Xu Hướng 6/2023 # Một Số Điểm Mới Của Luật Sửa Đổi, Bổ Sung Một Số Điều Của Luật Ban Hành Văn Bản Qppl # Top 12 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Một Số Điểm Mới Của Luật Sửa Đổi, Bổ Sung Một Số Điều Của Luật Ban Hành Văn Bản Qppl # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Một Số Điểm Mới Của Luật Sửa Đổi, Bổ Sung Một Số Điều Của Luật Ban Hành Văn Bản Qppl được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Một số điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL

Ngày 18/6/2020, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021.

Nội dung mới cơ bản của Luật Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã sửa đổi, bổ sung 54 điều về nội dung và 14 về kỹ thuật của Luật năm 2015 với những nội dung mới cơ bản sau đây: Thứ nhất, tiếp tục khẳng định và quy định cụ thể hơn cơ chế bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng, ban hành VBQPPL: Luật năm 2020 đã sửa 06 điều của Luật năm 2015 (Điều 47, 58, 92, 121, 130 và Điều 139), trong đó bổ sung nội dung thẩm định, thẩm tra phải bảo đảm “Sự phù hợp của chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản và nội dung dự thảo văn bản với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước”. Thứ hai, quy định về phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL: Thứ ba, bổ sung một số hình thức VBQPPL: (1) Bổ sung hình thức nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam(Nghị quyết liên tịch 3 bên) để phù hợp với quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015, và Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015. Đồng thời, bổ sung nội dung ban hành nghị quyết liên tịch để “hướng dẫn một số vấn đề cần thiết trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân” (sửa đổi, bổ sung Điều 18). (2) Bổ sung hình thức thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cụ thể, Luật năm 2020 đã bổ sung khoản 8a vào Điều 4 và sửa đổi Điều 25 của Luật năm 2015, trong đó, bổ sung Tổng Kiểm toán nhà nước là một chủ thể ban hành thông tư liên tịch với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Đồng thời, bổ sung nội dung ban hành thông tư liên tịch để quy định về việc phối hợp của các cơ quan này trong việc thực hiện “phòng, chống tham nhũng”. Việc sửa đổi, bổ sung này là để bảo đảm sự thống nhất giữa Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật với quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Thứ tư, bổ sung quy định về ban hành VBQPPL của cấp huyện, cấp xã: Để phù hợp với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung Điều 30 của Luật năm 2015 để cho phép HĐND cấp huyện ban hành nghị quyết, UBND cấp huyện ban hành quyết định quy phạm pháp luật để thực hiện việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới. Bên cạnh đó, ngoài trường hợp “được luật giao”, Luật năm 2020 bổ sung trường hợp “nghị quyết của Quốc hội giao” thì HĐND cấp huyện, cấp xã, UBND cấp huyện, cấp xã cũng được phép ban hành VBQPPL. Thứ năm, các loại VBQPPL phải lập đề nghị xây dựng VBQPPL: Để xác định lại cho hợp lý, sát thực tế hơn các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết phải lập đề nghị xây dựng theo quy trình chính sách, Luật năm 2020 bỏ yêu cầu lập đề nghị xây dựng theo quy trình chính sách đối với nghị định quy định tại khoản 2 Điều 19 và nghị quyết của HĐND cấp tỉnh quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Luật năm 2015. Bên cạnh đó, để phù hợp với việc thu hẹp phạm vi loại VBQPPL phải lập đề nghị theo quy trình chính sách, Luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung các Điều 84, 85, 87, 88, 89, 90, 92, 93, 111, 117, 119, 121 và Điều 122 của Luật năm 2015 để quy định cụ thể trình tự, thủ tục đề nghị xây dựng và soạn thảo nghị định tại khoản 2 Điều 19 và nghị quyết tại khoản 2, khoản 3 Điều 27 của Luật năm 2015. Thứ sáu, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả phối hợp của các cơ quan trong quá trình thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của UBTVQH: (1) Tăng cường trách nhiệm của Hội đồng dân tộc (HĐDT) và các Ủy ban của Quốc hội trong hoạt động thẩm tra: (2) Nâng cao trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của các cơ quan trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết: Thứ nhất, bổ sung quy định “Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có ý kiến bằng văn bản về những nội dung giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo, trong đó nêu rõ vấn đề có ý kiến