Bạn đang xem bài viết Nguồn Tài Liệu Trực Tuyến: Quá Trình Và Xu Hướng Phát Triển Trong Các Thư Viện Trên Thế Giới được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn đã sản sinh ra một loại hình tài liệu mới. Đó là tài liệu trực tuyến. Tài liệu trực tuyến được hiểu như là tài liệu điện tử/ tài liệu số cho phép truy cập trực tuyến trên Internet. Trong bài viết này, chúng tôi dự báo hướng phát triển nguồn tài liệu trực tuyến trong các thư viện (TV) trên thế giới trên cơ sở tìm hiểu nội hàm tài liệu điện tử/ tài liệu số, tài liệu trực tuyến, sự hình thành và phát triển nguồn tài liệu trực tuyến trong các TV trên thế giới.
1. Tài liệu điện tử, tài liệu số, tài liệu trực tuyến
Một số khái niệm
Tại Việt Nam, Luật lưu trữ năm 2011 định nghĩa về tài liệu điện tử và tài liệu số như sau:
“Tài liệu điện tử” là vật mang tin được tạo lập ở dạng mà thông tin trong đó được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự, hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc là vật mang tin mà thông tin trong đó được tạo lập bằng việc biến đổi các loại hình thông tin trên các vật mang tin khác sang thông tin dùng tín hiệu số.
“Tài liệu số” là vật mang tin mà thông tin trong đó được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
“Tài liệu trực tuyến” là một khái niệm mới xuất hiện, chưa có một định nghĩa cụ thể, rõ ràng nào về tài liệu trực tuyến. Tuy nhiên, tài liệu trực tuyến được hiểu là tài liệu điện tử/ tài liệu số được lưu trữ trên các server, được thể hiện trên các trang web và để đọc hay tải tài liệu này người dùng tin phải truy cập Internet.
Đặc điểm của tài liệu trực tuyến
– Thông tin được số hoá hoàn toàn.
– Hình thức thể hiện: đa dạng, được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau.
– Định dạng rất phong phú như định dạng PDF, HTML, DOC, LIT…
– Phải được đọc, tải qua mạng Internet.
– Nội dung chuyển tải cả bằng văn bản, hình ảnh (động và tĩnh) và âm thanh.
– Hệ thống đa truy cập (multi-access): Một sản phẩm trực tuyến trên mạng về mặt lý thuyết có thể cung cấp nhiều địa điểm truy cập tại nhiều thời điểm (24/7, dựa vào tài nguyên điện tử sẵn có 24 giờ/ ngày, 7 ngày/ tuần) và nhiều người có thể sử dụng cùng lúc.
– Tốc độ: Tài liệu trực tuyến thường được xem là nhanh hơn nhiều để dò tìm, thu thập, hợp nhất thông tin cần thiết vào các tài liệu khác, bổ sung tìm và tham khảo chéo giữa các ấn bản khác nhau.
– Chức năng: Một tập dữ liệu cho phép người dùng tin tiếp cận ấn bản và phân tích nội dung của nó bằng các phương thức mới (chẳng hạn khi tra từ điển chúng ta sẽ không bị hạn chế về mục từ).
– Nội dung: Tài liệu trực tuyến có thể chứa đựng một lượng thông tin rộng lớn, nhưng quan trọng hơn là nó có thể chứa đựng những phương tiện truyền đạt hỗn hợp như hình ảnh động, âm thanh, hoạt động của nhân vật mà tài liệu in ấn không thể làm được.
2. Tài liệu trực tuyến: 20 năm hình thành và phát triển trong các thư viện trên thế giới
Tài liệu trực tuyến ra đời có ý nghĩa quan trọng, giúp các nhà xuất bản và độc giả thu thập thông tin cần thiết cho hoạt động của họ, tạo nguồn tài liệu mới được thiết lập và phát triển nhanh chóng trong các TV. Cùng với tài liệu trực tuyến, sự ra đời của TV điện tử/ TV số/ TV ảo/ TV không tường… (sau đây gọi là thư viện số – TVS) sẽ tạo cơ hội cho người dùng tin thoả mãn niềm đam mê và nhu cầu đọc. TVS chính là một trong những ứng dụng Internet hữu hiệu nhất, khoa học nhất để số hoá tri thức, tổ chức, sắp xếp, lưu trữ, tìm kiếm và truy cập tới các nguồn tri thức nhân loại [1]. Phát triển từ TV truyền thống thành TVS đang là xu hướng tất yếu. Một trong các yếu tố để xây dựng, duy trì và phát triển loại hình TV này là nguồn tài liệu điện tử/ tài liệu số phục vụ truy cập trực tuyến qua Internet (nguồn tài liệu trực tuyến). Mục tiêu của bất kỳ TVS nào là tạo ra một cổng thông tin truy cập trực tuyến đến tài liệu điện tử/ tài liệu số không chỉ của TV đó mà đến bất kỳ TVS nào và ở bất cứ đâu. Do đó, việc xây dựng bộ sưu tập tài liệu điện tử/ tài liệu số phục vụ cho việc truy cập trực tuyến là bước đi đầu tiên, quan trọng nhất để phát triển TVS. Việc này được các cơ quan thông tin – thư viện thực hiện theo 3 cách phổ biến, đó là:
– Tự tiến hành số hoá nguồn tư liệu trên giấy của TV, tức là chuyển tài liệu hiện có sang dạng số bằng phương pháp quét hay nhập lại thông tin.
– Bổ sung/ tích hợp nguồn tài liệu trực tuyến thông qua việc mua, trao đổi tài liệu điện tử đang được xuất bản (bản tin, tạp chí điện tử, các chế bản điện tử trước khi in ra trên giấy).
– Xây dựng các liên kết (tạo khả năng truy cập) đến các nguồn tài liệu trên Internet, nhất là nguồn của các cơ quan có cùng diện chuyên đề bao quát.
