Bạn đang xem bài viết Nguyên Tắc Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Theo Pháp Luật Hiện Hành được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
GVCC. Trường Đại học Luật Hà Nội THS. HOÀNG THỊ LAN PHƯƠNG GV. Trường Đại học Luật Hà Nội.Từ khóa: Nguyên tắc xử phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt, vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính.
Keywords: sanctioning principles; sanctioning authority; sanctioning procedures; administrative violations; sanction of administrative violations.
Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các cá nhân có thẩm quyền nhằm xác định hành vi vi phạm hành chính (VPHC) để áp dụng các hình thức xử phạt và các biện pháp cưỡng chế khác do pháp luật quy định đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC. Cũng như các hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý khác, xử phạt VPHC phải tuân theo những nguyên tắc nhất định để xử phạt đúng đắn, chính xác, vừa bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, của xã hội, đồng thời vẫn bảo vệ hữu hiệu quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị xử phạt.
1. Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
1.1. Nguyên tắc mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do VPHC gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật
Khi phát hiện hành vi VPHC thì người có thẩm quyền phải xử phạt nghiêm minh để đảm bảo giá trị trừng trị người vi phạm, đồng thời giáo dục người vi phạm và giáo dục chung đối với tất cả mọi người. Việc không xử lý hay xử lý quá nhẹ có thể dẫn đến sự coi thường pháp luật, nếu xử phạt quá nặng sẽ gây bức xúc cho người bị xử phạt. Cả hai khả năng đó đều ảnh hưởng bất lợi đến ý thức pháp luật của người dân.
Bên cạnh đó, có nhiều hành vi VPHC gây ra thiệt hại về mặt thực tế. Chẳng hạn, hành vi xả, thải nước, khí có chứa các thông số nguy hại môi trường sẽ làm ô nhiễm đất, nước, không khí. Sự ô nhiễm này sẽ gây nguy hại cho con người, cho động, thực vật. Vì vậy, với các hành vi VPHC có gây thiệt hại thực tế thì ngoài việc xử phạt người vi phạm bằng hình thức xử phạt thì còn cần phải áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục hậu quả do VPHC gây ra thì mới thực sự loại trừ được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm. Nếu hậu quả của vi phạm hành chính không được khắc phục thì hậu quả đó có thể ảnh hưởng rất lâu dài như trường hợp công ty Vedan đã làm ô nhiễm dòng sông Thị Vải mà theo ước tính thì nếu áp dụng tích cực các biện pháp cần thiết cũng phải mất 10 năm đến 15 năm mới trả lại cho dòng sông tình trạng ban đầu[2].
1.2. Nguyên tắc việc xử phạt VPHC được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật
Thứ nhất, việc xử phạt VPHC được tiến hành nhanh chóng. VPHC thường được coi là hành vi có tính nguy hiểm thấp hơn tội phạm nên thông thường việc xử phạt VPHC không phải mất quá nhiều thời gian mà vẫn có thể đảm bảo chính xác, đúng pháp luật. Hơn nữa, khi xử phạt VPHC, bằng việc áp dụng một số biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật có thể ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hay hoạt động bình thường của người bị xử phạt. Hơn nữa, như trên đã nêu, việc xử phạt nhanh chóng sẽ có khả năng ngăn ngừa kịp thời các tác động tiêu cực do vi phạm hành chính gây ra. Nguyên tắc này được thể hiện ở cả hai thủ tục xử phạt VPHC. Trong thủ tục xử phạt không lập biên bản, quyết định hành chính được ban hành ngay khi người có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm. Trong thủ tục xử phạt có lập biên bản, thời hạn ban hành quyết định xử phạt VPHC nói chung là 7 ngày; trong trường hợp pháp luật quy định có giải trình hoặc trường hợp không có giải trình nhưng phức tạp thì thời hạn là 30 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Với thời hạn như vậy, việc xử phạt VPHC cần được thực hiện nhanh chóng vì nếu hết thời hạn thì người có thẩm quyền không được ban hành quyết định để xử phạt về hành vi vi phạm đó nữa.
