Xu Hướng 3/2023 # Nghệ Thuật Và Nội Dung Truyện Cổ Tích Tấm Cám # Top 10 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Nghệ Thuật Và Nội Dung Truyện Cổ Tích Tấm Cám # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Nghệ Thuật Và Nội Dung Truyện Cổ Tích Tấm Cám được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

HƯỚNG DẪN

I. NGHỆ THUẬT

1. Vai trò và ý nghĩa của yếu tố kì ảo trong diễn biến truyện

Trong quá trình chuyển biến của thái độ, sự phản kháng của Tấm đôì với hành vi tàn ác của mẹ con Cám, cũng là quá trình đấu tranh của cái thiện với cái ác, yếu tố kì ảo có một vai trò quan trọng, thể hiện khát vọng, ước mơ, quan niệm của nhân dân. Nếu như ở phần đầu của truyện, mỗi lần Tấm gặp khó khăn, Bụt đều hiện lên để ban tặng cho những vật thần kì, thì đến phần sau câu chuyện, ta không còn thấy Tấm khóc, cũng không thấy Bụt hiện ra nữa, mặc dù càng về sau thì sự nguy khó, gian nan mà Tấm gặp phải càng cao. Tính chất của yếu tố kì ảo ở phần sau không giông như ở phần đầu truyện, dù nó vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định số phận, quá trình hóa thân của Tấm, nhưng rõ ràng là tác giả dân gian đã gửi gắm vào nhân vật Tấm ý thức chủ động trong việc giành và giữ gìn hạnh phúc cho mình: Chim vàng anh, xoan đào, quả thị, rồi Tấm trở về và trừng trị mẹ con Cám. Ớ giai đoạn này, cái thiện đã trực diện đấu tranh, quyết giành lấy sự sống trước cái ác.

2. Xu hướng phát triển của hai tuyến nhân vật

– Mẹ con Cám: càng ngày càng tỏ ra độc ác hơn, tàn nhẫn hơn.

– Nhân vật Tấm: Từ những hành động và phản ứng yếu ớt, cô đã trở nên quyết liệt và chủ động hơn để đòi lại hạnh phúc đích thực của mình.

3. Đặc điểm của loại truyện cổ tích thần kì thể hiện qua truyện Tấm Cám

Truyện Tấm Cám thể hiện rõ đặc điểm của thể loại truyện cổ tích thần kì. Đó là sự xuất hiện của yếu tố kì ảo và vai trò của nó đối với diễn biến, kết thúc câu chuyện. Có thể liệt kê ra các yếu tố kì ảo trong truyện Tấm Cám: Bụt, con gà con biết nói tiếng người, đàn chim sẻ, sự hóa thân của Tấm thành chim vàng anh, xoan đào, quả thị rồi trở lại làm người, con quạ biết nói.

Về kết câu, truyện có dạng nhân vật chính phải trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng mới được hưởng hạnh phúc. Đây là một trong những kiểu kết cấu khá phổ biến của loại truyện cổ tích thần kì.

Truyện phản ánh những xung đột trong xã hội thời kì đã có sự phân chia giai cấp.

Kết thúc truyện có hậu mang tính nhân đạo và lạc quan.

II. NỘI DUNG

1. Ý nghĩa của xung đột truyện

Mầu thuẫn giữa Tâm với mẹ con dì ghẻ phản ánh mối xung đột giữa cái thiện với cái ác trong xã hội. Xung đột này thường được truyện cổ tích giải quyết theo hướng cái thiện chiến thắng cái ác, dù trải qua gian nan, nguy khó, cuối cùng kẻ “ở hiền” tất sẽ “gặp lành”, được hưởng hạnh phúc.

2. Ý nghĩa của diễn biến truyện

Từ mở đầu kết thúc truyện, thái độ của Tấm đối với hành vi tàn ác của mẹ con Cám chuyển biến theo hướng sự phản kháng mỗi lúc một cao thêm; đồng thời với cuộc đấu tranh và giữ hạnh phúc của Tấm trước mẹ con dì ghẻ ngày càng gian nan, quyết liệt hơn. Từ một cô Tấm hiền lành, chăm chỉ, lương thiện luôn luôn bị ức hiếp, bắt nạt, chỉ biết khóc trong oan ức, tủi cực đêh một hoàng hậu bị cái ác hãm hại, giết chết, hóa thành vàng anh, thành cây xoan đào, trở thành khung cửi và bị đốt thành tro, đến khi hóa thân vào trái thị rồi trở lại là cô Tấm.. Quá trình chết đi sống lại ấy cho thấy tính chất gian khó của cuộc đấu tranh của cái thiện với cái ác, đồng thời cho thấy sức sống mãnh liệt, không thể bị tiêu diệt của cái thiện.