Đến nay, trên thế giới, hàng loạt các TVS được xây dựng và phát triển như Project Gutenberg, Google Book Search, Internet Archive, Cornell University, The Library of Congress, The European Digital Library, World Digital Library, Greenstone Digital Library-University of Waikato, Carnegie Mellon University’s Million Book Project… Các TVS này đã tạo lập, tổ chức, lưu trữ, truy cập, chia sẻ nguồn tài liệu trực tuyến lớn mang đặc thù riêng của từng TV. TV Quốc hội Mỹ (The Library of Congress) đã tạo lập một nguồn tài liệu trực tuyến cho phép truy cập vào 190 bộ sưu tập để xem bản đồ và hình ảnh; đọc thư, nhật ký và báo chí; nghe các sự kiện và thông tin nhân vật; nghe các bản ghi âm và xem các bộ phim lịch sử [10]. TVS thế giới (World Digital Library) từ năm 2007 bắt đầu số hoá những tài liệu quý hiếm và độc nhất từ những TV và viện hàn lâm trên thế giới nhằm tạo cho chúng có thể được truy cập miễn phí trên Internet. Đến nay, TVS thế giới cung cấp truy cập miễn phí tới nguồn tài liệu trực tuyến gồm bản thảo, sách quý hiếm, bản đồ, hình ảnh và các tài liệu văn hoá quan trọng khác từ tất cả các nước, các nền văn hoá, tiếng Ả Rập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Nga và Tây Ban Nha. TV Quốc gia Pháp đã số hoá, cho phép truy cập trực tuyến tới nguồn tài liệu trực tuyến gồm: 115.745 chuyên khảo, 3.517 tựa ấn phẩm định kỳ, 5.008 bản đồ, 1.056 tài liệu âm thanh, 4.164 bản viết tay, 2.127 bản chép nhạc cùng 111.644 hình ảnh [11]. TVS châu Âu (The European Digital Library) tạo lập nguồn tài liệu trực tuyến từ nguồn tài liệu số được cung cấp bởi 48 TV ở châu Âu. Nguồn tài liệu gồm hơn 200 triệu tài liệu, 24 triệu trang nội dung toàn văn, 18 triệu tài liệu số và 119 triệu biểu ghi thư mục ở châu Âu [13]…
3. Xu hướng phát triển của tài liệu trực tuyến trong các thư viện trên thế giới
Theo Từ điển tiếng Việt (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam năm 1992 – trang 1135), “Xu hướng” có nghĩa là xu thế thiên về một chiều nào đó, là sự thiên về những hoạt động nào đó nhằm một mục tiêu có ý nghĩa đối với bản thân trong một thời gian lâu dài.
Từ định nghĩa đó, có thể hiểu Xu hướng phát triển của nguồn tài liệu trực tuyến trong TV là xu thế thiên về một chiều hướng nào đó của tài liệu trực tuyến, có mục tiêu, ý nghĩa và ảnh hưởng trong thời gian dài, tác động đến hệ thống TV của thế giới.
Như phần trên đã trình bày, Tài liệu trực tuyến ưu việt hơn tài liệu truyền thống rất nhiều. Xét về nội dung truyền tải, tài liệu trực tuyến có những lợi thế vượt trội so với tài liệu truyền thống. Tài liệu trực tuyến hiện nay không chỉ là phiên bản của tài liệu in mà đã phát triển độc lập một cách mạnh mẽ. Xét về công nghệ, tài liệu trực tuyến có thể đồng thời tích hợp nhiều hình thức đa phương tiện – từ chữ viết, âm thanh cho đến hình ảnh tĩnh và động. Xét đến tốc độ của thông tin thì tài liệu trực tuyến luôn cập nhật và thao tác đơn giản nhờ những công nghệ hiện đại. Chính bởi những ưu thế vượt trội so với tài liệu truyền thống, cùng với sự phát triển của Internet và máy tính, tài liệu trực tuyến đang được dự đoán sẽ trở thành loại hình tài liệu được người dùng tin truy cập nhiều nhất chỉ trong vòng 5 năm tới ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, trong các TV tồn tại hai hệ thống tài liệu, đó là tài liệu truyền thống và tài liệu trực tuyến. Bên cạnh việc bổ sung nguồn tài liệu truyền thống, các TV phát triển nguồn tài liệu trực tuyến. Trong tương lai, các TV vẫn tiếp tục phát triển nguồn tài liệu trực tuyến của mình theo 3 cách đã trình bày ở trên, đồng thời chú trọng phát triển nguồn tài liệu trực tuyến theo các hướng sau:
Thứ nhất, duy trì hoạt động ổn định của trang thông tin điện tử, cập nhật thường xuyên nguồn tài liệu điện tử phục vụ trực tuyến. Nghiên cứu nâng cấp phần mềm quản trị. Đảm bảo và nâng cấp hoạt động của hệ thống máy chủ và phần mềm quản trị, tên miền, sao lưu dữ liệu phòng ngừa sự cố, an ninh, an toàn dữ liệu. Tăng cường trang thiết bị đảm bảo khả năng lưu trữ và truy cập đồng thời của nhiều bạn đọc. Duy trì hoạt động ổn định và phát triển các trang thông tin điện tử nhằm truyền tải tài liệu trực tuyến đến người dùng tin một cách dễ dàng nhất. Để đáp ứng nhanh chóng, chính xác nhu cầu của người dùng tin, cũng như thay đổi chính bản thân mình, các TV cần ứng dụng những thành quả của khoa học công nghệ mới phục vụ cho quá trình tra cứu của người dùng và cung cấp nguồn tin của TV. Các yếu tố như siêu liên kết, công cụ tìm kiếm… trong các trang thông tin điện tử sẽ được tăng thêm để tạo sự liên kết, di chuyển bên trong giữa các khối tài liệu trực tuyến và tăng khả năng tương tác với những trang thông tin điện tử khác.
Thứ hai, hình thành những nguồn tài liệu trực tuyến lớn, đồ sộ trên cơ sở của sự hình thành và duy trì quan hệ với các cơ quan xuất bản, các TV khác nhằm phối hợp, tận dụng xuất bản phẩm trực tuyến, các sản phẩm số hoá của các cơ quan xuất bản, các cơ quan thông tin/ TV khác, nhất là của những cơ quan có cùng diện chuyên đề bao quát.
Thứ ba, xây dựng quy trình chuẩn thống nhất cho quá trình trao đổi nguồn tài liệu trực tuyến. Để quá trình trao đổi nguồn tài liệu trực tuyến diễn ra thuận lợi, suôn sẻ giữa các TV với nhau và giữa các TV với các cơ quan xuất bản, đồng thời tiết kiệm được thời gian, công sức và kinh phí, các TV và các cơ quan xuất bản cần xây dựng và thống nhất các chuẩn về tạo lập, lưu trữ và trao đổi nội dung số.
Thứ năm, tích hợp nguồn tài liệu trực tuyến TV với cổng thông tin khoa học toàn cầu, tích hợp vào các CSDL khoa học quốc tế để các tài liệu trực tuyến luôn xuất hiện đầu tiên trong kết quả tìm kiếm trên Internet, đồng thời hạn chế đến mức tối đa khả năng bị sao chép hoặc trích dẫn lại mà không có địa chỉ URL gốc.
