Xu Hướng 9/2023 # Ngoại Tình Có Được Xem Là Phạm Tội Không? # Top 10 Xem Nhiều | Bac.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Ngoại Tình Có Được Xem Là Phạm Tội Không? # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Ngoại Tình Có Được Xem Là Phạm Tội Không? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Ngoại tình có nghĩa là có quan hệ yêu đương bất chính khi đã có vợ hoặc chồng”

Và theo cách hiểu thông thường của mọi người thì ngoại tình là hành vi của người đã có vợ, có chồng hẹn hò, yêu đương với người khác không phải vợ/ chồng của mình.

Căn cứ Khoản 1 Điều 9 iện nay, pháp luật chỉ công nhận quan hệ vợ chồng khi Luật Hôn nhân và gia đìn 2014 thì h“ Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.”

Như vậy, vấn đề ngoại tình chỉ đặt ra khi 1 hoặc cả 2 bên đã có quan hệ hôn nhân hợp pháp với người khác. Vậy việc ngoại tình này có phạm tội hay không?

“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình Pháp luật quy định đây là hành vi bị cấm, không được phép thực hiện. 2. Cấm các hành vi sau đây: … c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”

…”

Theo như định nghĩa trên và quy định cấm hành vi đã có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống chung với người khác thì pháp luật hôn nhân và gia đình không điều chỉnh hết hành vi ngoại tình. Chỉ điều chỉnh đối với với hành vi ngoại tình vi phạm Điểm c Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 mà thôi.

Đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có thể sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, mình sẽ trình bày trong bài viết tiếp theo.

Ngoại Tình Có Tội Không? Pháp Luật Xử Lý Ngoại Tình Như Thế Nào?

Ngoại tình chắc chắn vi phạm pháp luật bởi hành vi này vi phạm nghĩa vụ vợ chồng.

Về việc xử lý ngoại tình, pháp luật hiện hành quy định có hai biện pháp có thể áp dụng, đó là biện pháp xử lý hành chính hoặc biện pháp xử lý hình sự tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi.

Quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm nam nữ thực hiện xong thủ tục đăng ký kết hôn. Khi đó, vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm chăm sóc nhau theo quy định tại Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Tuy nhiên, trên thực tế, việc một bên vợ chồng vi phạm nghĩa vụ yêu thương, chung thủy với nhau là khá phổ biến. Và biểu hiện cụ thể thường là hành vi ngoại tình, có ảnh hưởng rất tiêu cực tới hạnh phúc gia đình. Bài viết sau đây của Luật Quang Huy sẽ giúp bạn hiểu về hành vi ngoại tình và quy định của pháp luật hiện hành về xử lý ngoại tình.

Cơ sở pháp lý Ngoại tình là gì?

Ngoại tình là hành vi khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm này.

Một cách hiểu khái quát nhất, ngoại tình thường chỉ nói về quan hệ tình yêu nói chung, từ cấp độ thấp nhất là có tình cảm với nhau cho đến mức độ cao hơn là chung sống với nhau như vợ chồng. Khi một người đang tồn tại quan hệ hôn nhân mà có quan hệ tình cảm hoặc chung sống với người khác thì đó chính là hành vi ngoại tình.

Trường hợp hai người có quan hệ ngoài hôn nhân mà có hành vi quan hệ tình dục với nhau cũng được coi là hành vi ngoại tình.

Ngoại tình trên thực tế để lại nhiều hậu quả tiêu cực, đặc biệt đó là nguyên nhân chủ yếu làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội.

Ngoại tình có vi phạm pháp luật không?

Cần khẳng định rằng việc ngoại tình chắc chắn vi phạm pháp luật. Cụ thể, về tình nghĩa của vợ chồng, khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

Như vậy, vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương, chung thủy với nhau. Việc một bên nào đó có mối quan hệ tình cảm hay chung sống với người khác trong khi đang tồn tại quan hệ hôn nhân thì đó là hành vi vi phạm quy định này.

Và ngoại tình chính là một trong những hành vi vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nêu trên. Và hành vi đó sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Pháp luật xử lý ngoại tình như thế nào?

