Xu Hướng 6/2023 # Một Số Điểm Mới Về Pháp Nhân Thương Mại Phạm Tội Theo Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Năm 2022 # Top 6 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Một Số Điểm Mới Về Pháp Nhân Thương Mại Phạm Tội Theo Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Năm 2022 # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Một Số Điểm Mới Về Pháp Nhân Thương Mại Phạm Tội Theo Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Năm 2022 được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nghiên cứu các quy định trong phần chung của BLHS năm 2015, chúng tôi thấy:

Ở đây, về mặt lý luận, có một vấn đề được đặt ra là, liệu các điều luật phần chung BLHS không đề cập đến PNTM thì có được áp dụng đối với chủ thể này hay không. Ví dụ các quy định về chuẩn bị phạm tội (Điều 14), phạm tội chưa đạt (Điều 15), các quy định về các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự (Chương IV); các quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 27, Điều 28)… Theo chúng tôi, các điều luật đó là quy định phần chung, tức là cơ sở chung cho việc quy định trách nhiệm hình sự cho mọi trường hợp; cho nên, nếu không trái với bản chất của chủ thể là PNTM phạm tội thì vẫn áp dụng đối với chủ thể đó.

Thứ hai, các quy định về PNTM phạm tội được quy định trong một điều riêng (Điều 33. Các hình phạt đối với PNTM phạm tội) hoặc chương riêng đối với PNTM phạm tội (Chương XI. Những quy định đối với PNTM phạm tội). Trong chương này gồm các quy định mang tính đặc thù, chỉ áp dụng riêng đối với PNTM phạm tội mà không phải đối với tất cả các chủ thể của tội phạm. Cụ thể:

Về hình phạt áp dụng đối với PNTM phạm tội được quy định tại Điều 33 BLHS 2015. Theo đó, khác với các hình phạt được áp dụng đối với thể nhân, các hình phạt áp dụng đối với các PNTM được quy định đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn và đảm bảo phát huy được hiệu quả trong thực tiễn áp dụng. Một PNTM phạm một tội nào đó được quy định trong BLHS 2015 thì chỉ bị áp dụng một hình phạt chính, nhưng có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung. Các hình phạt áp dụng đối với PNTM phạm tội được quy định chi tiết tại các điều từ Điều 77 đến Điều 81 BLHS 2015.

Một trong những đặc điểm nổi bật trong quy định hình phạt đối với PNTM là các nhà làm luật “đánh mạnh” vào mặt kinh tế của pháp nhân, xuất phát từ mục đích chính của PNTM là hoạt động vì lợi nhuận, đây là mặt trực tiếp và có ảnh hưởng lớn nhất đối với sự tồn tại và phát triển của PNTM. Đồng thời, những loại hình phạt mà BLHS năm 2015 quy định đối với PNTM, đã và đang được quy định là những hình thức xử lý vi phạm đối với PNTM trong những văn bản pháp luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012… và nhiều văn bản pháp luật khác. Tuy nhiên, những hình thức xử lý này chưa đủ sức răn đe, giáo dục cho nên chưa mang lại hiểu quả đấu tranh phòng ngừa cao đối với pháp nhân có hành vi vi phạm. Chính vì thế, dưới góc độ là những loại hình phạt do BLHS quy định, mang tính nghiêm khắc, cưỡng chế nhà nước cao nhất thì sẽ góp phần quan trọng vào quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm do pháp nhân gây ra một cách có hiệu quả.

Về phạm vi chịu TNHS của PNTM được quy định tại Điều 76 BLHS 2015 như sau:

“Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 của Bộ luật này.“

Điểm chung trong 33 tội danh áp dụng đối với PNTM là quy định song song giữa TNHS của cá nhân con người phạm tội với TNHS của PNTM. Ví dụ, Tội hủy hoại rừng, theo đó, tại các khoản 1, 2, 3, 4 của Điều 243 quy định TNHS của cá nhân phạm tội khi có một trong các hành vi vi phạm mà BLHS quy định. Riêng khoản 5 Điều này quy định TNHS của PNTM, dựa trên những dấu hiệu pháp lý hành vi và hậu quả được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 của Điều 243 BLHS năm 2015.

Khoản 2 Điều 2 BLHS 2015 cũng nhấn mạnh rõ: “2. Chỉ PNTM nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu TNHS.“

Theo đó thì, PNTM chỉ phải chịu TNHS đối với 33 tội danh quy định tại Điều 76 BLHS. Các tội phạm này cũng tương đồng với lĩnh vực hoạt động chủ yếu của PNTM và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn về tính phổ biến và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Điều 75 BLHS 2015 quy định về điều kiện chịu TNHS đối với PNTM phạm tội, cụ thể:

“1. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;

b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;

c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;

d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.

Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.”

