Bạn đang xem bài viết Năm 2014, Trường Đh Lạc Hồng Mở Thêm Ngành Luật Kinh Tế được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Năm 2014 Trường Đại học Lạc Hồng mở thêm Ngành Luật Kinh tế và tiến hành thực hiện theo 2 phương án là thi, xét tuyển theo 3 chung do Bộ GD-ĐT tổ chức và xét tuyển riêng.
Trải qua hơn 17 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Lạc Hồng đã và đang trên đà phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng các chương trình đào tạo đại học, đáp ứng đòi hỏi và nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao. Không dừng lại ở đó, trường vẫn luôn chú trọng nghiên cứu phát triển tiếp các chương trình và chuyên ngành mới. Đó chính là lí do mà Trường Đại học Lạc Hồng mở thêm ngành Luật Kinh tế trong chương trình đào tạo của mình.
Trường đã thiết kế và xây dựng chương trình đạo tạo dựa trên chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất ban hành. Thời gian đào tạo tại trường là 4 năm, chương trình đào tạo hướng tới việc trang bị cho sinh viên hai nhóm kiến thức và kỹ năng: thứ nhất là phân tích đánh giá, xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật phục vụ phát triển và hội nhập kinh tế; thứ 2 là kỹ năng, thái độ hành nghề cung cấp các dịch vụ pháp luật đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
Để tạo ra đội ngũ cử nhân Luật kinh tế đáp ứng được nhu cầu của xã hội, Trường Đại học Lạc Hồng đã xây dựng một đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, thông thạo ngoại ngữ có thái độ đóng góp cho cộng đồng và thúc đẩy học kết hợp với hành. Để thực hiện nhiệm vụ, ngoài các giảng viên cơ hữu, nhà trường đã hợp tác chặt chẽ với các trường đại học lớn khu vực phía nam để mời các giảng viên giỏi tham gia giảng dạy tại trường
Sinh viên ngành Luật Kinh tế Trường Đại học Lạc Hồng.
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Luật Kinh tế tốt nghiệp tại khoa Luật Kinh tế Đại học Lạc Hồng có thể công tác tại khu vực doanh nghiệp, công tác tại hệ thống tòa án nhân dân, các trung tâm trọng tài thương mại và các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý. Ngoài ra, cử nhân Luật Kinh tế cũng có thể theo học các khóa đào tạo nghề luật sư và hành nghề luật. Bên cạnh kiến thức và kỹ năng hành nghề luật, khoa Luật Kinh tế Đại học Lạc Hồng cũng chú trọng đào tạo đạo đức và thái độ của các cử nhân luật tương lai đối với xã hội và cộng đồng.
Phương châm của trường là đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Vì thế, Trường Đại học Lạc Hồng sẽ vẫn là một nơi đào tạo đáng tin cậy dành cho phụ huynh và thí sinh gửi gắm tương lai của con em mình.
Thông tin tuyển sinh năm 2014
Năm 2014, trong công tác tuyển sinh, Trường Đại học Lạc Hồng tiến hành thực hiện theo 2 phương án, đó là thi, xét tuyển theo 3 chung do Bộ GD-ĐT tổ chức và xét tuyển riêng. Trong đó, nhà trường dành 70% chỉ tiêu cho thi, xét tuyển theo 3 chung và 30% còn lại là xét tuyển riêng.
Do đó, thí sinh có được 2 quyền lợi, cụ thể là vừa có thể thi và xét tuyển theo 3 chung do Bộ GD-ĐT tổ chức (tức là có thể sử dụng kết quả này để xét tuyển qua trường khác, nếu không trúng tuyển nguyện vọng 1), đồng thời vừa có thể xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng của Trường Đại học Lạc Hồng. Thông tin cụ thể như sau:
Trường Đại học Lạc Hồng thực hiện theo quy định của Bộ, cụ thể.
– Từ 17.3.2014 đến 17.4.2014 (1 tháng). Đối tượng nộp hồ sơ gồm:
+ Thí sinh đang là học sinh các trường THPT, sẽ nộp hồ sơ tại trường THPT mình đang học.