3. Quan niệm của tác giả dân gian

a) Qua sự việc Tấm trở về với cuộc đời: Sự trở về với cuộc đời của Tấm ở cuối truyện nói lên quan niệm của nhân dân ngày xưa về hạnh phúc với triết lí “ở hiền gặp lành”. Trong ước mơ về công lí, công bằng xã hội ấy, cái thiện, người lương thiện được phần thắng, được hưởng hạnh phúc, kết cục tốt đẹp; còn cái ác phải trả giá, đúng như triết lí “ác giả ác báo”, “gieo gió gặt bão” mà nhân dân đã đúc kết.

b) Qua số phận của nhân vật Tấm, tác giả dân gian đã gửi gắm nhiều ước mơ, khát vọng. Đó là ước mơ công bằng xã hội, cái thiện chiến thắng, cái ác thì trả giá (như đã phân tích ở trên); ước mơ về hạnh phúc gia đình (Tấm làm vợ vua, sự trở về của Tấm bên vua..); ước mơ đổi đời (Tấm trở thành hoàng hậu); ước mơ tình nghĩa (Tấm và bà cụ hàng nước; chim vàng anh, xoan đào và vua)…

Sự xuất hiện miếng trầu têm cánh phượng trong truyện gợi cho chúng ta nhiều ý nghĩa. Miếng trầu gắn với phong tục hôn nhân, với sự kết giao, hẹn ước, với tình nghĩa thủy chung… mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Có thể thấy hình ảnh miếng trầu và tục ăn trầu trong truyện Sự tích trầu cau hoặc ca dao, tục ngữ, thành ngữ, ví dụ:

– Miếng trầu ăn ngọt như đường

Đã ăn lấy của, phải thương lấy người.

— Miếng trầu là đầu câu chuyện.

— Miếng trầu nên dâu nhà người.

VI. CHỦ ĐỀ

Tập trung thể hiện sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình, truyện Tấm Cám phản ánh sâu sắc cuộc đấu tranh giữa cái thiện với cái ác và ước mơ công lí, công bằng, cùng tinh thần lạc quan, nhân đạo thể hiện triết lí “ở hiền gặp lành” của nhân dân.

Tóm Tắt Truyện Cổ Tích Tấm Cám Trong Văn Mẫu Lớp 10

Tóm tắt truyện cổ tích Tấm Cám trong văn mẫu lớp 10

Một hôm, Tấm và Cám cùng đi hớt tép, Cám mải rong chơi nên chiều về giỏ không. Cám đã lừa trút hết tép trong giỏ của Tâm. Tấm khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm xem trong giỏ còn gì không. Tấm tìm thấy một con cá bống. Tấm thả cá Bống xuống giếng, mỗi ngày cho Bống ăn cơm. Mẹ con nhà Cám rình, biết được, đã lừa cho Tấm đi chăn trâu thật xa, ở nhà giết thịt cá bống. Bụt bảo Tấm tìm nhặt xương cá, bỏ vào bốn cái lọ, chôn ở bốn chân giường.

Đến ngày hội làng, mọi người nô nức đi xem hội. Mẹ con Cám trước khi đi còn trộn thóc lẫn gạo bắt Tấm nhặt. Tấm tủi thân ngồi khóc. Bụt hiện lên, sai đàn chim sẻ nhặt giúp Tấm. Rồi bảo Tấm đào bốn cái lọ xương bống dưới chân giường lên. Trong lọ có quần áo đẹp, khăn, nón, giày… và một con ngựa hồng rất đẹp. Tấm vui sướng, tắm rửa, thay đồ, cưỡi ngựa đi xem hội.

Khi ngựa qua cầu, chẳng may Tấm đánh rơi một chiếc giày xuống sông. Tấm mò mãi mà không được.

Lát sau, ngựa của nhà vua qua cầu cứ hí lên không chịu đi. Vua sai quân lính xuống sông mò, thì bắt được một chiếc giày xinh đẹp. Vua truyền lệnh: hễ ai ướm giày vừa chân thì vua sẽ lấy làm vợ.

Mọi người thi nhau ướm thử. Đến lượt Tấm, chiếc giày vừa vặn. Vua cho kiệu rước Tấm về cung. Ít lâu sau, nhân ngày giỗ bố, Tấm xin phép vua về thăm nhà. Dì ghẻ lập mưu lừa Tấm trèo cau rồi đốn gốc giết Tấm, để Cám vào cung thay chị.

