Bạn đang xem bài viết Nếu Bị Bắt Ở Canada, Trịnh Xuân Thanh Sẽ Được Dẫn Độ Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
(ĐSPL) – Trường hợp Trịnh Xuân Thanh bị bắt giữ tại Canada thì việc dẫn độ được căn cứ vào Đạo luật dẫn độ năm 1999 của Canada. Đạo luật dẫn độ gồm 4 phần, trong đó có quy định cụ thể về trường hợp dẫn độ từ Canada và quy định về dẫn độ tới Canada.Luật sư Nguyễn Anh Thơm – Trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh giải đáp thắc mắc của độc giả xoay quanh việc truy nã và dẫn độ Trịnh Xuân Thanh trong trường hợp bị can này bỏ trốn ở nước ngoài.
Đây là cơ quan đầu mối trong hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm của Lực lượng Cảnh sát Việt Nam với Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (INTERPOL). Văn phòng Interpol Việt Nam sẽ đề nghị Ban Tổng thư ký tổ chức Interpol ra quyết định truy nã quốc tế Trịnh Xuân Thanh.
Theo các nguyên tắc hoạt động của Interpol, dẫn độ tội phạm được thực hiện theo các Điều ước quốc tế đa phương hoặc song phương nhưng trình tự, thủ tục dẫn độ tội phạm lại tuân theo quy định của pháp luật quốc gia được yêu cầu dẫn độ và pháp luật quốc gia yêu cầu dẫn độ. Theo đó, mỗi quốc gia đều có các quy định về dẫn độ tội phạm.
Ví dụ, trường hợp Trịnh Xuân Thanh bị bắt giữ tại Canada thì việc dẫn độ được căn cứ vào Đạo luật dẫn độ năm 1999 của Canada. Đạo luật dẫn độ gồm 4 phần, trong đó có quy định cụ thể về trường hợp dẫn độ từ Canada và quy định về dẫn độ tới Canada, đó là:
1/ Về nghĩa vụ dẫn độ: đạo luật quy định nghĩa vụ dẫn độ của Canada sẽ xuất hiện trong trường hợp giữa các quốc gia yêu cầu và Canada có thoả thuận dẫn độ được ghi nhận trong các điều ước quốc tế đa phương hoặc song phương hoặc trong từng trường hợp cụ thể có thoả thuận về dẫn độ.
2/ Về đối tượng dẫn độ: Đối tượng dẫn độ là những tội phạm mà cá nhân tiến hành được quy định trong pháp luật của cả hai quốc gia, với mức hình phạt tù từ 2 năm trở lên hoặc một hình phạt nặng hơn, tối thiểu là 6 tháng đối với việc dẫn độ để thi hành hình phạt tù.
3/ Về thẩm quyền dẫn độ: Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Toà án sẽ là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xem xét và quyết định việc thực hiện các yêu cầu về dẫn độ.
4/ Về căn cứ từ chối dẫn độ: Đạo luật đưa ra 5 trường hợp mà Canada sẽ từ chối dẫn độ tội phạm.
5/ Về quy trình dẫn độ: Hoạt động dẫn độ được quy định trong Đạo luật dẫn độ của Canada được thực hiện qua hai giai đoạn là: Bộ trưởng Tư pháp sau đó đến Toà án.
Về nguyên tắc chung, pháp luật quốc tế đều từ chối không dẫn độ trong các trường hợp: Nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình, Nguyên tắc không dẫn độ tội phạm chính trị, Nguyên tắc định danh kép, Không dẫn độ nếu cá nhân bị dẫn độ sẽ bị kết án đối với tội phạm khác, Không dẫn độ trong trường hợp cá nhân sẽ bị kết án tử hình, Một số trường hợp khác như: thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đã chấm dứt, hành vi phạm tội được ghi nhận trong đề nghị dẫn độ thuộc sự điều chỉnh đặc biệt của quốc gia được yêu cầu, cân nhắc các vấn đề nhân đạo đối với cá nhân bị dẫn độ…
Nếu Trịnh Xuân Thanh Trốn Sang Đức, Canada Thì Có Bắt Được Không?
