Bạn đang xem bài viết Mở Quán Bán Cafe Có Phải Đăng Ký Kinh Doanh Không, Và Các Loại Thuế Phải Chịu Khi Mở Quán Bán Cafe ? được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Mở quán bán cafe có phải đăng ký kinh doanh không ?
Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi muốn mở quán đồ uống bán cafe thì có cần phải có giấy phép kinh doanh không ? Có phải nộp thuế gì không ạ ?
Trả lời: 1. Quán cafe có phải đăng ký kinh doanh không ?
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 39/2007/NĐ-CP có quy định cá nhân hoạt động thương mại alf cá nhân tự mình hành ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không phải đăng ký kinh doanh thuộc các đối tượng sau đây:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, một số từ ngữ được hiểu như sau:
1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyếnlàhoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác”.
Như vậy việc mở quán kinh doanh cafe không thuộc các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định, như vậy nếu bạn muốn mở quán cafe thì bạn cần phải thực hiện đăng ký hộ kinh doanh theo quy định. Về thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể bạn có thể tham khảo bài viết Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể theo quy định mới nhất của luật
2. Các loại thuế hộ kinh doanh cần nộp ?
Hiện nay theo quy định, Hộ kinh doanh cá thể cần phải nộp ba loại thuế: Thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng. Cụ thể như sau:
Thứ nhất: Thuế môn bài
“Điều 3. Miễn lệ phí môn bài
Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài, gồm:
1. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống”.
‘Điều 4. Mức thu lệ phí môn bài
1. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm”.
Như vậy nếu cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng trở xuống sẽ được miễn thế môn bài, còn có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm phải nộp thuế là 1 triệu đồng/năm; doanh thu từ 300 triệu đồng/năm đến dưới 500 triệu đồng/năm phải nộp thuế môn bài: 500.000 đồng/năm; doanh thu từ 100 triệu đến 300 triệu đồng/năm phải nộp thuế môn bài là 300.000 đồng/năm;
Thứ hai: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân
Theo hướng dẫn Thông tư 92/2015/TT-BTC có quy định:
Điều 2. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
1. Nguyên tắcáp dụng
a) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.
b) Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.
Như vậy nếu hộ gia đình có doanh thu dưới 100 triệu/năm thì không phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Còn trường hợp hộ gia đình có thu nhập lớn hơn 100 triệu/năm thì phải đóng cả thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng với tỷ lệ được hướng dẫn tại phụ lục kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC cụ thể đối với dịch vụ ăn uống thuế giá trị gia tăng là 3%, thuế thu nhập cá nhân là 1,5% ;
Doanh thu tính thuế của hộ kinh doanh là doanh thu khoán cách xác định doanh thu được áp dụng theo Thông tư 92/2015/TT-BTC như sau:
Điều 6. Khai thuế đối với các nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
4. Xác định doanh thu và mức thuế khoán
a) Doanh thu tính thuế khoán đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu được ổn định trong một năm.
b) Cá nhân nộp thuế khoán tự xác định doanh thu tính thuế khoán trong năm để làm cơ sở xác định số thuế phải nộp trên tờ khai mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu khoán, không nộp hồ sơ khai thuế hoặc doanh thu tính thuế khoán xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Căn cứ hồ sơ khai thuế của cá nhân kinh doanh và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế bao gồm: hệ thống thông tin tích hợp tập trung của ngành thuế; kết quả xác minh, khảo sát; kết quả kiểm tra, thanh tra thuế (nếu có) cơ quan thuế xác định doanh thu khoán và mức thuế khoán dự kiến của cá nhân để lấy ý kiến công khai, tham vấn ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế và làm cơ sở cho Cục Thuế chỉ đạo, rà soát việc lập Sổ bộ thuế tại từng Chi cục Thuế.
c) Cá nhân nộp thuế khoán trong năm có thay đổi về hoạt động kinh doanh (ngành nghề, quy mô, địa điểm, …) thì phải khai điều chỉnh, bổ sung để cơ quan thuế có cơ sở xác định lại doanh thu khoán, mức thuế khoán và các thông tin khác về cá nhân kinh doanh cho thời gian còn lại của năm tính thuế. Trường hợp cá nhân kinh doanh không thay đổi về ngành nghề kinh doanh thì cơ quan thuế chỉ xác định lại doanh thu khoán để áp dụng cho thời gian còn lại của năm tính thuế nếu qua số liệu xác minh, kiểm tra, thanh tra có căn cứ xác định doanh thu khoán thay đổi từ 50% trở lên so với mức doanh thu đã khoán. Trường hợp có thay đổi ngành nghề kinh doanh thì thực hiện điều chỉnh bổ sung theo thực tế của ngành nghề kinh doanh thay đổi
Như vậy doanh thu khoán là doanh thu do cá nhân tự xác định doanh thu tính thuế khoán trong năm để làm cơ sở xác định số thuế phải nộp trên tờ khai mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu khoán, không nộp hồ sơ khai thuế hoặc doanh thu tính thuế khoán xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: để được giải đáp.
