Bạn đang xem bài viết Những Quy Tắc Westgard Nâng Cao Dùng Trong Kiểm Tra Chất Lượng Xét Nghiệm được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bị coi là vi phạm khi kết quả QC của 3 mức nồng độ khác nhau trong 2 lần liên tiếp nằm cùng một phía so với giá trị trung bình. Quy tắc này tương tự như quy tắc 10 x nhưng có ưu điểm là phát hiện sai số sớm hơn quy tắc 10 x. Quy tắc này áp dụng khi phòng xét nghiệm thực hiện QC ở 3 mức nồng độ khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến vi phạm quy tắc này là do sai số hệ thống tương tự như quy tắc 10 x.
Bị coi là vi phạm khi kết quả QC của 4 mức nồng độ khác nhau trong trong 2 lần liên tiếp cùng nằm về một phía so với giá trị trung bình. Quy tắc này cũng được phát triển từ quy tắc 10 x và cao hơn quy tắc 6 x. Quy tắc này áp dụng khi phòng xét nghiệm thực hiện QC ở 4 mức nồng độ khác nhau. Nguyên nhân vi phạm cũng là do các sai số hệ thống. Trên thực tế quy tắc này ít được áp dụng do ít khi chúng ta thực hiện QC ở 4 nồng độ mà thường chỉ làm 2 hoặc 3 nồng độ.
Bị coi là vi phạm khi kết quả QC của 3 mức nồng độ khác nhau trong 3 lần liên tiếp nằm cùng về một phía so với giá trị trung bình. Quy tắc này cao hơn quy tắc 6x. Thực tế quy tắc này ít được áp dụng do qua 2 lần liên tiếp ta đã thấy nó vi phạm quy tắc 6x. Nguyên nhân vi phạm quy tắc cũng do sai số hệ thống.
Quy tắc 12x.
Quy tắc này có 2 tình huống xảy ra:
Bị coi là vi phạm khi kết quả QC của 3 mức nồng độ khác nhau trong 4 lần liên tiếp nằm cùng về một phía so với giá trị trung bình. Quy tắc này áp dụng khi phòng xét nghiệm thực hiện QC 3 mức nồng độ khác nhau.
Bị coi là vi phạm quy tắc khi kết quả QC của 4 mức nồng độ khác nhau trong 3 lần liên tiếp nằm cùng một phía so với giá trị trung bình. Quy tắc này áp dụng khi phòng xét nghiệm thực hiện QC ở 4 nồng độ khác nhau.
Tương tự như quy tắc 6 x, 8 x, 9 x quy tắc 12 x này cũng được phát triển từ quy tắc 10 x. Tuy nhiên nó giúp các phòng xét nghiệm phát hiện nhanh các sai số hệ thống khi thực hiện 3 hoặc 4 mức nồng độ QC.
Quy tắc này có 2 tình huống xảy ra:
Bị coi là vi phạm quy tắc này khi kết quả QC của cùng một mức nồng độ trong 3 lần liên tiếp nằm cùng về một phía so với giá trị trung bình và vượt quá giới hạn +1SD hoặc -1SD.
Bị coi là vi phạm khi kết quả QC của 3 mức nồng độ khác nhau trong cùng một thời điểm nằm cùng về một phía và vượt quá giới hạn +1SD hoặc -1SD.
Nguyên nhân dẫn đến vi phạm cũng do sai số hệ thống.
Có 2 tình huống với quy tắc này:
Bị coi là vi phạm khi 2 trong 3 kết quả QC của cùng một mức nồng độ trong 3 lần liên tiếp nằm cùng về một phía so với giá trị trung bình và vượt quá giới hạn +2SD hoặc -2SD.
Bị coi là vi phạm khi 2 trên 3 kết quả QC của 3 mức nồng độ trong cùng một thời điểm nằm cùng về một phía so với giá trị trung bình đồng thời vượt quá giới hạn +2SD hoặc -2SD.
– Kiểm tra lại hóa chất/ thuốc thử.
– Sai sót trong bảo quản các mẫu QC.
– Kiểm tra, đánh giá lại tình trạng thiết bị: Cuvet, bóng đèn, lịch trình bảo dưỡng, bảo trì…
– Điều kiện môi trường: Nhiệt độ, độ ẩm…
Sau khi đã kiểm tra và khắc phục các lỗi trên bạn tiến hành QC lại ngay hoặc Calibration sau đó QC lại một lần nữa. Nếu vẫn không được nên tham khảo ý kiến của các kỹ sư cung cấp thiết bị.