Tấm chết, biến thành Vàng Anh. Vua rất yêu chim. Mẹ con Cám giết Vàng Anh, đổ lông ra góc vườn. Nơi ấy mọc ra hai cây xoan đào. Vua rất thích hai cây xoan đào, mắc võng ngủ, không để ý gì đến Cám. Mẹ con Cám chặt hai cây xoan làm khung cửi. Khung cửi kêu tiếng người khiến Cám sợ hãi chặt khung cửi, đốt, đem tro đổ ra thật xa.

Nơi xa ấy lại mọc ra cây thị tươi tốt. Nhưng cây thị chỉ có một quả thơm và ở trên cao. Một bà cụ đi chợ trông thấy, đọc câu: Thị ơi, thị hỡi! Thị rụng bị bà. Thị thơm bà ngửi, chứ bà không ăn. Quả thị liền rụng vào bị bà. Bà cụ đem về. Tâm ở trong quả thị chui ra, nâu cơm, nấu nước, dọn nhà dọn cửa cho bà. Bà cụ rình bắt được, xé nát vỏ quả thị đi. Từ đó Tấm sống với bà cụ như hai mẹ con.

Một lần, nhà Vua kinh lí đi qua ghé vào quán nước, nhận được Tấm. Vua đón nàng về cung.Cám thây chị đẹp hơn xưa đem lòng ganh ghét. Tấm trả thù Cám. Mụ dì ghẻ cũng uất lên mà chết theo con.

Truyện Tấm Cám phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội, nói lên số phận của những con người mồ côi, bất hạnh và thể hiện khát vọng chiến thắng cái ác giành và giữ hạnh phúc.

Tấm cám là câu chuyện kể vể cuộc đời xoay quanh 3 nhân vật : Tấm, Cám và mụ Dì ghẻ. Mồ côi cha từ nhỏ , Tấm sống với Dì Ghẻ và em cùng cha khác mẹ là Cám. Vất vả từ nhỏ, Tấm phải làm đủ thứ trong nhà từ lau dọn quét chùi cho tới thổi cơm đồng áng, còn ngược lại Cám lại được mẹ cưng chiều không phải làm gì.

Một hôm, mụ dì ghẻ bảo cả tấm và Cám cùng đi xúc tép , ai xúc được nhiều hơn thì phần thưởng sẽ là một cái yếm đào. Vì ham chơi, mãi tới cuối ngày mà Cám thì vẫn chưa bắt được con nào nhưng tấm thì lại được một giỏ đầy. Vì muốn có chiếc yếm đào nên Cám đã bảo Tấm xuống gội đầu và một mình trên bờ trút hết cá tép để về nhận lấy chiếc yếm đào. Tấm bưng mặt khóc thì Bụt hiện ra, được Bụt mách nước Tấm tìm thấy trong giỏ của mình vẫn còn một con cá bống, cô bèn mang về nuôi, hàng này cho cá ăn và dành dụm cho cá Bống.

Mẹ con Cám biết được liền bắt cá Bống và giết, Tấm về không thấy lại bưng mặt khóc,lần này nhờ có Bụt tấm lại tìm được xương của cá Bống và chôn ở 4 chân giường. Ngày hội làng, dì ghẻ trộn gạo lẫn thóc, bắt Tấm phải ở nhà nhặt xong mới được đi xem. Tấm tủi thân ngồi khóc, Bụt hiện lên sai chim sẻ nhặt thóc giúp Tấm rồi bảo Tấm đào bốn cái lọ dưới chân giường lên để láy quần áo đẹp đi xem hội và một con ngựa để cưỡi.Tấm đi qua cầu, chẳng may đánh rơi một chiếc giày xuống nước, mò mãi không được. Khi voi của vua đi qua cứ đứng lại, làm sao cũng không chịu đi vua liền sai quân lính xuống mò thì vớt lên một chiếc giày xinh đẹp. Vua truyền lệnh nếu ai ướm vừa sẽ cưới làm vợ. Mọi người thi nhau ướm thử, kể cả mẹ con Cám. Tới lượt Tấm, chiếc giày vừa như in cùng với chiếc giày trong túi Tấm đưa . Tấm trở thành hoàng hậu từ đó.