Thứ sáu, xây dựng chính sách khai thác và phổ biến tài liệu trực tuyến cho các nhóm người dùng khác nhau. Để phát triển được hình thức khai thác phục vụ người dùng tin trong môi trường trực tuyến, các TV quy định hành lang pháp lý: bổ sung hình thức khai thác sử dụng tài liệu trực tuyến; quy định rõ về quyền tác giả của tài liệu; chính sách khai thác; thủ tục tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu; thu lệ phí khai thác sử dụng; bảo mật thông tin…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hoàng Sơn. Thư viện số: Hai thập kỷ phát triển trên thế giới, bài học kinh nghiệm và định hướng phát triển cho Việt Nam
2. Nguyễn Lệ Nhung. Vài nét về khái niệm tài liệu, tài liệu điện tử. http://www. archives.gov.vn/Pages/Tin%20chi%20ti%E1%BA%BFt.aspx?itemid=17&listId=64c127ef-bb13-4c45-820f-d765e28eb7cc&ws=content.
3. Alex B. Digital libraries: can we deliver them without open access
4. Derek W. Libraries turn a digital page. – 2009. http://www.swin.edu.au/magazine/ 5/111/libraries- turn-a-digital-page.
5. Gaby H and Lesley W. Polictics, literature, folkore and cir- cumnavigating the world: the what, why and how of digital collection at Curtin University libarry
6. Tamiko, M. The digital library in Japan. – 1998. http://www.ukoln.ac.uk/services/papers/bl/blri078/c ontent/repor~17.htm.
7. The University of Adelaide. The digital libary: current perpectives and future direction. – 2005 (online).
8. Waters, D.J. What are digital libraries? CLIR Issues, July/August. 1998 URL. http://www.clir.org/pubs/issues/issues04.html.
9. Williamson V. The electronic research archive at the John Curtin Prime Ministerial Library/Williamson V. and Henderson K.J. – 1998 U R L. http://john.curtin.edu. au/aboutus/papers/vwasa199 8.html.
10. TV Quốc hội Mỹ. http://www.loc.gov/collections/.
11. TV Quốc gia Pháp. http://www.bnf.fr/fr/acc/x.accueil.html.
12. TV số thế giới. http://www.wdl.org/en.
13. TV số châu Âu. http://www.theeuropeanlibrary.org/tel4.
ThS. Nguyễn Lê Phương Hoài
Viện Thông tin Khoa học Xã hội
Nguồn: Tạp chí Thư viện Việt Nam. – 2023. – Số 2. – Tr. 11-15.
Hướng Dẫn Lưu Trữ Dữ Liệu Trực Tuyến Trên Google Drive
Thay vì lưu trữ dữ liệu trên máy tính thì mọi người có xu hướng lựa chọn các dịch vụ lưu trữ đám mây để lưu lại toàn bộ các dữ liệu cá nhân. Hầu hết các dịch vụ lưu trữ đều có tính năng đồng bộ tài liệu ở nhiều thiết bị thông qua tài khoản đăng ký, hỗ trợ người dùng truy cập nhanh nội dung mình cần.
1. Lưu trữ file trên Google Drive Android, iOSBước 1:
Tại ứng dụng Google Drive trên điện thoại người dùng nhấn chọn vào nút Đăng nhập. Sau đó chúng ta đăng nhập tài khoản Google cá nhân để sử dụng.
Bước 2:
Sau khi đăng nhập thành công bạn sẽ được truy cập ngay vào trong giao diện của ứng dụng Google Drive. Để tải dữ liệu lên Google Drive chúng ta có thể tải file riêng lẻ hoặc tải 1 thư mục để lưu trữ. Nhấn vào biểu tượng dấu cộng ở cạnh phải rồi chọn kiểu muốn tải dữ liệu lên. Nếu muốn tải video hoặc ảnh trực tiếp thì cần đồng ý để Drive sử dụng máy ảnh trên thiết bị.
Bước 3:
Chọn xong nội dung chờ Drive xử lý và tải dữ liệu lên để lưu trữ. Kết quả chúng ta sẽ thấy toàn bội nội dung được tải lên dịch vụ ở mục Trang chủ. Ở mỗi file tải lên khi nhấn vào biểu tượng 3 dấu chấm sẽ hiển thị thêm danh sách tùy chọn cho file.
Bước 4:
Nếu muốn xóa file đã tải thì chúng ta phải truy cập vào mục Tệp qua biểu tượng dưới cùng màn hình.
Sau đó cũng nhấn vào biểu tượng 3 chấm ở file muốn xóa. Trong danh sách hiển thị của file sẽ có lựa chọn Xóa như hình. File khi xóa được chuyển vào thùng rác để người dùng lấy lại khi cần, nhấn Xóa để đồng ý.
Bước 6:
Trong mỗi một nội dung tải lên đều có thêm phần nhận xét để chính bạn nhận xét, hoặc người khác cùng tham gia khi chúng ta chia sẻ file.
Đầu tiên người dùng mở file rồi nhấn vào biểu tượng văn bản như hình. Nhấn tiếp vào nút Mới trong màn hình hiển thị để thêm nhận xét.
Tiếp đến nhấn vào một khu vực trong hình ảnh rồi chọn Thêm nhận xét ở đây. Hiển thị màn hình để bạn nhập nhận xét cho file dữ liệu. Nhập xong nhấn dấu v ở góc phải lưu lại.
Những người khác khi nhận được file đều được thông báo có nhận xét cho nội dung và có tùy chọn Trả lời lại nội dung nhận xét đó.
Bước 7:
Nhấn vào biểu tượng 3 dấu gạch ngang sẽ hiển thị cột menu của dịch vụ. Nhấn vào Cài đặt để xem các mục thiết lập cho ứng dụng. Từng mục đều có các tùy chọn thiết lập khác nhau để chúng ta thay đổi cho phù hợp.
2. Lưu trữ dữ liệu Google Drive trực tuyến https://drive.google.com/drive/Bước 2:
Trong giao diện của Google Drive, bạn nhấn vào chữ Mới rồi chọn kiểu dữ liệu muốn tải lên.
Bước 3:
Chúng ta chờ quá trình tải dữ liệu hoàn thành trên Google Drive. Khi nhấn chuột phải vào từng file bạn cũng có những tùy chọn như hình. Tùy vào từng loại file mà chúng ta sẽ có lựa chọn mở file theo đúng chương trình thích hợp.
Bước 4:
Ở cạnh trái của giao diện là từng mục phân loại nội dung để người dùng tìm kiếm dễ dàng hơn.
