Bạn đang xem bài viết Mẫu Giấy Chứng Nhận Góp Vốn Sử Dụng Năm 2022 được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giấy chứng nhận góp vốn là gì?
– Giấy chứng nhận vốn góp là một văn bản rất quan trọng, cần thiết. Vậy hiểu như thế nào cho đúng về Giấy chứng nhận góp vốn. – Giấy chứng nhận phần góp vốn là văn bản thể hiện việc góp vốn của một cá nhân, của một tập thể hay một doanh nghiệp nào đó cổ phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp, công ty xác nhận quyền tài sản của thành viên trong công ty, chứng nhận tỷ lệ quyền sở hữu trong doanh nghiệp. nhằm đảm bảo quyền lợi của những người góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận góp vốn được sử dụng khi nào?
– Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển và ngày càng có nhiều sự hợp tác đầu tư của nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần, các công ty hợp tác trong nước với doanh nghiệp nước ngoài ngày càng nhiều. – Trong bối cảnh đó, việc hợp tác đầu tư về tài sản ( hay gọi và vốn góp) giữa cá nhân với nhau, cá nhân với doanh nghiệp, doanh nghiệp với doanh nghiệp diễn ra thường xuyên. Khi có sự hợp tác đầu tư yêu cầu phải có văn bản góp vốn để xác nhận việc này và khẳng định quyền lợi, nghĩa vụ của người hợp tác. – Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam
Lưu ý khi viết Giấy chứng nhận góp vốn:
– Căn cứ Luật, nghị định, điều lệ công ty, việc góp vốn của cá nhân.. – Tên địa chỉ, trụ sở chính của công ty, vốn điều lệ, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh – Ghi đầy đủ thông tin cá nhân của người góp vốn – Góp vốn bằng hình thức nào: tài sản hay tiền mặt – Thời điểm góp vốn – Tỷ lệ vốn góp chiếm bao nhiêu % tỷ lệ vốn điều lệ của doanh nghiệp – Nêu rõ các quyền mà cá nhân góp vốn được hưởng – Họ tên chữ ký, đóng dấu của người đại diện công ty
Các mẫu Giấy chứng nhận:
– Mẫu Giấy chứng nhận dùng chung cho nhiều trường hợp
– Mẫu Giấy chứng nhận góp vốn bằng tài sản là đất
Căn cứ pháp lý:
Luật thương mại 2005
Luật doanh nghiệp 2014
Luật đất đai 2013
Điều kiện góp vốn bằng đất và tài sản gắn liền với đất
Bạn được phép góp quyền sử dụng đất đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đất không có tranh chấp.
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
Trong thời hạn sử dụng đất.
Về trình tự, thủ tục góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2014 thì khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Trình tự, thủ tục thực hiện như sau:
Bước 1: Định giá tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất (Điều 37 Luật doanh nghiệp 2014)
Tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất phải được các thành viên công ty định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên công ty chấp thuận. Việc định giá phải được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
Bước 2: Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất cho công ty
Lập Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Công chứng, chứng thực Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất bắt buộc phải công chứng theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013.
Bước 3: Đăng ký biến động:
Hồ sơ đăng ký biến động(khoản 2 điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về hồ sơ địa chính và khoản 2 Điều 7 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017): Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (theo Mẫu số 09/ĐK) Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp Nộp tại cơ quan có thẩm quyền: Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất
Trình tự thực hiện: (Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)
Nộp 1 bộ hồ sơ đăng ký biến động cho cơ quan có thẩm quyền
Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật
Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận
Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp.
Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của công ty nhận góp vốn.
– Mẫu Giấy chứng nhận góp vốn để thành lập công ty
Mẫu giấy chứng nhận góp vốn là mẫu xác nhận những quyền lợi của từng thành viên tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp. Biểu mẫu này có tính pháp lý chứng nhận quyền sở hữu của mỗi cá nhân tham gia. Mời bạn tham khảo và download mẫu giấy chi tiết sau đây.