Vào ngày giỗ bố, Tấm xin phép vua về thăm nhà. Dì ghẻ lập mưu lừa Tấm trèo lên cây hái cau rồi mình ở dưới đốn cây giết Tấm để Cám vào cung thay chị. Tấm chết hóa thành chim vàng anh ngày nào cũng ở bên vua. Mẹ con Cám liền giết vàng anh, bỏ lông ra góc vườn. Từ nơi ấy lại mọc lên hai cây xoan đào. Vua thích hai cây xoan đào, liền mắc võng nằm ngủ. Mẹ con Cám tức giận liền chặt hai cây xoan đóng thành khung cửi. Lúc Cám dệt vải, khung cửi kêu tiếng Tấm, Cám sợ hãi, đem đốt khung cửi rồi đổ tro đi thật xa. Từ chỗ tro lại mọc lên một cây thị xanh tốt nhưng chỉ có duy nhất một quả và ở tít trên cao. Một hôm,bà cụ đi chợ trông thấy yêu mến quả thị liền bảo thị về ở với bà. Quả thị trên cao rơi vào túi bà. Bà đem quả thị về nhà.Tấm từ trong quả thị chui ra, nấu cơm, nấu nước, dọn dẹp giúp bà cụ. Bà cụ thấy lạ, rình thấy Tấm ở trong quả thị chui ra, bà xé vỏ quả thị đi. Từ đó, Tấm sống với bà cụ như hai mẹ con.

Vào một hôm nhà vua kinh lí đi qua, thấy trầu giống Tấm têm ngày trước liền gọi hỏi. Vua nhận ra Tấm liền rước Tấm về cung. Cám thấy chị đẹp hơn xưa, sinh lòng ghen ghét. Tấm chỉ cho Cám cách làm da trắng, Cám làm theo dội nước sôi lên người rồi chết. Nghe tin Cám chết, mẹ Cám nghe tin cũng chết theo con.

Các em học sinh tham khảo tiếp các bài:

Phân tích truyện Tấm Cám

Phân tích cái thiện và cái ác trong Tấm Cám

– Bài văn mẫu tóm tắt lại cốt truyện Tấm Cám –

Tóm Tắt Truyện Tấm Cám

Tóm tắt ý chính truyện Tấm Cám

Truyện cổ tích Tấm Cám có thể chia thành 3 phần chính:

a. Phần đầu: Cuộc đời và số phận của Tấm. Tấm luôn được Bụt giúp đỡ.

b. Phần thứ hai: Vật báu trả ơn. Hạnh phúc đã đến với Tấm.

c. Phần thứ ba: Cuộc đấu tranh không khoan nhượng qua những kiếp hồi sinh của Tấm.

Bài văn mẫu tóm tắt truyện Tấm Cám

Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Bố mẹ mất sớm, Tấm phải ở với dì ghẻ (mẹ Cám). Tấm vất vả, khổ cực, còn Cám thì được cưng chiều.

Một hôm, Tấm và Cám cùng đi hớt tép, Cám mải rong chơi nên chiều về giỏ không. Cám đã lừa trút hết tép trong giỏ của Tấm. Tấm khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm xem trong giỏ còn gì không. Tấm tìm thấy một con cá bống. Tấm thả cá Bống xuống giếng, mỗi ngày cho Bống ăn cơm. Mẹ con nhà Cám rình, biết được, đã lừa cho Tấm đi chăn trâu thật xa, ở nhà giết thịt cá bống. Bụt bảo Tấm tìm nhặt xương cá, bỏ vào bốn cái lọ, chôn ở bốn chân giường.

Đến ngày hội làng, mọi người nô nức đi xem hội. Mẹ con Cám trước khi đi còn trộn thóc lẫn gạo bắt Tấm nhặt. Tấm tủi thân ngồi khóc. Bụt hiện lên, sai đàn chim sẻ nhặt giúp Tấm. Rồi bảo Tấm đào bốn cái lọ xương bống dưới chân giường lên. Trong lọ có quần áo đẹp, khăn, nón, giày… và một con ngựa hồng rất đẹp. Tấm vui sướng, tắm rửa, thay đồ, cưỡi ngựa đi xem hội.

Khi ngựa qua cầu, chẳng may Tấm đánh rơi một chiếc giày xuống sông. Tấm mò mãi mà không được.

Lát sau, ngựa của nhà vua qua cầu cứ hí lên không chịu đi. Vua sai quân lính xuống sông mò, thì bắt được một chiếc giày xinh đẹp. Vua truyền lệnh: hễ ai ướm giày vừa chân thì vua sẽ lấy làm vợ.

Mọi người thi nhau ướm thử. Đến lượt Tấm, chiếc giày vừa vặn. Vua cho kiệu rước Tấm về cung. Ít lâu sau, nhân ngày giỗ bố, Tấm xin phép vua về thăm nhà. Dì ghẻ lập mưu lừa Tấm trèo cau rồi đốn gốc giết Tấm, để Cám vào cung thay chị.