khác với dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và đề xuất phương án để báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội” (điểm b khoản 7 Điều 74, điểm b khoản 2 Điều 75, điểm e khoản 1 Điều 77). Thứ hai, bổ sung quy định “Đối với những chính sách mới được đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung vào dự thảo luật thì trong trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan trình dự án có trách nhiệm tổ chức đánh giá tác động của chính sách để báo cáo Quốc hội” (điểm a khoản 2 Điều 75, điểm b khoản 2 Điều 76). Thứ tư, bổ sung quy định “Tổng thư ký Quốc hội tổ chức tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội, kết quả biểu quyết để báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội và gửi cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo” (khoản 6 Điều 74, điểm c khoản 3 Điều 75). Thứ năm, quy định rõ hơn trách nhiệm phối hợp của Bộ Tư pháp trong suốt quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, nghị quyết giữa 2 kỳ họp của Quốc hội. Theo đó, Luật năm 2020 đã bổ sung trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc phối hợp với Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo và Thường trực Ủy ban Pháp luật để nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo và hoàn thiện dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trinh Ủy ban Thường vụ Quốc hội (điểm đ khoản 2 Điều 75). Thứ bảy, tiếp tục hoàn thiện các quy định về việc xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn: (2) Về thẩm quyền ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn: Luật năm 2020 bổ sung thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong việc quyết định cho phép áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành trong trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn quy định tại khoản 1 Điều 146 của Luật năm 2015. Để kiểm soát chặt chẽ việc ban hành thông tư theo trình tự, thủ tục rút gọn, Luật năm 2020 quy định: “Văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải kèm theo ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tư pháp”. (3) Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 Điều 147 Luật năm 2015 quy định về thẩm quyền quyết định việc xây dựng, ban hành văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước. Thứ tám, về quy định thủ tục hành chính trong VBQPPL: Luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 14 (Những hành vi bị nghiêm cấm) của Luật năm 2015, theo đó, bổ sung trường hợp ngoại lệ cho phép địa phương được quy định thủ tục hành chính trong trường hợp cần thiết phải quy định thủ tục hành chính trong nghị quyết của HĐND cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 172 (Hiệu lực thi hành) cho phép việc sửa đổi, bổ sung các VBQPPL có quy định thủ tục hành chính được ban hành trước ngày 01/7/2016 với điều kiện không được làm phát sinh thủ tục hành chính mới hoặc quy định thêm thành phần hồ sơ, yêu cầu, điều kiện, tăng thời gian giải quyết thủ tục hành chính đang áp dụng. Thứ chín, nâng cao trách nhiệm của cơ quan lập đề nghị, chủ trì soạn thảo, cơ quan có thẩm quyền ban hành VBQPPL trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản: (1) Để khắc phục tình trạng xung đột, mâu thuẫn giữa có thể xảy ra giữa các VBQPPL, Luật năm 2020 bổ sung vào khoản 2 Điều 12 quy định: “Trường hợp văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành có quy định khác với văn bản mới nhưng cần tiếp tục được áp dụng thì phải được chỉ rõ trong văn bản mới đó”. Khoản 2 Điều 12 của Luật năm 2015 cũng đã được sửa đổi để quy định theo hướng linh hoạt hơn đối với việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản đã ban hành trái với quy định của văn bản mới. Theo đó, “Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản phải đồng thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản mới đó…” thay vì yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ ngay trong văn bản mới đó như quy định của Luật năm 2015. (3) Nhằm nâng cao trách nhiệm của chủ thể có thẩm quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ, nghị quyết của HĐND cấp tỉnh trong việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị và giúp cho cơ quan có thẩm quyền có thêm thông tin khi xem xét, thông qua đề nghị, Luật năm 2020 yêu cầu trong hồ sơ đề nghị phải có “Dự kiến đề cương chi tiết” thay cho “Đề cương” như quy định trong Luật năm 2015 (tại các Điều 37, 87 và Điều 114 của Luật năm 2015).

