Xu Hướng 6/2023 # Những Điểm Mới Trong Luật Hải Quan 2014 Liên Quan Đến Công Tác Đấu Tranh Chống Tội Phạm Buôn Lậu, Vận Chuyển Trái Phép Hàng Hóa Qua Biên Giới Theo Chức Năng Của Lực Lượng Kiểm Soát Hải Quan # Top 11 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Những Điểm Mới Trong Luật Hải Quan 2014 Liên Quan Đến Công Tác Đấu Tranh Chống Tội Phạm Buôn Lậu, Vận Chuyển Trái Phép Hàng Hóa Qua Biên Giới Theo Chức Năng Của Lực Lượng Kiểm Soát Hải Quan # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Những Điểm Mới Trong Luật Hải Quan 2014 Liên Quan Đến Công Tác Đấu Tranh Chống Tội Phạm Buôn Lậu, Vận Chuyển Trái Phép Hàng Hóa Qua Biên Giới Theo Chức Năng Của Lực Lượng Kiểm Soát Hải Quan được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

– Quan điểm xây dựng Luật Hải quan năm 2014: Quan điểm xuyên suốt trong quá trình xây dựng Luật Hải quan năm 2014 là đổi mới toàn diện hoạt động hải quan thông qua tạo điều kiện áp dụng quản lý hải quan hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia; góp phần thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao sức cạnh tranh trong nước và quốc tế của các doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

– Bố cục của Luật Hải quan năm 2014: Luật Hải quan năm 2014 được bố cục thành 8 chương gồm 104 điều, cụ thể:

– Chương I: Những quy định chung: gồm 11 điều (từ Điều 1 đến Điều 11).

– Chương II: Nhiệm vụ, tổ chức của hải quan: gồm 4 điều (từ Điều 12 đến Điều 15).

– Chương III: Thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan: có 67 điều, chia thành 9 mục (từ Điều 16 đến Điều 82): Mục 1. Quy định chung; Mục 2. Chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp; Mục 3. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, tài sản di chuyển, hành lý; Mục 4. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; Mục 5. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa tại kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ; Mục 6. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan; Mục 7. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải; Mục 8. Kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; Mục 9. Kiểm tra sau thông quan.

– Chương IV: Tổ chức thu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: gồm 4 điều (từ Điều 83 đến Điều 86).

– Chương V: Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới: gồm 6 điều (từ Điều 87 đến Điều 92).

– Chương VI: Thông tin hải quan và thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: gồm 6 điều, chia thành 2 mục (từ Điều 93 đến Điều 98): Mục 1. Thông tin hải quan; Mục 2. Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

– Chương VII: Quản lý nhà nước về hải quan: gồm 2 điều (Điều 99 và Điều 100);

– C hương VIII: Điều khoản thi hành: gồm 4 điều (từ Điều 101 đến Điều 104);

Thứ nhất, Quy định về địa bàn hoạt động hải quan được bổ sung đầy đủ và minh bạch hơn, Tại Điều 7 – Luật Hải quan năm 2014 quy định rõ về phạm vi địa bàn hoạt động của hải quan. Theo đó:

– Bổ sung các địa điểm là địa bàn hoạt động hải quan, gồm: Khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; khu vực đang lưu giữ hàng hóa đang chịu sự giám sát Hải quan.

Thứ hai, thay đổi căn bản phương thức thực hiện thủ tục hải quan từ phương thức truyền thống, bán điện tử sang phương thức điện tử

Các nội dung của Luật Hải quan quy định trên cơ sở thủ tục hải quan được thực hiện chủ yếu bằng phương thức điện tử. Đây là phương thức căn bản để giảm bớt thời gian và chi phí làm thủ tục hải quan cho cả người khai hải quan và cơ quan hải quan, tạo thuận lợi cho việc thông quan hàng hóa nhanh chóng. Tại khoản 2 Điều 29 Luật hải quan quy định việc khai Hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử, việc khai trên tờ khai giấy chỉ áp dụng đối với một số trường hợp cụ thể do Chính phủ quy định.

