m2, trong đó gồm: 200m2 đất ở, 190m2 đất vườn, 206m2 đất dư thừa. Trích lục đất cấp từ ngày xưa nên chỉ ghi tổng số diện tích là 596m2, không có sơ đồ chi tiết. Bên cạnh miếng đất ở của tôi có một cái ao nhà hàng xóm, bị nhà đó đào rất sâu nên khiến đất gia đình tôi xạt lở rất nhiều, khiến hàng dừa cạnh bờ ao ngày xưa ông bà tôi trồng bị sạt lở trơ trọi gốc. Vừa rồi cán bộ xã xuống đo đạc lại đất nhưng lại đo phía bên trong hàng dừa bị sạt lở giống như xem nhà tôi không có hàng mốc dừa đó làm gốc ranh giới vậy khiến diện tích đo được chỉ còn 486,5m2 và bảo gia đình tôi ký xác nhận diện tích đất trên.

Tôi không đồng ý ký và viết đơn yêu cầu đo lại diện tích và phân mốc rõ ràng so với bờ ao vì bờ ao đang bị sạt lở mỗi ngày, bên xã họ xuống đo đạc lại qua loa thì diện tích tăng thêm hơn 10m2 nữa và bảo tôi và gia đình có cái ao kia ký nhận. Tôi không thể ký nhận khi diện tích của tôi bị sạt lở và bị thiếu mất gần 100m2. Trong khi gia đình thầu cái ao kia có anh em làm cán bộ xã đang thậm thụt chuyển diện tích cái ao đo thành đất ở nhằm chiếm đoạt số diện tích đất bị sạt lở xuống ao của tôi. Nhiều lần sau tôi lên hỏi nhưng cán bộ xã cứ bảo chưa giải quyết được. Trong khi vẫn âm thầm chuyển đổi cái ao kia thành đất ở cho người khác. Giờ tôi phải làm sao? Tôi có lấy lại được đủ diện tích đất như trên trích lục không? Chân thành cảm ơn luật sư!

Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất:

“2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đề nghị đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau: … b) Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại Điểm a Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có); … 3. Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau: … b) Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có); c) Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ; d) Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký; đ) Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đó. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký đất đai; e) Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có); …”

“1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

..

3. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”

Trong trường hợp đây là lần đầu tiên bạn khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ địa chính xã thì bạn có thể nộp đơn khiếu nại tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để yêu cầu giải quyết. Bạn có thể thực hiện khiếu nại bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.

5. Tranh chấp đất giáp ranh khi thỏa thuận bằng miệng?

Thưa Luật sư! Cho tôi hỏi trong trường sau thì pháp luật sẽ giải quyết xử lý vụ việc như thế nào? Cách đây vài năm khi xây tường hàng rào ngăn cách với phần đất của gia đình hàng xóm thì mẹ tôi là người đứng tên sổ đỏ có thỏa thuận bằng miệng với gia đình hàng xóm cho phép họ xây hàng rào ngăn cách lấn vào phần đất gia đình tôi khoảng 1m.

Những thành viên trong gia đình không ai biết rõ vì không trực tiếp bảo quản giữ gìn sổ đỏ nên không nắm rõ số diện tích đất mà gia đình mình được quyền sử dụng. Bây giờ, khi được chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì mới biết bị gia đình hàng xóm xây lấn sâu vào khoảng 1m dài 40m, gia đình chúng tôi đề nghị phá bỏ bức tường và xây lại thì gia đình hàng xóm không đồng ý và nói tường đã xây lên từ rất lâu rồi mà không có sự phản đối và khi xây đã được sự đồng ý của mẹ tôi người đứng tên sổ đỏ thì phần đất của gia đình họ và gia đình tôi được phân chia bằng bức tường đó. Xin hỏi nếu vụ việc đưa ra pháp lý thì xẽ đc giải quyết ra sao? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

” Điều 175. Ranh giới giữa các bất động sản

1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.

2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

6. Tranh chấp đất hương hỏa theo luật?

Thưa Luật sư! Nhà em có mua một lô đất của ông A – ông này là con út của gia đình ông B và ông/ bà B đều đã qua đời. Mọi giấy tờ đã chuyển sang tên của gia đình em. Ông A hứa sẽ giao mặt bằng cho nhà em cuối tháng 1 âm lịch (2016) nhưng xảy ra mâu thuẫn. Anh em của ông A không cho ông A bán vì nói đó là đất thờ, tuy nhiên, trong giấy tờ lô của ông A không có ghi đó là đất thờ.

