Bạn đang xem bài viết Một Số Vấn Đề Liên Quan Đến Việc Xác Định Thẩm Quyền Ban Hành Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Của Chính Quyền Cấp Tỉnh được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), có thể thấy văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của CQCT là văn bản do Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức do luật định; trong đó có chứa quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung và được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi địa phương, được nhà nước đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội ở địa phương. Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 quy định hình thức ban hành văn bản QPPL của HĐND cấp tỉnh là nghị quyết, UBND cấp tỉnh là quyết định.
Để xác định thẩm quyền về nội dung, căn cứ Điều 27, 28 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 thì HĐND cấp tỉnh ban hành nghị quyết để quy định về các vấn đề: 1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; 2. Chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; 3. Biện pháp nhằm phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; 4. Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; UBND cấp tỉnh ban hành quyết định để quy định về các vấn đề: 1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; 2. Biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; 3. Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.
Thứ nhất, xác định trường hợp ban hành văn bản quy định chi tiết
Theo khoản 1 Điều 27 và khoản 1 Điều 28 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 thì HĐND và UBND cấp tỉnh đều có thẩm quyền ban hành văn bản để quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản nào quy định, hướng dẫn việc xác định thế nào là văn bản quy định chi tiết hay hướng dẫn việc xác định nội dung “được giao” trong văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên là như thế nào, trong khi đó một số quy định ở văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên trong lĩnh vực chuyên ngành chưa thể hiện rõ ràng, cụ thể nội dung giao cho CQCT quy định chi tiết. Chẳng hạn như, tại khoản 7 Điều 17 Luật Đầu tư công năm 2019 quy định: “7. Hội đồng nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách địa phương, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, các nguồn vốn hợp pháp của địa phương thuộc cấp mình quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 4 Điều này. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân quyết định việc giao cho Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án quy định tại khoản này phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển, khả năng tài chính và đặc điểm cụ thể của địa phương”.
Việc Hội đồng nhân dân quyết định việc giao cho Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án quy định tại khoản 7 Điều 17 Luật Đầu tư công năm 2019 phải thông qua hình thức bằng văn bản. Văn bản này có phải là văn bản quy định chi tiết khoản 7 Điều 17 Luật Đầu tư công năm 2019 hay không, thực tiễn triển khai quy định này chưa có sự thống nhất[1].
Hay như tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều năm 2020, quy định:
“11. Bổ sung Điều 18a vào sau Điều 18 như sau:
Điều 18a. Bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình
1. Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác; khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật khác phải thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quy chuẩn kỹ thuật, quy định do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
2. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình có trách nhiệm thực hiện các tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định chung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành quy định cụ thể bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai quy định tại khoản 1 Điều này và tổ chức kiểm tra việc thực hiện.”
Theo quy định này thì Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều năm 2020 giao cho UBND các cấp (bao gồm: UBND cấp tỉnh; UBND cấp huyện và UBND cấp xã) ban hành quy định cụ thể bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai quy định tại khoản 1 Điều 18a Luật Phòng, chống thiên tai. Như vậy, trường hợp này văn bản quy định cụ thể do UBND các cấp ban hành có phải là văn bản quy định chi tiết văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên hay không và việc phân định phạm vi điều chỉnh (hay còn gọi là phạm vi quy định chi tiết) trong văn bản của từng cấp được xác định như thế nào? Nghĩa là UBND cấp tỉnh sẽ quy định cụ thể, chi tiết nội dung nào, UBND cấp huyện sẽ quy định cụ thể, chi tiết nội dung nào và UBND cấp xã sẽ quy định chi tiết, cụ thể nội dung nào để đảm bảo việc ban hành văn bản quy định chi tiết của UBND các cấp tuân thủ, phù hợp với nội dung giao quy định chi tiết và quy định tại Điều 5, Điều 8, Điều 11 của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015.
Thứ hai, trường hợp nào thì CQCT ban hành văn bản QPPL quy định chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên. Để xác định thẩm quyền ban hành văn bản QPPL của CQCT trong trường hợp này, trước hết cần xác định rõ thế nào là “chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên”; Việc xác định một nội dung, quy định nào đó có phải là chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên được dựa trên những tiêu chí nào, do cơ quan/người có thẩm quyền nào xác định. Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên là những văn bản, quy định mang tính “bất biến” trong khi đó tình hình thực tế của mỗi địa phương lại có tính “vạn biến”. Để Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên được đảm bảo thi hành ở các địa phương thì các địa phương có thể có những chính sách, biện pháp giống nhau nhưng các địa phương cũng có thể có những chính sách, biện pháp khác nhau để đảm bảo Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên được đảm bảo thi hành ở địa phương mình một cách hiệu quả, thống nhất và phù hợp nhất.