Thứ ba, việc xử phạt VPHC phải đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật. Xử phạt VPHC là hoạt động sử dụng quyền lực nhà nước để áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với người vi phạm nên chỉ người có thẩm quyền mới có quyền xử phạt VPHC và chỉ được xử phạt trong giới hạn thẩm quyền pháp luật quy định. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được thể hiện cụ thể là ai được quyền xử phạt, được xử phạt đối với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực nào, được áp dụng các biện pháp cưỡng chế nào, đến mức độ nào. Việc xử phạt đúng thẩm quyền sẽ tạo nên sự hài hòa, không chồng chéo, không bỏ sót vi phạm và xử phạt được thuận tiện, chính xác. Việc xử phạt cũng phải bảo đảm công bằng để ai vi phạm cũng đều bị xử phạt, vi phạm giống nhau thì bị xử phạt giống nhau, đồng thời có tính đến các yếu tố đặc thù về người vi phạm, điều kiện, hoàn cảnh vi phạm nhưng trong giới hạn pháp luật quy định. Chẳng hạn, sau khi ban hành quyết định xử phạt VPHC, nếu cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tại, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì người có thẩm quyền có thể xem xét miễn, giảm tiền phạt[6].
1.3. Nguyên tắc việc xử phạt VPHC phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
Bất cứ hành vi VPHC nào cũng có tính nguy hiểm cho xã hội và tùy theo mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà pháp luật quy định hình thức, mức phạt phù hợp. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi VPHC tùy thuộc vào nhiều yếu tố như bản thân hành vi đó là hành vi gì, mức độ nghiêm trọng của hậu quả gây ra, người vi phạm là ai, thực hiện hành vi vi phạm trong điều kiện hoàn cảnh nào… Vì vậy, để xử phạt VPHC nghiêm minh, công bằng, có giá trị răn đe, phòng ngừa cao thì khi xử phạt phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đồi tượng vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định hình thức, mức xử phạt.
1.4. Nguyên tắc chỉ xử phạt VPHC khi có hành vi VPHC do pháp luật quy định;một hành vi VPHC chỉ bị xử phạt một lần;nhiều người cùng thực hiện một hành vi VPHC thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi VPHC đó;một người thực hiện nhiều hành vi VPHC hoặc VPHC nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm
1.5. Nguyên tắc người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh VPHC;c2. 2.1. Về nguyên tắc mọi hậu quả do VPHC gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật Nhận xét và kiến nghị á nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính
Một hành vi vi phạm pháp luật nói chung đều có 2 dấu hiệu: dấu hiệu nội dung là hành vi đó có tính nguy hiểm cho xã hội; dấu hiệu hình thức là hành vi đó phải được pháp luật quy định đó là hành vi vi phạm pháp luật. Ví dụ, pháp luật quy định người khiếu nại có nghĩa vụ chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật nhưng pháp luật không có quy định hành vi không thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật là hành vi VPHC nên không thể xử phạt cá nhân, tổ chức khiếu nại nếu họ không thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại. Nguyên tắc này thể hiện quan điểm là chỉ có cơ quan có thẩm quyền mới có quyền xác định một hành vi trái pháp luật nào đó có phải là VPHC không và trong trường hợp có hành vi thực sự có tính nguy hiểm cho xã hội mà vì lý do nào đó pháp luật chưa quy định đó là hành vi VPHC thì không ai có thể bắt cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm hành chính về hành vi đó. Trong trường hợp pháp luật quy định một hành vi là VPHC thì mỗi lần cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi đó sẽ chỉ bị xử phạt một lần về hành vi VPHC đã thực hiện được. Nếu người có thẩm quyền phát hiện cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều VPHC hay nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một vi phạm thì việc xử phạt mỗi cá nhân, tổ chức về từng hành vi họ vi phạm trong một lần xử phạt cũng vẫn là một VPHC chỉ bị xử phạt một lần.
