Xu Hướng 6/2023 # Nâng Cao Chất Lượng Thẩm Định, Góp Ý Dự Thảo Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật # Top 15 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Nâng Cao Chất Lượng Thẩm Định, Góp Ý Dự Thảo Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật # Top 15 View

Bạn đang xem bài viết Nâng Cao Chất Lượng Thẩm Định, Góp Ý Dự Thảo Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nâng cao chất lượng thẩm định, góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ngành Tư pháp Hà Tĩnh tiếp tục triển khai thực hiện trong những tháng cuối năm 2020.

Sáng 17/7, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long chủ trì hội nghị trực tuyến sơ kết công tác tư pháp, triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm. Giám đốc Sở Tư pháp Lê Viết Hồng điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

6 tháng đầu năm 2020, toàn ngành tư pháp đã thẩm định 2.813 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (QPPL); kiểm tra theo thẩm quyền 4.534 văn bản QPPL.

Tổ chức 360.742 cuộc tuyên truyền pháp luật trực tiếp (giảm gần 50% so với cùng kỳ năm 2019) cho gần 18 triệu lượt người; phát miễn phí hơn 34,6 triệu tài liệu tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (tăng 27,2%).

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhằm nâng cao kiến thức pháp luật, giúp người dân phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, Sở Tư pháp Hà Tĩnh đã biên soạn và cấp phát 1.000 tài liệu “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm” (ảnh chụp tháng 3/2020)

Đến nay, đã có 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chính thức áp dụng phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch; tổng số thông tin công dân được thu thập trên hệ thống là gần 35 triệu thông tin.

Công tác bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở; công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật; công tác hợp tác quốc tế về pháp luật… đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Từ tháng 1/1/2020, các thông tin hộ tịch tại Hà Tĩnh đã chính thức được “số hóa”

Tại hội nghị, đại biểu các tỉnh, thành đã làm rõ những khó khăn, tồn tại như: Tình trạng “nợ đọng” văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh của các bộ, ngành vẫn còn nhiều và tăng so với cùng kỳ năm 2019; kiểm tra văn bản theo thẩm quyền, việc xử lý văn bản trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền còn chậm; công tác PBGDPL vẫn còn dàn trải.

Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung còn phát sinh một số lỗi hệ thống, chậm cấp số định danh cá nhân khi đăng ký khai sinh nhưng chưa được chỉnh sửa, nâng cấp kịp thời; tồn đọng thông tin lý lịch tư pháp chưa được xử lý…

Đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Hà Tĩnh

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nhấn mạnh: 6 tháng cuối năm, ngành tư pháp tiếp tục tập trung nguồn lực thực hiện hiệu quả, chất lượng 9 nhóm nhiệm vụ công tác trọng tâm đã được xác định tại Báo cáo số 01 ngày 1/1/2020 của Bộ Tư pháp, nhất là đối với các nhiệm vụ chưa hoàn thành.

Theo đó, nâng cao chất lượng thẩm định, góp ý các đề nghị xây dựng, dự thảo văn bản QPPL; đôn đốc, kiểm soát chặt chẽ tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, bảo đảm có hiệu lực cùng thời điểm với luật; chú trọng công tác kiểm tra văn bản theo thẩm quyền, nhất là những văn bản có tác động lớn đến người dân và DN; tăng cường quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp…

Tiếp tục thực hiện dịch vụ công mức độ 4 trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, lý lịch tư pháp và nghiên cứu mở rộng ra các lĩnh vực khác có nhu cầu cao của người dân, doanh nghiệp…

Tại Hà Tĩnh, 6 tháng đầu năm, Sở Tư pháp đã thẩm định 29 dự thảo văn bản QPPL, góp ý 43 dự thảo văn bản QPPL của Trung ương và của tỉnh. Tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện tự kiểm tra 16 văn bản QPPL; chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức rà soát 120 văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh.

Đơn vị đã tiếp nhận 1.456 thông tin lý lịch tư pháp và cấp 8.501 phiếu lý lịch tư pháp.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được phát huy hiệu quả với nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

Thùy Dương

Tìm Giải Pháp Đột Phá Để Nâng Cao Chất Lượng Soạn Thảo Văn Bản

Thứ trưởng Phan Chí Hiếu phát biểu tại hội thảo.

Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, công tác xây dựng pháp luật đạt được nhiều thành tích. Nhưng cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số khâu yếu, đòi hỏi phải có được giải pháp khắc phục đột phá. Đây chính là mục tiêu của cuộc Hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và tiêu chí đánh giá chất lượng công tác soạn thảo VBQPPL của bộ, ngành, địa phương” do Bộ Tư pháp vừa tổ chức.

Nhận diện một số khâu yếu

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu nhấn mạnh, thực tiễn thời gian qua đã cho thấy tính đúng đắn của các quy định trong Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật năm 2015, góp phần nâng cao một bước chất lượng công tác xây dựng pháp luật. Với Luật năm 2015, lần đầu tiên đã quy định tách bạch rõ 2 công đoạn gồm xây dựng chính sách, đánh giá tác động chính sách và soạn thảo văn bản (được hiểu chính là quy phạm hóa các chính sách đã được thông qua). Để đưa Luật năm 2015, Nghị định 34 đi vào cuộc sống, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức rất nhiều hội thảo, hội nghị, tọa đàm nhằm quán triệt, tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số khâu yếu đòi hỏi phải có được giải pháp khắc phục đột phá.

Thẳng thắn nhận diện một số khâu yếu này, theo Thứ trưởng Hiếu, một trong số đó là kỹ năng của cán bộ tham gia công tác soạn thảo còn hạn chế, nhiều người chưa được đào tạo bài bản về kỹ thuật soạn thảo. Ngoài ra, việc tổ chức lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến cũng là vấn đề ảnh hưởng nhiều đến chất lượng soạn thảo. Đáng chú ý, sự phối kết hợp giữa các bộ, ngành trong công tác xây dựng pháp luật chưa thật chặt chẽ và rất ít bộ, ngành xin ý kiến của Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ trước khi xây dựng chính sách, dẫn đến không được đồng ý.

Nêu kỹ hơn về thực trạng hiện nay, Phó Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) Võ Văn Tuyển cho biết, chất lượng VBQPPL luôn là vấn đề “nóng” và dành được sự quan tâm không chỉ của cơ quan nhà nước mà của toàn xã hội. Một văn bản được ban hành mà không được sự đón nhận của xã hội thì lập tức tạo nên những hiệu ứng dây chuyền, tác động tiêu cực đến tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Có thể thấy, tình trạng ban hành văn bản kém chất lượng để lại nhiều hệ lụy mà trước hết là làm cho việc điều hành của bộ máy nhà nước kém hiệu quả; gây tốn kém về tiền bạc và thời gian của các cơ quan có trách nhiệm thực thi, thậm chí khi thực hiện không nhận được sự đồng thuận của người dân và doanh nghiệp.

Đặc biệt, cần bảo đảm sự tham gia thực chất, hiệu quả của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong soạn thảo VBQPPL, mở rộng sự tham gia đông đảo của xã hội, nhất là cơ quan nghiên cứu, khoa học; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí thỏa đáng cho công tác xây dựng và ban hành VBQPPL. Cùng với đó là tiếp tục đổi mới quy trình xây dựng và ban hành VBQPPL nhằm nâng cao chất lượng VBQPPL, khắc phục những điểm nghẽn làm giảm chất lượng dự án, dự thảo VBQPPL.

Ông Lại Quang Sinh (Bộ Nội vụ) cho rằng muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì phải đặt vấn đề cụ thể như có tăng lương cho cán bộ hay không. Bà Lại Thị Thu Hà (Vụ Pháp chế và quản lý khoa học, VKSNDTC) lại quan niệm phải đề cao trách nhiệm của người đứng đầu vì bất kỳ giải pháp nào muốn hiệu quả đều phải được lãnh đạo bộ, ngành, địa phương “quyết mới xong”. Ông Nguyễn Công Anh (Sở Tư pháp TP Hà Nội) đề nghị Bộ Tư pháp hướng dẫn cách xác định cơ sở pháp lý trong trường hợp địa phương ban hành những biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của chính quyền địa phương, nhất là những biện pháp giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội…

Tập trung vào công tác tham vấn ý kiến mà Thứ trưởng Phan Chí Hiếu trăn trở, Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) Nguyễn Văn Cương nhận định, cách thức lấy ý kiến như hiện tại có thể chưa bao quát được hết các đối tượng cần lấy ý kiến, tính đại diện còn chưa thực sự bảo đảm, tài liệu sử dụng lấy ý kiến chưa thực sự thân thiện với đối tượng được lấy ý kiến. Qua đó, ông Cương đề nghị tăng cường công tác tham vấn ý kiến các đối tượng chịu sự tác động của văn bản, dự báo các phản ứng cần thiết, năng lực tiếp nhận quy định mới của pháp luật. Đồng thời, cần phân định rõ hơn các loại VBQPPL khác nhau thì được quy định những nội dung nào và cải thiện tính dự báo của các quy định pháp luật, đề cao công tác rà soát VBQPPL trong quá trình xây dựng pháp luật.