Về việc xử lý ngoại tình, pháp luật hiện hành quy định có hai biện pháp có thể áp dụng, đó là biện pháp xử lý hành chính hoặc biện pháp xử lý hình sự. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mà có thể áp dụng biện pháp xử lý khác nhau.

Tuy nhiên, cần lưu ý, chế tài xử lý hiện hành được áp dụng với hành vi ngoại tình của hai bên nam nữ mà giữa họ có hành vi chung sống như vợ chồng với nhau. Với hành vi ngoại tình mà dừng lại ở quan hệ tình cảm thì pháp luật hiện hành chưa áp dụng chế tài xử lý.

Biện pháp xử phạt vi phạm hành chính

Biện pháp xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng trong trường hợp hành vi vi phạm ở mức độ ít nghiêm trọng.

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 48 Văn bản hợp nhất Nghị định 110/2013/NĐ-CP và nghị định 67/2023/NĐ-CP, một người đang tồn tại quan hệ hôn nhân mà có hành vi chung sống như vợ chồng với người khác thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Biện pháp xử lý hình sự

Chế tài hình sự được áp dụng để xử lý ngoại tình ở mức độ nghiêm trọng hơn và có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

Điều 182 Bộ luật hình sự năm 2023 quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Trong trường hợp một người có hành vi chung sống như vợ chồng với người khác dẫn tới một trong các hậu quả đã nêu ở Điều 182 Bộ luật hình sự nêu trên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hình phạt áp dụng có thể là phạt cảnh cáo hoặc cải tạo không giam giữ, phạt tù đến 03 năm tùy mức độ nghiêm trọng của hành vi đó. Tuy nhiên cần có để chứng minh việc ngoại tình.

Trân trọng./.

Ngoại Tình Có Phải Là Tội? Pháp Luật Quy Định Thế Nào Về Ngoại Tình?

Ngoại tình có phải là tội và bị xử lý theo quy định của pháp luật hay người ngoại tình chỉ phải chịu bản án của lương tâm, của xã hội?

Những lý do dẫn đến ngoại tình?

Ngoại tình là nỗi đau lớn nhất của tình yêu và chắc chắn là không ai trong chúng ta muốn mình phải hứng chịu nỗi đau đó. Nhưng cuộc đời luôn có những điều bất ngờ mà không ai muốn đón nhận, trong đó có việc đối phương ngoại tình. Và khi ấy lỗi thuộc về ai?

Để trả lời cho câu hỏi “tại sao lại ngoại tình” thì có 1001 lý do có thể đưa ra nhưng dù là lý do gì đi nữa thì tất cả chỉ là đang ngụy biện cho việc làm sai trái của bản thân mà thôi.

Không còn hứng thú với đối phương nên nảy sinh ham muốn tình dục với người khác

Chồng/vợ mải mê công việc, gia đình, con cái…mà không quan tâm đến người còn lại hoặc 1 trong 2 người có niềm đam mê riêng

Cảm thấy thiếu hụt tình cảm, cô đơn trong chính ngôi nhà của mình

Bản tính muốn chinh phục, trải nghiệm những mối quan hệ ngoài luồng

Không vượt qua được những cám dỗ từ người khác ngoài chồng/vợ.

Ngoại tình có phải là tội theo quy định pháp luật?

Một trong những nguyên tắc căn bản của chế độ hôn nhân gia đình là tự nguyện, tiến bộ, thực hiện 1 vợ 1 chồng, vợ chồng bình đẳng. Đồng thời, đang trong thời kỳ hôn nhân thì nam/nữ không được kết hôn hay chung sống như vợ chồng với người khác. Các hành vi trái quy định sẽ bị trừng trị theo pháp luật.

Xử lý hành chính

Theo Nghị định mới nhất số 82/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2023 đối với các hành vi ngoại tình sau đây sẽ bị phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng thay vì mức phạt 1 – 3 triệu đồng trước đây:

Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ

Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác

Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.

Nghị định cũng quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm về kết hôn, ly hôn, cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.

Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn…

Xử lý hình sự

Nếu ngoại tình trong các trường hợp nêu trên ở mức độ nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 182 bộ luật Hình sự 2023 sửa đổi năm 2023 về tội vi phạm chế độ 1 vợ và 1 chồng, cụ thể như sau:

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn.

Phạm tội thuộc 1 trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Làm cho vợ, chồng hoặc con của 1 trong 2 bên tự sát.

Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ 1 vợ, 1 chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Trên phương diện đạo đức, tình cảm, ngoại tình là hoàn toàn sai trái

Xét trên phương diện đạo đức, ngoại tình có phải là tội khi luôn được cho là việc trái với luân thường đạo lý, đi ngược lại với quan niệm về gia đình hạnh phúc và là nguyên nhân chính dẫn tới tan vỡ hôn nhân? Ngoại tình không bao giờ là đúng dù nó phát sinh trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Ngoại tình – dù thế nào cũng là sai trái, tội lỗi. Chính vì vậy, trước khi để bản thân đi quá xa vào 1 mối quan hệ ngoài hôn nhân, mỗi người hãy tự nhìn nhận đánh giá lại mọi chuyện. Liệu có nên đánh đổi cuộc hôn nhân mà 2 người đã dày công vun đắp để bước vào 1 cuộc phiêu lưu tình ái, mà điểm kết thúc cũng có thể chính là lúc tan vỡ hạnh phúc gia đình, 2 người chia 2 ngả? Đừng để đến lúc phải nói 2 từ “giá như”…

#1 Vợ Ngoại Tình Chồng Có Được Ly Hôn Hay Không?

Nếu vợ ngoại tình dẫn đến mâu thuẫn, tình cảm không còn nữa, hôn nhân không thể duy trì hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục ly hôn.

Chào Luật sư: Vợ chồng tôi kết hôn được 12 năm và hiện tại đang có mâu thuẫn do vợ tôi ngoại tình. Tôi cũng có chứng cứ về việc họ thường xuyên qua lại, hẹn hò và ở với nhau mỗi khi tôi đi công tác. Tôi đề xuất yêu cầu ly hôn nhưng vợ tôi không đồng ý. Tôi muốn hỏi về điều kiện ly hôn đơn phương theo quy định hiện hành như thế nào và tôi có được đơn phương ly hôn khi vợ ngoại tình không? Mong được Luật sư giải đáp ạ!

Cơ sở pháp lý Điều kiện ly hôn đơn phương

Theo quy định tại điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về căn cứ ly hôn đơn phương thì:

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Theo như quy định tại điều này, một bên vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương khi có một trong các căn cứ sau đây:

Vợ chồng có hành vi bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên nào đó gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên khác trong gia đình. Cụ thể, vợ hoặc chồng có các hành vi bạo lực với đối phương như là các hành vi sử dụng vũ lực, đánh đập, uy hiếp đến tính mạng, sức khỏe danh dự, nhân phẩm của chồng hoặc vợ bao gồm các dạng bạo lực như:

Bạo lực thể xác: Những hành vi như đá, đấm, tát… tác động trực tiếp đến sức khỏe nạn nhân. Kiểu hành vi này hay xảy ra khi hai bên chênh lệch về sức mạnh thể chất như giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái hoặc con cái và cha mẹ già.

Bạo lực tình dục: Ép quan hệ tình dục khi bạn đời không muốn. Hành vi loạn luân giữa cha và con gái, hoặc mẹ và con trai, giữa anh chị em… cũng được xếp vào loại này.

Bạo lực tinh thần: Chửi bới, mắng nhiếc, im lặng không nói chuyện trong thời gian dài…

Bạo lực xã hội: Ngăn không cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè, bao vây kinh tế nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng.

Vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng

Ở đây rơi vào trường hợp vi phạm vào các điều từ Điều 17 đến Điều 23 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng. Bao gồm các vi phạm về:

Quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng;

Các quyền về nhân thân của vợ chồng;

Vi phạm về tình nghĩa vợ chồng;

Quyền lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng;

Việc tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ chồng;

Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo;

Các quyền và nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Tiêu biểu trong xã hội hiện nay đó là tình trạng không chung thủy, một bên vợ chồng ngoại tình, không quan tâm, chăm sóc, không tôn trọng nhau, bị ép buộc về nơi ở, việc làm và nhiều trường hợp khác.

Việc vợ hoặc chồng vi phạm vào các quyền và nghĩa vụ như trên mà khiến cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, cuộc sống hôn nhân không thể kéo dài và mục đích hôn nhân không thể đạt được thì một trong hai bên vợ chồng có thể yêu cầu tòa án xem xét để có thể tiến hành ly hôn đơn phương.

Vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích

Chiếu theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2023 quy định về việc tuyên bố mất tích tại khoản 2 Điều 68 thì:

Nếu vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

Vợ ngoại tình có ly hôn được không?

Để trả lời cho câu hỏi của bạn về việc vợ ngoại tình có ly hôn được không thì câu trả lời ở đây là hoàn toàn có. Bởi, xét vào trường hợp của bạn, theo như đã trình bày ở trên, khi vợ bạn có hành vi ngoại tình với người khác khi vẫn đang trong quan hệ hôn nhân với bạn. Có thể thấy, hành vi ngoại tình của vợ bạn đã vi phạm các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng được quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

Theo đó, việc vợ bạn ngoại tình đã vi phạm nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng. Hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử phạt hình sự theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định ly hôn bạn cần tìm hiểu thật kỹ về vấn đề này, bởi ly hôn là một quyết định vô cùng quan trọng, không những ảnh hưởng đến bản thân hai vợ chồng mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến con cái và những người xung quanh.

Có thể thấy, việc ngoại tình rất khó chấp nhận dù là nam hay nữ, tuy nhiên bạn hãy bình tĩnh suy xét lại mọi chuyện trong cuộc sống vợ chồng để thấy được nguyên nhân khiến vợ bạn như vậy là do đâu và từ đó có thể đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Việc ngoại tình đó, có thể là do bản tính, có thể do vợ bạn cảm thấy thiếu sự quan tâm chia sẻ từ chồng hoặc có điều gì đó khúc mắc trong công việc, đời sống chung của vợ chồng làm cho vợ bạn có nhu cầu muốn tìm ai khác để chia sẻ.

Còn việc bạn có ly hôn hay không, điều đó tùy thuộc vào tình cảm của hai người đối với nhau. Nếu, chỉ gì những lý do nào khác mà hai bên vợ chồng bạn vẫn còn tình cảm và còn có thể tiếp tục được cuộc hôn nhân, thì bạn nên cùng vợ nói chuyện lại với nhau để tìm ra nguyên nhân và giải pháp để tháo gỡ những khúc mắc này. Tuy nhiên, nếu chỉ vì cố gắng cho con cái mà hai phía không còn tình cảm nữa thì phương án ly hôn là giải pháp tốt nhất cho cả hai người và con cái.

Như vậy, để có thể tiến hành việc ly hôn theo yêu cầu của một bên thì người đó cần phải chứng minh được các căn cứ cho rằng bên còn lại đã vi phạm hoặc đã thuộc trường hợp như đã phân tích ở trên mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án sẽ tiến hành giải quyết yêu cầu ly hôn theo yêu cầu của một bên tức ly hôn đơn phương.

Trân trọng./.

Có Thể Kiện Chồng Và Bồ Về Tội Ngoại Tình Không ? Phân Chia Tài Sản Khi Chồng Ngoại Tình ?

1. Có thể kiện chồng và bồ về tội ngoại tình không ?

Chào luật sư, tôi mong luật sư giúp đỡ. Hai vợ chồng tôi kết hôn được 10 năm và có với nhau được 2 đứa con. Mấy tháng gần đây, tôi có phát hiện chồng có hành vi ngoại tình với một người phụ nữ làm cùng cơ quan. Chúng tôi đã từng cãi nhau vì chuyện này, anh cũng xin tôi tha thứ và hứa sẽ chấm dứt mối quan hệ này. Tuy nhiên, anh vẫn thói nào tật nấy, chấm dứt với người này anh lại ngoại tình với người khác, lần này là người làm cùng cơ quan tôi.

Vậy hành vi của chồng tôi cùng người kia có bị xử lý không? và bây giờ tôi muốn ly hôn thì tôi có được giành quyền nuôi cả hai người con không ?

Quan hệ hôn nhân được xác lập và được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, trong đó hành vi:

“Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.”