3. Lưu trữ file trên Google Drive máy tínhHiện tại Google Drive bản máy tính đã được chuyển thành công cụ sao lưu Backup & Sync của Google. Về cơ bản công cụ này cũng cho phép chúng ta sao lưu và đồng bộ toàn bộ dữ liệu qua tài khoản Google. Tuy nhiên, Google’s Backup and Sync mang tới nhiều lựa chọn hơn cho người dùng trong quá trình sao lưu dữ liệu và hình ảnh. Chỉ cần sử dụng Google’s Backup and Sync để sao lưu dữ liệu mà bạn không cần tới sự trợ giúp của Google Drive hay Google Photos.
Toàn bộ các bước cũng như cách dùng chi tiết phần mềm Google’s Backup and Sync người dùng đọc bài viết Cách sử dụng công cụ sao lưu Backup & Sync của Google.
Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển
Quá trình hình thành và phát triển
Quân đội nhân dân Việt Nam » Quân đội nhân dân » Giới thiệu
Quá trình hình thành và phát triển
( chúng tôi ) – Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”. Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam là Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, đội quân chủ lực đầu tiên được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) thành lập ngày 22/12/1944.
Khi mới thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chỉ có 34 cán bộ, chiến sĩ nhưng đã sớm phát huy được truyền thống chống ngoại xâm và nghệ thuật quân sự lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn của dân tộc. Ngay từ lần đầu ra quân, đội quân chính quy đầu tiên của Việt Nam đã lập nên những chiến công vang dội, giải phóng những khu vực rộng lớn làm căn cứ cho các hoạt động đấu tranh giành độc lập, mở đầu truyền thống quyết chiến quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam sau này. Ngày 15 tháng 5 năm 1945, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sáp nhập với lực lượng Cứu quốc quân và đổi tên thành Giải phóng quân, trở thành lực lượng quân sự chủ yếu của Mặt trận Việt Minh khi tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trong chiến dịch Điện Biên Phủ tháng 5 năm 1954.
Thời gian từ năm 1945 đến năm 1954 là thời kỳ phát triển vượt bậc cả về số lượng và khả năng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chỉ một thời gian ngắn, từ khi đất nước giành được độc lập đến tháng 11 năm 1945, Giải phóng quân đã phát triển từ một đội quân nhỏ trở thành Quân đội Quốc gia Việt Nam với quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành 40 chi đội. Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam. Cũng thời gian này, các đại đoàn (đơn vị tương đương sư đoàn) chủ lực quan trọng như các đại đoàn 308, 304, 312, 320, 316, 325, 351 lần lượt được thành lập, đến nay vẫn là những đơn vị chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ một đội quân chỉ vài trăm người khi tham gia Tổng khởi nghĩa, Quân đội nhân dân Việt Nam đã phát triển thành quân đội với các sư đoàn chủ lực mạnh, lập nên những chiến công lẫy lừng mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử ngày 07 tháng 05 năm 1954, đập tan mưu toan thiết lập lại chế độ thuộc địa của thực dân Pháp.
Sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được ký kết, đất nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền. Nhân dân Việt Nam đứng trước hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Nhiệm vụ của quân đội thời kỳ này là vừa xây dựng chính quy, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa vừa tham gia đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 15 tháng 02 năm 1961, Quân Giải phóng miền Nam, lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập trên cơ sở thống nhất lực lượng vũ trang tại chỗ và lực lượng tăng viện từ miền Bắc. Trước sự can thiệp trực tiếp của quân đội Mỹ, Quân đội nhân dân Việt Nam đã sát cánh cùng với nhân dân và các lực lượng vũ trang khác, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài và gian khổ, lập nên những kỳ tích mà tiêu biểu là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968, chống chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của Mỹ ở miền Bắc mà đỉnh cao là chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12 năm 1972; kết thúc thắng lợi bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, thống nhất đất nước, mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước.
Xe tăng Quân Giải phóng miền Nam tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Sau chiến thắng lịch sử năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam lại cùng với nhân dân cả nước tiến hành thắng lợi các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam vừa mới kết thúc thì chế độ diệt chủng do Pônpốt cầm đầu ở Cămpuchia đã kích động hận thù dân tộc, tiến hành chiến tranh xâm lấn ở biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Chúng gây ra nhiều cuộc thảm sát man rợ với nhân dân Việt Nam sống dọc biên giới, đồng thời thực hiện chính sách diệt chủng đối với nhân dân Cămpuchia. Đứng trước yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, ngày 23 tháng 12 năm 1978 Quân đội nhân dân Việt Nam đã mở cuộc phản công chiến lược, đập tan cuộc tiến công của quân đội Pônpốt. Sau đó, đáp ứng lời kêu gọi khẩn thiết của nhân dân và Mặt trận dân tộc cứu nước Cămpuchia, Quân tình nguyện Việt Nam đã phối hợp với các lực lượng vũ trang Cămpuchia, đánh tan 21 sư đoàn quân Pônpốt, xoá bỏ chế độ diệt chủng tàn bạo.
Quân tình nguyện Việt Nam giúp nhân dân Campuchia xây dựng cuộc sống mới (ảnh: Tư liệu)
Bước vào thời kỳ hoà bình xây dựng đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam đã thực hiện điều chỉnh biên chế, tổ chức, cắt giảm gần hai phần ba quân số. Các thế hệ sĩ quan, chiến sĩ quân đội vẫn kế tiếp nhau phát huy truyền thống và bản chất tốt đẹp của “Bộ đội cụ Hồ”, luôn làm đúng chức năng của một đội quân chiến đấu, một đội quân công tác, một đội quân sản xuất, xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Thực hiện chức năng là một đội quân công tác, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn giữ vững mối quan hệ máu thịt với nhân dân. Là một trong các lực lượng nòng cốt tham gia công tác vận động quần chúng, các đơn vị quân đội đã tích cực thực hiện công tác dân vận. Nhiều đơn vị quân đội đã đi đầu trong phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng sâu, vùng xa; tham gia công tác cứu hộ và giảm nhẹ thiên tai, phòng chống lụt, bão. Quân đội cũng tích cực tham gia xoá đói, giảm nghèo, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tình thần cho các tầng lớp nhân dân, phấn đấu đến năm 2010 hoàn thành chỉ tiêu xóa đói giảm nghèo cho 100.000 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Quân đội tham gia mở đường Hồ Chí Minh góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệ hoá, hiện đại hoá đất nước.