Về thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan: tại Điều 23 của Luật đã quy định rõ công chức hải quan kiểm tra hồ sơ chậm nhất 2 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan; thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa là 8 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan (Luật hiện hành là 02 ngày làm việc); trường hợp cần thiết phải gia hạn thì thời gian gia hạn tối đa không quá 2 ngày. Khoản 4 Điều 23 Luật hải quan cũng quy định rõ Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vào ngày lễ, ngày nghỉ và ngoài giờ làm việc để bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách, phương tiện vận tải hoặc trên cơ sở đề nghị của người khai hải quan và phù hợp với điều kiện thực tế của địa bàn hoạt động hải quan.

Thứ tư, áp dụng đầy đủ nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quan. Điều 17 Luật Hải quan quy định các các nội dung mang tính nguyên tắc về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, theo đó cơ quan hải quan sẽ áp dụng quản lý rủi ro để quyết định việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải; hỗ trợ hoạt động phòng, chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Khoản 2 Điều 17 Luật hải quan cũng quy định cụ thể hoạt động quản lý rủi ro, bao gồm việc thu thập, xử lý thông tin hải quan; xây dựng tiêu chí và tổ chức đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro; tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hải quan phù hợp.

Tại các Điều từ 77 đến Điều 82 quy định rõ về kiểm tra sau thông quan tập trung vào một số nội dung về: các trường hợp kiểm tra sau thông quan, địa điểm kiểm tra; nội dung kiểm tra, cách thức xử lý kết quả kiểm tra; thẩm quyền quyết định kiểm tra sau thông quan. Quy định cụ thể quyền, trách nhiệm của cơ quan hải quan, của trưởng đoàn kiểm tra; quyền, nghĩa vụ của người khai hải quan.

– Tại các Điều 18, 40, 82: Quyền, nghĩa vụ của người khai hải quan, chủ hàng trong việc làm thủ tục hải quan, thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát hải quan.

– Tại các Điều 19, 39, 81: Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hải quan, công chức hải quan.

– Tại Điều 40, Điều 41, Điều 63: Trách nhiệm của người vận chuyển trong giám sát hải quan; trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng.

– Tại Điều 22: Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, cơ quan có thẩm quyền khi quy hoạch, thiết kế xây dựng cảng, cửa khẩu, khu phi thuế quan…

– Tại Điều 24: Trách nhiệm của các Bộ quản lý chuyên ngành khi thực hiện cơ chế một cửa quốc gia.

Trong Luật Hải quan năm 2014, Chương V là Chương quy định về phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Chương này gồm 6 điều từ Điều 87 đến Điều 92, trong đó: giữ nguyên 01 điều (Điều 87), sửa đổi 04 điều (Điều 88, Điều 89, Điều 90, Điều 92), bổ sung 01 điều (Điều 91). So với Luật Hải quan năm 2001, Luật Hải quan năm 2014 đã được bổ sung nhiều quy định mang tính quan trọng, nâng cao thẩm quyền của cơ quan hải quan trong công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, cụ thể như sau:

phạm vi trách nhiệm phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 88). Phạm vi trách nhiệm phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới quy định trong Luật Hải quan năm 2014 đã bổ sung thêm 04 quy định mới, cụ thể là:

– Về quyền truy đuổi liên tục: Luật hải quan 2001 quy định: trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải. Ngoài địa bàn hoạt động hải quan cơ quan Hải quan phải phối hợp với các lực lượng chức năng khi tiến hành bắt giữ hàng hóa buôn lậu, chưa có quy định cho phép cơ quan hải quan thực hiện việc truy đuổi, bắt giữ hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới từ trong địa bàn hoạt động hải quan ra ngoài địa bàn hoạt động. Trong nhiều trường hợp do việc phối hợp không kịp thời đã không ngăn chặn được vi phạm.

Để kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm, tại Điều 88 Luật hải quan năm 2014 đã bổ sung quy định sau:

+ Cơ quan hải quan tiếp tục truy đuổi khi có căn cứ xác định hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới, phương tiện vận tải chở hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới đang di chuyển từ địa bàn hoạt động hải quan ra ngoài địa bàn hoạt động hải quan.