Trả lời câu hỏi giả sử Trịnh Xuân Thanh trốn sang Canada hoặc một vài quốc gia khác không tham gia ký kết hiệp ước dẫn độ thì có thể truy bắt được không, Thiếu tướng Trần Thế Quân cho biết việc bắt giữ sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều song không hẳn là bế tắc. Trong trường hợp đó, sẽ có thể vận dụng quan hệ ngoại giao giữa hai nước, bàn bạc, thương lượng cụ thể. “Dĩ nhiên, sẽ khó khăn hơn rất nhiều vì trong thực tế, nhiều quốc gia cũng không dễ dàng dẫn độ được tội phạm từ Canada về nước”- Thiếu tướng Quân nói.
Trong khi đó, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh, Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng giả sử trong trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh bị Interpol (Cảnh sát Hình sự quốc tế) bắt giữ theo yêu cầu của Việt Nam tại Đức thì việc dẫn độ được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận ngoại giao, Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng 2003 vì hiện giữa Việt Nam và Đức chưa có Hiệp định về dẫn độ và Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự. Trình tự thủ tục dẫn độ ông Trịnh Xuân Thanh được áp dụng theo Luật dẫn độ của Nhà nước Đức trên cơ sở đề nghị của Chính phủ Việt Nam. Về nguyên tắc chung trong việc dẫn độ tội phạm theo luật pháp quốc tế sẽ không dẫn tới việc kết án tử hình người bị dẫn độ về quốc gia bị xét xử.
Luật sư Nguyễn Anh Thơm cho biết sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an ra quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh, nếu có căn cứ xác định ông Thanh đã bỏ trốn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam thì sẽ gửi Lệnh truy nã này đến Văn phòng Interpol Việt Nam (C55) trực thuộc Tổng cục Cảnh sát.
Văn phòng Interpol Việt Nam sẽ đề nghị Ban Tổng thư ký tổ chức Interpol ra quyết định truy nã quốc tế ông Trịnh Xuân Thanh. Theo các nguyên tắc hoạt động của Interpol, dẫn độ tội phạm được thực hiện theo các Điều ước quốc tế đa phương hoặc song phương nhưng trình tự, thủ tục dẫn độ tội phạm lại tuân theo quy định của pháp luật quốc gia được yêu cầu dẫn độ và pháp luật quốc gia yêu cầu dẫn độ.
Nếu ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt giữ theo Lệnh truy nã quốc tế của Interopl Việt Nam tại một quốc gia trên Thế giới thì sẽ phải được thực hiện việc dẫn độ theo qui định của pháp luật nước sở tại trên cơ sở yêu cầu dẫn độ của Bộ Công an Việt Nam.
Trên cơ sở yêu cầu dẫn độ của Công an Việt Nam, quốc gia bắt giữ ông Trịnh Xuân Thanh sẽ đưa ra xem xét yêu cầu dẫn độ bằng một phiên tòa hình sự hoặc một phiên họp theo qui định của pháp luật quốc gia. Tòa án quốc gia nơi bắt giữ ông Trịnh Xuân Thanh sẽ là Cơ quan ra Quyết định về việc dẫn độ về Việt Nam.