+ Thí sinh tự do sẽ nộp hồ sơ tại các địa điểm do Sở GD-ĐT địa phương quy định.
– Từ ngày 18.4.2014 đến 24.4.2014 (1 tuần). Đối tượng bao gồm thí sinh đang là học sinh các trường THPT và thí sinh tự do, sẽ nộp hồ sơ trực tiếp tại Trường Đại học Lạc Hồng, hoặc chuyển qua đường bưu điện theo địa chỉ như cuối trang.
Thí sinh mua mẫu hồ sơ đăng ký dự thi đại học cao đẳng năm 2014 theo mẫu của Bộ. Hiện có bán tại các trường THPT, nhà sách.
– Đợt 1: thi các khối A, A1 vào ngày 4, 5.7.2014.
– Đợt 2: thi các khối B, C, D1 vào ngày 9, 10.7.2014.
– Ngày công bố kết quả thi nguyện vọng 1: dự kiến 12.8.2014.
– Ngày xét tuyển nguyện vọng bổ sung: dự kiến 20.8.2014.
Trường Đại học Lạc Hồng triển khai việc xét tuyển học sinh THPT vào đại học chính quy theo công văn cho phép số 1186/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 13.3.2014 của Bộ GD-ĐT. Cụ thể.
Ví dụ:
Bạn dự định xét tuyển riêng ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử. Ngành này có 2 khối xét tuyển, đó là khối A và A1. Như vậy:
– Đối với khối A (toán, lý, hóa), các bạn sẽ lấy điểm trung bình của 3 môn toán, lý, hóa ở lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 của lớp 12. Nếu điểm trung bình này trên 6.0 là có thể xét tuyển.
– Đối với khối A1 (toán, lý, ngoại ngữ), các bạn sẽ lấy điểm trung bình của 3 môn toán, lý, ngoại ngữ ở lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 của lớp 12. Nếu điểm trung bình này trên 6.0 là có thể xét tuyển.
Do đó, các bạn nên chọn điểm trung bình khối xét tuyển có điểm cao hơn để cơ hội trúng tuyển được dễ dàng.
– Từ 17.3.2014 đến 17.4.2014 (1 tháng). Đối tượng nộp hồ sơ gồm:
+ Thí sinh đang là học sinh các trường THPT, sẽ nộp hồ sơ tại trường THPT mình đang học.
+ Thí sinh tự do sẽ nộp hồ sơ tại các địa điểm do Sở GD-ĐT địa phương quy định.
– Từ ngày 18.4.2014 đến 24.4.2014 (1 tuần). Đối tượng bao gồm thí sinh đang là học sinh các trường THPT và thí sinh tự do, sẽ nộp hồ sơ trực tiếp tại Trường Đại học Lạc Hồng, hoặc chuyển qua đường bưu điện theo địa chỉ ở cuối trang.
Thí sinh là học sinh các trường THPT và thí sinh tự do, sau khi nộp hồ sơ, nếu vẫn còn thiếu thì có thể nộp bổ sung hồ sơ. Cụ thể về thời gian và địa điểm như sau:
– Thời gian nộp bổ sung đợt 1: từ ngày 16.6.2014 đến 30.6.2014 (2 tuần).
– Thời gian nộp bổ sung đợt 2: từ ngày 17.7.2014 đến 31.7.2014 (2 tuần).
Hồ sơ sẽ nộp trực tiếp tại Trường Đại học Lạc Hồng, hoặc chuyển qua đường bưu điện theo địa chỉ ở cuối trang.
(1) – Thí sinh mua mẫu hồ sơ đăng ký dự thi đại học cao đẳng năm 2014 theo mẫu của Bộ. Hiện có bán tại các trường THPT, nhà sách.
(2) – Bản photo công chứng học bạ THPT.
(3) – Bản photo công chứng giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT chính thức hoặc tạm thời, đối với thí sinh vừa tốt nghiệp năm 2014.