                                            Đỗ Trang – Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật

Nguồn (www.moj.gov.vn)

Luật Sửa Đổi, Bổ Sung Một Số Điều Của Luật Ban Hành Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sau đây gọi là Luật năm 2015) đã có một số quy định để bảo đảm đường lối, chủ trương của Đảng được thể chế hóa thành quy định pháp luật và bảo đảm các quy định pháp luật phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng.

Qua 03 năm thi hành Luật năm 2015 cho thấy, công tác xây dựng pháp luật ở nước ta đã có chuyển biến tích cực, chất lượng văn bản pháp luật đã được nâng cao hơn, nhiều văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, việc thi hành Luật năm 2015 trong thời gian qua đã nổi lên một số hạn chế cần phải sửa đổi, bổ sung cho hợp lý.

Dự thảo Luật đã có những điều chỉnh cụ thể như sau:

Về bố cục Dự thảo Luật sửa đổi 3 điều

Điều 1: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13.

Điều 2: Bổ sung, thay thế, bỏ một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13.

Điều 3: Hiệu lực thi hành.

Về nội dung cơ bản Dự thảo Luật sửa 55 điều (30 điều sửa nội dung, 25 điều sửa về kỹ thuật) và được xây dựng trên cơ sở các chính sách đã được Chính phủ thông qua.

Về chính sách: Quy định cụ thể, trực tiếp hơn về bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Dự thảo Luật sửa 05 điều (Điều 5, Điều 47, Điều 58, Điều 92, Điều 121), trong đó bổ sung nguyên tắc “Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng” trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và bổ sung các nội dung cụ thể vào một số điều khoản của Luật để bảo đảm thực hiện nguyên tắc này. Cụ thể:

(1) Bổ sung khoản 1a vào Điều 5 (Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật) của Luật năm 2015 như sau:

“1a. Bảo đảm thể chế hóa đầy đủ, chính xác, kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật;” Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan trình dự án luật, pháp lệnh trong quy trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật, pháp lệnh

(2) Bổ sung cụm từ ” sự phù hợp của nội dung chính sách trong đề nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh với đường lối, chủ trương của Đảng” vào khoản 1 Điều 47; cụm từ ” Sự phù hợp của nội dung dự án, dự thảo với đường lối, chủ trương của Đảng, mức độ thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và” vào điểm a, khoản 3 Điều 58 của Luật; cụm từ ” Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị định với đường lối, chủ trương của Đảng, mức độ thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng đối với nghị định quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật” vào điểm b khoản 3 Điều 92 của Luật; cụm từ ” Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với đường lối, chủ trương của Đảng, mức độ thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng đối với nghị quyết quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Luật này ” vào điểm c khoản 3 Điều 121 của Luật.

Để thực hiện chính sách này, dự thảo Luật sửa 04 điều: 74, 75, 76, 77.

Với 02 phương án sau đây:

Giữ như quy định hiện hành, đồng thời bổ sung quy định tăng cường trách nhiệm, nâng cao hiệu quả phối hợp của cơ quan thẩm tra và cơ quan trình trong quá trình chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh

Theo Phương án này thì cơ quan thẩm tra vẫn chủ trì việc chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh như hiện nay. Đồng thời, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 6 Điều 74; điểm d khoản 2 Điều 75; điểm a khoản 4 Điều 76; điểm đ khoản 1 Điều 77 để quy định cụ thể, chặt chẽ hơn trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của cơ quan thẩm tra và cơ quan trình trong quá trình chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh. Cụ thể:

– Cơ quan chủ trì thẩm tra có trách nhiệm:

+ Chỉ được tiến hành việc chỉnh lý dự án luật, dự thảo nghị quyết khi có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, Ủy ban Pháp luật, Bộ Tư pháp.

+ Gửi báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo cho cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo.

+ Gửi Bản tổng hợp ý kiến của Đại biểu Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội, dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu, dự thảo đã chỉnh lý cho cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo.

Ưu điểm của Phương án 1:

Cơ quan soạn thảo cũng đưa ra những ưu điểm và hạn chế của phương án này

– Tiếp tục phát huy được vai trò của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong công tác lập pháp và giám sát hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

– Nâng cao trách nhiệm, năng lực của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL.