Đây là một trong những hành vi bị cấm, mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình đều bị xử lý nghiêm minh và đúng pháp luật.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định, người có hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Khi chồng bạn là người đang có vợ mà có hành vi kết hôn/chung sống như vợ chồng với người khác và người người phụ nữ kia là người là người chưa có chồng hoặc đang có chồng có hành vi kết hôn/chung sống như vợ chồng với người khác mà biết rõ người đó đang có vợ thì cả hai đều bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt trên. Bên cạnh đó, nếu hai người đó là đảng viên thì theo quy định 102-QĐ/TW năm 2023 thì hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.

Ngoài bị xử phạt vi phạm về hành chính, đối với hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, Bộ luật hình sự năm 2023 sửa đổi 2023 có quy định:

“Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng 1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”

Do đó, để có thể xử phạt đối với hành vi của chồng bạn và người phụ nữ kia, bạn cần chuẩn bị những tài liệu, chứng cứ chứng minh 2 người đó có hành vi sống chung như vợ chồng hoặc kết hôn với nhau. Khi đó, cơ quan có thẩm quyền giải quyết mới có căn cứ để tiến hành điều tra, làm rõ tính chính xác của vụ việc.

Khi Tòa án xem xét ai là người có quyền nuôi con khi cha mẹ ly hôn cần căn cứ vào độ tuổi của bé; điều kiện về kinh tế của cha và mẹ; khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của cha và mẹ; điều kiện sống của con sau khi cha, mẹ ly hôn. Đối với hành vi vi phạm của chồng bạn, Tòa án có thể cân nhắc, đánh giá về nhân thân của người cha có đủ khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con khi được trực tiếp nuôi con hay không. Việc giao con cho cha hay để mẹ nuôi còn phụ thuộc vào phán quyết cuối cùng của Tòa án khi Tòa án đã xem xét các yếu tố trên để lựa chọn ra người phù hợp, tốt hơn cho sự phát triể của đứa trẻ.

2. Chồng có hành vi ngoại tình có thể bị đi tù ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Chồng đi ngoại tình khi bị vợ phát hiện thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự và xử phạt tù hay không ? Vợ phát hiện chồng có quan hệ ngoài luồng với người khác, tố cáo hành vi này với cơ quan công an thì chồng có thể bị đi tù ?

Theo Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;”

Khái niệm vợ, chồng theo quy định nêu trên thì cần hiểu đúng theo tinh thần của pháp luật đó là có quan hệ kết hôn, hôn nhân. Cần phân biệt rõ khái niệm này bởi có rất nhiều người nhầm tưởng rằng cứ chung sống với nhau thì sẽ được pháp luật gọi là ‘vợ”,”chồng”.

Xét về quy định của quan hệ hành chính thì có thể thấy hành vi “ngoại tình” vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng tức người đang có vợ hoặc chồng mà tiến hành chung sống với người khách như vợ chồng hoặc biết rõ là người khác đã có vợ, có chồng mà chung sống với người đó như vợ chồng. Đối với hành vi này thì sẽ bị áp dụng mức xử phạt hành chính là từ 1.000,000 đến 3.000,000 như nêu trên.

Tuy nhiên, như thế nào là “chung sống với người khác như vợ chồng thì hiện nay pháp luật về hành chính chưa có văn bản quy định và hướng dẫn cụ thể vấn đề như thế nào là “chung sống với nhau như vợ chồng”. Vấn đề này đã được giải thích cụ thể trong pháp luật Hình sự như sau: theo quy định của Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC:

“3.1. Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó… “

Không chỉ hướng dẫn rõ cho khái niệm “chung sống với nhau như vợ chồng”, pháp luật hình sự hiện nay cũng đang có chế tài xử phạt hình sự đối với hành vi này tại Điều 182 Bộ Luật Hình sự năm 2023 sửa đổi 2023 như sau:

“Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng 1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”

Tuy nhiên, việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng.

Hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát, v.v…

– Người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. (Theo Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC)

Dẫn chiếu các quy định của pháp luật về vấn đề “ngoại tình” hiện nay với đời sống thực tế thì có thể thấy việc xác định hành vi “ngoại tình” và có dấu hiệu của “chung sống như vợ chồng” và có đủ căn cứ để chứng minh điều này thì mới có thể xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc chứng minh người vợ/chồng khi phát hiện chông/vợ “ngoại tình” muốn chứng minh được việc chồng/vợ có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung ,… với người khác là tương đối khó khăn.