Nâng Cao Chất Lượng Xây Dựng Văn Bản Qppl

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an sinh xã hội vùng miền núi, dân tộc. Trên cơ sở đó, HĐND, UBND tỉnh đã cụ thể hóa bằng nhiều VBQPPL. Từ năm 2005 đến nay, HĐND, UBND các cấp đã ban hành 9.576 văn bản QPPL. Trong đó, cấp tỉnh ban hành 757 văn bản với 191 nghị quyết, 535 quyết định, 31 chỉ thị. Hệ thống văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành đã điều chỉnh một cách cơ bản các mối quan hệ xã hội, những vấn đề thực tế phát sinh, có tính khả thi. Đồng thời, có tính định hướng, dự báo đối với các quan hệ xã hội nảy sinh trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật.

Cán bộ phòng Xây dựng và Kiểm tra văn bản QPPL – Sở Tư pháp thẩm định chất lượng văn bản quy phạm pháp luật.

Với vai trò là cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng văn bản QPPL, cơ quan tư pháp đã chủ động tham mưu giúp HĐND, UBND các cấp làm tốt công tác xây dựng, thẩm định văn bản, công tác kiểm tra và xử lý văn bản tại địa phương. Bên cạnh chủ trì tham mưu cho UBND các cấp ban hành văn bản thuộc lĩnh vực quản lý, công tác thẩm định văn bản QPPL luôn được cơ quan tư pháp chú trọng nâng cao chất lượng, xác định có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng văn bản QPPL.

100% văn bản QPPL đều được Sở Tư pháp thẩm định trước khi trình HĐND, UBND tỉnh ban hành; thời hạn thẩm định được rút ngắn, trong đó trên 50% văn bản QPPL được thẩm định trước thời hạn. Nội dung thẩm định toàn diện, kiên quyết loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân; đối với các dự thảo văn bản QPPL không đạt yêu cầu Sở Tư pháp đã yêu cầu cơ quan soạn thảo thực hiện soạn thảo lại, tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo để gửi thẩm định lại trước khi trình UBND tỉnh. Đa số các ý kiến thẩm định được các cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý. Sở Tư pháp luôn nhận được sự tín nhiệm, đánh giá cao của lãnh đạo tỉnh thông qua việc chỉ ký ban hành văn bản khi đã có ý kiến thẩm định của Sở. Điều này phản ánh sự nỗ lực của cơ quan tư pháp trong việc phát huy vai trò “gác cổng” đáng tin cậy của HĐND và UBND các cấp.

Hoạt động rà soát, kiểm tra các văn bản cũng được chú trọng. Qua kiểm tra đã kịp thời phát hiện chấn chỉnh các sai sót, từng bước nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, ban hành văn bản QPPL. Sở Tư pháp, các phòng tư pháp đã thực hiện tốt công tác tự kiểm tra, kiểm tra theo thẩm quyền văn bản QPPL của HĐND và UBND các cấp, qua đó giúp cho hệ thống văn bản QPPL của tỉnh ngày càng hoàn thiện, đảm bảo tính khả thi, minh bạch. Từ năm 2005 đến nay, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp đã giúp UBND cùng cấp thực hiện kiểm tra theo thẩm quyền 5.595 văn bản, qua kiểm tra đã phát hiện, đề nghị xử lý 1.410 văn bản đã hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp.

Sau rà soát, UBND các cấp đã thực hiện việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND cấp mình ban hành. Sở Tư pháp đã thực hiện đăng tải công khai kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND cấp tỉnh ban hành trên “Cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Tuyên Quang” thuộc “Cơ sở dữ liệu Quốc gia về văn bản pháp luật” theo quy định. Tất cả văn bản đều đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn và các văn bản hiện hành trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tính khả thi cao. Qua đó tạo cơ sở, hành lang pháp lý quan trọng, góp phần quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Bài Tập Lớn Học Kỳ Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật Hoạt Động Thẩm Định, Thẩm Tra Dự Thảo Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật

A. LỜI MỞ ĐẦU Việc tìm ra, xây dựng và hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật và phương thức bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp luôn là một nhiệm vụ được các nhà làm luật các nước rất coi trọng- Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ bởi nước ta đang trong quá trình đổi mới, xây dựng và phát triển. Chính vì thế, bên cạnh việc sử dụng những biện pháp như thiết lập hệ thống các nguyên tắc, chuẩn mực mang tính “kim chỉ nam” cho toàn bộ hệ thống pháp luật; giải thích pháp luật; giám sát; kiểm ra, xử lí văn bản; pháp điển hóa pháp luật thì hoạt động thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (VB QPPL) của các chủ thể có thẩm quyền là một phương thức rất quan trọng mang tính “phòng ngừa” đang được chú trọng sử dụng và đem lại hiệu quả rất cao. .

Việc tìm ra, xây dựng và hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật và phương thức bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp luôn là một nhiệm vụ được các nhà làm luật các nước rất coi trọng- Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ bởi nước ta đang trong quá trình đổi mới, xây dựng và phát triển. Chính vì thế, bên cạnh việc sử dụng những biện pháp như thiết lập hệ thống các nguyên tắc, chuẩn mực mang tính “kim chỉ nam” cho toàn bộ hệ thống pháp luật; giải thích pháp luật; giám sát; kiểm ra, xử lí văn bản; pháp điển hóa pháp luật thì hoạt động thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (VB QPPL) của các chủ thể có thẩm quyền là một phương thức rất quan trọng mang tính “phòng ngừa” đang được chú trọng sử dụng và đem lại hiệu quả rất cao. NỘI DUNG 1. Một số vấn đề lý luận về thẩm tra, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật: 1.1. Khái niệm chung: Điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 đã nêu lên định nghĩa về văn bản quy phạm pháp luật như sau: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc pợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định trong Luật ban hành văn bản pháp luật hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội” Là một vấn đề quan trọng nên có rất nhiều quan điểm, những cách nhìn nhận khác nhau xoay quanh vấn đề thẩm tra và thẩm định. Tuy nhiên, ta có thể hiểu về chúng thông qua: Quy chế thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL ban hành kèm theo Quyết định số 05/2007/QĐ- TTg ngày 10/01/2007 của Thủ tướng chính phủ đã định nghĩa hoạt động thẩm định dự thảo VB QPPL là hoạt động “xem xét, đánh giá về nội dung, hình thức của dự án, dự thảo nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của dự án, dự thảo trong hệ thống pháp luật”. Về vấn đề thẩm tra Từ điển Luật học định nghĩa: “Thẩm tra là việc xem xét lại kĩ lưỡng dự án luật, pháp lệnh do Hội đồng dân tộc, Ủy ban pháp luật hoặc một Ủy ban hữu quan của Quốc hội hay một Ủy ban lâm thời được Quốc hội chỉ định tiến hành trước khi trình UBTVQH. Cơ quan thẩm tra xem xét cả hình thức và nội dung nhưng tập trung chủ yếu vào xem xét sự phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng; tính hợp hiến, hợp pháp; đối tượng; nội dung, phạm vi và tính khả thi của dự án”. Như vậy, ta có thể hiểu trách nhiệm thẩm tra, thẩm định dự thảo VB QPPL là nghĩa vụ của cơ quan có thẩm quyền trong việc xem xét, đánh giá toàn diện, khách quan đối với dự thảo VB QPPL trước khi trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản (một khía cạnh của hoạt động quản lí nhà nước). Tham gia vào hoạt động này là các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 1.2. Chủ thể thẩm tra, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật: Chủ thể thẩm tra dự thảo VB QPPL của các cơ quan nhà nước ở trung ương gồm: Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội (căn cứ vào Điều 21 Luật tổ chức Quốc hội, khoản 1 Điều 41 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008…). Ở địa phương cơ quan thẩm tra dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp thuộc về các ban của Hội đồng nhân dân (quy định tại Điều 55 luật tổ chức hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân năm 2004). Chủ thể có thẩm quyền tiến hành thẩm định dự thảo VB QPPL ở trung ương là Bộ tư pháp và tổ chức pháp chế của các bộ, ngành (quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008). Ở địa phương chủ thể có trách nhiệm thẩm định được giao cho cơ quan tư pháp trực