– Về giám sát đối với hàng hóa chịu sự giám sát hải quan đang vận chuyển trên các tuyến đường:

Để đảm bảo giám sát, kiểm soát được hàng hóa, phương tiện vận tải ở ngoài địa bàn hoạt động hải quan nhưng vẫn đang chịu sự giám sát, kiểm soát hải quan như đối với hàng hóa, phương tiện vận tải tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập, quá cảnh cho đến khi hàng hóa, phương tiện vận tải đã thực xuất, thực nhập hay thay đổi mục đích sử dụng hoặc ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, Luật Hải quan năm 2014 đã bổ sung quy định: Đối với hàng hóa chịu sự giám sát hải quan đang vận chuyển trên các tuyến đường, cơ quan hải quan có trách nhiệm giám sát bằng các biện pháp nghiệp vụ hải quan; khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật thì cơ quan hải quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

– Về tuần tra, kiểm soát trên biển: Ngày 21/06/2012 Quốc hội đã thông qua Luật Biển Việt Nam, theo đó tại khoản 2 Điều 14 Luật này quy định: Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và trừng trị hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.

Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 47 Luật này cũng quy định: Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển bao gồm: các lực lượng có thẩm quyền thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, các lực lượng tuần tra, kiểm soát chuyên ngành khác.

Để đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn hoạt động kiểm soát hải quan, phù hợp với quy định của Luật Biển Việt Nam, bảo đảm chủ động trong hoạt động kiểm soát hải quan, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia trên biển, Luật Hải quan năm 2014 đã bổ sung quy định sau: Cơ quan hải quan thực hiện, phối hợp thực hiện tuần tra, kiểm soát tại vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, nhằm ngăn ngừa hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

– Về thẩm quyền quy định chi tiết biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, trách nhiệm phối hợp của cơ quan hữu quan với cơ quan hải quan trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới:

Luật Hải quan năm 2014 giao Chính phủ quy định chi tiết biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan; trách nhiệm phối hợp của cơ quan hữu quan với cơ quan hải quan trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Quy định này nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc ban hành những văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Hải quan năm 2014.

về thẩm quyền của cơ quan hải quan trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 89). Luật Hải quan năm 2014 không sử dụng thuật ngữ “nghiệp vụ trinh sát” như Luật hải quan năm 2001 mà sử dụng thống nhất thuật ngữ “biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan”. Theo đó, khi tiến hành kiểm soát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan được áp dụng biện pháp tuần tra, điều tra, xác minh hoặc biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật Hải quan, pháp luật xử lý vi phạm hành chính, pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật tổ chức điều tra hình sự. Luật Hải quan năm 2014 cũng quy định cụ thể cơ quan hải quan có quyền sử dụng: cờ hiệu, đèn hiệu, pháo hiệu, còi, loa; sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (khoản 5 Điều 89).

về thẩm quyền của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc xử lý hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 90 Luật Hải quan năm 2014 quy định cơ quan hải quan có thẩm quyền dừng phương tiện vận tải, tạm giữ người, áp giải người vi phạm trong trường hợp có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Các quy định này nhằm bảo đảm phù hợp với đặc thù của hoạt động chống buôn lậu, phạm vi địa bàn ở vùng cửa khẩu giáp biên giới, sân bay, trên biển; nếu không được dừng phương tiện vận tải; tạm giữ ngay người có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì các đối tượng sẽ nhanh chóng tẩu thoát sang bên kia biên giới hoặc lên máy bay, phương tiện vận tải khác để xuất cảnh.

Để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tại Điều 102 Luật Hải quan năm 2014 sửa đổi, khoản 1 Điều 122 Luật xử lý vi phạm hành chính theo hướng bổ sung trường hợp tạm giữ người theo thủ tục hành chính khi có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Khoản 1 Điều 90 Luật Hải quan năm 2014 cũng quy định rõ thẩm quyền áp dụng các biện pháp nêu trên là Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội Kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu.