Mẫu Giấy chứng nhận góp vốn để thành lập công ty
– Mẫu Giấy chứng nhận góp vốn để kinh doanh
Mục đích làm giấy chứng nhận góp vốn: để chứng minh tài chính, chứng minh tài chính năng lực, chứng minh tài chính du học, chứng minh tài chính du lịch, chứng minh thu nhập bão lãnh học sinh, chứng minh thu nhập du lịch…
Mẫu Giấy chứng nhận góp vốn để kinh doanh
Giấy Chứng Nhận Góp Vốn
Giấy chứng nhận góp vốn là gì
Mẫu giấy chứng nhận góp vốn, cổ phần góp vốn là văn bản xác nhận tài sản, phần vốn (cổ phần vốn) của một cá nhân nào đó đầu tư vào doanh nghiệp. Được chứng nhận quyền sở hữu trong doanh nghiệp, quyền tài sản của thành viên trong công ty do Doanh nghiệp đó cấp.
Đây còn được xem là giấy tờ xác nhận người góp vốn đã góp đủ số vốn cam kết góp khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, nhằm đảm bảo quyền lợi của các cá nhân khi tham gia cổ phần trong doanh nghiệp.
Trong trường hợp giấy chứng nhận phần góp vốn bị thất lạc,bị cháy. Hoặc bị rách thì các thành viên được quyền yêu cầu để công ty cấp lại giấy mới.
Những quy định về góp vốn trong doanh nghiệp
a) Các thành viên phải góp vốn đầy đủ, đúng hạn vốn góp hoặc tài sản góp vốn như đã cam kết. Nếu thành viên muốn thay đổi loại hình tài sản góp vốn đã cam kết trước đây thì phải được sự đồng ý và nhất trí của các thành viên còn lại. Kể từ ngày chấp thuận sự thay đổi này, công ty phải thông báo bằng văn bản những nội dung thay đổi đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc.
Kể từ ngày cam kết góp vốn, người đại diện pháp luật của công ty phải thông báo đăng kí bằng văn bản tiến độ góp vốn đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày. Người đại diện phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại cho công ty và các thành viên khác về việc thông báo chậm trễ. Thông báo không trung thực, không chính xác và đầy đủ.
Một số quy định trong góp vốn bạn cần biết
b) Với trường hợp thành viên nào không góp đúng hạn và đủ số vốn đã cam kết. Số vốn chưa góp đó được xem là nợ của thành viên đó đối với công ty. Nếu có thiệt hại phát sinh từ việc không góp đủ và đúng hạn số vốn như cam kết. Thì thành viên này phải chịu trách nhiệm, bồi thường khoản thiệt hại này.
c) Sau hạn cam kết lần cuối mà vẫn có thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết, thì số vốn chưa góp sẽ được xử lý theo một trong những cách sau :
+ Một hoặc một số thành viên khác được nhận góp đủ số vốn còn thiếu.
+ Huy động thêm những người khác cùng góp vốn vào công ty.
+ Những thành viên còn lại sẽ góp đủ số vốn chưa góp theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty.
Khi số vốn còn lại đã được góp đủ, theo quy định tại khoản này, thành viên nào chưa góp vốn theo cam kết thì sẽ không còn là thành viên của công ty nữa và công ty phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
Giấy chứng nhận phần góp vốn gồm có những thông tin gì
Giấy chứng nhận phần góp vốn do công ty cấp thông thường sẽ có các nội dung chủ yếu sau :
+ Tên & mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty.
+ Số và ngày cấp giấy phép kinh doanh
+ Số vốn điều lệ của công ty.
+ Tên, Số Giấy CMND, địa chỉ thường trú, Quốc tịch của thành viên,
+ Số CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp đối với thành viên là cá nhân. Tên, Giấy phép kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở đối với thành viên là tổ chức.
+ Phần vốn góp,tài sản, hoặc giá trị vốn góp của thành viên.
+ Số, ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
+ Chữ ký, Họ và tên của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Khi Thành viên trong doanh nghiệp chuyển nhượng phần vốn góp của mình sang cho thành viên khác thì người được nhận chuyển nhượng sẽ được công ty cấp giấy chứng nhận góp vốn mới. Đồng thời công ty sẽ thu hồi lại giấy chứng nhận phần vốn góp của người đã chuyển nhượng.
Nếu thành viên đó chỉ chuyển nhượng một phần và vẫn còn phần vốn góp tại công ty thì công ty sẽ cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp mới cho phù hợp với phần vốn còn lại của thành viên đó.
