Bạn đang xem bài viết Mẫu Giấy Ủy Quyền Sử Dụng Đất Đai Chuẩn, Mới Cập Nhật 2022 được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất nông nghiệp chuẩn cập nhật 2021
Nhìn chung, các mẫu giấy ủy quyền khá đơn giản nhưng các nội dung cần được trình bày rõ ràng, cụ thể. Bên cạnh đó, giấy ủy quyền sử dụng đất cần được công chứng tại các Cơ quan chức năng có thẩm quyền nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp giữa cả bên mua và bán đất, tránh các tranh chấp không đáng có về sau.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo tải mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật tại BĐS Homedy sau đây:
Mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất là gì?
Mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất viết tay mới cập nhật 2021
Ý nghĩa pháp luật về ủy quyền sử dụng đất đai
Dựa theo Điều 581, Bộ luật Dân sự 2005, Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên sử dụng đất và ủy quyền đất. Theo đó bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định, còn bên được uỷ quyền có nghĩa vụ phải thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền.
Như vậy giấy ủy quyền cũng chính là một trong những mẫu giấy ủy quyền được công nhận bởi pháp luật. Giấy ủy quyền có chức năng, giá trị tương đương hợp đồng ủy quyền.
Mẫu giấy ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới nhất
Giấy ủy quyền sử dụng đất được thành lập khi hai bên có nhu cầu chuyển nhượng đất đai từ chủ sở hữu này sang chủ sử hữu khác. Theo đó, giấy ủy quyền có chức năng ràng buộc về nghĩa vụ và trách nhiệm của cả hai bên. Do đó, trước khi tiến hành đặt bút ký giấy cả bên ủy quyền và được ủy quyền đều phải xem xét kỹ các thông tin cũng như xác định được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình.
Mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất chuẩn, mới cập nhật 2021
Theo Homedy Blog Tư vấn
Mẫu Giấy Ủy Quyền Làm Sổ Đỏ, Xin Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất
Mẫu hợp đồng uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mẫu giấy uỷ quyền làm sổ đỏ nhà đất, mẫu giấy uỷ quyền đứng tên nhà đất cùng hướng dẫn viết chi tiết mới nhất năm 2021.
Trong cuộc sống hiện nay, khi thực hiện một công việc nào đó để đảm bảo tính nhanh chóng và đúng pháp luật nhưng vì những lý do khách quan như công việc hoặc lý do địa lý, người có nhu cầu không thể trực tiếp thực hiện được, nên phải nhờ người khác nhân danh họ thực hiện thay giao dịch cho mình, đây được gọi là ủy quyền, đặc biệt là trong giao dịch mua bán đất đai, thì ủy quyền là thủ tục được thực hiện phổ biến.
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì Ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Phải có năng lực hành vi dân sự. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì người có năng lực hành vi dân sự là người đủ 18 tuổi trở lên không bị mắc các bệnh ảnh hưởng đến nhận thức và khả năng điều khiển hành vi dân sự. Là người có quyền là chủ sở hữu của đất đai được ghi nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản có công chứng chứng thực. Mẫu giấy ủy quyền bạn có thể tham khảo bên dưới. Theo đó thì văn bản ủy quyền hay có thể gọi là hợp đồng ủy quyền là là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
“Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Phạm vi đại diện theo uỷ quyền được xác lập theo sự uỷ quyền.
Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.
Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi đại diện của mình.
Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Và căn cứ Luật Công chứng năm 2014, Luật đất đai 2013 khi thực hiện hợp đồng ủy quyền về đất đai thì cần phải có các giấy tờ sau:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ hoặc sổ hồng)
Sổ hộ khẩu của cả hai bên
Chứng minh thư nhân dân của người ủy quyền và người được ủy quyền
Về việc chấm dứt hợp đồng ủy quyền, căn cứ vào Điều 569 chấm dứt hợp đồng ủy quyền thì:
“1.Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
2. Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có”.
Có những người không muốn phải nộp thuế hay phí đất đai và muốn thủ tục nhanh chóng, không phải mất thời gian làm thủ tục sang tên nên đã mua nhà đất bằng hợp đồng ủy quyền thay vì hợp đồng chuyển nhượng mua bán như thông thường với mong muốn sẽ bán lại nhà đất cho người thứ ba.
Tuy nhiên, việc làm này hết sức rủi ro khi người được ủy quyền về bản chất không phải là chủ sở hữu của tài sản được giao, có nguy cơ bị mất trắng.
– Người bán nhà đất không thể về nước do ở nước ngoài hoặc tốn nhiều chi phí để đi về.
– Người bán nhà đất sức khỏe không tốt nên không thể trực tiếp mua bán (chưa mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình).
– Vợ chồng ủy quyền cho nhau để định đoạt tài sản chung.
– Căn cứ vào các văn bản hiến pháp hiện hành
thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 8 năm 2014, chúng tôi gồm có:
Chứng minh nhân dân số: 876543210
Chức danh: Chủ hộ gia đình
Địa chỉ thường trú: 32 Huỳnh Văn Bánh, Phường 8, Quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.
Chứng minh nhân dân số: 012345678
Do Công an thành phố hà Nội Cấp ngày: 1/2/2010
Nằm trong phạm vi cho phép mà bên B thực hiện nghĩa vụ nhân danh bên A ủy quyền: được quyền nhân danh bên A tham gia vào các giao dịch chuyển nhượng, mua bán.
Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của bên A
1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:
a. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên B thực hiện công việc;
b. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên B thực hiện trong phạm vi ủy quyền;
c. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên B đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền và trả thù lao cho bên B, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.
2. Bên A có các quyền sau đây:
a. Yêu cầu bên B thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền;
b. Yêu cầu bên B giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, nếu không có thỏa thuận khác;
c. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên B vi phạm các nghĩa vụ đã thỏa thuận.
Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của bên B
1.Bên B có các nghĩa vụ sau đây:
a. Thực hiện công việc ủy quyền theo ủy quyền và báo cho bên A về việc thực hiện công việc đó;
b. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền;
c. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền;
d. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện ủy quyền;
đ. Giao lại cho bên A tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
e. Bồi thường thiệt hại do vi phạm các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng;
2.Bên B có các quyền sau đây:
a. Yêu cầu bên A cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết nhằm thực hiện công việc ủy quyền;
b. Hưởng thù lao, được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền.
Điều 5: Nộp tiền lệ phí công chứng
Lệ phí chứng thực Hợp đồng này do bên ………… chịu trách nhiệm nộp.
Điều 7: Phương thức giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện hợp đồng ủy quyền mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không thương lượng được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
1. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc
2. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
3. Các cam đoan khác….
– Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.
– Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được uỷ quyền do hai bên tự giải quyết.
– Giấy này có hiệu lực từ ngày hai bên ký.
Ủy Quyền Đứng Tên Trên Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất
18/12/2018
Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn
Văn phòng cho hỏi: Bố tôi có hai vợ, ông mất năm 1968, dì hai mất năm 1969, mẹ tôi mất năm 1973, không để lại di chúc. Tôi có 1 người em cùng cha khác mẹ. Chúng tôi đều đã có nhà ở trong nội thành. Khi xã làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tôi có uỷ quyền cho em đứng tên. Nay tôi muốn bàn cùng người em chia số đất trên. Nếu không thoả thuận được thì giải quyết thế nào? Tôi xin cảm ơn.
– Trường hợp quyền sử dụng đất được đăng ký tên của em bạn và hiện nay Giấy chứng nhận chỉ thể hiện tên của em bạn. Khi đó, em bạn mới được công nhận là chủ sở hữu quyền sử dụng đất đó và đương nhiên có toàn quyền sử dụng, định đoạt. Việc phân chia thửa đất đó hoàn toàn do 2 bên thỏa thuận, nếu như không thỏa thuận được thì bạn cũng không có căn cứ để khởi kiện.
– Trường hợp em bạn đứng tên trên Giấy chứng nhận với tư cách là người đại diện cho các đồng thừa kế, theo Khoản 4 Điều 5 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT thì: “4. Trường hợp nhiều người được thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà những người được hưởng thừa kế có văn bản thỏa thuận chưa phân chia thừa kế và đề nghị cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện đối với toàn bộ diện tích đất, tài sản gắn liền với đất để thừa kế thì cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện đó. Văn bản thỏa thuận phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều này, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện của những người được thừa kế gồm:… (ghi lần lượt tên của những người được thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)”.”
Như vậy, nếu Giấy chứng nhận ghi tên em bạn và ghi rõ “là người đại diện của những người được thừa kế gồm…” thì em bạn không phải là chủ sở hữu duy nhất quyền sử dụng đất đó mà thửa đất được xác định là tài sản chung được thừa kế của anh em bạn. Khi đó, bạn với tư cách là một trong những đồng sở hữu có quyền yêu cầu chia tài sản thuộc sở hữu chung.
Việc chia tài sản thuộc sở hữu chung được quy định tại Điều 219 Bộ luật Dân sự 2105 như sau:
“1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.”
Như vậy, nếu như không thỏa thuận được thì bạn có thể yêu cầu tòa án chia tài sản thuộc sở hữu chung này.
Trân trọng
P. Luật sư tư vấn – Công ty Luật Minh Gia
Quy Định Về Ủy Quyền Đứng Tên Trên Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất
Quy định về ủy quyền đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bố tôi có mảnh đất, chưa làm sổ đỏ, nay tuổi cao đi lại khó khăn thì có thể ủy quyền cho con trai đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Chào Luật sư! Em xin hỏi luật sư rằng gia đình em có mảnh đất nằm ở khu Định Công từ năm 1977 nhưng gia đình em chưa làm sổ đỏ nay mảnh đất đấy vẫn đứng tên bố em nhưng vì ông nay hơn 70 tuổi việc đi lại khó khăn, bố em có thể làm giấy ủy quyền mảnh đất đấy để anh trai em đứng lên làm sổ đỏ tên anh ấy được không? Rất mong luật sư trả lời! Cảm ơn Luật sư!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT
Bạn chưa nói rõ tài sản này là tài sản chung của bố mẹ bạn hay tài sản riêng của mẹ bạn, mẹ bạn hiện nay còn sống hay không?
Như vậy, để việc ủy quyền hợp pháp bố bạn nên làm hợp đồng ủy quyền có công chứng tại văn phòng công chứng hoặc giấy ủy quyền có chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bố bạn cư trú, trong đó thể hiện rõ phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT việc thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận như sau:
“1. Ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau:
a) Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “Giấy khai sinh số….”;
b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo quy định thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ nhân thân ghi “Hộ chiếu số:…, nơi cấp:…, năm cấp:…”; địa chỉ đăng ký thường trú của người đó ở Việt Nam (nếu có);
c) Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.[…]”
Như vậy, theo quy định về thông tin ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người được ghi thông tin là chủ sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, nếu bố bạn ủy quyền cho anh trai bạn đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải có văn bản thể hiện sự ủy quyền giữa hai bên. Tuy nhên, bạn cần hiểu, ủy quyền chỉ mang tính chất đại diện, thay mặt bố bạn quản lý, sử dụng quyền sử dụng đất, không có quyền định đoạt đối với tài sản này.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mẫu Giấy Ủy Quyền Sử Dụng Đất Đai Chuẩn, Mới Cập Nhật 2022 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!