Như vậy, để phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính, thống nhất với các quy định của Luật Biển Việt Nam, Luật Hải quan năm 2014 đã bổ sung thẩm quyền của Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, dừng, truy đuổi phương tiện vận tải, tạm giữ người, áp giải người vi phạm.

trang bị và sử dụng thiết bị kỹ thuật (Điều 92): Để đảm bảo tính minh bạch của pháp luật cũng như để nâng cao hiệu quả hoạt động của hải quan trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, tại Điều 92 của Luật Hải quan năm 2014 quy định cụ thể hơn các thiết bị mà cơ quan hải quan được sử dụng như: thiết bị quan sát, soi chiếu, công nghệ sinh hóa, thiết bị cơ khí, điện, điện tử và các phương tiện khác.

Tóm lại, theo quy định của Luật Hải quan năm 2014, phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền của cơ quan hải quan trong phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới được bổ sung thêm nhiều quy định mới như: tiếp tục truy đuổi từ trong địa bàn hoạt động hải quan ra ngoài địa bàn hoạt động; Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật thì cơ quan hải quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan kiểm tra, xử lý đối với hàng hóa chịu sự giám sát hải quan đang vận chuyển trên các tuyến đường; Thực hiện, phối hợp thực hiện tuần tra, kiểm soát tại vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, thực hiện các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm theo thẩm quyền trong vùng nội thủy, lãnh hải phù hợp với quy định của Luật biển Việt Nam; được dừng phương tiện vận tải, tạm giữ người, áp giải người vi phạm trong trường hợp có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; sử dụng cờ hiệu, đèn hiệu, pháo hiệu, còi, loa; sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ khi thực hiện nhiệm vụ.

Luật Hải quan bổ sung các quy định này nhằm bảo đảm phù hợp với đặc thù của hoạt động phòng,chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, đặc biệt trên các địa bàn ở vùng cửa khẩu giáp biên giới, sân bay, trên biển.

Để hướng dẫn thi hành những điểm mới trên của Luật Hải quan năm 2014, Bộ Tài chính chủ trì xây dựng trình Chính phủ ban hành 02 Nghị định là Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và Nghị định quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; quan hệ phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Nguồn: Kỷ yếu Hội thảo khoa học: “Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới trong tình hình mới” tháng 1/2015 tại Học viện Cảnh sát nhân dân

Điểm Mới Trong Luật Hải Quan Sửa Đổi 2014

Luật Hải quan (sửa đổi) gồm 08 chương, 104 điều đã có nhiều điểm mới tích cực so với trước đây.

Luật Hải quan (sửa đổi) 2014 gồm 08 chương,104 điều đã có nhiều điểm mới tích cực so với trước đây, làm thay đổi cơ bản hoạt động quản lý của cơ quan hải quan theo hướng công khai minh bạch, tạo thuận lợi cho Doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Theo đó, Luật quy định việc khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử, việc khai trên tờ khai giấy chỉ áp dụng đối với một số trường hợp cụ thể do Chính phủ quy định. Việc kiểm tra hồ sơ hải quan được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc trực tiếp bởi công chức hải quan (Điều 31).

Luật Hải quan bổ sung quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, theo đó, việc quyết định kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa căn cứ vào kết quả thu thập, phân tích thông tin, đánh giá rủi ro.

Các quy định này sẽ tạo điều kiện để cơ quan hải quan tập trung nguồn lực ở những nơi rủi ro cao, giảm ở những nơi có rủi ro thấp, khắc phục tình trạng gian lận; góp phần đảm bảo quản lý nhà nước về hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trên cơ sở phương thức quản lý hải quan hiện đại.

Luật Hải quan 2014 cũng quy định trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chuyên ngành trong việc thông báo kết quả kiểm tra cho cơ quan hải quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra (Điều 34). Điều này cho phép DN nhận được phản hồi ý kiến của cơ quan chuyên trách một cách rõ ràng, có thời hạn đối với hàng hóa của mình.

Bên cạnh đó Luật Hải quan năm 2014 cũng có nhiều quy định tăng cường chủ động của Doanh nghiệp như:

Thứ năm, Luật sửa đổi quy định chung thống nhất về hồ sơ hải quan, đơn giản hóa thủ tục hành chính (Điều 23).

Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan có thể là chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử.