(4) – 2 ảnh cỡ 4×6 theo kiểu chứng minh thư, mới chụp trong 6 tháng trở lại, có ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh phía mặt sau.
(5) – Các giấy chứng nhận hợp pháp (bản sao), nếu là đối tượng ưu tiên (con liệt sĩ, con thương binh…).
– Thí sinh có thể nộp hồ sơ số (1) trước, sau đó sẽ nộp bổ sung các hồ sơ còn lại.
– Thí sinh cùng lúc có thể nộp nhiều hồ sơ xét tuyển cho nhiều ngành.
Thời gian xét tuyển và công bố kết quả
– Xét tuyển: từ ngày 05/08/2014 đến 10/08/2014 (5 ngày).
– Công bố kết quả xét tuyển: từ ngày 11/08/2014. Thí sinh xét tuyển riêng nhận được kết quả xét tuyển đợt 1 cùng thời điểm với thí sinh thi 3 chung.
– Xét tuyển: từ ngày 05/09/2014 đến 10/09/2014 (5 ngày).
– Công bố kết quả xét tuyển: từ ngày 11/09/2014.
Để có thể xét tuyển hồ sơ và đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, thí sinh phải đạt các yêu cầu cơ bản sau:
– Tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT).
– Điểm trung bình chung 3 môn theo khối xét tuyển ở lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 (05 học kỳ) phải đạt từ 6.0 điểm trở lên.
– Đạo đức xếp loại khá trở lên.
Mọi thông tin thắc mắc và cần được giải đáp về đề án xét tuyển riêng, xin vui lòng liên hệ: Phòng tuyển sinh, Trường Đại học Lạc Hồng, Số 10 Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Điện thoại: (061) 3.952.188 – 0943.058.699 – 0937.59.33.86
Tuyển Sinh Tại Chức Đại Học Ngành Luật Kinh Tế Năm 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Hệ vừa làm – vừa học, năm 2014
2. Đối tượng tuyển sinh: Là công dân Việt Nam có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành.
3. Các môn thi tuyển: Tuyển sinh Tại chức luật Kinh tế năm 2014
4. Thời gian đào tạo: 4,5 năm
5. Hình thức đào tạo và cấp bằng TN: Vừa làm – vừa học
6. Hình thức học: Học các buổi tối từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần hoặc chiều thứ 6, ngày thứ 7 + chủ nhật hàng tuần.
7. Địa điểm mở lớp: T rường Trường và tại cơ sở liên kết
8. Thủ tục tuyển sinh: Tại chức Đại học ngành luật Kinh tế năm 2014
– 01 hồ sơ tuyển sinh theo quy định và mẫu thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, đơn vị nơi công tác hoặc địa phương nơi cư trú.
– Bằng tốt nghiệp THPT hoặc THBT, THCN (bản sao có công chứng)
– Giấy xác nhận thời gian công tác (nếu là cán bộ, công nhân viên chức, để cộng điểm ưu tiên trong xét tuyển)
– 04 ảnh mầu (cỡ 3×4), không chụp quá 6 tháng.
09. Thời gian tiến hành:
– Phát hành hồ sơ: Tháng 01/2014
– Thi tuyển sinh: Dự kiến tháng 04/2014
10. ĐỊA CHỈ ĐĂNG KÝ BÁN, NỘP HỒ SƠ
Phòng tuyển sinh và hợp tác đào tạo
Phòng 107, Số 133 Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội
Mobile: 0906.201.866 – 0988.914.389 – 0977.214.988 ( Lưu ý liên hệ trước khi đến, tránh bị nộp nhầm địa chỉ)
Đại học Kinh tế quốc dân là trường đi đầu về chất lượng đào tạo các ngành về kinh tế, kế toán của cả nước. Với đội ngũ giảng viên hàng đầu trong ngành, hàng năm trường đã đào tạo ra rất nhiều các cử nhân xuất sắc phục vụ nhu cầu của xã hội trong và ngoài nước. Chỉ tiêu Tuyển sinh Tại chức Đại học Ngành luật Kinh tế năm 2014 như trên
Ngành Kinh Tế Quốc Tế Là Gì? Ngành Kinh Tế Quốc Tế Ra Trường Làm Gì
Cập nhật: 17/12/2019
Ngành Kinh tế quốc tế hiện đang là một trong những ngành học “hot” ở nước ta. Nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành này là luôn cần thiết, vì vậy, cơ hội việc làm của sinh viên ngành Kinh tế quốc tế cũng rộng mở.