Vì vậy, phát hiện chồng/vợ “ngoại tình” chưa hẳn đã đủ căn cứ để pháp luật có thể xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt tù đối với hành vi “ngoại tình” này.

Trân trọng./.

3. Làm gì khi chồng ngoại tình mà không muốn phải ly hôn ?

Thưa luật sư! Em và chồng cưới nhau được 6 năm. Có 2 con. Chồng em ngoại tình với cô giáo khoảng 1 năm gần đây và vẫn đang ngoại tình công khai. Mới đây em vô tình thấy mật khẩu điện thoại iphone của chồng. Nên tối đó khi đợi chồng ngủ em đã xem hình ảnh và đọc hết tất cả tin nhắn của họ….Em đã chụp lại hình ảnh và tin nhắn qua lại của họ rồi dùng zalo của chồng gửi qua cho zalo của em tất cả. Và rồi em xóa hết không để chồng biết. Em có hình ảnh hôn nhau.. ôm nhau ngủ.. hình khỏa thân của cô giáo đó. Hình họ đi chơi ăn uống và những hình ảnh đi chơi mà cô giáo đó đăng lên face cá nhân của cổ. Em có tin nhắn qua lại của cô giáo đó ghen ngược với em.

Ghen với 2 con của tụi em. Và mắng chửi mẹ con em không ra gì luôn. Cứ mỗi lần chồng em không kịp trả lời tin nhắn thì coi như là cổ lôi em ra chửi và nói chắc anh đang ở bên con vợ đần thối. Con ch* má…. Em có tin nhắn cô giáo đó cấm chồng em quan hệ tình dục với em. Cấm chồng em đưa tiền cho em. Cấm chở con em đi bệnh viện dù nó đang bị sốt cao. Cấm cho em đụng vào 2 chiếc xe ô tô mà vợ chồng em mua trả góp….. nói chồng em không được để cho em up hình 2 vợ chồng lên fb. Cổ rất hay vào fb của em. Em mà đăng cái gì vui vui với chồng là nó chụp lại rồi chửi chồng em chửi em thậm tệ luôn. Em có tin nhắn cổ đòi đi chụp hình cưới với chồng em. Rồi tin nhắn cổ buộc chồng em phải li dị để làm đám cưới với cổ. Nếu không cổ sẽ tự tử…. Vì chồng em có mượn xe vespa của nó cầm 35 triệu. Và ba của cổ là chánh án tòa án tối cao đã về hưu. Và vì gia đình cổ không biết chồng em có vợ con rồi nên để chồng em qua lại ăn ngủ coi như rể trong nhà.

Nhưng chỉ là ngủ trưa còn đêm nào chồng em cũng về nhà. Và giờ em mệt mỏi em muốn biết nếu em tung tất cả hình ảnh tin nhắn của họ cho sở giáo dục đào tạo. Cho hiệu trưởng trường cổ đang dạy xem. Cho ủy ban nhân dân, công an nơi phường cổ đang ở xem. Và em tới nhà cho ba mẹ cổ biết sự thật về con gái họ. Và em cho bạn bè facebook của cổ biết về cổ. Thì em làm như thế nào để không phạm luật. Em không muốn li dị vì chồng em không có ý định li dị. Cái xe của cổ cầm cho chồng em chồng em đã lấy ra rồi. Và bây giờ em muốn làm vậy để chấm dứt mối quan hệ của cổ với chồng em. Cho em hỏi những tin nhắn hình ảnh đó có làm bằng chứng được không. Vì chồng em lưu cổ tên khác tên con trai và khi em chụp lại tin nhắn thì em quên đổi tên lưu trong máy. Nên khi chụp vẫn dính tên con trai ?

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

Như vậy, chồng của bạn đã có gia đình và cô gái kia dù chưa có chồng hay đã có chồng thì đều vi phạm điều cấm do pháp luật quy định. Tùy theo mức độ, tính chất họ có thể sẽ bị xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự 2023 sửa đổi 2023 hoặc xử lý theo pháp luật hành chính.

“Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng 1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”

Như vậy, rõ ràng ở đây xác định được chồng bạn và người phụ nữ kia đã có hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

4. Phân chia tài sản khi chồng ngoại tình có con riêng đòi ly hôn?

Thưa luật sư, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Năm 1980 ông nội tôi có mua một mảnh đất .đứng tên của ông. Năm 1982 bố mẹ tôi lấy nhau, được ông cho ra ở trên mảnh đất đó.