2. Chuyển địa chỉ đăng ký kinh doanh như thế nào ?
Kính gửi Công ty Luật Minh Khuê, Chúng tôi xin gửi lời chào trân trọng tới quý công ty! Chúng tôi xin được tư vấn như sau: Chúng tôi mới thành lập công ty có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh với 3 cổ đông. Hiện nay chúng tôi muốn chuyển địa chỉ đăng ký kinh doanh ra Hà Nội và thêm cổ đông mới ?
Trong trường hợp trên, muốn chuyển trụ sở doanh nghiệp của mình trước hết bạn cần phải thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 35 Luật doanh nghiệp năm 2020 (bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021) quy định cụ thể như sau:
“Điều 34. Tài sản góp vốn
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật”.
“Điều 13. Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế
1. Người nộp thuế là tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh và cá nhân khác thay đổi các thông tin đăng ký thuế không làm thay đổi cơ quan thuế quản lý
a) Các trường hợp thay đổi thông tin đăng ký thuế không làm thay đổi cơ quan thuế quản lý:
a1) Tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh và cá nhân khác thay đổi thông tin đăng ký thuế, trừ thông tin địa chỉ trụ sở.
a2) Tổ chức kinh tế, tổ chức khác do Cục Thuế quản lý thay đổi địa chỉ trụ sở trong phạm vi cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
a3) Tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh do Chi cục Thuế quản lý thay đổi địa chỉ trụ sở trong phạm vi cùng quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh.
b) Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế:
b1) Đối với người nộp thuế là tổ chức kinh tế, tổ chức khác (kể cả đơn vị trực thuộc), hồ sơ gồm:
– Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Quyết định thành lập, hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp nếu thông tin đăng ký thuế trên các Giấy tờ này có thay đổi.
b2) Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh (thay đổi thông tin đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế), hồ sơ gồm:
– Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nếu thông tin đăng ký thuế trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có thay đổi;
– Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam); bản sao không yêu cầu chứng thực hộ chiếu còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài) nếu thông tin đăng ký thuế trên các Giấy tờ này có thay đổi.
c) Đối với người nộp thuế là cá nhân có phát sinh thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân, trừ cá nhân kinh doanh:
c1) Người nộp thuế thay đổi thông tin trực tiếp với cơ quan thuế, hồ sơ gồm:
– Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam); hộ chiếu còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài) nếu thông tin đăng ký thuế của cá nhân trên các Giấy tờ này có thay đổi.
– Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực (đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên) hoặc Giấy khai sinh (đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi); bản sao không yêu cầu chứng thực hộ chiếu hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài) nếu thông tin đăng ký thuế của người phụ thuộc trên các Giấy tờ này có thay đổi.
c2) Người nộp thuế thay đổi thông tin qua cơ quan chi trả thu nhập
– Trường hợp thay đổi thông tin cho cá nhân người nộp thuế:
– Trường hợp thay đổi thông tin cho người phụ thuộc:
2. Trường hợp người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức (bao gồm cả đơn vị trực thuộc), hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh có thay đổi địa chỉ trụ sở dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý.
a) Các trường hợp thay đổi thông tin đăng ký thuế dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, gồm:
a1) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh thay đổi địa chỉ trụ sở sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác;
a2) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh do Chi cục Thuế quản lý thay đổi địa chỉ trụ sở trong cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhưng khác quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh;
a3) Cá nhân có phát sinh thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (trừ cá nhân kinh doanh) thay đổi địa chỉ trong cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhưng khác quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc thay đổi địa chỉ trụ sở sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
b) Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế:
b1) Đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh
– Tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đi:
+ Đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hồ sơ gồm:
(ii) Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Quyết định thành lập, hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp theo địa chỉ mới.
+ Đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh, hồ sơ gồm:
(ii) Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có thay đổi thông tin đăng ký thuế trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế (nếu có);
(iii) Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam); bản sao không yêu cầu chứng thực hộ chiếu còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài) nếu thông tin đăng ký thuế trên các Giấy tờ này có thay đổi.
– Tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến:
+ Đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp thực hiện đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
+ Đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh, hồ sơ gồm:
(ii) Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định) hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp theo địa chỉ mới.
b2) Cá nhân có phát sinh thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (trừ cá nhân kinh doanh): Hồ sơ thay đổi thông tin địa chỉ tương tự như hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế của cá nhân theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.
Trong câu hỏi của bạn do bạn không nói rõ thêm cổ đông mới thì vốn điều lệ của bạn vẫn giữ nguyên (nếu giữ nguyên vốn điều lệ thì phải có cổ đông chuyển nhượng vốn cho cổ đông mới vào) hay tăng vốn điều lệ do tiếp nhận thêm cổ đông mới. Nên tôi tư vấn cho bạn như sau:
1. Trường hợp tiếp nhận cổ đông mới, công ty gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký. Nội dung Thông báo gồm: a) Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp và mã số thuế); b) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; họ, tên, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 24 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP đối với cổ đông là cá nhân; giá trị vốn góp và phần vốn góp, thời điểm góp vốn, loại tài sản góp vốn, số lượng và giá trị của từng loại tài sản góp vốn của các cổ đông mới; c) Phần vốn góp đã thay đổi của các cổ đông sau khi tiếp nhận cổ đông mới; d) Vốn điều lệ của công ty sau khi tiếp nhận cổ đông mới; đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Kèm theo Thông báo phải có: quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng cổ đông về việc tiếp nhận cổ đông mới; giấy tờ xác nhận việc góp vốn của cổ đông mới của công ty; bản sao quyết định thành lập; bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 của cổ đông là cá nhân. Quyết định, biên bản họp của Hội đồng cổ đông phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty. Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp của người đại diện theo uỷ quyền và quyết định uỷ quyền tương ứng đối với cổ đông là tổ chức hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký thay đổi cổ đông cho công ty.
3. Quy định về thực hiện các hợp đồng trước đăng ký kinh doanh ?
Điều 18 Luật doanh nghiệp năm 2020 (bắt đầu có hiệu lực pháp luật từ ngày 1/1/2021) quy định về các hợp đồng trước khi đăng ký kinh doanh, cụ thể như sau:
“Điều 18. Hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp
1. Người thành lập doanh nghiệp được ký hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp.
2. Trường hợp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết quy định tại khoản 1 Điều này và các bên phải thực hiện việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người ký kết hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng; trường hợp có người khác tham gia thành lập doanh nghiệp thì cùng liên đới chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó”.
4. Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh như thế nào ?
Kính chào công ty luật Minh Khuê, tôi có câu hỏi mong Luật sư tư vấn giúp tôi.Tăng vốn điều lệ: 1 tỷ lên 4,5 tỷ. Thay đổi thành viên góp vốn: Công ty tôi hiện giờ có 2 thành viên góp vốn, tôi không có tên trong ĐKKD. Hiện giờ tôi muốn bỏ tên của cả 2 người và thay tên tôi làm giám đốc. Công ty chỉ có 1 thành viên.
3. Bổ sung địa chỉ kho: Bên tôi mới thuê 1 kho chứa hàng ở Thuận Thành Bắc Ninh. Cần bổ sung vào ĐKKD.
4. Trong trường hợp thay đổi địa điểm trụ sở chính từ địa chỉ cũ về khu vực Long Biên, nhưng vẫn không muốn thay chi cục thuế chủ quản thì có được không?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp gọi: 1900.6162
Căn cứ theo Điều 87 Luật doanh nghiệp năm 2020 (bắt đầu có hiệu lực thi hành vào ngày 1/1/2021)
“Điều 87. Tăng, giảm vốn điều lệ
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.
2. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Việc tổ chức quản lý công ty được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì công ty phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ;
b) Trường hợp chuyển đổi thành công ty cổ phần thì công ty thực hiện theo quy định tại Điều 202 của Luật này.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
a) Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;
b) Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 75 của Luật này”.
Điều 44 Luật doanh nghiệp năm 2020 (bắt đầu có hiệu lực thi hành vào ngày 1/1/2021) quy định như sau:
“Điều 44. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể”.
Theo quy định tại điều 33 để bổ sung địa điểm kinh doanh, công ty bạn cần t Nghị định 78/2015/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp hông báo lập địa điểm kinh doanh bao gồm:
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư số 95/2016/TT-BTC về đăng ký thuế quy định như sau:
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!
5. Đăng ký kinh doanh thực hiện như thế nào ?