Ngày 16-9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can số 363/C46(P12) đối với Trịnh Xuân Thanh về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 165 Bộ luật hình sự. Đồng thời, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Lệnh bắt tạm giam và Lệnh khám xét đối với Trịnh Xuân Thanh. Sau khi xác định bị can Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn; căn cứ các điều 34, 82, 161, 169, 187, 256 và 260 Bộ luật Tố tụng Hình sự Nước CHXHCN Việt Nam, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an ra quyết định số 19/C46-P12 truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh. theo Người lao động
Vụ Án Trịnh Xuân Thanh Và Việc Dẫn Độ Quốc Tế
(2) Các điều ước quốc tế song phương và đa phương về tương trợ tư pháp (HĐTTTP) về hình sự và dẫn độ. Loại ĐƯQT này cũng được ký kết khá nhiều như HĐTTTP về hình sự và dẫn độ giữa Vương quốc Bỉ và Cộng hòa Liên bang Đức năm 1958; HĐTTTP về hình sự và dẫn độ giữa Vương quốc Bỉ và Ma Rốc năm 1959; Hiệp ước đa phương về TTTP và dẫn độ giữa Vương quốc Bỉ, Vương quốc Hà Lan và Luxembourg năm 1962 (Hiệp ước Benelux 1962)…
(3) Các điều ước quốc tế song phương về tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề về dân sự và hình sự có nội dung dẫn độ như: HĐTTTP giữa Việt Nam với CHDC Đức năm 1980 (đã hết hiệu lực), Liên Xô năm 1981 (đã hết hiệu lực), Tiệp Khắc năm 1982 (Séc và Slovakia kế thừa), Cu Ba năm 1984, Hunggari năm 1985, Bungari năm 1986, Ba Lan năm 1993, Lào năm 1998, Liên bang Nga năm 1998, Ucraina năm 2000, Belarusia năm 2000, Mông Cổ năm 2000, CHDCND Triều Tiên năm 2002.
(4) Các điều ước quốc tế về đấu tranh phòng, chống tội phạm có quy định nội dung dẫn độ như: 03 Công ước về kiểm soát ma túy (1961, 1971, 1988); 03 Công ước về đấu tranh phòng, chống khủng bố hàng không quốc tế (Công ước Tokyo 1963, Công ước La Haye 1970, Công ước Montréal 1971; Công ước của Châu Âu về trừng trị khủng bố năm 1977; Công ước của ASEAN về chống khủng bố năm 2007…
Tuy nhiên, các nước cũng có thể hợp tác dẫn độ cho nhau bằng cách vận dụng nguyên tắc “có đi có lại” trong trường hợp hai nước không có cơ sở pháp lý quốc tế để dẫn độ.
Để thực hiện việc dẫn độ cho nước ngoài, các nước thường ban hành Luật Dẫn độ như Bỉ, Pháp, Thái Lan, Nhật Bản, Israel, Thụy Điển, Irlande, Shíp, Phần Lan, Na Uy, Tây Ban Nha, Canada, Úc, Liên Hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len, Singapo, Philippines, Malaysia, Trung Quốc…) hoặc quy định việc dẫn độ trong Luật Tố tụng hình sự như Liên Bang Nga, Italia, Cộng hòa Séc, Bungari, Lào…, hoặc quy định định việc dẫn độ Luật Tương trợ tư pháp như Thụy Sỹ, Hunggari, Liên bang Đức… Ở Việt Nam, dẫn độ được quy định trong BLTTHS (năm 2003, năm 2023) và Luật Tương trợ tư pháp năm 2007. Pháp luật quốc gia về dẫn độ sẽ quy định cụ thể, chi tiết trình tự, thủ tục, thẩm quyền và cơ chế phối hợp thực hiện việc dẫn độ cho nước ngoài.
Về thủ tục, việc dẫn độ sẽ được thực hiện theo quy trình trình gồm 3 bước.
Bước 1: Xây dựng và chuyển giao văn bản, hồ sơ yêu cầu dẫn độ. Căn cứ ĐƯQT và pháp luật quốc gia về dẫn độ, cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu sẽ chuyển giao văn bản, hồ sơ yêu cầu dẫn độ cho nước được yêu cầu. Căn cứ vào văn bản, hồ sơ yêu cầu dẫn độ của nước yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu sẽ thực hiện các thủ tục pháp lý để dẫn độ theo quy định của ĐƯQT và pháp luật quốc gia. Trong trường hợp khẩn cấp, nước yêu cầu cũng có thể yêu cầu nước được yêu cầu bắt khẩn cấp người bị yêu cầu dẫn độ trước khi chuyển giao văn bản, hồ sơ yêu cầu dẫn độ chính thức.