Năm 1984 thì sinh được chị tôi. Năm1985 thì sinh ra tôi, cũng là thời gian bố mẹ tôi xây nhà trê mảnh đất đó. Năm 1990 thì xây nên gác hai. Tổng nhà có 5 gian tầng 1 và 4 gian tầng 2. Năm 1992 bố tôi có bồ nhí và sinh được 01 em trai, đến 1995 lai sinh được 01 em nữa. Cũng là năm đó bố mẹ tôi ly hôn. Mẹ tôi được nuôi chị tôi, còn tôi ở với bố. Luật sư cho tôi hỏi mẹ tôi còn được hưởng quyền lợi gì nữa. Tài sản trên mảnh đất đó mẹ tôi có được phân chia không?

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật Minh Khuê. Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.

Về tài sản trên mảnh đất đó được xác định là tài sản chung của bố mẹ anh trong thời kỳ hôn nhân. Bố mẹ anh có thể thỏa thuận và chia theo quy định tại Điều 38 Luật Hôn nhân Gia đình 20 14 . Theo đó, Bố mẹ anh có thể tự thỏa thuận việc chia tài sản này, còn nếu như không thỏa thuận được thì Tòa Án sẽ chia theo các nguyên tắc sau đây:

“Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. 2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. 3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.” 5. Quyền định đoạt tài sản chung khi chưa tiến hành thủ tục ly hôn ?

Chào luật sư! Tôi có vài câu hỏi mong nhận được sự tư vấn, giải đáp của luật sư. Tôi có chung sống với một người (chúng tôi chưa đăng ký kết hôn do anh chưa làm thủ thục ly hôn với vợ). Tháng 1/2023, tôi có sinh một bé gái. Đăng ký khai sinh con có làm thủ tục cha nhận con nên trên giấy khai sinh có tên của người cha.

Hiện tại, anh ấy đang mua trả góp 2 căn hộ, đến tháng 8/2023 này nhận nhà và muốn chuyển nhượng cho con gái tôi.

– Theo như tôi được biết thì phải có sự đồng ý của người vợ thì tài sản cho con gái tôi mới được cho là hợp pháp đúng ko?

– Vậy nếu trong trường hợp ko có sự đồng ý của người vợ, do người vợ ko biết đến tài sản này thì có cách nào để chồng tôi tặng căn hộ đó cho con tôi hoặc bán lại cho tôi mà sau này nếu có xảy ra tranh chấp thì tài sản đó ko bị mất đi ?

Trả lời: 1. Quy định về tài sản chung và riêng trong thời kỳ hôn nhân

Do chồng quý khách đang trong quan hê hôn nhân với người phụ nữ khác nên hầu hết tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân giữa chồng quý khách và người phụ nữ kia đêu là tài sản chung trừ một số trường hợp: tài sản được tặng cho riêng, thừa kế riêng, tài sản hình thành trước thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản do vợ, chồng thỏa thuận là tài sản riêng.

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Như vậy, dù cho cha của cháu bé có tự mình bỏ tiền ra mua hai căn hộ nêu trên thì hai căn hộ đó đều là tài sản chung của cha cháu bé với người vợ hợp pháp. Điều này có nghĩa là khi người cha muốn tặng cho con gái phải được sự đồng ý của người vợ hợp pháp.

Nếu người cha muốn tặng cho con gái riêng mà vợ hợp pháp không chấp nhận thì phải tiến hành một số thủ tục để tài sản đó trở thành tài sản riêng của mình rồi tiến hành tặng cho lại cho cháu bé hoặc anh ấy có thể để quý khách đứng tên hợp pháp trên tài sản luôn. Một trong hai cách thức nêu trên đều có thể tiến hành nếu giao dịch mua bán căn hộ giữa chồng quý khách và chủ đầu tư chỉ mới diễn ra.

2. Nguyên tắc phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân khi ly hôn thế nào ?

Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

+ Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

+ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

+ Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

Từ 01/03/2023 việc chia tài sản chung của vợ chồng áp dụng theo T hông tư liên tịch số 01/2023/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP. Cụ thể

– Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau: Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn; Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

– Khi giải quyết ly hôn nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

– Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:

(1) “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng;

(2) “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn;

(3) “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự;

(4) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

– Giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc.

– Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân – Công ty luật Minh Khuê

Vợ Ngoại Tình Thì Bị Xử Phạt Như Thế Nào ? Nghi Ngờ Vợ Ngoại Tình Có Ly Hôn Được Không ?

Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tại điều 51, cụ thể:

“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Theo quy định của pháp luật thì anh của bạn có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. Trong trường hợp này, anh của bạn có thể thỏa thuận với vợ để ly hôn thuận tình (trường hợp cả 2 bên đều đồng ý ly hôn) và điều kiện để ly hôn thuận tình tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”.

Trong trường hợp nếu hai vợ chồng anh của bạn không thỏa thuận được vấn đề tài sản, nuôi dưỡng con cái thì anh bạn có quyền gửi đơn lên tòa để giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên theo điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Trường hợp vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn nếu có căn cứ về việc bạo lực gia đình hoặc vi phạm ngiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.

2.1 Vấn đề giành quyền nuôi con khi ly hôn.

Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định cụ thể về việc chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Trường hợp của anh bạn, khi có một con gái 2 tuổi (tức dưới 36 tháng tuổi) thì người mẹ có quyền ưu tiên nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bố không có quyền nuôi, nếu anh bạn chứng minh được người mẹ cháu bé không đủ điều kiện nuôi cháu như: chỗ ở bất ổn định, thu nhập hàng tháng thấp, không có điều kiện và thời gian nuôi dưỡng cháu như tính chất công việc bận, có hành vi ngoại tình và có dấu hiệu mang thai (như thông tin anh bạn cung cấp ở trên). Đồng thời anh bạn cũng phải có nghĩa vụ chứng minh với tòa về điều kiện và hoản cảnh của anh bạn phù hợp cho sự phát triển về lợi ích của cháu thì khả năng có thể được nuôi con của anh sẽ cao hơn.

2.3. Vấn đề chia tài sản khi ly hôn

Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

” Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”

Tại Điều 33, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, tài sản chung của vợ chồng anh bạn sẽ được chia đôi nhưng có tính đến công sức đóng góp, tạo luật của các bên để chia.

Về vấn đề chiếc xe máy của anh bạn, là tài sản hình thành trước hôn nhân và đứng tên của anh ấy, nếu anh và chị không có thỏa thuận sát nhập tài sản này vào tài sản chung thì đây vẫn được xác định là tài sản riêng của anh bạn và không chia nếu anh ấy có đầy đủ giấy tờ chứng minh được đây là tài sản hình thành trước thời kỳ hôn nhân.

2.4 Thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật hiện hành

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ bao gồm:

+ Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu) hoặc đơn xin ly hôn ( theo mẫu đối với trường hợp đơn phương ly hôn ( tòa án nhân dân trực tiếp cung cấp các mẫu đơn này)

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn( bản chính)

+ Chứng minh nhân dân của vợ, chồng ( bản sao có chứng thực)

+ Hộ khẩu (bản sao có chứng thực)

+ Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực)

+ Những chứng từ chứng minh tài sản riêng, chung của vợ, chồng( nếu có tài sản chung cần chia) như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở, giấy tờ đăng ký xe…

Bước 2: nơi nộp hồ sơ: tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi vợ, chồng cư trú, làm việc của 1 trong hai bên trong trường hợp thuận tình ly hôn; và tòa án nơi cư trú của bị đơn trong trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên ( nơi cứ trú có thể là nơi đăng ký tạm trú hoặc thường trú).

Bước 3: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tòa án sẽ thụ lý giải quyết và ra thông báo nôp tạm ứng án phí cho người nộp đơn theo quy định của Bộ luật Tố Tụng dân sự 2023.

Bước 4: Tòa án tiến hành giải quyết vụ án theo quy định.

Thời gian giải quyết ly hôn nếu có tranh chấp thông thường là khoảng 4 đến 6 tháng và 1 đến 2 tháng trong trường hợp không có tranh chấp.

Cập nhật thông tin chi tiết về Ngoại Tình Có Được Xem Là Phạm Tội Không? trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!