Mình nhắc lại là bạn không nhất thiết phải áp dụng các quy tắc này nghĩa là đây không phải là các quy tắc bắt buộc. Tuy nhiên nếu bạn muốn áp dụng để đánh giá nhanh kết quả QC hoặc kiểm soát chặt chẽ hơn chất lượng xét nghiệm của đơn vị mình thì nên áp dụng thêm một hoặc nhiều quy tắc trên.
Thông tin thêm: Trong bài viết chúng tôi có tham khảo và sử dụng một số nội dung trong sách của:
Trần Hữu Tâm (2012), Nội kiểm tra chất lượng xét nghiệm, NXB Y học, Thành phố Hồ Chí Minh. Xin trân trọng cảm ơn tác giả.
6 Quy Tắc Westgard Cơ Bản Áp Dụng Trong Kiểm Tra Chất Lượng Xét Nghiệm
nội kiểm tra, QC, quy tắc westgard, 6 quy tắc Westgard cơ bản áp dụng trong kiểm tra chất lượng xét nghiệm, chúng tôi CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM,
Trong bài viết trước mình đã trình bày về các bước thực hiện kiểm tra chất lượng xét nghiệm. Tuy nhiên sau khi các bạn chạy các mẫu QC xong, kết quả QC đó có được chấp nhận hay không cần phải dựa trên các quy tắc hay còn gọi là luật Westgard. Quy tắc Westgard được giáo sư Jame Westgard xây dựng và đưa ra dựa trên phương pháp thống kê. Quy tắc Westgard giúp các phòng xét nghiệm phát hiện các trường hợp sai số ngẫu nhiên hoặc sai số hệ thống từ đó đưa ra biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo chất lượng kết quả xét nghiệm. Trong bài viết này mình sẽ đi sâu vào 6 quy tắc Westgard cơ bản cũng như các nguyên nhân gây sai số khi kết quả QC vi phạm các quy tắc này.
Khi có một kết quả QC nằm ngoài khoảng ± 2SD và rơi vào khoảng +2SD → +3SD hoặc -2SD → -3SD. Nguyên nhân gây ra có thể do sai số ngẫu nhiên đôi khi là do sai số hệ thống. Phòng xét nghiệm có thể không cần xem xét nguyên nhân nhưng cần xem xét các kết quả QC nồng độ khác đồng thời theo dõi chặt chẽ các QC ở những lần kế.
Khi vi phạm quy tắc này phòng xét nghiệm không cần phải loại bỏ kết quả QC cũng như kết quả của bệnh nhân.
Khi có một kết quả QC nằm ngoài dải ± 3SD. Nguyên nhân là do sai số ngẫu nhiên. Một số nguyên nhân gây sai số có thể gặp như: Ghi chép sai kết quả QC; Thuốc thử/ hóa chất hết hạn dùng; Mẫu QC bảo quản hoặc pha sai; Kỹ thuật viên làm sai thao tác; Thiết bị kém chất lượng (kim hút tắc, cuvette hỏng, bóng đèn già), các điều kiện xung quanh khác như nhiệt độ, độ ẩm…
Khi vi phạm quy tắc này kết quả QC và kết quả xét nghiệm của bệnh nhân cùng thời điểm sẽ không được chấp nhận. Phòng xét nghiệm phải tìm hiểu nguyên nhân, khắc phục và thực hiện QC lại cho tới khi đạt.
Quy tắc này có 2 tình huống vi phạm sảy ra.
Khi trong cùng một thời điểm kết quả QC của 2 mức nồng độ khác nhau cùng nằm về một phía ngoài khoảng ± 2SD
Khi ở 2 thời điểm liên tiếp kết quả QC của cùng một mức nồng độ nằm cùng về một phía ngoài khoảng ± 2SD.
Nguyên nhân là do sai số hệ thống: Có thể do thiết bị kém (tắc kim hút mẫu, bóng đèn già, máy không được bảo dưỡng…); do bảo quản thuốc thử không tốt; phương pháp phân tích không phù hợp…
Khi vi phạm quy tăc này kết quả QC cũng không được chấp nhận đồng thời kết quả xét nghiệm của bệnh nhân cũng không được chấp nhận. Phòng xét nghiệm phải tìm hiểu nguyên nhân, khắc phục và thực hiện QC lại cho tới khi đạt.
Bị coi là vi phạm khi kết quả QC của 2 mức nồng độ khác nhau trong cùng một thời điểm cách nhau 4 SD. Tức là một nồng độ vượt quá +2SD và một nồng độ vượt quá -2SD.
Nguyên nhân là do sai số ngẫu nhiên: Chất lượng hóa chất/ thuốc thử kém; Mẫu QC bị hỏng; đặt nhầm vị trí mẫu QC, vị trí thuốc thử; thiết bị hỏng hoặc kém chất lượng; điều kiện môi trường tại thời điểm phân tích thay đổi đột ngột…
Khi vi phạm quy tắc này kết quả không được chấp nhận. Phòng xét nghiệm cần tìm hiểu nguyên nhân, khắc phục và chạy lại mẫu QC.
