Bạn đang xem bài viết Ngân Hàng Nhà Nước Yêu Cầu Chặn Giao Dịch Khống Qua Thẻ Tín Dụng được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành văn bản số 6410/NHNN-TT về việc tăng cường kiểm soát, giám sát hoạt động phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán phải rà soát, kiểm tra lại toàn bộ quy trình, quy định nội bộ, thủ tục, hồ sơ đăng ký phát hành vàsử dụng thẻ ngân hàng, mở và sử dụng tài khoản thanh toán, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.
Cụ thể, đối với thẻ tín dụng, phải có quy định rõ về phạm vi sử dụng thẻ tín dụng theo quy định như thẻ tín dụng chỉ được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ; rút tiền mặt tại POS được lắp đặt tại chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức thanh toán thẻ.
Các tổ chức cung cấp dịch vụ thẻ cũng được yêu cầu triển khai các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn (từ chối giao dịch, từ chối thanh toán thẻ, chấm dứt hợp đồng thanh toán), không cho phép lợi dụng thẻ tín dụng để sử dụng vào các mục đích không đúng quy định như sử dụng hạn mức thẻ tín dụng để chuyển tiền, ghi có vào tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ hoặc thẻ trả trước của khách hàng hoặc bên thứ ba (không phải đơn vị chấp nhận thẻ); rút tiền mặt tại POS của đơn vị chấp nhận thẻ, thanh toán hàng hóa, dịch vụ không đúng quy định pháp luật.
Đối với giao dịch thẻ, tuân thủ và thực hiện nghiêm các quy định pháp luật hiện hành về tăng cường giám sát, kiểm soát hoạt động thẻ ngân hàng.
Tổ chức thanh toán thẻ cũng được yêu cầu xây dựng tiêu chí lựa chọn đơn vị chấp nhận thẻ. Ngoài ra, cần ngăn ngừa trường hợp ngân hàng này ngừng ký hợp đồng do có hành vi vi phạm pháp luật thì chuyển sang ký hợp đồng với ngân hàng khác.
Đối với tổ chức thẻ quốc tế, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tăng cường công tác trao đổi, chia sẻ thông tin và cảnh báo đến các tổ chức thanh toán thẻ danh sách các đơn vị có dấu hiệu thanh toán khống, thực hiện các giao dịch thẻ không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Rút Tiền Từ Thẻ Tín Dụng Qua Máy Pos: Giao Dịch Không Được Pháp Luật Thừa Nhận
(thitruongtaichinhtiente.vn) – Theo quy định của pháp luật, hiện chỉ các máy POS đặt tại ngân hàng hoặc các đơn vị được cấp phép thực hiện rút tiền mặt tại quầy mới được cung ứng tiền mặt cho chủ thẻ. Máy POS được cài đặt và sử dụng tại các đơn vị chấp nhận thẻ (như cửa hàng, công ty, tiệm vàng,…) chỉ có thể sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho chủ thẻ chứ không được rút tiền mặt.
Siết chặt giao dịch thanh toán khống nhằm rút tiền từ thẻ tín dụng
Nhằm kiểm soát, phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi sử dụng thẻ ngân hàng không đúng quy định của pháp luật và kiểm soát các rủi ro, đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thẻ ngân hàng, ngày 7/1, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản số 166/NHNN-TT yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tăng cường giám sát, kiểm soát hoạt động thẻ ngân hàng.
Cụ thể văn bản yêu cầu các ngân hàng có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc đơn vị chấp nhận thẻ thông đồng với chủ thẻ thực hiện giao dịch thanh toán khống nhằm rút tiền từ thẻ tín dụng (không phát sinh việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ); quy định cụ thể nội dung này trong Hợp đồng thanh toán thẻ ký với đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT); có biện pháp giám sát, kiểm tra, quản lý chặt chẽ các ĐVCNT, trường hợp phát hiện ĐVCNT thực hiện giao dịch thanh toán khống cần thực hiện ngay các biện pháp xử lý nghiêm và phản ánh cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.
Cùng với đó, rà soát, kiểm tra lại toàn bộ quy trình nội bộ, thủ tục, hồ sơ đăng ký phát hành và sử dụng thẻ ngân hàng, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể:
Đối với thẻ tín dụng, phải có quy định rõ về việc thẻ tín dụng không được sử dụng để chuyển khoản; không cho phép khách hàng sử dụng hạn mức thẻ tín dụng để nạp tiền, ghi có vào tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ nội địa hoặc thẻ trả trước; có biện pháp kiểm soát, ngăn chặn các hình thức lợi dụng thẻ tín dụng để sử dụng không đúng quy định của pháp luật (như sử dụng thẻ tín dụng để nạp tiền vào Ví điện tử, thanh toán hàng hóa, dịch vụ không đúng quy định của pháp luật).