Văn bản yêu cầu dẫn độ phải bao gồm các thông tin cụ thể về ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản; lý do yêu cầu dẫn độ; tên, địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu dẫn độ; tên, địa chỉ của cơ quan được yêu cầu dẫn độ; họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nơi cư trú và các thông tin cần thiết khác về người bị yêu cầu dẫn độ và các tài liệu khác như văn bản tóm tắt vụ án; văn bản quy định về các yếu tố cấu thành tội phạm, hình phạt, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt đối với tội phạm đó.
Nếu yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải kèm theo bản sao lệnh bắt hoặc giam giữ của cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu dẫn độ; văn bản xác nhận người bị dẫn độ là người được nêu trong lệnh bắt hay giam giữ; văn bản về cấu thành tội phạm bị yêu cầu dẫn độ. Nếu yêu cầu dẫn độ để thi hành án phải kèm theo bản sao bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử; văn bản xác nhận người bị yêu cầu dẫn độ chính là người đã bị kết án. Hồ sơ, văn bản yêu cầu dẫn độ phải được dịch ra ngôn ngữ của nước được yêu cầu hoặc ngôn ngữ khác được nước đó chấp nhận.
Các ĐƯQT và pháp luật quốc gia về dẫn độ thường quy định việc chuyển giao, tiếp nhận văn bản, hồ sơ yêu cầu dẫn độ sẽ được thực hiện bởi các cơ quan trung ương của hai bên như Bộ Công an (Việt Nam); Bộ Tư Pháp (Cộng hòa Séc, Xlovakia, Cu Ba, Hunggari, Ba Lan, Mông Cổ, Liên bang Nga… ); Viện Kiểm sát trung ương (Bungari, Triều Tiên), hoặc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (Lào).
Nếu Bạn Trúng Jackpot, Vietlott Sẽ Trả Thưởng Như Thế Nào?
Trúng Jackpot của các sản phẩm xổ số tự chọn của Vietlott là mơ ước của rất nhiều người. Do đặc thù Jackpot có khởi điểm tính bằng tiền tỉ và được cộng dồn sau mỗi kỳ quay vô chủ nên giải thưởng dành cho người may mắn luôn là một tài sản khổng lồ. Kỷ lục đã ghi tên ông Q. ở Hà Nội với 303.899.669.850 đồng vào ngày 5-5 cách đây hai năm. Sau giải “khủng” này đã có thêm hàng chục Jackpot tìm được chủ nhân.
Giờ đây, Jackpot 1 của sản phẩm Power 6/55 tăng lên hơn 183 tỉ đồng một lần nữa tạo nên giá trị cao nhất trong vòng hai năm qua với số lượng kỳ quay dài nhất trong lịch sử Vietlott. Ngoài ra, Jackpot của Mega 6/45 cũng vượt 25 tỉ đồng.
Thực tế rất nhiều người đang “săn” các Jackpot lên tới hàng trăm tỉ nói trên. Trong những buổi chuyện trò, cà phê góc phố, không ít người chơi đã nghĩ về khoảnh khắc trúng giải và cách sử dụng số tiền “trên trời rơi xuống” nếu may mắn trúng thưởng. Vậy nếu bạn trúng Jackpot, Vietlott sẽ trao giải như thế nào?
Ảnh chụp từ website Vietlott ngày 9-5-2023 vừa qua
Trước khi liên hệ với Vietlott để yêu cầu trả thưởng, việc đầu tiên người trúng Jackpot phải ghi nhớ là giữ tấm vé thật kỹ, không để bị rách hay nhàu nát. Tất nhiên, chủ nhân tấm vé cũng phải lấy lại bình tĩnh nếu chẳng may vui đến phát sốc tại thời điểm dò số.
Khi đã đảm bảo đầy đủ mọi thứ kèm giấy tờ tùy thân, người chơi liên hệ với chi nhánh Vietlott tại Hải Phòng, Hà Nội, Khánh Hòa, Đắk Lắk, chúng tôi hoặc Cần Thơ tùy khu vực sinh sống, hoặc liên hệ điểm bán hàng nhờ hỗ trợ. Lưu ý, thời gian lĩnh thưởng của vé là 60 ngày kể từ ngày Vietlott công bố kết quả.