Tấm chết, biến thành Vàng Anh. Vua rất yêu chim. Mẹ con Cám giết Vàng Anh, đổ lông ra góc vườn. Nơi ấy mọc ra hai cây xoan đào. Vua rất thích hai cây xoan đào, mắc võng ngủ, không để ý gì đến Cám. Mẹ con Cám chặt hai cây xoan làm khung cửi. Khung cửi kêu tiếng người khiến Cám sợ hãi chặt khung cửi, đốt, đem tro đổ ra thật xa.

Nơi xa ấy lại mọc ra cây thị tươi tốt. Nhưng cây thị chỉ có một quả thơm và ở trên cao. Một bà cụ đi chợ trông thấy, đọc câu: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi chứ bà không ăn”. Quả thị liền rụng vào bị bà. Bà cụ đem về. Tấm ở trong quả thị chui ra, nấu cơm, nấu nước, dọn nhà dọn cửa cho bà. Bà cụ rình bắt được, xé nát vỏ quả thị đi. Từ đó Tấm sống với bà cụ như hai mẹ con.

Một lần, nhà Vua vi hành đi qua ghé vào quán nước, nhận được Tấm. Vua đón nàng về cung. Cám thấy chị đẹp hơn xưa đem lòng ganh ghét. Tấm trả thù Cám. Mụ dì ghẻ cũng uất lên mà chết theo con.

Bài văn mẫu 2

Tấm Cám là một trong nhiều truyện tiêu biểu cho loại truyện cổ tích thần kì Việt Nam. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Bố mẹ mất sớm, Tấm phải ở với dì ghẻ (mẹ Cám). Tấm vất vả, khổ cực, còn Cám thì được cưng chiều.

Một hôm, Tấm và Cám cùng đi hớt tép, Cám mải rong chơi nên chiều về giỏ không. Cám đã lừa trút hết tép trong giỏ của Tâm. Tấm khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm xem trong giỏ còn gì không. Tấm tìm thấy một con cá bống. Tấm thả cá Bống xuống giếng, mỗi ngày cho Bống ăn cơm. Mẹ con nhà Cám rình, biết được, đã lừa cho Tấm đi chăn trâu thật xa, ở nhà giết thịt cá bống. Bụt bảo Tấm tìm nhặt xương cá, bỏ vào bốn cái lọ, chôn ở bốn chân giường.

Đến ngày hội làng, mọi người nô nức đi xem hội. Mẹ con Cám trước khi đi còn trộn thóc lẫn gạo bắt Tấm nhặt. Tấm tủi thân ngồi khóc. Bụt hiện lên, sai đàn chim sẻ nhặt giúp Tấm. Rồi bảo Tấm đào bốn cái lọ xương bống dưới chân giường lên. Trong lọ có quần áo đẹp, khăn, nón, giày… và một con ngựa hồng rất đẹp. Tấm vui sướng, tắm rửa, thay đồ, cưỡi ngựa đi xem hội.

Khi ngựa qua cầu, chẳng may Tấm đánh rơi một chiếc giày xuống sông. Tấm mò mãi mà không được.

Lát sau, ngựa của nhà vua qua cầu cứ hí lên không chịu đi. Vua sai quân lính xuống sông mò, thì bắt được một chiếc giày xinh đẹp. Vua truyền lệnh: hễ ai ướm giày vừa chân thì vua sẽ lấy làm vợ.

Mọi người thi nhau ướm thử. Đến lượt Tấm, chiếc giày vừa vặn. Vua cho kiệu rước Tấm về cung. Ít lâu sau, nhân ngày giỗ bố, Tấm xin phép vua về thăm nhà. Dì ghẻ lập mưu lừa Tấm trèo cau rồi đốn gốc giết Tấm, để Cám vào cung thay chị.

Tấm chết, biến thành Vàng Anh. Vua rất yêu chim. Mẹ con Cám giết Vàng Anh, đổ lông ra góc vườn. Nơi ấy mọc ra hai cây xoan đào. Vua rất thích hai cây xoan đào, mắc võng ngủ, không để ý gì đến Cám. Mẹ con Cám chặt hai cây xoan làm khung cửi. Khung cửi kêu tiếng người khiến Cám sợ hãi chặt khung cửi, đốt, đem tro đổ ra thật xa.