thuộc Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân- tương ứng với cấp tỉnh là Sở tư pháp, cấp huyện là Phòng tư pháp (quy định tại Điều 24 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND năm 2004, thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV…) Tùy thuộc vào từng trường hợp dự thảo có thể được thẩm định, thẩm tra một hoặc nhiều lần; có thể do một hoặc nhiều cơ quan cùng thực hiện; có thể tiến hành độc lập hay có sự phối hợp… 2. Trách nhiệm của các chủ thể trong việc thẩm tra, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật: 2.1. Trách nhiệm của các chủ thể trong việc thẩm tra Thẩm tra và thẩm định là những hoạt động tương tự về mặt chuyên môn nhưng chúng cũng những khác biệt: Xét về thời điểm tiến hành thẩm định được thực hiện trước thẩm tra trong quy trình ban hành VB QPPL. Hầu hết các dự thảo VB QPPL đều được thẩm định (trừ dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện và dự thảo VB QPPL của cấp xã)- riêng các dự án, dự thảo VB QPPL của Quốc hội, UBTVQH và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện còn được thanh tra bởi các cơ quan chuyên trách của Quốc hội và Hội đồng nhân dân cùng cấp. 2.1.1. Trách nhiệm thẩm tra của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội 2.1.2. Trách nhiệm thẩm tra của Chính phủ: Trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật không quy định về việc thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật của Văn phòng chính phủ như một công đoạn bắt buộc và chính thức mà được coi như một công việc có tính nội bộ của chính phủ. Tuy nhiên, theo nghị định số 18/2003/NĐ- CP ngày 20/02/2003 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng chính phủ lại quy định thẩm tra như là nhiệm vụ thường xuyên của Văn phòng chính phủ. Điều 36 nghị định số 161/2005/NĐ- CP và Điều 16 quy chế làm việc của chính phủ ban hành kèm theo nghị định số 23/2003/NĐ- CP ngày 12/12/2003 cũng đề cập đến việc thẩm tra của Văn phòng chính phủ như một công việc có tính nội bộ. Theo đó, Văn phòng chính phủ chịu trách nhiệm thẩm tra về quy trình, hồ sơ thủ tục hành chính, tính hợp pháp, sự phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước và sự phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ; phân tích, tổng hợp có kiến đánh giá độc lập về nội dung của đề án, dự án để trình Chính phủ, Thủ tướng chính phủ xem xét quyết định. 2.1.3. Trách nhiệm thẩm tra của các ban thuộc Hội đồng nhân dân: Các dự thảo VB QPPL do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện xây dựng phải được ban của Hội đồng nhân dân cùng cấp thẩm tra trước khi trình Hội đồng nhân dân. Ban của Hội đồng nhân dân thực hiện trách nhiệm thẩm tra theo quy trình, hoạt động và thời gian do pháp luật quy định. Sau khi hoàn thành báo cáo thẩm tra Ban thẩm tra có trách nhiệm gửi báo cáo này đến thường trực Hội đồng nhân dân trong thời hạn 7 ngày trước khi khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân. 2.2. Trách nhiệm của các chủ thể trong việc thẩm định 2.2.1. Trách nhiệm thẩm định của Bộ tư pháp: Một trong những chủ thể quan trọng nhất của khâu thẩm định dự thảo VB QPPL là Bộ tư pháp. Trách nhiệm của Bộ tư pháp trong việc thẩm định dự thảo VB QPPL được quy định cụ thể tại “Điều 41 Nghị định số 24/2009/NĐ- CP của Chính phủ”. Theo đó, Bộ tư pháp tiến hành thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị định trước khi trình Chính phủ. Tổ chức pháp chế bộ, ngành là chủ thể chịu trách nhiệm thẩm tra dự thảo, thông tư của bộ, cơ quan ngang bộ trước khi trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ kí ban hành. Đối với một số bộ, ngành tổ chức pháp chế còn thẩm định cả dự thảo luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định của Thủ tướng chính phủ mà bộ, cơ quan ngang bộ được giao chủ trì soạn thảo trước khi các dự thảo văn bản này được trình lên Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ xem xét, quyết định trình dự thảo lên cơ quan có thẩm quyền. Trách nhiệm của chủ thể khi tiến hành thẩm định phải tập trung vào các nội dung như: sự cần thiết phải ban hành VB QPPL; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo văn bản; sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; tính hợp hiến, hợp pháp, không trái với Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên kí kết; tính khả thi của văn bản; việc tuân thủ thủ tục và trình tự soạn thảo, ngôn ngữ, kĩ thuật