Chị Đỗ Thúy Ngọc Trinh (chủ cửa hàng Vietlott trên đường Lê Thánh Tông, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) là người từng thông báo và hướng dẫn khách hàng nhận Jackpot.
Chị chia sẻ vào tối 18-3, chị biết rõ người chơi may mắn trúng Jackpot hơn 62,6 tỉ đồng vì đây là khách quen của điểm bán.
“Tôi biết nhưng vẫn giữ bí mật với mọi người để bảo vệ danh tính của người trúng giải. Sáng hôm sau khách tới nhưng chưa biết mình trúng giải, tôi phải giải thích cho khách tường tận rồi bảo về nhà đi đã, đủ bình tĩnh thì lên đây chúng tôi hỗ trợ làm thủ tục nhận giải”, chị Trinh nhớ lại và cho biết trước đó điểm bán hàng này cũng đã hỗ trợ một khách hàng trúng Jackpot 28,8 tỉ đồng.
Về việc bảo mật thông tin cá nhân, người trúng giải có quyền yêu cầu giữ bí mật về thông tin trúng thưởng và các thông tin nhận thưởng theo quy định tại điểm C, khoản 2, Điều 5 Nghị định số 30/2007 của Chính phủ. Tất nhiên, đeo mặt nạ cũng là một giải pháp bảo mật hình ảnh tùy ý khách hàng.
Chứng từ nộp thuế thu nhập cá nhân của người chơi trúng Jackpot Mega 6/45 trị giá hơn 62 tỉ đồng tại Đắk Lắk
Sau đó, khi khách hàng đã đeo mặt nạ nhận giải, các khách mời mới được phép chụp ảnh. Thông thường với các giải “khủng” như Jackpot vừa vượt 183 tỉ đồng, các cơ quan báo chí cũng sẽ rất quan tâm và tham gia phỏng vấn, tác nghiệp người trúng giải lúc còn đeo mặt nạ.
Thực tế cho thấy có nhiều người tỏ ra khá bối rối trong lễ nhận giải, đặc biệt là vào khoảnh khắc nhận tiền trúng xổ số. Song đừng lo, những buổi lễ trao giải thường diễn ra rất nhanh, chỉ khoảng 30 phút. Sau khi đại diện Vietlott công bố và thực hiện các thủ tục cần thiết, tiền thưởng sẽ ngay lập tức được trao cho người trúng giải qua hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt tùy theo lựa chọn của khách hàng.
Số tiền thực nhận là đã trừ thuế thu nhập cá nhân (10% phần vượt 10 triệu đồng) – phần này được chuyển vào ngân sách nhà nước ngay tại buổi lễ với biên lai, giấy tờ công khai trước toàn bộ khách mời.
Khi đã chính thức cầm tiền trong tay, người trúng giải có toàn quyền quyết định việc sử dụng số tiền này cho các hoạt động từ thiện, gửi tiết kiệm, kinh doanh hay mua sắm bất kỳ. Với nhiều người, đó như là một giấc mơ – giấc mơ có thật.
Trốn Truy Nã Ở Nước Ngoài, Nếu Bắt Được Dẫn Độ Về Việt Nam Ra Sao?
Theo số liệu của Bộ Công an, tính đến tháng 5-2023, Việt Nam có hơn 1.200 người phạm tội bỏ trốn ra nước ngoài, trong đó có 235 người đã bị Interpol ra lệnh truy nã đỏ, nhiều nghi can phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Gần đây nhất, cựu thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa bị khởi tố về hành vi vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Trước đó, sau khi bị cách chức, bà Thoa đã ra nước ngoài.
Theo nguồn tin Tuổi Trẻ Online, khi cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố, bà Thoa không có mặt tại Việt Nam.
Hiện cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định truy nã bị can, tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra bị can đối với bà Thoa, chờ bắt được sẽ xử lý theo quy định.