Nơi xa ấy lại mọc ra cây thị tươi tốt. Nhưng cây thị chỉ có một quả thơm và ở trên cao. Một bà cụ đi chợ trông thấy, đọc câu: Thị ơi, thị hỡi! Thị rụng bị bà. Thị thơm bà ngửi, chứ bà không ăn. Quả thị liền rụng vào bị bà. Bà cụ đem về. Tâm ở trong quả thị chui ra, nâu cơm, nấu nước, dọn nhà dọn cửa cho bà. Bà cụ rình bắt được, xé nát vỏ quả thị đi. Từ đó Tấm sống với bà cụ như hai mẹ con.

Một lần, nhà Vua kinh lí đi qua ghé vào quán nước, nhận được Tấm. Vua đón nàng về cung. Cám thây chị đẹp hơn xưa đem lòng ganh ghét. Tấm trả thù Cám. Mụ dì ghẻ cũng uất lên mà chết theo con.

Truyện Tấm Cám phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội, nói lên số phận của những con người mồ côi, bất hạnh và thể hiện khát vọng chiến thắng cái ác giành và giữ hạnh phúc.

Tóm tắt truyện Tấm Cám ngắn gọn nhất

Bài văn mẫu 1

Truyện kể về nhân vật chính là cô Tấm và Cám. Tấm hiền lành, tốt bụng, chăm chỉ nhưng bố mất sớm nên phải ở với dì ghẻ và con của bà ta tên là Cám. Tấm luôn bị mẹ con Cám đối xử tàn nhẫn, bất công, phải làm hết mọi công việc. Một lần Tấm và Cám đi bắt tép, ai được nhiều sẽ thưởng, Tấm chăm chỉ bắt nên được giỏ được đầy còn Cám dong chơi nên giỏ trống không, sau đấy thấy vậy Cám lừa Tấm và trút hết giỏ tôm tép vào giỏ của mình. Tấm chỉ còn mỗi con cá bống và ngồi khóc nức nở, sau đó được bụt hiện lên giúp đỡ. Nhờ sự giúp đỡ của Bụt mà Tấm có người bạn để tâm sự là cá bống, có quần áo mặc đi chơi hội, được bầy chim sẽ giúp đỡ. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, xem ai đi vừa chiếc dầy tìm thấy ở khúc sông hôm hội làng sẽ được làm hoàn hậu, và Tấm đi vừa vì đó chính là đôi giày nàng đánh rơi. Thấy vậy, mẹ con Cám ghen tị, nên nhân một lần Tấm về giỗ cha đã chặt cây cau khi Tấm đang trèo lên hái và hại chết Tấm. Sau lần ấy, Cám vào cung tiến vua thay Tấm, còn cô Tấm bị biến thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, và cuối cùng là trong quả thị để trở thành con gái của bà cụ. Đến cuối cùng, sau bao nhiêu khó khăn cô Tấm được trở lại làm người và quay trở về sống hạnh phúc bên vua. Mẹ con Cám chết. Đó là kết thúc có hậu mà nhân dân ta mơ ước.

Bài văn mẫu 2

Ngày xửa ngày xưa có cô Tấm hiền lành, xinh đẹp,mồ côi cha mẹ sống với dì ghẻ và cô em cùng cha khác mẹ tên là Cám. Tấm bị mẹ con Cám ghen ghét, ngược đãi và bị mẹ con Cám đối xử bất công làm hết mọi công việc trong nhà. Một hôm, Tấm và Cám cùng đi hớt tép, Cám mải rong chơi nên chiều về giỏ không. Cám đã lừa trút hết tép trong giỏ của Tấm. Tấm chỉ còn mỗi con cá bống và ngồi khóc nức nở, sau đó được bụt hiện lên giúp đỡ. Từ ngày đó Tấm mang cá bống về nuôi và nó cũng như người bạn thân thiết nhất của Tấm. Mẹ con nhà Cám rình, biết được, đã lừa cho Tấm đi chăn trâu thật xa, ở nhà giết thịt cá bống. Bụt bảo Tấm tìm nhặt xương cá, bỏ vào bốn cái lọ, chôn ở bốn chân giường. Nhờ sự giúp đỡ của Bụt,Tám có quần áo mới để đi xem hội. Tấm đi xem hội, đến chỗ lội, đánh rơi một chiếc giày xuống nước. Nhờ chiếc giày rơi ấy, Tấm được vua biết đến và Tấm trở thành hoàng hậu. Thấy vậy, mẹ con Cám ghen tị, nên nhân một lần Tấm về giỗ cha đã chặt cây cau khi Tấm đang trèo lên hái và hại chết Tấm. Sau lần ấy, Cám vào cung tiến vua thay Tấm, còn cô Tấm bị biến thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, và cuối cùng là trong quả thị để trở thành con gái của bà cụ. Sau bao lâu Tấm lại quay trở lại làm người và sống vui vẻ bên nhà vua. Như vậy qua câu chuyện cổ tích “Tấm Cám” phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội, nói lên số phận của những con người mồ côi, bất hạnh và thể hiện khát vọng chiến thắng cái ác, giành và giữ hạnh phúc và qua đó cho ta thấy quan niệm sống muôn đời là ” ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”.