Thứ ba, trường hợp nào ban hành văn bản QPPL quy định biện pháp nhằm phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương tại khoản 3 Điều 27 và trường hợp ban hành văn bản QPPL quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương tại khoản 3 Điều 28. Tương tự như khó khăn, vướng mắc thứ hai đã nêu ở trên, việc xác định trường hợp nào ban hành văn bản QPPL quy định biện pháp nhằm phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương tại khoản 3 Điều 27 và trường hợp ban hành văn bản QPPL quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương tại khoản 3 Điều 28 còn lúng túng.
Đồng thời, việc phân biệt trường hợp ban hành văn bản QPPL quy định chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định tại khoản 2 Điều 27, khoản 2 Điều 28 với trường hợp ban hành văn bản QPPL quy định biện pháp nhằm phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương tại khoản 3 Điều 27; trường hợp ban hành văn bản QPPL quy định biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương tại khoản 4 Điều 27 và trường hợp ban hành văn bản QPPL quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương tại khoản 3 Điều 28 hiện nay vẫn còn khó xác định.
Thứ tư, xác định trường hợp nào thì CQCT được ban hành văn bản QPPL có chứa quy định về thủ tục hành chính Khoản 4 Điều 14 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định hành vi bị nghiêm cấm: “Quy định thủ tục hành chính trong thông tư, thông tư liên tịch, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, trừ trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc trường hợp cần thiết phải quy định thủ tục hành chính trong nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật này”.
Điều 8. Yêu cầu của việc quy định thủ tục hành chính
1. Thủ tục hành chính phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật theo đúng thẩm quyền được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
2. Việc quy định một thủ tục hành chính chỉ hoàn thành khi đáp ứng đầy đủ các bộ phận tạo thành cơ bản sau đây:
a) Tên thủ tục hành chính;
b) Trình tự thực hiện;
c) Cách thức thực hiện;
d) Thành phần, số lượng hồ sơ;
đ) Thời hạn giải quyết;
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;
g) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính;
h) Trường hợp thủ tục hành chính phải có mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí thì mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí là bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính.
3. Khi được luật giao quy định về thủ tục hành chính, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm quy định đầy đủ, rõ ràng, chi tiết, cụ thể về các bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP[2] thì thủ tục hành chính (TTHC) sẽ gồm các bộ phận hợp thành và một TTHC chỉ hoàn chỉnh khi đáp ứng đầy đủ các bộ phận tạo thành cơ bản theo quy định. Như vậy, một trong các bộ phận tạo thành cơ bản của một TTHC vẫn chỉ là bộ phận tạo thành TTHC chứ không được xem là một TTHC. Theo đó, hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 là hành vi quy định TTHC, nghĩa là hành vi quy định đầy đủ các bộ phận tạo thành cơ bản của một TTHC theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP hay chỉ cần quy định một trong các bộ phận tạo thành cơ bản của một TTHC.
Việc tuân thủ quy định về thẩm quyền ban hành văn bản QPPL của CQCT là yếu tố chứng minh tính hợp pháp của văn bản và là yêu cầu để văn bản có thể phát huy hiệu lực pháp lý. Dưới góc độ tổ chức nhà nước, việc tuân thủ quy định về thẩm quyền ban hành văn bản QPPL của CQCT còn là minh chứng cho kỷ luật và kỷ cương hành chính, thể hiện tính pháp chế trong hoạt động quản lý nhà nước. Quá trình nghiên cứu và thực hiện Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 cũng như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020, nhận thấy để việc thi hành Luật hiệu quả, đồng bộ, thống nhất hơn nữa thì các cấp có thẩm quyền cần phải tiếp tục tổng hợp, nghiên cứu để hoàn chỉnh Luật Ban hành văn bản QPPL, đảm bảo các quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL rõ ràng, cụ thể, thuận lợi trong quá trình thực hiện…
Lương Thảo
(Bộ Tư pháp)
[1] Nghị quyết số 288/2020/NQ-HĐND ngày 13/3/2020 của HĐND thành phố Đà Nẵng về việc giao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư nhóm C, Nghị quyết số 01/2020/NQ-HĐND ngày 05/5/2020 của HĐND tỉnh An Giang giao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư nhóm C sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương do cấp tỉnh quản lý,…; Nghị quyết số 304/NQ-HĐND ngày 03/4/2020 của HĐND tỉnh Kiên Giang giao UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư một số dự án nhóm C sử dụng vốn đầu tư công thuộc cấp tỉnh quản lý trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Nghị quyết số 234/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 của HĐND tỉnh Gia Lai về giao cho UBND quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của HĐND tỉnh;…
[2] Đã được sửa đổi, bổ sung bởi các Nghị định: 48/2013/NĐ-CP; 150/2016/NĐ-CP và 92/2017/NĐ-CP.