1. Tìm hiểu ngành Kinh tế quốc tế
Kinh tế quốc tế (tiếng Anh là International Economics) là một bộ môn khoa học, một chuyên ngành của kinh tế học nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Đây là một lĩnh vực năng động và mang tính toàn cầu thuộc nhóm ngành kinh doanh, cung cấp những kiến thức chung về quản trị kinh doanh, về chiến thuật, chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia.
Theo học ngành này, sinh viên còn được học các kiến thức về luật quốc tế và môi trường Kinh tế quốc tế, quản trị nguồn nhân lực quốc tế, hoạt động hậu cần Kinh tế quốc tế và xuất – nhập khẩu, nghiên cứu thị trường, xây dựng chương trình truyền thông và hệ thống phân phối quốc tế, kỹ năng giao tiếp và đàm phán quốc tế, cùng nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài…
Ngành Kinh tế quốc tế2. Chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế
Theo Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Các khối thi vào ngành Kinh tế quốc tế
– Mã ngành: 7310106
– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Kinh tế quốc tế:
4. Điểm chuẩn ngành Kinh tế quốc tế
Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Kinh tế quốc tế những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 21 – 27 điểm tùy theo các tổ hợp môn xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc xét theo học bạ.
Điểm chuẩn ngành Kinh tế quốc tế lấy bao nhiêu?
5. Các trường đào tạo ngành Kinh tế quốc tế
– Khu vực miền Bắc: – Khu vực miền Nam:
6. Cơ hội việc làm ngành Kinh tế quốc tế
Hiện nay, ngành Kinh tế quốc tế thiếu nhân lực trầm trọng do yêu cầu kỹ năng khi tuyển dụng của ngành này khá cao. Vì vậy, cơ hội việc làm ngành Kinh tế quốc tế rất rộng mở với nhiều lựa chọn hấp dẫn. Học ngành Kinh tế quốc tế bạn được trang bị các kiến thức và kỹ năng chuyên môn, khi ra trường bạn dễ dàng xin được việc làm tại các vị trí sau:
Nhân viên kinh doanh cước tàu biển, hàng không;
Nhân viên xuất nhập khẩu;
Chuyên gia hoạch định tài chính quốc tế;
Chuyên gia nghiên cứu thị trường;
Chuyên gia marketing quốc tế;
Chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng;
Chuyên gia tư vấn đầu tư quốc tế;
Chuyên gia xúc tiến thương mại;
Nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế;
Chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy về kinh tế quốc tế.
Với những vị trí việc làm trên, bạn có thể làm việc tại:
Các công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực kinh tế quốc tế;
Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo về quản trị kinh doanh và kinh tế quốc tế;
Bộ Công thương, các Sở Công thương, Sở Kế hoạch và đầu tư, cơ quan xúc tiến thương mại;
Các viện và trung tâm nghiên cứu kinh tế;
Các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, các công ty vận tải quốc tế;
Bộ phận thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại và các công ty đa quốc gia…
7. Mức lương của ngành Kinh tế quốc tế
Đối với sinh viên ngành Kinh tế quốc tế mới ra trường và ít kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp thì mức lương cơ bản từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, tùy vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm làm việc trong ngành Kinh tế đầu tư thì mức lương từ 7 – 10 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn con số này rất nhiều.