Bài văn mẫu 3

Ngày xửa ngày xưa, có một cô Tấm xinh đẹp, dịu dàng, chịu thương chịu khó nhưng không may mắn sống trong sự ghẻ lạnh, cay độc của bà dì ghẻ sau khi bố mất sớm. Tấm phải một mình làm lụng vất vả quần quật suốt cả ngày không một phút nghỉ ngơi, trong khi cô Cám- là con của bà mẹ kế lại vô cùng lười biếng, ỷ lại, không đụng tay vào bất cứ công việc gì. Một hôm, Tấm và Cám ra đồng bắt tép. Cám do mải chơi nên chẳng bắt được một con nào, chính vì thế, Cám âm mưu cướp hết tất cả số tép bắt được của tấm, chỉ còn lại một con cá bống.

Tấm tủi thân quá ngồi khóc nức nở. Ông Bụt thương tình cho tấm lòng của cô Tấm, hiện lên và mách Tấm mang con cá bống về nuôi. Con cá bống từ ngày ấy trở thành người bạn thân thiết tri kỉ của Tấm và được cô chia sẻ từng phần cơm ít ỏi mỗi ngày. Mẹ con Cám thấy vậy đem lòng đố kị lừa Tấm đi chăn trâu thật xa và giết chết con cá bống. Tấm về không thấy con cá bống đâu , đau lòng và khóc nức nở. Bụt lại hiện lên và chỉ nàng tìm nhặt xương cá, bỏ vào bốn cái lọ và đem chôn ở bốn chân giường. Nhờ có sự cứu giúp của Bụt, cô Tấm đã có xiêm y đẹp lộng lẫy để đi dự tiệc ở hoàng cung và sau này có dịp nên duyên chồng vợ với nhà vua, trở thành hoàng hậu. Mẹ con Cám thấy vậy lòng ganh ghét đố kị càng dâng cao. Trong lòng luôn nung nấu ý định trả thù và giành giật vị trí hoàng hậu đài các sang trọng của Tấm. Và đỉnh điểm là trong một lần Tấm về quê giỗ cha, hai mẹ con dụ Tấm trèo lên cây cau và chặt đứt cây, Tấm chết. Sau đó, Cám vào cung tiến vua thay Tấm, còn cô Tấm lần lượt biến thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi và cuối cùng là trong quả thị để trở thành con gái của bà cụ hàng nước. Trong một lần nhà vua tình cờ ngao du đi sang đây, tình cờ thấy miếng trầu được têm khéo léo, tỉ mỉ, công phu, chàng đã ngay lập tức nhận ra vợ của mình, và cả hai cùng nhau đoàn tụ trong hạnh phúc.

Tóm tắt truyện Tấm Cám theo nhân vật Tấm

Tôi mồ côi cha từ nhỏ và phải sống với gì ghẻ và cô em gian ác. Trong mọi việc, tôi luôn là người phải chịu thiệt thòi. Đi bắt tôm bắt tép, tôi bị Cám lừa trút hết giỏ tép đầy. Tôi nuôi được con cá bống, mẹ con Cám lại lừa giết thịt ăn. Ngày nhà vua mở hội, mụ gì ghẻ lại lấy gạo và thóc trộn lẫn với nhau bắt tôi nhặt xong mới được đi xem. Trong tất cả những lần như thế tôi đều được bụt hiện lên an ủi và giúp đỡ. Nhờ có Bụt, ngày hội tôi có quần áo đẹp, khăn đẹp và giày đẹp. Đi xem hội, tôi sơ ý đánh rơi mất chiếc giầy nhưng cũng may nhờ chiếc giầy ấy, tôi trở thành hoàng hậu. Ghen ghét, mẹ con Cám lập mưu giết tôi rồi đưa Cám vào cung để thế chân. Tôi chết, biến hóa nhiều lần thành: chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửa. Mỗi lần như thế lại là một lần tôi bị mẹ con Cám lập mưu hãm hại. Cuối cùng tôi biến thành quả thị, âm thầm giúp việc nấu cơm, quét dọn cho bà hàng nước. Nhưng rồi bà cụ cũng phát hiện ra. Bà xé tan quả thị và thế là từ đấy tôi sống cùng bà. Một hôm nọ vua đến quán này uống nước, ăn miếng trầu cánh phượng, vua thấy quen và thế là vua nhận ra người vợ yêu quý của mình. Tôi thẳng tay trừng trị mẹ con nhà Cám rồi trở lại sống hạnh phúc bên vua.