Đối với thẻ trả trước, tuân thủ và thực hiện nghiêm các quy định pháp luật hiện hành về thẻ trả trước và các chỉ đạo của NHNN.
Mặt khác, thực hiện nghiên cứu, tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ phạm vi sử dụng thẻ, hạn mức giao dịch thẻ (đặc biệt là thẻ ghi nợ quốc tế) ở nước ngoài (bao gồm giao dịch trực tiếp tại nước ngoài hoặc giao dịch trực tuyến trên các website nước ngoài) tuân thủ quy định của pháp luật, cụ thể:
Rà soát, quy định cụ thể phạm vi sử dụng thẻ, hạn mức các giao dịch thẻ (nạp/rút tiền, thanh toán, chuyển khoản, các dịch vụ khác) trong Hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ.
Có biện pháp theo dõi, giám sát, phát hiện việc sử dụng thẻ tại nước ngoài bất hợp pháp, không phù hợp với quy định tại Hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ và các quy định của pháp luật hiện hành; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Trường hợp phát hiện việc sử dụng thẻ ngân hàng tại nước ngoài với giá trị lớn, tần suất giao dịch nhiều, nghi ngờ có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền, thực hiện báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.
Tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin giữa các ngân hàng thành viên thuộc Hiệp hội Ngân hàng để chia sẻ, cập nhật thông tin về những hành vi sử dụng thẻ ngân hàng không đúng quy định pháp luật, các hành vi lợi dụng thẻ ngân hàng khác.
Thực tế vẫn diễn biến phức tạp
Tháng 2/2019, lên mạng Internet, vào google đánh máy cụm từ “rút tiền mặt từ thẻ tín dụng”, kết quả tìm kiếm xuất hiện hàng chục đường dẫn với những lời mời chào hết sức hấp dẫn “Đến với ruttien….com, hotline 0984 392 … bạn có thể: Rút toàn bộ số tiền trong thẻ; Thời gian rút tiền linh hoạt; Phục vụ tận nơi theo địa chỉ bạn yêu cầu; Không bị tính lãi suất đến 45 ngày; Chi phí rẻ nhất thị trường, chỉ từ 1,3%”….
Địa chỉ https://ruttienmat….com/, hotline 094.1156…. có nội dung tương tự còn tăng sức cạnh tranh của mình với mức phí đưa ra chỉ từ 1,1% và cung cấp cả dịch vụ hỗ trợ đáo hạn thẻ tín dụng với lãi suất thấp tránh cho phải chịu lãi cao từ ngân hàng khi chưa có tiền nộp ngay.
Đáng nói, trong phần đối tác và khách hàng nhiều trang còn đăng logo của hàng chục ngân hàng tên tuổi. Trong khi có những trang không ghi địa chỉ cung cấp dịch vụ ngoài số hotline thì có trang lại cung cấp vài ba địa chỉ ở những khu vực khác nhau trong thành phố (độ chính xác của các địa chỉ chưa được kiểm chứng). Chuyên nghiệp hơn, nhiều trang thực hiện các dịch vụ khuyến mãi dành cho khách hàng thân quen, khách hàng có các khoản giao dịch giá trị lớn.
Có thể thấy, dịch vụ rút tiền từ thẻ tín dụng ngày càng “phổ biến” trên mạng internet. Nhiều công ty “ảo” được lập ra chỉ để thực hiện dịch vụ này. Những công ty này có thể giúp chủ thẻ rút toàn bộ hạn mức tín dụng được cấp bằng tiền mặt để dùng vào mục đích khác thay vì mua sắm hàng hóa qua thẻ.
Họ đã làm như thế nào? Rất đơn giản, chỉ với một chiếc thẻ tín dụng và các đơn vị kinh doanh (ĐVCNT) được lắp máy POS “bắt tay” với chủ thẻ là tiền mặt có thể rút từ thẻ tín dụng mọi lúc, mọi nơi. Nếu như rút tiền tại các điểm giao dịch ngân hàng, khách hàng phải chịu mức phí cao lên đến 4% thì dịch vụ rút tiền bằng thẻ tín dụng qua POS không những tính phí thấp hơn nhiều mà còn được tư vấn nhiều “chiêu trò” lách lãi suất ngân hàng.