– Phù hợp với xu hướng tăng số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách hiện nay và trong thời gian tới; nâng cao năng lực của đại biểu Quốc hội chuyên trách và bộ máy giúp việc của Quốc hội, do đó sẽ huy động được trí tuệ, kinh nghiệm của các đại biểu chuyên trách và sự phục vụ của các cơ quan giúp việc.

Hạn chế, vướng mắc của Phương án 1:

– Không phải thay đổi quy trình làm việc của các cơ quan Quốc hội và quy chế làm việc của Chính phủ.

– Tạo ra sự cắt khúc trong quá trình xây dựng dự án luật, pháp lệnh, nên có khả năng dự thảo luật, pháp lệnh sau khi được chỉnh lý sẽ khác nhiều với các chính sách đã được xây dựng, thông qua, gây khó khăn cho việc ban hành văn bản quy định chi tiết và tổ chức thi hành luật, pháp lệnh sau khi được thông qua, đồng thời có thể gây ra sai sót trong quá trình chỉnh lý các dự án luật, pháp lệnh.

Phương án 2. Chuyển việc chủ trì tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh sang cho cơ quan trình dự án luật, pháp lệnh

– Làm giảm tính chủ động và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đại biểu trình dự án luật, pháp lệnh trong quá trình chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh.

Theo Phương án 2, dự kiến sửa đổi, bổ sung các quy định sau đây:

Sửa đổi điểm a khoản 6 và khoản 7 Điều 74; điểm a, b, c, d khoản 2, điểm a, c khoản 3 Điều 75; điểm d khoản 3, điểm a, b, c, d khoản 4 Điều 76; điểm đ, g khoản 1, điểm b, c, d khoản 2 Điều 77 theo hướng chuyển trách nhiệm chủ trì tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh từ cơ quan thẩm tra sang cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh. Chuyển trách nhiệm trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật từ đại diện Ủy ban Thường vụ Quốc hội sang đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật.

Theo Phương án này:

– Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn là cơ quan chỉ đạo việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh. Trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến khác hoặc Chính phủ có ý kiến khác đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình thì báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.

Ưu điểm của Phương án 2:

– Vai trò của cơ quan thẩm tra là: Phối hợp với cơ quan trình trong việc chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh. Trong trường hợp cơ quan thẩm tra có ý kiến khác với ý kiến của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo hoặc Chính phủ có ý kiến khác đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình trong việc giải trình, tiếp thu, chính lý dự thảo thì đại diện cơ quan thẩm tra, Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

– Bảo đảm tính liên tục, thống nhất trong suốt quá trình xây dựng dự án luật, pháp lệnh từ khi đề xuất, soạn thảo, trình đến giai đoạn chỉnh lý dự thảo, từ đó sẽ tạo thuận lợi cho việc quy định chi tiết và tổ chức thi hành luật, pháp lệnh sau khi được thông qua, bảo đảm cho luật, pháp lệnh có tính khả thi, sớm đi vào cuộc sống;

– Phù hợp với nguyên tắc phân công, phân nhiệm và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013;

– Tăng tính chủ động và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trình dự án luật, pháp lệnh trong quá trình chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh;

Hạn chế, vướng mắc của Phương án 2:

– Đề cao sự phản biện nhằm góp phần bảo đảm tính khách quan và độc lập của hoạt động thẩm tra; cơ quan đã thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết không nên chủ trì việc chỉnh lý, tiếp thu dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết mà mình đã thẩm tra.

– Phải thay đổi quy trình hoạt động của các cơ quan của Quốc hội và quy chế làm việc của Chính phủ cho phù hợp với quy định mới về cơ quan chủ trì chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh.

Về một số nội dung khác a) Xác định lại cho hợp lý hơn các văn bản phải lập đề nghị xây dựng theo quy trình chính sách

– Tăng công việc cho Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ, nhất là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được giao chủ trì soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, do đó có thể ảnh hưởng đến tiến độ trình dự án luật, pháp lệnh.