2.2. Về nguyên tắc việc xử phạt VPHC được tiến hành đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật
Để xử phạt VPHC đối với cá nhân, tổ chức thì người có thẩm quyền xử phạt phải chứng minh được cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện hành vi vi phạm trên thực tế. Nếu không chứng minh được có VPHC trên thực tế thì không thể xử phạt và muốn xử phạt về hành vi vi phạm nào thì phải chứng minh có hành vi đó. Có như vậy, người có thẩm quyền mới có thể biết được cần xử phạt ai và xử phạt như thế nào để tránh sai sót. Mặc dù vậy, người có thẩm quyền đôi khi vẫn không có đủ thông tin cần thiết hoặc thông tin họ có không rõ ràng, chính xác nên có thể dẫn đến kết luận sai và ra quyết định xử phạt sai. Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị xử phạt, Luật năm 2012 đưa ra nguyên tắc cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không VPHC. Nguyên tắc này được thể hiện rất rõ trong quy định về quyền giải trình của người bị xử phạt VPHC [7].
1.6. Nguyên tắc đối với cùng một hành vi VPHC thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân
2.3. Về nguyên tắc xử phạt VPHC phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm
Đây cũng là nguyên tắc mới được đưa vào trong Luật năm 2012. Theo đó, khi thực hiện hành vi vi phạm có tất cả mọi tình tiết giống nhau thì tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền với mức tiền phạt cao gấp đôi so với mức tiền phạt đối với cá nhân đã thành niên. Nguyên tắc này đã được cụ thể hóa trong tất cả các nghị định quy định về VPHC và xử phạt VPHC trong các lĩnh vực cụ thể.
Như đã đề cập ở trên, tính chất nguy hiểm cho xã hội của VPHC không chỉ thể hiện ở bản thân hành vi vi phạm mà còn ở hậu quả do hành vi vi phạm gây ra. Vì vậy, khắc phục hậu quả do VPHC gây ra là tất yếu. Tuy nhiên, Điều 65 Luật năm 2012 quy định trường hợp cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt, nhưng vẫn có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Vấn đề đặt ra là trong trường hợp này ai sẽ là người thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả khi mà trách nhiệm ở đây thuộc loại trách nhiệm không chuyển giao cho người khác[8]. Do vậy, để nguyên tắc này được thể hiện xuyên suốt, cần sửa đổi quy định này theo một trong hai phương án sau:
– Bãi bỏ quy định về việc ra quyết định khắc phục hậu quả VPHC trong trường hợp cá nhân chết, mất tích, tổ chức bị giải thể, phá sản; hoặc,
– Xác định cụ thể cơ quan nhà nước có trách nhiệm khắc phục hậu quả để bảo đảm an toàn cho con người, xã hội, tự nhiên khi chủ thể của vi phạm đã không còn tồn tại.
2.5. Về nguyên tắc đối với cùng một hành vi VPHC thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 56 Luật năm 2012 quy định “Xử phạt VPHC không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức”. Từ “trường hợp” ở đây không rõ nghĩa nên có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau: (1) Trường hợp có nghĩa là hành vi: tức là cứ hành vi nào có mức phạt tiền trên 250.000 đồng đối với cá nhân, trên 500.000 đồng đối với tổ chức thì mới phải lập biên bản; (2) Trường hợp nghĩa là người vi phạm: tức là một cá nhân, tổ chức trong một lần bị xử phạt bất kể thực hiện mấy hành vi nếu tổng mức phạt là trên 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức thì phải lập biên bản; (3) Trường hợp nghĩa là một lần xử phạt, tức là trong một lần xử phạt có thể có nhiều người bị xử phạt, có thể xử phạt về nhiều hành vi nhưng tổng tiền phạt trong lần xử phạt đó là trên 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức thì phải lập biên bản. Nếu hiểu theo các cách khác nhau như vậy có nghĩa là sẽ có nhiều cách áp dụng thủ tục xử phạt khác nhau mà vẫn được gọi là đúng thủ tục pháp luật quy định. Do vậy, cần sửa đổi quy định này như sau: “Xử phạt VPHC không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp hành vi vi phạm bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức”.