Về các quy định khác đối với chủ thể của tội phạm là PNTM trong các chế định khác của phần chung BLHS 2015

Điều 74 BLHS 2015 thì: “ pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này.“

Điều đó có nghĩa là, khi áp dụng TNHS đối với PNTM, thì phải tuân thủ các quy định của Chương XI. Những quy định đối với PNTM phạm tội và những quy định khác thuộc Phần thứ nhất BLHS 2015. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định tại Chương XI và Phần những quy định chung của BLHS 2015, thì ưu tiên áp dụng các quy định tại Chương XI này.

2. Quy định về TNHS của pháp nhân thương mại trong phần các tội phạm của BLHS năm 2015

Trong BLHS 2015, lần đầu tiên pháp nhân thương mại được đưa vào các thiết chế hình sự với tư cách là chủ thể của tội phạm. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù riêng của loại chủ thể này, nên việc xác định phạm vi các tội phạm mà chủ thể này thực hiện có những đặc trưng riêng. Theo đó, chủ thể này không thể là chủ thể của tội phạm về chức vụ hay nhóm tội phạm về xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người được…

Theo quy định tại Điều 76 BLHS 2015 thì pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về 33 tội phạm sau đây:

– Một số tội phạm về môi trường: Điều 235 (tội gây ô nhiễm môi trường), Điều 237 (tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường), Điều 238 (tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông),Điều 239 (tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam), Điều 242 (tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản), Điều 243 (tội hủy hoại rừng), Điều 244 (tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm), Điều 245 (tội vi phạmquy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên), Điều 246 (tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại),

Trong BLHS 2015 quy định 33 tội phạm mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong các điều luật cụ thể nêu ở phần trên, thì quy định đối với pháp nhân thương mại thường được thiết kế tại khoản cuối cùng của điều luật thành một khoản tách bạch so với các quy định đối với cá nhân phạm tội. Và do các dấu hiệu cấu thành tội phạm đối với cá nhân và pháp nhân thương mại giống nhau, cho nên trong các điều luật này cũng chủ yếu quy định chế tài đối với pháp nhân thương mại phạm tội.

Phân tích chế tài các điều luật quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại, chúng tôi có một số nhận xét như sau:

– Một là, phạt tiền là hình phạt chính được quy định trong 100% chế tài. Tội phạm càng nghiêm trọng thì mức phạt tiền càng tăng;

– Hai là, trong nhiều chế tài, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn cũng được quy định là hình phạt chính. Còn đình chỉ hoạt động có thời hạn hầu như không được quy định;

– Ba là, các hình phạt bổ sung cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn được quy định hầu như trong 100% chế tài. Phạt tiền cũng được quy định là hình phạt bổ sung trong nhiều trường hợp nếu hình phạt chính là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn được áp dụng…

Tội Phạm Là Gì? Phân Loại Tội Phạm Theo Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự?

Tội phạm là gì? Khái niệm tội phạm? Phân loại tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự? Các cách phân loại tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam mới nhất 2021.

Tội phạm phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội và phải được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Như vậy, chỉ có luật hình sự mới có quy định về Tội phạm, tội phạm phải là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội dù là cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến các mối quan hệ được luật Hình sự bảo vệ. Như mối quan hệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, các mối quan hệ về an ninh – quốc phòng,…Chủ thể thực hiện tội phạm có thể là người có năng lực hành vi dân sự và pháp nhân thương mại. Tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, mà tội phạm được chia làm 4 loại.

Căn cứ Điều 9 Bộ Luật hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017, có 4 loại tội phạm:

Một là, Tội phạm ít nghiêm trọng, là loại tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

Hai là, Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

Bốn là, Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Như vậy, theo Bộ luật Hình sự 2015, Tội phạm được phân làm 4 loại. Căn cứ để phân loại tội phạm dựa trên tính chất nguy hiểm, mức độ gây nguy hiểm cho xã hội và cụ thể hơn, người ta dựa vào khung hình phạt đối với tội đó mà nhìn nhận nó thuộc loại tội phạm nào.

Dù là loại tội phạm nào cũng được cấu thành bởi 4 yếu tố bao gồm: Chủ thể, Khách thể, Mặt khách quan và Mặt chủ quan của tội phạm

Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 đã có thay đổi vượt bậc hơn “Bộ luật hình sự năm 2015” khi đưa Pháp nhân thương mại trở thành một chủ thể của tội phạm.

Khi các mối quan hệ xã hội dần trở nên phức tạp thì theo đó, các chủ thể của quan hệ pháp luật cũng phải có sự thay đổi cho phù hợp. Vì vậy cho đến thời điểm hiện tại Chủ thể của tội phạm gồm 2 chủ thể: Cá nhân và pháp nhân thương mại.

Theo Điều 5 Bộ luật Hình sự 2015 thì, Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, năng lực chịu trách nhiệm hình sự của cá nhân còn thể hiện ở độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015.

Đối với chủ thể là Pháp nhân thương mại, Pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 74 và Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể Pháp nhân thương mại vừa phải đảm bảo điều kiện của một pháp nhân là phải được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác, tự chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình và phải nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập vừa phải đáp ứng điều kiện là phải hoạt động vì mục đích lợi nhuận.