Là một đội quân sản xuất, các đơn vị trong toàn quân đã tận dụng mọi tiềm năng lao động, đất đai, kỹ thuật… để đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tạo nguồn sản phẩm bổ sung tại chỗ, góp phần giữ ổn định và cải thiện đáng kể đời sống bộ đội. Các nhà máy, xí nghiệp của quân đội đã sản xuất được các loại vũ khí, khí tài phù hợp với yêu cầu tác chiến hiện đại, đáp ứng các yêu cầu sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của quân đội. Nhiều đơn vị làm kinh tế của quân đội đã sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, trở thành các tổ chức kinh tế lớn của đất nước, đi đầu trong kết hợp kinh tế với quốc phòng, góp phần xứng đáng vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội và củng cố quốc phòng – an ninh của đất nước. Các doanh nghiệp quân đội đã tham gia nhiều dự án công trình trọng điểm của quốc gia như đường Hồ Chí Minh, đường dây 500 KV Bắc – Nam, dịch vụ dầu khí và nhiều công trình thuỷ điện lớn như Sông Đà, Drây H’ling. Hiện có 98 doanh nghiệp quân đội đang tham gia hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh tế như dịch vụ bay, dịch vụ cảng biển, viễn thông, công nghiệp đóng tàu… Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp này ngày một tăng.
Thực hiện chức năng cơ bản là sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và các quyền lợi quốc gia của đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức theo hướng tinh gọn, được trang bị các loại vũ khí, khí tài hiện đại cần thiết, thực hiện huấn luyện thường xuyên, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam có lực lượng thường trực gồm bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương với tổng quân số khoảng 450.000 người và lực lượng quân dự bị khoảng 5 triệu người. Bộ đội chủ lực là thành phần nòng cốt của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng cơ động của các quân đoàn, quân chủng, binh chủng, bộ đội chủ lực của quân khu và bộ đội chuyên môn kỹ thuật. Bên cạnh các đơn vị huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu còn có hệ thống hoàn chỉnh các đơn vị bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; các học viện, viện nghiên cứu, các trường đào tạo sĩ quan và trường nghiệp vụ các cấp.
Cổng TTĐT BQP
File đính kèm :
Quá trình hình thành và phát triển
Lục quân
Phòng không – Không quân
Hải quân
Bộ đội Biên phòng
Bộ đội địa phương
Lực lượng dự bị động viên
Học viện, nhà trường
Viện nghiên cứu
Đơn vị Kinh tế – Quốc phòng
mod/sa-mod-site/sa-qdndvn/sa-qdndvn-child/sa-qdndvn-gt/d9037f46-33e3-43c4-8cc3-0e4842afd15c
Quá trình hình thành và phát triển
Cách Chỉnh Sửa Tài Liệu Word Trực Tuyến
Bạn có thể chuẩn bị báo cáo, hướng dẫn sử dụng, giấy tờ, dự án và các tài liệu khác với sự trợ giúp của ứng dụng Microsoft Word. Khi tạo một tài liệu Word, cần phải chỉnh sửa tài liệu Word vì nhiều lý do. Có lẽ bạn cần thêm hình ảnh hoặc bảng bổ sung. Có lẽ dữ liệu cần phải được thay đổi.
Tuy nhiên, Microsoft Word là một ứng dụng máy tính để bàn. Chúng tôi cần tải nó xuống máy tính của bạn trước. Khi máy tính của bạn không có ứng dụng này, bạn nên làm gì? Trong tình huống này, bạn có thể sử dụng trình chỉnh sửa tài liệu Word trực tuyến có thể giúp bạn chỉnh sửa tài liệu Word trực tiếp mà không cần bất kỳ phần mềm nào.
1. Biên tập từ ngữAspose Words Editor là một trình soạn thảo tài liệu trực tuyến miễn phí. Nó hoạt động từ tất cả các nền tảng bao gồm Windows, Mac, Android và iOS. Tất cả các tập tin được xử lý trên các máy chủ. Không cần cài đặt plugin hoặc phần mềm.
Với Aspose Words Editor, bạn không cần phải cài đặt bất kỳ thành phần Microsoft Word nào để đạt được tự động hóa văn phòng nhanh chóng và có thể mở rộng. Chỉ cần tải lên tài liệu của bạn và bạn sẽ được chuyển hướng đến ứng dụng HTML Editor với trải nghiệm người dùng tuyệt vời và nhiều tính năng khác.
Bước 1. Nhấp vào bên trong vùng thả tệp để tải lên tệp tài liệu hoặc kéo và thả tệp tài liệu Word.
Bước 2. Sau khi tải lên tài liệu Word, tài liệu sẽ được tự động hiển thị để bạn đọc và chỉnh sửa.
Bước 3. Trong thanh công cụ trên cùng, bạn có thể thấy nhiều công cụ chỉnh sửa. Bạn có thể thay đổi kiểu văn bản, tô sáng văn bản, thêm hình ảnh hoặc liên kết vào tài liệu Word, điều chỉnh định dạng văn bản, v.v. bằng cách sử dụng các công cụ chỉnh sửa.
Bước 4. Tải tập tin. Bạn có thể chuyển đổi và tải xuống tệp tài liệu đã chỉnh sửa dưới dạng PDF, DOCX hoặc định dạng HTML khi bạn cần.
2. Google DocsGoogle Docs cho phép bạn viết, chỉnh sửa và cộng tác trên các tài liệu Word với người khác mọi lúc, mọi nơi. Nó cung cấp cho bạn các công cụ chỉnh sửa và tạo kiểu thông minh cho phép bạn dễ dàng định dạng văn bản và đoạn văn để tạo tài liệu sinh động. Có hàng trăm phông chữ để lựa chọn, và bạn cũng có thể thêm liên kết, hình ảnh và hình vẽ. Tất cả các chức năng trong Google Docs hoàn toàn miễn phí.
Bước 1. Nhấp vào biểu tượng “Thư mục” và chọn “Tải lên” để chọn tài liệu Word từ thiết bị của bạn. Bạn cũng có thể tải tệp lên từ Google Drive.
Bước 2. Tài liệu của bạn sẽ mở trong Google Docs. Tại đây, bạn có thể chỉnh sửa, chia sẻ và sử dụng các tài liệu được tạo trong Google Docs cho mọi hoạt động. Tất cả các thay đổi của bạn cũng sẽ được lưu tự động. Chèn liên kết, hình ảnh, thêm văn bản, nhận xét, v.v được hỗ trợ trong Google Docs.
3. Nhà văn ZohoZoho Writer là một trình xử lý văn bản mạnh mẽ có sẵn trên tất cả các thiết bị của bạn. Với Zoho Writer, bạn có thể mở và chỉnh sửa các tài liệu Microsoft Word của mình như không có gì thay đổi. Bạn cũng có thể lưu tài liệu Nhà văn của mình dưới dạng MS Word, PDF và các định dạng tệp phổ biến khác.