Đây là quy tắc mà các phòng xét nghiệm hay mắc phải và ít để ý vì kết quả QC vẫn nằm trong dải ± 2SD. Có 2 tình huống xảy ra với quy tắc này.
Bị coi là vi phạm khi kết quả QC cùng 1 nồng độ ở 4 lần liên tiếp nằm cùng một phía trong khoảng từ -1SD đến -2SD hoặc từ +1SD đến +2SD.
Bị coi là vi phạm khi kết quả QC của 2 mức nồng độ khác nhau trong 2 lần liên tiếp nằm cùng một phía trong khoảng +1SD đến + 2SD hoặc -1SD đến -2SD.
Nguyên nhân là do sai số hệ thống: Phương pháp phân tích không chuẩn, lỗi thời; Thiết bị không được hiệu chuẩn; chất lượng hóa chất/ thuốc thử không đảm bảo.
Khi vi phạm quy tắc này kết quả QC cũng như kết quả của bệnh nhân không được chấp nhận, phòng xét nghiệm cần tìm hiểu nguyên nhân như xem lại phương pháp, chuẩn lại máy (Calibration lại), xem lại hạn thuốc thử, thay hóa chất mới…Sau khi kiểm tra và calibration lại máy sẽ chạy lại QC để đánh giá.
Có 2 tình huống xảy ra với quy tắc này.
Bị coi là vi phạm khi kết quả QC của cùng 1 nồng độ trong 10 ngày liên tiếp nằm cùng về một phía so với giá trị trung bình. Mặc dù nhìn sơ qua thấy kết quả QC khá tốt vì chúng gần với giá trị trung bình nhưng thực ra đang có 1 sai số hệ thống xảy ra vì tất cả các kết quả QC hoặc cùng cao, hoặc cùng thấp.
Bị coi là vi phạm khi kết quả QC của hai mức nồng độ khác nhau trong 5 ngày liên tiếp nằm một phía so với giá trị trung bình. Hoặc cùng cao hoặc cùng thấp.
Nguyên nhân dẫn đến vi phạm này là do sai số hệ thống: Thiết bị không được bảo dưỡng, hiệu chuẩn; Vật iệu QC, hóa chất/ thuốc thử hỏng hoặc kém chất lượng.
Khi vi phạm quy tắc này kết quả QC cũng như bệnh nhân không được chấp nhận. Phòng xét nghiệm cần tìm hiểu nguyên nhân, khăc phục và QC lại.
Kết quả QC không vi phạm quy tắc 1 2s thì được chấp nhận. Nếu vi phạm cần xem xét sang quy tắc thứ 2 là 1 3s. Nếu vi phạm quy tắc này thì không chấp nhận, nếu không vi phạm cần xem xét tiếp quy tắc thứ 3 là 2 2s. Nếu vi phạm thì không chấp nhận, nếu không vi phạm cần xem xét tiếp quy tắc thứ 4 là R 4s. Nếu vi phạm thì không chấp nhận, nếu không vi phạm cần xem xét tiếp quy tắc thứ 5 là 4 1s. Nếu vi phạm thì không chấp nhận, nếu không vi phạm thì cần xe, xét sang quy tắc thứ 6 là 10 x. Nếu vi phạm thì không chấp nhận, nếu vẫn không vi phạm thì kết quả sẽ được chấp nhận. Như vậy nếu kết quả QC không vi phạm quy tắc 1 2s thì được chấp nhận ngay. Nếu vi phạm quy tắc này cần kiểm tra lần lượt thêm các quy tắc khác. Nếu không vi phạm bất kỳ nguyên tắc nào thì được chấp nhận, còn vi phạm một trong các quy tắc này thì đều phải loại bỏ.
Phần Mềm Nội Kiểm Chất Lượng Xét Nghiệm Quanglab
– QUANGLAB-IQC là phần mềm quản lý và phân tích dữ liệu nội kiểm cho các xét nghiệm tại khoa Xét nghiệm giúp khoa quản lý nội kiểm khoa học và hiệu quả.
– QUANGLAB-IQC quản lý kết quả chạy nội kiểm cho từng xét nghiệm theo từng Level hỗ trợ người dùng quản lý lô và hạn sử dụng của lô. Nhân viên của Khoa Xét ngiệm dễ dàng theo dõi tình hình nội kiểm thông qua các biểu đồ Levey-Jennings cùng với các quy luật Westgard và các chỉ số chất lượng như tổng sai số, Six Sigma.