Thực hiện quy định này giúp doanh nghiệp chủ động tính toán trước chi phí kinh doanh, bảo đảm hiệu quả kinh doanh, giúp cơ quan hải quan rút ngắn thời gian thông quan; đồng thời cũng hạn chế các trường hợp khiếu nại, khiếu kiện của doanh nghiệp về mã số hàng hóa, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hoá nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Nội dung này cũng được quy định tại Công ước Kyoto cũng như các cam kết quốc tế trong khuôn khổ WTO, ASEAN.

Thứ tám, cho phép khai bổ sung nội dung đã khai trên tờ khai hải quan sau khi hàng hoá đã thông quan (Điều 28).

Hướng Dẫn Luật Hải Quan 2014

Luật Hải quan số 54/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 23-6-2014 và có hiệu lực từ ngày 1-1-2015. Trong khoảng thời gian này, Tổng cục Hải quan phải xây dựng 3 Nghị định, 1 Quyết định của Thủ tướng và 13 Thông tư để hướng dẫn Luật…

Đây là khối lượng công việc lớn, với mục tiêu vừa đảm bảo hướng dẫn rõ ràng, chi tiết theo quy định của Luật, vừa kết nối đồng bộ các văn bản để giúp đưa Luật vào cuộc sống ngay từ những ngày đầu.

Giảm thủ tục, bớt giấy tờ không cần thiết

Luật Hải quan 2014 ra đời sẽ đổi mới toàn diện hoạt động hải quan thông qua tạo điều kiện áp dụng quản lý hải quan hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế… Xác định việc xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn minh bạch, chi tiết chính là một cách hỗ trợ DN thiết thực nhất, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ban hành Chỉ thị số 929/CT-TCHQ ngày 25-7-2014 yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt Luật Hải quan, tạo ra những chuyển biến rõ rệt về cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan, tiết kiệm chi phí cho cơ quan Hải quan và DN XNK.

Việc triển khai Luật Hải quan sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động hải quan, góp phần thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao sức cạnh tranh trong nước và quốc tế của DN, tăng trưởng kinh tế, tạo nên hình ảnh tốt đẹp về Hải quan Việt Nam trong nước và quốc tế…

Trên cơ sở định hướng của Luật, nội dung dự thảo Nghị định và các Thông tư hướng dẫn Luật đang được xây dựng theo hướng đổi mới phương pháp quản lý, giảm thiểu các thủ tục và giấy tờ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN hoạt động XNK nhưng vẫn đảm bảo việc quản lý của cơ quan Hải quan.

Sở dĩ có tới 13 Thông tư hướng dẫn Luật Hải quan là bởi Tổng cục Hải quan xây dựng theo hướng mỗi loại hình hoạt động chỉ tra cứu tại 1 văn bản pháp luật, giúp thuận tiện cho hoạt động của DN.

Tại các Hội thảo lấy ý kiến của DN góp ý vào dự thảo các Thông tư và Nghị định hướng dẫn Luật, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh đã nhiều lần khẳng định: Cơ quan Hải quan mong muốn giảm bớt các thủ tục hành chính, giảm bớt các giấy tờ không cần thiết để tạo thuận lợi hơn cho hoạt động XNK.

Và điều này đã được thể hiện rất rõ trong các quy định tại các dự thảo Thông tư. Cụ thể, tại dự thảo Thông tư quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế XK, thuế NK và quản lý thuế đối với hàng hóa XNK (Thông tư chung) đã thể hiện rõ việc đơn giản hóa thủ tục hành chính bằng các quy định: Bãi bỏ hàng loạt các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan (5 loại chứng từ với hàng XK và 4 loại chứng từ với hàng NK).

Không chỉ có thế, nội dung về khai hải quan đã được đơn giản hơn, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính (rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan, kiểm tra thực tế vận chuyển hàng hóa , thời gian sửa chữa tờ khai, thời gian thực hiện hủy tờ khai…), cải cách công tác giám sát quản lý tại cảng biển, đơn giản hóa hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế, cải cách thủ tục hải quan và công tác quản lý hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan.