Trong khi đó, Zoho Writer có thể chia sẻ tài liệu với người khác và xem trình duyệt tài liệu của họ, theo dõi các thay đổi do người khác thực hiện đối với tài liệu trực tuyến của bạn, nhận xét của người khác về tài liệu, v.v. Khi chia sẻ tài liệu, bạn cũng có thể khóa một số phần của tài liệu để tránh chỉnh sửa ngẫu nhiên.
Bước 1. Điều hướng đến trang web sau đó nhấp vào “TẠO TÀI LIỆU” để chỉnh sửa tài liệu Word của bạn. Nhưng bạn cần đăng nhập bằng tài khoản đám mây hoặc tài khoản Zoho Writer trước.
Bước 3. Chọn công cụ chỉnh sửa bạn cần trên thanh công cụ bên. Bạn không chỉ có thể điều chỉnh định dạng của văn bản mà còn có thể quản lý thiết kế tài liệu Word của bạn. Có nhiều công cụ chỉnh sửa trong trình chỉnh sửa này có thể làm cho tài liệu Word của bạn đa dạng hơn.
4. QuétWritrScanWritr là một trình soạn thảo và chuyển đổi trực tuyến. Nó phù hợp để chỉnh sửa các tài liệu khác nhau, chẳng hạn như hợp đồng, bài viết, danh thiếp, ghi chú, biên lai, bảo hành, vv Nó có thể hoạt động trên mọi PC, Mac, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng có truy cập Internet . Ngoài ra, bạn không cần phải cài đặt bất kỳ ứng dụng nào.
Với ScanWritr, bạn có thể thêm chữ ký và chú thích. Bạn có thể sử dụng một cục tẩy hoặc bút. Hoặc, bạn có thể điền vào chỗ trống bằng công cụ viết. Sau đó xuất tài liệu của bạn dưới dạng PDF. Vì vậy, điều này làm cho tài liệu của bạn sẵn sàng để gửi, chia sẻ, in hoặc fax.
Bước 1. Nhấp vào “Chỉnh sửa trực tuyến ngay bây giờ” để bắt đầu chỉnh sửa.
Bước 2. Chọn tài liệu của bạn. Bạn có thể chọn tài liệu Word từ thiết bị cục bộ của mình hoặc nhập tài liệu từ Dropbox hoặc Google Drive.
Bước 3. Sau đó, bạn sẽ vào chế độ chỉnh sửa. Bạn có thể thêm văn bản, chữ ký, hình ảnh hoặc điều chỉnh kiểu phông chữ bằng cách nhấp vào các nút tương ứng trong thanh menu trên cùng.
Bước 4. Nhấn vào nút “Tải xuống” để tải xuống tệp theo định dạng bạn cần.
5. CHỈ CÓONLYOFFICE là một bộ văn phòng trực tuyến được tích hợp với một nền tảng cộng tác để quản lý tài liệu, dự án, nhóm và quan hệ khách hàng ở một nơi. Bạn có thể sử dụng các công cụ để tận dụng tối đa việc chỉnh sửa của mình như chèn video, chỉnh sửa ảnh, dịch văn bản và nhiều hơn nữa. Trong khi đó, ONLYOFFICE hỗ trợ mời bất kỳ ai chỉnh sửa tài liệu hoặc nhận xét về công việc của bạn thông qua liên kết bên ngoài.
Bước 1. Truy cập trang web trực tuyến DUY NHẤT sau đó nhấp vào nút “Bắt đầu chỉnh sửa”. Trước tiên, bạn cần tạo tài khoản DUY NHẤT hoặc đăng nhập bằng tài khoản Google, Facebook hoặc LinkedIn của bạn.
Bước 2. Nhấn biểu tượng “Tải lên” ở góc trên bên trái để chọn tài liệu Word mà bạn cần chỉnh sửa. Khi tải lên hoàn tất, bạn cần nhấp vào tên tệp trong danh sách để mở tệp.
Bước 3. Sau đó, bạn sẽ vào trang chỉnh sửa. Bạn có thể điều chỉnh văn bản và chèn hình ảnh, bảng, hình dạng, v.v. vào tài liệu Word của mình bằng cách sử dụng các công cụ chỉnh sửa.
Lời khuyên
“Trình chỉnh sửa tài liệu này cho phép bạn mời người khác chỉnh sửa tài liệu thông qua liên kết. Tính năng này có thể giúp công việc của bạn hiệu quả hơn. Bạn có thể sử dụng chức năng này bằng cách nhấp vào nút” Cài đặt chia sẻ “hiển thị ở góc trên bên phải.”
Phần kết luậnCác Trình Soạn Thảo Văn Bản Trực Tuyến Tốt Nhất Thay Thế Google Docs
Với sự xuất hiện phiên bản trực tuyến của bộ công cụ văn phòng “thống trị” suốt nhiều năm qua Microsoft Office hay các dịch vụ tiềm năng khác như Zoho Office, Etherpad,…hứa hẹn sẽ là các trình soạn thảo văn bản trực tuyến tốt nhất thay thế Google Docs trong tương lai.
các trình soạn thảo văn bản trực tuyến tốt nhất thay thế Google Docs 1. Microsoft Office Online – Truy cập : https://www.office.com/
Vốn đã là bộ công cụ văn phòng phổ biến nhất trên nền tảng Windows hay Mac, bộ công cụ văn phòng Microsoft Office nay đã có phiên bản trực tuyến hoàn toàn miễn phí trên nền web. Bộ công cụ Office Online gồm các chương trình Word, Excel, PowerPoint, OneNote, Outlook,…với những tính năng không hề “kém cạnh” bộ cài đặt trên máy tính.
Với những tính năng chia sẻ được tích hợp sẵn trong công cụ sẽ giúp bạn gửi văn bản tới những người bạn, đối tác của bạn dễ dàng hơn bao giờ hết đồng thời bạn cũng có thể đồng bộ dễ dàng với OneDrive,…
2. Zoho Office – Truy cập : https://www.zoho.com/
Nghe có vẻ là một cái tên lạ nhưng bạn sẽ không thể phủ nhận những gì Zoho Office đem lại sau khi bạn sử dụng bộ công cụ này. Cung cấp cho bạn những công cụ tương tự như Microsoft Office Online đôi khi có phần nhỉnh hơn như Writer (soạn thảo), Sheet (bảng tính), Projects (dự án), dễ dàng tạo slide thuyết trình với Zoho…và nhiều công cụ hữu ích khác.