Còn nhiều bất cập trong việc dẫn độ
Về vấn đề trên, luật sư Diệp Năng Bình, Đoàn luật sư chúng tôi cho biết hiện còn nhiều bất cập trong việc áp dụng luật hiện hành của Việt Nam với việc dẫn độ tội phạm bỏ trốn ra nước ngoài.
“Các trường hợp như Vũ Đình Duy, Trịnh Xuân Thanh hay vụ Vũ “nhôm” trốn hụt và thậm chí là cả giám đốc Nhật Cường Mobile cũng đã biến mất, hay gần đây nhất là cựu thứ trưởng Bộ Công thương… khiến dư luận không thể không lo ngại về tình trạng người phạm tội bỏ trốn ra nước ngoài.
Hầu hết những người phạm tội trốn ra nước ngoài là người có nhiều tiền do tham ô, tham nhũng, hối lộ, lừa đảo và sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn để cả gia đình chạy ra nước ngoài bằng đường hàng không”, luật sư Bình nói.
Điều 124 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2023 cho đến nay cũng đã xuất hiện những lỗ hổng, gây khó khăn cho công tác ngăn chặn tạm hoãn xuất cảnh.
Khoản 1 điều 109 BLTTHS năm 2023 quy định chỉ có người bị buộc tội mới có thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, trong khi đó tại điểm đ khoản 1 điều 4 giải thích: “Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo” mà không có “người bị tố giác”, “kiến nghị khởi tố”, do vậy các quy định về đối tượng áp dụng biện pháp ngăn chặn là chưa thống nhất.
Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá thời hạn xác minh nguồn tin tội phạm theo quy định khoản 3 điều 124 BLTTHS năm 2023 thì mặc nhiên người đó được xuất cảnh sang nước ngoài, trong khi cơ quan giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố vẫn tiếp tục thực hiện các biện pháp điều tra để chứng minh tội phạm và khi đã đủ chứng cứ chứng minh tội phạm thì người phạm tội đã bỏ trốn sang nước ngoài.
Việc này gây khó khăn, tốn kém cho việc điều tra, truy tố, xét xử…, nhất là hiện nay việc thực hiện tương trợ tư pháp hình sự về dẫn độ, ủy thác tư pháp… còn nhiều bất cập.
Cần ban hành luật chuyên biệt về dẫn độ
Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội, cho rằng hiện nay quy định về dẫn độ tội phạm bỏ trốn ra nước ngoài đang gặp nhiều khó khăn.
Luật tương trợ tư pháp 2007 đã dành riêng một chương để quy định về dẫn độ với nhiều quy định chi tiết.
Tuy nhiên, trong luật này, nội dung dẫn độ lại quá mờ nhạt và trên thực tế, nhiều quy định của luật chưa phù hợp với các điều ước quốc tế đa phương và song phương có quy định về dẫn độ mà Việt Nam là thành viên; chưa phù hợp với thông lệ pháp lý quốc tế cũng như thực tiễn xử lý các vụ việc dẫn độ của Việt Nam.
Nhiều trường hợp chưa được quy định trong luật dẫn đến việc cơ quan có thẩm quyền khó khăn, lúng túng trong xử lý.
Ngoài ra, một số tội danh trong Bộ luật hình sự Việt Nam lại không có trong quy định pháp luật hình sự một số nước trên thế giới, do vậy việc chúng ta yêu cầu dẫn độ đối với tội phạm là rất khó khăn đối với những nước được yêu cầu mà không có thiện chí.
Theo luật sư Cường, luật tương trợ tư pháp 2007 không còn đáp ứng được yêu cầu về phòng chống tội phạm và dẫn độ trong bối cảnh hội nhập diễn biến phức tạp.
Luật sư Cường cho rằng thực tiễn về tình hình dẫn độ tội phạm trong thời gian qua đặt ra yêu cầu phải cụ thể hóa quy định về dẫn độ, cụ thể là phải có khung pháp lý và quy định rõ ràng về dẫn độ.