Như đã phân tích ở trên, Tội phạm phải xâm phạm vào các mối quan hệ được pháp luật về Hình sự bảo vệ mà căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự thì các mối quan hệ đó là độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Đó cũng chính là khách thể của Tội phạm.

Mặt khách quan của tội phạm là những yếu tố phải được thể hiện ra bên ngoài tội phạm. Mặt khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, thời gian, địa điểm, phương thức phạm tội, phương tiện và công cụ tiến hành tội phạm, hậu quả do hành vi đó gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Có thể nói mặt khách quan của tội phạm chính là những yếu tố mà chúng ta có thể nhìn thấy được từ hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội của người phạm tội.

Ông A(35 tuổi) trong lúc ghen tuông đã dùng tay bóp cổ vợ mình đến chết dù biết là vợ đang mang bầu.

Trong tình huống trên, các yếu tố cấu thành tội phạm là:

Về chủ thể: Ông A chính là chủ thể (cá nhân) thực hiện hành vi phạm tội

Về khách thể: Tính mạng, quyền được sống của con người, cụ thể là vợ ông A

Về mặt khách quan của tội phạm gồm: Ông A dùng tay bóp cổ vợ mình đến chết; ông A biết vợ mình có thai nhưng vẫn có hành vi xâm phạm tính mạng của vợ mình.

Về mặt chủ quan của tội phạm:

Thái độ tâm lý: Trong lúc gây ra hành vi này, ông A đang ở trong trạng thái tin thần kích động mạnh.

Động cơ: Ghen tuông (được xem là động cơ đê hèn)

Mục đích: Cố ý, muốn vợ mình phải chết. Mục đích ông A dù biết vợ đang mang thai nhưng vẫn cố ý xâm phạm tính mạng sức khỏe của vợ mình, mặc khác thời gian từ lúc ông A bắt đầu thực hiện hành vi đến lúc vợ ông A chết, phải mất một khoản thời gian xác định. Nhưng ông A vẫn cố tình và mong muốn hậu quả xảy ra.

Tội Xúc Phạm Danh Dự, Nhân Phẩm Của Người Khác Theo Quy Định Của Pháp Luật Hình Sự ?

Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm ở mức độ nhẹ thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, mức độ nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác theo quy định của pháp luật hình sự hiện nay:

1. Tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác theo quy định của pháp luật hình sự ?

Luật Minh Khuê giải đáp những thắc mắc về Luật Minh Khuê giải đáp những thắc mắc về tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác theo quy định của pháp luật hình sự:

Luật sư tư vấn quy định pháp luật về tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm, gọi: 1900.6162

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”

Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội làm nhục người khác như sau:

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Ly hôn xong nhưng vẫn bị chồng xúc phạm danh dự, nhân phẩm ?

​Xin chào Ban lãnh đạo Công ty và Luật sư! Tôi không chịu đựng nỗi sự xúc phạm danh dự, nhân phẩm và những trận đòn điên dại của chồng nên chúng tôi đã ly hôn. Chồng tôi luôn miệng chửi tôi, xúc phạm tôi và còn liên tục đánh đập còn đánh tôi. Tôi giải thóat mình bằng cách ly hôn. Nhưng ly hôn xong tôi vẫn không được yên ổn. Chồng tôi tiếp tục nhắn tin xúc phạm tôi. Hâm dọa sẽ giết chết tôi vì tại sao tôi lại phản bội anh ta đi theo trai. Hiện tại Tòa án đã xử cho tôi nuôi con, nhưng chồng tôi thường xuyên hâm dọa sẽ giết tôi, giành con với tôi. Trước đó, lúc tôi có bầu, chồng tôi đã không nhận mà nó nói với tất cả mọi người là tôi đi với trai mới có bầu.

Xin hỏi quý Công ty, tôi cần làm những thủ tục gì để gửi đơn kiện hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi ?

Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội làm nhục người khác như sau: ” Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

* Đối với người phạm tội * Về phía người bị hại

Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

3. Xử lý hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm và vu khống ?

Thưa Luật sư, lúc em còn nhỏ, em bị một người khoảng bằng tuổi em lạm dụng tình dục, tuy nhiên chỉ là quan hệ phía ngoài. Lúc đó, em nhỏ quá nên không ý thức được. Sau đó, khi lớn lên thêm một chút, em có tự nguyện quan hệ với một anh. Không hiểu sau đến năm 18 tuổi, em bị mọi người chọc phải bỏ học vì mọi người có quay lén cảnh quan hệ của em.

Em không dám đứng ra tố cáo vì em sợ do quá sợ và vì 1phần dồn nén quá lâu em bị trầm cảm chỉ dám viết ra chứ kêu em nói em nói không được chính vì vậy mà em đã làm liên lụy gia đình mình đã mấy năm rồi những em vẫn không thể đứng ra tố cáo mặc cho mọi người xung quanh chửi rủa sống như không có gì xảy ra nhưng thật sự em mệt lắm. Em đã cố gắng tự tử để giãi thoát cho mình nhưng em làm cũng không xong. Nay em gửi thư này mong mọi người giúp em có biện pháp bắt chúng ?

Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội làm nhục người khác như sau: ” Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Điều 156 quy định về tội vu khống như sau:

Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Thứ nhất đối với tội “Làm nhục người khác” thì sẽ có các hành vi như : đối với lời nói thì là sỉ nhục , chửi bới, một cách thô tục, tục tĩu…..nhằm vào nhân cách , danh dự với tính chất hạ thấp , nhân cách, danh dự của người bị hại đồng thời làm cho bạn cảm thấy xấu hổ, nhục nhã trước những người khác. Còn về việc làm thì có những hành vi bỉ ổi( có hoạc không kèm theo lời nói tục tĩu) với chính bản thân họ hoạc với bạn trước đám đông để bêu riếu. Nhưng nó phải diễn ra trực tiếp và công khai và trước nhiều người. Để có thể truy cứu được trách nhiệm hình sự những người đó thì hành vi nêu trên phải gây ra những ảnh hưởng xấu ở mức độ nhất định đến danh dự nhân phẩm của người bị hại. Các hành vi quy định tại khoản 1 điều 121 Tội làm nhục người khác chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi bạn có yêu cầu khởi tố.

Thứ hai còn đối với “Tội vu khống” thì hành vi của tội này đó là có hành vi bịa đặt hoạc người phạm tội không bịa đặt nhưng biết rõ điều đó là bịa đặt mà vấn tiếp tục loan truyền điều bịa đặt đó( như nói cho người khác biết, qua tin nhắn điện thoại hay đưa lên phương tiện thông tin đại chúng cho người khác biết như là trên face book hay là zalo….) nhằm gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.

4. Kể cho người khác chuyện mình đã nghe có phạm tội xúc phạm danh dự người khác không ?

Xin chào luật Minh Khuê, em có câu hỏi xin được giải đáp: Cho em hỏi em với người bạn khác nghe chuyện con gái của người bạn có quan hệ cùng bạn trai qua một người khác nữa. Một người bạn kia nói lại với bạn em là: “con gái bà tôi nghe người ta nói nó như vậy đó bà coi sao”.Vậy em và bạn em có bị khép tội xúc phạm danh dự của người khác không?

Luật sư tư vấn trực tuyến Luật hình sự gọi: 1900.6162

– Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội làm nhục người khác như sau:

“Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”

Điều 156 quy định về tội vu khống như sau:

Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

5. Tội vụ khống, xúc phạm danh dự và nhân phẩm cá nhân?

Kính thưa luật sư, Tôi có câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn pháp luật cho tôi như sau:- tôi hiện là cư dân ở chung cư, trong chung cư có group dành riêng cho những người trong chung cư trao đổi, phản hồi , đưa những thắc mắc để ban quản trị& ban quản lý xử trí kịp thời. Nhưng thành viên ban quản trị đã lợi dụng group để vu khống tôi ăn cắp.

Mà không có bằng chứng, một số người hùa theo nói xấu xúc phạm , hạ nhục danh dự tôi bằng những lời lẽ trong group để mọi người coi thường tôi. Tôi có chụp lại những câu chát đó để làm bằng chứng.

Vậy luật sư tư vấn giúp tôi có được khởi kiện. Hay tố cáo tới cơ quan nào có thẩm quyền. Để phục hồi danh dự và nhân phẩm của tôi trước cộng đồng tôi đang sinh sống rất mong quý luật sư trả lời ?

Tôi thành thực mang ơn chào luật sư. Chúc thật nhiều sức khỏe để phục vụ mọi người.

Đối với việc xảy ra đối với bạn thì bạn khi bạn lưu lại tất cả các thông tin làm căn cứ cho việc có người có hành vi xúc phạm là căn cứ để bạn trình báo ra cơ quan có thẩm quyền cùng với đơn trình báo cụ thể là tòa án hoặc cơ quan công an quận/ huyện nơi bạn đang cư trú.

Thứ nhất, đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm ( Điều 34 Bộ luật dân sự năm 2015)

Khi cá nhân có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân khác là xâm phạm quyền được tôn trọng về danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân đó được pháp luật bảo vệ. Và khi bị xâm phạm về quyền này cá nhân bạn có quyền yêu cầu tòa án buộc người đó phải gỡ bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm của bạn khi tòa án có căn cứ việc đưa ra thông tin đó là hoàn toàn không đúng sự thật, không có căn cứ và buộc người có hành vi vi phạm phải cải chính công khai và xin lỗi bạn, cụ thể:

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Thứ hai, hình thức xử lý đối với người có hành vi vi phạm:

Tùy theo mức độ và tính chất của hành vi vi phạm có gây ảnh hưởng đến bạn đến mức độ nào mà người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