soạn thảo văn bản. 2.2.2. Trách nhiệm của cơ quan tư pháp trực thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND 2004 quy định thẩm định là một khâu bắt buộc trong việc soạn thảo, ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng VB QPPL của chính quyền địa phương. Hoạt động thẩm định của cơ quan tư pháp ở địa phương cũng tương tự như hoạt động thẩm định ở cấp trung ương. 2.2.3. Trách nhiệm chung: Trách nhiệm mà các chủ thể thẩm định, thẩm tra VB QPPL đều phải thực hiện đó là các chủ thể này phải viết báo cáo thẩm định, thẩm tra và gửi các báo cáo đó đến cơ quan chủ trì việc soạn thảo đúng thời hạn do pháp luật quy định, tạo điều kiện cho cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc chỉnh lý hoàn thiện dự thảo văn bản theo yêu cầu thẩm tran, thẩm định. Thực trạng thẩm tra, thẩm định dự thảo VB QPPL của các chủ thể trong thời gian qua mặc dù đạt được rất nhiều thành tựu nhưng vẫn còn những tồn tại, những yếu kém nhất định. Do đó cần phải có những giải pháp và phương hướng hoàn thiện phù hợp góp phần nâng cao năng lực quản lí nhà nước của các chủ thể có thẩm quyền. 3. Giải pháp nâng cao trách nhiệm của các chủ thể trong việc thẩm tra, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật – Nâng cao trách nhiệm và năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định, thẩm tra bằng những biện pháp cụ thể như: có quy định cụ thể chủ thể làm công tác phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định của mình; đảm bảo và tạo các điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, kinh phí, thông tin tư liệu, khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ thuật nghiệp vụ cho các chủ thể có trách nhiệm thẩm định, thẩm tra. + Trước hết cần sửa đổi nội dung thẩm tra, thẩm định cụ thể để tránh sự chồng chéo trong quá trình thực hiện hai công việc này. + Sửa đổi quy định về thời gian thẩm tra, thẩm định cho phù hợp với từng loại VB QPPL bởi có nhiều loại VB QPPL nên không thể quy định chung chung được. – Pháp luật cần quy định rõ giá trị pháp lý của báo cáo thẩm tra, thẩm định đối với cả hai chủ thể: cơ quan soạn thảo, cơ quan có thẩm quyền thông qua văn bản. KẾT LUẬN Nói tóm lại, thẩm tra, thẩm định dự thảo VB QPPL của các cơ quan có thẩm quyền là một giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong quá trình ban hành VB QPPL. Tuy nhiên, thực tiễn ban hành VB QPPL trong thời gian qua cho thấy hoạt động thẩm định, thẩm tra tuy có những ưu điểm nhưng vẫn còn một số vướng mắc, chưa thực sự đạt được kết quả như mong đợi. Nhược điểm này xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan khác nhau nhưng đều đòi hỏi sự nhìn nhận một cách nghiêm túc từ các chủ thể có thẩm quyền cũng như các nhà nghiên cứu và thực thi pháp luật. Để từ đó có những biện pháp khắc phục hạn chế, phát huy ưu điểm mang lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động này để xây dựng Việt Nam thành nhà nước pháp quyền trong tương lai. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008. Viện khoa học pháp lí- Bộ tư pháp, “Từ điển Luật học”, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2006. Viện khoa học pháp lí- Bộ tư pháp, chuyên đề “Các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án, dự thảo văn bản QPPL”. Tạp chí thông tin khoa học pháp lý số 11/2007. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân năm 2004. Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm 2003. Luật tổ chức Quốc hội năm 2001. Nghị định số 24/2009/NĐ- CP của Chính phủ ban hành ngày 05/03/2009 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản QPPL. Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 05/2007/QĐ-TTG ngày 10/01/2007 ban hành quy chế thẩm định dự án, dự thảo VB QPPL. Nguyễn Hương Ly, Hoạt động thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản QPPL của cơ quan nhà nước ở trung ương. Khóa luận tốt nghiệp. Hà Nội, 2010. Cao Thị Thúy Hường, Hoàn thiện quy định của pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quá trình xây dựng ban hành VB QPPL ở Việt Nam hiện nay. Khóa luận tốt nghiệp. Hà Nội, 2010.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

Bài tập lớn học kỳ Xây dựng văn bản pháp luật hoạt động thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.doc

Cập nhật thông tin chi tiết về Nâng Cao Chất Lượng Thẩm Định, Góp Ý Dự Thảo Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!