Các công ty “ảo”, ĐVCNT lợi dụng chính sách thu phí rẻ của ngân hàng với các điểm cung cấp hàng hóa, dịch vụ thiết yếu theo chính sách khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt làm chui dịch vụ này để kiếm thêm thu nhập từ ăn chênh lệch.
Tiềm ẩn nguy cơ và rủi ro cho tất cả các bên
Phải khẳng định rõ việc rút tiền từ thẻ tín dụng qua máy POS tuy trước mắt mang lại thuận lợi cho người sử dụng và chút lợi nhuận cho đơn vị chấp nhận thẻ nhưng lại tiềm ẩn rủi ro rất cao, vì đây là giao dịch vi phạm pháp luật.
Theo phân tích của một cán bộ có nhiều năm đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo về nghiệp vụ thẻ của một ngân hàng lớn, từ góc độ quản lý vĩ mô có thể thấy, giao dịch rút tiền từ thẻ tín dụng qua máy POS là giao dịch thanh toán khống. Doanh số rút tiền bị hiểu nhầm trong hệ thống, dẫn đến sai lệch trong đo lường sức mua người tiêu dùng, làm mất đi mục đích thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, khiến cho bức tranh hoạt động thanh toán của Việt Nam bị sai lệch, méo mó.
Với ngân hàng phát hành thẻ, các ngân hàng đều đã nhận thấy rõ nguy cơ của việc thanh toán khống. Khách hàng rút tiền từ thẻ tín dụng có thể sẽ gây vỡ nợ và rủi ro cho ngân hàng do phát sinh nợ xấu bởi hầu hết thẻ tín dụng được hình thành trên cơ sở tín chấp và có lãi suất cao. Nếu khách hàng cố tình rút toàn bộ tiền mặt qua máy POS để chi tiêu quá mức sau đó không có khả năng thanh toán sẽ khiến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng giảm xuống.
Rủi ro cũng đến với cả ĐVCNT. Trong trường hợp giao dịch không thành công hay các ngân hàng phát hành thẻ phát hiện có nghi vấn, ĐVCNT sẽ không nhận lại được tiền trong khi đã trao tiền cho khách hàng. ĐVCNT còn có khả năng gặp phải thẻ giả của khách hàng hay làm khống hóa đơn… cũng là hành vi gian lận bị pháp luật xử lý.
Với các chủ thẻ đừng vì cái lợi trước mắt mà rước rủi ro cho bản thân. Rủi ro lớn nằm ở nguy cơ bị đánh cắp thông tin thẻ do các điểm chấp nhận rút tiền không ưu tiên bảo mật và có thể bán thông tin của khách để trục lợi. Chưa kể việc rút tiền và chi tiêu quá khả năng chi trả cũng khiến chủ thẻ rơi vào vòng xoáy nợ nần.
Cần một khung pháp lý nghiêm khắc hơn
Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước các ngân hàng phát hành thẻ đã và đang tiếp tục siết chặt cũng như rà soát khách hàng của mình, kiểm soát hoạt động của ĐVCNT.
Một số dấu hiệu bất thường các ngân hàng phát hành thẻ có thể nhận ra tại các điểm chấp nhận thẻ làm dịch vụ này là giao dịch tăng đột biến, bất thường, món giao dịch lớn và chẵn.
Trường hợp phát hiện thực hiện giao dịch thanh toán khống ngân hàng phát hành thẻ sẽ thực hiện ngay các biện pháp xử lý nghiêm như chấm dứt hợp đồng, rút máy POS với ĐVCNT; chấm dứt hợp đồng tín dụng hay khóa thẻ tín dụng của khách hàng và phản ánh cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.
Thẩm Quyền Ký Văn Bản Yêu Cầu Cung Cấp Thông Tin Khách Hàng Của Ngân Hàng Cho Cơ Quan Nhà Nước
Thẩm quyền ký văn bản yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng của ngân hàng cho cơ quan nhà nước được quy định tại Điều 10 Nghị định 117/2018/NĐ-CP về giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, (có hiệu lực từ ngày 01/11/2018), theo đó:
Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng phải do các cá nhân sau đây ký:
1. Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra bộ; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra tỉnh; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra sở; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra huyện; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Trưởng đoàn thanh tra; thành viên đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước khu vực, Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước theo quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước.
3. Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Viện kiểm sát quân sự các cấp theo quy định của pháp luật về kiểm sát nhân dân.
4. Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự Trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực theo quy định của pháp luật về tòa án.
5. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, điều tra viên các cơ quan điều tra trong hệ thống cơ quan điều tra; cấp trưởng, cấp phó các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về cơ quan điều tra hình sự.
6. Cấp trưởng, cấp phó các đơn vị nghiệp vụ trong công an nhân dân, quân đội nhân dân theo thẩm quyền quy định của pháp luật về công an nhân dân, quân đội nhân dân.
7. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các cơ quan thi hành án, chấp hành viên đang tổ chức thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án.
8. Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
9. Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra Tổng cục Thuế; Cục trưởng, Phó cục trưởng Cục Thuế; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Chúc sức khỏe và thành công!
Pháp Luật Về Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng
1.1. Khái niệm hợp đồng tín dụng ngân hàng
Về bản chất, hợp đồng ghi nhận thỏa thuận của hai hay nhiều bên làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Theo đó, hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa Tổ chức tín dụng (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ những điều kiện do luật định (bên vay). Căn cứ vào hợp đồng, tổ chức tín dụng chuyển giao một số tiền cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện hoàn trả cả gốc và lãi.
Hợp đồng tín dụng phải có nội dụng về điều kiện vay, mục đich sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thoả thuận.
Hợp đồng tín dụng ngân hàng có đặc điểm sau:
– Hợp đồng tín dụng ngân hàng luôn luôn được lập thành văn bản. Hợp đồng tín dụng ngân hàng đa phần là hợp đồng theo mẫu. Tên gọi có thể là: Hợp đồng tín dụng; Hợp đồng vay; Khế ước vay vốn; hoặc phụ thuộc vào thời hạn vay, mục đích vay, hợp đồng có thể có thêm các cụm từ: “ngắn hạn”; “trung hạn”; “dài hạn”; “đồng Việt Nam”; “ngoại tệ”; “tiêu dùng”; “đầu tư”…
-Hợp đồng tín dụng ngân hàng có đối tượng là những khoản vốn được thể hiện dưới hình thức tiền tệ.
-Hợp đồng tín dụng ngân hàng là hợp đồng song vụ. Hợp đồng tín dụng có thể được công chứng, chứng thực phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.
2 Chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng tín dụng:
Quan hệ pháp luật tín dụng ngân hàng là quan hệ tài sản – hàng hóa phát sinh trong quá trình sử dụng vốn tạm thời giữa tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân theo nguyên tắc có hoàn trả, dựa trên cơ sở tín nhiệm hoặc có sự bảo đảm, được các qui phạm pháp luật điều chỉnh. Tham gia quan hệ này có it nhất gồm hai chủ thể: là bên cho vay và bên đi vay.
–Bên cho vay:
*Luôn là tổ chức tín dụng. Có thể là ngân hàng có thể là tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
*Có thể là một hoặc nhiều tổ chức tín dụng (trường hợp cho vay hợp vốn) thỏa mãn điều kiện:
+ Có chức năng hoạt động, kinh doanh tín dụng
– Bên đi vay (Khách hàng). Bao gồm:
+Nhóm khách hàng thứ nhất: Các pháp nhân:
*doanh nghiệp nhà nước,
*hợp tác xã
*công ty trách nhiệm hữu hạn, (01 thành viên; từ 02-50 thành viên)
*công ty cổ phần,
*Công ty hợp danh
*doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và
*các tổ chức khác
+Nhóm khách hàng thứ hai:
+Nhóm khách hàng thứ ba: Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài.
Điều kiện về năng lực chủ thể. a) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam:
– Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự;
– Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
– Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
– Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
– Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
b) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài:
– Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.
Điều kiện vềmục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
-Sử dụng vốn vay vào những lĩnh vực pháp luật không cấm.
-Sử dụng vốn để kinh doanh, bên đi vay phải có đăng ký kinh doanh, sử dụng vốn kinh doanh đúng lĩnh vực, ngành nghề đăng ký.
Điều kiện về khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
-Trong trường hợp sử dụng vốn đầu tư vào các họat động kinh doanh có điều kiện phải thỏa mãn các điều kiện luật định.
Các điều kiện khác:
-Cơ sở xác định khả năng tài chính: báo cáo tài chính có kiểm toán, vốn tự có…
-Trách nhiệm cung cấp các thông tin về tình hình và năng lực tài chính.
Các lưu ý: Tổ chức tín dụng không được cho vay các nhu cầu vốn sau đây:
-Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
-Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
– Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi;
Tổ chức tín dụng cần tuân thủ quy định về giới hạn cho vay
-Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm;
-Để đáp ứng các nhu cầu cho các giao dịch mà pháp luật cấm.
-Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của chính tổ chức tín dụng đó, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân.
-Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có cuả tổ chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Những trường hợp không được cho vay
– Trong trường hợp đặc biệt, tổ chức tín dụng chỉ được cho vay vượt quá mức giới hạn cho vay quy định khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép đối với từng trường hợp cụ thể.
-Việc xác định vốn tự có của các tổ chức tín dụng để làm căn cứ tính toán giới hạn cho vay thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
– Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với khách hàng trong các trường hợp sau đây:
+Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc(Giám đốc), Phó Tổng giám đốc), (phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng;
+ Cán bộ, nhân viên của chính tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay;
Những trường hợp hạn chế cho vay
+ Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc).
Tuy nhiên, các quy định trên không áp dụng đối với các tổ chức tín dụng hợp tác. Điều này xuất phát từ bản chất của tổ chức tín dụng hợp tác.
Tổ chức tín dụng không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay đối với những đôi tượng sau đây:
– Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại tổ chức tín dụng cho vay; Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại tổ chức tín dụng cho vay; Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng cho vay;
3. Thủ tục, trình tự ký kết hợp đồng tín dụng ngân hàng * Hồ sơ vay vốn
-Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng;
– Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật Các tổ chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.
– Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho tổ chức tín dụng giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn.
-Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng
-Dưới góc độ pháp lý, Giấy đề nghị vay vốn là “đề nghị ký kết hợp đồng”.
*Thẩm định hồ sơ vay vốn :
Đây là một giai đoạn mang tính nghiệp vụ và rất quan trọng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. Thông thường mỗi Tổ chức tín dụng tuỳ theo cơ cấu tổ chức và phân định chức năng thẩm định dự án.
Công việc thẩm định bao gồm :
– Khả năng tài chính
– Tính khả thi của dự án
-Uy tín của khách hàng
*Quyết định cho vay:
– Biện pháp bảo đảm tín dụng
Trong trường hợp cần thiết Tổ chức tín dụng có thể thành lập hội đồng thẩm định hoặc thuê, trưng cầu các cơ quan chuyên môn để thẩm định.
*Ký kết hợp đồng tín dụng.
Trên cơ sở kết luận về khả năng tài chính; tính khả thi của dự án đầu tư, mục đích tiêu dùng, sinh họat…cá nhân có thẩm quyền (Trường phòng Tín dụng; phó giám đốc; giám đốc chi nhánh…) quyết định cho vay
Tổ chức tín dụng quy định cụ thể và niêm yết công khai thời hạn tối đa phải thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn và thông tin cần thiết của khách hàng. Trường hợp quyết định không cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay.
4. Nội dung hợp đồng tín dụng[1]
-Hợp đồng tín dụng đa số là được ký trực tiếp hoặc.
*trực tiếp: các bên ký kết và ràng buộc các bên phải cử người thanm gia đàm phán
*Gián tiếp dưới sự hỗ trợ của Internet; Fax; telex…và các phương tiện khác.
Hợp đồng tín dụng phải đảm bảo các nội dụng về:
– Điều khoản về điều kiện vay vốn
– Điều khoản về đối tượng hợp đồng, số tiền vay;
– Điều khoản về phương thức cho vay,
– Điều khoản về thời hạn sử dụng vốn vay.
– Điều khoản về lãi suất
– Điều khoản về mục đích sử dụng vốn vay
– Điều khoản về phương thức thanh toán tiền vay vốn và lãi
*Một số điều khoản cần lưu ý:
– Điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng
Nếu hợp đồng tín dụng được ký kết có điều kiện bảo đảm bằng tài sản như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh các bên có thể thỏa thuận một điều khoản riêng rẽ nằm trong hợp đồng tín dụng hoặc có thể lập một hợp đồng riêng biệt.
Theo qui định pháp luật, Tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng để thoả thuận về thời hạn cho vay.
Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam; Đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam.
Cách thức thể hiện kỳ hạn vay trên hợp đồng:
-“Thời hạn vay là ….. Tháng, kể từ ngày bên vay nhận tiền lần đầu”.
-“Thời hạn vay là …. Tháng, kể từ ngày… tháng… năm… đến ngày… Tháng…năm…”.
-“Bên vay phải trả hết nợ trong thời gian … Tháng (ngày), kể từ ngày nhận vốn vay.”