Nếu như từ việc group trên mạng xã hội mà dân đến những người dân ở khu dân cư có hành vi không đúng thì họ cũng có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định về trật tự công cộng:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

Hoặc bạn có xác định về người lan truyền thông tin trên group là nguyên nhân dẫn đến thông tin sai sự thật đó được phát tán rộng rãi đến tất cả mọi người trong khu chung cư thì người này có thể bị xử phạt về hành vi sau nếu đủ căn cứ chứng minh theo khoản 3 Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP:

Điều 64. Vi phạm quy định về trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân; b) Cung cấp nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước; c) Đăng, phát bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia; d) Đăng phát các tác phẩm đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu; đ) Giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác; e) Không có hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Nếu việc lan truyền có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn và gây hậu quả, đủ dấu hiệu của tội sau thì họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Tuy nhiên theo như chị nêu thì hành vi của chị mới chỉ phát tán trên điện thoại, mạng thì ở đây cũng chưa gây hậu quả đáng nghiêm trọng hơn nữa người kia cũng có những hành vi như vậy, không phải chị bịa đặt vu khống cho họ nên ở đây họ chỉ có thể yêu cầu tòa án buộc chị tháo dỡ thông tin và xin lỗi.

Bàn Về Quy Định Trách Nhiệm Hình Sự Của Pháp Nhân Thương Mại Trong Blhs 2022

Theo tư duy truyền thống, chủ thể của trách nhiệm hình sự là cá nhân – người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự coi là tội phạm. Tuy nhiên, hiện nay, theo pháp luật hình sự của một số quốc gia cũng như của Việt Nam, chủ thể của trách nhiệm hình sự không chỉ dừng lại ở việc quy định đối với cá nhân (thể nhân) mà còn quy định đối với cả pháp nhân[1].

1.Quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong sự đánh giá với quy định về khái niệm tội phạm và các tội danh pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự

Bản chất của trách nhiệm hình sự của pháp nhân

Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, cũng như thể nhân, pháp nhân cũng tham gia tích cực vào các hoạt động này. Tuy nhiên, trong quá trình đó, không phải pháp nhân nào cũng tự giác tuân thủ pháp luật mà thực tế cho thấy, vì lợi nhuận, có một số pháp nhân đã cố tình vi phạm pháp luật trong đó có tội phạm, gây ra những hậu quả rất lớn hoặc đặc biệt lớn cho xã hội. Để ngăn chặn hiệu quả việc pháp nhân vi phạm trong đó có tội phạm, Nhà nước có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như tuyên truyền, vận động pháp nhân tuân thủ pháp luật, tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý hành chính, xử lý hình sự pháp nhân vi phạm… Trong đó, biện pháp xử lý hình sự đóng vai trò cực kì quan trọng. Vậy hiểu thế nào về bản chất của việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân để từ đó có những quy định chuẩn mực trong BLHS về trách nhiệm hình sự của pháp nhân.

Quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân về bản chất được hiểu là việc bổ sung các quy định về chủ thể thứ hai phải chịu trách nhiệm hình sự, bên cạnh việc quy định trách nhiệm hình sự của chủ thể thứ nhất là cá nhân, về cùng một hành vi phạm tội do cá nhân này thực hiện.

Các tội danh mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự

” Quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân không có nghĩa là quy định loại tội phạm thứ hai – tội phạm có chủ thể thực hiện là pháp nhân bên cạnh tội phạm đã được quy định – tội phạm có chủ thể thực hiện là cá nhân“[2]. Điều này có thể hiểu là việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân không làm phát sinh loại tội phạm thứ hai do pháp nhân thực hiện, mà chỉ có duy nhất một chủ thể của tội phạm – đó là cá nhân phạm tội và hai chủ thể của trách nhiệm hình sự – đó là cá nhân và pháp nhân phạm tội. Vì tội phạm do cá nhân (hoặc nhóm cá nhân) thực hiện và cá nhân này (hoặc nhóm cá nhân này) thực hiện nhân danh pháp nhân, vì lợi ích của pháp nhân, dưới sự chỉ đạo điều hành của pháp nhân, do đó, pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi do cá nhân (hoặc nhóm cá nhân) đã thực hiện. Bản chất của việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân chỉ là việc bổ sung chủ thể thứ hai phải chịu trách nhiệm hình sự bên cạnh chủ thể là cá nhân về cùng một hành vi phạm tội do cá nhân thực hiện. Bởi lẽ “hiện tượng” tội phạm luôn chỉ là một, không phụ thuộc vào việc có quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân hay không[3]. Nghiên cứu pháp luật hình sự của nhiều quốc gia cho thấy, hầu hết các quốc gia khi quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân đều theo hướng bổ sung các quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân bên cạnh trách nhiệm hình sự của cá nhân, không có quy định xác nhận pháp nhân là chủ thể của tội phạm và quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân không làm ảnh hưởng đến các quy định trách nhiệm hình sự của cá nhân. Ví dụ: pháp luật hình sự của các nước như Nhật Bản, Cộng hòa Áo, Trung Quốc, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Cộng hòa Liên bang Đức,…