Nguyên tắc này bảo đảm hình thức, mức xử phạt hoàn toàn tương xứng với mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm. Tuy nhiên, do hành vi VPHC thường được quan niệm là có mức độ nguy hiểm cho xã hội không cao, trong khi thực tế VPHC xảy ra rất thường xuyên nên việc xử phạt VPHC cần được tiến hành một cách đơn giản, nhanh chóng. Vì vậy, Luật năm 2012 quy định cách xác định mức tiền phạt là nếu không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ thì mức phạt tiền là mức trung bình của khung. Cho nên, ở mức độ chi tiết thì hành vi VPHC có mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau nhưng nếu thuộc một khung tiền phạt thì mức phạt tiền được áp dụng là như nhau. Điều này có thể chấp nhận được nếu mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi thuộc phạm vi được đưa vào một khung tiền phạt không chênh lệch quá lớn.
Ví dụ, khoản 3 Điều 24 Nghị định 96/2014/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng: phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ. Với quy định này, hành vi mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ không phụ thuộc số lượng ngoại tệ được mua bán đều bị xử phạt cùng một khung tiền phạt. Bởi vậy, khi có trường hợp chỉ bán 100 USD đã bị phạt tới 90.000.000 đồng gây bức xúc trong xã hội[11].
Khoản 2 Điều 14 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi xả rác, chất thải sinh hoạt, chất thải của người và gia súc có khối lượng từ đủ 01 m 3/ngày đêm trở lên vào nguồn nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt và khu vực công cộng. Như vậy, dù lượng rác, chất thải nhiều đến mức nào (chỉ cần đủ 1m 3 trở lên) là đều bị xử phạt giống nhau.
Những quy định như trên không phải là phổ biến, tuy nhiên, để đảm bảo xử phạt vi phạm hành chính đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của vi phạm thì cần có những khung tiền phạt trên cơ sở có định lượng cụ thể đối với hành vi và biên độ giữa mức nguy hiểm nhất và ít nguy hiểm nhất của hành vi thuộc mỗi khung tiền phạt không nên quá rộng.
Thứ hai, người bị xử phạt có quyền chứng minh mình không VPHC. Đây là nguyên tắc thể hiện sự tiến bộ hơn hẳn của Luật so với pháp luật trước đây về xử phạt VPHC. Luật đã dành một số điều quy định trực tiếp về giải trình trong xử phạt VPHC. Hàm nghĩa của giải trình là quyền được lắng nghe. Cơ sở của quyền giải trình là bất kỳ ai cũng đều không thích hợp để trở thành quan tòa cho chính bản thân mình. Ý nghĩa của nó là loại bỏ sự phiến diện trong suy nghĩ, ý kiến của cá nhân[15]. Nguyên tắc này góp phần hạn chế sự quan liêu, thiên lệch có thể có trong tư duy chứng minh VPHC của người có thẩm quyền xử phạt. Hiện nay, Luật năm 2012 mới quy định người bị xử phạt có quyền giải trình khi bị xử phạt bằng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức. Như vậy, nếu người bị xử phạt với hành vi có mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt thấp hơn mức trên hoặc không phải là bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thì không được giải trình và thực chất cũng không có cách thức nào để chứng minh mình không VPHC. Để đảm bảo nguyên tắc người bị xử phạt có quyền chứng minh mình không VPHC thì cần mở rộng quyền giải trình cho người bị xử phạt.
Trong xử phạt VPHC, phạt tiền là hình thức xử phạt được áp dụng phổ biến nhất. Mức phạt tiền cao hay thấp tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và mức phạt tỉ lệ thuận với nhau. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phụ thuộc vào khách thể mà hành vi xâm phạm tới, thiệt hại thực tế hành vi gây ra, công cụ, phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi, điều kiện, hoàn cảnh hành vi được thực hiện, hình thức lỗi… nhưng không phụ thuộc vào chủ thể thực hiện hành vi theo nghĩa là cá nhân hay tổ chức. Bởi vậy, cần xem xét lại cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn, cơ sở pháp lý của nguyên tắc này, đánh giá lại tác động của việc thực hiện nguyên tắc này trên thực tế một cách thật sự khách quan, khoa học để quyết định duy trì hay bãi bỏ nguyên tắc này trong xử phạt VPHC.