Các tính năng chính của QUANGLAB-IQC
1. Quản lý dữ liệu QC hằng ngày theo mức QC, Lô và hạn dùng.
2. Cho phép quản lý nhiều Level cho 1 Lô QC.
3. Quản lý 10 máy xét nghiệm riêng biệt.
4. Cho phép quản lý người dùng tác động lên KQ QC (nhập kết quả QC, xóa kết quả)
5. Lập biểu đồ kiểm soát chất lượng Levey-Jenning của nhiều mức QC (1 mức, 2 mức, 3 mức) trong một bản báo cáo, in báo cáo
6. Phân tích dữ liệu QC áp dụng quy tắc Westgard hiện đại theo Level và theo Lô
– Với 1 mức và 2 mức QC : luật 1-2s, 1-3s, 2-2s, 4-1s, 7T, 10x và theo Lô (luật R4s, 2-2s, 4-1s, 10x)
– Với 3 mức QC : luật 1-3s, 3-1s, 6x và theo Lô khi kết hợp 3 QC : 2of 3-2s, R4s, 3-1s, 6x
7. Hỗ trợ Khoa trong việc xây dựng dải QC mới phù hợp với máy móc, hóa chất cũng như điều kiện môi trường của Khoa Xét nghiệm
8. Giám sát hệ thống phân tích cho mỗi xét nghiệm định lượng theo tháng thông qua hoạt động tính toán tổng sai số của mỗi xét nghiệm (TE) , sai số tối đa (TEA), thang chất lượng quốc tế Six Sigma.
9. Six Sigma là công cụ cần thiết trong công tác đảm bảo chất lượng xét nghiệm và quản lý chất lượng toàn diện
II. Các quy luật Westgard được áp dụng.
Với 2 vật liệu kiểm tra.
Giao diện màn hình chính gồm các mục:
Setup QC limits : Thiết lập giới hạn kiểm soát nội kiểm (IQC) gồm ±2SD.
Input data QC : Nhập dữ liệu IQC: Dùng để nhập số liệu QC hàng ngày.
Biểu đồ Levey-Jenning: Biểu đồ sẽ được vẽ tự động khi bạn đã nhập dữ liệu QC, tính toán các đại lượng thống kê : Mean, SD, %CV…
Quy luật Westgard: Các quy luật được áp dụng đầy đủ các quy luật của Westgard. Bạn có thể lựa chọn một hoặc nhiều các quy luật để áp dụng cho phòng xét nghiệm của mình.
TE,TEA :Tổng sai số phòng xét nghiệm gồm sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống(TE) và Sai số tối đa phòng xét nghiệm cần so sánh (TEA).Để biết phòng xét nghiệm mình ĐANG Ở ĐÂU VÀ PHẢI LÀM GÌ TIẾP THEO. Đây là một tiêu chuẩn trong đánh giá chất lượng.
Các phần đều có thanh cuộn các cột đều có thể kéo dãn như Excel để hiển thị.
A. Hướng dẫn sử dụng phần mềm:
Đầu tiên chúng ta khai báo danh sách máy, thiết bị xét nghiệm chạy nội kiểm ở phòng XN.
Kích vào biểu tượng Cài đặt ở màn hình chính.
Hình 2. Phần cài đặt tên máy
Chúng ta điền tên danh sách máy ( thay tên các mục M1, M2, M3….M10)
Sau đó Ấn phím Ok và bật lại phần mềm.
Ở ngoài màn hình chính. Chúng ta chọn thiết bị chạy nội kiểm và tháng chạy nội kiểm.
Kích Add để tạo test
Chọn mức QC 1, 2, 3 nhập tên test, điền giới hạn kiểm soát ±2SD hoặc Mean, SD.
LOT : Lô của QC đang sử dụng.
EXP : Hạn sử dụng của lô QC.
Month/Year : Tháng/Năm đang chạy QC.
Units: Đơn vị của Test.
TEA : Tổng sai số tối đa.
Tên QC: Điền tên QC đang sử dụng.
Phương pháp: Điền tên phương pháp của xét nghiệm.
Sau đó Ấn Save. Phần mền sẽ tự tính độ lệch chuẩn (SD) và tạo trường trong Phần nhâp dữ liệu QC, TE, Sigma cũng như biểu đồ Levey Jennings. Thông tin về Lô QC, Tên QC, Phương pháp cũng đẩy vào Levey Jennings.
Quản lý QC về cả lô và hạn sử dụng.
Nhập dữ liệu QC hằng ngày cho XN và ấn Save (Lưu) phần mền sẽ tự vẽ biểu đồ Levey Jennings và áp dụng các quy luật Westgard để đưa ra 1 cửa sổ hiển thị các Quy luật Vi phạm.
Chỉ cần dùng phím Tab, hoặc các phím lên xuống, trái phải chuyển ô nhập rất đơn giản.