Tuy nhiên, nghiên cứu BLHS năm 2015 cho thấy Bộ luật này không có sự thống nhất khi quy định về bản chất của trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Khoản 1 Điều 8 BLHS quy định về khái niệm tội phạm như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội… do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm…”; với sự giải thích khái niệm tội phạm như vậy, có thể hiểu chủ thể của tội phạm ngoài cá nhân còn có pháp nhân thương mại. Quy định này lại mâu thuẫn với quy định tại khoản 1 Điều 75 – điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Đó là quy định “hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại”; có thể hiểu pháp nhân thương mại không phải là chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội mà vẫn do cá nhân nhân danh pháp nhân thương mại trực tiếp thực hiện; hay nói cách khác, chủ thể của tội phạm vẫn là cá nhân. Như vậy, BLHS năm 2015 vẫn có sự mâu thuẫn về nội dung giữa khoản 1 Điều 8 và khoản 1 Điều 75.

Trên cơ sở lý luận về bản chất của trách nhiệm hình sự của pháp nhân như tác giả đã phân tích ở trên, BLHS năm 2015 nên sửa đổi theo hướng quy định thống nhất: chỉ có duy nhất một chủ thể của tội phạm – đó là cá nhân và hai chủ thể của trách nhiệm hình sự là cá nhân và pháp nhân thương mại. Điều này có nghĩa quy định về tội phạm tại Điều 8 cần sửa đổi lại theo hướng chỉ có cá nhân mới là chủ thể của tội phạm. Có như vậy, mới phù hợp với quy định tại Điều 75 và phù hợp với quy định về tội phạm cụ thể mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.

Nếu nghiên cứu các tội danh mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự cho thấy, một số quy định đã không thực sự phù hợp với lý luận về bản chất của việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân, dẫn đến các quy định này còn thiếu nhất quán. Cụ thể: các tội danh mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 76 BLHS thuộc 03 nhóm tội phạm: a) nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; b) nhóm các tội phạm về môi trường và c) nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng.

Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 điều này thì bị phạt…”. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều này thì bị phạt…” 2.Quy định về điều kiện chịu 2.1. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Như đã trình bày ở trên, bản chất của việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân chỉ là việc bổ sung các quy định về chủ thể thứ hai phải chịu trách nhiệm hình sự, bên cạnh quy định về trách nhiệm hình sự của chủ thể thứ nhất – cá nhân về cùng một hành vi phạm tội do cá nhân này thực hiện. Tuy nhiên, nghiên cứu 33 điều luật trong BLHS có quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, chỉ có 26 điều luật[5] có cách quy định phù hợp với bản chất của việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân; trong khi đó, tồn tại 7 điều luật[6] có cách quy định trái với bản chất của việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân – quy định hai hành vi phạm tội riêng biệt cho hai chủ thể chịu trách nhiệm hình sự (cá nhân và pháp nhân thương mại) đối với cùng một tội phạm.

Ví dụ: theo Điều 188 BLHS Tội buôn lậu, khoản 1 quy định đối với cá nhân phạm tội như sau: “Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng… thì bị phạt…”; nhưng điểm a khoản 6 quy định đối với pháp nhân thương mại như sau: “Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng… thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng“. Từ đó có thể thấy, đối với cá nhân, trường hợp thông thường, đối tượng buôn lậu trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên đã phải chịu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu, nhưng đối với pháp nhân thương mại, thông thường đối tượng buôn lậu trị giá hàng hóa phải từ 200.000.000 đồng trở lên mới chịu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu. Như vậy, mức định lượng hàng hóa phạm pháp để xử lý hình sự đối với cá nhân, pháp nhân thương mại được quy định là rất khác nhau trong khi đáng lẽ không nên quy định theo kiểu “phân biệt” như vậy.

Việc quy định như trên không những tạo ra sự không bình đẳng giữa hai chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự mà còn trái với bản chất của việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Vì vậy, để có sự nhất quán trong quy định của các điều luật của Phần các tội phạm về các tội danh mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự, BLHS năm 2015 nên sửa đổi theo hướng không bổ sung dấu hiệu định tội áp dụng riêng biệt cho pháp nhân thương mại như 07 tội nói trên mà chỉ nên quy định theo như cách quy định của 26 điều luật còn lại. Đó là: “Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

Trước khi tìm hiểu điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại ở Việt Nam, cần nhấn mạnh lại chủ thể của trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS Việt Nam năm 2015 bên cạnh cá nhân còn có pháp nhân thương mại.