Pháp luật về xử phạt VPHC những năm qua không ngừng thay đổi, hoàn thiện phù hợp với thực trạng VPHC và những thay đổi của đời sống xã hội. Các nguyên tắc xử phạt vi phạm cũng được thay đổi, bổ sung. Bên cạnh những ưu điểm của pháp luật về xử phạt VPHC và các nguyên tắc xử phạt VPHC thì việc tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn về các nguyên tắc cũng như mối tương quan giữa các nguyên tắc xử phạt VPHC với các quy định của pháp luật về xử phạt VPHC là rất cần thiết nhằm xây dựng được các nguyên tắc thực sự khách quan, khoa học và tạo ra sự thống nhất, đồng bộ của pháp luật thì các nguyên tắc mới phát huy được hết vai trò tích cực trong xử phạt VPHC./.
[1] Xem khoản 3 Điều 127, khoản 3 Điều 128 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
[3] Xem khoản 2 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
[4] Xem Điều 72 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
[5] Xem Điều 127, 128, 129 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
(Nguồn tin: Bài viết được đăng tải trên Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 23 (399), tháng 12/2023.)
[6] Xem Điều 76, 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
[7] Xem Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
[8] Xem Ủy ban pháp luật, Báo cáo Thẩm tra dự án Luật Xử lý vi phạm hành chính số 299/BC-UBPL13.
[9] Xem Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
[10] Xem Bùi Thị Đào, Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, Tạp chí Luật học, số Đặc san về xử lý vi phạm hành chính 9/2003.
[12] Xem Điều 13, 15 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2023.
[13] Xem Đào Trí Úc, Nguyên tắc suy đoán vô tội- nguyên tắc hiến định quan trọng trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2023, Tạp chí Kiểm sát, số 02/2023.
[15] Xem Tô Khánh Nguyên (Su Qing Yuan), Nghiên cứu chế độ nghe giải trình trong xử phạt vi phạm hành chính ở Trung quốc, Kỷ yếu hội thảo về trách nhiệm hành chính và cấp phép hành chính, Đại học Luật Hà Nội và Đại học Vân Nam Trung Quốc.
Vi Phạm Hành Chính Là Gì ? Nguyên Tắc Xử Lý Vi Phạm Hành Chính
Ở một số nước trên thế giới, vi phạm hành chính thường được hiểu chung là các hành vi vi phạm pháp luật mà không phải là tội phạm, bị xử phạt bằng các chế tài hành chính. Ví dụ Pháp lệnh của Hội đồng bang Milaca, Minnesota[2] định nghĩa VPHC là hành vi vi phạm quy định của Pháp lệnh này và phải chịu các hình thức xử phạt hành chính theo quy định…”. Luật về xử phạt hành chính của Cộng hòa nhân dân Trung hoa năm 1996 (Điều 3) định nghĩa vi phạm hành chính là ” hành vi vi phạm trật tự hành chính của công dân và pháp nhân hoặc các tổ chức khác, bị áp dụng các hình thức phạt hành chính được quy định bởi pháp luật theo quy định của Luật này và các hình thức xử phạt này được giao cho các cơ quan hành chính áp dụng theo thủ tục do Luật này quy định”. Trong khi đó, theo quy định của Bộ luật xử phạt vi phạm hành chính của Cộng hòa liên bang Nga[3] thì vi phạm hành chính được định nghĩa là “hành động (không hành động) của thể nhân hoặc pháp nhân, trái pháp luật, có lỗi và bị Bộ luật này hoặc các luật của Cộng hòa liên bang Nga quy định phải chịu trách nhiệm hành chính”.
Nhìn chung, xử lý vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đều thuộc phạm trù xử lý vi phạm hành chính,có thể hiểu chung là việc áp dụng các biện pháp/chế tài mang tính cưỡng chế hành chính của Nhà nước đối với chủ thể có hành vi vi phạm hành chính. Theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác. Như vậy, xử lý vi phạm hành chính là khái niệm rộng, bao trùm, trong đó xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp hành chính khác là hai “nhánh” chế tài cưỡng chế hành chính trong xử lý vi phạm hành chính có sự khác biệt nhất định.
5. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chínhTrong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội, theo số liệu thống kê của Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, từ tháng 10 năm 2002 đến tháng 12 năm 2007, lực lượng quản lý xuất cảnh, nhập cảnh đã phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính đối với 12.065 người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh với tổng số tiền phạt lên đến hơn 3 tỷ đồng; đưa vào diện “cấm nhập cảnh” 109 đối tượng, đưa vào diện “chú ý nhập cảnh” 220 đối tượng. Đối với người Việt Nam , các vi phạm hành chính chủ yếu là các hành vi xuất cảnh trái phép, sử dụng hộ chiếu giả, thị thực giả, giả mạo hồ sơ cấp hộ chiếu, khai sai sự thật để được cấp hộ chiếu, thị thực. Đối với người nước ngoài, vi phạm hành chính chủ yếu là các hành vi nhập cảnh trái phép, sử dụng hộ chiếu, thị thực giả để nhập cảnh, xuất cảnh; ở lại quá thời hạn cho phép, hoạt động trái mục đích nhập cảnh, lừa đảo, môi giới phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài trái phép…
Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong sản xuất, chế biến hàng thuỷ sản ở nước ta, trên thực tế, đời sống sinh hoạt của nhân dân, hoạt động xuất nhập khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng bởi các hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. Những sản phẩm kém chất lượng do thuỷ sản bị nhiễm bẩn, nhiễm tạp chất, nhiễm kháng sinh đã từng bị một số nước hạn chế nhập hoặc cấm nhập và đều gây thiệt hại về uy tín của hàng thuỷ sản Việt Nam . Đời sống sức khoẻ cộng đồng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tiêu dùng các sản phẩm này. Điều đó không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới chính sách xuất khẩu nói riêng và tới nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội nói chung của Nhà nước.
Điểm a khoản 1 Điều 66 của Pháp lệnh quy định cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định thì bị cưỡng chế bằng một trong những biện pháp được ghi nhận tại Pháp lệnh, trong đó có biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế không hiệu quả, việc khấu trừ tiền từ tài khoản ngân hàng khó thực hiện vì các tổ chức tín dụng nơi tổ chức, cá nhân vi phạm bị xử phạt có tài khoản không tiến hành trích chuyển vì bảo vệ quyền lợi khách hành của mình. Để đảm bảo tính răn đe, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện các quyết định của cơ quan hành chính nhà nước, Dự án Pháp lệnh cần tiến hành nghiên cứu để quy định rõ trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, nội dung điều này cần quy định theo hướng ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác không thực hiện trách nhiệm trích chuyển từ tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vào tài khoản của ngân hàng nhà nước đối với số tiền phạt phải nộp theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế.
Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung quy định về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Mặc dù về hình thức, Điều này vẫn giữ cách quy định như PLXLVPHC là chia các lĩnh vực quản lý nhà nước thành 5 nhóm lĩnh vực để quy định mức phạt tiền tối đa. Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính là 500 triệu đồng nhưng trong một số nhóm lĩnh vực đã quy định nâng mức phạt tiền tối đa như bảo vệ môi trường; chứng khoán; xây dựng; đất đai; ngân hàng; sở hữu trí tuệ; quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản…, đồng thời bổ sung mức phạt tiền ở một số lĩnh vực trước đây PLXLVPHC chưa quy định như phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý vật liệu nổ công nghiệp; thể dục, thể chúng tôi định này nhằm nâng cao tác dụng răn đe, giáo dục người vi phạm, đồng thời cũng là để Chính phủ có thêm điều kiện chủ động trong việc quy định cụ thể mức phạt tiền đối với từng lĩnh vực quản lý nhà nước cho sát hợp với thực tế.
Chương IV của PLXLVPHC (từ Điều 28 đến Điều 40) về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính là nội dung được sửa đổi “đậm nét” nhất trong PLXLVPHC. Các nội dung được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở quá triệt quan điểm chỉ đạo xây dựng Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung là đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện phân cấp mạnh mẽ hơn nữa cho cấp cơ sở nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng, chống xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
– Sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 61 của PLXLVPHC về việc phân cấp thẩm quyền bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thutheo hướng không phân cấp theo trị giá tang vật, phương tiện mà quy định thành các trường hợp cụ thể sau:
Công ty luật Minh Khuê – Sưu tầm và biên tập.