Clear data : Xóa dữ liệu IQC , trước khi xóa dữ liệu IQC để nhập dữ liệu IQC mới phần mền sẽ hỏi : Bạn có thực sự muốn xóa dữ liệu không. Có ấn Yes, không ấn No.
Export : Chuyển dữ liệu QC sang file Excel để lưu hoặc In.
Biểu thị trực quan các kết quả nội kiểm tra:
Các giá trị mẫu chứng được điền trên biểu đồ theo thời gian.
Các điểm được vẽ kết nối với nhau để nêu bật xu hướng sự thay đổi hoặc sự lệch ngẫu nhiên.
Đánh giá quy trình xét nghiệm nằm trong mức kiểm soát hay ngoài mức kiểm soát.
Các điểm giá trị được nối với nhau để nêu bật xu hướng.
Thiết lập dải QC mới (giới hạn kiểm soát mẫu nôi kiểm xét nghiệm): Bạn có thêm xem qua bài viết :https://chatluongxetnghiem.com/xay-dung-tu-dong-gioi-han-kiem-soat-moi-cho-mau-noi-kiem-tra-xet-nghiem/
Trong biểu đồ sẽ hiển thị trực quan các điểm là các giá trị chạy QC hằng ngày. Tính toán các đại lương thống kê như SD, MEAN, % CV, thông tin Lô và hạn sử dụng, đơn vị test.
Luật Westgard là các luật kiểm soát chất lượng (Quality Control-QC) được xây dựng dựa trên các phương pháp thống kê, nhằm phân tích xem các kết quả của các mẫu nội kiểm nằm trong hay ngoài dải cho phép.
Phần mền sẽ tự báo lỗi ra 1 cửa sổ riêng rất tiện lợi và khoa học. Giúp nhân viên PXN phát hiện các sai số nhanh chóng và đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời để đảm bảo việc trả kết quả bệnh nhân cũng như đưa ra kết quả đảm bảo độ tin cậy giúp Khoa Xét nghiệm, bệnh viện nâng cao thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng xét nghiệm và điều trị bệnh nhân.. Hiện tại luật Westgard đang áp dụng đầy đủ các quy luật như:
Với 2 mức QC : 12s, 13s, 22s, R4s, 41s, 7T, 10x, kết hợp 2 QC như 41s, 22s, R4s, 10x.
Với 3 mức QC : luật 1-3s, 3-1s, 6x và theo Lô khi kết hợp 3 QC : 2of 3-2s, R4s, 3-1s, 6x.
Hiện tượng lệch (Shift) và trượt (Trend).
Phòng xét nghiệm có thể dùng đơn quy tắc hoặc đa quy tắc.
Phân loại sai số là sai số Ngẫu Nhiên ( RE), hay sai số Hệ Thống (SE) giúp Khoa định hướng đến các nguyên nhân sai số đồng thời đưa ra các hướng dẫn khắc phục sai số.
Tổng sai số = Sai số ngẫu nhiên + Sai số hệ thống.
Giá trị tổng sai số TE cho chúng ta biết khoảng cách từ kết quả của phòng xét nghiệm so với giá trị thực. Khi hệ thống thay đổi thì TE cũng thay đổi.
Tính TE là cách dễ nhất để Khoa Xét Nghiệm giám sát hệ thống phân tích cho mỗi xét nghiệm định lượng theo tháng.
Export : Chuyển dữ liệu QC sang file Excel để lưu hoặc In.
Đặc biệt khi PXN chạy nội kiểm một thời gian và bắt đầu xây dựng thiết lập giới hạn QC riêng cho P Chúng tôi sẽ hỗ trợ và hướng dẫn các bạn: Tính tông sai số của phòng xét nghiệm mình (TE) đồng thời cung cấp thông tin giới hạn Sai số tối đa cho phép(TEA) cho các XN theo tiêu chuẩn quốc tế Requirements for Analytical Quality( CLIA ) để so sánh. Khi TE < TEA đây là 1 tiêu chí chất lượng quan trọng trong đảm bảo chất lượng xét nghiệm giúp PXN :
Đánh giá phương pháp.
Kiểm tra việc hiệu chuẩn.
Đánh giá xem lô hóa chất có đạt hay không.
Đánh giá sự thay đổi của hệ thống phân tích.
Xách định giới hạn thay đổi cần phát hiện được.
Chọn quy tắc QC thích hợp
Như Ví dụ trên với Xét nghiệm Glucose : %TE = 0.17 ,%TEA = 0.55
Có thể thấy TE<TEA : Tổng sai số Xét nghiệm Glucose nhỏ hơn Tổng sai số tối đa cho phép với Xét nghiệm Glucose do Tổ chức quốc tế CLIA Requirements for Analytical Quality cung cấp là Target value ±10% =5.72*10%=0.572. (Tổng sai số bao gồm sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên.)Trong ví dụ trên các xét nghiệm đều đạt TE< TEa
5.2 Đánh giá chất lượng của PXN bằng công cụ Six Sigma.