Theo quy định của Luật năm 2015, cơ quan đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm lập đề nghị xây dựng theo quy trình chính sách đối với 6 loại văn bản sau: (1) luật; (2) nghị quyết của Quốc hội; (3) pháp lệnh; (4) nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; (5) nghị định của Chính phủ; (6) nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Để xác định lại cho hợp lý hơn các văn bản phải lập đề nghị xây dựng theo quy trình chính sách, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Điều 84, Điều 90, Điều 111 của Luật năm 2015 với nội dung như sau:

Chỉ quy định việc lập đề nghị xây dựng đối với nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật này (Sửa đổi khoản 1 Điều 84).

Sửa Điều 90 để phù hợp với nội dung sửa đổi của Điều 84, đối với nghị định quy định tại khoản 2 Điều 19 không phải lập đề nghị xây dựng nghị định nhưng vẫn phải đánh giá tác động của chính sách, nếu có chính sách mới; đồng thời dự thảo Luật cũng quy định theo hướng không phải đánh giá tác động đối với nghị định quy định tại khoản 1 Điều 19.

Tương tự như trên, chỉ quy định việc lập đề nghị xây dựng theo quy trình chính sách đối với nghị quyết của HĐND cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật này (Sửa đổi Điều 111).

b) Quy định hợp lý hơn việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn

Sửa kỹ thuật Điều 117, Điều 119, Điều 136 của Luật, cụ thể: Bỏ cụm từ ” khoản 2, khoản 3 Điều 27 “.

c) Quy định sát thực tế hơn về ban hành thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật

Đối với nội dung này, dự thảo Luật dự kiến sửa 03 điều (Điều 146, Điều 147, Điều 148 của Luật năm 2015), theo đó sửa đổi khoản 2 Điều 146 để cho phép áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong trường hợp để bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật đã được thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc không còn được áp dụng trên thực tế; ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật trong một thời hạn nhất định để giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn và trường hợp cần ban hành ngay văn bản để thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bổ sung khoản 4a vào Điều 147 quy định về thẩm quyền quyết định việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn như sau: “4a. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong việc xây dựng, ban hành thông tư bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật đã được thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc không còn được áp dụng trên thực tế; ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân“. Đồng thời bổ sung cụm từ ” thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ” vào Điều 148 của Luật năm 2015.

Về nội dung này, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 02 điều (Điều 14 và Điều 172), cụ thể là:

(1) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 14 (các hành vi bị nghiêm cấm) của Luật năm 2015, theo đó bổ sung trường hợp ngoại lệ cho phép địa phương được quy định TTHC trong trường hợp cần thiết và phải được quy định trong nghị quyết của HĐND cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật.

(2) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 172 (Hiệu lực thi hành) của Luật năm 2015 để quy định về việc sửa đổi, bổ sung các quy định về TTHC đã ban hành trước ngày Luật năm 2015 có hiệu lực, cụ thể như sau:

“Những quy định về thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 14 của Luật này được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thì tiếp tục được áp dụng cho đến khi bị bãi bỏ bằng văn bản khác hoặc bị thay thế bằng thủ tục hành chính mới. Trường hợp sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính được ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 thì không được làm phát sinh thủ tục hành chính mới hoặc quy định thêm thành phần hồ sơ, yêu cầu, điều kiện, tăng thời gian giải quyết thủ tục hành chính đang áp dụng.”

(Toàn bộ Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật năm 2015 đính kèm dưới bài viết).

Một số sửa đổi, bổ sung về kỹ thuật về kỹ thuật đối với 25 Điều của Luật năm 2015

Một Số Điểm Mới Của Luật Ban Hành Văn Bản Qppl Năm 2022

1. Tách khái niệm “Văn bản QPPL” và khái niệm “Quy phạm pháp luật”

Khái niệm “Văn bản QPPL” được quy định lần đầu tiên trong Luật ban hành văn bản QPPL năm 1996, sau đó tiếp tục được quy định trong Luật năm 2008 và Luật năm 2004. Việc quy định khái niệm văn bản QPPL là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền phân biệt văn bản QPPL với văn bản hành chính và văn bản áp dụng pháp luật, góp phần hạn chế đáng kể số lượng văn bản hành chính có chứa quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, cách định nghĩa “văn bản QPPL” ở Luật năm 2008 và Luật năm 2004 thiếu sự cụ thể nên đã gây khó khăn, lúng túng trong việc xác định văn bản nào là văn bản QPPL.

Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của khái niệm văn bản QPPL, nhằm khắc phục hạn chế trong việc phân biệt khái niệm văn bản QPPL với văn bản hành chính thông thường và những văn bản khác của cơ quan nhà nước được ban hành trong thời gian qua, Luật năm 2015 đã tách khái niệm “văn bản QPPL” và khái niệm “quy phạm pháp luật”. Cụ thể, theo khoản 1 điều 3 của Luật thì “quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện”. Đối với khái niệm “văn bản QPPL”, được quy định tại điều 2 của Luật, theo đó “văn bản QPPL là văn bản có chứa quy phạm pháp luật được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này. Văn bản QPPL nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản QPPL”.

2. Về hình thức văn bản QPPL

Theo quy định tại điều 3 của Luật, hệ thống văn bản QPPL gồm 26 hình thức do 18 chủ thể có thẩm quyền ban hành, ví dụ: Hiến pháp; Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Văn bản QPPL của chính quyền đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt;… So với Luật năm 2008 và Luật năm 2004 thì Luật đã bỏ 05 loại văn bản QPPL, gồm:

(1) Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội ( trừ nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam);

(2) Thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;

(3) Chỉ thị của UBND cấp tỉnh;

(4) Chỉ thị của UBND cấp huyện;

(5) Chỉ thị của UBND cấp xã;

Tuy nhiên, để phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật đã bổ sung hình thức văn bản QPPL của chính quyền đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

3. Về thẩm quyền, nội dung văn bản QPPL

Trên cơ sở quy định của Hiến pháp 2013 và các Luật về tổ chức bộ máy (Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương,….), Luật năm 2015 đã xác định lại nội dung ban hành văn bản QPPL của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL:

– Đối với luật, nghị quyết của Quốc hội: Điều 15 của Luật đã quy định rõ ràng, cụ thể những nội dung Quốc hội phải ban hành luật và những nội dung Quốc hội ban hành nghị quyết. Theo đó, Quốc hội ban hành luật để quy định về tổ chức, bộ máy nhà nước, chính sách cơ bản tiền tệ quốc gia,… Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định việc thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành; tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân…

– Đối với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội: Nếu như điều 12 Luật năm 2008 quy định “Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định những vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quôc hội xem xét, quyết định ban hành luật” thì nay, điều 16 của Luật năm 2015 đã không còn quy định việc pháp lệnh sau một thời gian thực hiện phải trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành luật nữa. Đồng thời, bổ sung một số nội dung Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết gồm: Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội; Bãi bỏ pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

– Đối với văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh: Luật năm 2015 đã phân định rõ thẩm quyền ban hành văn bản QPPL của chính quyền cấp tỉnh gồm: quy định chi tiết những vấn đề được giao; tổ chức, bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định những vấn đề cụ thể tại địa phương. Nội dung nghị quyết của HĐND cấp tỉnh và quyết định của UBND cấp tỉnh được quy định cụ thể tại điều 27 và điều 28.

Ngoài ra, Luật cũng quy định rõ ràng hơn thẩm quyền ban hành lệnh, quyết định của Chủ tịch nước tại điều 17; bổ sung một số nội dung Chính phủ phải ban hành Nghị định tại điều 19; giới hạn nội dung ban hành văn bản QPPL của một số chủ thể như Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, HĐND cấp huyện, HĐND cấp xã…

4. Về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành văn bản QPPL

5. Về các hành vi bị nghiêm cấm trong xây dựng, ban hành văn bản QPPL

Luật đã bổ sung 01 điều quy định về các hành vi bị nghiêm cấm (điều 14), bao gồm các hành vi sau:

– Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

– Ban hành văn bản không thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Điều 4 của Luật này nhưng có chứa quy phạm pháp luật.

– Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định tại Luật này.

– Quy định thủ tục hành chính trong văn bản QPPL của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; trừ trường hợp được giao trong luật.