Zoho Office có giao diện đơn giản và thân thiện sẽ giúp bạn nhanh chóng làm quen với bộ công cụ này. Ngoài những tính năng cơ bản như công cụ soạn thảo đến từ Microsoft thì Zoho còn có những tính năng nổi trội như gộp mail (Mail Merge) và hỗ trợ chữ ký điện tử, chat trực tuyến với những liên lạc được trao đổi.
3. Etherpad – Truy cập : http://etherpad.org/
Cung cấp giao diện soạn thảo cơ bản, đẹp mắt được sắp xếp một cách hợp lý sẽ giúp bạn nhanh chóng làm quen với Etherpad . Nếu bạn tìm một trình soạn thảo miễn phí với những chức năng soạn thảo thông thường thì Etherpad là dịch vụ soạn thảo văn bản trực tuyến tốt nhất dành cho bạn.
4. Nuclino – Truy cập : https://www.nuclino.com/
Điều ấn tượng nhất khi bắt đầu sử dụng Nuclino là giao diện thân thiện và đẹp mắt. Nuclino là dịch vụ văn bản trực tuyến cung cấp các chức năng biên tập, chèn video, âm nhạc trực tiếp vào văn bản một cách dễ dàng từ các nguồn như YouTube, Vimeo, Soundcloud,…
Trong việc soạn thảo văn bản, Nuclino cũng cung cấp những thẻ chèn hyperlink, tạo cột, dòng dễ dàng tuy nhiên vẫn còn một số chức năng hạn chế so với Google Docs hay Microsoft Office như tạo bảng tính, thuyết trình,…
5. Dropbox Paper – Truy cập : https://paper.dropbox.com/
Nếu bạn đã từng sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây Dropbox thì bạn có có thể bỏ qua một công cụ khác của nhà cung cấp này là Dropbox Paper . Với trình soạn thảo văn bản đơn giản cùng những tính năng hạn chế tuy nhiên Dropbox Paper lại cho phép nhiều người thực hiện chỉnh sửa văn bản cùng lúc.
Ngoài ra, Dropbox Paper còn cho phép bạn chèn ảnh trực tiếp vào văn bản hay nhúng video, âm thanh từ các nguồn như YouTube, Vimeo, Soundcloud, Facebook,…tương tự như Nuclino nhưng đa dạng hơn.
Lịch Sử Phát Triển Của Ngành Thực Phẩm Chức Năng (Tpcn) Trên Thế Giới
Cho đến nay, con người mặc dù sử dụng thực phẩm hàng ngày nhưng vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về các thành phần các chất dinh dưỡng trong thực phẩm, về tác động của thực phẩm tới các chức năng sinh lý của con người. Các đại danh y như Hippocrates (được xem là người sáng lập ra nền y học hiện đại), Tuệ Tĩnh (được coi là ông Tổ của ngành y học cổ truyền Việt Nam) đều quan niệm “Thức ăn là thuốc, thuốc là thức ăn”.
Loài người ngày càng phát triển, mô hình bệnh tật cũng thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội loài người, đặc biệt từ giữa thế kỷ 20 đến nay:
Cùng với sự già hóa dân số;
Tuổi thọ trung bình tăng;
Lối sống thay đổi;
Việc chăm sóc, kiểm soát các bệnh đó đặt ra nhiều vấn đề lớn cho y học, y tế và phúc lợi xã hội.
Người ta thấy rằng, chế độ ăn có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và xử lý với nhiều chứng bệnh mãn tính. Đó là hướng nghiên cứu và phát triển cho một ngành khoa học mới, khoa học Thực phẩm chức năng.
Tác dụng của Thực phẩm được biết tới từ hàng nghìn năm trướcViệc sử dụng thực phẩm để bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh và trị bệnh đã được khám phá từ hàng ngàn năm trước Công nguyên ở Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Ở Phương Tây, Hippocrates đã tuyên bố từ 2500 năm trước đây: “Hãy để thực phẩm là thuốc của bạn, thuốc là thực phẩm của bạn”.
Do khoa học công nghệ chế biến thực phẩm ngày càng phát triển, người ta càng có khả năng nghiên cứu và sản xuất nhiều loại thực phẩm chức năng để:
Cải thiện sức khỏe;
Nâng cao tuổi thọ;
Phòng ngừa các bệnh mạn tính;
Tăng cường chức năng sinh lý của các cơ quan cơ thể khi đã suy yếu,…
Có thể nói, lý luận đông y phát triển nhất trên thế giới là ở Trung Quốc. Đây cũng là quốc gia nghiên cứu nhiều nhất về các loại thực phẩm chức năng. Trung Quốc đã sản xuất, chế biến trên 10.000 loại thực phẩm chức năng. Có những thương hiệu đã có mặt ở trên 100 nước trên thế giới, đem lại lợi nhuận rất lớn. Các nước nghiên cứu nhiều tiếp theo là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Anh, Úc và nhiều nước châu Á, châu Âu khác.
Công nghệ sản xuất TPCNBằng cách bổ sung thêm “các thành phần có lợi” hoặc lấy ra bớt “các thành phần bất lợi”, người ta đã tạo ra nhiêu loại thực phẩm chức năng theo những công thức nhất định phục vụ cho mục đích của con người. Nhờ có khoa học công nghệ, con người ta đã khoa học hóa các lý luận và công nghệ chế biến thực phẩm chức năng. Các dạng thực phẩm chức năng hiện nay rất phong phú. Phần lớn dạng sản phẩm là dạng viên, vì nó thuận lợi cho đóng gói, lưu thông, bảo quản và sử dụng.
Ở các nước có nền y học cổ truyền như: Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam… TPCN được phát triển trên cơ sở “Biện chứng luận về âm dương hòa hợp”, “Hệ thống luận ngũ hành sinh khắc” trên cơ sở về yếu tố Quan tam bảo: Tinh – Thần – Khí và cơ sở triết học thiên nhân hợp nhất dưới sự soi sáng của y học hiện đại. Các tập đoàn lớn như: Tiens Group, Merro International Biology, Tianjin Jinyao Group,… đã kế thừa các truyền thống của y học cổ truyền, áp dụng kỹ thuật hiện đại để sản xuất ra các sản phẩm thực phẩm chức năng.