Điểm Mới Về Thẩm Quyền Ban Hành Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật
Điểm mới về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Điểm mới về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được xây dựng trên cơ sở hợp nhất hai luật, đó là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2004 để áp dụng thống nhất việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên phạm vi cả nước. Luật mới này có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2016, gồm 17 chương, 173 điều với nhiều điểm mới quan trọng; cụ thể như về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có sự thay đổi so với luật cũ:
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013 và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 đã xác định lại nội dung ban hành văn bản quy phạm pháp luật của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Cụ thể:
– Đối với luật, nghị quyết của Quốc hội:
Điều 15 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 đã quy định rõ ràng, cụ thể những nội dung Quốc hội phải ban hành luật và những nội dung Quốc hội ban hành nghị quyết. Theo đó, Quốc hội ban hành luật để quy định về tổ chức, bộ máy nhà nước, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia…Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định việc thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành; tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân…
– Đối với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:
Nếu như Khoản 1 Điều 12 quy định Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008:”Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định những vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành luật”, thì nay, Điều 16 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 đã không còn quy định việc pháp lệnh sau một thời gian thực hiện phải trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành luật nữa. Đồng thời, bổ sung một số nội dung Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết gồm: Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội; Bãi bỏ pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội…
– Đối với lệnh, quyết định của Chủ tịch nước:
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 quy định:
“Điều 13. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước được ban hành để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước do Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định”
Còn Luật mới quy định tại Điều 17 như sau:
“Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để quy định:
1. Tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được;
2. Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước”
Như vậy, so với Luật năm 2008 thì Luật mới năm 2015 đã có quy định rõ ràng hơn về thẩm quyền ban hành lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
– Đối với nghị định của Chính phủ:
Theo Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015:
“Chính phủ ban hành nghị định để quy định:
1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
3. Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh, tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy banthường vụ Quốc hội”
– Đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
“Điều 27. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành nghị quyết để quy định:
1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;
2. Chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;
3. Biện pháp nhằm phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương;
4. Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Điều 28. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định để quy định:
1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;
2. Biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương;
3. Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương”.
Ngoài ra, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 cũng quy định rõ ràng hơn thẩm quyền ban hành lệnh, quyết định của Chủ tịch nước tại Điều 17; bổ sung một số nội dung Chính phủ ban hành Nghị định tại Điều 19; giới hạn nội dung ban hành văn bản quy phạm pháp luật của một số chủ thể như Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Điều 18). Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (Điều 25), Hội đồng nhân dân cấp huyện, Hội đồng nhân dân cấp xã (Điều 30).
Một Số Vấn Đề Cần Trao Đổi Liên Quan Đến Cơ Chế Giao Quyền Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Ở Việt Nam Hiện Nay
Sau gần 05 năm thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, công tác xử lý vi phạm hành chính đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt hiệu quả cao, góp phần ổn định tình hình an ninh – chính trị, trật tự – an toàn xã hội, công tác quản lý nhà nước nói chung cũng như trong các lĩnh vực cụ thể của đời sống. Bên cạnh những nội dung quy định cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính một cách chính xác, đúng các nguyên tắc xử lý theo quy định thì Luật xử lý vi phạm hành chính và các nghị định quy định chi tiết thi hành có một số nội dung mà cách hiểu, cách áp dụng chưa được thống nhất hoặc chưa được sự đồng thuận cao trong quá trình tác nghiệp của các chức danh có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính nói riêng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do quy định của pháp luật không rõ ràng, cụ thể nên đã gây khó khăn cho việc thực hiện, trong đó có nội dung về ủy quyền, giao quyền xử phạt vi phạm hành chính.
ThS. Phạm Thị Hồng Vân – Cục QLXLVPHC&TDTHPLTÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
GS. Hoàng Phê – Viện Ngôn ngữ học, “Từ điển tiếng Việt”, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội, năm 2018, trang 1088.
Đặng Thị Hà (2016), “Bàn về ủy quyền ban hành quyết định hành chính”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (Bộ Tư pháp), số tháng 5 (290) năm 2016, trang 44.
[1] Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ – Vũ Thành Thống ký Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 05/01/2017 về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ giao quyền cho ông: Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố được thực hiện các thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định chuyên ngành.
[2] Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
[3] Khoản 3 Điều 54 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Đề Xuất Mở Rộng Thẩm Quyền Ban Hành Văn Bản Cho Cấp Huyện, Xã
Chưa phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương?
Điều 30 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 quy định: “HĐND cấp huyện, cấp xã ban hành nghị quyết, UBND cấp huyện, cấp xã ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật giao”. Quy định này được phân tích là chỉ khi luật trực tiếp giao thì chính quyền cấp huyện, cấp xã mới được ban hành VBQPPL nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, sai sót trong việc ban hành VBQPPL của cấp huyện, cấp xã vốn tồn tại lâu nay.