“Để ngăn chặn tình trạng tội phạm bỏ trốn ra nước ngoài và tạo thuận lợi trong việc dẫn độ, cần nghiên cứu ban hành đạo luật chuyên biệt về dẫn độ v ới điều kiện phải bảo đảm các yêu cầu về chính trị, ngoại giao, pháp luật”.
Hiện nay, việc dẫn độ được quy định tại chương 4 Luật tương trợ tư pháp 2007. Theo đó, dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.
Các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài dẫn độ cho Việt Nam người có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án.
Yêu cầu dẫn độ được gửi thông qua đường ngoại giao. Văn bản yêu cầu dẫn độ phải kèm theo các tài liệu mô tả chi tiết về người bị yêu cầu dẫn độ, bao gồm các thông tin để xác định đặc điểm nhận dạng, quốc tịch và nơi cư trú của người đó…
Văn phòng Interpol Việt Nam là một thành phần của Interpol quốc tế sẽ có văn bản thông báo về việc truy nã quốc tế này để truy tìm đối tượng ở các nước.
Độ Xe Như Thế Nào Sẽ Không Bị Phạt Theo Quy Định Của Pháp Luật?
Độ xe như thế nào sẽ không bị phạt theo quy định của pháp luật?
Việc độ xe không được khuyến khích tại Việt Nam , cá nhân hoặc tổ chức sở hữu phương tiện sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật nếu tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.
Hỏi
: Tôi mới mua chiếc xe mô tô hiệu exciter của yamaha. Bây giờ tôi muốn độ lại xe thì phải làm thế nào để không bị xử phạt? Đề nghị Luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề này. Tôi cảm ơn (Anh Dũng – Quảng Ninh)
Bài tư vấn pháp luật Hành chính được thực hiện bởi: Luật gia Nguyễn Văn Hoàng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7):
1900 6198
Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Thay đổi kết cấu xe dẫn đến nguy hiểm an toàn giao thông như: gắn đèn gây chói mắt, thay đổi khung sườn, phuộc nhúng, công suất sẽ dẫn đến thay đổi tốc độ xe, tiếng pô xe sẽ bị xử phạt .
Thông thường, các nhà sản xuất đã tính toán và thử nghiệm cẩn thận trước khi tung ra một sản phẩm mới. Chúng phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và mục đích sử dụng. Việc tự ý độ xe không tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất như làm thay đổi cấu tạo, hình dáng…có thể dễ gây tai nạn giao thông.
Các trường hợp độ xe không theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật gây nguy hiểm, làm mất an toàn giao thông đều bị xử phạt theo Nghị định số 46/2023/NĐ-CP .
Tại Việt Nam, việc thay thế một số phụ kiện bên ngoài không ảnh hưởng đến an toàn vẫn không bị cấm. Tuy nhiên, pháp luật không cho phép tự ý đổi kết cấu, tổng thành, cấu tạo của xe.Ví dụnhư làm lại hơi để tăng công suất động cơ, thay đèn, thay lốp, vành xe, màu sơn… không đúng chuẩn.
Chủ phương tiện sẽ bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng đối với cá nhân và từ 200.000 – 400.000 đối với tổ chức nếu tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn không đúng với Giấy đăng ký xe.
Trường hợp tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe thì mức phạt đối với 2 đối tượng kể trên lần tượng là từ 800.000 – 1.000.000 đồng và từ 1.600.000 – 2.000.000 đồng.
Như vậy việc độ xe không được khuyến khích tại Việt Nam, cá nhân hoặc tổ chức sở hữu phương tiện sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Vì vậy nếu anh thay đổi một số phụ kiện bên ngoài của xe mà không thay đổi kết cấu, cấu tạo của xe và vẫn đảm bảo yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo độ an toàn của xe thì anh sẽ không bị xử phạt.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
Trường hợp cần giải thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:
1900 6198
, E-mail:
info@everest.org.vn
.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nếu Bị Bắt Ở Canada, Trịnh Xuân Thanh Sẽ Được Dẫn Độ Như Thế Nào? trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!