Có ý kiến cho rằng: “Chỉ những pháp nhân gắn với hoạt động thương mại mới phải chịu trách nhiệm hình sự” [7]. Khẳng định này không chính xác vì theo khoản 1 Điều 76 BLDS: “Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên”. Như vậy, trên thực tế có những pháp nhân phi thương mại vẫn gắn với hoạt động thương mại, nhưng lợi nhuận không chia cho các thành viên mà được sử dụng cho mục đích phi lợi nhuận ví dụ như mục đích từ thiện hoặc mục đích vì lợi ích công cộng. Những pháp nhân này không thuộc đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo quy định của BLHS năm 2015, chỉ có hai chủ thể chịu trách nhiệm hình sự là cá nhân và pháp nhân thương mại. Vì vậy, ý kiến cho rằng, “pháp nhân gắn với hoạt động thương mại” để chỉ pháp nhân thương mại, từ đó xác định là đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự là không chính xác.

Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại được ghi nhận tại khoản 1 Điều 75 BLHS Việt Nam. Theo đó, pháp nhân thương mại sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau:

– Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;

– Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;

– Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;

– Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong 04 điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại có đến 03 điều kiện phản ánh mối quan hệ giữa pháp nhân thương mại với cá nhân thực hiện tội phạm và giữa pháp nhân thương mại với tội phạm mà cá nhân đó thực hiện.

Vướng mắc dẫn đến khó xử lý hình sự pháp nhân thương mại

Thứ nhất, về điều kiện hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại. Điều kiện này phản ánh mối quan hệ giữa pháp nhân thương mại với tội phạm mà cá nhân thực hiện. Đây là một trong những căn cứ để buộc pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi do cá nhân thực hiện vì có mối quan hệ ràng buộc giữa pháp nhân thương mại và cá nhân – cá nhân “nhân danh” pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội. Những hành vi không nhân danh pháp nhân mà chỉ mang danh nghĩa cá nhân thì không thể thỏa mãn điều kiện này. Để có thể nhân danh pháp nhân thương mại, chủ thể này cũng phải mang những đặc điểm nhất định: có chức năng chỉ đạo, quản lý hoặc kiểm soát đối với pháp nhân thương mại. Vì vậy, không phải thành viên nào trong pháp nhân thương mại cũng có thể nhân danh pháp nhân thương mại mà chỉ có những người đại diện của pháp nhân thương mại mới có thể là chủ thể có quyền nhân danh pháp nhân thương mại bao gồm người đứng đầu pháp nhân thương mại, đại diện pháp nhân thương mại theo pháp luật hoặc là người được đứng đầu trực tiếp ủy quyền. “Để đảm bảo tính “nhân danh” đòi hỏi người thực hiện tội phạm phải là người lãnh đạo hoặc thuộc cơ quan lãnh đạo của tổ chức, có quyền quyết định hoạt động của tổ chức. Họ có thể trực tiếp thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện. Hành vi tự ý của các thành viên bình thường của tổ chức không thể là hành vi nhân danh tổ chức”[8].

Thứ hai, về điều kiện hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại. Điều kiện này phản ánh mối quan hệ giữa pháp nhân thương mại với tội phạm được thực hiện. Đây cũng là một trong những căn cứ để buộc pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm được thực hiện do mục đích của việc thực hiện tội phạm là mang lại lợi ích cho pháp nhân thương mại. Hành vi phạm tội kể trên có thể là có lợi hoặc nhằm có lợi cho pháp nhân thương mại. Lợi ích có thể là lợi ích về vật chất hoặc lợi ích phi vật chất nhất định cho pháp nhân thương mại. Có thể thấy chỉ với một hành vi phạm tội của cá nhân nhân danh pháp nhân thương mại không thể đủ để buộc pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự mà còn phải đi kèm với điều kiện hành vi phạm tội đó là vì lợi ích của pháp nhân thương mại. Hay nói cách khác, trong trường hợp hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của cá nhân hoặc nhóm cá nhân mà không phải vì lợi ích của pháp nhân thương mại, kể cả hành vi đó do cá nhân thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại thì pháp nhân đó cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Thứ ba, về điều kiện hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại. Điều kiện này phản ánh mối quan hệ giữa pháp nhân thương mại với cá nhân thực hiện hành vi phạm tội và với hành vi phạm tội đó. Điều kiện này xác định, khi thực hiện tội phạm, cá nhân thực hiện hành vi phạm tội không tự ý thực hiện hành vi phạm tội mà việc thực hiện hành vi này có mối quan hệ chặt chẽ với pháp nhân thương mại. Thông qua những người có quyền nhân danh pháp nhân thương mại, pháp nhân thương mại thực hiện sự chỉ đạo, điều hành cá nhân để thực hiện hành vi phạm tội hoặc pháp nhân thương mại thể hiện sự chấp thuận với cá nhân để thực hiện hành vi phạm tội. Trong hai quan hệ này, sự chỉ đạo, điều hành của pháp nhân thương mại đối với hành vi phạm tội thể hiện sự chủ động của pháp nhân thương mại còn đối với quan hệ còn lại – sự chấp thuận của pháp nhân thương mại, sự chủ động thuộc về cá nhân thực hiện tội phạm. Mặc dù vậy, cả hai quan hệ đều cho thấy sự tham gia lãnh đạo, chi phối của pháp nhân thương mại. Vì lẽ đó, đây cũng là một trong những căn cứ buộc pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội do cá nhân thực hiện.