Nguyên Tắc Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Đất Đai
Trong những năm qua, quy hoạch sử dụng đất và giá trị của đất đai trên cả nước có sự biến động lớn, dẫn đến những thay đổi không nhỏ trong quan hệ quản lý, sử dụng đất. Cùng với đó, các vi phạm cũng có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Do đó nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai là việc làm cần thiết hiện nay.
Ngày 19/11/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị định 91/2023/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Nội dung quy định rõ hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Nhằm giúp các tổ chức, cá nhân tìm hiểu và áp dụng đúng những quy định mới nhất của Nhà nước về đất đai, cụ thể: Những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng, nhà ở; những quy định về xác định giá đất; thu tiền thuê đất, sử dụng đất; quy định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;…Nhà xuất bản Hồng Đức xin giới thiệu cuốn sách:
Việc quản lý đất đai hợp lý, đúng pháp luật là vấn đề hàng đầu được đặt ra cho ngành địa chính. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đất đai, nhà ở, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội xuất bản cuốn sách ” Hy vọng cuốn sách sẽ giúp các cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và cá nhân có được những thông tin cần thiết trong lĩnh vực đất đai, nhà ở. Sách đẹp, khổ 20*28 cm, dày 432 trang, Giá: 375.000đ. Nộp lưu chiểu quý I / 2023.
Nội dung cuốn sách bao gồm những phần chính sau:
PHẦN I. LUẬT ĐẤT ĐAI, LUẬT NHÀ Ở (ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG) VÀ VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH;
PHẦN II. QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ THỦ TỤC CẤP VÀ ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở;
PHẦN III. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT VỀ GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT, CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG, BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI;
PHẦN IV. HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH KHI ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI, NHÀ Ở VÀ THU TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT;
PHẦN V. CÔNG TÁC QUY HOẠCH XÂY DỰNG, QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐẤT TẠI ĐÔ THỊ THEO QUY HOẠCH ĐƯỢC DUYỆT
Công ty Sách Pháp Luật: Bán sỉ và lẻ sách Sách Luật Đất Đai Chiết Khấu Cao có Hóa Đơn Tài chính, Sách chính hãng, giá rẻ uy tín chất lượng,Giao Sách sau 1 tiếng tại TP. HCM và TP. Hà Nội; Chúng tôi còn phát hành các loại sách độc quyền cung cấp tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc
Địa chỉ: Phố . Đội Cấn, P. Cống Vị ,Q. Ba Đình. TP. HÀ NÔI
Chi Nhánh I : 282 Nam Kỳ Khởi Nghĩa , P7. Quận 3 TP. HCM
Website: http://sachphapluat.com.vn – Email: [email protected]
Vi Phạm Hành Chính Là Gì ? Nguyên Tắc Xử Lý Vi Phạm Hành Chính? Các Trường Hợp Xử Lý Vi Phạm Hành Chính
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Ví dụ: Người nào đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau sẽ bị phạt tiền 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đây là hành vi vi phạm quản hành chính về lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định nguyên tắc xử phạt bao gồm:
– Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
– Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
– Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
– Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
+ Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
+ Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
+ Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
– Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
– Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trân trọng./.
Với vấn đề bạn đang gặp phải chúng tôi xin được tư vấn như sau :
Khoản 8 Điều 24 Nghị định 100/2023/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vượt trọng tải như sau:
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%;
b) Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%
Ngoài ra, khi xe vượt quá tải trọng cho phép thì không chỉ người điều khiển xe mà cả chủ xe cũng sẽ bị xử phạt theo điểm a, khoản 12 Điều 30 Nghị định 100/2023/ND-CP:
– Tỉ lệ quá tải trên 150% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 36.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.”
Nếu bạn vừa là chủ phương tiện, đồng thời là người điều khiển xe thì bạn sẽ bị xử phạt với mức phạt đối với chủ phương tiện từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng kèm theo hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 03 đến 05 tháng.
Trân trọng./.
3. Xử phạt vi phạm hành chính hành vi đánh nhauThưa luật sư, em có tham gia một vụ đánh nhau với đám bạn và bị công an xã bắt được, yêu cầu về trụ sở để giải quyết. Hậu quả hai bên chỉ bị tím và trầy xước nhẹ. Luật sư cho em hổi trong trường hợp này, em bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu TNHH ạ?