Mẫu giấy chứng nhận góp vốn đầy đủ nhất
Vấn đề viết giấy, biên bản góp vốn không phải dễ dàng, bởi nếu sai thông tin, viết sai 1 chữ số.. hậu quả rất khó lường. Vì vậy nhiều bạn đọc muốn có mẫu giấy chứng nhận đã góp vốn vào công ty để viết theo mẫu. Chính vì vậy, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng mậu chứng nhận góp vốn. Trong phần này, chia sẻ cho bạn một số mẫu giấy chứng nhận góp vốn mới nhất hiện nay.
Chia sẻ mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần
CÔNG TY ………………………….. Số …../………../GCN – …………..
GIẤY CHỨNG NHẬN GÓP VỐN (Cấp lần …….)
– Căn cứ vào Luật phát triển doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13 được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26/11/2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh Nghiệp;
– Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty do phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư cấp ngày
– Căn cứ điều lệ Công ty được soạn thảo và thông qua ngày
– Căn cứ việc góp vốn của các thành viên
Công ty……………………………. CHỨNG NHẬN
Ông (bà): ………………………………………… Giới tính: …………………………………………..
Sinh ngày: …………………………………. Dân tộc: ……………… Quốc tịch: …………………..
CMTND/CCCD số: ………………………. Do Công an ……………… Cấp ngày: ………………
Nơi đăng ký HKTT: ………………………………………………………………………………………
Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………………………….
Là thành viên của Công ty …………….., và hiện đã góp ………………………….. đồng, tương ứng với, chiếm ………… % tổng vốn điều lệ.
Kể từ ngày ………………………, Ông …………………………. được hưởng đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của Công ty được quy định trong điều lệ.
Chia sẻ mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH
BIÊN BẢN THOẢ THUẬN GÓP VỐN KINH DOANH
Hôm nay, vào lúc ….giờ, ngày …………………tại………………………………………………..
Chúng tôi gồm những Ông, bà có tên sau:
1. Ông, bà …………………………..Giới tính ………………………..Quốc tịch: ……………..
Sinh ngày:………………………………………………………………………………………………………….
Chứng minh nhân dân số: ……………………. Ngày cấp …………………….. Nơi cấp ……..
Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………….
2. Ông, bà ……………………….Giới tính ………………………..Quốc tịch: ………………….
Sinh ngày:……………………………………………………………………………………………………………
Chứng minh nhân dân số: …………………… Ngày cấp …………………….. Nơi cấp ………
Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………….
3. Ông, bà ……………………………….Giới tính ……………………………..Quốc tịch: ……………….
Sinh ngày:……………………………………………………………………………………………………………
Chứng minh nhân dân số: ………………… Ngày cấp ……………………… Nơi cấp ………………
Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………………………
Đã tiến hành họp về việc góp vốn cùng kinh doanh, với những nội dung cụ thể như sau:
Mục đích góp vốn: ………………………………………………………………………………..
Số vốn góp; loại tài sản góp vốn của từng thành viên: ………………………………………
Thời hạn góp vốn: …………………………………………………………………………………
Cử người quản lý phần vốn góp: ………………………………………………………………..
Cam kết của các bên: ……………………………………………………………………………
Nguyên tắc chia lợi nhuận: ………………………………………………………………………
Điều 17 Luật Hợp Tác Xã Góp Vốn Điều Lệ Và Giấy Chứng Nhận Vốn Góp
Điều 17 Luật hợp tác xã Góp vốn điều lệ và giấy chứng nhận vốn góp
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.(
Luật hợp tác xã năm 2012
).
Luật hợp tác xã số 18/2003/QH12 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Thủ tục thành lập Hợp tác xã
Điều 17. Góp vốn điều lệ và giấy chứng nhận vốn góp 1. Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã. 2. Đối với liên hiệp hợp tác xã, vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã. 3. Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp. 4. Khi góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cấp giấy chứng nhận vốn góp. Giấy chứng nhận vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; b) Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên là cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp cho hộ gia đình. Trường hợp thành viên là pháp nhân thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Đối với hợp tác xã thành viên thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký của hợp tác xã thành viên; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên; d) Tổng số vốn góp; thời điểm góp vốn; đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. 5. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thay đổi, thu hồi giấy chứng nhận vốn góp do điều lệ quy định.
1. Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.2. Đối với liên hiệp hợp tác xã, vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.3. Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp.4. Khi góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cấp giấy chứng nhận vốn góp. Giấy chứng nhận vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;b) Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên là cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp cho hộ gia đình.Trường hợp thành viên là pháp nhân thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Đối với hợp tác xã thành viên thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký của hợp tác xã thành viên; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên;d) Tổng số vốn góp; thời điểm góp vốn;đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.5. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thay đổi, thu hồi giấy chứng nhận vốn góp do điều lệ quy định.
Căn cứ pháp lý thành lập Hợp tác xã: Luật hợp tác xã năm 2012; Nghị định 193/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã;
Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT Hướng dẫn đăng ký hợp tác xã
;
Quy Định Về Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất
Các loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất).
Trường hợp được cấp Giấy: đủ điều kiện cấp; được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày 01/7/2014; được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;…
Trường hợp không được cấp Giấy: Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý; quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích; thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất;…
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) là một loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất khá quen thuộc với mọi người dưới các tên gọi dân dã như sổ đỏ nhà đất, sổ hồng. Tuy nhiên, khi tiếp cận từ góc độ pháp lý thì câu hỏi GCN QSDĐ là gì, GCN QSDĐ bao gồm những loại nào vẫn khiến nhiều người băn khoăn và chưa thật sự hiểu rõ.
Căn cứ theo quy định của pháp luật, Luật Quang Huy chúng tôi xin tư vấn Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật đất đai 2013 mới nhất như sau:
Cơ sở pháp lý
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?
Theo định nghĩa tại Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Như vậy, GCN QSDĐ theo quy định của Luật đất đai là một chứng thư pháp lý. Chứng thư được hiểu là giấy tờ, văn bản có giá trị pháp lý làm bằng chứng hoặc giấy chứng nhận cho một chủ thể, đối tượng hay sự kiện nào đó. GCN QSDĐ là một loại giấy tờ hoặc văn bản có giá trị pháp lý được Nhà nước dùng để xác nhận quyền sử dụng đất của người có quyền sử dụng đất.
Các loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo Điều 97 Luật đất đai thì GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước. Đó là loại giấy chứng nhận có giá trị pháp lý, tuy nhiên còn các loại giấy chứng nhận khác là giấy tờ hợp lệ, xác nhận quyền sử dụng đất của người sử dụng đất là:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Những người sau đây thuộc trường hợp được cấp GCN QSDĐ được quy định tại Điều 99 Luật đất đai năm 2013 bao gồm:
Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật đất đai;
Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày 01/7/2014;
Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.
Để được cấp GCN QSDĐ thì người sử dụng đất phải thuộc một trong các trường hợp liệt kê ở trên và không thuộc các trường hợp không được cấp GCN QSDĐ sau đây:
Các trường hợp không được cấp GCN QSDĐ
Theo Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì những trường hợp sau đây không được cấp GCN QSDĐ:
Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai.
Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.
Thẩm quyền cấp GCN QSDĐ
Cấp GCN QSDĐ gồm cấp GCN QSDĐ và cấp đổi, cấp lại. Theo quy định tại Điều 105 Luật đất đai thì thẩm quyền cấp GCN QSDĐ như sau:
Thẩm quyền cấp GCN QSDĐ lần đầu
Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cấp GCN QSDĐ cho: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp GCN QSDĐ cho: Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường cùng tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thẩm quyền cấp GCN QSDĐ khi người sử dụng đất thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, cấp đổi hoặc cấp lại
Trường hợp người sử dụng đất đã có GCN QSDĐ thực hiện chuyển quyền sử dụng đất như: chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho thuê, cho thuê lại hoặc thực hiện cấp đổi, cấp lại thì thẩm quyền được quy định như sau: ( Theo Điều 105 Luật đất đai và Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)
Đối với những địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp GCN QSDĐ.
Đối với những địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai:
Sở Tài nguyên và Môi trường cấp GCN QSDĐ cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp GCN QSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Trân trọng./.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mẫu Giấy Chứng Nhận Góp Vốn Sử Dụng Năm 2022 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!