Thứ tư, về điều kiện chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với pháp nhân thương mại, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được áp dụng theo thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 BLHS. Theo đó, đối với tội phạm ít nghiêm trọng, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 05 năm; đối với tội phạm nghiêm trọng, là 10 năm; đối với tội phạm rất nghiêm trọng, là 15 năm và với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 20 năm. Thời hiệu này được tính từ ngày tội phạm được thực hiện.

Có thể thấy, căn cứ để phân loại tội phạm là dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà hình thức biểu hiện của nó để phân loại tội phạm là mức cao nhất của khung hình phạt (trong đó bao gồm các hình phạt: hình phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù, tù chung thân, tử hình). Tuy nhiên, đây là các hình phạt áp dụng đối với người phạm tội, còn pháp nhân thương mại phạm tội áp dụng các hình phạt khác (Điều 33 BLHS), duy chỉ có hình phạt tiền là hình phạt được áp dụng chung cho cả cá nhân và pháp nhân thương mại. Vì vậy, nếu khung hình phạt áp dụng cho pháp nhân thương mại chỉ quy định về phạt tiền thì sẽ xác định pháp nhân thương mại phạm tội ít nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong trường hợp pháp nhân thương mại bị áp dụng khung hình phạt có quy định đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn thì không phân loại tội phạm được[10]. Từ đó dẫn đến vướng mắc trong áp dụng pháp luật để tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Và nếu như điều kiện “chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự” gặp vướng mắc trong xác định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội thì đương nhiên nó sẽ ảnh hưởng đến việc xác định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại nói chung. Như vậy, có thể nói đây là một bất cập của BLHS.

“2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.” [10] Ví dụ: khoản 6 Điều 188 BLHS quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại như sau: d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

Từ sự phân tích ở trên, để tạo điều kiện cho việc áp dụng chế định “điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại” được thuận lợi, BLHS nên bỏ khoản 2 Điều 9 vì tồn tại khoản 2 Điều 9 thực sự không cần thiết và ảnh hưởng nhất định đối với việc xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, từ đó ảnh hưởng đến việc xác định trách nhiệm hình sự của chủ thể này. Điều này có nghĩa việc phân loại tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện cũng giống như cá nhân (nghĩa là dựa vào mức cao nhất của khung hình phạt áp dụng đối với cá nhân phạm tội chứ không phải là dựa vào hình phạt áp dụng riêng biệt cho pháp nhân thương mại). Việc sửa đổi này vừa thể hiện đúng cơ sở lý luận về tội phạm – chủ thể của tội phạm chỉ có thể là cá nhân, việc quy định bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân không làm thay đổi hiện tượng “tội phạm”; vừa thể hiện đúng bản chất của việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân chỉ là việc bổ sung các quy định về chủ thể thứ hai phải chịu trách nhiệm hình sự, bên cạnh việc quy định trách nhiệm hình sự của chủ thể thứ nhất là cá nhân, về cùng một hành vi phạm tội do cá nhân này thực hiện. Bên cạnh đó, việc sửa đổi như vậy cũng đảm bảo sự thống nhất với các quy định khác trong BLHS năm 2015 như quy định về lỗi, về các giai đoạn phạm tội, về đồng phạm…. trong BLHS.

Như vậy, pháp nhân thương mại sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội do cá nhân thực hiện nếu thỏa mãn đầy đủ bốn điều kiện kể trên. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 75 BLHS “việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân”. Điều luật này được hiểu là mặc dù pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm do cá nhân thực hiện nhưng mối quan hệ giữa trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại và trách nhiệm hình sự của cá nhân thực hiện tội phạm là độc lập, không loại trừ lẫn nhau. “Quy định này không trái với nguyên tắc không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm (khoản 3 Điều 31 Hiến pháp năm 2013). Pháp nhân thương mại khi đã trở thành một thực thể pháp lý, có những quyền, nghĩa vụ độc lập với những cá nhân tham gia với tư cách là thành viên”[11].

Tóm lại, việc ghi nhận trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại là điểm sáng của pháp luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, BLHS này vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót trong các quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Vì vậy, để tăng cường tính khả thi của BLHS năm 2015 trong thực tiễn áp dụng, cần phải có sự rà soát, đánh giá kĩ lưỡng và kịp thời khắc phục hạn chế nhằm đảm bảo cho Bộ luật này thực sự phát huy hiệu quả trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm./.

Cơ quan chức năng kiểm tra hàng hóa tại doanh nghiệp – Ảnh CL

Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Điểm Mới Về Pháp Nhân Thương Mại Phạm Tội Theo Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Năm 2022 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!