Một trong những thay đổi lớn trong quản lý hải quan là quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công, sản xuất XK và hoạt động của doanh nghiệp chế xuất (DNCX)… tại dự thảo Thông tư về vấn đề này. Theo đó, đã tạo điều kiện cho DNCX tự lưu định mức và xuất trình khi cơ quan Hải quan yêu cầu (như đối với DN nhập nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, gia công cho đối tác nước ngoài). Hay quy định khi mua bán, thanh lý DNCX không phải làm thủ tục hải quan trong trường hợp hàng hóa DNCX mua từ nội địa hoặc NK từ nước ngoài đã nộp đủ các loại thuế theo quy định.

Đặc biệt, quy định còn tạo điều kiện hơn về thủ tục gia công giữa 2 DNCX, không yêu cầu phải làm thủ tục hải quan khi giao nhận nguyên liệu, vật tư, sản phẩm trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công, tuy nhiên phải báo cáo nhập – xuất – tồn đối những hàng hóa này định kỳ cùng với báo cáo nhập – xuất – tồn nguyên liệu, vật liệu NK theo mục đích sản xuất.

Bên cạnh đó, quy định về phân loại hàng hóa XNK và cách tính trị giá hải quan cũng được thay đổi. Nhiều quy định tại dự thảo Thông tư hướng dẫn cách phân loại và áp dụng mức thuế (thuế tuyệt đối và thuế theo tỷ lệ) đối với hàng hóa XNK đã kết hợp nhiều quy định trong phần chú giải và các ý kiến phân loại của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) vốn được coi là các tài liệu tham khảo chính thống để phân loại hàng hóa của ngành Hải quan. Điều này sẽ giúp tăng cường tính thống nhất trong việc phân loại hàng hóa, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động XNK.

Hay những quy định tại dự thảo Thông tư hướng dẫn việc kiểm tra, xác định trị giá hải quan cũng đã chuẩn hóa các nguyên tắc định giá của Tổ chức Thương mại thế giới là sử dụng trị giá giao dịch trong định giá hải quan để hỗ trợ các DN và cơ quan Hải quan trong việc xác định trị giá tính thuế, đồng thời giảm thiểu các khả năng tranh chấp.

Có thể thấy, những nỗ lực để đổi mới toàn diện hoạt động hải quan đã được Tổng cục Hải quan chuẩn hóa bằng những văn bản pháp luật để hướng dẫn Luật Hải quan 2014.

Đảm bảo sự đồng bộ, khả thi

Có thể thấy, những thay đổi để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN đã được quy định rõ ràng trong các dự thảo và đã được cộng đồng DN công nhận. Tuy nhiên, nhìn lại quá trình xây dựng những dự thảo Nghị định, Thông tư này thì quả là một quá trình đầy công phu và nỗ lực của thành viên các tổ soạn thảo.

Chỉ cần đọc ra số lượng văn bản cần phải xây dựng để triển khai Luật cũng đủ thấy đó là một “núi” công việc, đó là chưa kể đến khoảng thời gian rất hẹp (chưa đầy 5 tháng kể từ khi Luật Hải quan được thông qua đến khi có hiệu lực, và trừ đi 45 ngày theo đúng quy định ban hành văn bản quy phạm pháp luật). Có thể nói, đây là một áp lực không nhỏ.

Bên cạnh đó, để bảo đảm tiến độ và chất lượng văn bản, ngành Hải quan đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tăng cường công tác phối hợp. Bởi lẽ, yêu cầu đặt ra với các cán bộ, công chức được giao soạn thảo văn bản phải vừa chuyên sâu về mỗi mảng nghiệp vụ, vừa bao quát được các mảng nghiệp vụ khác để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Các dự thảo Thông tư cũng được Tổng cục Hải quan lấy ý kiến rộng của các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, các Hiệp hội DN, các đơn vị trong ngành..

Có thể thấy, để triển khai thống nhất, đồng bộ và hiệu quả những quy định của Luật Hải quan trong hoạt động quản lý hải quan, việc xây dựng kế hoạch chi tiết (theo tuần, tháng) triển khai việc soạn thảo văn bản hướng dẫn Luật và kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện công việc theo kế hoạch này đã được Tổng cục Hải quan xây dựng chi tiết và triển khai đúng tiến độ. Điều này cho thấy, ngành Hải quan đã và đang chuẩn bị mọi điều kiện để sớm đưa Luật Hải quan vào cuộc sống một cách hiệu quả.