Thuật ngữ được sử dụng lần đầu tiên trong bài báo cáo Hóa sinh năm 2000 bởi David Navalainen của viện chất lượng Abbott. Six Sigma là phương pháp đo lường chất lượng và cải tiến chất lượng được Motorola phát triển từ những năm 1980. Phương pháp Six Sigma có thể áp dụng khi kết quả của một quá trình có thể đo lường được.
1. Thang Sigma:
· 6 tuyệt vời – dễ dàng kiểm soát bằng SQC.
· 5 tốt
· 4 khá
· < 3 kém cần cải tiến hiệu năng phương pháp.
2. Hướng dẫn lựa chọn quy tắc QC dựa trên thang sigma.
· 6 sigma- bất cứ quy tắc QC nào ( không sử dụng giới hạn ±2SD)
· 5 sigma – các quy tắc đơn như 1-3s….
· 4 sigma – đa quy tắc kết hợp xem xét các lần chạy trước, tăng số lần chạy QC.
· 3 hoặc thấp hơn – tìm kiếm phương pháp phân tích tốt hơn.
Trong bảng trên thấy Sigma Glucose mức QC1 là 5.50 và mức QC2 là 5,11 : Đạt mức Khá
– Đo lường được mức độ sai sót và dự báo khả năng sai sót của quá trình dựa trên lý thuyết phân phối chuẩn của Carl-Friedrich Gauss. Sự dao động thường được đo bằng Độ lệch chuẩn, ký hiệu toán học là Sigma Độ lệch chuẩn càng lớn, sự dao động càng lớn
Nâng Cao Chất Lượng Xây Dựng, Thẩm Định, Kiểm Tra Các Văn Bản Qppl
Thời gian qua, Sở Tư pháp đã triển khai công tác tư pháp trên tất cả các lĩnh vực; chủ động tham mưu giúp UBND tỉnh triển khai đồng bộ công tác thi hành Hiến pháp, nâng cao chất lượng công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL trên địa bàn.
6 tháng đầu năm 2023, Sở Tư pháp tham gia thẩm định 33 dự thảo văn bản QPPL, đóng góp ý kiến vào 21 dự thảo văn bản; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong quần chúng nhân dân, giảm bớt khiếu kiện, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Công tác hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp không để xảy ra sai sót, hoạt động quản lý đăng ký hộ tịch, chứng thực, cấp phiếu lý lịch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm từng bước đi vào nề nếp.
Cục THADS tỉnh giải quyết xong 1.696 việc, tăng 74 vụ việc so với cùng kỳ năm 2014; giải quyết thụ lý được 24 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 40,4%; tiếp tục công tác phối hợp hoạt động, kiện toàn tổ chức các cơ quan thi hành án dân sự, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo của công dân.
Tại buổi làm việc, các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến xoay quanh các vấn đề như chất lượng thẩm định, góp ý văn bản QPPL của một số huyện còn thấp; việc triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật chưa mang tính tổng thể; kết quả thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đồng đều; công tác bồi thường nhà nước và đăng ký giao dịch bảo đảm chưa rõ nét…
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc ghi nhận và biểu dương kết quả đạt được của ngành Tư pháp trong thời gian qua, đồng thời lưu ý thời gian tới, ngành Tư pháp cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, bám sát vào các nhiệm vụ trọng tâm; tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng, thẩm định, kiểm tra các văn bản QPPL; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tổ chức thi hành pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật; tham gia tích cực vào góp ý xây dựng các dự án Luật quan trọng, tham mưu UBND tỉnh triển khai đồng bộ công tác thi hành Hiến pháp.
Cùng đó là làm tốt công tác kiểm soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính góp phần phục vụ phát triển KT-XH của địa phương; quan tâm công tác kiện toàn tổ chức; rà soát để đào tạo nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
Thứ trưởng Thứ trưởng Bộ Tư pháp cũng lưu ý Cục THADS tỉnh tăng cường công tác THADS, hành chính trên địa bàn; tham mưu Ban chỉ đạo THADS giải quyết dứt điểm các vụ việc trọng điểm, phức tạp; tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan thi hành án, luân chuyển, chuyển đổi, điều động để sớm thành lập Chi cục THADS thị xã Kỳ Anh; thực hiện tốt công tác tiếp dân, chú trọng giải quyết kịp thời các vụ việc khiếu nại, tố cáo ngay từ nơi phát sinh, hạn chế đến mức thấp nhất khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự.