Đối với các nước không có nền y học cổ truyền phương Đông, các doanh nhân, các nhà khoa học, những người đam mê với nền y học Phương đông, đã đi sâu nghiên cứu, học hỏi và phát triển ra các sản phẩm TPCN ở ngay tại chính nước mình. Ví dụ như các tập đoàn Forever Living Products, Amway của Mỹ là những tập đoàn đã đầu tư rất lớn cho việc nghiên cứu sản xuất ra các sản phẩm TPCN để cung cấp cho con người.
Nhật Bản là nước đầu tiên ban hành Luật về thực phẩm chức năngTPCN mà trong đó là thực phẩm bổ sung (Vitamin and Mineral Food Supplement) và thực phẩm bổ sung các hoạt chất từ thảo dược (Botanical Herbal Dietary Supplement) được phát triển rất sớm ở Nhật, Mỹ, Trung Quốc, Canada. Nhưng:
Nhật Bản mới là nước đầu tiên ban hành Luật về Thực phẩm chức năng năm 1991.
Mỹ ban hành năm 1994.
Đài Loan, Trung Quốc ban hành năm 1999.
Các nước khác đa số ban hành luật TPCN giai đoạn 2000-2004.
Tiềm năng thị trường TPCN vô cùng lớnThị trường TPCN là một trong những thị trường tăng trưởng nhiều và nhanh nhất. Đối với nhiều quốc gia tăng 20-30%/năm.
Tại Nhật Bản, năm 2004 các sản phẩm TPCN FOSHU đạt 5,5 tỷ USD, các sản phẩm sức khỏe đạt 12,5 tỷ USD.
Tại Mỹ, năm 2006, chỉ tính 20 loại TPCN từ dược thảo được bán trên kênh FDM (Food, Drug of Market Retail Stores) đã đạt gần 250 triệu USD, nguyên liệu thô đạt 388 triệu USD. Năm 2007, thực phẩm bổ sung vitamin đạt 1,8 tỷ USD. Toàn bộ TPCN ở Mỹ chiếm 32% TPCN trên toàn thế giới.
Thị trường TPCN thế giới năm 2007 đã đạt 70 tỷ USD. Năm 2010 tăng lên trên 110 tỷ USD. Năm 2012 đạt gần 180 tỷ USD. Năm 2023 đạt gần 300 tỷ USD. Tăng trưởng bình quân là 7,4% năm.
Đối với ASEAN, năm 2010, thị trường TPCN đạt 4,8 tỷ USD, tăng 10% so với 7 năm trước đó, tạo thu nhập cho khoảng 10 triệu người. Các nước đạt cao nhất là Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Singapore, Philippine và Việt Nam.
Đối với châu Âu trong khối EU có 27 nước với 400 triệu dân. Những năm 1990,100% sản phẩm thực phẩm chức năng tiêu thụ ở châu Âu là nhập khẩu từ Mỹ. Nhưng đến năm 2012, có tới 60% sản phẩm được sản xuất tại EU, tỷ lệ này tăng lên hàng năm rõ rệt. Năm 2007, thị trường TPCN ở châu Âu đã đạt 15 tỷ USD, tăng trưởng bình quân mỗi năm là 16%/năm.
Nhu cầu sử dụng TPCN ngày càng tăng
Tại Nhật Bản bình quân đầu người sử dụng 126 USD cho sản phẩm TPCN mỗi năm.
Tại Mỹ là 70 USD.
Tại châu Âu là 61 USD.
Những người trưởng thành ở Mỹ năm 2006 có 40% sử dụng TPCN. Năm 2007 tăng lên 52% và năm 2010 tăng lên 72%. Ở Nhật Bản tỷ lệ này là 80%.
Các nước ASEAN cũng thành lập Hiệp hội TPCN ASEAN (ASEAN – Alliance of Health ¡Supplements Association – AAHSA) năm 2004 với 8 nước thành viên. 3 năm sau, Hiệp hội TPCN Việt Nam được thành lập tháng 12 năm 2007 và là thành viên của Hiệp hội TPCN quốc tế và ASEAN.
Thị trường Thực phẩm chức năng Việt NamTừ năm 1999, TPCN từ các nước bắt đầu nhập khẩu chính thức vào Việt Nam. Do có nhiều điều kiện thuận lợi như:
Có sẵn nguồn nguyên liệu;
Lịch sử nền y học cổ truyền lâu đời;
Có sẵn dây truyền sản xuất thuốc ;
Đội ngũ công nhân chuyên nghiệp;
Nên các công ty dược, các cơ sở sản xuất thuốc y học cổ truyền bắt đầu chuyển sang sản xuất thực phẩm chức năng.
Từ đó, số người sử dụng TPCN ở Việt Nam cũng ngày càng tăng. Chỉ tính những người sử dụng qua kênh bán hàng đa cấp cho thấy:
Năm 2005 có khoảng 1 triệu người ở 23 tỉnh (1,1% dân số) sử dụng TPCN.
Năm 2010 đã tăng lên 5.700.000 người ở khắp 63 tỉnh, thành phố (chiếm 6,6% dân số).
Năm 2011, Cục An toàn thực phẩm đã điều tra cho thấy ở TP. Hồ Chí Minh có 43% số người trưởng thành và ở Hà Nội có 63% số người trưởng thành sử dụng TPCN.
TPCN đã giúp nhiều người tăng cường sức khỏe, tăng cường cái đẹp, giảm nguy cơ và tác hại của nhiều bệnh tật như tim mạch, đái tháo đường, viêm thoái hóa khớp, ung thư,…
Tình hình sản xuất, kinh doanh TPCN ở Việt NamSố liệu giai đoạn 2000 – 2023
Nhìn chung, thị trường TPCN vẫn còn rất tiềm năng. Đây là cơ hội và cũng là thách thức lớn cho các quốc gia đang phát triển với dân số đông như Việt Nam. Quý vị quan tâm đến sức khỏe nên sử dụng TPCN. Tuy nhiên, khi mua TPCN quý vị nên chú ý vì thực phẩm chức năng rất giống với thuốc. Hơn nữa, nhiều kẻ vô lương tâm cũng sản xuất thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng,… không có nhãn hiệu hoặc giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng để đánh lừa người tiêu dùng.
Bài viết có sự tham khảo từ:
Nhiều nguồn thông tin trên Internet;
Tài liệu về Thực phẩm chức năng của chúng tôi Trần Đáng (Hiệp hội TPCN Việt Nam)
Ngày cập nhật: 12/08/2023
Xin lưu ý: Nội dung và các văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn xem bài viết. Để có được thông tin đầy đủ và chính xác nhất, bạn vui lòng gọi hotline để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nguồn Tài Liệu Trực Tuyến: Quá Trình Và Xu Hướng Phát Triển Trong Các Thư Viện Trên Thế Giới trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!