Tóm tắt truyện Tấm Cám bằng sơ đồ tư duy

*****************

Nội Dung Và Nghệ Thuật Bài Sông Núi Nước Nam

Tham khảo trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật qua bài thơ Sông núi nước Nam, nội dung chính của bài thơ mà tác giả muốn muốn người đọc hiểu được

Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Sông núi nước Nam:

+ Về nội dung: khẳng định chủ quyền của dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền ấy trước mọi kẻ thù xâm lược

+ Về nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ hùng hồn, đanh thép,..

Nội dung diễn đạt của bài Sông núi nước Nam

– Nội dung đầu tiên (2 câu đầu): Nước Nam là của người Nam. Điều đó được sách trời định sẵn, rõ ràng.

+ Thời đó (thế kỉ XI), xưng Nam quốc là có ý nghĩa sâu xa bởi sau một ngàn năm đô hộ nước ta, bọn phong kiến phương Bắc chỉ coi nước ta là một quận của chúng và không thừa nhận nưởc ta là một quốc gia độc lập, có chủ quyền về lãnh thổ. Tiếp đó, xưng Nam đế cũng có nghĩa như vậy. Đế là hoàng đế. Xưng Nam đế có nghĩa đặt vua của nước ta ngang hàng với hoàng đế Trung Hoa (vua các nước chư hầu chỉ được gọi là Vương). Khẳng định nước Nam là của người Nam là khẳng định chủ quyền độc lập của nước ta. Đó là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Đó còn là sự khẳng định tư thê làm chủ đất nước của dân tộc ta – một tư thế tự hào, hiên ngang.

+ Sự thật lịch sử trên lại được ghi “tại thiên thư” – điều ấy đã được trời định nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Câu 2 nhuốm màu thần linh khiến cho sự khẳng định ở câu 1 tăng thêm.

– Nội dung thứ hai (2 câu sau): Kẻ thù không được xâm phạm. Xâm phạm tất sẽ thảm bại.

+ Sau khi khẳng định chủ quyền của dân tộc, câu 3 bộc lộ thái độ đối với bọn giặc cướp nưởc – đó là thái độ vừa ngạc nhiên, vừa khinh bỉ: Tại sao quân lính của một nước tự xưng là thiên triều lại dám ngang nhiên xâm phạm trái lệnh trời? Đúng là bọn giặc, lũ phản nghịch mới dám hành động như vậy (nghịch lỗ: giặc dữ).

+ Câu 4 như là lời trực tiếp nói với bọn giặc dám xâm phạm tới đạo trời và lòng người, rằng: chúng sẽ thua to và nhất định chuốc lấy thất bại thảm hại. Điều đó chứng tỏ người sáng tác có niềm tin sắt đá là sẽ có đủ sức mạnh để bảo vệ chân lí, bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ đất nước. Hai câu sau khẳng định một lần nữa chân lí về chủ quyền độc lập của dân tộc. Chân lí ấy hợp ý trời và thuận lòng người.

Đặc sắc về nghệ thuật của bài Sông núi nước Nam

– Bài thơ được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt hàm súc, cô đọng với việc sử dụng từ ngữ chính xác. Các từ ngữ đế, cư, tiệt nhiên, thiên thư, thủ bại góp phần khẳng dịnh chân lí thiêng liêng cao cả. Nước Nam là của người Việt, nước Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền.

– Bài thơ viết bằng chữ Hán, có nhiều yếu tố Hán Việt khiến cho lời thì ít nhưng ý vô cùng.

– Giọng điệu chung của bài thơ là đanh thép, dứt khoát như dao chém đá. Cảm xúc của người viết được dồn nén trong ý tưởng. Đó cũng là đặc điểm chung của thơ trung đại Việt Nam viết bằng chữ Hán – bày tỏ ý chí, quan điểm, tấm lòng,… Lời thơ như những câu nghị luận, mang tính chất tuyên ngôn và ẩn trong đó là cảm xúc tự hào dân tộc, là ý chí quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, cương vực đất nước.

Huyền Chu (Tổng hợp)

Cập nhật thông tin chi tiết về Nghệ Thuật Và Nội Dung Truyện Cổ Tích Tấm Cám trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!