Theo Baohatinh.vn
Nâng Cao Chất Lượng Pccc Toàn Dân
Cẩm nang PCCC – Ngày 29/6/2001, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật Phòng cháy và chữa cháy tại kỳ họp thứ 9. Đây là văn bản pháp lý cao nhất thể hiện tính kế thừa, tính thực tiễn dựa trên cơ sở yêu cầu phát triển của đất nước với những nguyên tắc mang tính khoa học, tính quần chúng cao, thể hiện vai trò to lớn của nhân dân trong công tác PCCC. Về nguyên tắc hoạt động, Luật PCCC đã xác định phải huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động PCCC; “Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng, phương tiện tại chỗ”. Luật quy định lấy ngày 4/10 hằng năm là “Ngày toàn dân PCCC”. Từ khi có Luật PCCC, công tác tuyên truyền và xây dựng phong trào toàn dân PCCC đã được triển khai tích cực và đồng bộ.
Để phong trào toàn dân PCCC đạt hiệu quả cao hơn trong tình hình mới, bên cạnh việc sử dụng các thiết bị pccc hiện đại thì cần triển khai một số biện pháp công tác sau:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC làm chuyển biến về nhận thức của các cấp, các ngành trong công tác PCCC, chuyển từ ý thức tự phát thành tự giác trong việc tổ chức thực hiện công tác PCCC tại cơ sở, khu dân cư,… theo nguyên tắc mọi hoạt động PCCC phải thực hiện và giải quyết tại chỗ. Để làm tốt việc này, lực lượng Công an cần phối hợp tốt với các cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan văn hóa thông tin tích cực tuyên truyền công tác PCCC, giúp cho người dân thấy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc PCCC là để bảo vệ tính mạng, tài sản của chính mình.
Xác định rõ vị trí quan trọng của lực lượng PCCC ở cơ sở, là lực lượng tại chỗ, trực tiếp thực hiện các biện pháp an toàn PCCC và là lực lượng ứng cứu kịp thời tốt nhất, dập tắt đám cháy ngay từ khi mới phát sinh. Do vậy, cần nâng cao chất lượng bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ PCCC đối với lực lượng PCCC cơ sở. Coi trọng việc đầu tư trang bị đầy đủ các phương tiện PCCC ở cơ sở.
Mỗi khu dân cư, cơ sở sản xuất kinh doanh phải có lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ đủ mạnh, trang bị dụng cụ phương tiện chữa cháy cần thiết đáp ứng được yêu cầu xử lý các vụ cháy tại chỗ kịp thời và có hiệu quả. Đảm bảo chế độ, chính sách cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ, có chính sách bồi thường thỏa đáng thiệt hại cho nhân dân trong quá trình tổ chức chữa cháy.
Phát động các phong trào tự quản về đảm bảo an toàn PCCC lồng ghép với nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn xã hội và các phong trào cách mạng khác ở địa phương, ở các khu dân cư, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo cho phong trào sức lan tỏa rộng rãi; nghiên cứu nắm vững các quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy để thực hiện với phương châm “làm cho đúng ngay từ đầu”. Chủ động thực hiện công tác tự kiểm tra nhằm phát hiện các sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và chữa cháy để có biện pháp khắc phục kịp thời và tự tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn – cứu hộ thuộc phạm vi quản lý của mình.
Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Tổ chức công đoàn, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi…để vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy phù hợp với đặc điểm tình hình tại cơ sở; phối hợp tổ chức các hoạt động PCCC thiết thực trong đoàn viên, hội viên như đưa việc phổ biến, trao đổi tình hình công tác PCCC vào các buổi sinh hoạt, tổ chức các đợt ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC giữa đoàn thể và hội viên; đồng thời, đưa công tác PCCC là một trong những nội dung, tiêu chí bình xét thi đua ở các cơ quan, ban, ngành, địa phương và cũng là một trong những tiêu chí đánh giá cơ quan văn hóa, khu phố văn hóa, gia đình văn hóa.
Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy” hàng năm với các nội dung phong phú, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm, huy động được nhiều tầng lớp nhân dân tham gia, chú trọng lực lượng thanh niên, học sinh. Tổ chức cho học sinh, đoàn viên tham gia các cuộc thi, hội thao về phòng cháy và chữa cháy, nhằm nâng cao ý thức phòng cháy và chữa cháy của học sinh, đoàn viên, cổ vũ động viên phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn huyện đạt kết quả tốt. Tổ chức biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng cháy và chữa cháy. Nhân rộng các điển hình tiên tiến tạo ra một thế trận vững chắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Nguồn: Internet
Nâng Cao Chất Lượng Khám Chữa Bệnh
PV Báo GĐ&XH đã có cuộc trao đổi với Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai, cơ quan thẩm tra dự án Luật này.