8. Những tố chất phù hợp với ngành Kinh tế quốc tế
Để theo học ngành Kinh tế quốc tế, bạn cần phải có những tố chất sau:
Nhạy bén, tháo vát, có trách nhiệm cao với công việc;
Kiên trì, nhẫn nại và chịu được áp lực công việc;
Tự tin, năng động, giao tiếp tốt, có khả năng đàm phán thuyết phục;
Khả năng ngoại ngữ tốt;
Sáng tạo, quyết đoán;
Khả năng thu thập và xử lí thông tin;
Có khả năng làm việc độc lập dưới áp lực về thời gian và khối lượng công việc.
Hy vọng với những thông tin có trong bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành Kinh tế quốc tế và giúp các bạn tìm ra được ngành học phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.
Trường Nào Xét Tuyển Học Bạ Ngành Luật Kinh Tế?
Điều kiện xét tuyển học bạ là gì?
Trong kỳ tuyển sinh 2020, nhiều trường đại học bắt đầu áp dụng phương thức xét tuyển học bạ. Khi chọn phương thức xét tuyển này, thí sinh cần dành nhiều thời gian để tìm hiểu điều kiện xét tuyển của từng trường. Bởi cùng là phương thức xét tuyển học bạ song mỗi trường sẽ có cách tính điểm riêng.
Xét tuyển học bạ ngành Luật kinh tế với nhiều tổ hợp môn xét tuyển
Một số trường Đại học xét điểm cả 3 năm THPT hoặc xét một số học kỳ nhất định. Vì vậy, thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh trước khi quyết định nộp hồ sơ để tránh nhầm lẫn. Đơn cử đối với trường Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH) xét tuyển học bạ theo hai hình thức: (Bằng Tổng điểm Trung bình lớp 12 theo tổ hợp 3 môn hoặc Bằng Tổng điểm Trung bình 3 học kỳ (HK1, HK2 năm lớp 11, HK1 năm lớp 12)). Thí sinh có thể chọn một trong hai hoặc chọn cả hai đều được.
Trong năm 2020 để xét học bạ ngành Luật kinh tế, ngoài tiêu chí tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, thí sinh cần có: Tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét đạt từ 18 điểm trở lên (Riêng khối ngành Sức khỏe: Dược, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng theo quy định của Bộ GD&ĐT). Bên cạnh đó, hồ sơ xét tuyển học bạ cũng khá đơn giản như:
Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu, có thể tải tại website hoặc đăng ký trực tuyến tại chúng tôi
1 Bản photo công chứng học bạ THPT
1 Bản photo công chứng (bản sao) bằng tốt nghiệp THPT hoặc 1 bản công chứng Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời
Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có)
Song song với nỗi lo về điều kiện xét học bạ thì thời gian xét học bạ của các trường khi nào cũng là mối quan tâm của nhiều thí sinh? Ví dụ như Đại học Công nghệ chúng tôi HUTECH, thời gian xét học bạ từ ngày 16/03/2020. Trong trường hợp chưa có bằng tốt nghiệp thì có thể nộp trước phiếu đăng ký xét tuyển học bạ về trường để được ưu tiên xét tuyển, hồ sơ còn lại sẽ bổ sung sau
Có ảnh hưởng gì khi thí sinh xét học bạ mà còn xét tuyển nguyện vọng nữa hay không? Câu trả lời là không dù bạn xét tuyển bằng điểm thi hay xét tuyển học bạ lớp 12 thì cũng như nhau. Khi trúng tuyển, sinh viên được thụ hưởng các dịch vụ, chế độ như nhau, chương trình như nhau, giảng viên và thực hành như nhau, bằng cấp cũng như vậy
Các trường có xét tuyển học bạ ngành Luật kinh tế?
Theo thống kê trong mùa tuyển sinh 2017, ước tính có hơn 150 trường xét tuyển học bạ trên cả nước. Trong đó, có trường xét tuyển điểm 3 năm lớp 12, có trường xét tuyển điểm 2 năm, hay xét tuyển đối với kết quả học tập của thí sinh năm lớp 12
Ngành Luật Kinh tế đang được đào tạo ở nhiều trường Đại học với các chương trình khác nhau
Cập nhật thông tin chi tiết về Năm 2014, Trường Đh Lạc Hồng Mở Thêm Ngành Luật Kinh Tế trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!