Trả lời:
Để xác định xem hành vi của bạn bị chỉ xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường dân sự hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải căn cứ vào tỉ lệ thương tật mà hành vi đánh đạp này gây ra. Vì vậy, chúng tôi đưa ra các cở pháp lý sau để bạn tham khảo về trường hợp của bạn.
– Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình xử phạt vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau
Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng…2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;……3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau
– Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2023 (sửa đổi, bổ sung năm 2023) quy định về Tội cố ý gây thương tích như sau:
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;i) Có tính chất côn đồ;k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;c) Phạm tội 02 lần trở lên;d) Tái phạm nguy hiểm;đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:a) Làm chết người;b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:a) Làm chết 02 người trở lên;b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Vì vậy, bạn cần căn cứ vào mức độ thương tật do cơ quan giám định sức khỏe xác định để biết hành vi của bạn chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xin cảm ơn!
4. Xử phạt hành chính khi lấn chiếm đất đaiThưa Luật sư, hàng xóm lấn chiếm 10 m2 đất ở cuả gia đình tôi thì có bị xử ohajt hành chính về hành vi lấn chiếm đất đai không ạ?
Tôi xin cảm ơn Luật Minh Khuê đã tư vấn.
Trả lời:
Theo khoản 4 Điều 14 Nghị định 91/2023/NĐ-CP của chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai:
4. Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
Như vậy, hàng xóm nhà bạn có thể bị phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng về hành vi lấn chiếm đất ở (đất phi nông nghiệp).
5. Hành vi ngoại tình bị xử phạt hành chính thế nào?
Hành vi “ngoại tình” tùy theo mức độ mà có cách xử lý khác nhau (không xử lý, xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự). Với trường hợp xử lý vi phạm hành chính, từ ngày 01/9/2023, những hành vi sau đây sẽ bị tăng nặng mức phạt theo Nghị định 82/2023/NĐ-CP của Chính phủ:
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hành chính – Công ty luật Minh Khuê
Nội Dung Nguyên Tắc Xử Lý Vi Phạm Hành Chính
Nội dung nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính. Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính theo quy định hiện hành.
Nội dung nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính. Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính theo quy định hiện hành.
– Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần
– Nhiều người cùng thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều phải chịu xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
– Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Những nội dung mà bạn thắc mắc được hiểu như sau:
Ví dụ: Nguyễn Văn A có hành vi vượt đèn đỏ đã bị cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt ngay vào ngày hôm đó. Hành vi này đã bị xử phạt rồi thì không được xử phạt lại nữa.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. Khi 2 người trở lên cùng thực hiện hành vi vi phạm đáp ứng các điều kiện: cùng đủ điều kiện chủ thể để chịu trách nhiệm về hành vi, cùng thực hiện hành vi (hành vi của họ hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau để đạt được mục đích, để thực hiện được việc vi phạm pháp luật), cùng có lỗi… thì họ phải cùng chịu trách nhiệm về hành vi mà mình đã thực hiện.
Ví dụ: Nguyễn Văn A và Trần Văn B cùng có hành vi đánh bạc, số tiền đánh bạc thu giữ trên chiếu bạc được là 1.000.000 đồng. Đây là lần đầu vi phạm của A và B, do vậy A và B sẽ cùng bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc theo quy định tại pháp luật.
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
Xác Định Thời Hiệu Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Theo Quy Định Hiện Hành
Khi áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải xem xét đến yếu tố thời hiệu áp dụng. Việc xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành được biểu hiện như sau:
Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chínhThời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Để xác định thời hiệu làm căn cứ xử phạt, cơ quan có thẩm quyền cần xác định chính xác thời điểm để tính thời hiểu xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể:
Việc xác định thời điểm được quy định như sau:
– Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
– Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
Đối tượng nào bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện nay?
Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau:
Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế.
Lưu ý:
– Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định trên. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
– Trong thời hạn được quy định trên mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Các hình thức xử lý vi phạm hành chính và nguyên tắc áp dụng
Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Tắc Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Theo Pháp Luật Hiện Hành trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!