Kính chào công ty Luật Minh Khuê. Tôi dự định làm yaourt tại nhà và có ý định cung ứng sản phẩm này cho các quán nước, nhà hàng tiệc cưới, quán kem… thông qua online đặt hàng trên mạng hoặc có thể tự mình đi chào hàng.
Vậy xin cho tôi hỏi, tôi có cần đăng ký kinh doanh để hoạt động hay nộp thuế theo quy định của pháp luật không?Việc làm này tôi chỉ làm một mình và hoạt động tại gia. Nếu phải đăng ký kinh doanh thì tôi phải đăng ký loại hình kinh doanh nào, các khoản phí nào tôi phải nộp thuế ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp trực tuyến, gọi: 1900.6162 Trả lời:
– Trong trường hợp này chị dự định làm yaourt tại nhà và có ý định cung ứng sản phẩm này cho các quán nước, nhà hàng tiệc cưới, quán kem… thông qua online đặt hàng trên mạng hoặc có thể tự mình đi chào hàng. Theo quy định hiện nay thì về bản chất, chị kinh doanh là phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, nếu như không có địa điểm kinh doanh cố định, kinh doanh nhỏ lẻ, thu nhập thấp thì trong trường này thì sẽ không phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 2 điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
“2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợpkinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.”
– Nếu chị kinh doanh mà có doanh thu hàng năm trên 100 triều đồng thì chị vẫn phải đóng thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động kinh doanh theo quy định tại Điều 2 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế năm 2014
Thu nhập từ kinh doanh quy định tại khoản này không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.”
– Nếu chị bán hàng qua mạng tuy không phải đăng ký kinh doanh nhưng chị phải đẳng ký lên sàn giao dịch thương mại điện tử. Phải tuân thủ các điều kiện được quy định tại điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về đăng ký thương mại điện tử
“Điều 37. Trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử
2. Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ theo quy định từ Điều 30 đến Điều 34 Nghị định này khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua Tư vấn pháp luật miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh Quán Cafe
Hồ sơ đăng ký kinh doanh với cá nhân, hộ kinh doanh
Trước khi tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh bạn cần chuẩn bị sẵn 1 bộ hồ sơ đầy đủ các giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
– Bản sao Giấy CMND của cá nhân tham gia kinh doanh hoặc CMND của người đại diện hộ gia đình.
– Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh (trường hợp đối với hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập).
Trường hợp đăng ký ngành, nghề cần phải có chứng chỉ hành nghề, ngoài những giấy tờ đã nêu bạn phải có bản sao hợp lệ của chứng chỉ hành nghề cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình.
Trường hợp ngành, nghề phải có vốn pháp định, ngoài những giấy đã nêu trên còn phải có bản sao hợp lệ văn bản đã được xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Trình tự thực hiện đăng ký kinh doanh quán cafe – bánh ngọt
Sau khi soạn đủ hồ sơ theo hướng dẫn bạn mang hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt quán để đăng ký. Trong thời hạn là 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ và không có những sai phạm trong hồ sơ thủ tục, UBND cấp huyện sẽ cấp Giấy biên nhận và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh gồm:
+ Tên của hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định pháp luật: không trùng lặp, không dùng các ký hiệu vi phạm, không dùng các cụm từ như “công ty”, “doanh nghiệp”,….
+ Nộp đầy đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, UBND cấp huyện phải thông báo các nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh nếu hồ sơ không hợp lệ.
71A ngõ 9 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà NộiHotline: 0945 292 808 / 0978 635 623Email: luatviettin@gmail.com
Có Được Kinh Doanh Quán Cafe Trên Đất Ở Không ?
Kính thưa Luật sư. Tôi có một vấn đề về đất đai xin Luật sư giải đáp giúp. Tôi có mua một lô đất 200m2 trong khu hành chính của huyện. Lô đất này được cấp cho lãnh đạo, vị lãnh đạo này bán lại đất cho tôi.Tôi mua đất này để kinh doanh quán cafe bằng công trình tạm là 2 container, tôi đi hỏi bên xây dựng để xin cấp phép xây dựng nhưng họ nói công trình tạm thì không cần phải xin giấy phép. Trong quá trinh thi công, bên Thanh tra của Huyện có tới nói chúng tôi phải xin giấy phép xây dựng. Lần này tôi lên phòng cơ sở hạ tầng của Huyện thì nhận được câu trả lời là đất này cấp cho lãnh đạo để ở, chỉ được xây nhà và kinh doanh nhỏ để sinh sống qua ngày,không được mở quán kinh doanh lớn, không được làm công trình tạm. Cấp cho lãnh đạo như thế nào thi người mua lại phải sử dụng miếng đất như đối với lãnh đạo đã được cấp. Luật sư cho tôi hỏi chính quyền làm như vậy có đúng không ạ? Rất mong được sự hồi đáp của Luật sư.