Bà Phùng Thị Bích Hường- Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Tổng cục Hải quan):

Việc xây dựng hoàn thiện hồ sơ, làm thủ tục lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp đối với 3 Nghị định và 1 Quyết định của Thủ tướng để triển khai Luật Hải quan đã được Tổng cục Hải quan triển khai khẩn trương. Đến nay, Tổng cục Hải quan đã trình Chính phủ dự thảo 3 Nghị định và 1 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo đúng tiến độ xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật Hải quan đã đề ra. Dự kiến 15-11 sẽ ban hành các Nghị định này.

Đối với 13 đề án Thông tư hướng dẫn Nghị định hướng dẫn Luật đang được các đơn vị trong Tổng cục Hải quan gấp rút thực hiện. Đây là khối lượng lớn văn bản, điều chỉnh tới tất cả các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan, để thay thế tất cả các văn bản hiện hành. Theo đó, các dự thảo vừa phải bám sát tinh thần của Luật, vừa phải đảm bảo tính thống nhất ngay trong các dự thảo Thông tư, vì vậy Tổng cục Hải quan sắp xếp thứ tự ưu tiên ban hành để đảm bảo việc triển khai Luật một cách hiệu quả, những Thông tư nào có tác động rộng rãi sẽ được ưu tiên ban hành trước, kịp thời đưa vào áp dụng từ 1-1-2015.

Bà Đặng Thị Bình An (chuyên gia về lĩnh vực hải quan trong Dự án GIG – dự án quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện):

Dự thảo Thông tư quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế XK, thuế NK và quản lý thuế đối với hàng hóa XNK đã được Tổng cục Hải quan xây dựng theo hướng giảm thiểu cho DN về chứng từ một cách thuận lợi nhất. Bên cạnh đó, những quy định về cách tính thuế theo cảng nhập đầu tiên, cho DN khai lại, khai bổ sung với thủ tục đơn giản… đã tạo thuận lợi cho DN rất nhiều.

Bà Đặng Phương Dung – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam:

Với quy định mới về thủ tục hải quan, thuế XNK và quản lý thuế đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài, hàng hóa là nguyên liệu vật tư NK để sản xuất XK sẽ bỏ quy định về định mức gia công, quy định về thông báo mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm XK. Bỏ quy định về thủ tục chuyển nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị thuê, mượn theo chỉ định của bên đặt gia công sang hợp đồng gia công khác trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công… Những quy định này đã được đổi mới theo hướng đơn giản hóa tại dự thảo Thông tư đã được Tổng cục Hải quan xây dựng nhằm thuận lợi hơn cho DN.

Ông Phạm Văn Vinh – Công ty Deloitte:

Với quy định tại dự thảo Thông tư sẽ bãi bỏ hàng loạt các chứng từ, cơ bản chỉ còn lại tờ khai hải quan trong bộ hồ sơ hải quan (khi thực hiện Luật Hải quan 2014 từ ngày 1-1-2015), theo phản ánh chung từ phía cộng đồng DN, việc loại bỏ 5 loại chứng từ đối với hàng XK, 4 chứng từ với hàng NK ra khỏi bộ hồ sơ hải quan mà DN phải nộp khi thực hiện XNK hàng hóa là một quy định rất “mở”… Đây là việc cải cách thủ tục hành chính thiết thực nhất để tạo thuận lợi hơn cho DN trong hoạt động XNK, là hướng sửa đổi về thủ tục hải quan rất tích cực, rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay khi mà DN đang bị những gánh nặng về giấy phép chuyên ngành. Quy định mới này sẽ giúp DN giảm thiểu đáng kể thời gian trong khâu chuẩn bị các giấy tờ trong bộ hồ sơ hải quan.

Đại diện Công ty Panasonic:

Nhiều điểm mới đối với loại hình gia công, sản xuất XK tại dự thảo Thông tư hướng dẫn thủ tục hải quan, thuế XNK và quản lý thuế đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài, hàng hóa là nguyên liệu vật tư nhập khẩu để sản xuất XK đã tháo gỡ được nhiều khó khăn mà DN đã gặp phải, như quy định về thanh khoản định mức, phần chênh lệch trong thanh khoản… trước đây đều là những vấn đề DN thường phải đau đầu.