6. Bổ sung quy trình xây dựng chính sách

Luật năm 2008 và Luật năm 2004 quy định về quy trình xây dựng văn bản từ đề xuất sáng kiến, soạn thảo, xem xét cho đến ban hành và công bố văn bản QPPL nhưng chưa tách bạch giữa quy trình xây dựng chính sách và quy trình soạn thảo văn bản. Khắc phục hạn chế đó, Luật mới đã bổ sung quy trình hoạch định, phân tích chính sách trước khi soạn thảo văn bản QPPL theo hướng tách bạch với quy trình soạn thảo. Quy trình này được áp dụng đối với luật, pháp lệnh và một số loại nghị định của Chính phủ, nghị quyết của HĐND cấp tỉnh.

Kim Lân

Những Điểm Mới Của Luật Sửa Đổi Bổ Sung Một Số Điều Của Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Năm 2022

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2020

Ngày 13/11/2020, tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 gồm có 3 điều. Một số nội dung mới, cần lưu ý:

1. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng

2. Mức phạt tiền tối đa

a) Luật sửa đổi đã tăng mức phạt tiền tối đa của 10 lĩnh vực như phòng, chống tệ nạn xã hội; giao thông đường bộ; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; điện lực; kinh doanh bất động sản; báo chí;…

b) Luật sửa đổi đã bổ sung quy định mức phạt tiền tối đa trong một số lĩnh vực mới chưa được Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành quy định như đối ngoại; tín ngưỡng; ninh mạng, an toàn thông tin mạng; kiểm toán nhà nước…

3. Thẩm quyền xử phạt

– Luật sửa đổi đã bổ sung hoặc giảm bớt một số chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để phù hợp với sự thay đổi, điều chỉnh về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước: Kiểm toán nhà nước, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, ngành công an, kiểm ngư,…

– Luật sửa đổi cũng đã tăng thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (không phụ thuộc vào giá trị tang vật, phương tiện hoặc tịch thu tang vật, phương tiện có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt theo thẩm quyền) đối với một số chức danh: Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Chi cục trưởng Hải quan,…

4. Về giao quyền xử phạt

Bên cạnh việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính, Luật sửa đổi cũng quy định việc giao quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.

5. Lập biên bản vi phạm hành chính

a) Luật sửa đổi quy định rõ biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

b) Luật sửa đổi quy định trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản (Luật hiện hành quy định phải có 02 người chứng kiến); trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

c) Quy định cụ thể trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.

d) Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.

6. Về sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính

Luật sửa đổi quy định thêm một số lĩnh vực được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính: phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống ma túy, phòng, chống tác hại của rượu, bia và lĩnh vực khác do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

7. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

a) Tăng thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt: thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính;

b) Bỏ quy định về gia hạn:

8. Hoãn thi hành quyết định phạt tiền được áp dụng cho cá nhân và tổ chức (Luật hiện hành chí quy định hoãn thi hành quyết định phạt tiền được áp dụng cho cá nhân)

9. Việc giảm, miễn tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt được áp dụng cho cá nhân, tổ chức (Luật hiện hành chí quy định việc giảm, miễn tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt được áp dụng cho cá nhân)

10. Người có thẩm quyền cưỡng chế có thể giao quyền cho cấp phó. (Luật hiện hành chí quy định việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt)

11. Sửa đổi về đối tượng, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, vào cơ sở giáo dục bắt buộc

12. Bổ sung thêm biện pháp Giáo dục dựa vào cộng đồng trong các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên./.

                               Nguồn: Đội Pháp chế và QLKH (Phòng Tham mưu)

(Nguồn: )

Share Trở về ] CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG Thông báo tạm dừng, hạn chế cấp căn cước công dân Công an tỉnh Nam Định: Khảo sát sự hài lòng của người dân, tổ chức năm 2020 Từ ngày 01/7/2020 xử phạt điện tử vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ trên toàn quốc Giảm 50% lệ phí cấp Căn cước công dân đến hết năm 2020

Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Điểm Mới Của Luật Sửa Đổi, Bổ Sung Một Số Điều Của Luật Ban Hành Văn Bản Qppl trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!