Khi dự luật được ban hành, công tác khám chữa bệnh cho nhân dân sẽ được nâng cao hơn. (Ảnh: Chí Cường)
Xây dựng nền y tế hướng đến chăm sóc sức khỏe toàn dân, toàn diện
– Luật Khám bệnh, chữa bệnh được ban hành sẽ đáp ứng như thế nào thực tiễn công tác khám, chữa bệnh hiện nay cũng như việc hoàn thiện hệ thống pháp luật khám chữa bệnh, thưa bà?
– Trước hết, tôi đánh giá cao những nỗ lực của Bộ Y tế trong quá trình chuẩn bị dự luật, bởi đã bước đầu thể chế hóa các quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác khám chữa bệnh mà mục tiêu tổng quát là phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Bà Trương Thị Mai.
Bên cạnh đó, dự luật cũng tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng nền y tế hướng đến chăm sóc sức khỏe toàn dân, toàn diện trên cơ sở kết hợp y tế công và y tế tư, trong đó y tế công giữ vai trò nòng cốt.
Như vậy, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về khám bệnh, chữa bệnh đều khẳng định nhất quán mục tiêu từng bước nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân và quan điểm này cần phải thể chế hóa bằng pháp luật, trong đó có Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Một điều chắc chắn là khi dự luật được ban hành thì công tác khám chữa bệnh cho nhân dân sẽ được nâng cao hơn. Mặt khác sẽ loại bỏ được các chế định pháp luật về khám chữa bệnh đang có bất cập hiện nay.
– Một trong những vấn đề cần giải quyết hiện nay là “quá tải” bệnh viện. Vậy khi Luật có hiệu lực có khắc phục được hạn chế này?
Khi Luật ban hành, Bộ Y tế cần tiếp tục thực hiện thêm một việc lớn khác. Đó là đề xuất xem xét, sửa đổi tổng thể Luật Chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đưa toàn bộ chính sách của Đảng, Nhà nước đã được ghi nhận bằng các văn bản vào để có một chính sách tương đối đồng bộ trong lĩnh vực này. Tuy vậy, vấn đề lớn hiện nay là các quy định của Luật phải giải quyết thấu đáo các quy định về khám chữa bệnh hiện nay.
Nhiều bệnh viện tuyến trên hiện nay vẫn đang trong tình trạng quá tải. (Ảnh: CH)
Việt Nam có nhiều thầy thuốc giỏi
– Với tư cách là cơ quan thẩm tra về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh, bà quan tâm nhiều đến những vấn đề gì của dự Luật?
– Điều tôi quan tâm là việc cấp chứng chỉ hành nghề y và giấy phép cho cơ sở y tế như thế nào? Hiện nay, chúng ta đang theo xu hướng là cứ 5 năm sẽ cấp lại chứng chỉ hành nghề một lần. Đây cũng là một phương án tốt bởi với ngành y, việc cập nhật kiến thức thường xuyên và tu dưỡng y đức là hết sức cần thiết, nhất là trong thời đại khoa học công nghệ phát triển nhanh như hiện nay.
Bên cạnh đó, điều kiện để chăm sóc sức khỏe sẽ tốt hơn đòi hỏi các thầy thuốc cũng phải cập nhật kiến thức nhiều hơn, thường xuyên hơn. Thực tế cho thấy, đến nay nhiều tiến bộ của nền y khoa thế giới đã được các thầy thuốc Việt Nam tiếp cận và triển khai khá thành công và có rất nhiều thầy thuốc giỏi.
Tôi cho rằng, với số lượng thầy thuốc lớn như hiện nay, cần có lộ trình và thứ tự ưu tiên trong việc cấp chứng chỉ hành nghề cho thầy thuốc. Sau khi thực hiện tốt việc này, chất lượng khám chữa bệnh sẽ được nâng cao hơn nữa.
Dự luật Khám bệnh, chữa bệnh có 8 chương, 81 điều. Trong đó, có các quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; các nguyên tắc trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh (KBCB); chính sách của Nhà nước về KBCB và các hành vi bị nghiêm cấm.
Quyền và nghĩa vụ của người bệnh; điều kiện đối với người hành nghề KBCB; hình thức tổ chức và điều kiện hoạt động của các cơ sở KBCB ; thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp mới, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở KBCB; quyền và trách nhiệm của cơ sở KBCB; các quy định chuyên môn trong KBCB; sai sót chuyên môn và giải quyết khiếu nại của người bệnh trong KBCB…
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Quy Tắc Westgard Nâng Cao Dùng Trong Kiểm Tra Chất Lượng Xét Nghiệm trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!