Theo ông Phí Văn Cương – Đại diện Công ty Samsung Việt Nam:

Quy định về mẫu báo cáo mới tại dự thảo Thông tư hướng dẫn thủ tục hải quan, thuế XNK và quản lý thuế đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài, hàng hóa là nguyên liệu vật tư NK để sản xuất XK sẽ giúp DN đơn giản hơn rất nhiều về thủ tục. Nếu trước đây DN phải tốn chi phí và thời gian để in rất nhiều chứng từ nộp cho cơ quan Thuế và Hải quan thì nay theo quy định mới DN được nộp và lưu các chứng từ điện tử, theo đó DN sẽ không còn phải tốn chi phí và thời gian in nhiều giấy tờ bởi mẫu báo cáo đơn giản hơn.

Theo Báo Hải quan

4 Điểm Mới Của Luật Hải Quan Sửa Đổi

26/07/2014, 01:14

Tổng cục Hải quan vừa giới thiệu tới cộng đồng doanh nghi

Tổng cục Hải quan vừa giới thiệu tới cộng đồng doanh nghiệp những điểm mới của Luật Hải quan số 54/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 23/6/2014 thay thế Luật Hải quan hiện hành.

Giới thiệu luật Hải quan số 54/2014/QH13

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh, Tổ trưởng tổ biên tập Luật Hải quan sửa đổi cho biết: Việc sửa đổi Luật Hải quan xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng mà thực tế phát triển kinh tế đối ngoại trước mắt cũng như lâu dài đặt ra; tạo hành lang pháp lý cho hiện đại hóa hoạt động hải quan, áp dụng rộng rãi hải quan điện tử, đáp ứng tốt hơn yêu cầu cải cách hành chính, cải cách thủ tục hải quan hướng tới hoạt động hải quan công khai, minh bạch, hiệu quả hơn, đồng thời tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Quan điểm xuyên suốt trong quá trình xây dựng Luật Hải quan là đổi mới toàn diện hoạt động hải quan thông qua tạo điều kiện áp dụng quản lý hải quan hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia; góp phần thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao sức cạnh tranh trong nước và quốc tế của các doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Những điểm mới của Luật Hải quan số 54/2014/QH13 tập trung ở 4 nhóm vấn đề chính:

Thứ nhất, cải cách thủ tục hải quan, hiện đại hóa quản lý hải quan, nội luật hóa các cam kết quốc tế đáp ứng yêu cầu hội nhập và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Ở nhóm nội dung này, luật mới có sự thay đổi căn bản phương thức hoạt động hải quan từ truyền thống và bán điện tử sang hải quan điện tử; tiếp tục đơn giản hóa về thủ tục hành chính hải quan; áp dụng đầy đủ nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quan; quy định về chế độ ưu tiên, tạo thuận lợi về thủ tục hải quan cho doanh nhgiệp đáp ứng đủ điều kiện; thực hiện cơ chế xác định trước cho doanh nghiệp về mã số, xuất xứ, trị giá hải quan; tạo cơ sở pháp lý thực hiện thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu theo “cơ chế một cửa quốc gia”.

Thứ hai, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý hải quan; tăng cường công tác bảo vệ an ninh quốc gia và an ninh kinh tế nhằm phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại. Nhóm vấn đề này luật bổ sung đầy đủ, minh bạch hơn về địa bàn hoạt động của hải quan; tạo cơ sở pháp lý để tăng cường kiểm tra sau thông quan; tăng cường hoạt động của cơ quan hải quan trong phòng chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Thứ tư là nhóm vấn đề kiện toàn hệ thống tổ chức của cơ quan hải quan.

HT

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điểm Mới Trong Luật Hải Quan 2014 Liên Quan Đến Công Tác Đấu Tranh Chống Tội Phạm Buôn Lậu, Vận Chuyển Trái Phép Hàng Hóa Qua Biên Giới Theo Chức Năng Của Lực Lượng Kiểm Soát Hải Quan trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!