Về câu hỏi của bạn, Luật sư của Luật Hoàng Phi trả lời như sau:
– Theo quy định tại Điều 6 Luật Đất Đai 2013 quy định nguyên tắc sử dụng đất như sau: ” Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất”.
Như vậy, việc sử dụng đất đúng mục đích là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật đất đai. Khi người sử dụng đất muốn sử dụng vào mục đích khác thì phải được sự đồng ý hoặc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Theo quy định Khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013:
“2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan; c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác; đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác; g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.” Có được kinh doanh quán cafe trên đất ở không ?
Như vậy, nếu đất bạn được chuyển quyền sử dụng là đất ở, bây giờ bạn muốn kinh doanh cafe thì theo chúng tôi mục đích sử dụng đất của bạn vẫn là đất phi nông nghiệp, cụ thể là đất thương mại dịch vụ. Bởi, theo quy định tại Khoản 1 Điều 153 Luật Đất Đai 2013 thì : ” Đất thương mại, dịch vụ bao gồm đất xây dựng cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ và các công trình khác phục vụ cho kinh doanh, thương mại, dịch vụ.”
Do đó, việc chính quyền không cho bạn xây kinh doanh cafe vì sai mục đích sử dụng là không đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, việc sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định về bảo vệ môi trường.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ để được tư vấn.
Tác giả
Nguyễn Văn Phi
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC
1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”
Giấy Phép Kinh Doanh Quán Cafe
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán cafe
Văn phòng luật sư TriMinh cung cấp dịch vụ xin giấy phép kinh doanh quán cafe cho các cá nhân,hộ gia đình hay đơn vị. Chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thành thủ tục hồ sơ giấy phép một cách nhanh chóng và đảm bảo hiệu quả nhất, giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí cũng như thời gian của mình.
Hãy liện hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn sử dụng dịch vụ tốt nhất. Hotline 0906998696
Kinh doanh quán cafe là một trong các hình thức kinh doanh khá phổ biến hiện nay, việc xin giấy phép kinh doanh quán theo trình tự ra sao sẽ phụ thuộc vào chủ sở hữu của quán cafe. Đối với chủ sở hữu là công ty thì việc kinh doanh quán cafe trước tiên công ty cần có đăng ký kinh doanh. Thông thường thì chủ sở hữu quán cafe thường là các hộ kinh doanh và việc xin giấy phép kinh doanh quán café phải tuân theo các quy định tại nghị định 88/2006/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh theo đó:
Thủ tục, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh
Nội dung của của giấy đề nghị sẽ bao gồm:
+Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
+Ngành, nghề kinh doanh;
+Số vốn kinh doanh;
+ Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
– bản sao chứng minh thư nhân dân của cá nhân, người đại diện hợp pháp của hộ gia đình kinh doanh.
Ngoài ra, nếu chủ sở hữu công ty đang sở hữu một công ty, thì có thể tiến hành việc mở thêm cơ sở kinh doanh.
Mặt khác, để quán cafe được đưa vào kinh doanh chính thức, cần phải có chứng nhận của chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm nơi quán cafe đó đóng. Hồ sơ xin chứng nhận của chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ được tiến hành theo các quy định của pháp luật.
Hãy liên hệ với VPLS TriMinh để được tư vấn và sử dụng dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp.
Đường dây nóng : 0906 998 696 – Luật sư Nguyễn Minh Anh – Trưởng VPLS TriMinh
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:
TRỤ SỞ TẠI HÀ NỘI
Tầng 5, Số 8 Phạm Ngọc Thạch, Phường Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội
(Nằm trong toà nhà Ngân Hàng Bảo Việt)
Tel: 04-3766.9599 – Fax: 04-37669636
CHI NHÁNH TẠI HCM
Phòng 3A, Tầng 3, Số 301 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Tel: 08-3838.8868 – Fax: 08-38388869
– xin giấy phép kinh doanh
– giấy phép icp, giấy phép mạng xã hội, giấy phép tổ chức chương trình khuyễn mãi,
– giấy phép VSAT thực phẩm
– giấy phép phòng cháy chữa cháy
– giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
– giấy phép tư vấn du học
– ……
Cập nhật thông tin chi tiết về Mở Quán Bán Cafe Có Phải Đăng Ký Kinh Doanh Không, Và Các Loại Thuế Phải Chịu Khi Mở Quán Bán Cafe ? trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!