-“Thời hạn vay là … Tháng. Hạn trả cuối cùng là ngày…. Tháng…. Năm…”.
-“Thời hạn vay là … Tháng, kể từ ngày Hợp đồng này có hiệu lực” (áp dụng cho trường hợp cho vay từng lần).
-Thời hạn cho vay là…tháng, kể từ ngày rút vốn đến ngày trả xong nợ tính cho từng lần rút vốn (theo giấy nhận nợ).
Lãi suất tín dụng là khoản tiền thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiền vay mà người đi vay phải trả cho người cho vay trong thời gian một tháng, một năm
– Mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
– Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng ấn định và thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.
-Trường hợp khách hàng không trả được nợ gốc đúng kỳ hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị thì tổ chức tín dụng xem xét cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.
– Trường hợp khách hàng không trả nợ hết nợ gốc trong thời hạn cho vay và có văn bản đề nghị gia hạn nợ, thì tổ chức tín dụng xem xét gia hạn nợ.
-Thời hạn gia hạn nợ :
+đối với cho vay ngắn hạn tối đa bằng 12 tháng,
+ đối với cho vay trung hạn và dài hạn tối đa bằng 1/2 thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
+Trường hợp khách hàng đề nghị gia hạn nợ quá các thời hạn này do nguyên nhân khách quan và tạo điều kiện cho khách hàng có khả năng trả nợ, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng xem xét quyết định và báo cáo ngay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau khi thực hiện.
-Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi, gia hạn trả nợ lãi:
+ Trường hợp khách hàng không trả nợ lãi đúng kỳ hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi, thì tổ chức tín dụng xem xét quyết định điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi.
+Trường hợp khách hàng không trả hết nợ lãi trong thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị gia hạn nợ lãi, thì tổ chức tín dụng xem xét quyết định thời hạn gia hạn nợ lãi.
+Thời hạn gia hạn nợ lãi áp dụng theo thời hạn gia hạn nợ gốc
-Điều khoản về kỳ hạn trả nợ.
+Nợ gốc: trả khi đến hạn hoặc trả khi kết thúc kỳ hạn gia hạn (nếu có). Nếu không trả nợ, ngân hàng tự động chuyển sang nợ quá hạn. Một số ngân hàng chuyển sang nợ quá hạn toàn bộ dư nợ gốc thực tế theo hợp đồng nhưng chỉ tính lãi suất quá hạn đối với phần dư nợ gốc quá hạn
+Đối với việc quá hạn trả lãi: các bên có thể thỏa thuận áp dụng hình thức phạt chậm trả tính theo ngày hoặc lãi suất phạt đối với khoản lãi chậm trả.
Tổ chức tín dụng thoả thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phương thức cho vay, việc lựa chọn phương thức phải được thể hiện trong hợp đồng;
– Cho vay từng lần; Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
– Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất đình.
– Cho vay theo dự án đầu tư Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.
– Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác.
– Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
– Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.
– Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng.
– Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
*Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của khách hàng.
– Khách hàng vay có quyền:
+ Từ chối các yêu cầu của tổ chức tín dụng không đúng với các thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;
+ Khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng theo quy định của pháp luật;
-Khách hàng vay có nghĩa vụ:
+Sử dụng vốn vay đúng mục đích, thực hiện đúng các nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và các cam kết khác;
+ Trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thoả thuận về việc trả nợ vay và thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm nợ vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.
-Tổ chức tín dụng có quyền:
+ Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi, khả năng tài chính của mình và của người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay;
+ Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vay vốn, dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của Pháp luật hoặc tổ chức tín dụng không có đủ nguồn vốn để cho vay.
+ Kiểm tra, giám sát quả trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;
+ Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng;
+Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc người bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
+ Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ, nếu các bên không có thoả thuận khác, tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm vốn vay theo sự thoả thuận trong hợp đồng để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với trường hợp khách hàng được bảo lãnh vay vốn;
+ Miễn, giảm lãi vốn vay, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ; mua bán nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thực hiện việc đảo nợ, khoanh nợ, xoá nợ theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
-Tổ chức tín dụng có nghĩa vụ:
+ Thực hiện đúng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;
+ Lưu giữ hồ sơ tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật.
luật về hợp đồng tín dụng
pháp luật về hợp đồng tín dụng
to chuc tin dung ky truoc vao hop dong cong chung
đối tượng của hợp đồng tín dụng
,
Cập nhật thông tin chi tiết về Ngân Hàng Nhà Nước Yêu Cầu Chặn Giao Dịch Khống Qua Thẻ Tín Dụng trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!