Anh em ông A buộc ông A không giao mặt bằng đúng như đã nói. Do gia đình em còn 100 triệu đồng chưa gửi cho ông A vì chờ hoàn tất mặt bằng xong. Và bây giờ nhà em có nhu cầu làm nhà, cần mặt bằng nhưng anh em của ông A không giao và nói sẽ đưa lại tiền. Vì nhà em có nhu cầu làm nhà trên lô đất đó và đã đặt mua vài nguyên liệu: như sắt, thép, cát, gạch,… Vậy giờ gia đình em phải làm sao? Nhà em có được gửi giấy để khiếu nại hay làm gì không? Hay anh em của ông A được quyền đưa tiền lại cho nhà em rồi lấy lại đất? Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Thứ nhất, bạn phải xem xét lô đất bạn mua từ ông A. Hiện tại, bạn đang mâu thuẫn với anh em nhà ông A do bên kia nói rằng mảnh đất này là đất thờ và trong pháp luật đất đai hiện nay không có điều lệ nào quy định về việc không được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với đất thờ. Vì vậy, đất thờ vẫn được chuyển nhượng quyền sử dụng đất bình thường nếu tuân thủ đúng quy định của luật đất đai. Với trường hợp của bạn, bạn cần tìm hiểu lại lô đất đã được sang tên bạn, xem lô đất này ông bà B để lại thừa kế (theo di chúc hoặc theo pháp luật) cho riêng ông A hay cho cả anh em ông A. Nếu lô đất bạn mua có cả phần đất mà anh em ông A được thừa kế (ông A đã làm giấy tờ không đúng với sự thật để bán đất) thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bạn sẽ bị vô hiệu một phần và bạn chỉ có thể được chuyển lại quyền sử dụng đất đối với phần đất của ông A (trường hợp bạn vẫn muốn thực hiện hợp đồng này). Lúc này, anh em ông A có quyền đòi lại phần đất của họ, đồng thời bạn có quyền lấy lại tiền tương ứng với phần đất phải trả lại theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015 về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

” Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Bạn có thể nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc nộp đơn khởi kiện tới Tòa án qua đường bưu điện.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến, gọi: . Chúng tôi sẳn sàng giải đáp.

Quyết Định Giải Quyết Đơn Khiếu Nại Lần Đầu

Thông tin thủ tục hành chính Quyết định giải quyết Đơn khiếu nại lần đầu – Quảng Nam

Cách thực hiện thủ tục hành chính Quyết định giải quyết Đơn khiếu nại lần đầu – Quảng Nam

 Trình tự thực hiện

Bước 2:

Sở Lao động thương binh và xã hội Tiếp nhận đơn khiếu nại, kiểm tra hồ sơ thời gian từ 7 đến 10 ngày làm việc, nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết. Phát trả đơn khiếu nại và thông báo không thụ lý vụ việc. Nếu thuộc thẩm quyền giải quyết thì thông báo thụ lý vụ việc.(đối với Sở Lao đông Thương binh và xã hội)

Bước 3:

bước 4:

Sở Lao động thương binh và xã hội báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại, ra quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ nhất gởi cho người khiếu nại

 Điều kiện thực hiện

Nội dung Văn bản quy định

Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Pháp luật. Trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại, thì người đại diện phải có đủ các loại giấy tờ hợp pháp theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004, năm 2005, Nghị định 136/2006NĐ-CP ngày 14/11/2006. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Khiếu nại, tố cáo

Chưa có văn bản!

Người khiếu nại, tố cáo phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân và tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ tiếp công dân hoặc người trực tiếp tiếp nhận hồ sơ khiếu nại

Chưa có văn bản!

Chưa có văn bản!

Thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính Quyết định giải quyết Đơn khiếu nại lần đầu – Quảng Nam

Đơn khiếu nại

Thông báo về việc thụ lý giải quyết khiếu nại

Phiếu đề xuất xử lý đơn

Giấy mời đối thoại

Biên bản xác minh nội dung khiếu nại

Biên bản gặp gỡ đối thoại

Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại

Quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ nhất

Các biểu mẫu của thủ tục hành chính Quyết định giải quyết Đơn khiếu nại lần đầu – Quảng Nam Phí và lệ phí của thủ tục hành chính Quyết định giải quyết Đơn khiếu nại lần đầu – Quảng Nam Cơ sở pháp lý của thủ tục hành chính Quyết định giải quyết Đơn khiếu nại lần đầu – Quảng Nam

Lược đồ Quyết định giải quyết Đơn khiếu nại lần đầu – Quảng Nam

Cập nhật thông tin chi tiết về Mẫu Đơn Khiếu Nại Bản Cập Nhật Năm 2022? Hướng Dẫn Viết Đơn Khiếu Nại ? trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!