Dẫn chứng từ công tác ban hành VBQPPL của TP Hà Nội cho thấy, từ năm 2015 đến hết tháng 7/2018, thành phố đã ban hành gần 4.500 VBQPPL. Trong đó, HĐND, UBND thành phố đã ban hành 216 VBQPPL; các quận, huyện, thị xã ban hành 813 văn bản và cấp xã, phường, thị trấn ban hành 3.390 văn bản.
Qua kiểm tra cho thấy, các văn bản được ban hành đúng thẩm quyền, nội dung phù hợp với pháp luật, đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước của địa phương và thành phố. Tuy nhiên, trong đợt giám sát gần đây của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội “về việc thực hiện pháp luật về ban hành VBQPPL trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2015 – 2018” đã phát hiện tới 116 văn bản có sai sót về căn cứ pháp lý, thể thức, kỹ thuật trình bày khi kiểm tra 1.422 văn bản tại 23 quận, huyện, thị xã.
Qua hơn 3 năm triển khai thi hành, hiện có ý kiến cho rằng, quy định trên không phù hợp với yêu cầu thực tiễn xã hội. Bởi theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì hệ thống cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức 4 cấp gồm Trung ương, tỉnh, huyện, xã.
Về nguyên lý chung thì VBQPPL là công cụ để quản lý, điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương. Vì vậy, Luật quy định HĐND, UBND cấp huyện, cấp xã chỉ được ban hành VBQPPL để quy định những vấn đề được luật giao là chưa phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương.
Loại ý kiến khác thì cho rằng Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định thẩm quyền của cấp huyện, cấp xã rất rộng và cũng là luật giao nên chính quyền cấp huyện, cấp xã có thẩm quyền ban hành VBQPPL. Thực tế cho thấy, có một số luật chuyên ngành như Luật Đất đai, Luật Ngân sách Nhà nước ghi rất rõ cấp huyện và cấp xã thực hiện những nhiệm vụ gì nhưng có những trường hợp giao gián tiếp như trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương chỉ quy định mang tính chất nguyên tắc về thẩm quyền của cấp huyện và cấp xã mà không quy định chi tiết nên khi thực hiện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Còn ý kiến băn khoăn
Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất hiện nay các địa phương cần tháo gỡ chính là nhiều nội dung luật không giao hoặc chưa giao cho chính quyền cấp huyện, xã, nhưng thực tế hoạt động phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng trên địa bàn cần thiết phải ban hành các VBQPPL về nội dung này để tăng tính chủ động, sáng tạo trong điều kiện đặc thù của từng địa phương.
Điển hình, tại đợt giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, nhiều ý kiến kiến nghị nên nghiên cứu, sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL theo hướng sửa đổi thẩm quyền ban hành VBQPPL cho chính quyền cấp huyện, xã theo hướng mở hơn, không chỉ trong giới hạn những vấn đề được luật giao.
Ngoài ra, qua lấy ý kiến vào quá trình sửa đổi, bổ sung Luật năm 2015, một số ý kiến cho rằng quy định “HĐND cấp huyện, cấp xã ban hành nghị quyết, UBND cấp huyện, cấp xã ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật giao” mâu thuẫn với cơ chế kiểm tra, xử lý văn bản.
Cụ thể, trong thực tế có nhiều trường hợp cấp huyện, cấp xã cần phải ban hành văn bản để điều hành, quản lý xã hội nên phải ban hành văn bản áp dụng pháp luật nhưng trong đó có chứa quy phạm pháp luật. Những văn bản này theo quy định cần phải xử lý vì có dấu hiệu trái pháp luật do ban hành không đúng thẩm quyền, trái về hình thức văn bản.
Trên cơ sở đó, đã có đề nghị nghiên cứu, ngoài trường hợp được luật giao thì nên quy định cho cấp huyện được quyền ban hành VBQPPL để quy định các chính sách đặc thù, các biện pháp để phát triển kinh tế – xã hội của địa phương phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế ở địa phương. Tuy nhiên, có ý kiến băn khoăn khi thời điểm ban hành luật năm 2015 đã phải hết sức cố gắng để hạn chế thẩm quyền nhằm giảm thiểu các sai sót trong ban hành văn bản của chính quyền cấp huyện, cấp xã.
Về vấn đề này, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật đã báo cáo Lãnh đạo Bộ Tư pháp cho ý kiến chỉ đạo việc tiếp thu, chỉnh lý trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL. Bên cạnh đó, để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, Bộ Tư pháp cần đề xuất sửa Luật Tổ chức chính quyền địa phương, trong đó sửa đổi quy định về thẩm quyền của cấp huyện, cấp xã để bảo đảm thống nhất với quy định của luật năm 2015.
Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Vấn Đề Liên Quan Đến Việc Xác Định Thẩm Quyền Ban Hành Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Của Chính Quyền Cấp Tỉnh trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!